Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao năng suất lao động trong các dự án xây dựng bằng phương pháp sơ đồ dòng giá trị (vsm) tình huống phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------

TRẦN NGỌC ĐỨC

NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DỰ
ÁN XÂY DỰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ DÒNG
GIÁ TRỊ (VSM): TÌNH HUỐNG PHÂN TÍCH

Chun ngành

: QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã ngành

: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN NGỌC ĐỨC

NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DỰ
ÁN XÂY DỰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ DÒNG GIÁ


TRỊ (VSM): TÌNH HUỐNG PHÂN TÍCH

Chun ngành
Mã ngành

: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lương Đức Long

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Đinh Công Tịnh

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Nguyễn Anh Thư

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM
ngày 23 tháng 01 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Phạm Hồng Luân
2. TS. Đinh Cơng Tịnh
3. TS. Lê Hồi Long
4. TS. Nguyễn Anh Thư
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS.NGUYỄN MINH TÂM


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------

--------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : Trần Ngọc Đức

MSHV

Ngày, tháng, năm sinh : 02/10/1985

Nơi sinh : Thừa Thiên Huế

Chuyên ngành : Quản lý xây dựng


Mã ngành : 60.58.03.02

: 13080017

I. TÊN ĐỀ TÀI :
NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ DỊNG GIÁ TRỊ (VSM): TÌNH HUỐNG PHÂN TÍCH
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Tổng quan về Kỹ thuật Sơ đồ dòng giá trị (VSM) và các lý thuyết, nghiên cứu liên
quan.
- Xây dựng phương pháp áp dụng Kỹ thuật Sơ đồ dòng giá trị vào các dự án xây dựng để
nâng cao năng suất lao động.
- Nghiên cứu tình huống: Áp dụng Kỹ thuật Sơ đồ dòng giá trị vào một dự án xây dựng
cụ thể: xây dựng VSM hiện tại, phân tích VSM hiện tại và xây dựng VSM tương lai tối
ưu hơn VSM hiện tại, giảm thiểu được hao phí sản xuất.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/01/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lương Đức Long
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian tham gia khóa học đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý

xây dựng, tác giả đã được truyền đạt những kiến thức mới, bổ ích phục vụ cho cơng
việc của mình. Tác giả xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cơ trong bộ mơn
Thi cơng đã nhiệt tình giảng dạy cho mình trong thời gian tham gia khóa học.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Lương Đức Long đã giúp đỡ tác giả
rất nhiều trong việc định hướng và chỉ dẫn thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn các bạn, anh chị trong lớp Quản lý xây dựng
khóa 2013 và các anh chị khóa trước đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 15/12/2015
Học viên thực hiện

Trần Ngọc Đức


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trong điều kiện mơi trường ngày càng ô nhiễm, xây dựng mang tính bền vững
ngày càng được đặt nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu xây dựng bền vững hiện tại
thường chỉ tập trung giai đoạn thiết kế và vận hành dự án, mà bỏ qua giai đoạn thi
cơng. Thêm vào đó, các nghiên cứu bền vững và quản lý xây dựng thường giải quyết
các vấn đề môi trường và sản xuất một cách rời rạc. Một công cụ sản xuất tinh gọn
được sử dụng trong nghiên cứu để giải quyết đồng thời vấn đề môi trường và các hao
phí sản xuất trong giai đoạn vận hành dự án. Đó là kỹ thuật Sơ đồ dịng giá trị (VSM)
– một kỹ thuật có thể xây dựng sơ đồ giúp cho quản lý dự án chuẩn đốn được tình
trạng sản xuất hiện tại để tìm ra được các cải tiến cần thiết cho tương lai. Nghiên cứu
báo cáo lại việc áp dụng VSM như một phương pháp tiếp cận xanh-tinh gọn vào dự án
xây dựng khu căn hộ cao cấp để cải thiện vận hành sản xuất và vấn đề môi trường
trong giai đoạn thi công kết cấu bê tơng cốt thép. Đóng góp chính yếu của nghiên cứu
là chỉ rõ cách áp dụng VSM vào xây dựng, khẳng định khả năng phát hiện nguồn gốc
các hao phí về mặt sản xuất, môi trường và đề ra các phương cách tiết giảm chúng.

Nghiên cứu tình huống khẳng định hiệu quả nâng cao tính phát triển bền vững của dự
án xây dựng khi áp dụng kỹ thuật xanh – tinh gọn VSM bởi việc tối ưu hóa nguồn tài
nguyên, giảm chi phí, nâng cao chuẩn chất lượng sản phẩm, tối thiểu hóa tác động đến
mơi trường của dự án.


ABSTRACT
In the context of increasing environmental pollution, sustainable construction has
been increasingly emphasized. However, current sustainable construction research has
been focused mainly on the design and operation phases of projects but bypasses the
construction phase. In addition, current sustainable and construction management
approaches often resolve environmental and production issues separately. A lean
production tool is used to simultaneously deal with environmental and production
waste over the execution phase of construction projects. It’s value stream mapping
technique (VSM) which considers the elaboration of maps that assist project managers
in diagnosing the current state of production to propose improvements in a future state.
This research reports a case study of the VSM application as a green-lean approach in
the construction of a high-rise apartment building in order to improve its
environmental and production performance during the structural concrete work stage.
The main contribution of this study is to provide a fully detailed experience of the
VSM application in construction, confirming its ability to detect the origin of
environmental and production waste, and suggest reduction strategies. The case study
reinforces the effectiveness improving the sustainable performance of construction
projects when applying green-lean approach VSM, because of optimizing resources,
reducing costs, improving quality standards, minimizing the environmental impact of
the project generated by the construction of project.


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Tôi xin cam đoan: Bản Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức, số liệu
đo đạc thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của TS. Lương Đức Long.
Các số liệu và kết quả tính tốn, phân tích trong luận văn là hồn tồn trung
thực. Nội dung của bản Luận văn này hoàn toàn tuân theo nội dung của Đề cương luận
văn đã được Hội đồng đánh giá Đề cương luận văn cao học ngành Quản lý xây dựng,
Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng thông qua.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long
MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. iv
PHẦN PHỤ LỤC..................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
1.1. Giới thiệu chung ..............................................................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu ...................................................................4
1.6. Kết cấu luận văn ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.....................................................................................5
2.1. Giới thiệu chung ..............................................................................................5
2.2. Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu .........................................................5
2.2.1. Hiệu quả sản xuất (Production performance) ......................................5
2.2.1.1. Năng suất lao động ............................................................................5

2.2.1.2. Các phương pháp đo lường năng suất lao động ................................6
2.2.2. Hiệu quả về môi trường (Environmental performance).......................8
2.3. Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) .........................................................8
2.3.1. Khái niệm Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) ...........................8
2.3.1.1. Mục tiêu của Sản xuất tinh gọn.........................................................8
2.3.1.2. Các nguyên tắc chính của Sản xuất tinh gọn ....................................9
2.3.2. Một số khái niệm trong Sản xuất tinh gọn ...........................................9
2.3.2.1. Cơng việc tạo ra giá trị và sự lãng phí ..............................................9
2.3.2.2. Một số loại lãng phí chính...............................................................10
2.4. Sơ đồ dịng giá trị (Value stream mapping - VSM).......................................11
2.4.1. Dòng giá trị (Value stream) ...............................................................11
2.4.2. Cụm sản phẩm phân tích (Family product)........................................11
2.4.3. Sử dụng các công cụ vẽ sơ đồ ............................................................13

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang i


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

2.4.3.1. Vẽ sơ đồ dòng giá trị hiện tại ..........................................................14
2.4.3.2. Vẽ sơ đồ dòng giá trị tương lai .......................................................18
2.5. Các nghiên cứu liên quan ..............................................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28
3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................28
3.2. Chọn cụm sản phẩm phân tích và các chỉ số phân tích cần thiết...................29
3.3. Thu thập số liệu trên cơng trường ..................................................................33

3.3. Tính tốn các chỉ số, xây dựng VSM hiện tại ...............................................36
3.3.1. Tính tốn các chỉ số ...........................................................................36
3.3.2. Xây dựng VSM hiện tại .....................................................................40
3.4. Phân tích VSM hiện tại, xây dựng VSM tương lai ........................................41
3.4.1. Phân tích VSM hiện tại ......................................................................41
3.4.2. Xây dựng VSM tương lai ...................................................................42
3.5. Khuyến nghị, lập kế hoạch áp dụng VSM tương lai .....................................43
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG......................................................45
4.1. Mục đích của việc áp dụng nghiên cứu vào dự án cụ thể ..............................45
4.2. Giới thiệu về cơng trình áp dụng kỹ thuật VSM ...........................................45
4.3. Áp dụng kỹ thuật sơ đồ dòng giá trị ..............................................................46
4.3.1. Lựa chọn cụm sản phẩm phân tích và các chỉ số phân tích cần thiết 46
4.3.2. Thu thập số liệu trên cơng trường ......................................................49
4.3.3. Tính tốn các chỉ số, xây dựng VSM hiện tại ....................................54
4.3.4. Phân tích VSM hiện tại, xây dựng VSM tương lai ............................63
4.3.4.1. Phân tích VSM hiện tại ...................................................................63
4.3.4.2. Xây dựng VSM tương lai ................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................71
5.1. Kết Luận ........................................................................................................71
5.2. Khuyến Nghị ..................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang ii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các mơ hình về năng suất ...........................................................................5
Bảng 2.3: Các khái niệm của VSM ...........................................................................12
Bảng 2.4: Các biểu tượng trong sơ đồ dòng giá trị ...................................................15
Bảng 3.1: Các chỉ số đo lường trực tiếp trên công trường ........................................30
Bảng 3.2: Các chỉ số quá trình ..................................................................................31
Bảng 3.3: Bảng theo dõi nhân lực .............................................................................34
Bảng 3.4: Các chỉ số thời gian của các nhóm tổ .......................................................37
Bảng 4.1: Bảng theo dõi nhân lực ngày 14/09/2015 .................................................52
Bảng 4.2: Khối lượng thép, cốp pha, bê tơng của 1 sàn điển hình ...........................54
Bảng 4.3: Bảng tính tốn MT, SeT, PT, UT, TA ngày 14/09/15 ..............................56
Bảng 4.4: Bảng tính tốn MT, SeT, UT, TA, DP, D của sàn quan sát số 2 ..............57
Bảng 4.5: Tổng hợp các chỉ số tính tốn của sàn 2 ...................................................59
Bảng 4.6: Tổng hợp các chỉ số của dòng giá trị hiện tại ...........................................60
Bảng 4.7: Tổng hợp các chỉ số của dòng giá trị hiện tại ...........................................61
Bảng 4.8: Hao phí vật liệu.........................................................................................61
Bảng 4.9: Các chỉ số của VSM tương lai ..................................................................67

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang iii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 : Các ngun lý và cơng cụ sản xuất tinh gọn (Lean Production) ...............3

Hình 2.1 : Phương pháp đo lường năng suất ...............................................................8
Hình 2.2 : Hai mặt của dịng sản xuất .......................................................................11
Hình 2.3 : Lựa chọn cụm sản phẩm phân tích...........................................................12
Hình 2.4 : Hai loại Kaizen.........................................................................................13
Hình 2.5 : Các bước của sơ đồ dịng giá trị...............................................................14
Hình 2.6 : Các mức độ vẽ sơ đồ dòng giá trị cho cụm sản phẩm phân tích..............14
Hình 2.7 : Sơ đồ dòng giá trị hiện tại của nhà máy ACME Stamping ......................18
Hình 2.8 : Dịng sản xuất gián đoạn và dịng sản xuất liên tục .................................19
Hình 2.9 : Các quá trình hiện tại và các quá trình được sắp xếp lại .........................19
Hình 2.10 : Hệ thống siêu thị kéo .............................................................................20
Hình 2.11 : Làn FIFO ................................................................................................20
Hình 2.12 : Lựa chọn Quá trình giữ nhịp ..................................................................21
Hình 2.13 : Hộp điều phối sản xuất (load-leveling box) ...........................................21
Hình 2.14 : Rút quá trình giữ nhịp ............................................................................22
Hình 2.15 : Sơ đồ dịng giá trị tương lai của nhà máy ACME Stamping .................23
Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu ...............................................................................28
Hình 3.2 : Cơng nhân dừng làm việc để nói chuyện .................................................35
Hình 3.3 : Cơng nhân dừng làm việc để uống nước .................................................35
Hình 3.4 : Cơng nhân dừng làm việc để hút thuốc....................................................36
Hình 3.5 : Cách xác định MT, SeT, UT, TA của công nhân trong một ngày làm
việc ............................................................................................................................37
Hình 3.6 : Dịng giá trị hiện tại của cấu kiện vách ....................................................40
Hình 3.7 : Dịng giá trị tương lai của cấu kiện vách .................................................43
Hình 3.8 : Kế hoạch áp dụng VSM tương lai ...........................................................44
Hình 3.9 : Tổng kết áp dụng VSM tương lai ............................................................44
Hình 4.1 : Cơng trình áp dụng kỹ thuật VSM ...........................................................45
Hình 4.2 : Thi cơng thép cột, vách ............................................................................46
Hình 4.3 : Thi cơng cốp pha cột vách, dầm sàn ........................................................46
Hình 4.4 : Thi cơng thép dầm sàn .............................................................................47
Hình 4.5 : Sàn chuẩn bị đổ bê tơng ...........................................................................47

Hình 4.6 : Tháo cốp pha cột vách, dầm sàn ..............................................................48

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang iv


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

Hình 4.7 : Sự xảy ra đồng thời các cơng tác .............................................................49
Hình 4.8 : Mặt bằng phân chia các nhóm tổ thi cơng ...............................................51
Hình 4.9 : Tiến độ thi cơng của 1 sàn điển hình .......................................................55
Hình 4.10 : Sơ đồ dịng giá trị hiện tại của kết cấu cột vách, dầm sàn toàn khối ....62
Hình 4.1 : So sánh các circle time với takt time .......................................................65
Hình 4.1 : Sơ đồ dịng giá trị tương lai của hệ cột vách, dầm sàn toàn khối ............69

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang v


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nhật ký thi công .......................................................................................76

Phụ lục 2: Dữ liệu nhân lực của sàn quan sát thứ 2 ..................................................85
Phụ lục 3: Tính tốn các chỉ số thời gian của sàn quan sát số 2 ...............................97

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang vi


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu chung
Ngành xây dựng là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Theo Tạp chí Tài chính (2015), khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng 16,73% cơ cấu nền kinh tế ; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,45%;
khu vực dịch vụ chiếm 39,61%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,21%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so
với cùng kỳ năm 2014. Trong tổng mức tăng 6.28%, khu vực nơng, lâm nghiệp và
thủy sản đóng góp 0,42%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng đóng góp 2,98%
(ngành cơng nghiệp đóng góp 1.57%, ngành xây dựng đóng góp 1.41%) ; khu vực
dịch vụ tăng đóng góp 2,22%.
Sau khi kí kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt
Nam sẽ tham gia vào sân chơi chung, các rào cản xuất nhập khẩu bị xóa bỏ. Cũng
như các ngành kinh tế khác, ngành xây dựng sẽ đối mặt với các cơ hội và thách thức
đến từ TPP. Để sẵn sàng đối đầu với các thách thức, cải thiện năng suất lao động là
vấn đề cần được quan tâm một cách đúng mức. Theo Tổng cục thống kê (2015),
năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng
1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.

Mặt khác, trong điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm, xây dựng mang tính
bền vững ngày càng được đặt nặng. Các nghiên cứu về xây dựng bền vững hiện tại
chủ yếu tập trung vào giai đoạn thiết kế và vận hành dự án, nhưng bỏ qua giai đoạn
thi công. Theo Nam and Tatum (1988), xây dựng là một trong những ngành công
nghiệp có sự vận hành tồi tệ nhất về mặt sử dụng tài nguyên, năng suất lao động và
quản lý ô nhiễm.
Do đó, việc xem xét đồng thời 2 vấn đề môi trường và hiệu quả sản xuất trong
giai đoạn thi công xây dựng trở nên cấp thiết cho sự phát triển, hội nhập của ngành
xây dựng Việt Nam.

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Xây dựng tinh gọn (Lean construction), một học thuyết quản lý sản xuất mới dựa
trên tư duy tinh gọn (lean thinking), để cải tiến hiệu quả sản xuất của các dự án xây
dựng (Howell et al. 2011). Theo Kevern (2011), vấn đề môi trường của dự án cũng
đã được quan tâm thích đáng, là kết quả của việc phát triển cơng trình xanh hay học
thuyết xây dựng vững bền. Tuy nhiên, việc xem xét vấn đề môi trường và hiệu quả
sản xuất của một dự án thường cô lập với nhau (González and Echaveguren 2012).
Theo tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA 2007b), việc nâng cao hiệu quả hệ
thống sản xuất có thể làm giảm nguy hại đối với môi trường. Công nghiệp xây dựng
vẫn chưa tích hợp được sáng kiến xanh (green) và tinh gọn (lean) mặc dù đã nhận
thấy ưu thế vượt trội của việc kết hợp yếu tố xanh và tinh gọn vào quản lý dự án xây

dựng (Bae and Kim 2007; Nahmens 2009; Rueff and Cachadinha 2011). Hơn nữa,
các sáng kiến xanh thường chỉ chú tâm vào giai đoạn thiết kế và vận hành dự án, bỏ
qua giai đoạn thi công (Forbes at al. 2002). Vậy, phải dùng cơng cụ gì để có thể tiếp
cận cả 2 mục tiêu xanh và tinh gọn cho dự án xây dựng trong giai đoạn thi cơng?
Theo (USEPA 2007), Sơ đồ dịng giá trị (VSM – Value stream mapping) đạt hiệu
quả trong việc tích hợp các mục tiêu sản xuất và môi trường trong công nghiệp sản
xuất. VSM là một kỹ thuật tinh gọn được áp dụng vào sản xuất để sơ đồ hóa q
trình sản xuất (Rother and Shook 1998). Chỉ có một vài nghiên cứu tình huống
trong đó VSM được áp dụng vào xây dựng (Pasqualini and Zawislak 2005; Yu et al.
2009; Rueff and Cachadinha 2011). Các nghiên cứu này cịn mang tính sơ khai,
chưa cung cấp được phương pháp tiếp cận xanh-tinh gọn (green-lean) thật sự hiệu
quả dựa vào kỹ thuật VSM. Rosenbaum et al. (2014) đã áp dụng kỹ thuật VSM
mạnh mẽ, rõ ràng hơn vào việc phân tích hiệu quả về mặt môi trường cũng như hiệu
quả sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở cấu kiện vách. Để có cái
nhìn khái qt về tồn bộ cơng tác kết cấu cho 1 tầng sàn, việc áp dụng kỹ thuật
VSM cho tất cả các công tác, cấu kiện đứng và ngang là cần thiết. Làm thế nào để
có thể áp dụng VSM trong trường hợp này, giúp quản lý dự án có cái nhìn tổng
quan về tình trạng thi cơng hiện tại trên tồn bộ mặt bằng và các giải pháp để cải
tiến tình trạng hiện tại, đạt được mục tiêu xanh và tinh gọn của dự án.
HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

Hình 1.1 : Các nguyên lý và công cụ sản xuất tinh gọn (Lean Production)
(Pasqualini and Zawislak 2005)


1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề xem xét đồng thời 2 yếu tố mơi trường và hiệu quả sản xuất
trong q trình thi công các dự án xây dựng, nghiên cứu cần đạt các mục tiêu:
 Cách áp dụng kỹ thuật Sơ đồ dịng giá trị (VSM) vào q trình thi cơng các
dự án xây dựng cho tồn bộ các cơng tác, cấu kiện phần thô.
 Thu thập số liệu cho một hạng mục cụ thể tại công trường để xây dựng sơ
đồ dịng giá trị tại thời điểm hiện tại.
 Phân tích Sơ đồ dòng giá trị hiện tại, chỉ ra những điểm bất hợp lý gây lãng
phí nguồn tài nguyên. Đề xuất Sơ đồ dòng giá trị tương lai tối ưu hơn hiện
tại để tăng năng suất, giảm hao phí tài ngun, giảm tác động đến mơi
trường do q trình thi công xây dựng.


Khẳng định hơn hiệu quả của việc áp dụng tư duy tinh gọn (lean thinking)
thông qua VSM vào các dự án xây dựng đang thi công để tác động đồng
thời lên mặt giảm hao phí sản xuất cũng như giảm tác động xấu đến môi
trường .

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-


Thời gian nghiên cứu: 05 tháng (09/07/2015 - 09/12/2015).

-

Địa điểm, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: Các dự án xây dựng dân dụng
đang trong giai đoạn thi cơng kết cấu ở TP. HCM.

1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu
-

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đóng góp cho các nhà thầu cơng cụ hỗ trợ xác

định tình trạng thi cơng của dự án trực quan và kiến nghị những cải tiến cần thiết
để nâng cao năng suất, giảm hao phí, giảm ảnh hưởng đến mơi trường trong q
trình thi cơng. Nghiên cứu chứng minh mơ hình này khá đơn giản và thực dụng,
dựa vào mơ hình này các nhà thầu có thể đưa ra những quyết định sáng suốt
hơn, có cơ sở hơn thay vì dựa trên quyết định mang tính chủ quan, theo kinh
nghiệm.
-

Về mặt lý luận: nghiên cứu khẳng định hơn hiệu quả của việc áp dụng tư

duy tinh gọn (lean thinking) thông qua VSM vào các dự án xây dựng đang thi
công để tác động đồng thời lên mặt giảm hao phí sản xuất cũng như giảm tác
động xấu đến môi trường.
1.6. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm 5 chương:
-


Chương 1: Đặt vấn đề

-

Chương 2: Tổng quan

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Nghiên cứu tình huống

-

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung
Chương này hệ thống lại các khái niệm và nghiên cứu liên quan đến vấn đề môi

trường và hiệu quả sản xuất. Dựa vào đó, sẽ biết được thực trạng các nghiên cứu
trước và các vấn đề cần hoàn thiện, phát triển trong nghiên cứu này.
2.2. Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu
2.2.1. Hiệu quả sản xuất (Production performance)
Theo Rosenbaum et al. (2014), “Hiệu quả sản xuất là quá trình đo lường trong
mối liên hệ chung giữa chi phí, thời gian, năng suất ”
2.2.1.1. Năng suất lao động
Theo Bộ thương mại Mỹ, năng suất lao động là giá trị bằng tiền của đầu ra trên
số giờ công của đầu vào lao động. Năng suất lao động là tỉ số giữa giá trị tài nguyên
đầu vào (input) và giá trị sản phẩm đầu ra (output). Tùy vào điều kiện áp dụng, cách
đo lường đầu vào và đầu ra sẽ khác nhau.
Bảng 2.1: Các mơ hình về năng suất
Loại mơ hình
Kinh tế

Năng suất
 Năng suất tổng qt (TFP) = Lượng sản
phẩm/(Nhân công + Vật tư+ Máy thi
công +Năng lượng +Vốn)

Mơ tả
Mơ hình mà đầu vào và
đầu ra được đo lường
bằng tiền, phù hợp để
đánh giá tình trạng nền
kinh tế và hoạch định
chính sách. Khơng phù
hợp đánh giá dự án hoặc
công trường


Dự án cụ thể

 Năng suất = Lượng sản phẩm/( Nhân
công + Vật tư + Máy thi công)
 Năng suất = Đơn vị khối lượng cơng

Cơ quan chính phủ lên
kế hoạch các chương
trình cụ thể một cách
chính xác hơn

việc / số tiền

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

Công việc cụ
thể

GVHD: TS. Lương Đức Long

 Năng suất lao động = Lượng sản phẩm/
Chi phí nhân công
 Năng suất lao động = Lượng sản phẩm/
Giờ công lao động
 Năng suất lao động = Chi phí nhân

cơng hoặc giờ công lao động /Lượng

Nhà thầu thường quan
tâm đến năng suất lao
động

công

tác

công trường. Các nhà
thầu sử dụng với đơn
vị đầu ra cho các công
việc cụ thể (tấn,

sản phẩm

tại

m2,

…) như cốt thép, cốp
pha, bê tông.
(Nguyễn 2011)

2.2.1.2. Các phương pháp đo lường năng suất lao động
Năng suất lao động không được định nghĩa nhất quán, thay đổi theo lĩnh vực và
mục đích đánh giá. Nhiều phương pháp được sử dụng để đo lường năng suất lao
động, được phân ra làm 2 nhóm phương pháp: đo lường trực tiếp và đo lường gián
tiếp.

 Phương pháp trực tiếp
-

Phương pháp Units/Man.hours: Là một trong hai phương pháp đánh giá cơ
bản nhất được sử dụng trong xây dựng. Phương pháp này đo lường số
lượng đơn vị sản phẩm hoàn thành tương ứng với số giờ cơng lao động
tạo ra. Đây là phương pháp ít tốn thời gian cho việc thực hiện và thu thập
thông tin, và có thể áp dụng cho bất kỳ cơng tác hay hoạt động cơ bản nào
(Thomas and Mathews 1986; Halligan et al. 1994).

-

Phương pháp $/Unit: Là chỉ số cơ bản thứ hai được sử dụng, đo lường
bằng giá trị tính bằng số tiền tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm được tạo ra
bao gồm: các chi phí vật tư, các chi phí về nhân cơng, chi phí máy móc
thiết bị và sự thất thốt chi phí. Phương pháp này tiện sử dụng và nhìn
chung là rất hiệu quả cho việc kiểm tra công tác cơ bản.

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp
-

GVHD: TS. Lương Đức Long

Phương pháp chi phí: Chi phí cơng việc liên quan đến việc thực hiện kiểm
tra bằng việc so sánh chi phí thực hiện với chi phí theo ngân sách tiền tệ

tính cho cơng việc cụ thể tại cùng một thời điểm. Phương pháp này
không phổ biến, nhưng cung cấp một con số tổng thể dùng để so sánh với
nguồn chi phí dự kiến của công việc theo ngân sách (Alfeld 1988, Thomas
and Kramer 1988).
Ngồi ra, cịn có các phương pháp khác: Phương pháp hoàn thành theo tiến
độ, (On- time completion), phương pháp phần trăm hồn thành (Percent
complete), phương pháp số giờ cơng lao động đạt được (Earned Man –
hours), phương pháp quản lý nguồn lực (Resourse Management),
phương pháp kiểm soát khối lượng/ làm lại (Quality control/ Rework),....
 Phương pháp gián tiếp

-

Phương pháp lấy mẫu công việc (Work Sampling): Là phương pháp
áp dụng lý thuyết và kỹ thuật lấy mẫu theo phương pháp thống kê để
đo lường việc sử dụng thời gian của công nhân. Phương pháp gồm
này gồm nhiều cách lấy mẫu công việc: để xem xét việc sử dụng thời
gian của công nhân, đánh giá hiệu quả làm việc. Phương pháp này đo
lường hiệu quả của quản lý.

-

Phương pháp nghiên cứu công việc (Work Study): Là phương pháp
nghiên cứu cách thức thi cơng hiện tại để tìm ra cách tốt nhất để thực
hiện công việc. Phương pháp này được áp dụng trong xây dựng từ
những năm 1950, cho thấy rõ hơn các ưu khuyết điểm của người
quản lý. Phương pháp này gồm nhiều các phương pháp khác nhau:
Cycle chart, String diagram, Flow process chart,…

-


Phương pháp câu hỏi/phỏng vấn (Questionaires): Là một phương
pháp hiệu quả để xác định các vấn đề về nhân sự, tổ chức và quản lý
trong thi công xây dựng dựa trên ý kiến của người trả lời về các
nguyên nhân gây ra sự chậm trễ, gián đoạn và giảm năng suất lao

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

động. Đây là một phương pháp tỏ ra khá hiệu quả, kết quả nhanh và
ít tốn chi phí.

Hình 2.1 : Phương pháp đo lường năng suất
(Nguyễn 2011)

2.2.2. Hiệu quả về môi trường (Environmental performance)
Theo Rosenbaum et al. (2014), “Hiệu quả về mặt môi trường liên quan tới việc
sử dụng năng lượng và vật tư thơ, khí thải và các rác thải sản sinh trong q trình thi
cơng dự án”.
2.3. Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing)
2.3.1. Khái niệm Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)
2.3.1.1. Mục tiêu của Sản xuất tinh gọn
Theo Lean6Sigma (2015), Sản xuất tinh gọn là một hệ thống các phương pháp và
cơng cụ nhằm loại bỏ tất cả những lãng phí (muda) trong quá trình sản xuất. Hệ

thống này giúp cắt giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản
HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

xuất. Sản xuất tinh gọn bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được
dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950, gồm có
các mục tiêu sau:
-

Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình khơng cần thiết.

-

Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất.

-

Tối thiểu hóa mức tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất.

-

Cải thiện năng suất lao động.
2.3.1.2. Các nguyên tắc chính của Sản xuất tinh gọn


Các nguyên tắc chính trong Sản xuất tinh gọn được tóm tắt như bên dưới:
-

Nhận thức về sự lãng phí: Tất cả những công tác không tạo nên giá trị phải
được loại bỏ đến mức tối đa.

-

Chuẩn hố quy trình: Tất cả người lao động đều thực hiện theo một quy trình
thống nhất.

-

Quy trình liên tục: hạn chế tối đa sự gián đoạn trong q trình sản xuất.

-

Sản xuất “Pull”: Cịn gọi là Just-in-Time (JIT), chỉ sản xuất khi có nhu cầu.

-

Chất lượng từ gốc: kiểm sốt chất lượng ngay từ cơng đoạn đầu tiên, làm
đúng ngay từ đầu.

-

Cải tiến liên tục.

2.3.2. Một số khái niệm trong Sản xuất tinh gọn
2.3.2.1. Công việc tạo ra giá trị và sự lãng phí

Các hoạt động sản xuất có thể được chia thành ba nhóm sau đây:
-

Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities) là các hoạt
động chuyển hoá vật tư trở thành sản phẩm yêu cầu.

-

Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities)
là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tư thành sản
phẩm yêu cầu.

-

Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary
non value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm
nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản yêu cầu.

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

2.3.2.2. Một số loại lãng phí chính
Có một số loại lãng phí chính trong sản xuất tinh gọn, gồm các mục sau:
-


Sản xuất dư thừa (Over-Production).

-

Tồn kho (Inventory).

-

Khuyết tật (Defects).

-

Thao tác (Motion): Các chuyển động, thao tác không cần thiết.

-

Sửa sai (Correction): Phải thực hiện lại một cơng việc do nó khơng được
làm đúng ngay từ đầu.

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lương Đức Long

2.4. Sơ đồ dòng giá trị (Value stream mapping - VSM)

Sơ đồ dòng giá trị (VSM) là một kỹ thuật tinh gọn (lean technique) đã được áp
dụng vào quá trình sản xuất để vẽ sơ đồ hệ thống sản xuất (Rother and Shook
1998). Kỹ thuật này bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production
System - TPS). VSM thực hiện hiệu quả việc tích hợp hai mục tiêu hiệu quả sản
xuất và mơi trường trong cơng nghiệp sản xuất (USEPA, 2007a).
2.4.1. Dịng giá trị (Value stream)
Theo (Rother and Shook 1998), dòng giá trị là tất cả các hoạt động (bao gồm cả
hoạt động gia tăng giá trị, hiệu quả - value added và hoạt động vơ ích – non-valued
added) đưa vào sản phẩm từ khi cịn là các vật liệu thơ đến khi là thành phẩm trong
tay người tiêu dùng. Đây cũng là dòng sản xuất (production flow). Theo dòng sản
xuất, phải ghi nhận lại tất cả các q trình gồm dịng vật liệu (material flow) và
dịng thơng tin (information flow). Dịng vật liệu và dịng thơng tin là 2 mặt của
cùng một vấn đề. Phải sơ đồ hóa cả 2 dịng này.

Hình 2.2 : Hai mặt của dịng sản xuất
(Rother and Shook 1998)

2.4.2. Cụm sản phẩm phân tích (Family product)
Cụm sản phẩm phân tích là một nhóm sản phẩm được tách ra từ tất cả các sản
phẩm hiện có. Cụm sản phẩm này liên quan trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng.
Một sơ đồ dòng giá trị tương ứng với việc đi dọc theo để quan sát và vẽ lại tất cả
các q trình (thơng tin, vật liệu) của một cụm sản phẩm phân tích.

HVTH: Trần Ngọc Đức

Trang 11


×