Tải bản đầy đủ (.docx) (167 trang)

Day hoc cat may veston theo tiep can nang luc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----  -----

TRƯƠNG THANH VĂN

DẠY HỌC MÔ ĐUN KỸ THUẬT CẮT MAY VESTON
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ
NGHIỆP
TẠI HỌC VIỆN THIẾT KẾ THỜI TRANG SÀI GÒN
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số: 814 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN TRẦN NGHĨA


Tp.HCM, năm 2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài "Dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may Veston
theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp tại Học viện Thiết kế thời
trang Sài Gòn" là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tơi, được đưa ra dựa
trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá chất lượng đào tạo tại Học viện
Thiết kế thời trang Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được
công bố tại các cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tp.HCM, ngày



tháng

năm 2020

Tác giả

Trương Thanh Văn


LỜI CẢM ƠN
Đề tài "Dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may Veston theo hướng phát
triển năng lực nghề nghiệp tại Học viện Thiết kế thời trang Sài Gòn" là sự
lựa chọn của người nghiên cứu, sau thời gian theo học chương trình Thạc sĩ
Giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Sư phạm Kỹ thuật.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy TS. Nguyễn Trần Nghĩa,
người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Cảm ơn các bạn cùng lớp K28 đã có những đóng
góp q báo cho luận văn này
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp đang công
tác tại Trường Cao đẳng nghề Tp.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ hỗ trợ
trong suốt thời gian theo học tại trường.
Xin cảm ơn q Thầy Cơ, cảm ơn các em Học viên tại Học viện Thiết
kế thời trang Sài Gịn đã có nhiều đóng góp và tạo điều kiện thuận lợi cho
thực nghiệm kết quả nghiên cứu của luận văn.
Xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ và
tạo điều kiện cho luận văn hoàn thành đúng tiến độ!
Tp. Hồ Chi Minh, ngày


tháng

Tác giả

Trương Thanh Văn

năm 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.........................................................................4
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................4
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.........................................................................4
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.........................................................................4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................5
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN....................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔ
ĐUN..................................................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DẠY HỌC THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP...................................7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học theo năng lực nghề nghiệp ở
nước ngồi......................................................................................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học theo năng lực nghề nghiệp ở
trong nước....................................................................................................10
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.............................................................13
1.2.1. Năng lực và năng lực nghề nghiệp....................................................13
1.2.2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học.................................17

1.3. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGHỀ NGHIỆP..............................................................................................18
1.3.1. Các thành phần của năng lực.............................................................18
1.3.2. Quan hệ giữa năng lực nghề nghiệp với mục tiêu dạy học................23
1.3.3. Quy trình dạy học kỹ thuật theo năng lực nghề nghiệp.....................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................37


Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN KỸ THUẬT CẮT
MAY VESTON TẠI HỌC VIỆN THIẾT KẾ THỜI TRANG SÀI GÒN
.........................................................................................................................39
2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌC VIỆN THIẾT KẾ THỜI TRANG SÀI GÒN.....39
2.1.1. Sơ lược về Học viện Thiết kế thời trang Sài Gịn..............................39
2.1.2. Khái qt về Mơ đun Kỹ thuật cắt may Veston.................................40
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN KỸ THUẬT CẮT MAY
VESTON THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
TẠI HỌC VIỆN THIẾT KẾ THỜI TRANG SÀI GÒN.................................41
2.2.1. Mục đích............................................................................................41
2.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát.........................................................41
2.2.3. Phương pháp và công cụ khảo sát......................................................42
2.2.4. Đánh giá kết quả khảo sát..................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................55
Chương 3. DẠY HỌC MÔ ĐUN KỸ THUẬT CẮT MAY VESTON
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TẠI
HỌC VIỆN THIẾT KẾ THỜI TRANG SÀI GÒN....................................57
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP...................................57
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ ĐUN....................................................................59
3.2.1. Mục tiêu của Mơ đun.........................................................................59
3.2.2. Vị trí của Mơ đun...............................................................................60
3.2.3. Nội dung của Mô đun:.......................................................................60

3.2.4. Đặc điểm nội dung của Mơ đun.........................................................61
3.3. DẠY HỌC MƠ ĐUN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGHỀ NGHIỆP...............................................................................................61
3.3.1. Mơi trường, vị trí việc làm:................................................................61
3.3.2. Mục tiêu dạy học:..............................................................................61
3.3.3. Nội dung dạy học:..............................................................................61


3.3.4. Thực hiện dạy học:.............................................................................62
3.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:....................................................62
3.4. THIẾT KẾ DẠY HỌC MINH HỌA........................................................62
3.4.1. Minh họa 1.........................................................................................63
3.4.2. Minh họa 2.........................................................................................75
3.5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................................86
3.5.1. Mục đích............................................................................................86
3.5.2. Nội dung và đối tượng.......................................................................86
3.5.3. Phương pháp và cơng cụ thực nghiệm...............................................86
3.5.4. Xử lý và phân tích kết quả dạy thực nghiệm bằng điểm số...............87
3.5.4. Kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia....................................94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................102
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

CT


Chương trình

2

CTGD

Chương trình giáo dục

3

CTĐT

Chương trình đào tạo

4

NL

Năng lực

5

NN

Nghề nghiệp

6

NLTH


Năng lực thực hiện

7

NLNN

Năng lực nghề nghiệp

8

GV

Giáo viên

9

HV

Học viên

10

KQ

Kết quả

11

TN


Thực nghiệm

12

ĐC

Đối chứng

13

KT

Kiến thức

14

KN

Kỹ năng

15



Thái độ

16

GDNN


Giáo dục nghề nghiệp

17

PPDH

Phương pháp giảng dạy

ILO

International Labour Organization ( Tổ chức Lao dộng

18
19
20

Quốc tế )
SCTV

Strengthening of Vocational Training Centres (Tăng cường
năng lực các trung tâm dạy nghề)

TTLĐ

Thị trường lao động

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát khả năng đạt được mục tiêu về kiến thức:..........43
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát khả năng đạt được mục tiêu về kỹ năng..............44
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát khả năng đạt được mục tiêu về thái độ...............45

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát khả năng vận dụng giải quyết vấn đề..................46


Bảng 2.5: Dạy lý thuyết trước, dạy thực hành sau..........................................47
Bảng 2.6: Hướng dẫn lý thuyết và lập quy trình thực hành cho HV...............49
Bảng 2.7: GV hướng dẫn lý thuyết và chia nhóm cho HV thảo luận đưa ra
quy trình thực hành.......................................................................50
Bảng 2.8: Giao một tình huống học tập, gợi ý tài liệu tham khảo để HV tự
tìm tịi khám phá, giải quyết vấn đề học tập.................................51
Bảng 2.9: Cho HV thảo luận theo nhóm để xác định tình huống học tập,
HV tự giải quyết vấn đề học tập....................................................52
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát yêu tố lựa chọn để nâng cao kết quả học tập
.......................................................................................................53
Bảng 3.1: Chương trình Mơ đun Kỹ thuật cắt may Veston.............................60
Bảng 3.2: Thang điểm chấm điểm sản phẩm thực hành..................................73
Bảng 3.3: Thang điểm chấm điểm sản phẩm thực hành..................................84
Bảng 3.4: Tên các lớp TN và ĐC....................................................................86
Bảng 3.5: Bảng phân phối tần suất điểm số của HV lớp TN và lớp ĐC.........87
Bảng 3.6: Bảng mô tả các thông số đặc trưng của 2 mẫu điểm kiểm tra của
lớp ĐC và TN................................................................................89
Bảng 3.7: Bảng so sánh 2 giá trị trung bình () điểm kiểm tra của lớp ĐC và
lớp TN...........................................................................................91
Bảng 3.8: Phân tích trị số phương sai điểm kiểm tra của 2 lớp ĐC và lớp TN
.......................................................................................................93


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỉ lệ % mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức.............43
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tỷ lệ % mức độ đạt mục tiêu về kỹ năng.......................44
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tỷ lệ % mức độ đạt mục tiêu về thái độ.........................45

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tỷ lệ % mức độ vận dụng giải quyết vấn đề..................46
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tỷ lệ % dạy lý thuyết trước, dạy thực hành sau.............48
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tỷ lệ % hướng dẫn lý thuyết và lập quy trình thực
hành cho HV làm theo.................................................................49
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tỷ lệ % GV hướng dẫn lý thuyết và chia nhóm cho
sinh viên thảo luận đưa ra quy trình thực hành...........................50
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ tỷ lệ % giao một tình huống học tập, gợi ý tài liệu tham
khảo để HV tự tìm tịi khám phá, giải quyết vấn đề học tập.............51
Biểu đồ 2.9: Biểu đồ tỷ lệ %: Cho HV thảo luận theo nhóm để xác định
tình huống học tập, HV tự giải quyết vấn đề học tập..................52
Biểu đồ 2.10: Biểu đồ tỷ lệ % về lựa chọn yếu tố để nâng cao kết quả học tập
.....................................................................................................54
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần suất hội tụ điểm kiểm tra của lớp ĐC và lớp TN
.....................................................................................................88


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Cấu trúc tâm lý của năng lực...........................................................20
Hình 1.2: Mơ hình năng lực hành động...........................................................21
Sơ đồ 1.1: Quy trình dạy học kỹ thuật theo năng lực nghề nghiệp.................27
Sơ đồ 1.2: Quy trình xác định nội dung học tập cấp độ Mô đun....................28
Sơ đồ 1.3: Quy trình lựa chọn phương pháp dạy học......................................29


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua việc giáo
dục dạy nghề có những bước đổi mới tồn diện trên các mặt, tạo ra nguồn
nhân lực có trình độ chun môn cao, đáp ứng được nhu cầu đặt ra của các

nhà tuyển dụng
Với mục đích phát triển đất nước nhanh và vững chắc, giáo dục cùng
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đã có nhiều nghị quyết của
Đảng về phát triển sự nghiệp giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị
Trung ương VIII – Khóa XI của Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã
nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi
với hành lý luận gắn với thực tiễn giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội”.
“Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến
thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục
nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp
theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật
công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.”[1]
Quyết định số 36/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020:

1


“Phát triển ngành Dệt May theo hướng chun mơn hố, hiện đại hóa,
nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho
ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh
nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ
chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.”

“Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát
triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo
cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ
doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.”[2]
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản trên thì việc tạo ra
nguồn nhân lực có chất lượng về kiến thuc, kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức
trách nhiệm với cơng việc đủ khả năng làm chủ công nghệ và dịch vụ đáp ứng
kịp thời nhu cầu xã hội, phù hợp với định hướng phát triển nghề nghiệp và
công nghệ. Phương pháp đảo tạo phải hướng vào phát huy năng lực người
học, phải đặt người học vào vị trí chủ thể nhận thức của q trình dạy học,
thơng qua các định hướng hoạt động trải nghiệm, tự lực chiếm lĩnh kiến thức
của người học để hình thành NLNN và thái độ của người lao động mới nhằm
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Dạy học theo định hướng NLNN là một xu thế trong dạy học hiện đại,
khơng chỉ chú ý tích cực hố người học về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn
luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và
nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, gắn các
hoạt động học với các hoạt động nghề nghiệp thực tiễn theo chuẩn đầu ra.
Vận dụng quan điểm dạy học tích cực kết hợp với phát triển NLNN vào q
trình đào tạo nghề thơng qua hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV,
trong đó có sử dụng phương pháp và thiết bị dạy học phù hợp với quan điểm

2


đổi mới phương pháp dạy học. Ở nước ta, dạy học theo hướng tiếp cận năng
lực được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong hệ thống giáo dục ở các cấp
học khác nhau. Tuy nhiên, dạy học theo định hướng NLNN trong đào tạo
nghề rất ít tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó có đào tạo nghề Cắt May.
Với ngành Dệt May nói riêng, nhiều năm qua ln là ngành xuất khẩu

chủ lực của Việt Nam, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đội ngũ lao
động kỹ thuật cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn. Bên cạnh đó phải đáp ứng được
nhu cầu khắt khe của khách hàng
Tại Tp.Hồ Chí Minh, ngành may mặc và thời trang là một trong những
thế mạnh của kinh tế Việt Nam, là ngành mũi nhọn trong thu hút đầu tư của
doanh nghiệp trong nước và nước ngồi. Vì vậy, các doanh nghiệp may mặc,
các cửa hàng kinh doanh thời trang, các tiệm may thời trang xuất hiện ngày
càng nhiều, trong đó Veston là mặt hàng đem lại giá trị cao cho nhà sản xuất,
cũng như đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành du
lịch tại thành phố ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách du lịch trong
nước và nước ngồi đến đây, việc họ tìm mua hoặc đặt may cho mình một bộ
vest vừa ý trong một thời gian ngắn phù hợp với thời gian lưu trú là điều mà
chúng ta cần quan tâm.
Kỹ thuật cắt may Veston là một trong những nhóm ngành nghề u cầu
trình độ cao trong khi đào tạo nghề cịn mang tính tự phát chưa được dựa trên
chiến lược phát triển lâu dài. Phần lớn lao động học nghề theo lối truyền nghề
và kèm cặp trong sản xuất, ít được học nghề qua các trường lớp dạy nghề
chính quy, người làm nhiệm vụ truyền nghề, kèm cặp chỉ dựa trên kinh
nghiệm sản xuất nên kết quả đào tạo thấp, thời gian học kéo dài…
Từ yêu cầu thực tiển trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Dạy học Mô
đun Kỹ thuật cắt may Veston theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
tại Học viện Thiết kế thời trang Sài Gòn” làm luận văn nghiên cứu.

3


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học kỹ thuật theo hướng phát triển năng
lực nghề nghiệp, từ đó đề xuất quy trình dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may
Veston nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tại Học viện Thiết kế thời trang Sài

Gòn.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học cắt may Veston tại các trường Sơ cấp trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp,
qui trình dạy học Mô đun cắt may Veston tại Học viện Thiết kế thời trang Sài
Gòn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Quy trình dạy học mơ đun Cắt may Veston theo định hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp tại Học viện Thiết kế Thời trang Sài Gịn và một số
trường Trung cấp có dạy trình độ sơ cấp trên địa bàn Tp.HCM
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thực hiện dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may Veston tại Học viện Thiết
kế thời trang Sài Gòn theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của
người học thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Tổng quan, cơ sở lý luận về dạy học theo định hướng phát triển năng
lực nghề nghiệp của người học

4


- Thực trạng dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may Veston tại Học viện
Thiết kế thời trang Sài Gòn và vận dụng lý luận dạy học theo định hướng phát
triển năng lực nghề nghiệp vào dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may Veston.
- Thực nghiệm sư phạm và khảo sát lấy ý kiến chuyên gia nhằm xác

định tính khả thi và hiệu quả của mục đích nghiên cứu
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, người nghiên
cứu đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến dạy học
giải quyết vấn đề , dạy học tích hợp, dạy học định hướng NLNN cho Mô đun
Kỹ thuật cắt may Veston để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Phương pháp khảo sát bằng câu hỏi
Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng dạy học một số mơ đun chuyên môn
nghề Kỹ thuật cắt may tại Học viện Thiết kế Thời trang Sài Gòn
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, quan sát, thảo luận,
phỏng vấn để đánh giá thực trạng dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may Veston
và khả năng vận dụng dạy học theo năng lực nghề nghiệp Mô đun Kỹ thuật
cắt may Veston tại Học viện Thiết kế thời trang Sài Gòn.
6.2.2. Phương pháp quan sát
- Quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HV để thu thập
các số liệu khách quan và khoa học về thực trạng dạy học các mô đun chuyên
môn nghề tại trường.
- Quan sát các hoạt động dạy và học của GV và HV trong quá trình thực
nghiệm sư phạm

5


6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn GV và HV để tìm hiểu rõ thực trạng dạy học Mơ đun Kỹ
thuật cắt may Veston tại Học viện Thiết kế thời trang Sài Gòn.
- Phỏng vấn GV và HV để thu thập dữ liệu về kết quả thực nghiệm sư

phạm
6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính khả thi và
hiệu quả của đề tài nghiên cứu
6.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia giáo dục và GV giảng dạy Mô đun Kỹ
thuật cắt may Veston về tính khả thi và hiệu quả các bài giảng ứng dụng dạy
học theo định hướng NLNN
6.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát và thực
nghiệm
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học Mô đun
Chương 2: Thực trạng dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may Veston
Chương 3: Dạy học Mô đun Kỹ thuật cắt may Veston theo
hướng phát triển năng lực nghề nghiệp tại Học viện Thiết
kế thời trang Sài Gòn

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MƠ ĐUN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DẠY HỌC THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học theo năng lực nghề nghiệp ở nước
ngồi
Trong vịng 1 thập kỷ trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ
đã thay đổi hồn toàn cách giáo dục truyền thống trên toàn thế giới, giúp nâng

cao hiệu quả giảng dạy, mang lại những trải nghiệm sáng tạo cho cả người
dạy và người học.
Công nghệ phát triển thần tốc đang tạo ra một cuộc "Cách mạng Giáo
dục" thay đổi toàn diện từ cách tạo ra công cụ học tập mới, giấy trắng bảng
đen thành các tài liệu “mềm” trên thiết bị điện tử; quá trình học tập thay vì
đến lớp học trực tiếp học sinh có thể học trực tuyến tại nhà; cho đến các quy
trình được sử dụng để đánh giá kết quả giáo dục cũng được liên tục cải tiến và
phát triển
Chất lượng giáo dục là một trong những tiêu chí chi phối sự tiến bộ của
cá nhân, hoặc một xã hội, cũng như sự phát triển của cả một quốc gia. Do vậy,
sống ở một đất nước có tỷ lệ đầu tư cao vào giáo dục chắc chắn sẽ tạo nên sự
khác biệt trong cuộc sống của bất kỳ học sinh, sinh viên nào.
Ở Đức và các quốc gia Châu Âu, hệ thống đào tạo nghề đã có nhiều đổi
mới đáng kể về nội dung chương trình đào tạo và phương pháp dạy học nhằm
đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt từ sau
Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 2 (từ nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ
20). Đức là nước hàng đầu thế giới về giáo dục dạy nghề. Nước này triển khai

7


hệ thống kép, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, việc làm vừa giúp doanh
nghiệp tuyển được nhân viên phù hợp. Hệ thống kép gồm học ở trường và
thực tập ở doanh nghiệp. Trong chương trình kéo dài 2-4 năm, người học
dành vài ngày mỗi tuần hoặc có khóa kéo dài học kiến thức ở trường. Thời
gian còn lại, họ làm việc dưới sự giám sát của một người có tay nghề cao.
Thời gian học ở lớp chỉ chiếm 40% tồn khóa. Một điểm nổi bật khác của hệ
thống giáo dục và đào tạo nghề nghiệp của Đức là quá trình đào tạo, cấp
chứng chỉ được chuẩn hóa trên tồn nước. Điều này đảm bảo sinh viên học
nghề được đào tạo giống nhau dù học ở đâu.

Ở Mỹ và Canada vào cuối thập kỹ những năm 70, giáo dục dựa trên
năng lực (Competeneybased education - CBE) được ứng dụng rộng rãi trong
hệ thống giáo dục nghề nghiệp, với hình thức đào tạo hướng tới việc đo lường
được kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau khi kết thúc chương
trình đào tạo. Năm 1982 William E. Blank (Mỹ) đã xuất bản tài liệu
"Handbook for developing competency based training programs - Sổ tay phát
triển chương trình đào tạo dựa trên năng lực", nội dung cuốn sách đề cập đến
vấn đề cơ bản của đào tạo dựa trên năng lực, phân tích nghề, phân tích nhu
cầu người học, xây dựng hồ sơ năng lực người học, xây dựng công cụ đánh
giá, cải tiến và quản lý chương trình đào tạo với mục đích giúp phát triển có
hiệu quả chương trình giáo dục và đào tạo thông qua tổ chức dạy học theo
hướng tiếp cận năng lực [19]. Một trong những đặc trưng nổi bật của phương
pháp giáo dục Mỹ là tôn trọng thực tế. Học sinh được tạo cơ hội trải nghiệm
thực tế, không nhồi nhét kiến thức... Giáo viên cịn áp dụng chương trình vào
thực tế, tránh lý thuyết suông để giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu. Học tập kết
hợp với internet, học qua dự án, chủ động xây dựng sự hiểu biết qua tương tác
với nhóm bạn. Các em dám tự tin thể hiện mình trước đám đông, được trau
dồi khả năng trở thành người lãnh đạo trong tương lai.

8


Cuối những năm của thế kỷ 20, tại Úc các tác giả Roger Harris, Hugh
Guthrie, Bar hobart, David Lundberg đã nghiên cứu khá toàn diện về giáo dục
và đào tạo dựa trên năng lực, tiêu chuẩn năng lực thực hiện, phát triển chương
trình, đánh giá trong hệ thống năng lực, nước Úc đã thiết lặp hệ thống đào tạo
nghề theo năng lực với việc thành lập Hội đồng đào tạo quốc gia để xúc tiến
việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực thực hiện trên toàn quốc. Giáo dục tại Úc
giống như hầu hết các quốc gia phương Tây khác, luôn lấy học sinh làm trung
tâm. Học vẹt ít khi xuất hiện, họ chú trọng vào việc giúp học sinh hiểu và áp

dụng kiến thức trong quá trình học vào đời sống. Học sinh được khuyến khích
học tích cực, tham gia vào hầu hết các hoạt động và có chính kiến của riêng
mình [20]
Ở Anh, năm 1995, John W Burke đã xuất bản tài liệu " Giáo dục và
đào tạo dựa trên năng lực thực hiện", trong tài liệu này tác giả đã trình bày
nguồn gốc của giáo dục và đào tạo dựa trên NLTH, quan niệm về NLTH và
tiêu chuẩn NLTH, về vấn đề đánh giá dựa trên NLTH và cải tiến chương trình
đào tạo dựa trên NLTH [21]. Đến 1997, Shirley Fletcher cho ra đời tiếp tài
liệu "Thiết kế đào tạo dựa trên năng lực thực hiện", trong đó đề cập các cơ sở
khoa học của việc thiết lập các tiêu chuẩn đào tạo, các kỹ thuật phân tích nhu
cầu người học và phân tích cơng việc, xây dựng mơ đun dạy học và khung
chương trình [22].
Để nâng cao năng suất lao động thì việc xác định các năng lực người lao
động, đào tạo năng lực đó đánh giá và chứng nhận các NLTH có ý nghĩa
quyết định, theo các nghiên cứu của Tổ chức lao động Quốc tế - ILO về
NLTH của người lao động [23].
Năm 2000 – 2002, New Zeland đã tiến hành xem xét và thiết kế lại
chương trình giáo dục theo cách tiếp cận năng lực, nêu rõ 05 năng lực chính

9


nhằm giúp người học cũng cố kiến thức, tham gia xã hội có hiệu quả và nhấn
mạnh học tập suốt đời [24].
Sau năm 2000, các nước trong khối châu Âu đã có nhiều bàn luận về
khái niệm năng lực chính (key competence) đó là cơ sở cho việc định hướng
về sự thay đổi chính sách giáo dục, xem xét lại nội dung chương trình và
PPDH.
Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng như nhu
cầu nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý nguồn nhân lực đã làm cho xã hội

có những bước tiến mới và tạo nên những thách thức lớn trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Chính vì thế hệ thống giáo dục cần đurợc xem xét và
đối mới để thích ứng với xu thế phát triển của xã hội, với sự phát triển của
khoa học công nghệ. Một số nước: Úc, Canada, Pháp, Hàn Quốc đã tuyên bố
CTGD đã thiết kế theo NL và nêu rõ các NL cần có ở học sinh.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học theo năng lực nghề nghiệp ở trong
nước
Trong những năm gần đây, dạy nghề tại Việt Nam đã được khơi phục
và có bước phát triển mới, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Hiện nay, số lượng học sinh được đào tạo từ khu vực dạy nghề dài hạn chỉ
chiếm 15% và khu vực này đang được khá nhiều dự án đầu tư, trong khi đó
khu vực dạy nghề ngắn hạn chiếm tới 85% qui mô đào tạo nghề nhưng chưa
được sự quan tâm, đầu tư đúng mức.
Năm 1994, Dự án "Tăng cường Trung tâm Dạy nghề" gọi tắt là Dự án
SVTC bắt đầu được triển khai tại Việt Nam từ tháng 10/1994 theo Hiệp định
song phương giữa hai Chính phủ Việt Nam và Thuỵ Sỹ. Cơ quan chủ quản là
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và đơn vị tài trợ là Cơ quan Hợp tác
phát triển Thuỵ Sỹ (SDC) đã uỷ nhiệm cho Tổng cục Dạy nghề và Tổ chức
Swisscontact quản lý và thực hiện Dự án [3]. Một hình thức đào tạo linh hoạt

10


đã được áp dụng ở một số nước được gọi đào tạo theo tiếp cận năng lực
(Competency Based Training - CBT) lần đầu tiên đã được triển khai trong
chương trình đào tạo nghề ở các Trung tâm dạy nghề của Việt Nam.
Năm 1996, đề tài "Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên NLTH và việc xây
dựng tiêu chuẩn nghề" của Tác giả Nguyễn Đức Trí có thể xem là cơng trình
đầu tiên nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận năng lực ở Việt Nam. Đề tài đã
làm rõ một số khái niệm, quan điểm về năng lực thực hiện cũng như đào tạo

theo hướng tiếp cận năng lực trong giáo dục nghề nghiệp, đây là cơ sở lý luận
cho việc phát triển phương thức đào tạo này ở Việt Nam [4]. Tuy nhiên những
nghiên cứu này chỉ tập trung phục vụ cho giai đoạn xây dựng chương trình
đào tạo và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Năm 1999, " Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề " dưới sự tài trợ
phần lớn là của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) . Với mục tiêu: cải cách
hệ thống Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề nhằm đào tạo đội ngũ lao động có
trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước; Đầu tư cho 15 trường trọng điểm nhằm cải tiến chương
trình giảng dạy, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, nâng cấp cơ sở vật
chất kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị [5].
Năm 2005, Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam - Hà Lan (PROFED):
"Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng
(POHE)" do Hà Lan tài trợ, được áp dụng trong giảng dạy hệ Đại học, vận
hành trên nguyên lý lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành. Do đó,
trong q trình đào tạo, sinh viên sẽ được tạo điều kiện tối đa để thực hành,
nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm và thực tập giúp học sinh làm quen với công
việc đúng chuyên ngành từ khi chưa tốt nghiệp, nhằm góp phần vào cơng
cuộc đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục ở Việt Nam [6].

11


Năm 2012, tác giả Trần Khánh Đức với nghiên cứu về "Năng lực và
năng lực nghề nghiệp" dã làm nổi bậc về năng lực, khả năng tiếp nhận và vận
dụng tổng hợp. Có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kỹ năng,
thái độ, thể lực, niềm tin...) để thực hiện cơng việc hoặc giải quyết có chất
lượng các vấn đề trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp [7].
Năm 2014, tác giả Nguyễn Thu Hà đã có nghiên cứu phân tích các khái
niệm của giáo dục năng lực cũng như phương pháp giảng dạy và đánh giá

theo năng lực và các gợi ý cho việc chuyển đổi được thành công: "Giảng dạy
theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận
cơ bản" [8]. Qua đây khẳng định giáo dục truyền thống tập trung vào nội dung
kiến thức đã không còn phù hợp, giáo dục trên thế giới đang đi theo xu hướng
giảng dạy và đánh giá theo năng lực.
Tác giả Nguyễn Minh Đường đã có các cơng trình: "Module kỹ năng
hành nghề - Phương pháp tiếp cận hướng dẫn biên soạn và áp dụng (1993)
[9], "Phương pháp đào tạo nghề theo module kỹ năng hành nghề (1994) [10],
"Đào tạo nghề theo NLTH" (2004) [11], "Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc
tế" tác giả nêu lên vai trò của phương thức đào tạo theo NLTH đổi với việc
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Năm 2011 – 2018, trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Day nghề và
Tổ chức quốc tế Pháp ngữ OIF (Pháp), hai bên đã phối hợp xây dựng các bộ
chuẩn cho một số nghề đào tạo. Bộ công cụ hỗ trợ giáo viên về phương pháp
tiếp cận năng lực và tổ chức tập huấn về phương pháp đào tạo tiếp cận năng
lực APC cho giáo viên trong một số sở giáo dục nghề nghiệp [12].
Ngồi ra cịn có nhiều nghiên cứu khác của các tác giả: Vũ Xuân Hùng,
Nguyễn Quang Việt, Nguyễn Văn Cường, Đặng Thành Hưng...là cơ sở lý luận
và thực tiễn của dạy học định hướng phát triển năng lực. Từ đó, cho thấy việc

12


đổi mới phương pháp day học theo định hướng tiếp cận năng lực là yêu cầu
cần thiết nhằm phát huy năng lực người học.
Ở nước ta, đã có nhiều nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát
triển NLTH. Các kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt hiệu
quả cao. Việc thiết kế giáo án dạy học cịn thiếu tính khoa học chủ yếu dựa
trên nội dung dạy học, ít quan tâm đúng mục tiêu dạy học cũng như phân tích

dạy học, sự phân bố thời gian chưa hợp lý nhất là trong phần hướng dẫn thực
hành.
Trong những năm qua, hệ thống các cơ sở GDNN đã có những bước
phát triển cả về quy mơ, chất lượng đào tạo, người học sau tốt nghiệp từng
bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động (TTLĐ) trong và ngồi
nước.
Tóm lại, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước
về dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, nhiều công trình
đã triễn khai thực tiển và mang lại hiệu quả nhất định cho hệ thống giáo dục
nghề nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực
dạy học cho nghề cắt may, đặc biệt đối với dạy nghề ngắn hạn. Đào tạo nguồn
nhân lực kỹ thuật cho ngành may phải có chất lượng cao, đáp ứng được
những đòi hỏi khắt khe của doanh nghiệp, nhằm thoả mãn nhu cầu học nghề
gắn với việc làm của người học và phát triển của cộng đồng. Do đó, việc
nghiên cứu dạy học mô đun Kỹ thuật cắt may Veston theo định hướng phát
triển năng lực nghề nghiệp là cần thiết.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Năng lực và năng lực nghề nghiệp
1.2.1.1. Năng lực
Theo Từ điển Giáo dục học: "Năng lực là khả năng của một con người
hoàn thành được những nhiệm vụ phức tạp, việc hoàn thành này đòi hỏi phải

13


thi hành một số lượng lớn thao tác đổi với những nhiệm vụ mà người ta
thường gặp trong khi thực hành một nghề" [13].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Năng lực là đặc điểm của cá nhân
thế hiện mức độ thơng thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và
chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó" [14].

Theo ILO- 2004: "Năng lực là kiến thức, kỹ năng và bí quyết được áp
dụng và sử dụng hiệu quả trong một bối cảnh cụ thể" [23].
Trong nhiều nghiên cứu gần đây về đào tạo theo năng lực (Competency
Based Training - BT) Nguyễn Đức Trí và một số tác giả dịch 2 thuật ngữ
competence và competency đều là NLTH theo nghĩa lắp ghép với từ
performance - sự thực hiện trong cụm từ “perform a task” để nhấn mạnh đến
ý nghĩa “thực hiện/thực hành”. Từ đó, định nghĩa NLTH đều gắn với “khả
năng” như NLTH là khả năng thực hiện được các nhiệm vụ, công việc trong
nghề theo các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, cơng việc đó [15].
Từ các khái niệm trên, "năng lực" trong đề tài này được hiểu là khả năng
của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ/công việc hay giải quyết có hiệu quả
và trách nhiệm các vấn đề bằng các kiến thức, kỹ năng, thái độ. Quá trình hình
thành năng lực phải gắn với luyện tập, thực hành và trải nghiệm các công việc
thuộc nghề nào đó và bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Nó bao gồm cả khả năng
chuyển tải kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen làm việc vào các tình
huống trong phạm vi của nghề. Nó cũng bao gồm cả sự tổ chức thực hiện, sự
thay đổi, cách tân và tính hiệu quả cá nhân cần có để làm việc với đồng nghiệp,
với người lãnh đạo, quản lý cũng như với khách hàng của mình.
1.2.1.2. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp theo nghĩa La tinh ( Professio ) có nghĩa là cơng việc
chun mơn được định hình một cách chính thống, là dạng lao động địi hỏi
một trình độ học vấn nào đó, là cơ sở hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại.

14


×