Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.8 KB, 30 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 LỚP 9B </b>
<b>TỪ 23/3 ĐẾN 04/4/2020 </b>
<b>NĂM HỌC 2019 - 20120 </b>
<b>A/ MỤC TIÊU: </b>
<b>1/ Kiến thức- Kĩ năng: </b>
<b>a. Kiến thức </b>
Giúp HS ôn luyện tốt chương trinh cuối năm Ngữ Văn 9 chuẩn bị tốt cho kì KSCL
- Nắm vững những đơn vị kiến thức cơ bản trong chương trình ơn thi.
- Nắm vững các phần, các câu hỏi trong cấu trúc đề thi.
- Nắm vững phương pháp làm bài cho từng phần và cho mỗi câu hỏi.
<b>b/ Kĩ năng: Giúp HS thực hiện các kĩ năng: </b>
- Kĩ năng nhận biết, ghi nhớ, vận dụng những kiến thức trong chương trình ơn luyện
vào thực hành luyện đề.
- Kĩ năng cảm nhận, phân tích, bình luận đánh giá những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- Kĩ năng trình bày, thể hiện thành bài viết hoàn chỉnh.
<i><b>- 2.Những phẩm chất , năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
<i><b>- a. Phẩm chất: </b></i>
- Tự tin, tự trọng
- Sống nhân ái, bao dung
- Yêu thiên nhiên , đất nước, con người.
Say mê học văn, u thích và có ý thức học tập nghiêm túc để chuẩn bị tốt cho kì thi.
<b>b/ Năng lực: </b>
- Phát triển cho HS các năng lực tự học, giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề, tạo lập văn
bản…
-Năng lực cảm thụ, phân tích một tác phẩm văn học đã học trong chương trình THSC
<b>B/ CHUẨN BỊ: </b>
1/ Giao viên
Chuẩn bị về nội dung kiến thức, về phương pháp ôn luyện cho mỗi dạng câu hỏi trong đề
bài.
2/ Học sinh:
- Tích cực ơn luyện hòa thành tốt các yêu cầu của GV. HS chủ động tự giác tích lũy
kiến thức, nắm vững phương pháp luyện viết và luyện cách trình bày bài viết…
- Học và làm tốt các bài tập được giao.
<b>C/ NỘI DUNG CỤ THỂ: </b>
<b>A. PHẦN 1 </b>
<b>Đánh giá năng lực đọc- hiểu( Phần I) qua các văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận và </b>
<b>văn bản nghệ thuật, và năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội ( phần II câu 1.) </b>
<b>I..Mục tiêu </b>
<i><b>1. Kiến thức - Kĩ năng::Đánh giá năng lực đọc-hiểu văn bản nhật dụng: </b></i>
<i><b>a. Kiến thức </b></i>
<b>+ Học sinh nắm được thông tin về tác giả/ hoàn cảnh sáng tác/ xuất xứ/ nội dung chính/ </b>
phương thức biểu đạt/ kiểu văn bản của một đoạn trích (hoặc VB chứa đoạn trích đó)/ nội
dung câu chủ đề của đoạn.
+Hiểu được thái độ của tác giả trong văn bản, trong một đoạn văn cụ thể: trân trọng, ngợi
ca, phê phán, lên án, tố cáo...
+Xác định được nội dung chính của đoạn, tìm câu chủ đề (nếu có),nét nghệ thuật tiêu biểu
(nghệ thuật lập luận, cách dùng từ, cách đặt câu...) và giá trị biểu đạt của nét nghệ thuật ấy.
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội :Thể hiện suy nghĩ của bản thân về vấn đề được nêu ra ở
đoạn trích.
<i><b>b. Kĩ năng: </b></i>
- Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát hóa kiến thức văn học…
-Kĩ năng phát hiện , phân tích các tín hiệu về nghệ thuật trong các đoạn văn bản cụ thể
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận (theo nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng
– phân- hợp) thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề được đặt ra trong đoạn trích.
(Đoạn văn tùy từng dạng bài mà có thể cần có các ý: giải thích vấn đề, thực trạng của vấn đề,
nguyên nhân, hậu quả hoặc tác dụng và bài học liên hệ cho bản thân.)
<i><b>2.Những phẩm chất , năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
<i><b>a. Phẩm chất: </b></i>
- Tự tin, tự trọng
- Sống nhân ái, bao dung
- Yêu thiên nhiên , đất nước, con người.
<i><b>. b.Những năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
+ Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực cơng cụ: sử dụng ngơn ngữ
+Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ…
<b>II. Chương trình ơn tập cụ thể: </b>
<b> 1. Tuyên bố thế giới… (Chu Quang Tiềm) </b>
<b>B . PHẦN 2: Làm văn </b>
<b>Câu 1: nghị luận xã hội (Gồm 1 câu = 2 điểm) </b>
<b>- Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng đời sống xã hội/ vấn đề tư tưởng đạo lí được </b>
<b>đặt ra trong ngữ liệu trích ở phần đọc hiểu </b>
Hình thức: một đoạn văn khoảng 200 chữ
- Các vấn đề được gợi ra từ các văn bản (bản sắc văn hóa dân tộc, cơng cuộc bảo vệ
chăm sóc trẻ em, hậu quả của chiến tranh, văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, vai trị của tình
Câu 2: Luyện viết bài văn nghị luận văn học ôn văn bản: Truyện Kiều, Hồng lê nhất thống
chí, Bếp lửa.
<b>Đề 1: </b>
<b>PHẦN I. Đọc hiểu .Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: </b>
<i> “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. </i>
<i>Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống </i>
<i>trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải </i>
<i>được hình thành trong sự hịa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở </i>
<i>rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.” </i>
<b>Câu 1 (0,5 điểm). Xác định tên văn bản chứa đoạn trích trên? </b>
<i><b>Câu 2 (0,5 điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tuổi chúng phải </b></i>
<i><b>được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.” </b></i>
<b>Câu 3 (1,0 điểm ). Xác định giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ được thể hiện trong câu văn </b>
trên?
<b>Câu 4(1,0 điểm ).Đoạn trích thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Từ </b>
đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân em trước sự quan tâm đó.
<b>Phần II. Làm văn </b>
<i><b>Câu 1:(2,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ )trình bày suy nghĩ của em về việc bảo </b></i>
vệ quyền lợi và sự chăm lo đến sự phát triển của trẻ em ở nước ta hiện nay?
<b>Câu 2 (5,0 điểm) : </b>
Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo yêu cầu:
<i><b> “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa </b></i>
<i> Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ </i>
<i> Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm </i>
<i> Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm </i>
<i> Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi </i>
<i> Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui </i>
<i> Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ </i>
<i> Ơi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” </i>
<i> (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 144) </i>
<b> Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. </b>
<b>PHẦN I. Đọc hiểu </b>
<b>Câu </b> <b>Đáp án </b>
<b>1 </b>
(0,5)
Tên văn bản chứa đoạn trích: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em
<b>2 </b>
<b> Học sinh gọi tên được một trong hai biện pháp tu từ sau: </b>
<i><b>- Biện pháp liệt kê: “vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển”. </b></i>
<i><b>- Biện pháp điệp ngữ: được sống, được chơi, được học </b></i>
<b>3 </b>
(1.0)
<b>- Giá trịcủa biện pháp tu từ: </b>
+ Làm cho câu văn có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục,
+ Biện pháp nghệ thuật liệt kê trong câu văn trên giúp người đọc nhận thức một
cách đầy đủ về những quyền lợi mà trẻ em được hưởng.
+Biện pháp điệp ngữ trong câu nhấn mạnh các quyền mà trẻ em được hưởng.
+ Đồng thời thể hiện thái độ của tác giả: quan tâm, trân trọng, yêu thương trẻ em
<b>và mong muốn trẻ em có một cuộc sống tốt đẹp. </b>
<b>4 </b>
<b>(1.0) </b>
<b>Học sinh trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt các ý sau: </b>
<b>Trách nhiệm của bản thân em: </b>
- Học tập tốt
- Rèn luyện tốt
- Sống chan hòa
- Biết yêu thương, chia sẻ
<b>Phần II. Làm văn </b>
<b>Câu </b> <b>Đáp án </b>
1
(2,0
<b>điểm) </b>
<b>* Hình thức: </b>
- HS viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội.
- Dung lượng vừa phải khoảng 200 chữ, chữ viết sạch đẹp, không sai chính
tả.
<b>* Nội dung: </b>
- Từ nội dung của đoạn trích trên, HS trình bày những suy nghĩ của bản thân
về vấn đề bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của trẻ em ở nước ta
hiện nay một cách hợp lí. Dưới đây là những gợi ý:
<b>- Hiện nay vấn đề việc bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của </b>
<b>trẻ em đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều này </b>
<b>được thể hiện qua rất nhiều hoạt động ý nghĩa như: </b>
+ Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi
+ Tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em
+ Xây dựng các lớp học tình thương…..
<b>- Nêu suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân: </b>
<b>+ Cảm xúc: vui, trân trọng, hoan nghênh …trước những hoạt động ý nghĩa </b>
đó -> đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trẻ em..
<b>+ Nêu trách nhiệm của bản thân: để xứng đáng với sự quan tâm đó học </b>
sinh phải có trách nhiệm không ngừng học tập trau dồi kiến thức, tu dưỡng
đạo đức, kĩ năng, sức khỏe… để gánh vác trọng trách là chủ nhân đất nước
<b>trong tương lai. </b>
<b>Câu </b> <b>Yêu cầu </b>
<b>2 </b> - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc, khơng
mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
<b>A. Mở bài: </b>
<b> - Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt, tác phẩm “Bếp lửa” và đoạn trích cần </b>
cảm nhận.
- Ấn tượng chung khái quát về đoạn trích.
<b>B. Thân bài: </b>
<b>1. Khái quát </b>
- Vị trí khổ thơ
- Mạch cảm xúc
<b>Những suy ngẫm sâu sắc của người cháu ở nơi phương xa về bà và bếp lửa </b>
<b>- Khi suy tư về bà và bếp lửa, người cháu đã phát hiện ra bao điều kì diệu trong </b>
hành động nhóm lửa của bà.
<b> + Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” chỉ những gian nan vất vả cơ cực của đời bà. </b>
+ Từ láy “Lận đận” được đảo lên đầu câu thơ đã khắc họa thật sống động hình
ảnh người bà lam lũ, tần tảo để lo cho con cho cháu.
→lời thơ thấm đẫm niền xót thương và lòng biết ơn vô hạn của người cháu
phương xa dành cho người bà kính yêu nơi quê nhà.
<b> + Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian “sớm, chiều, mấy chục năm” đã thể hiện thật </b>
xúc động sự kiên nhẫn, bền bỉ trong cơng việc nhóm lửa của bà. Với bà , nhóm
lửa đã trở thành nhịp điệu bình thường của cuộc sống.
- Ẩn chứa trong lời thơ là cảm nhận sâu sắc của người cháu hiếu thảo về sự tần
tảo và tấm lòng yêu thương cùng đức hi sinh của bà.
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần.
<i> Từ “ Nhóm” đầu tiên mang ý nghĩa tả thực . đó là cái bếp đã ni dưỡng và </i>
duy trì sự sống cho cả gia đình trong những năm tháng chiến tranh gian khổ.
Ba từ “nhóm” sau mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.
<i> Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi – ngọn lửa từ cái bếp của bà </i>
làm cháy lên trong lịng cháu tình u gắn bó với những gì giản dị gần gũi của
quê hương.
<i> Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui – nhóm lên trong lịng cháu niềm vui </i>
san sẻ tình làng nghĩa xóm.
<b>- Người cháu phương xa khi suy nghĩ về hành động nhóm lửa của bà đã thốt lên </b>
đầy biết ơn và khâm phục.
<b> + Từ cảm thán “ Ôi” đã mở ra bao nỗi xúc động dạt dào trong lòng cháu. </b>
+ Hình ảnh “ bếp lửa” được tách ra thành một vế câu riêng như để khẳng định
nhấn mạnh và cũng để cảm nhận cho hết vẻ đẹp kì diệu của nó. Với cháu cái bếp
lửa của bà thật “kì lạ và thiêng liêng”. Bà là người nhóm lửa và cũng là người
giữ lửa, truyền lửa cho thế hệ cháu con.
<b>* Tổng hợp: </b>
<b>- Đoạn thơ là những suy ngẫm của người cháu phương xa về người bà kính yêu </b>
nơi quê nhà, về ngọn lửa thiêng liêng, kì diệu mà bà đã thắp lên trong lịng cháu.
- Nghệ thuật: giọng thơ thiết tha trìu mến, lắng đọng; nghệ thuật điệp ngữ, phép
ẩn dụ
<b>C. Kết bài </b>
- Khẳng định giá trị , ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ trong kho tàng văn học nước
nhà
- Khẳng định tình cảm kính u, trân trọng cùng lòng biết ơn của tác giả dành
cho người bà.
- Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
<b>Đề 2 </b>
<b>PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: </b>
<i>...Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi </i>
<i>người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, </i>
<i>tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện lên ngay trong tâm hồn chúng ta cảm </i>
<i>giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật khơng đứng ngồi trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật </i>
<i>vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc </i>
<i>đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn con người. Nghệ </i>
<i>thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và </i>
<i>căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. </i>
<i>Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật </i>
<i>xây dựng con người, hay nói đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Trên nền tảng </i>
<i>cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội. </i>
<i><b> (Trích Tiếng nói của văn nghệ - Ngữ văn 9, Tập 2 - NXB Giáo dục Việt Nam, </b></i>
2015, trang 15)
<i><b>Câu 1. (0,5 điểm): Nêu xuất xứ của đoạn trích? </b></i>
<i><b>Câu 2. (0,5 điểm): Hãy chỉ ra một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn sau: Nghệ thuật </b></i>
<i>khơng đứng ngồi trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến </i>
<i>chúng ta tự phải bước lên đường ấy. </i>
<i><b>Câu 3. (1 điểm):Nêu hiệu quả biểu đạt của nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn trên. </b></i>
<i><b>Câu 4. (1 điểm): Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân về việc tiếp nhận các </b></i>
tác phẩm văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung.
<b>Câu 1. ( 2 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu </b>
<b>Câu 2 (5 điểm). </b>
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn trích sau:
<i> … “ Vân xem trang trọng khác vời, </i>
<i> Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. </i>
<i> Hoa cười ngọc thốt đoan trang, </i>
<i> Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. </i>
<i> Kiều càng sắc sảo mặn mà, </i>
<i> So bề tài sắc lại là phần hơn. </i>
<i> Làn thu thủy nét xuân sơn, </i>
<i> Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh” </i>
<i> ( Chị em Thúy Kiều, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) </i>
<b>ĐÁP ÁN </b>
<b>PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm): </b>
<b>Câu </b> <b>Yêu cầu cần đạt </b>
1 <i><b>* Xuất xứ: </b></i>
<i> - Đoạn trích trên trích trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” </i>
<b> - Tác giả: Nguyễn Đình Thi </b>
2 <b>* Nét nghệ thuật đặc sắc: HS xác định được một trong hai biện pháp </b>
- Ẩn dụ “đốt lửa”
- Nhân hóa “trỏ vẽ cho ta đường đi ”, “đốt lửa trong lòng chúng ta”
3 <b>* Tác dụng: </b>
<b>- Làm cho câu văn thêm hấp dẫn, sinh động, có sức thuyết phục cao. </b>
- Làm nổi bật sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ: tác động tới thế giới tâm
hồn, thế giới cảm xúc bên trong mỗi người, khơi gợi lên những điều tốt
đẹp.
- Thái độ của tác giả: Nhấn mạnh, khẳng định vai trị, sức mạnh kì diệu
của văn nghệ với đời sống tâm hồn con người. Viết về vai trò to lớn của
văn nghệ với niềm say sưa, nhiệt huyết
4 <i>Đây là dạng đề mở nên học sinh có nhiều bài học khác nhau về việc tiếp </i>
<i>nhận các tác phẩm văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung. </i>
<i>* Hs có thể rút ra bài học cho bản thân như sau: </i>
sản phẩm văn nghệ phù hợp với văn hóa người Việt.
- Cần phải biết trân trọng và thưởng thức các tác phẩm văn nghệ chân
chính bằng tình u và niềm say mê...
<b>Phần II. Làm văn (7 điểm) </b>
<b>Câu 1. (2 điểm): </b>
Câu <b>Yêu cầu cần đạt </b>
1 * Hình thức
- Bài viết đảm bảo đúng hình thức là một đoạn văn nghị luận xã hội, thể
hiện được những suy nghĩ về vai trò của văn nghệ trong đời sống hiện nay
- Diễn đặt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm
xúc; khơng mắc lỗi về câu, khơng sai chính tả.
- Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch
* Nội dung
<i>Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo được các </i>
<i>nội dung cơ bản sau: </i>
<i>- Giới thiệu xuất xứ, vấn đề nghị luận: Vai trò của văn nghệ trong đời </i>
<i>sống hiện nay. </i>
<i>- Vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người </i>
+ Mang đến tri thức và hiểu biết
+ Bồi đắp, nuôi lớn tâm hồn
+ Phát huy sự sáng tạo
+ Là một phương tiện giải trí hiệu quả
- Nhưng thực tế vẫn tồn tại một bộ phận những người thờ ơ với các tác
phẩm văn chương, chưa biết trân trọng để khám phá sự kì diệu của văn
nghệ…
<b>- Bài học : Mỗi chúng ta cần nhận thức rõ vai trị, sức mạnh kì diệu của </b>
<b>Câu </b> <b>Nội dung </b>
<b>* Hình thức: </b>
- Xác định và viết đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Có đủ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục; dùng từ, đặt câu, dựng
đoạn đúng quy cách, chính tả; diễn đạt trong sáng, mang tính thuyết
phục người đọc...
<b>* Nội dung: </b>
<i>Mở bài </i>
- Giới thiệu một vài nét nổi bật về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Giới thiệu về đoạn trích và nêu cảm nhận về đoạn trích.
<i><b>Thân bài </b></i>
<b>a, Dẫn nêu vị trí đoạn trích. </b>
<b>b, Cảm nhận: </b>
<i><b>* Vẻ đẹp của Thúy Vân mang một vẻ đẹp đoan trang phúc hậu và </b></i>
<i><b>quý phái. </b></i>
<i> Vân xem trang trọng khác vời, </i>
<i>Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. </i>
<i> Hoa cười ngọc thốt đoan trang, </i>
<i>Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. </i>
- Bút pháp ước lệ tượng trưng “ trăng, hoa, mây, tuyết” đại diện cho vẻ
đẹp tiêu biểu của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người...
- Biện pháp ẩn dụ “ khuôn trăng, hoa cười, ngọc thốt, mây thua...”
-> Người đọc rung động trước vẻ đẹp tuyệt vời của Thúy Vân, một vẻ
đẹp phúc hậu đoan trang quý phái và thêm khâm phục tài năng miêu tả
của Nguyễn Du, không chỉ ở tài năng khắc họa chân dung nhân vật mà
còn dự đoán được số phận của nhân vật.
<i><b>* Vẻ đẹp của Thúy Kiều một vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân </b></i>
<i> Kiều càng sắc sảo mặn mà, </i>
<i>So bề tài sắc lại là phần hơn. </i>
<i> Làn thu thủy nét xuân sơn, </i>
<i>Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh” </i>
<i>- Nghệ thuật đòn bẩy Kiều càng sắc sảo mặn mà, làm nổi bật vẻ đẹp </i>
của Thúy Kiều hơn hẳn, vượt trội so với vẻ đẹp của Thúy Vân. Kiều
sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
<i>- Hình ảnh ước lệ, ẩn dụ Làn thu thủy nét xuân sơn-> Dùng những hình </i>
ảnh tiêu biểu, dẹp của thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp của con người làm
nổi bật hình ảnh của một tuyệt thế giai nhân.
- Khi miêu tả chân dung nhân vật Kiều tác giả tập trung vào miêu tả vẻ
đẹp của đôi mắt, bởi đơi mắt thể hiện phần hình ảnh của tâm hồn và trí
<i>tuệ. Hình ảnh tiêu biểu Làn thu thủy gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong </i>
<i>sáng, long lanh, linh hoạt nét xuân sơn gợi lên đôi lông mày thanh tú, </i>
mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung.
<b>c, Đánh giá: </b>
<i><b> - Nghệ thuật ước lệ tương trưng sử dụng linh hoạt, sáng tạo tránh </b></i>
được sáo mòn, nhàm chán cùng một số biện pháp tu từ tiêu biểu.
- Tài năng và tấm lòng của tác giả trước vẻ đẹp của con người.
- Chân dung chị em Thúy Kiều được hiện ra sinh động, cụ thể làm cho
người đọc ngưỡng mộ, yêu mến.
<i>Kết bài </i>
- Đoạn trích đặc tả vẻ đẹp hai bức chân dung của hai chị em Kiều.
- Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
<b>Đề 3 </b>
<b>Phần I : Đọc hiểu : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: </b>
<i> “Hằng ngày có vơ số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa </i>
<i>làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của những cháu đó). Chúng phải chịu bao nhiêu </i>
<i>nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng </i>
<i>tộc, chế độ a – pac – thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thơn tính của nước ngồi. Có </i>
<i>những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội </i>
<i> ( Ngữ văn 9, tập 1) </i>
<b>Câu 1. ( 0,5đ) Nêu xuất xứ của đoạn trích trên? </b>
<b>Câu 2. ( 0, 5đ) Nêu nội dung của đoạn trích trên? </b>
<b> Câu 3. ( 1,0đ) Chỉ ra một nét nghệ thuật tiêu biểu và nêu rõ giá trị biểu đạt của nó trong </b>
<i>câu văn sau : Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến </i>
<i>tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a – pac – thai, của sự xâm lược, chiếm </i>
<i>đóng và thơn tính của nước ngồi. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương do </i>
<i>bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ” </i>
Câu 4. (1,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về thái độ của tác giả được thể hiện qua đoạn
văn bản trên?
<b>PHẦN II: LÀM VĂN </b>
<b>Câu 1 ( 2,0 đ). Từ văn bản có chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 </b>
từ ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay.
<b> Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: </b>
<i>sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ sung bắn ra, chẳng trúng người </i>
<i>nào cả. Nhân có gió Bắc quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách </i>
<i>gang tấc khơng thấy gì, hịng làm cho qn Nam nổi loạn. Khơng ngờ trong chốc lát trời </i>
<i>bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. </i>
<i> Vua Quang Trung liền gấp rút sau đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên </i>
( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
<b> Suy nghĩ của em về hình ảnh vua Quang Trung trong đọan trích trên bằng một bài văn </b>
ngắn.
ĐÁP ÁN
<b>PHẦN I: ĐỌC-HIỂU( 3 điểm) </b>
<b>Câu </b> <b>Đáp án </b>
<b>1 </b> <i><b>- Trích từ văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo </b></i>
<i><b>vệ và phát triển của trẻ em Của tổ chức Liên hợp quốc </b></i>
<b>2 </b>
- Nội dung: Những khó khăn thách thức trên mọi mặt về điều kiện
sống mà trẻ em trên thế giới đang phải gánh chịu trong tình trạng hiện
nay.
<b>3 </b>
<i>- Đây là câu hỏi mở, học sinh tự do lựa chọn các nét nghệ thuật theo </i>
<i>ý hiểu riêng, diễn đạt ý hiểu về hiệu quả theo cách riêng. Sau đây là </i>
<i>gợi ý cơ bản có thể diễn ra ở bài làm của học sinh. (Phát hiện nét </i>
<i>nghệ thuật đạt 0,5 điểm, nêu hiệu quả đạt 0,5 điểm). </i>
- Nét nghệ thuật có thể là:
<i>- Phép liệt kê: của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng </i>
<i>tộc, chế độ a – pac – thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thơn tính </i>
<i>của nước ngồi </i>
- Tác dụng: + Giúp cho câu văn giàu hình ảnh, giàu sức thuyết phục.
+ Giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ, cụ thể những bất hạnh
mà trẻ em trên thế giới đang phải gánh chịu .
+ Thể hiện sự quan tâm lo lắng, yêu thương với trẻ em. Mong muốn
mọi người, mọi quốc gia hãy hành động để từng bước khăc phục khó
khăn đảm bảo cuộc sống cơ bản của trẻ em.
<b>4 </b>
Thái độ của tác giả:
- Yêu thương quan tâm, lo lắng cho trẻ em và mong muốn trẻ em có
một tương lai tốt đẹp hơn.
<b>PHẦN II: LÀM VĂN </b>
<b>Câu 1 (2 điểm) </b>
<b>* Yêu cầu về hình thức: </b>
+ Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo đúng dung lượng (
khoảng 200 chữ)
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn,
khơng mắc lỗi chính tả.
<b>* u cầu về nội dụng: </b>
- Cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay cịn gặp nhiều những khó
khăn , thách thức……..
- Bảo vệ, chăm sóc, chăm lo cho sự phát triển của trẻ em là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia.
+ Hiện nay nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đa số trẻ em đã
được đảm bảo quyền được sống, được bảo vệ và phát triển: các em được
học tập, được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình và cộng
đồng, được chăm sóc y tế...
<i>+ Tuy nhiên vẫn còn những em phải gánh chịu những bất hạnh: các em </i>
là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc,
của đói nghèo...; Có những em bị bỏ rơi, là nạn nhân của những cuộc li
hơn,… Những đứa trẻ đó phải sống trong cảnh cô đơn, cơ cực, lang
thang, ghẻ lạnh. Bên cạnh đó, trẻ em cịn bị dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc vận
chuyển ma túy.Đặc biệt ngày nay trẻ em phải đối mặt với tình trạng bạo
lực, xâm hại tình dục.
- Như vậy, thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là 1
thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của
lương tâm loài người.
- Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, mỗi quốc gia cần tôn trọng
và đảm bảo đầy đủ quyền trẻ em theo quy ước của Liên hợp quốc.
- Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của
<b>Câu </b> <b>Yêu cầu cần đạt </b>
<b>Câu 5 </b>
<b>* Yêu cầu về kĩ năng: </b>
- Kĩ năng viết bài nghị luận văn học ngắn
<b>* Yêu cầu về nội dung: </b>
<b>A. Mở bài: </b>
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nội dung văn bản: Với quan điểm lịch
sử đúng đắn cùng với niềm tự hào về dân tộc, nhóm tác giả Ngơ Gia Văn Phái
đã tái hiện chân thực hình ảnh của vua Quang Trung với chiến công thần tốc
đại phá quân Thanh và sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi
đát của vua tôi Lê Chiêu Thống trong đoạn trích “ Hồng Lê nhất thống chí –
Hồi thứ 14”
- Cảm nhận chung về đoạn trích: Hình ảnh người anh hùng được khắc họa đậm
nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần,
là người có tổ chức và linh hồn của chiến công vĩ đại.
<b>B. Thân bài: </b>
- Hoàn cảnh sáng tác: Hồng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi
chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả
lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn tiểu thuyết này cịn viết
- Vị trí đoạn trích : Nằm ở cuối của đoạn trích – Hồi 14 viết về sự kiện đại phá
quân Thanh của vua Quang Trung.
- Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh có tài năng quân sự
lỗi lạc.
* Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.
+ Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn làm chúng ta
kinh ngạc, chiến thắng thần tốc “dùng mưu gọi loa, vây kín làng Hà Hồi, quân
Thanh “rụng rời sự hãi” phải đầu hàng.”; “Dùng kì mưu kết ba tấm ván thành
một bức bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là 20 bức; mỗi bức có 20
dũng sĩ, lưng dắt dao ngắn dàn thành trận chữ “nhất” xông thẳng vào đồn
Ngọc Hồi.”
-> Tài năng của vua Quang Trung thể hiện trong việc tổ chức quân đội thành
các đạo, gác quân chặt chẽ; tài năng trong việc sử dụng các tướng lĩnh đúng với
sở trường của mỗi người; tài năng trong việc tổ chức cuộc hành quân thần tốc
từ Phú Xuân ra Bắc. Đặc biệt là tài chỉ huy các trận đánh với chiến thuật đa
dạng, giữ bí mật, tạo bất ngờ, dùng hư binh, biện pháp đơn giản mà hiệu quả,
dùng ván ghép phủ rơm ướt để hạn chế hoả lực của địch. Ba trận đánh được
miêu tả cụ thể, mỗi trận sử dụng một chiến thuật phù hợp và đều giành chiến
thắng tuyệt đối.
+ Vừa hành quân vừa đánh giặc mà vua Quang Trung lên kế hoạch từ trước đã
chiến thắng sớm hơn dự định 2 ngày.
- Hình ảnh vua Quang Trung một vị chỉ huy dũng mãnh, xông xáo
+ Vua Quang Trung thân chinh cầm quân, dưới sự lãnh đạo tài tình của vị
<i>tổng chỉ huy khiến nghĩa quân Tây Sơn đánh thắng kẻ thù. “vua Quang Trung </i>
<i>cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi” </i>
<i>“ Vua Quang Trung liền gấp rút sau đội quân khiêng ván vừa che vừa xông </i>
<i>thẳng lên trước.” </i>
<i>-> Lời văn ngắn gọn, hình ảnh cụ thể sinh động Quang Trung đích thân ra </i>
trận, chỉ huy một hướng tiến cơng. Ơng hội tụ vẻ đẹp, tinh hoa và khí phách
của dân tộc.
trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần, là người có tổ chức và linh
hồn của chiến công vĩ đại.
- Đánh giá khái quát
+ Đoạn trích Hồng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn vừa có giá trị lịch
sử, vừa có giá trị văn học đặc sắc. Đoạn văn đã tái hiện một trong những trang
hào hùng trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta
+ về nghệ thuật tự sự, có sự kết hợp đa dạng các phương thức miêu tả trần
thuật, bình luận, ngơn ngữ nhân vật khá sinh động
+ Đoạn văn xây dựng thành cơng hình tượng ngưòi anh hùng dân tộc Quang
Trung – Nguyễn Huệ với vẻ đẹp tồn diện, từ trí tuệ nhạy bén, sắc sảo, tầm
nhìn xa trơng rộng, đến tài mưu lược, uy dũng, tinh thần quyết thắng và ý thức
tự hào dân tộc.
+ Tinh thần yêu nước là sợi chỉ hồng xuyên suốt, là một trong những giá trị
nổi bật nhất của văn học Việt Nam. Các tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Hịch
tướng sĩ, Bình Ngơ đại cáo, Hồng Lê nhất thống chí mãi là những viên ngọc
quý của văn chương dân tộc, lấp lánh nguồn cảm hứng yêu nước. Tự hào về
chiến công của cha ông khi phá Tống, đuổi Ngun, bình Ngơ, đạp Thanh… ta
cần giữ gìn phát huy truyền thống ấy hơn nữa để xứng đáng là con Lạc, cháu
Hồng.
<b>C. Kết bài: </b>
- Qua đoạn trích trên, tác giả đã cho người đọc một cái nhìn sâu sắc và toàn
diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải
Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chiến thắng oanh liệt vẻ vang của nhân dân ta
trước kẻ thù.
- Từ đó ta càng cảm thấy tự hào hơn về truyền thống yêu nước, anh hùng của
dân tộc Việt Nam, thấm thía và biết ơn sâu sắc những con người anh hùng,
trong đó có nhà vua, nhà quân sự tài ba Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Đại Thắng ngày 21 tháng 3 năm 2020
Nhóm giáo viên soạn:
<b> </b>
<b> Phạm Thị Hằng </b>
<b> Vũ Thành Dũng </b>
<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 L ỚP 9B </b>
<b>Thực hiện: (09/3 ĐẾN 14/ 3/2020} </b>
<b>NĂM HỌC 2019 - 20120 </b>
<b>A/ MỤC TIÊU: </b>
<b>1/ Kiến thức- Kĩ năng: </b>
<b>a. Kiến thức </b>
Giúp HS ôn luyện tốt chương trinh cuối năm Ngữ Văn 9 chuẩn bị tốt cho kì KSCL
- Nắm vững những đơn vị kiến thức cơ bản trong chương trình nhà trường ở những
tuần đầu học kì II và bám sát theo ma trận để ôn thi.
- Nắm vững các phần, các câu hỏi trong cấu trúc đề thi.
- Nắm vững phương pháp làm bài cho từng phần và cho mỗi câu hỏi.
<b>b/ Kĩ năng: Giúp HS thực hiện các kĩ năng: </b>
- Kĩ năng nhận biết, ghi nhớ, vận dụng những kiến thức trong chương trình ơn luyện
vào thực hành luyện đề.
- Kĩ năng cảm nhận, phân tích, bình luận đánh giá những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- Kĩ năng trình bày, thể hiện thành bài viết hoàn chỉnh.
<i><b>- 2.Những phẩm chất , năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
<i><b>- a. Phẩm chất: </b></i>
- Tự tin, tự trọng
- Sống nhân ái, bao dung
- Yêu thiên nhiên , đất nước, con người.
Say mê học văn, u thích và có ý thức học tập nghiêm túc để chuẩn bị tốt cho kì thi.
<b>b/ Năng lực: </b>
- Phát triển cho HS các năng lực tự học, giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề, tạo lập văn
bản…
-Năng lực cảm thụ, phân tích một tác phẩm văn học đã học trong chương trình THSC
<b>B/ CHUẨN BỊ: </b>
1/ Giao viên
Chuẩn bị về nội dung kiến thức, về phương pháp ôn luyện cho mỗi dạng câu hỏi trong đề
bài.
2/ Học sinh:
- Tích cực ơn luyện hịan thành tốt các u cầu của GV. HS chủ động tự giác tích lũy
kiến thức, nắm vững phương pháp luyện viết và luyện cách trình bày bài viết…
- Học và làm tốt các bài tập được giao.
<b>C/ NỘI DUNG CỤ THỂ: </b>
<b>A. PHẦN 1 </b>
<b>Đánh giá năng lực đọc- hiểu( Phần I) qua các văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận và </b>
<b>văn bản nghệ thuật, và năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội ( phần II câu 1.) </b>
<b>I..Mục tiêu </b>
<i><b>1. Kiến thức - Kĩ năng::Đánh giá năng lực đọc-hiểu văn bản nhật dụng: </b></i>
<i><b>a. Kiến thức </b></i>
<b>+ Học sinh nắm được thông tin về tác giả/ hoàn cảnh sáng tác/ xuất xứ/ nội dung chính/ </b>
phương thức biểu đạt/ kiểu văn bản của một đoạn trích (hoặc VB chứa đoạn trích đó)/ nội
dung câu chủ đề của đoạn.
+Hiểu được thái độ của tác giả trong văn bản, trong một đoạn văn cụ thể: trân trọng, ngợi
ca, phê phán, lên án, tố cáo...
+Xác định được nội dung chính của đoạn, tìm câu chủ đề (nếu có),nét nghệ thuật tiêu biểu
(nghệ thuật lập luận, cách dùng từ, cách đặt câu...) và giá trị biểu đạt của nét nghệ thuật ấy.
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội :Thể hiện suy nghĩ của bản thân về vấn đề được nêu ra ở
đoạn trích.
<i><b>b. Kĩ năng: </b></i>
- Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát hóa kiến thức văn học…
-Kĩ năng phát hiện , phân tích các tín hiệu về nghệ thuật trong các đoạn văn bản cụ thể
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận (theo nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng
– phân- hợp) thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề được đặt ra trong đoạn trích.
(Đoạn văn tùy từng dạng bài mà có thể cần có các ý: giải thích vấn đề, thực trạng của vấn đề,
nguyên nhân, hậu quả hoặc tác dụng và bài học liên hệ cho bản thân.)
<i><b>2.Những phẩm chất , năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
<i><b>a. Phẩm chất: </b></i>
- Tự tin, tự trọng
- Sống nhân ái, bao dung
- Yêu thiên nhiên , đất nước, con người.
<i><b>. b.Những năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
+ Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực cơng cụ: sử dụng ngơn ngữ
+Nhóm năng lực chun biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ…
<b>II. Chương trình ơn tập cụ thể: </b>
<b> 1. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) </b>
<b>B . PHẦN 2: Làm văn </b>
<b>Câu 1: nghị luận xã hội (Gồm 1 câu = 2 điểm) </b>
<b>- Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng đời sống xã hội/ vấn đề tư tưởng đạo lí được </b>
<b>đặt ra trong ngữ liệu trích ở phần đọc hiểu </b>
Hình thức: một đoạn văn khoảng 200 chữ
- Các vấn đề được gợi ra từ các văn bản (bản sắc văn hóa dân tộc, cơng cuộc bảo vệ
chăm sóc trẻ em, hậu quả của chiến tranh, văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, vai trị của tình
<b>B. PHẦN 2: ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN NGHỆ THUẬT( CÁC TRUYỆN, THƠ HIỆN </b>
<b>ĐẠI,TRUNG ĐẠI) </b>
<b>. I.Mục tiêu: </b>
<i><b>1. Kiến thức- Kĩ năng </b></i>
<i><b>a. Kiến thức </b></i>
<b>+ Học sinh nắm được thơng tin về tác giả/ hồn cảnh sáng tác/ xuất xứ của một đoạn trích </b>
<b>hoặc trong tác phẩm truyện. </b>
+ Hiểu nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích truyện.
<b>+Vận dụng: Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một vài nét về nhân vật được </b>
thể hiện trong đoạn trích văn bản truyện.
<i><b>b. Kĩ năng: </b></i>
-Kĩ năng phát hiện , phân tích các tín hiệu về nghệ thuật trong các đoạn văn bản cụ thể
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học : nghị luận về một vài nét về nhân vật được thể
hiện trong đoạn trích văn bản truyện .
<i><b>2. Đinh hướng phẩm chất, năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
a. Phẩm chất:
- Trung thực, tự trọng
- Nhân ái
-Yêu nước
<i><b>b.. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực cơng cụ: sử dụng ngơn ngữ
*Nhóm năng lực chun biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ…
<b>II/ Nội dungơn tập </b>
1. Đồng chí
2. Chiếc lược ngà
<b>Đề 1: </b>
<b>I. Đọc hiểu(3,0 điểm) </b>
<b>Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: </b>
<i>Mỗi loại học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn </i>
<i>đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của tồn nhân loại nhờ biết phân cơng, cố gắng tích </i>
<i>lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ khơng bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, </i>
<i>lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói </i>
<i>đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong </i>
<i>tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại </i>
<i>đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chứng nào chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy </i>
<i>trăm năm, thậm trí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, </i>
<i>làm kẻ lạc hậu. </i>
<i> ( Trích Ngữ Văn 9- Tập 2) </i>
<b>Câu 1 (0, 5 đ): Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? </b>
<b>Câu 2 (0, 5 đ): Chỉ ra những nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích? </b>
<b>Câu 3 (1, 0đ): Nêu rõ hiệu quả diễn đạt của nét nghệ thuật ấy? </b>
<b>Câu 4 (1, 0đ): Nêu ý hiểu của em về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích? </b>
<b>II.Làm văn (7, 0 điểm) </b>
<b>Câu 1 (2,0đ): Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ </b>
của em về văn hóa đọc sách của các bạn trẻ hiện nay.
<b>Câu 2 (5,0đ):Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: </b>
" Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !
( Trích "Đồng chí" – Chính Hữu )
<b>ĐÁP ÁN </b>
<b>I.Đọc hiểu (3,0 điểm) </b>
<b>Câu </b> <b>Yêu cầu cần đạt </b>
<b>1 </b> - Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm
<b>2 </b> -NT: lập luận chặt chẽ, phân tích logic
+ Sử dụng câu ghép có mối quan hệ giả thiết- hệ quả
+ Ngôn ngữ giàu sức thuyết phục, lời giải thích rõ ràng, dễ hiểu, ngắn
gọn.
<b>3 </b> - Tác dụng: Làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe về
tầm quan trọng của việc đọc sách.
<b>4 </b> - Khẳng định, đề cao vai trị của sách và phương pháp đọc sách có hiệu
quả
- Khuyên mọi người có phương pháp đọc sách đúng
- Phê phán lối đọc sách lấy nhiều, qua loa, hời hợt…
<b>II. Làm văn </b>
<b>Câu 1( 2,0 điểm) </b>
<b>Yêu cầu cần đạt </b>
<b>1. Yêu cầu về hình thức: </b>
<b>- Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo dung lượng (200 chữ ), diễn đạt trơi chảy, mạch lạc, </b>
có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, khơng mắc lỗi chính tả...
<b>2. Yêu cầu nội dung: </b>
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được một số nội
<i><b>- Đọc sách là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người, nhất là thế hệ trẻ </b></i>
<i><b>ngày nay. Bởi sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói </b></i>
đó là những cốt mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
<i><b>Lê-nin cũng đã từng nói: “Khơng có sách thì khơng có tri thức”, “Sách là người thầy vĩ </b></i>
<i><b>đại”. Vì vậy, đọc sách là vơ cùng quan trọng để làm giàu kho tàng kiến thức cho bạn, cho </b></i>
tôi.
- Chúng ta không thể không đọc sách nhất là khi chúng đã là những công dân tồn cầu.
Sách là cơng cụ để chúng ta rút ngắn khoảng cách với bạn bè năm châu, để chúng ta học
tập và phát huy những tinh hoa của nhân loại để xây dựng và phát triển đất nước mình.
- Trong học tập, sách giúp người học sinh có kiến thức sâu rộng, giúp người học sinh trở
thành người học thông minh chủ động.
- Trong thời đại phát triển của mạng xã hội, việc đọc sách càng trở nên quan trọng và
thuận lợi. Nó giúp chúng ta khơng bị lôi cuốn vào sự tản mạn của các giao tiếp trên mạng
xã hội mà xao lãng việc bồi đắp các năng lực cá nhân bằng cách đọc sách tinh hoa,
chuyên sâu. Và sách điện tử sẽ giúp chúng ta có nguồn sách vô tận trong thời gian ngắn
nhất.
- Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết mà cịn giúp ta hồn thiện
bản thân, ni dưỡng tâm hồn. Đọc sách cịn giúp ta rèn tính kiên trì, đồng thời thể hiện
thái độ của chúng ta đối với tri thức, sách vở.
<b>Câu 2 (5,0đ): </b>
PHẦN II
<b>Câu </b> <b>Đáp án </b>
Yêu cầu về kĩ năng:
-Đúng kiểu bài cảm nhận về đoạn thơ :
- Trình bày mạch lạc khơng sai chính tả, khơng mắc lỗi diễn đạt
* Yêu cầu về nội dung:
<b>1. Mở bài: </b>
-Giới thiệu tác giả , bài thơ" Đồng chí ", nội dung khái quát của tác phẩm.
-Nêu vấn đề nghị luận trong đoạn thơ: Cơ sở hình thành tình đồng chí => trích
dẫn đoạn thơ.
<b>2. Thân bài : </b>
<b>a/ Khái quát: </b>
Hoàn cảnh ra đời bài thơ : Đồng chí ", mạch cảm xúc
Vị trí đoạn trích:là khổ thơ đầu
Giá trị khái quát của khổ thơ: đặt nền tảng vững chắc để khẳng định giá trị của
tình đồng chí.
<i><b>b/ Phân tích:HS có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau, nhưng cơ bản phải </b></i>
<i>theo các luận điểm phân tích sau: </i>
<b>*Cơ sở đầu tiên hình thành nên tình đồng chí bắt đầu từ nguồn gốc xuất </b>
<b>thân: </b>
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"
-Kết cấu đối song hành , giọng thơ tâm tình mộc mạc, sử dụng thành ngữ =>Thể
hiện lời tâm sự chia sẻ về hoàn cảnh nghèo khó
- Hai hình ảnh hoán dụ " nước mặn đồng chua"- với cụm từ "đất cày lên sỏi đá"
=>thể hiện rõ xuất thân của những người lính là nơng dân ra đi từ những miền
quê nghèo .
- Họ quen nhau bên chiến hào trở thành những người lính cách mạng
<i>=>Chung nguồn gốc xuất thân, quen nhau bên chiến hào, đổng cảm với cảnh ngộ </i>
<i>nông dân nghèo khổ , đồng cảm với mục đích chiến đấu là cơ sở đầu tiên gợi </i>
<i>nhiều xúc động , là cảm hứng khơi nguồn cho chủ đề của bài thơ </i>
<b>* Cơ sở cao đẹp hơn : những người lính chung một mục đích một lí tưởng </b>
<b>cùng sát cách bên nhau trong chiến hào đánh giặc </b>
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
- Hai hình ảnh hốn dụ: " súng" , " đầu" kết hợp với biện pháp điệp từ "súng' ,
'đầu' lặp lại hai lần , súng gợi tả nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" gợi tả suy nghĩ nhận
thức tình cảm , hoán dụ và điệp từ kết hợp với nhau vừa gợi tả vừa nhấn mạnh
làm nổi bật hình ảnh những người lính cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, cùng nhau
chia sẻ lí tưởng sống và chiến đấu
thiết gắn bó, từ sự chia sẻ thiếu thốn về vật chất đến gần gũi yêu thương hiểu
nhau đến mức thành "tri kỉ"
Có thể liên hệ câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc ;
"Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng"
=> Chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, chung hoàn cảnh chiến trường là niềm
đồng cảm sâu sắc đã được nâng lên và kết lại thành những người bạn nông dân
tri kỉ bên chiến hào trong những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống
Pháp
<b>* Cơ sở được đẩy lên thành một tình cảm cao hơn đó là tình đồng chí </b>
Tình bạn tri kỉ của những người nơng dân mặc áo lính đã được gọi tên , nhà thơ
đặt cái tên ấy thành một câu thơ đặc biệt:
"Đồng chí !
- Câu thơ ngắn gồm hai tiếng vừa tạo sự khác biệt về hình thức vừa tạo sự hài
hồ về nhịp đọc, đồng thời tạo điểm nhấn như một tín hiệu của cảm xúc sâu lắng
- Câu thơ khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp trong tình cảm giữa những người
lính,nó khép lại ý thơ đầu đồng thời như một câu thơ bản lề mở ra cảm xúc cho
ý thơ sau.
<b>c/ Đánh giá </b>
Nghệ thuật: Khổ thơ có nhiều hình ảnh đối , sóng đơi,ngơn ngữ giản dị , mộc
mạc, hình ảnh chân thực chọn lọc, kết hợp tu từ hoán dụ , thành ngữ
Nội dung:Thể hiện chân thành xúc động cơ sở cao đẹp của tình đồng chí đó là
niềm đồng cảm sự sẻ chia u thương gắn bó
-Liên hệ : Tình đồng chí của những người lính Cụ hồ đi suốt hai cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc, trở thành sức mạnh chiến thắng , ngày nay tình cảm
ấy vẫn duy trì
<b>3. Kết bài </b>
- Cở sở của tình đồng chí trong khổ thơ đầu là một nét đẹp riêng làm nên hình
ảnh những người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp với tên gọi "những
người lính nơng dân" được khắc hoạ chân thực góp phần làm nên vẻ đẹp cho bài
thơ " Đồng chí" làm nên phong cách thơ chính Hữu
-Liên hệ bản thân
Đại Thắng ngày tháng 3 năm 2020
Nhóm giáo viên soạn:
<b> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 L ỚP 9B </b>
<b>Thực hiện: (16/3 ĐẾN 21/ 3/2020} </b>
<b>NĂM HỌC 2019 - 20120 </b>
<b>A/ MỤC TIÊU: </b>
<b>1/ Kiến thức- Kĩ năng: </b>
<b>a. Kiến thức </b>
Giúp HS ôn luyện tốt chương trinh cuối năm Ngữ Văn 9 chuẩn bị tốt cho kì KSCL
- Nắm vững những đơn vị kiến thức cơ bản trong chương trình nhà trường ở những
tuần đầu học kì II và bám sát theo ma trận để ôn thi.
- Nắm vững các phần, các câu hỏi trong cấu trúc đề thi.
- Nắm vững phương pháp làm bài cho từng phần và cho mỗi câu hỏi.
<b>b/ Kĩ năng: Giúp HS thực hiện các kĩ năng: </b>
- Kĩ năng nhận biết, ghi nhớ, vận dụng những kiến thức trong chương trình ơn luyện
vào thực hành luyện đề.
- Kĩ năng cảm nhận, phân tích, bình luận đánh giá những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- Kĩ năng trình bày, thể hiện thành bài viết hoàn chỉnh.
<i><b>- 2.Những phẩm chất , năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
<i><b>- a. Phẩm chất: </b></i>
- Tự tin, tự trọng
- Sống nhân ái, bao dung
- Yêu thiên nhiên , đất nước, con người.
Say mê học văn, yêu thích và có ý thức học tập nghiêm túc để chuẩn bị tốt cho kì thi.
<b>b/ Năng lực: </b>
- Phát triển cho HS các năng lực tự học, giao tiếp, phân tích, giải quyết vấn đề, tạo lập văn
bản…
-Năng lực cảm thụ, phân tích một tác phẩm văn học đã học trong chương trình THSC
<b>B/ CHUẨN BỊ: </b>
1/ Giao viên
Chuẩn bị về nội dung kiến thức, về phương pháp ôn luyện cho mỗi dạng câu hỏi trong đề
bài.
2/ Học sinh:
- Tích cực ơn luyện hịan thành tốt các u cầu của GV. HS chủ động tự giác tích lũy
kiến thức, nắm vững phương pháp luyện viết và luyện cách trình bày bài viết…
- Học và làm tốt các bài tập được giao.
<b>C/ NỘI DUNG CỤ THỂ: </b>
<b>A. PHẦN 1 </b>
<b>Đánh giá năng lực đọc- hiểu( Phần I) qua các văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận và </b>
<b>văn bản nghệ thuật, và năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội ( phần II câu 1.) </b>
<b>I..Mục tiêu </b>
<i><b>1. Kiến thức - Kĩ năng::Đánh giá năng lực đọc-hiểu văn bản nhật dụng: </b></i>
<i><b>a. Kiến thức </b></i>
<b>+ Học sinh nắm được thông tin về tác giả/ hoàn cảnh sáng tác/ xuất xứ/ nội dung chính/ </b>
+Hiểu được thái độ của tác giả trong văn bản, trong một đoạn văn cụ thể: trân trọng, ngợi
ca, phê phán, lên án, tố cáo...
+Xác định được nội dung chính của đoạn, tìm câu chủ đề (nếu có),nét nghệ thuật tiêu biểu
(nghệ thuật lập luận, cách dùng từ, cách đặt câu...) và giá trị biểu đạt của nét nghệ thuật ấy.
+ Viết đoạn văn nghị luận xã hội :Thể hiện suy nghĩ của bản thân về vấn đề được nêu ra ở
đoạn trích.
<i><b>b. Kĩ năng: </b></i>
- Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát hóa kiến thức văn học…
-Kĩ năng phát hiện , phân tích các tín hiệu về nghệ thuật trong các đoạn văn bản cụ thể
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận (theo nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng
– phân- hợp) thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề được đặt ra trong đoạn trích.
(Đoạn văn tùy từng dạng bài mà có thể cần có các ý: giải thích vấn đề, thực trạng của vấn đề,
nguyên nhân, hậu quả hoặc tác dụng và bài học liên hệ cho bản thân.)
<i><b>2.Những phẩm chất , năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
<i><b>a. Phẩm chất: </b></i>
- Tự tin, tự trọng
- Sống nhân ái, bao dung
- Yêu thiên nhiên , đất nước, con người.
<i><b>. b.Những năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
+ Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực cơng cụ: sử dụng ngơn ngữ
+Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ…
<b>II. Chương trình ơn tập cụ thể: </b>
<b> 1. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) </b>
<b>B . PHẦN 2: Làm văn </b>
<b>Câu 1: nghị luận xã hội (Gồm 1 câu = 2 điểm) </b>
<b>- Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng đời sống xã hội/ vấn đề tư tưởng đạo lí được </b>
<b>đặt ra trong ngữ liệu trích ở phần đọc hiểu </b>
Hình thức: một đoạn văn khoảng 200 chữ
- Các vấn đề được gợi ra từ các văn bản (bản sắc văn hóa dân tộc, cơng cuộc bảo vệ
chăm sóc trẻ em, hậu quả của chiến tranh, văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, vai trị của tình
mẫu tử, đạo lí sống ân nghĩa thủy chung, tình yêu quê hương,…)
<b>B. PHẦN 2: ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN NGHỆ THUẬT( CÁC TRUYỆN, THƠ HIỆN </b>
<b>ĐẠI,TRUNG ĐẠI) </b>
<b>. I.Mục tiêu: </b>
<i><b>1. Kiến thức- Kĩ năng </b></i>
<i><b>a. Kiến thức </b></i>
<b>+ Học sinh nắm được thơng tin về tác giả/ hồn cảnh sáng tác/ xuất xứ của một đoạn trích </b>
<b>hoặc trong tác phẩm truyện. </b>
+ Hiểu nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích truyện.
<b>+Vận dụng: Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một vài nét về nhân vật được </b>
thể hiện trong đoạn trích văn bản truyện.
<i><b>b. Kĩ năng: </b></i>
-Kĩ năng phát hiện , phân tích các tín hiệu về nghệ thuật trong các đoạn văn bản cụ thể
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học : nghị luận về một vài nét về nhân vật được thể
hiện trong đoạn trích văn bản truyện .
<i><b>2. Đinh hướng phẩm chất, năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
a. Phẩm chất:
- Trung thực, tự trọng
- Nhân ái
-Yêu nước
<i><b>b.. Những năng lực cụ thể HS cần phát triển: </b></i>
* Năng lực chung:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy.
- Nhóm năng lực quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác
- Nhóm năng lực cơng cụ: sử dụng ngơn ngữ
*Nhóm năng lực chuyên biệt: sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ…
<b>II/ Nội dungôn tập </b>
2. Đồng chí
2. Chiếc lược ngà
<b>ĐỀ 2: </b>
<b> Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: </b>
<i>...“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho </i>
<i>mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm </i>
<i>giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện lên ngay trong tâm hồn chúng ta </i>
<i>cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật khơng đứng ngồi trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ </i>
<i>thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở </i>
<i>cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn con người. </i>
<i>Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu </i>
<i>thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều </i>
<i>hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ </i>
<i>thuật xây dựng con người, hay nói đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Trên nền </i>
<i>tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.” </i>
<i> (Trích Ngữ văn 9, Tập 2 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 15) </i>
<b>Câu 1.( 0,5 điểm). Nêu xuất xứ của đoạn trích? Tác giả là ai? </b>
<b>Câu 2. ( 0,5 điểm). Nêu nội dung được thể hiện trong đoạn trích trên? </b>
<i><b>Câu 3. ( 1 điểm). Trong câu “Nghệ thuật khơng đứng ngồi trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ </b></i>
<i>thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy” tác giả đã </i>
sử dụng phép tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của phép tu từ đó?
<b>Câu 4. ( 1 điểm.) Qua đoạn trích em hiểu gì về thái độ của tác giả? Từ đó em rút ra được bài </b>
học gì về nhận thức, tư tưởng cho bản thân.
<b>II. Làm văn (7,0 điểm) </b>
<b>Câu 1( 2,0 điểm) </b>
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) theo kiểu diễn dịch, trình bày suy nghĩ của em về vai
trò của văn nghệ trong cuộc sống.
<b>Câu 2: ( 5 điểm) </b>
Viết bài văn nêu suy nghĩ về vẻ đẹp của nhân vật người cha được thể hiện trong đoạn trích
sau:
<i><b>“Tơi hãy cịn nhớ buổi chiều hơm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa </b></i>
<i>còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lơng nóc, tơi bỗng </i>
<i>nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm </i>
<i>khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. </i>
<i>tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của </i>
<i>anh. </i>
<i>- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.” </i>
<i>Tơi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói.Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xi. </i>
<i><b> (Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng) </b></i>
<b>B. Hướng dẫn chấm </b>
<b>Câu 1: </b>
<b>Đáp án </b>
<i><b>-Xuất xứ: Đoạn trích trên được trích từ văn bản: “ Tiếng nói của văn nghệ” </b></i>
- Tác giả : Nguyễn Đình Thi
<b>Câu 2: </b>
<b>Đáp án </b>
- Nội dung cơ bản : Sức mạnh của nghệ thuật tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm,
cảm xúc của con người.
<b>Câu 3: </b>
<b>Đáp án </b>
* Phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa
* Tác dụng
- Làm nổi bật sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ: tác động tới thế giới tâm hồn, thế giới cảm
xúc bên trong mỗi người, khơi gợi lên những điều tốt đẹp.
- Làm cho diễn đạt thêm hấp dẫn sinh động.
<b>Câu 4: </b>
<b>Đáp án </b>
- Thái độ của tác giả:
+ Ca ngợi sức mạnh kì diệu của văn nghệ làm thế giới cảm xúc và tâm hồn con người
phong phú hơn.
+ Trân trọng người nghệ sĩ với thành quả lao động đáng quý của họ.
-Bài học nhận thức cho bản thân:
+Bản thân chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn… những tác phẩm văn nghệ- thành
quả lao động qúy giá của những người nghệ sĩ. Đồng thời cần phải biết ra rút ra những bài
học hữu ích cho bản thân trong cuộc sống từ mỗi tác phẩm văn nghệ mà ta được biết đến.
<b> Phần làm văn: </b>
<b>Câu 1: ( 2 điểm) </b>
<b>Đáp án </b>
* Hình thức :
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn, kiểu đoạn văn diễn dịch.
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ.
* Nội dung :
- Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông
giữa con người.
- Trong những trường hợp con người con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của
văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngồi.
thêm phong phú. Qua đó con người trở nên lạc quan hơn, biết rung động và biết mơ ước.
<b>Câu 2: ( 5 điểm) </b>
<b>Đáp án </b>
<i><b>* Về hình thức: </b></i>
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học, đặc biệt là nghị luận về một đoạn
<b>trích Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận </b>
- Bố cục và hệ thống luận điểm rõ ràng. Lời văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi dùng từ, chính tả.
<i><b>*Sáng tạo: </b></i>
- Bài viết sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh, có sử dụng dẫn chứng phù hợp
<i><b>* Về nội dung: </b></i>
<b>1. Mở bài </b>
<i>- Giới thiệu về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” </i>
- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã tốt lên được những vẻ đẹp phẩm chất của các cô:
tinh thần trách nhiệm với cơng việc, lịng dũng cảm, tinh thần lạc quan khiến chúng ta vô
<b>cùng cảm phục </b>
<i><b>2. Thân bài: </b></i>
<i>a. Khái quát: </i>
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn trích.
- Cảm nhận khái quát văn bản: Truyện kể lại cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên
xung phong trong tổ trinh sát mặt đường với những phẩm chất cao đẹp của những người
con gái Việt Nam thời chống Mĩ.
b. Cảm nhận:
<i>b1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong: </i>
- Nơi ở : Trong một cái hang, dưới chân cao điểm…
- Công việc : Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm
bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
=> Cuộc sống gian khổ, khó khăn. Cơng việc đặc biệt nguy hiểm.
<i>b2. Hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng khắc nghiệt với ba cô gái nhưng họ không hề </i>
<i>chùn bước, vẫn kiên cường bám trụ để hồn thành nhiệm vụ. Cơng việc ln phải đối mặt </i>
<i>với thần chết nhưng họ luân ngời lên tinh thần dũng cảm, lạc quan đáng nể phục </i>
<i><b>*. Có lí tưởng sống, chiến đấu cao đẹp: </b></i>
- Những cơ gái tuổi đời cịn rất trẻ nhưng họ đã tình nguyện đến với Trường Sơn, tự hào ,
kiêu hãnh khi được tham gia chiến đấu. Ta luôn thấy niềm vui, niềm kiêu hãnh qua “ đôi
mắt lấp lánh”, qua nụ cười từ “ gương mặt lấm lem”, qua cả cách họ gọi mình bằng cái tên
đầy tự hào “ Tổ trinh sát mặt đường”
<i><b>*. Luôn làm chủ cuộc sống, dũng cảm đối diện với những vất vả, khó khăn bằng thái độ </b></i>
<i><b>điềm tĩnh: </b></i>
ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi”
<i><b>*. Gan dạ, dũng cảm, say mê chiến đấu và hịa mình vào cuộc sống chiến đấu: </b></i>
- Phương Định có một vết thương chưa lành ở đùi nhưng cô không vào viện quân y điều trị
mà vẫn tiếp tục ở lại sẵn sàng nhận nhiệm vụ
- Cô kể về chuyện sống chết hàng ngày với giọng tĩnh nhẹ như khơng. Thậm chí cơ cịn
cho là có thú riêng “ở đâu như thế này khơng…nhưng nhất định sẽ nổ”.
- Có chỗ Phương Định còn bộc lộ sự hài hước khi nói về cái chết “thần chết là một tay
khơng thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.”
- Mỗi lần phá bom là một lần phải đối mặt với bao nguy hiểm căng thẳng, nhưng xong
công việc trên khuôn mặt nhem nhuốc của các cô chỉ thấy ánh lên hai con mắt lấp lánh và
nụ cười của sự hồn nhiên, niềm lạc quan tin tưởng. Xong công việc, các cô lại trở về với
thế giới dưới hang – thế giới của sự thanh thản, hồn nhiên và thơ mộng “xong thì nằm
dài…có thể nghĩ lung tung”.
<i><b>*. Lạc quan, yêu cuộc sống: </b></i>
- Đáng ra ban ngày làm việc, ban đêm được nghỉ ngơi nhưng thấy khơng khí khẩn trương
của chiến dịch, các cô lại không ngủ được mà leo tót lên trọng điểm nói vài ba câu chuyện
với một anh lái xe nào đó. Các cơ cảm thấy vui => phải chăng chính tinh thần lạc quan và
tình yêu đối với đồng đội đã giúp các cô xua tan bao mệt nhọc căng thẳng
=> Quả thực, đó là những cơ gái mang trong mình những tính cách tưởng như khơng thể
cùng tồn tại: vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà vẫn hồn nhiên, vô tư trong
cuộc sống. Những người như họ thật đáng trân trọng biết bao !
<i>c. Đánh giá : </i>
- Trong đoạn trích, Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực để tái hiện lại hoàn cảnh
sống và chiến đấu vô cùng nguy hiểm của ba cô thanh niên xung phong. Cách kể chuyện
theo ngơi thứ nhất bằng lời văn cảu nhân vật chính, tâm lí nhân vật được bộc lộ một cách
tự nhiên, kiểu câu được vận dụng linh hoạt đã khắc họa thành công vẻ đẹp của ba cô gái –
hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong những năm tháng hào hùng của dân tộc.
Đại Thắng ngày tháng 3 năm 2020
Nhóm giáo viên soạn: