Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHẦN MỞ ĐẦU Hoàn thiện tour lễ hội đến Đền Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.71 KB, 4 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU Hoàn thiện tour lễ hội đến Đền Hùng
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
xã hội của con người và có tốc độ phát triển ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế
giới. Đã từ lâu du lịch được coi là "con gà đẻ trứng vàng" hay "công nghiệp không
khói" bởi chính những ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội của nó đối với
mỗi quốc gia. Các hoạt động du lịch ngày càng phát triển thì sự văn minh, tiến bộ
trong xã hội ngày càng được nâng cao. Đi du lịch làm tăng sự hiểu biết và giao lưu
giữa con người với con người, làm tăng tình hữu nghị - hoà bình giữa các dân tộc
ở các quốc gia với nhau và đặc biệt là có sự giao lưu, kế thừa và phát huy tinh hoa
của các nền văn hoá trên thế giới. Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và
gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Doanh thu từ các hoạt
động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di tích, khôi phục và phát huy các di sản
văn hoá phi vật thể đặc biệt là các lễ hội truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ,...
phục vụ du lịch.
Trong xu thế hội nhập trên toàn thế giới như hiện nay, nhu cầu du lịch văn
hoá sẽ tất yếu phát triển. Trong đó, các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh
và lễ hội truyền thống là những đối tượng có nhiều ưu thế nhất xét về cả bề rộng
lẫn chiều sâu của nội dung và hình thức.
Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương -
huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ từ lâu đã được coi là vùng đất Tổ, là cội nguồn
của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Đền Hùng không chỉ là lễ hội lớn của tỉnh Phú Thọ
mà của cả dân tộc Việt Nam. Hội Đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng
thịnh của giống nòi, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, hào khí dân tộc. Chính
vì thế, trong tâm thức của người dân đất Việt, trên khắp mọi miền đất nước đều
khắc sâu lý trí thiêng liêng về một cội nguồn chung:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3"
hay:
" Dù ai buôn đâu bán đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"


Hàng năm vào dịp 10-3 âm lịch, đồng bào trong cả nước lại trẩy hội Đền
Hùng, thắp nén hương thơm thành kính tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các
vua Hùng dựng nước. Đền Hùng và lễ hội Hùng Vương đã trở thành biểu tượng,
điểm hội ý chí cộng đồng Việt Nam.
Ngày 6/11/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị định số 82/2001 NĐ-CP
quy định về nghi lễ Nhà nước trong tổ chức lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng
Vương. Như vậy, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch đã trở thành ngày quốc lễ.
Chính điều này đã càng nhấn mạnh hơn vai trò và ý nghĩa quan trọng của lễ hội
Đền Hùng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
Thế nhưng việc khai thác, tổ chức các tour du lịch lễ hội đến Đền Hùng ở
công ty du lịch vẫn còn rất hạn chế. Rất ít công ty du lịch có tour du lịch lễ hội đến
Đền Hùng hoặc nếu có thì các chương trình đưa ra còn chưa hấp dẫn và chưa thực
sự thu hút được sự quan tâm của đồng bào trong mỗi dịp hành hương về cội nguồn.
Đây là lý do tại sao em lựa chọn đề tài "Hoàn thiện tour lễ hội đến Đền Hùng".
2. MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
* Mục đích của đề tài:
Hoàn thiện tour du lịch lễ hội đến Đền Hùng, đóng góp cho việc phát triển
du lịch văn hoá lễ hội ở Việt Nam.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hoá lịch sử để phát triển du lịch lễ hội
Đền Hùng.
- Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch lễ hội Đền Hùng.
- Tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tour du lịch lễ hội đến Đền Hùng.
* Giới hạn của đề tài:
- Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu khu di tích Đền Hùng và
một số điểm trong tuyến du lịch Hà Nội - Việt Trì - suối nước khoáng Thanh Thuỷ.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu:
- Tour du lịch lễ hội ở Đền Hùng
* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu:
Các tài liệu số liệu có liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu được thu
thập trong nhiều đợt và ở nhiều nơi khác nhau. Từ đó có cơ sở để tiến hành phương
pháp nghiên cứu trong phòng.
- Phương pháp khảo sát thực địa:
Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp thu thập số liệu, qua đó kiểm tra
tính chính xác của các số liệu đã thu thập được. Đồng thời tiếp xúc với các cơ
quan, đơn vị chức năng về du lịch để trao đổi kinh nghiệm.
- Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê:
Là phương pháp được sử dụng để xử lý số liệu trong phòng sau khi đã thu
thập tài liệu, số liệu từ thực tế và từ các nguồn khác nhau.
- Phương pháp sơ đồ, bản đồ:
Là một trong những phương pháp quan trọng của khoá luận vì sơ đồ bản đồ
không chỉ là phương tiện phản ánh đặc điểm không gian về điểm du lịch mà còn là
nội dung không thể thiếu của đề tài.
4. GIẢI PHÁP CỦA KHOÁ LUẬN:
Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện nhằm với ý tưởng sẽ hoàn thiện
một tour du lịch lễ hội dựa trên cơ sở một số tour du lịch đã có sẵn, tạo thêm các
hoạt động mới trong tour du lịch để thu hút một cách tối đa nhất sự quan tâm của
khách hàng tiềm năng. Phát huy hơn nữa những giá trị đặc biệt của lễ hội Hùng
Vương nói riêng và khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng nói chung. Ngoài ra,
hoàn thiện tour du lịch lễ hội đến Đền Hùng còn góp phần làm tăng thêm sự phong
phú các loại hình hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ cũng như góp phần làm cho
lễ hội Đền Hùng trở thành điểm đến hấp dẫn, xứng đáng với vai trò và vị trí của nó
trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam.
5. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN:
Gồm 3 phần: Mở đầu - Nội dung - Kết luận
Trong đó phần nội dung của khoá luận được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch lễ hội.
- Chương 2: Hiện trạng về du lịch lễ hội ở Đền Hùng.

- Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện tour du lịch lễ hội đến
Đền Hùng.

×