Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên võ cổ truyền lứa tổi 15 16 tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN CÔNG MẠNH

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ
CHO NAM VẬN ĐỘNG VÕ CỔ TRUYỀN
LỨA TUỔI 15 - 16 TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN CÔNG MẠNH

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ
CHO NAM VẬN ĐỘNG VÕ CỔ TRUYỀN
LỨA TUỔI 15 - 16 TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60.14.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN NGỌC VIỆT

NGHỆ AN - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan ngồi những nội dung đã được trích
dẫn và liệt kê trong phần Tài liệu tham khảo, cơng trình
nghiên cứu này là của riêng tơi, các số liệu nghiên cứu là
trung thực, chưa có ai cơng bố và chưa được xuất bản
dưới bất kỳ hình thức nào.
Tác giả luận văn

NGUYỄN CÔNG MẠNH


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 5
1.1. Lịch sử võ cổ truyền Việt Nam .............................................................. 5
1.2. Đặc điểm về võ cổ truyền ...................................................................... 7
1.3. Đặc điểm về kỹ thuật võ cổ truyền ........................................................ 8
1.4. Huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên môn võ cổ truyền ..... 20
1.4.1. Sức mạnh và sức mạnh tốc độ của vận động viên nam ................ 20
1.4.2. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ ................................... 21
1.4.3. Phương tiện huấn luyện sức mạnh tốc độ ..................................... 22
1.5. Đặc điểm tâm-sinh lý lứa tuổi 15-16 ................................................... 24
1.5.1. Đặc điểm tâm lý ............................................................................ 24
1.5.2. Đặc điểm sinh lý............................................................................ 25

1.6. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ............................................... 26
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.............. 32
2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 32
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................. 32
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................ 32
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm..................................................... 33
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm..................................................... 33
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .............................................. 34
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê .................................................... 35
2.2. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 36
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 36
2.2.2. Đối tượng chủ thể nghiên cứu ....................................................... 38
2.2.3. Đối tượng khách thể nghiên cứu ................................................... 38


2.2.4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 38
2.2.5. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 39
3.1. Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên võ
cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An ....................................................... 39
3.1.1. Lựa chọn các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức
mạnh tốc độ cho nam vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 15-16
tỉnh Nghệ An ........................................................................................... 39
3.1.2. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ
nam vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An .............. 52
3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
nam vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An .................. 59
3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ ................................ 59
3.2.2. Xác định hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An............................. 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83
I. Kết luận .................................................................................................... 83
II. Kiến nghị ................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CLB

: Câu lạc bộ

HLV

: Huấn luyện viên

NXB

: Nhà xuất bản

TDTT

: Thể dục thể thao

TT

: Thứ tự

VĐV


: Vận động viên

SMTĐ

: Sức mạnh tốc độ

CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN VĂN
(lần)

: Số lần

“s”

: giây


DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 3.1. Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng các test đánh giá sức
mạnh tốc độ của nam vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 15-16
tỉnh Nghệ An ......................................................................................... 41
Bảng 3.2. Kết quả xác định độ tin cậy các test đánh giá sức mạnh tốc độ của
nam vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An ........... 44
Bảng 3.3. Kết quả xác định tính thơng báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ
của nam vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 15- 16 tỉnh Nghệ An .......... 45
Bảng 3.4. So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ theo
lứa tuổi của nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An ...... 47
Bảng 3.5. Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh tốc độ theo từng nội dung của nam
VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 15 tỉnh Nghệ An ...................................... 49
Bảng 3.6. Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh tốc độ theo từng nội dung của nam

VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 16 tỉnh Nghệ An ........................................ 49
Bảng 3.7. Bảng điểm tổng hợp đánh giá SMTĐ theo từng nội dung của nam
VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 15 tỉnh Nghệ An ...................................... 50
Bảng 3.8. Bảng điểm tổng hợp đánh giá SMTĐ theo từng nội dung của nam
VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 16 tỉnh Nghệ An ........................................ 50
Bảng 3.9. Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức mạnh tốc độ cho
nam vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An. .......... 52
Bảng 3.10. Tỷ lệ kế hoạch huấn luyện vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 1516 tỉnh Nghệ An .................................................................................... 53
Bảng 3.11. Tỷ lệ kế hoạch huấn luyện tố chất thể lực cho vận động viên nam
võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An ............................................ 53
Bảng 3.12. Tỷ lệ kế hoạch huấn luyện tố chất sức mạnh cho vận động viên
nam võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An .................................... 53
Bảng 3.13. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam
vận động viên võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An .................... 55


Bảng 3.14. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi
15-16 tỉnh Nghệ An .............................................................................. 57
Bảng 3.15. Thực trạng kết quả xếp loại sức mạnh tốc độ của nam vận động
viên võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An .................................... 57
Bảng 3.16. Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ cho nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An ............ 64
Bảng 3.17. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ của các đối
tượng nghiên cứu trước thực nghiệm ................................................... 76
Bảng 3.18. Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ của đối tượng nghiên
cứu sau 06 tháng thực nghiệm .............................................................. 77
Bảng 3.19. Kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ của các đối tượng nghiên
cứu sau 12 tháng thực nghiệm .............................................................. 78
Bảng 3.20. Kết quả so sánh tự đối chiếu tố chất sức mạnh tốc độ của 2 nhóm
đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm .................................. 78

Bảng 3.21. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của
nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm ............................... 79
Bảng 3.22. Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá tố chất sức mạnh tốc độ
của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm ............................ 80
Bảng 3.23. So sánh tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trình độ sức mạnh
tốc độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm .......... 81


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Biểu đồ 3.1 Đối tượng được phỏng vấn ................................................................ 42
Biểu đồ 3.2 Trình độ chuyên môn đối tượng được phỏng vấn .............................. 42
Biểu đồ 3.3 Thâm niên công tác đối tượng được phỏng vấn ................................ 43
Biểu đồ 3.4 Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam vận động viên võ cổ truyền
lứa tuổi 15 tỉnh Nghệ An .................................................................... 58
Biểu đồ 3.5 Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam vận động viên võ cổ truyền
lứa tuổi 16 tỉnh Nghệ An .................................................................... 58
Biểu đồ 3.6 So sánh sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm .... 82


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa nhân loại nhằm cải
tạo và hồn thiện cơ thể bằng sự vận động tích cực của con người. Trong xã hội
ngày nay, TDTT được xem là một phần quan trọng khơng thể thiếu trong chính sách
phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nhân tố con người,
vai trò của TDTT được xem như một phương tiện, phương pháp huấn luyện để nâng
cao sức khỏe cho con người.
Mục tiêu chính của thể thao thành tích cao Việt Nam đến năm 2020 là phải
giữ vững vị trí thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, cải thiện thứ hạng ở khu vực Châu
Á, một vài mơn thể thao đạt trình độ thế giới, chính vì vậy trong những năm gần

đây, Ngành Thể dục thể thao phối hợp cùng các Liên đoàn thể thao đã đẩy mạnh
công tác đào tạo vận động viên (VĐV) thể thao đỉnh cao và thu được những kết quả
khả quan. Ngành TDTT căn cứ vào thực tiễn đã xác định các môn thể thao trọng
điểm cần đầu tư đặc biệt, trong đó có mơn võ cổ truyền.
Võ cổ truyền hay là võ Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền
trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi
đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những địn, thế, bài quyền, bài binh
khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt
Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt
Nam. Về danh xưng "Võ cổ truyền Việt Nam", theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng
thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: "Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng
ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp khơng mơn phái nào trên thế giới có được, nó
khơng chỉ là một mơn võ phịng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà
còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ
thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi "võ ta", là chúng ta đã vơ tình đánh mất
ln cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!"
Ngày nay, trước yêu cầu cao của quá trình đào tạo VĐV đòi hỏi bên cạnh các
bài tập phát triển tố chất thể lực chung, phải đặc biệt chú ý tới những bài tập nhằm


2
phát triển tố chất thể lực chuyên môn, đặc biệt là sức mạnh tốc độ (SMTĐ). SMTĐ
là tố chất thể lực có ý nghĩa quyết định, là tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc
của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác, phù hợp với đặc điểm các
môn thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện và thi đấu, đảm bảo hiệu quả sử
dụng kỹ - chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu. Ngồi ra, tố chất SMTĐ cịn giúp
cho VĐV vững tin bước vào trận đấu, đủ tự tin thực hiện kỹ chiến thuật và sáng suốt
trong sử lý các tình huống xuất hiện trong thi đấu. Trong mơn võ cổ truyền, SMTĐ là tố
chất thể lực chuyên môn đặc trưng, do vậy VĐV có SMTĐ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho VĐV tiếp thu và hoàn thiện kỹ chiến thuật nhanh trong quá trình tập luyện.

Điều đặc biệt trong thi đấu đối kháng võ cổ truyền là khi hai VĐV cùng ra
địn trong một pha đánh thì điểm thường được ghi cho một VĐV kết thúc đòn trước.
Vì vậy, tố chất SMTĐ đóng vai trị rất quan trọng và là một tiêu chuẩn ghi điểm
không thể thiếu trong thi đấu. Việc phát triển tố chất thể lực này gắn với huấn luyện
kỹ - chiến thuật được coi là nền tảng để đạt được thành tích cao trong thi đấu.
Ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển sức mạnh là vấn đề thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các tài liệu về
huấn luyện và giảng dạy võ cổ truyền tiêu biểu như: “Chương trình huấn luyện võ
cổ truyền Việt Nam”, Nhà xuất vản TDTT, Hà Nội, năm 2002; Nguyễn Xuân Bính,
Nguyễn Văn Tuyên (2014), “Võ thuật đạo Bắc phái Tây Sơn”; Giáo trình giảng dạy
mơn võ thuật cổ truyền, Trường đại học TDTT Hồ Chí Minh, năm 2013. Các đề tài
nghiên cứu khoa học về võ thuật trong đào tạo VĐV nói chung và huấn luyện tố
chất thể lực nói riêng được đề cập đến như: Trần Tuấn Hiếu (1999) với đề tài:
“Nghiên cứu hệ thống bài tập nâng cao năng lực và hiệu quả bộ tay trong môn
Karatedo”; Nguyễn Mạnh Hùng (1999) với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số
biện pháp khắc phục có hiệu quả trạng thái tâm lý trước thi đấu của vận động viên
Karatedo cao cấp”; Nguyễn Dương Bắc (2000) với đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn
một số bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu
võ Karatedo trường Đại học TDTT I”; Vũ Sơn Hà (2002) với đề tài: “Nghiên cứu
lựa chọn và ứng dụng một số bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các kỹ


3
thuật chân cho nam võ sinh Karatedo lứa tuổi 16-18”; Lê Thị Hoài Phương (2002)
với đề tài: “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện thể lực cho nữ vận
động viên Karatedo lứa tuổi 16-18"; Cao Hoàng Anh (2001) với đề tài: “Nghiên
cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho nam võ sinh Karatedo lứa tuổi
14-16”; Trần Tuấn Hiếu (2004) với đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc
độ của VĐV Karatedo (từ 12-15 tuổi)”; Đỗ Tuấn Cương (2014) với đề tài: “Nghiên
cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV

Karatedo đội tuyển quốc gia”; Bùi Đức Thao“Ứng dụng bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ địn chân tấn cơng số 3 cho nam vận động viên đội tuyển Vovinam lứa
tuổi 15- 16,Viện Nghiên Cứu Phát Triển Vovinam và Thể Thao”;Vũ Công Lâm
“Nghiên cứu một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhóm địn đá trước cho nam
sinh viên chun sâu Taekwon do Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà
Nội” Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên được nhiều chun gia có
chun mơn góp ý trong nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện nhằm
nâng cao thành tích cho VĐV các mơn võ nói chung làm cơ sở cho nghiên cứu của
các mơn võ nói riêng trong đó có võ cổ truyền. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu cho
VĐV võ cổ truyền ở nước ta hiện nay chưa được nghiên cứu. Từ kinh nghiệm thực
tiễn cho thấy, công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV võ cổ
truyền hiện nay chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm. Sau khi cho VĐV tập luyện
thường xuyên với thời gian từ 3-6 tháng, nếu có sự tăng trưởng về các tố chất thể
lực, kỹ thuật, nhận thức chiến thuật thì giữ lại đào tạo, hoặc thực trạng các VĐV
yếu ở tố chất thể lực nào thì các HLV sẽ huấn luyện tăng cường cho các tố chất thể
lực đó. Cách thức này tuy có tác dụng nhất định nhưng chưa có đầy đủ cơ sở khoa
học.
Nghệ An là một tỉnh có phong trào tập luyện môn võ cổ truyền phát triển
mạnh, tuy nhiên những năm gần đây thành tích của đội tuyển võ cổ truyền tỉnh
Nghệ An có thành tích chưa cao, nhất là thành tích của các vận động viên nam. Việc
tìm ra ngun nhân đích thực khơng phải dễ dàng, vì trong hệ thống đào tạo, tập
luyện, thi đấu và nâng cao thành tích một mơn thể thao phụ thuộc vào nhiều yếu tố


4
tác động như điều kiện thể chất, tập luyện, môi trường, đào tạo... Ngồi việc hồn
thiện trình độ kỹ thuật, chiến thuật và rèn luyện trạng thái tâm lý, VĐV cần phải
chuẩn bị đầy đủ về mặt thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh là tố chất đặc trưng của
các môn võ. Do vậy, nghiên cứu phương tiện và phương pháp huấn luyện SMTĐ
cho các nam VĐV võ cổ truyền trẻ là một đòi hỏi bức xúc từ thực tiễn đào tạo VĐV

võ cổ truyền tỉnh Nghệ An hiện nay
Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết nêu trên, để góp phần nâng cao thành
tích cho nam VĐV và để bổ sung tài liệu chuyên môn phục vụ công tác huấn luyện
võ cổ truyền tỉnh Nghệ An, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa
chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên võ cổ
truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An”.
Mục đích nghiên cứu:
Qua tìm hiểu và đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cũng như công tác huấn
luyện tố chất này, đề tài tiến hành lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An, nhằm góp phần nâng
cao thành tích thi đấu cho VĐV.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra đề tài đặt ra các nhiệm vụ cụ thể:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho nam VĐV võ cổ
truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh Nghệ An.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập
phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 tỉnh
Nghệ An.
Giả thuyết khoa học:
Đề tài đặt ra giả thuyết, các bài tập đề tài nghiên cứu phát triển sức mạnh tốc
độ cho nam VĐV võ cổ truyền lứa tuổi 15-16 đảm bảo tính khoa học sẽ góp phần
nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV võ cổ truyền tỉnh Nghệ An


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử võ cổ truyền Việt Nam
Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hoá, lịch sử, truyền thống của dân tộc
Việt Nam; tên gọi này dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt

trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua
nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những địn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ
thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng
nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam.
Cũng như nhiều môn võ khác trên thế giới, võ cổ truyền Việt Nam có hai
nội dung tập luyện là quyền thuật và đối kháng. Quyền thuật gồm quyền tay khơng,
binh khí, đối luyện, nội ngoại cơng phu, khí cơng và nhiều loại hình khác. Đối
kháng là nội dung thi đấu ứng dụng đòn thế, kỹ thuật, chiến thuật của bài võ và
những kỹ thuật đặc thù khác dùng trong chiến đấu của các môn phái, hệ phái.
Trên thực tế, đối kháng là nội dung hấp dẫn, thể hiện trình độ của người tập
võ, luyện võ hay nói khác hơn đối kháng dùng ấn chứng công phu cao thấp của
người dụng võ. Trước đây loại hình thi đấu đối kháng võ cổ truyền Việt Nam dưới
dạng đấu tự do, dùng tất cả các thế, miếng, đòn kỹ thuật, chiến thuật cộng với sự
khôn ngoan, khéo léo, tinh thần dũng cảm, ý chí ngoan cường, quyết chiến để
trường tồn.
Ngày nay, trên tinh thần thể thao đoàn kết, cao thượng, nội dung thi đấu đối
kháng Võ cổ truyền Việt Nam phải theo Luật thi đấu, nhằm mục đích sức khoẻ, an
tồn thân thể, phát huy kỹ năng, kỹ xảo, trí thơng minh, can trường, sáng tạo dưới
hình thức kỹ thuật, chiến thuật và tinh thần thượng võ.
Tại các võ đường võ cổ truyền Việt Nam, võ sư dạy quyền thuật, đấu luyện
quy ước, đấu luyện linh tính, song đấu tự do rồi đến hình thức đối kháng trên sàn
đấu, trên võ đài. Luật thi đấu võ cổ truyền Việt Nam hiện tại áp dụng cho các giải
thi đấu là đối kháng trên võ đài.


6
Võ đài đối kháng võ cổ truyền Việt Nam ngày nay mang thông điệp truyền
thống dân tộc trong thời đại thể thao hiện đại đến với mọi người trong nước và trên
thế giới. Trong giai đoạn này, nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng. Toàn
quốc Việt Nam, trước năm 1945, ai cũng nghe danh Tứ Đại Võ Sư là Bái Mùa Cát

Quế, đào tạo vô số thanh niên yêu nước sẵn sàng bảo vệ quê hương và phụng sự dân
tộc, tạo truyền thống thượng võ lan rộng khắp năm châu. Sau năm 1945, cụ Quế có
các cao đồ là sư tổ Nguyễn Văn Quý và Trưởng Tràng là Võ Sư Đặng Văn Hinh, kế
tiếp là Võ Sư kiêm Giáo sư Tiến sĩ Đặng Quang Lương, Chưởng Môn võ phái Việt
Đạo Quán trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đến năm 1975 được bổ nhiệm làm Chưởng
Môn Việt Đạo Quán Thế giới; 3 võ sư còn lại trong 4 đại danh sư kể trên được
mệnh danh là "Tam Nhựt" gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bảy Mùa vì có cơng lớn trong
việc khôi phục truyền thống võ Việt Nam trong thời gian này. Võ sư Ngơ Xn
Bính xuất thân trong gia đình có truyền thống về võ, ơng học võ ngay từ cha và các
võ sư nổi tiếng trong vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh đã lĩnh hội được truyền thống võ
thuật dân tộc lâu đời, muốn thống nhất, đồng nhất các kỹ thuật võ Việt ông đã tiếp
thu được để cùng vun vén về cội nguồn, hy vọng quy tụ các kỹ thuật của bầu đồn
võ của vùng sơng Lam, sông Mã thành một phái võ riêng cho Việt Nam. Đó là võ
cổ truyền là một đứa con của làng võ Việt nam, một phần tinh hoa văn hóa của dân
tộc Việt Nam. Mãi đến khi Pháp rời khỏi Việt Nam, chính quyền Ngơ Đình Diệm ở
miền Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam (VABA),và Tổng Hội Võ Sư Nghiên cứu Và
Phổ Biến Võ Học Việt Nam, gọi tắt là Tổng Hội Võ Học Việt Nam. Ba võ sư có
cơng lớn trong giai đoạn này là: Trương Thanh Đăng, sư tổ của võ phái Bình Định
Sa Long Cương, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là "Tam Nguyệt")
tiếp nối việc khôi phục và phát triển võ Việt Nam. Tuy nhiên, tại miền Nam Việt
Nam, từ năm 1960 đến năm 1963, Ngơ Đình Diệm lại tiếp tục cấm các đồn võ
thuật phát triển (trong đó có võ Việt Nam), vì năm 1960, trong lực lượng tham gia
đảo chính


7
Ngơ Đình Diệm thất bại có đồn võ sĩ Nhu đạo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy.
Năm 1964, võ thuật được tiếp tục hoạt động, trong đó có võ Việt Nam. Trong giai
đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn mạnh, sánh vai ngang hàng với võ thuật các nước

trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Lào, Campuchia... Nhiều võ
sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của các nước bạn trong khu
vực. Bốn võ sư đã có cơng đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng quyền thuật Việt Nam,
nhất là đào tạo nhiều võ sĩ giỏi đại diện cho màu cờ sắc áo Việt Nam chiến thắng vẻ
vang nhiều nhà vơ địch của các nước bạn, chính là: Từ Thiện Hồ Văn Lành, Trần
Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Bốn võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao
tặng Bằng Khen về các thành tích vẻ vang cho đất nước, và từ đó, giới võ thuật gọi
bốn võ sư này là "Tứ Tú" (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp "Tam Nhựt" (ba mặt trời) và
"Tam Nguyệt" (ba mặt trăng) trong việc khôi phục và phát huy truyền thống võ thuật
Việt Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do tình hình trật tự an ninh cịn hỗn loạn,
võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển một thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân
đội Trung Quốc và quân đội Khmer đỏ tấn công Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã
cho khơi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam, để tập
hợp thanh niên rèn luyện tinh thần bất khuất sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau
đó, các Liên đồn võ thuật hình thành để quản lý phong trào võ thuật, trong đó có
Liên đồn võ thuật cổ truyền Việt Nam hình thành năm 1991.
1.2. Đặc điểm về võ cổ truyền
Võ cổ truyền xuất phát trước hết từ đặc điểm của người Việt là tầm vóc nhỏ
bé, mà trong thời gian dài lịch sử lại phải thường xuyên đối đầu với người phương
Bắc thể lực to khỏe và quyết chí cao do đó khó có thể đương lực ngang bằng theo
lối đối đòn và trả miếng bằng sức mạnh cơ bắp. Muốn thắng phải tìm ra thế mạnh
riêng. Xuất phát từ thể chất không cứng mạnh, võ sinh ta không thể tập theo lối
cương cường, mà tập trung vào luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu, cụ thể
là tập nhiều về tránh né sao cho thật thuần thục để những địn đánh của đối phương
đều khơng đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu
của đối phương mà dứt điểm.


8
Võ thuật cổ truyền Việt Nam thể hiện một số đặc điểm:

- Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm,
chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa,
làng xóm, chống trộm cướp.
- Thích hợp với nhiều loại địa hình.
- Thực dụng, linh hoạt.
- Dĩ cơng vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường.
- Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú
Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để
tăng khí cơng trong người, khi đó ra đòn sẽ mạnh hơn.
1.3. Đặc điểm về kỹ thuật võ cổ truyền
Hoạt động chính của VĐV võ thuật nói chung và mơn võ cổ truyền nói riêng
đều gồm vơ số các kỹ thuật như các kỹ thuật tay (thủ pháp), các kỹ thuật chân (cước
pháp) và các kỹ thuật tấn… Đặc thù kỹ thuật của võ cổ truyền thể hiện thơng qua
việc phối hợp hài hịa giữa kỹ thuật tay và kỹ thuật chân và toàn cơ thể. Phương
pháp kỹ thuật đơn giản, cương thẳng, công pháp độc đáo nội ngoại kiêm bị, có tác
dụng trội về tu luyện thân tâm. Các đòn đánh, đỡ, né tránh đều vận dụng nguyên tắc
khoa học. đòn thường tung theo đường thẳng kết hợp với lực xoắn của hông. Các kỹ
thuật võ cổ truyền yêu cầu hiệu quả cao, dứt điểm nhanh chóng, kết thúc địn phải
có thế thủ, vì vậy tấn công nhanh theo đường thẳng là hiệu quả nhất. Đường thẳng
không những thể hiện trong tấn công mà cả trong q trình di chuyển khi tấn cơng
hay phản cơng, thơng qua các bước di chuyển ngang, trước, sau, đường thẳng là chủ
yếu. Mặt khác còn thể hiện ở kỹ thuật động tác đơn giản, dễ tập, hiệu quả trong thời
DI CHUYỂN
“Bộ bất ổn tắc quyền loạn”. Di chuyển là yếu tố quan trọng trong võ thuật,
đặc biệt là đối kháng. Di chuyển đúng, kịp thời sẽ tạo ra nhiều cơ hội ưu thế trong
trận đấu, tấn công khi đối phương chưa kịp né tránh và ngược lại thoát ly khỏi tầm
tấn cơng khi đối phương chưa kịp ra địn. Nói về bộ pháp (phương pháp di chuyển)
võ thuật có nhiều như ngựa chiếc, ngựa đơi, ngựa tứ bình, ngựa ba chân hổ, đó là



9
những loại hình di chuyển truyền thống nhưng áp dụng cho đối kháng là loại hình
thực chiến trực diện, phương pháp di chuyển cụ thể hơn.
- Từ tư thế thủ nâng nhẹ chân trước dùng lực chân sau đẩy cơ thể về trước
(bước tiến). Biên độ bước tới không được quá lớn, tư thế sau khi bước tới không
thay đổi.
- Từ tư thế thủ nâng nhẹ chân sau dùng lực chân trước đẩy cơ thể về sau
(bước lui). Biên độ bước lui không được quá lớn, tư thế sau khi bước lui không thay
đổi.
- Từ tư thế thủ tiến chân sau lên phía trước hoặc ngược lại. Biên độ bước tới
hoặc lui không được quá lớn, tư thế sau khi bước không thay đổi.
- Lướt hai chân về trước hoặc về sau.
- Từ tư thế thủ đưa chân sau lên sát chân trước rồi chân trước bước tới trước
và ngược lại. Biên độ bước tới hoặc lui không được quá lớn, tư thế sau khi bước
không thay đổi.
- Từ tư thế thủ đưa chân sau chéo lên chân trước (kiểu chân xà) rồi chân
trước bước tới trước và ngược lại (không thông dụng trên võ đài).
- Từ tư thế thủ nhảy nhẹ hốn chân (ít dùng trên võ đài).
- Từ tư thế thủ nâng nhẹ chân trước dùng lực chân sau đẩy cơ thể ngang qua
trái hoặc phải (bước ngang). Biên độ bước ngang không được quá lớn, tư thế sau
khi bước ngang không thay đổi.
- Từ tư thế thủ nâng nhẹ chân trước dùng lực chân sau đẩy cơ thể bước chéo
45 độ về bên trái hoặc phải (bước chéo). Biên độ bước chéo không được quá lớn, tư
thế sau khi bước chéo không thay đổi.
- Từ tư thế thủ nâng nhẹ chân trước dùng lực chân sau xoay cơ thể thuận
hoặc ngược chiều kim đồng hồ (xoay thân). Biên độ bước xoay không được quá
lớn, tư thế sau khi bước xoay không thay đổi.
KỸ THUẬT ĐÒN TAY
Thủ pháp theo căn bản công Võ thuật cổ truyền Việt Nam có các hình thức
nắm đấm (thơi sơn), ức bàn tay (hùng chưởng), cạnh bàn tay (cương đao), cùi chỏ



10
(phượng dực), các ngón tay (thủ chỉ) và kỹ thuật hoa quyền (bông pháp). Nội dung
đối kháng trên võ đài theo Luật thi đấu võ cổ truyền Việt Nam, võ sĩ phải mang
găng thi đấu nên chỉ còn một loại hình duy nhất là nắm đấm (thơi sơn).
Chỉ với một số kỹ thuật của nắm đấm, qua sự biến hoá theo nhiều tình
huống, địn tay trên võ đài tạo ra những phương thức phối hợp chiến thuật thực sự
làm say lòng người yêu võ.
ĐÒN TAY CĂN BẢN
- Đấm thẳng
- Đấm móc
- Đấm xốc
- Đấm tạt
- Đánh nghịch
- Vỗ găng, đập găng thuận, nghịch.
KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN
Đối với nhiều môn võ, địn chân phong phú, đa dạng; Phần căn bản cơng Võ
thuật cổ truyền Việt Nam tập luyện “nhị thập tứ cước” tức là kỹ thuật 24 thế đá,
nhưng trong thực tế trên võ đài không dùng hết, chỉ thiện dụng vài địn, ngay cả
trong các tình huống “chiến đấu trên đường phố” cũng có nhiều địn trong căn bản
cơng khơng hiệu quả.
Đối kháng là hình thức mặt đối mặt giữa hai võ sĩ của hai đơn vị khác nhau
dùng các kỹ chiến thuật tấn cơng, phịng thủ gồm các thế né, tránh, gạt, đỡ, đòn tay,
đòn chân, đòn đánh ngã…
ĐÒN CHÂN CĂN BẢN
- Đá đâm trước (xỉa)
- Đá tống trước
- Đá tống ngang
- Đá vòng cầu

- Đá quét chân trụ
- Đá tống nghịch


11
- Đá móc gót nghịch
- Đá nện gót, đá chẻ
- Đạp cản
KỸ THUẬT TẤN CÔNG PHỐI HỢP
- Phối hợp di chuyển, tay trái đấm (thẳng, móc, xốc, tạt)
- Phối hợp di chuyển, tay phải đấm (thẳng, móc, xốc, tạt)
- Phối hợp di chuyển, tay trái, phải đấm liên hoàn
- Phối hợp di chuyển, xoay người, tay trái đánh nghịch (rờ ve)
- Phối hợp di chuyển, xoay người, tay phải đánh nghịch (rờ ve)
- Di chuyển, chân trái đá
- Di chuyển, chân phải đá
- Di chuyển chân trái, chân phải đá liên hoàn
- Phối hợp chân đá, tay đấm liền theo
- Phối hợp tay đấm, chân đá liền theo
- Phối hợp chân đá, tay đấm, chân đá liên hoàn
- Phối hợp tay đấm, chân đá, tay đấm liên hoàn
KỸ THUẬT PHÒNG THỦ PHỐI HỢP
- Phối hợp bộ pháp tránh theo nhiều hướng khác nhau
- Phối hợp thân pháp né, nghiêng trái, phải, hụp đầu
- Kỹ thuật kéo tay phòng thủ bảo vệ vùng mặt, thái dương và cằm
- Kỹ thuật dùng tay, gạt đòn, đỡ đòn
- Kỹ thuật dùng chân đỡ đòn, phá đòn
- Kỹ thuật nâng gối (rút gối) đỡ địn bảo vệ vùng hơng, bụng
- Kỹ thuật nâng gối (rút gối), hạ chỏ bảo vệ toàn thân.
KỸ THUẬT PHẢN ĐÒN PHỐI HỢP

- Phối hợp né phản đòn
- Phối hợp tránh phản đòn
- Phối hợp cản phản đòn
- Phối hợp phá phản đòn


12
- Phối hợp đỡ phản đòn
CHIẾN THUẬT ĐỐI KHÁNG
Đặc điểm về chiến thuật môn võ cổ truyền:
Chiến thuật võ cổ truyền là cách làm cho VĐV nắm bắt được kỹ chiến thuật
một cách hợp lý nhất để vận dụng vào trong thi đấu nhằm phát huy sở trường của
bản thân, đồng thời hạn chế sở trường của đối phương.
Yêu cầu về tập chiến thuật võ cổ truyền
+ Chú trọng bồi dưỡng ý thức và nâng cao năng lực vận dụng kỹ chiến thuật
cho VĐV
+ Tăng cường tham gia và quan sát nhiều trận đánh tích lũy kinh nghiệm thi
đấu cho VĐV
+ Nắm bắt toàn diện cách sử dụng chiến thuật và tuân thủ yêu cầu trong thi đấu
+ Ngoài năm bắt các chiến thuật cần trang bị cho VĐV nhóm chiến thuật
được chọn kỹ (đòn sở trường)
+ Chiến thuật phải phù hợp với trình độ tập luyện của VĐV
Phương pháp tập chiến thuật:
+ Tập tấn công vào khoảng không tưởng tượng
VĐV tưởng tượng đang thi đấu với đối thủ, nghĩ ra các tình huống để tấn
cơng tượng tượng vào khoảng khơng. Cũng có thể đối mặt với các mục tiêu như bao
cát, thân cây, hình nộm. Sử dụng chiến thuật tấn công dồn dạp, đánh nghi binh hoặc
né tránh để tấn công mục tiêu. Phương pháp tập tượng tượng này có mục đích tạo
dựng ý thức chiến thuật cho VĐV nắm bắt vững các cách sử dụng kỹ thuật thi đấu.
+ Tập chiến thuật bằng cách phân tích các trận đấu điển hình

Chọn các băng hình thi đấu boxing phản ánh đặc điểm chiến thuật, dung làm
tài liệu cho VĐV tham khảo. Hoặc chọn kỹ một chiến thuật hoàn chỉnh để VĐV
nghiên cứu nhiều lần. Có thể dung đoạn phim điển hình có tính ứng dụng chiến
thuật tốt, cũng có thể dung những chiến thuật khơng thích hợp dẫn tới thất bại để
VĐV tham khảo. Thông qua việc đặt câu hỏi, phân tích, giảng giải của HLV sẽ giúp
cho VĐV tìm ra câu trả lời chính xác qua đó tích lũy được kinh nghiệm.


13
+ Tập mô phỏng
Tập luyện mô phỏng là do HLV hoặc bạn cùng tập căn cứ tình huống khác
nhau của đối thủ mà tiến hành mơ phỏng có tính mục tiêu, dung để nâng cao khả
năng ứng dụng chiến thuật và năng lực vận dụng chiến thuật của VĐV. Nếu mô
phỏng đúng việc đối thủ chủ động tấn công hoặc phịng thủ phản cơng, VĐV sẽ vận
dụng được chiến thuật khắc chế đối phương, không ngừng nâng cao khả năng thích
ứng và vận dụng chiến thuật tốt để dành thắng lợi.
+ Tiến hành thi đấu dựa vào yêu cấu của trận đấu
Dựa vào yêu cầu của trận đấu, VĐV cần tập luyện và bồi bổ khả năng vận
dụng chiến thuật, qua đó sẽ có nhiều kinh nghiệm thi đấu. Dựa vào độ khó, yêu cầu
của việc thi đấu mà sắp xếp tập luyện theo điều kiện thi đấu giả định. Chẳng hạn tập
luyện với đấu thủ có hạng cân khác nhau, trình độ kỹ thuật khác nhau, hoặc mỗi
người luân phiên thi đấu với một đối thủ khác nhau trong mỗi hiệp.
Tóm lại, trong võ cổ truyền chiến thuật được sử dụng nhiều nhất trong nội
dung thi đấu như: Phòng thủ, tấn công, phản công, đánh gần, đánh xa, đánh cao,
đánh thấp, đánh liên tiếp so đũa, động tác giả và kỹ thuật biến hóa giành thế chủ
động ghi điểm. Nói chung ở bất kỳ dạng chiến thuật nào cũng địi hỏi VĐV võ cổ
truyền phải linh hoạt, phán đốn, lựa chọn và phản ứng kịp thời với các diễn biến
tình huống chiến thuật xảy ra trong thi đấu đặc biệt vào thời điểm cần sự gắng sức
tối đa.
- Huấn luyện chiến thuật làm trung tâm. Huấn luyện kỹ chiến thuật đòn tay

kết hợp đòn chân và di chuyển, nhằm dành thế chủ động trong trận đấu. Lấy tấn
công làm trọng điểm kết hợp phịng thủ chắc, phản cơng nhanh.
Kết hợp chặt chẽ huấn luyện kỹ thuật với huấn luyện chiến thuật. Kết hợp
đồng thời huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật với huấn luyện thể lực, lấy tố chất thể lực
chuyên môn làm nội dung huấn luyện chủ yếu.
Chiến thuật trong võ cổ truyền là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu. Trong
huấn luyện chiến thuật cho VĐV võ cổ truyền trẻ thì HLV phải giải quyết hai nhiệm
vụ liên quan đến nhau đó là: Một là, lập kế hoạch thi đấu hợp lý có tính đến khả


14
năng của từng VĐV, đặc điểm của đối phương (các mặt mạnh và yếu…) và điều
kiện khác của cuộc thi đấu. Ví dụ: Nhà thi đấu, khán giả, thể thức thi đấu… Hai là,
thực hiện kế hoạch đó bằng những cách thức đua tranh.
- Nội dung trong huấn luyện chiến thuật võ cổ truyền cho VĐV trẻ gồm:
+ Truyền thụ những hiểu biết lý luận về chiến thuật thể thao trong võ cổ truyền
+ Nghiên cứu các mặt mạnh, mặt yếu của đối phương.
+ Sử dụng thành thạo các dạng chiến thuật.
+ Giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực cần thiết khác cho
việc thực hiện chiến thuật.
Trong các nội dung trên chỉ việc huấn luyện cho VĐV trẻ năng lực tư duy
chiến thuật là trọng tâm và quan trọng, bởi lẽ thiếu nó thì việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch sẽ khơng có kết quả. Muốn có được tư duy chiến thuật tốt thì VĐV
phải có những hiểu biết cơ bản về khái niệm các dạng chiến thuật, được thi đấu cọ
sát nhiều và có phương pháp phân tích chiến thuật, từ đó VĐV mới rút ra được
những kinh nghiệm về chiến thuật trong thi đấu. Một điểm khơng thể thiếu trong
q trình huấn luyện chiến thuật võ cổ truyền là tư duy chiến thuật bao giờ cũng đặt
trên nền móng của sự thuần thục kỹ thuật cơ bản. Chiến thuật trong võ cổ truyền
khó thực hiện được nếu VĐV khơng có trình độ chuẩn bị về kỹ thuật, tâm lý và thể
lực đặc biệt là sức bền chuyên môn.

- Nhiệm vụ chủ yếu của chiến thuật võ cổ truyền là nhằm phát huy tối đa ưu
điểm, khắc phục nhược điểm của bản than để khoét sâu điểm yếu và hạn chế điểm
mạnh của đối phương nhằm chủ động tấn cơng và phịng thủ tích cực, đẩy đối thủ
vào thế bị động, dành thế chủ động nhanh chóng ghi điểm.
- Các yêu cầu khi vận dụng chiến thuật:
+ Phải có kỹ thuật cơ bản vững vàng, tồn diện để khi gặp đối tượng, tình
huống khác nhau đều có thể vận dụng một cách linh hoạt, chính xác.
+ Cần chuẩn bị thể lực tốt mới có thể phát huy cao độ khả năng về kỹ thuật
và chiến thuật.


15
+ Phải chuẩn bị trạng thái tâm lý thi đấu tốt mới có thể phát huy hiệu quả của
kỹ, chiến thuật, đặc biệt là quyết tâm cao trong thi đấu, có tinh thần dũng cảm, ý chí
ngoan cường, sự tập trung cao độ.
+ Cần hiểu sâu sắc về các chiến thuật và cơ sở khoa học để đặt ra các chiến
thuật chung. Không nên xem nhẹ những yêu cầu của từng chiến thuật đơn lẻ.
Huấn luyện kỹ - chiến thuật cho VĐV võ cổ truyền trẻ đều có chung mục
đích là sử dụng những biện pháp và phương pháp khoa học để đào tạo những VĐV
giỏi. Huấn luyện kỹ thuật phải tiến hành theo yêu cầu nhất định của chiến thuật, làm
cho kỹ thuật từng bước đạt được yêu cầu của chiến thuật. Huấn luyện chiến thuật làm
nền cho kỹ thuật. Chất lượng kỹ thuật là sự bảo đảm cho chất lượng chiến thuật. Song
huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật không thể thay cho nhau. Huấn luyện kỹ thuật cơ bản
và huấn luyện cho chiến thuật phải được sắp xếp theo tỷ lệ nhất định, qua tập luyện lặp đi
lặp lại nhiều lần trong từng giai đoạn khác nhau làm cho kỹ - chiến thuật đạt được sự
thành thục.
Tóm lại trong quá trình huấn luyện kỹ - chiến thuật cho VĐV võ cổ truyền
trẻ cần chú ý tới những điểm sau:
Để có thành tích thể thao cao thì kỹ thuật động tác phải khoa học, phù hợp
với cấu trúc giải phẫu của cơ thể và đặc điểm cá nhân, đồng thời tư duy về chiến

thuật phải hợp lý phù hợp với tình huống cụ thể của trận đấu.
Trong quá trình huấn luyện chiến thuật cho VĐV võ cổ truyền các HLV cần
phải chú ý giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực cần thiết khác
cho việc thực hiện chiến thuật. Tới mối quan hệ của huấn luyện chiến thuật với
huấn luyện kỹ thuật, đó là tư duy chiến thuật bao giờ cũng đặt trên nền móng của sự
thuần thục kỹ thuật thể thao.
Bất kỳ một VĐV nào cũng cần có kỹ thuật sở trường riêng (miếng độc đáo)
và chiến thuật riêng của mình, đồng thời cần xác lập phương châm chiến lược riêng
trước mỗi giải đấu.
Mỗi mơn thể thao đều có những đặc điểm chun biệt, địi hỏi có kỹ chiến
thuật, thể lực riêng, phù hợp với hoạt động của nó. Huấn luyện thể lực không những


16
nâng cao được chức năng của các cơ quan nội tạng, nâng cao các tố chất thể lực mà
còn hỗ trợ cho việc tiếp thu kỹ thuật và duy trì trạng thái tối ưu để thực hiện chiến
thuật hợp lý trong q trình thi đấu.
Điểm cuối cùng đó là q trình huấn luyện kỹ- chiến thuật có đạt được hiệu
quả hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuẩn bị tâm lý và trình độ chuẩn bị
thể lực của VĐV đặc biệt là thể lực chun mơn. Đó là mối quan hệ chặt chẽ nhằm
đảm bảo duy trì nhịp độ trận đấu với hiệu quả sử dụng kỹ chiến thuật cao nhất trong
các cuộc thi đấu võ cổ truyền.
Đặc điểm tố chất thể lực của võ cổ truyền:
Sự thay đổi các tố chất cơ thể trên cơ sở của sự phát triển hình thái, cơ năng.
Nó thay đổi khơng ngừng theo lứa tuổi và có tính làn song, tính giai đoạn. Sự phát
triển của các tố chất thể lực trong q trình trưởng thành diễn ra khơng đồng đều lúc
nhanh, lúc chậm và xảy ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ
riêng vào những thời kỳ khác nhau. Do ảnh hưởng của tập luyện thể thao, nhìn
chung đều có tác dụng thúc đẩy q trình phát triển các tố chất vận động, song nhịp
điệu phát triển đó vẫn khơng giống nhau ở các lứa tuổi.

- Tốc độ: Tốc độ là một tố chất vận động được đặc trưng bởi các yếu tố thời
gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ của một động tác đơn lẻ.
Trong hoạt động thể lực, tốc độ thường biểu hiện một cách tổng hợp. Tốc độ của
động tác đơn lẻ cũng biến đổi rõ rệt trong q trình phát triển, đến 15-16 tuổi nó đạt
mức độ của người lớn và thành tích tố chất đạt tới đỉnh cao nhất của nam là 19 tuổi.
- Sức mạnh: Sức mạnh có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tổ chức
xương - cơ, sự phát triển của hệ thống dây chằng khớp, tức là phụ thuộc vào hệ vận
động. Nó cịn được quyết định bởi năng lực khống chế, điều hịa các cơ. Trong q
trình trưởng thành, sự phát triển của các nhóm cơ là khơng đều nhau nên tỷ lệ sức mạnh
giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi. Trong đó sức mạnh của các cơ duỗi phát triển
nhanh hơn sức mạnh của các cơ co, các cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn
các cơ ít hoạt động. Ở độ tuổi 15-16 thì sức mạnh cơ bắp mới thực sự phát triển
nhịp độ cao có tính chất đột biến.


×