Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm hùm lồng tại thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ NGHIÊM CHIẾN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NGHỀ NI TƠM HÙM
LỒNG TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ NGHIÊM CHIẾN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NGHỀ NI TƠM HÙM
LỒNG TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

8310105

Quyết định giao đề tài:



614/QĐ-ĐHNT ngày 11/5/2018

Quyết định thành lập hội đồng:

1466/QĐ-ĐHNT ngày 7/12/2018

Ngày bảo vệ:

18/12/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
ThS. LÊ VĂN THÁP
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả nghiên cứu của đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ
thuật của nghề nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hịa” là
cơng trình nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn


Lê Nghiêm Chiến

iii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian tham gia học tập chương trình Thạc sỹ Kinh tế phát triển tại
Trường Đại học Nha Trang, luận văn thạc sỹ là kết quả của quá trình vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn để giải quyết một vấn đề nghiên cứu liên quan đến kiến thức đã
học tập của tôi trước khi tốt nghiệp.
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự
hỗ trợ, giúp đỡ, động viên từ các thầy, cô công tác tại Trường Đại học Nha Trang nói
chung, khoa Kinh tế phát triển nói riêng, những người bạn bè, đồng nghiệp và người
thân trong gia đình.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi đến quý thầy cô của Trường Đại Học Nha Trang
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến thầy Trần Đình Chất, thầy Lê Văn Tháp đã tận
tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn, đồng nghiệp và những
người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên để tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp.
Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự
quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hồn thiện hơn.
Khánh Hịa, tháng 12 năm 2018
Tác giả

Lê Nghiêm Chiến

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ...........................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4. Kết cấu luận văn .......................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CƠ SỞ THỰC
TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM HÙM ..............................................................5
2.1. Lý luận về hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi.......................................................5
2.1.1. Khái niệm hiệu quả................................................................................................5
2.1.2. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật..................................................................................6
2.1.3. Phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật..............................................................7
2.1.4. Lý luận cơ bản về khả năng sinh lợi....................................................................10
2.1.5. KHUNG PHÂN TÍCH ........................................................................................11
2.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan .................................................................12
2.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động ni tơm hùm ..........................................................17
2.3.1. Tình hình ni tơm hùm trên thế giới .................................................................17
2.3.2. Tình hình ni tôm hùm tại Việt Nam ................................................................19

v


2.3.3. Tình hình ni tơm hùm tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ..................20
2.3.4. Đặc điểm sinh học và sinh trưởng của tôm hùm.................................................21
2.3.5. Tổng quan về kỹ thuật ni tơm hùm .................................................................22
Tóm tắt chương 2 ..........................................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................31
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................31
3.2. Phương pháp thực hiện nghiên cứu........................................................................31
3.2.1. Xác định khung đánh giá hiệu quả kỹ thuật........................................................31
3.2.2. Xây dựng mơ hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của
hoạt động nuôi tôm hùm lồng .......................................................................................33
3.2.3. Cấu trúc bản câu hỏi khảo sát .............................................................................35
3.2.4. Chọn mẫu khảo sát ..............................................................................................36
3.2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................36
Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................42
4.1. Kết quả thống kê về mẫu khảo sát .........................................................................42
4.1.1. Về chủ hộ ............................................................................................................42
4.1.2. Về hoạt động nuôi tôm hùm lồng........................................................................43
4.2. Kết quả phân tích khả năng sinh lợi của hoạt động ni tơm hùm lồng................45
4.3. Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật của hoạt động nuôi tôm hùm lồng................46
4.3.1. Hiệu quả kỹ thuật theo mơ hình CCR-DEA .......................................................46
4.3.2. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mơ theo mơ hình BCC – DEA ........................49
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm hùm
lồng tại TP.Cam ranh ....................................................................................................50
4.5. Khó khăn chủ yếu và dự định của các hộ ni tơm hùm lồng ...............................53
4.5.1. Khó khăn chủ yếu của các hộ nuôi tôm hùm lồng ..............................................53
4.5.2. Dự định, nguyện vọng của các hộ nuôi tôm hùm lồng .......................................56

4.6. Đánh giá về kết quả nghiên cứu .............................................................................58
Tóm tắt chương 4 ..........................................................................................................59
vi


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................60
5.1. Kết luận...................................................................................................................60
5.2. Một số kiến nghị .....................................................................................................61
5.2.1. Đối với các hộ nuôi tôm hùm lồng ......................................................................61
5.2.2. Đối với UBND thành phố Cam Ranh..................................................................62
5.2.3. Đối với UBND tỉnh Khánh Hòa ..........................................................................62
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCC:

Banker, Charnes và Cooper

CCR:

Charnes, Cooper, và Rhodes

CRS:

Constant Return to Scale (Hiệu quả không đổi theo quy mơ)


DEA:

Data Envelopment Analysis (Phân tích đường bao dữ liệu)

DEAP:

Date Envelopment Analysic Program ( Chương trình phân tích
đường bao dữ liệu)

DMU:

Decision Making Unit (Đơn vị ra quyết định)

DRS:

Decreasing Returns to Scale (Hiệu quả giảm dần theo quy mô)

EE:

Economic Efficiency (Hiệu quả kinh tế)

IRS:

Increasing Returns to Scale (Hiệu quả tăng dần theo quy mơ)

PTNT:

Phát triển nơng thơn


SFA:

Stochastic Frontier Analysis (Phân tích biên giới ngẫu nhiên)

TE:

Technical Efficiency (Hiệu quả kỹ thuật)

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VRS:

Variable Returns to Scale (Hiệu quả thay đổi theo quy mô)

HQKT:

Hiệu quả kỹ thuật

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong phân tích BCC mở rộng..........................................32
Bảng 3.2: Tổng hợp một số nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
trong sản xuất nông nghiệp............................................................................................33
Bảng 3.3: Tổng hợp các biến sử dụng trong hồi quy Tobit của các nghiên cứu trước .37
Bảng 3.4: Các biến sử dụng trong phân tích hồi quy Tobit...........................................39
Bảng 4.1: Phân bổ mẫu điều tra theo độ tuổi của chủ hộ ..............................................42

Bảng 4.2: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo giới tính của chủ hộ ......................................42
Bảng 4.3: Kinh nghiệm nuôi tôm của hộ.......................................................................43
Bảng 4.4: Kết quả hoạt động nghề nuôi tôm hùm lồng.................................................43
Bảng 4.5: Khả năng sinh lợi của hoạt động nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam
Ranh năm 2017..............................................................................................................45
Bảng 4.6: Hiệu quả kỹ thuật tổng hợp theo mơ hình CCR-DEA của nghề ni tơm
hùm lồng tại TP.Cam Ranh ...........................................................................................47
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật .............................................................47
Bảng 4.8: Kết quả kiểm điểm Levene ...........................................................................48
Bảng 4.9: Kết quả phân tích ANOVA...........................................................................48
Bảng 4.10: Kết quả thống kê giữa các nhóm.................................................................49
Bảng 4.11: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mơ theo mơ hình BCC – DEA................49
Bảng 4.12: Hiệu quả quy mơ theo mơ hình BCC..........................................................50
Bảng 4.13: Mức độ tương quan các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật thuần tuý....50
Bảng 4.14: Những khó khăn chủ yếu thường gặp của các hộ nuôi tôm hùm lồng tại
Cam Ranh năm 2017 .....................................................................................................54
Bảng 4.15: Phương hướng sản xuất của các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh......56
Bảng 4.16: Nguyện vọng của các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh năm 2017 .....57

ix


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Mơ hình đánh giá hiệu quả kỹ thuật của Farrel................................................6
Hình 2.2: Sơ đồ khung phân tích hiệu quả kỹ thuật ni tơm hùm lồng ......................12
Hình 2.3: Bản đồ địa chính thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hịa.............................20
Hình 2.4: Chu kỳ sống của tơm hùm.............................................................................22
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu HQKT ni tơm hùm lồng tại TP, Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hòa.....................................................................................................................31


x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghề ni tơm hùm ở nước ta tập trung chủ yếu tại khu vực ven biển Nam Trung
bộ mà Khánh Hòa và Phú Yên là hai vùng trọng điểm. Số lượng lồng bè nuôi tôm hùm
tại Khánh Hòa tăng nhanh trong những năm gần đây, nếu năm 2010 tồn tỉnh mới chỉ
có khoảng 21.320 lồng ni thì đến năm 2017 con số này đã lên đến khoảng 40.620
lồng nuôi. Sự phát triển nhanh về số lượng lồng nuôi tôm hùm tại các vùng nuôi thuộc
các tỉnh như Phú n, Khánh Hịa, … đã góp phần làm ơ nhiễm môi trường nước tại
các vùng nuôi này, hậu quả dẫn đến tôm hùm bị dịch bệnh chết với số lượng lớn, gây
thiệt hại lớn đến thu nhập của các nông hộ nuôi tôm hùm. Về hiện trạng, hiệu quả kỹ
thuật thì nghiên cứu này cũng mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các tiêu chuẩn ao nuôi,
đánh giá việc áp dụng quy trình kỹ thuật ni tơm của các hộ nuôi tôm Thẻ chân trắng
trên cát tại Quảng Ngãi, từ đó đưa ra các nhận xét, khuyến nghị. Nghiên cứu chưa có
những phân tích sâu về hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động nuôi tôm Thẻ chân trắng để
từ đó có thể kết luận được bao nhiêu hộ đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, bao nhiêu hộ
chưa đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, … Nghiên cứu đã chỉ ra được tỷ lệ hộ đạt hiệu quả
về mặt kỹ thuật (hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất), khả năng sinh
lời của các hộ nuôi tôm hùm và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của nghề
nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được những khuyến cáo để giải
quyết các vấn đề hiện đang tồn tại trong nghề ni tơm hùm lồng, đó là các hộ nuôi
tôm hùm lồng đang sử dụng chưa hiệu quả các yếu tố đầu vào mà đặc biệt là thức ăn
cho tơm, chính dư lượng thức ăn lớn làm ơ nhiễm môi trường nước xung quanh khu
vực nuôi tôm hùm và dẫn đến phát sinh dịch bệnh cho tôm. Phương pháp thực hiện
nghiên cứu được trình bày từ việc thiết kế khung nghiên cứu đối với việc đánh giá hiệu
quả kỹ thuật, thiết kế mơ hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật,
phương pháp chọn mẫu khảo sát và phương pháp xử lý dữ liệu. Nghiên cứu từ kết quả
thống kê về đặc điểm mẫu nghiên cứu, khả năng sinh lợi và hiệu quả kỹ thuật của hoạt
động nuôi tôm hùm lồng; kết quả hồi quy tobit nhằm xác định các yếu tố và mức độ

ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật của hoạt động nuôi tôm hùm lồng.
Kết quả khảo sát về một số khó khăn chủ yếu mà các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam
Ranh gặp phải và nguyện vọng, dự định của các hộ nuôi tôm hùm lồng trong thời gian
đến. Thực hiện phỏng vấn bản câu hỏi theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với
các hộ nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa để thu thập dữ
xi


liệu liên quan đến vụ nuôi tôm hùm gần đây nhất. Sử dụng phương pháp phân tích
màng dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả kỹ thuật, phương pháp hồi quy tobit để xác
định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật của hoạt
động ni tơm hùm lồng, và tính tốn, phân tích tài chính để xác định khả năng sinh
lợi của hoạt động nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. - Tăng
cường và chủ động trong việc học hỏi những kiến thức về kỹ thuật ni tơm hùm.
Trong điều kiện thời tiết, khí hậu biến đổi phức tạp theo hướng khơng có lợi cho hoạt
động ni tơm hùm như hiện nay thì việc thường xun học hỏi, cập nhật các kiến
thức mới về kỹ thuật nuôi tôm hùm của các hộ nuôi là rất cần thiết. Các hộ ni tơm
hùm cần tích cực và chủ động trong việc tiếp thu khoa học công nghệ, các kỹ thuật
nuôi tôm hùm hiện đại từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi, mạng
điện tử…để ngày càng có nhiều kiến thức, kiến thức mới trong việc ni tơm hùm.
Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động ni tơm hùm.
Từ khóa: Hiệu quả, kỹ thuật nghề nuôi tôm hùm, Cam Ranh, Khánh Hòa.

xii


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơm hùm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, đang được nhiều địa phương
trong cả nước chú trọng phát triển nuôi. Nghề nuôi tôm hùm tại Việt Nam phát triển từ

những năm 1990 và hiện nay tập trung chủ yếu tại vùng Nam Trung bộ, rải rác từ
Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Có 04 lồi tơm hùm được nuôi chủ yếu tại nước ta hiện
nay gồm: Tôm hùm bông, tôm hùm xanh/đá, tôm hùm tre và tôm hùm đỏ; trong đó
tơm hùm bơng được ni nhiều nhất do có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích cỡ lớn, màu
sắc tươi sáng và giá trị kinh tế cao.
Trong những năm gần đây số lượng lồng bè nuôi tôm hùm tại Việt Nam không
ngừng tăng lên, năm 2010 mới chỉ có khoảng hơn 49.000 lồng thì năm 2017 đã có
khoảng hơn 83.000 lồng. Trong đó, nghề ni tơm hùm ở nước ta tập trung chủ yếu tại
khu vực ven biển Nam Trung bộ mà Khánh Hòa và Phú Yên là hai vùng trọng điểm.
Số lượng lồng bè nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa tăng nhanh trong những năm gần đây,
nếu năm 2010 tồn tỉnh mới chỉ có khoảng 21.320 lồng ni thì đến năm 2017 con số
này đã lên đến khoảng 40.620 lồng nuôi. Sự phát triển nhanh về số lượng lồng nuôi
tôm hùm tại các vùng nuôi thuộc các tỉnh như Phú n, Khánh Hịa, … đã góp phần
làm ô nhiễm môi trường nước tại các vùng nuôi này, hậu quả dẫn đến tôm hùm bị dịch
bệnh chết với số lượng lớn, gây thiệt hại lớn đến thu nhập của các nông hộ nuôi tôm
hùm. Nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm nguồn nước tại các vùng nuôi (thuộc tỉnh Phú
n, Khánh Hịa) là do người ni chưa ý thức bảo vệ môi trường, chất thải như xác,
tôm, cá, thức ăn dư thừa... bỏ lại ngay vùng nuôi. Đây là thực trạng chung tại nhiều
vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn các tỉnh khu vực Nam Trung bộ.
Tại thành phố Cam Ranh, từ năm 2000 đến 2005, số lồng tôm hùm tăng hơn 12
lần và đạt con số khoảng 2.346 lồng ni. Đến 2017, Cam Ranh có khoảng 3.400 hộ
nuôi tôm hùm lồng với tổng số khoảng 9.950 lồng ni (số liệu từ Chi cục Thủy sản
tỉnh Khánh Hịa). Từ năm 2017 đến nay tình trạng tơm hùm chết với số lượng lớn vẫn
liên tục diễn ra, nguyên nhân cơ bản dẫn đến dịch bệnh cho tôm hùm tại Cam Ranh
cũng giống như tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa, Phú n, … Đó là mơi
trường bị nước cho tôm sinh sống bị ô nhiễm do rác thải, lượng thức ăn thừa của tôm
ngày càng tăng mà không được xử lý đúng cách, … Để giải quyết tình trạng này, một
số chuyên gia đã khuyến cáo những hộ nuôi tôm hùm cần giảm lượng thức ăn cho tôm
1



để tránh dư thừa, gây ô nhiễm môi trường nước. Như vậy, tại thành phố Cam Ranh
đang tồn tại một thực tế rằng chính lượng thức ăn dư thừa của tơm hùm đã góp phần
làm ơ nhiễm mơi trường nước, góp phần gây nên tình trạng tơm bị dịch bệnh chết với
số lượng lớn. Điều này cho thấy chính mong muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của
tôm hùm mà các hộ nuôi tôm đang sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào trong
q trình ni, đặc biệt là thức ăn cho tơm. Từ đó, vừa gây lãng phí, giảm hiệu quả
kinh tế và vừa gây ra dịch bệnh cho tơm. Do vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng các
yếu tố đầu vào (hay còn gọi là hiệu quả kỹ thuật) để giúp các hộ nuôi tôm hùm có thể
sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn, đặc biệt là thức ăn cho tôm, hoặc tìm cách
tăng sản lượng đầu ra với lượng đầu vào hiện tại; từ đó vừa góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lực cho các hộ nuôi tôm hùm, vừa góp phần hạn chế ơ nhiễm mơi
trường, tăng hiệu quả kinh tế trong hoạt động nuôi tôm hùm trong điều kiện hiện nay
là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả
kỹ thuật của nghề ni tơm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”
vừa làm đề tài tốt nghiệp khóa học thạc sỹ, vừa nhằm cung cấp những thơng tin hữu
ích về hiệu quả kỹ thuật trong nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh
Hịa cho các hộ ni tơm hùm, chính quyền địa phương và các bên hữu quan.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu phân tích hiệu quả kỹ thuật nghề ni tôm hùm
lồng của các hộ nuôi tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hịa, từ đó đưa ra một số
kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật (hướng đến đạt hiệu quả kỹ thuật
tối đa) trong hoạt động nuôi tôm hùm lồng của các hộ tại thành phố Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hòa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được triển khai thực hiện nhằm đạt một số mục tiêu sau:
- Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động nuôi tôm hùm lồng của các hộ nuôi
tôm hùm tại thành phố Canh Ranh, tỉnh Khánh Hòa;

- Đánh giá khả năng sinh lợi đối với hoạt động nuôi tôm hùm lồng tại thành phố
Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa;
2


- Xác định các yếu tố và đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến hiệu quả
kỹ thuật trong hoạt động nuôi tôm hùm lồng của các hộ nuôi tôm hùm tại thành phố
Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa;
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật (hướng tới đạt hiệu
quả kỹ thuật tối đa) trong hoạt động nuôi tôm hùm lồng của các hộ nuôi tôm hùm tại
thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan
đến hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động nuôi tôm hùm lồng của các hộ nuôi tôm hùm tại
thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật, khái quát thực tiễn hoạt động
nuôi tôm hùm lồng trên thế giới và tại Việt Nam; phân tích hiệu quả kỹ thuật của hoạt
động nuôi tôm hùm lồng của các hộ ni tơm hùm tại thành phố Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hịa và các yếu tố ảnh hưởng; đánh giá khả năng sinh lợi đối với hoạt động
nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa; đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động nuôi tôm hùm lồng của các hộ nuôi
tôm hùm tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa trong thời gian đến.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015 – 2017; số liệu sơ
cấp để phân tích hiệu quả kỹ thuật hoạt động nuôi tôm hùm lồng (về các yếu tố đầu và
đầu ra trong q trình ni tơm hùm lồng) là trong năm 2017, thực hiện thu thập thông
qua phỏng vấn bảng câu hỏi từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hòa.

1.4. Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày gồm 05 chương:
Chương 1: Mở đầu. Chương này giới thiệu tổng quan về nghiên cứu như tính
cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả kỹ thuật và cơ sở thực tiễn về hoạt
động nuôi tôm hùm. Chương này tập trung giới thiệu khái quát những vấn đề cơ bản
3


về hiệu quả kỹ thuật như khái niệm, phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật; lý luận
cơ bản về khả năng sinh lợi, tổng quan về các nghiên cứu liên quan, phần tiếp theo của
chương tập trung giới thiệu cơ sở thực tiễn về hoạt động nuôi tôm hùm.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. chương này trình bày về phương pháp
thực hiện phân tích hiệu quả kỹ thuật như các kỹ thuật phân tích hiệu quả kỹ thuật
được sử dụng, cách thức chọn mẫu, cách thức xử lý dữ liệu; thiết kế nghiên cứu đánh
giá các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hoạt động nuôi tơm hùm lồng tại
thành phố Canh Ranh, tỉnh Khánh Hịa.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Dựa vào dữ liệu đã thu thập, tiến
hành phân tích hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hịa theo khung phân tích đã được xây dựng tại chương 3; đánh giá
khả năng sinh lợi của hoạt động nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh
Khánh Hòa; thực hiện hồi quy bội nhằm xác định các yếu tố và mức độ tác động của
từng yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hịa. Sau đó, tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu này với kết quả
của một số nghiên cứu cùng lĩnh vực (đã giới thiệu ở phần tổng quan về các nghiên
cứu liên quan).
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này trình bày kết luận về kết quả
nghiên cứu; đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kỹ
thuật của hoạt động nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.


4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM HÙM
2.1. Lý luận về hiệu quả kỹ thuật, khả năng sinh lợi
2.1.1. Khái niệm hiệu quả
Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra
thu được (outputs) so với các biến số đầu vào (inputs) đã được sử dụng để tạo ra
những kết quả đầu ra đó. Theo quan điểm này có thể xác định hiệu quả như sau:
Đầu ra
Đầu vào
Từ quan điểm này, phát sinh nhiều khái niệm hiệu quả theo các góc nhìn khác
Hiệu quả

=

nhau như hiệu quả kinh tế; hiệu quả chính trị, xã hội; hiệu quả kỹ thuật; …
Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt được mục tiêu xác định. Theo đó, có thể xác định
hiệu quả kinh tế theo cơng thức sau:
Kết quả thu được từ hoạt động kinh tế
Tổng chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh tế
Như vậy, hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác

Hiệu quả kinh tế

=


định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vì thế,
hiệu quả kinh tế đánh giá được trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động”
của hoạt động kinh tế. Hiệu quả kinh tế cho thấy chất lượng của việc sử dụng nguồn
lực đầu vào trong quá trình sản xuất.
Hiệu quả về mặt xã hội: Thể hiện lợi ích mang lại cho xã hội của hoạt động kinh
tế như vấn đề giải quyết việc làm, sự công bằng xã hội và sự cải thiện hay tác động
xấu đế môi trường sinh thái. Một số nhà nghiên cứu cho rằng khi đánh giá hiệu quả
kinh tế cần đặt trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả xã hội, chúng là tiền đề của
nhau và là phạm trù thống nhất. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản
xuất là rất cần thiết nhưng cũng cần tính đến hiệu quả xã hội, đảm bảo sự cân bằng với
hiệu quả về mặt xã hội để nền kinh tế được phát triển theo hướng bền vững.
Bên cạnh quan điểm về hiệu quả kinh tế như trên, một quan điểm khác về hiệu
quả cũng xem xét mối quan hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất nhưng
không tập trung đánh giá về chất lượng sử dụng nguồn lực sản xuất mà tập trung đánh
giá việc kết hợp các yếu tố đầu vào đã phù hợp, đạt đến miền hiệu quả hay nằm trong
miền chưa hiệu quả, đó là quan điểm về hiệu quả kỹ thuật.
5


2.1.2. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng
đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào
cho trước, ứng với một trình độ cơng nghệ nhất định.
Hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thể hiện tính chất của
việc sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra. Qua đó sẽ xác định được
tính chất căn bản của việc đo lường sự hiệu quả, khơng mang tính chất khái qt hóa
như hiệu quả kinh tế.
Farrel (1957) là người đầu tiên xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết này
với ý tưởng đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất như sau:
Giả sử để đơn giản, một nghề sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào x1, x2 để sản

xuất ra 1 đầu ra q được trình bày như hình vẽ dưới đây. Đường biên SS’ là đường biên
giới hạn của sản xuất, nghĩa là để sản xuất được một đơn vị sản lượng đầu ra thì (i)
miền khơng gian phía tay trái của đường SS’ là miền không gian không khả thi; (ii)
miền không gian nằm bên tay phải của đường SS’ là miền sản xuất khả thi trong thực
tế. Như vậy, các đơn vị sản xuất trong thực tế nằm trên đường SS’ là có sự kết hợp tốt
nhất, tiết kiệm nhất các yếu tố đầu vào của sản xuất nên được xem là các đơn vị sản
xuất đạt được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đạt 100%. Vì vậy C và D là những
đơn vị sản xuất đạt hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, A và B là những đơn vị sản xuất
chưa đạt hiệu quả. Mức hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất A
được đo lường khoảng cách OA’/OA và nhỏ hơn 1. Tương tự, sự không hiệu quả của
ao ni B được trình bày bởi khoảng cách OB’/OB và nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là
các đơn vị sản xuất A và B có thể giảm sử dụng 2 đầu vào đối với A là từ A đến A’, và
B là từ B đến B’ mà không giảm đầu ra.

Hình 2.1 Mơ hình đánh giá hiệu quả kỹ thuật của Farrel
(Nguồn: Farrel, 1957)
6


2.1.3. Phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật
Các nhà nghiên cứu thường đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng hai phương pháp là
phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier – SPF) và phân tích
màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA).
2.1.3.1. Phương pháp SPF
Phương pháp SPF cho phép đánh giá hiệu quả kỹ thuật và giải quyết một số vấn
đề liên quan đến các mơ hình định lượng của hàm biên, có tính đến các nhân tố đi kèm
ảnh hưởng ngẫu nhiên đến quá trình sản xuất, do đó kết quả của SPF cũng mang tính
ngẫu nhiên. Phương pháp SPF lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1977 bởi hai nhóm
tác giả độc lập là Aigner, Lovell và Schmidt, và nhóm Meeusen, Van den Broeck
(trích từ Tomothy J.Coelli và ctv, 2005). Mơ hình phân tích SPF được mơ tả như sau:

(1)
Trong đó, Yi là mức sản lượng đầu ra của đơn vị sản xuất thứ i (i = 1,2, … n); Xi
là véctơ yếu tố đầu vào (1*K, với K là số lượng yếu tố đầu vào) của đơn vị sản xuất
thứ i. β là véctơ (1*K) tham số cần được ước lượng. Vi là sai số ngẫu nhiên, được giả
định là độc lập, đồng nhất và có phân phối chuẩn N(0, σ2), độc lập với Ui. Trong đó, Ui
là phần biến ngẫu nhiên khơng âm liên quan đến tính phi hiệu quả trong sản xuất và
được giả định là có phân phối độc lập, một phía và có dạng N+(Ziσu2). Nếu Ui bằng 0
thì đơn vị sản xuất thứ i đạt hiệu quả kỹ thuật 100% và nằm trên đường biên giới hạn
sản xuất. Nếu Ui lớn hơn 0 thì đơn vị sản xuất thứ i đang sử dụng lãng phí các yếu tố
đầu vào hay còn gọi là phi hiệu quả. Theo Theo Battese và Coelli (1995), Ui có thể
được viết dưới dạng:
(2)
Trong đó: Zi là véctơ (1*p), các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của đơn vị sản xuất gồm có: Các nhân tố vi mơ thuộc về đặc điểm riêng của đơn vị sản
xuất như quy mô, kinh nghiệm, sự phối hợp các yếu tố đầu vào, … và các yếu tố vĩ mơ
như thể chế, chính sách, sự hỗ trợ của Chính phủ (quy hoạch, vay vốn, tập huấn kinh
nghiệm, …).là véctơ (p*1) các tham số cần được ước lượng. Wi là sai số ngẫu nhiên
giống như Vi.
Hiệu quả kỹ thuật của đơn vị sản xuất kinh doanh thứ i được xác định như sau:
(3)
7


Như vậy, nếu dạng hàm sản xuất f thích hợp nhất được chọn lựa, Battese và
Coelli (1995) đề nghị các tham số ở mơ hình (1) và (2) được ước lượng đồng thời bằng
phương pháp ML (Maximum Likelihood). Lúc đó mơ hình (1) sẽ cho biết mức sản
lượng lớn nhất có thể đạt tới với những đầu vào cho trước. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật
của mỗi đơn vị sản xuất ở mơ hình (3) chính bằng mức sản lượng quan sát (thực tế)
chia cho mức sản lượng lớn nhất có thể đạt tới. Các tham số được ước lượng ở mơ
hình (2) sẽ cho biết các nhân tố và mức độ ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật.

Phương pháp SPF thường được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật trong sản
xuất trong những trường hợp khi đã xác định được hàm sản xuất và công nghệ sử
dụng, ngày nay phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, nó có
những hạn chế lớn là kết quả đánh giá hiệu quả kỹ thuật sẽ không có đơn vị kinh
doanh nào có hiệu quả tối đa.
2.1.3.2. Phương pháp DEA
Phương pháp phân tích phi tham số DEA được Charnes và các cộng sự (1978)
khởi xướng. Phương pháp này có thể giải quyết các ràng buộc trong việc xác định
dạng sản xuất và vô số các phương thức phân phối của phần dư. Hơn nữa, ước lượng
biên sản xuất dựa trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn,
có thể cho kết quả về hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị kinh doanh đạt mức tối đa.
Phương pháp này có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu ra và nó rất phù
hợp trong các phân tích thuộc lĩnh vực đánh bắt thủy sản với đặc tính đa lồi. Phương
pháp DEA được xây dựng dựa phương trình toán học để xác định giải pháp tối ưu với
các điều kiện cho trước.
Giả sử có dữ liệu của cơng ty, mỗi công ty sử dụng N đầu vào và M đầu ra. Với
công ty thứ i, dữ liệu về đầu vào được thể hiện bằng véctơ cột xi và đầu ra được diễn tả
bằng véctơ cột yi. Như vậy, số liệu đầu vào và đầu ra của tất cả các công ty được thể
hiện bằng ma trận X (N hàng, I cột) và ma trận Y (M hàng, I cột).
Phương pháp sử dụng các “tỷ lệ” được xem là phương pháp trực quan mơ tả phân
tích bao số liệu (DEA). Với mỗi công ty, đo tỷ lệ của tổng số lượng các sản phẩm đầu
ra trên tổng số lượng các đầu vào đã sử dụng (u’yi/v’xi) sẽ tiến hành đo đạc với u là
véc tơ số lượng đầu ra (M hàng 1 cột); v là véc tơ số lượng đầu vào (N hàng 1 cột). Số
lượng đầu vào và đầu ra tối ưu của công ty thứ i được tìm ra qua việc giải mơ hình
tốn sau:
8


Max u, v (u’yi/v’xi)


Với các ràng buộc:

u’yj/v’xj ≤ 1

j = 1,2,3, …i

(1)

u, v ≥ 0
Từ bài tốn này ta có thể tìm được số lượng đầu vào và đầu ra của công ty thứ i
cho hệ số hiệu quả của nó (tổng đầu ra/tổng đầu vào) là lớn nhất với điều kiện hệ số
hiệu quả của nó ln nhỏ hơn hoặc bằng 1. Một vấn đề khó khăn có thể xảy ra là có
thể có rất nhiều đáp án cho bài tốn trên (ví dụ nếu u*, v* là nghiệm thì 2u*, 2v* cũng
là nghiệm của bài tốn). Để khắc phục khó khăn này ta đặt v’xi = 1.
Sự thay đổi ký hiệu từ u, v sang µ, v tương ứng, hàm ý rằng đã xét đến một mơ
hình tốn tuyến tính tương tự khác.
Max µv (µ’yi)

Với các ràng buộc:

v’xi = 1,
µ’yj – v’xj ≤ 0,

(2)

j = 1,2, ….n

Mơ hình DEA như (2) được xem là mơ hình phức tốn tuyến tính, sử dụng tính
chất đối ngẫu của mơ hình tốn tuyến tính và có thể phát triển một dạng mơ hình
đường bao số liệu tương ứng như sau:

minθ,λ(θ),
- yi + Yλ ≥ 0,
θxi – Xλ ≥ 0,
λ≥0

(3)

Trong đó, θ – Đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của đơn vị sản xuất
(công ty); λ – Véctơ hằng số Nx1.
Bài toán (3) được giải N lần, nghĩa là từng lần đối với mỗi đơn vị sản xuất (công
ty). Như vậy, giá trị θ được xác định cho từng đơn vị sản xuất. Nếu θ = 1 nghĩa là đơn
vị sản xuất đạt hiệu quả; θ < 1 nghĩa là đơn vị sản xuất không đạt hiệu quả. Các đơn vị
sản xuất khơng đạt hiệu quả có thể chiếu lên đường giới hạn hiệu quả, khi đó ta nhận
được tổ hợp tuyến tính (Xλ, Yλ) – là vị trí của các đơn vị sản xuất tham chiếu giả định.
Đối với các đơn vị sản xuất không đạt hiệu quả (θ < 1) có thể thiết lập mục tiêu giảm tỷ
lệ các yếu tố đầu vào một lượng là θ trong khi vẫn giữ được giá trị xuất lượng như trước.
Trong sản xuất, thường phải đối diện với bài tốn là quy mơ sản xuất sẽ có ảnh
hưởng tới kết quả sản xuất và để ước lượng cho trường hợp này, bài tốn (3) sẽ có
thêm ràng buộc N1λ = 1. Đó là:
9


minθ,λ(θ),
- yi + Yλ ≥ 0,
θxi – Xλ ≥ 0,
N1λ = 1
λ≥0
(4)
Trong đó, θ – Đại lượng vơ hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của đơn vị sản xuất
(công ty); λ – Véctơ hằng số Nx1; N1 – Véctơ đơn vị Nx1.

Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) ngày càng được áp dụng rộng
rãi trong việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản. Nó cho phép tính
tốn hiệu quả các đơn vị sản xuất đạt đến mức tối đa.
2.1.4. Lý luận cơ bản về khả năng sinh lợi
2.1.4.1. Khái niệm khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, được áp dụng trong mọi hoạt
động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng
kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp
tài sản. Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là hiệu quả của việc sử dụng tập hợp các
tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ.
2.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi
Tùy theo các mục tiêu phân tích khác nhau mà khả năng sinh lợi được đánh giá
theo những chỉ số khác nhau như tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu, … Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do tài nguyên thiên nhiên như
đất, mặt nước là các đầu vào rất quan trọng trong sản xuất. Thực sự, việc định giá các
tài sản này là rất khó. Hơn nữa, nơng dân do kiến thức hạn chế, họ thường chỉ quan
tâm trong năm một đơn vị diện tích đất sẽ mang lại cho họ bao nhiêu tiền. Do vậy các
chỉ số về khả năng sinh lợi thường sử dụng là:
- Số dư đảm phí: Là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí biến đổi. Có
thể cụ thể hóa thành cơng thức như sau:
Số dư đảm phí

=

Doanh thu

-

Chi phí biến đổi


Số dư đảm phí là phần cịn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí biến đổi. Chỉ
số này cho biết khả năng tái đầu tư của sản xuất trong ngắn hạn, đây là chỉ số về khả
năng sinh lợi quan trọng nhất đối với nông hộ. Nhiều nông hộ căn cứ vào giá trị số dư
đảm phí để quyết định nên tiếp tục sản xuất hay nên ngừng sản xuất. Nếu giá trị số dư
đảm phí lớn hơn 0 sẽ có 02 trường hợp:
10


+ Giá trị số dư đảm phí trừ chi phí cố định tính trung bình cho năm sản xuất đó
lớn hơn 0 thì hộ thu được lợi nhuận dương trong năm đó. Do đó, về mặt kinh tế hộ vẫn
nên tiếp tục sản xuất.
+ Giá trị số dư đảm phí trừ chi phí cố định tính trung bình cho năm sản xuất đó
nhỏ hơn 0 thì hộ khơng có lợi nhuận trong năm đó nhưng việc sản xuất đã thu hồi
được một phần chi phí cố định đã đầu tư trước đó. Do đó, về mặt kinh tế vẫn nên tiếp
tục sản xuất bởi nếu tiếp tục sản xuất thì thu hồi được một phần chi phí cố định đã bỏ
ra trước đó, tức chỉ lỗ một phần, cịn nếu ngừng sản xuất sẽ lỗ tồn bộ chi phí cố định
đã bỏ ra trước đó.
Nếu giá trị số dư đảm phí nhỏ hơn 0 thì hộ nên ngừng sản xuất bởi việc sản xuất
khơng chỉ lỗ tồn bộ chi phí cố định đã bỏ ra trước đó mà cịn lỗ thêm một phần chi
phí biến đổi đã đầu tư vào sản xuất trong năm đó.
- Lợi nhuận rịng: Đây chính là phần thu nhập của nông hộ sau khi đã trừ đi tất cả
các loại chi phí mà họ đã bỏ ra để đầu tư vào sản xuất, kể cả khấu hao các loại tài sản
cố định, chi phí lao động của chính nơng hộ (thường được xác định theo dạng chi phí
cơ hội). Lợi nhuận rịng được xác định bằng doanh thu trừ đi tổng chi phí hoặc số dư
đảm phí trừ tổng chi phí cố định tính trung bình cho năm sản xuất đó.
Lợi nhuận rịng

=

Doanh thu


-

Tổng chi phí

Hoặc theo cơng thức:
Lợi nhuận rịng

=

Số dư đảm phí

-

Định phí trong năm sản xuất

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Được xác định bằng lợi nhuận rịng (sau thuế)
chia cho tổng chi phí đã bỏ ra để thực hiện việc sản xuất (bao gồm tồn bộ chi phí biến
đổi và chi phí cố định tính cho năm sản xuất đó).
Tỷ suất lợi nhuận
trên chi phí

=

Lợi nhuận rịng (sau thuế)
Tổng chi phí sản xuất

x

100%


Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất thì nơng hộ sẽ
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (thu nhập). Chỉ tiêu này càng lớn thì đồng nghĩa với
việc hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ đó đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế.
2.1.5. Khung phân tích
Từ những lý thuyết và các kết quả thực nghiệm, tác giả lựa chọn khung phân
tích như sau:
- Sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu DEA tiếp cận theo định hướng đầu
vào với 2 mơ hình: CCR và BCC để đo lường hiệu quả kỹ thuật tổng hợp, hiệu quả kỹ
thuật thuần tuý và hiệu quả theo quy mô.
11


×