Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đề xuất giải pháp 3t (tiết giảm, tái sử dụng, tái chế) trong quản lý chất thải rắn tại các nhà hàng thức ăn nhanh trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LƯU THỊ HOÀNG QUYÊN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3T
(TIẾT GIẢM, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ) TRONG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC NHÀ HÀNG THỨC ĂN NHANH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2017.


Cơng trình được hồn thành tại: Trƣờng Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Khoa

Cán bộ chấm nhận xét 1: ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày ….. tháng ….. năm ………
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1. ...................................................................
2. ...................................................................
3. ...................................................................
4. ...................................................................
5. ...................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI DỒNG

TRƯỞNG KHOA ..........................


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

_______________________

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lưu Thị Hoàng Quyên

MSHV: 1570919

Ngày, tháng, năm sinh: 28/12/1993


Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 6085 01 01

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đề xuất giải pháp 3T (Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế) trong quản lý chất thải rắn
tại nhà hàng thức ăn nhanh trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh.
“Propose the 3Rs (Reduce, Reuse, Recycle) measures in solid waste management at
fast food restaurants in Ho Chi Minh city”.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Tìm hiểu các loại hình kinh doanh của các nhà hàng
thức ăn nhanh, sau đó tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý chất thải
rắn tại các nhà hàng thức ăn nhanh trên địa bàn TP.HCM, từ kết quả đánh giá đề
xuất 3T với các hướng giải pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn, tiết giảm các vật
dụng sử dụng một lần và tái sử dụng các vật dụng.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2017
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2017
IV. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS. TS. Lê Văn Khoa
Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm 20….
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƢỞNG KHOA …………………………


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa đã

tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn, cùng tất cả Q Thầy Cơ đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cơ sở rất hữu ích trong suốt chương
trình Cao học giúp tơi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến thầy Lê Văn Khoa, là người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình làm luận văn, giúp tơi có thể hồn thiện thật tốt
luận văn của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Đỗ Thị Kim Chi, hiện là nghiên cứu sinh tại
trường Đại học Bách Khoa và nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Mở đã đồng
hành và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình khảo sát tại các nhà hàng thức ăn nhanh.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình của tơi, các anh chị học
cùng lớp Cao học và những người bạn đã luôn ủng hộ, động viên và tạo những điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như làm luận văn.
Thời gian thực hiện luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
nhiều nên luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý từ Quý
Thầy Cô và các anh chị học viên để luận văn hồn thiện hơn.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày … Tháng … năm 2017
Học viên

Lưu Thị Hoàng Quyên


TÓM TẮT
Bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội luôn kéo theo các vấn đề rủi ro về môi
trường, cụ thể là khối lượng chất thải rắn phát sinh tại TP. HCM ngày càng tăng đã
gây ra nhiều tác động tiêu cực và đe dọa đến đời sống của người dân. Trong đó, chất
thải của nhiều ngành cơng nghiệp được đánh giá là có khả năng thu hồi cao, cụ thể
là ngành công nghiệp thức ăn nhanh. Tuy nhiên, phần lớn chất thải rắn đều bị thải
bỏ và được xử lý theo hệ thống xử lý chất thải rắn chung của thành phố là chôn lấp
và làm phân compost. Để làm rõ sự việc trên, học viên tiến hành khảo sát hiện trạng
quản lý chất thải rắn tại các nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng tại TP. HCM thơng

qua bảng câu hỏi và phân tích thành phần chất thải, bao gồm hãng Lotteria, KFC,
Popeyes, Jollibe, Domino Pizza và Pizza Hut. Kết quả khảo sát bảng câu hỏi thu
được ở 106 nhà hàng và phân tích thành phần rác tại 27 nhà hàng của 6 hãng cho
thấy, vật dụng sử dụng chủ yếu tại nhà hàng là vật dụng sử dụng một lần (giấy,
nhựa, giấy – nhựa). Mỗi ngày, ngành cơng nghiệp thức ăn nhanh đóng góp vào
lượng chất thải rắn phát sinh của thành phố là trung bình khoảng 5 tấn CTR/ngày,
với thành phần CTR chủ yếu là nhựa, giấy và thực phẩm (21,36%; 28,28% và
42,95%, tương ứng). Trước hiện trạng trên, với mục tiêu giảm lượng chất thải rắn
đến bãi chôn lấp, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và quản lý chất thải rắn bền
vững, học viên đề xuất giải pháp 3Rs (3T – Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế)
trong quản lý chất thải rắn tại các nhà hàng thức ăn nhanh trên địa bàn thành phố.
Xét về mức độ khả thi khi áp dụng giải pháp, hoạt động tiết giảm và tái sử dụng
được đánh giá là khó thực hiện, riêng hoạt động tái chế thì có tính khả thi cao hơn
nếu các hãng thức ăn nhanh đồng bộ thực hiện phân loại chất thải rắn tại các nhà
hàng. Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia, phân tích vai trị các bên
liên quan và phân tích SWOT, một số giải pháp được đưa ra nhằm tăng tính khả thi
khi áp dụng giải pháp 3T là nâng cao mức độ nhận thức và thái độ của người dân về
về 3T; thay đổi hành vi tiêu dùng và thói quen xả thải của người dân; kêu gọi cộng
đồng tích cực tham gia vào các chương trình 3T do thành phố triển khai, ban hành
các quy định song song với việc thực hiện giải pháp 3T như bắt buộc phân loại chất


thải rắn tại nguồn trên tồn thành phố và có sự đồng bộ giữa các bên liên quan; tăng
cường cải tiến công nghệ tái chế và thúc đẩy hành vi mua sắm xanh.
Từ khóa: Nhà hàng thức ăn nhanh, quản lý chất thải rắn bền vững, 3T, Tiết giảm,
Tái sử dụng, Tái chế.


ABSTRACT
Beside the socio-economic development, there are always environmental issues. For

example, the increase in the volume of solid waste generated in Ho Chi Minh City
has caused many negative and threatening impacts on the lives of people. Industrial
waste is considered to be highly recycled, especially waste from fast food industry;
however, much of the solid waste in Ho Chi Minh City is disposed by a very simple
system, which consists of only burying and composting. To clarify the current waste
composition in Ho Chi Minh City, surveys were conducted in 106 fast – food
restaurants. In addition to the survey, there also was an analysis of garbage
components in 27 restaurants of famous fast – food brands, including Lotteria,
KFC, Popeyes, Jollibe, Domino Pizza and Pizza Hut. The results showed that items
used in these restaurants were mostly disposable items (paper and plastic).
Everyday, the fast – food industry contributes about 5 tons of solid waste/day, with
the majority of components being plastics, paper and waste food (21.36%, 28.28%
and 42.95%, respectively). In order to reduce waste to landfill and enhance the
efficiency of resources utilization and the sustainability of solid waste management
in fast food industry in Ho Chi Minh City, 3Rs solution is recommended. 3Rs
stands for Reduce, Reuse and Recycle. Considering the solution's feasibility,
reducing and recycling seem difficult to implement, although the feasibility of
recycling activities would increase if fast food brands simultaneously categorize
solid waste in their restaurants. By in – depth interview with specialists, stakehoder
analysis and SWOT analysis, some solutions were proposed to increase the
feasibility when applying 3Rs. These are raising people's awareness and attitude
about 3Rs, changing their consuming behavior and littering, community to actively
participate in 3Rs programs held by the City Council, publishing regulations in
parallel with applying 3Rs such as compulsory classification of solid waste at the
source nationwide and synchronization between stakeholders, accelerating the
development of recycling technology and enhancing green shopping behavior.
Key words: fast food restaurants, sustainable waste management, 3R, reduce, reuse,
recycle.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, số liệu trong luận
văn được điều tra trung thực, tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Lưu Thị Hồng Qun


MỤC LỤC
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2 Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.2.1 Tại các nước trên thế giới ......................................................................... 3
1.2.2 Nghiên cứu trong nước ............................................................................. 6
1.3 Mục tiêu đề tài .............................................................................................. 6
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 6
1.3.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 6
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7
1.5 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 7
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 8
1.6.1 Phương pháp luận .................................................................................... 8
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 9
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ........................................................................ 15
2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 15
2.1.1 Tổng quan về 3Rs (3T - Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế) ................... 15
2.1.2 Khái niệm về thức ăn nhanh (fast food) .................................................. 19
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 20

2.2.1 Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh ................................................... 20
2.2.2 Hiện trạng kinh doanh và phát triển các nhà hàng thức ăn nhanh tại Việt
Nam và TP. HCM ........................................................................................... 22
2.2.3 Tình hình triển khai các hoạt động 3Rs ở các nước trên thế giới ............. 25
2.2.4 Tình hình triển khai các hoạt động 3Rs trong nước................................. 32
Chƣơng 3: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN ............................................................ 38
3.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các cửa hàng TAN ở TP. HCM ...... 38
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nhà hàng thức ăn nhanh ........................... 38
3.1.2 Hiện trạng vật dụng được sử dụng tại các nhà hàng thức ăn nhanh ......... 42


3.1.3 Hiện trạng quản lý CTR tại các nhà hàng TAN trên địa bàn tp. HCM .... 48
3.1.4 Hiện trạng CTR tại các nhà hàng TAN trên địa bàn tp.HCM .................. 50
3.1.5 Nhận thức của nhà hàng về vật dụng và quản lý CTR tại nhà hàng......... 59
3.2 Thực trạng kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi của ngƣời tiêu dùng
đối với 3Rs tại các nhà hàng thức ăn nhanh trên địa bàn TP. HCM ............. 64
3.2.1 Thông tin chung về đối tượng tiêu dùng ................................................. 64
3.2.2 Kiến thức về 3Rs (3T - Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế) của người tiêu
dùng ................................................................................................................ 67
3.2.3 Nhận thức của người tiêu dùng về việc thải bỏ vật dụng và giải pháp 3Rs
tại các nhà hàng TAN ..................................................................................... 69
3.2.4 Thái độ của người tiêu dùng đến vật dụng sử dụng một lần tại các nhà
hàng TAN ....................................................................................................... 70
3.2.5 Hành vi và lựa chọn của người tiêu dùng về vật dụng sử dụng một lần tại
các nhà hàng TAN .......................................................................................... 74
3.3 Phân tích SWOT và Phân tích các bên liên quan (SA) ............................. 78
3.3.1 Phân tích SWOT .................................................................................... 78
3.3.2 Phân tích các bên liên quan (SA – Stakeholder Analysis) ....................... 81
3.4 Đề xuất giải pháp 3T trong quản lý chất thải rắn tại các hãng TAN trên
địa bàn TP.HCM .............................................................................................. 86

3.4.1 Hoạt động tiết giảm ................................................................................ 87
3.4.2 Hoạt động tái sử dụng ............................................................................ 88
3.4.3 Hoạt động tái chế ................................................................................... 88
Chƣơng 4: KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 92
4.1 Kết luận....................................................................................................... 92
4.1.1 Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 92
4.1.2 Hạn chế .................................................................................................. 92
4.2 Khuyến nghị ............................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Việt
3T
: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế
Bộ - Sở KHCN
: Bộ - Sở Khoa học Công nghệ
Bộ - Sở KHĐT
: Bộ - Sở Kế hoạch Đầu tư
Bộ - Sở TN & MT : Bộ - Sở Tài nguyên & Môi trường
CT
: Chất thải
CTR
: Chất thải rắn
TAN
: Thức ăn nhanh
TP.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND

: Ủy ban nhân dân
Chữ viết tắt tiếng Anh
3Rs
: Reduce – Reuse – Recycle
: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế
EPR
: Extended Producer Responibility
: Người sản xuất chịu trách nhiệm mở rộng
EU
: European Union – Liên minh Châu Âu
JICA
: Japan International Copperation Agency
: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KFC
: Kentucky Fried Chicken – Gà chiên Kentucky
NGOs
: Non – Governmental Organization : Tổ chức phi Chính phủ
METI
: Ministry of Economy, Trade and Industry
: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
SA
: Stakeholder Analysis – Phân tích các bên liên quan
UNEP
: United Nations Environment Programe
: Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc
US EPA
: United States Environmental Protection Agency
: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 : Khung định hướng nghiên cứu. .............................................................. 9
Hình 2.1 : Phân cấp chất thải (Nguồn: NSW EPA)................................................ 16
Hình 2.2 : Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Internet). ............................... 20
Hình 3.1: Hệ thống cấp bậc khôi phục lương thực (Nguồn: US EPA, 2016). ........ 50
Hình 3.2 : Rác thải từ nhà hàng Lotteria thuộc siêu thị trước khi chưa phân loại .. 51
Hình 3.3: Rác thải từ nhà hàng Lotteria thuộc siêu thị sau khi được phân loại ...... 51
Hình 3.4: Chất thải giấy tại nhà hàng Lotteria ....................................................... 51
Hình 3.5: Chất thải nhựa tại nhà hàng Lotteria ...................................................... 51
Hình 3.6: Chất thải thực phẩm từ nhà hàng Lotteria .............................................. 52
Hình 3.7: Rác thải từ nhà hàng Lotteria trước khi phân loại .................................. 52
Hình 3.8: Rác thải từ nhà hàng Lotteria sau khi phân loại ..................................... 52
Hình 3.9: Rác thải từ nhà hàng KFC trước khi phân loại ....................................... 52
Hình 3.10: Rác thải từ nhà hàng KFC sau khi phân loại ........................................ 52
Hình 3.11: Rác thải từ nhà hàng Domino trước khi phân loại ............................... 52
Hình 3.12: Rác thải từ nhà hàng Domino sau khi phân loại ................................... 52
Hình 3.13: Sơ đồ mạng lưới các bên liên quan trong việc áp dụng giải pháp 3T tại
các hãng TAN trên địa bàn TP.HCM ..................................................................... 83
Biểu đồ 3.1: Phần trăm vể tỷ lệ giới tính của quản lý nhà hàng TAN ..................... 40
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ khối lượng CTR trung bình trong ngày của các hãng TAN .. 55
Biểu đồ 3.3 : Phần trăm CTR tại các hãng TAN ................................................... 55
Biểu đồ 3.4 : Mức độ ảnh hưởng do thải bỏ vật dụng tại nhà hàng TAN ............... 70
Biểu đồ 3.5: Hành vi của thực khách sau khi sử dụng vật dụng từ các hãng thức ăn
nhanh tại TP.HCM ................................................................................................ 75
Biểu đồ 3.6: Vật liệu được lựa chọn cho vật dụng sử dụng một lần tại các nhà hàng
TAN ...................................................................................................................... 77
Biểu đồ 3.7 : Tiêu chí chọn vật dụng sử dụng một lần tại các hãng TAN .............. 77


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Số nhà hàng cần khảo sát của các hãng TAN. ...................................... 38
Bảng 3.2: Số lượng nhà hàng sau khi khảo sát (Đơn vị: Nhà hàng). ..................... 39
Bảng 3.3: Lượng khách trung bình đến nhà hàng TAN ........................................ 41
Bảng 3.4: Lượng khách trung bình ăn tại nhà hàng TAN ..................................... 41
Bảng 3.5: Các loại vật dụng tại các nhà hàng TAN trên địa bàn tp.HCM. ............ 42
Bảng 3.6: Tần suất các loại vật dụng giấy sử dụng một lần .................................. 43
Bảng 3.7: Số lượng vật dụng bằng giấy tại các nhà hàng TAN ............................. 43
Bảng 3.8: Tần suất các loại vật dụng nhựa sử dụng 1 lần ..................................... 44
Bảng 3.9: Số lượng vật dụng nhựa sử dụng 1 lần tại các nhà hàng TAN .............. 44
Bảng 3.10: Tần suất các vật dụng nhựa sử dụng nhiều lần ................................... 45
Bảng 3.11: Tần suất vật dụng túi đựng được sử dụng tại các nhà hàng ................. 46
Bảng 3.12: Loại túi nilon được sử dụng tại các nhà hàng của mỗi hãng TAN. ...... 46
Bảng 3.13: Hình thức thay mới VD nhựa sử dụng nhiều lần tại các hãng TAN. ... 48
Bảng 3.14: Khối lượng thành phần CTR tại các hãng TAN trên địa bàn TP. HCM
(kg/bịch/ngày). ...................................................................................................... 53
Bảng 3.15: Số lượng túi rác của các hãng TAN trong tuần (Đơn vị: túi)............... 54
Bảng 3.16: Khối lượng trung bình CTR tại các hãng TAN (đơn vị: kg/ngày). ...... 54
Bảng 3.17: Khối lượng trung bình CTR phát sinh tại các hãng TAN vào các ngày
cuối tuần và ngày khuyến mãi. (kg CTR/ngày) ...................................................... 56
Bảng 3.18: Khối lượng trung bình CTR phát sinh trên một thực khách và các hãng
TAN. (Đơn vị: kg CTR/ngày/ hãng và kg CTR/người/ngày).................................. 56
Bảng 3.19: Lí do chọn vật dụng sử dụng 1 lần tại các nhà hàng TAN................... 59
Bảng 3.20: Các loại vật dụng có thể thay thế túi nilon.......................................... 60
Bảng 3.21: Lí do khơng gây tác động và gây tác động đến môi trường trong việc
thải bỏ CT của các nhà hàng TAN. ........................................................................ 60
Bảng 3.22: Vật dụng sử dụng 1 lần có thể tiết giảm ............................................. 61
Bảng 3.23: Số mẫu khảo sát đối tượng tiêu dùng tại các hãng TAN tại TP.HCM. 64
Bảng 3.24: Mức độ thực khách đến ăn và mua đem đi tại các hãng TAN. ............ 64
Bảng 3.25: Mức độ vật dụng được sử dụng tại các hãng TAN.............................. 65
Bảng 3.26: Người tiêu dùng biết đến 3Rs qua các nguồn thông tin. ...................... 66

Bảng 3.27: Kiến thức về hoạt động thải bỏ vật dụng của người tiêu dùng. ........... 67
Bảng 3.28: Thái độ và lí do của người tiêu dùng khi quan tâm và không quan tâm
đến vật dụng sử dụng một lần tại các nhà hàng TAN. ............................................ 69
Bảng 3.29: Thái độ quan tâm của thực khách đến các tiêu chí của vật dụng nhựa sử
dụng một lần tại các hãng TAN. ............................................................................ 70


Bảng 3.30: Thái độ của thực khách đối với các hoạt động xử lý vật dụng sử dụng
một lần tại các hãng TAN. ..................................................................................... 71
Bảng 3.31: Lựa chọn của thực khách về hoạt động 3Rs phù hợp với các vật dụng
sử dụng một lần tại các hãng TAN (đơn vị: %). ..................................................... 72
Bảng 3.32: Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức khi thực hiện giải pháp
3T tại nhà hàng TAN. ............................................................................................ 75


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Chương 1 trình bày lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước đối với
3Rs, cùng các mục tiêu, đối tượng, nội dung và các phương pháp nghiên cứu của
luận văn.
1.1 Đặt vấn đề
Là một thành phố năng động, thành phố Hồ Chí Minh luôn đứng đầu trong việc
thu hút người dân lao động từ khắp các vùng miền trong cả nước đến sinh sống, lập
nghiệp, dẫn tới việc dân số ngày một tăng cao khoảng 8,2 triệu dân (Tổng cục thống
kê, 2014) và các vấn đề về xã hội cũng từ đó phát sinh. Trong đó, vấn đề ơ nhiễm
mơi trường, cụ thể là vấn đề chất thải rắn đô thị đang đe dọa đến sức khỏe, đời sống
người dân (tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt năm 2014 trung bình 6.739 tấn/ ngày
[1]. Hiện nay, chất thải rắn (CTR) vẫn chưa được phân loại mà thu gom hỗn hợp,
sau đó được xử lý bằng phương pháp đem đi chôn lấp là chủ yếu. Việc này khơng
chỉ dẫn đến lãng phí tài ngun mà cịn gây áp lực lên mơi trường. Đặc biệt trong

lĩnh vực thực phẩm, để bắt kịp nhịp sống nhanh tại thành phố, người dân luôn ưu
tiên sự tiện lợi lên hàng đầu, từ các quầy bán thức ăn hàng rong, quán vỉa hè cho
đến các quán lớn, cửa tiệm có thương hiệu,… rất dễ dàng bắt gặp các vật dụng bằng
nhựa dùng để đựng thức ăn, cùng với các thói quen chỉ sử dụng một lần rồi thải bỏ
ra môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự tăng khối lượng CTR
hằng năm. Theo Quỹ Tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh (2009), ước tính mỗi
năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn thành phố, khoảng
48.000 tấn chất thải nhựa bị đem đi chôn lấp cùng các loại chất thải khác mỗi năm
và khối lượng chất thải nhựa cịn lại được thu mua và phát tán vào mơi trường. Qua
các số liệu trên cho thấy lượng chất thải nhựa thu mua và phát tán vào mơi trường
khơng có con số cụ thể, lượng chất thải nhựa được đem đi chơn lấp cịn q lớn.
Đối phó với vấn đề gia tăng CTR, một số quốc gia đã áp dụng nhiều chính sách
khác nhau. Tại Đức, các vật dụng sử dụng một lần bị cấm trong các cuộc họp chính


phủ và trong các lễ hội truyền thống bia và rượu sẽ sử dụng ly để uống thay cho các
vật dụng này từ năm 1990. Ở Mỹ, Anh và Úc, các nước uống đóng chai bị cấm và
thay bằng việc sử dụng nước máy công cộng từ năm 2008. Ở Nhật Bản, tăng cường
kiểm sốt nước uống đóng chai và thúc đẩy việc sử dụng chai nước cá nhân [2]. Tại
Việt Nam, dự án 3Rs do Công ty Môi trường Hà Nội và Cơ quan hợp tác phát triển
Nhật Bản (JICA) thực hiện vào tháng 3/2007, kết thúc tháng 12/2009 giúp thay đổi
thói quen xả thải của người dân, có sự đồng bộ giữa các bên liên quan: đơn vị thu
gom – người dân – cơ sở xử lý rác – người nông dân sử dụng phân compost và
nhiều mô hình 3Rs tại các khu cơng nghiệp ở một số tỉnh, thành cũng ra đời. [3].
Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1999 – 2012 đã triển khai 3 chương trình phân
loại chất thải rắn tại nguồn nhưng đều thất bại vì thiếu đầu tư đồng bộ hệ thống
phân loại.[4]
Để giải quyết các vấn đề lâu dài trong công tác xử lý CTR, song song với việc áp
dụng các phương pháp truyền thống, thành phố đã bước đầu triển khai các biện
pháp quản lý CTR theo 3Rs (Reduce – Reuse – Recycle) hay còn gọi là 3T (Tiết

giảm – Tái sử dụng và Tái chế chất thải). Theo Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng
hợp CTR đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã xác định rõ mục tiêu đến
năm 2015, 60% chất thải sinh hoạt đô thị được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng
lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
Việc áp dụng 3Rs tại Việt Nam nói chung và trong ngành dịch vụ ăn uống, đặc
biệt dịch vụ thức ăn nhanh (TAN) – nơi các vật dụng có khả năng tái chế chiếm
phần lớn – tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn chưa có một quy định cụ thể
nào. Do đó, việc tiết giảm và tái sử dụng các vật dụng vẫn không được áp dụng tại
các ngành dịch vụ thức ăn. Vì thế, thực sự cần thiết cho việc Việt Nam thiết lập các
quy định, chính sách liên quan đến việc áp dụng 3Rs trong dịch vụ ăn uống nhằm
hạn chế đến những tác hại đến sức khỏe con người và các áp lực đến mơi trường.
Để có cơ sở phát triển chính sách này, cần có một nghiên cứu nhằm xác định lượng
và thành phần CTR, đặc biệt là tại các cửa hàng thức ăn nhanh là nơi các vật dụng
được tiết giảm và tái sử dụng cần được tối ưu hóa.


Với những lý do trên, việc xác định khối lượng và thành phần chất thải rắn tại
các nhà hàng TAN là rất cần thiết và đó là cơ sở để đề xuất chương trình 3Rs nhằm
hỗ trợ cơng tác quản lý CTR đạt hiệu quả hơn trong việc giảm lượng chất thải (CT),
giảm tiêu thụ tài nguyên và tăng cơ hội việc làm trong xã hội.
1.2 Lịch sử nghiên cứu
1.2.1 Tại các nƣớc trên thế giới
Với xu hướng chung về quản lý chất thải rắn (CTR) bền vững, trên thế giới đã
có nhiều nghiên cứu về 3Rs. Trong đó, nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện và sự thành công của 3Rs. Cụ
thể có một số nghiên cứu sau đây:
 Nghiên cứu của Lishan Xiao và cộng sự (2017),“Promoting public
participation in household waste management: A survey based method and
case study in Xiamen city, China” cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của người dân trong việc giảm thiểu và tái chế chất thải khi các

chính sách về chất thải còn được thực hiện kém. Nghiên cứu chỉ ra sự hài
lòng trong quản lý chất thải ở địa phương về tái chế chất thải sẽ không hiệu
quả đối với các khu vực kinh tế phi chính thức và tỷ lệ cao hơn ở khu vực đơ
thị hóa mới. Kết quả từ mơ hình phương trình cấu trúc cho thấy yếu tố ảnh
hưởng quan trọng nhất là ý thức của ngƣời dân và động cơ của xã hội
trong khi các yếu tố về thể chế có tác động tích cực nhỏ nhất. Ngồi ra, kết
quả cịn cho thấy chính sách hệ thống phân loại chất thải ở các thành phố
Trung Quốc và quản lý chất thải trong tương lai nên thay đổi từ chiến lƣợc
trung tâm lập pháp hiện nay, thơng báo cho các nhà hoạch định chính sách
về chiến lược hiệu quả của địa phương để cải thiện sự tham gia của người
dân trong quản lý chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa
của Trung Quốc.[5]
 Nghiên cứu của Siwaporn Tangwanichagapong Vilas Nitivattananon
Brahmanand Mohanty Chettiyappan Visvanathan (2017), “Greening of a
campus through waste management initiatives Experience from a higher
education institution in Thailand” mô tả những ảnh hưởng trong việc thực


hiện 3Rs tại một cộng đồng khuôn viên trường. Xác định thái độ và ý kiến,
điều tra phản ứng hành vi của cư dân đối với thực tiễn 3Rs. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy rằng chỉ riêng các công cụ tình nguyện khơng đạt hiệu
quả và các cơ chế khác có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dân được
yêu cầu. Ba rào cản đối với hoạt động tái chế là sự thích hợp về cơ sở hạ
tầng, sự bất tiện và thiếu thông tin cụ thể, rõ ràng về những gì có thể và
khơng thể tái chế. Tại các nước đang phát triển, thái độ môi trường, nhận
thức và hiểu biết không ảnh hưởng đến hành vi tái chế, phát hiện này trái với
phản ứng của người dân ở các nước phát triển. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
được áp dụng hướng dẫn cho các nhà hoạt định chính sách của cơ sở giáo
dục trường học. [6]
 Nghiên cứu của Sherly Towolioe và cộng sự (2016), “The rukun warga

based 3rs and waste bank as sustainable solid waste management strategy”
cho thấy hiệu suất các hoạt động 3Rs về tách chất thải hộ gia đình, kinh
doanh tái chế và hệ thống ngân hàng chất thải dựa vào Rukan Warga (RW) ở
Indonexia (tổ chức thấp nhất của hệ thống tổ chức cộng đồng có thể thực
hiện các sáng kiến và sáng tạo hỗ trợ các hoạt động quản lý chất thải rắn với
ít u cầu về tài chính hơn) có sự tương quan mức độ hoạt động với các
thành viên trong cộng đồng và những kết quả tích cực trong quản lý chất thải
rắn đô thị, thúc đẩy mạnh mẽ các thành viên trong cộng đồng tham gia phong
trào. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn chỉ ra khơng phải các hoạt động quản lý
chất thải rắn bền vững nào cũng địi hỏi nhiều chi phí. [7]
 Nghiên cứu của N E Ali và H C Sion (2014), “Solid waste management in
Asian countries: a review of solid waste minimisation (3'r) towards low
carbon” cho thấy thành phần CTR ở các nước phát triển tạo ra vật liệu có thể
tái chế nhiều hơn trong khi các nước đang phát triển chất thải hữu cơ và ít tái
chế hơn và chỉ ra rằng việc thực hiện khái niệm 3Rs song song với pháp luật
và các quy định về hoạt động sẽ tốt hơn những nước chỉ thực hiện khái niệm
3Rs mà không cần bất cứ luật lệ và quy định nào. Đồng thời, nghiên cứu
cũng đưa ra những thách thức và chiến lược trong việc thực hiện 3Rs ở các


nước phát triển ( Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc) và các nước đang phát triển
(Malaysia, Việt Nam, Philipin). Các nhân tố chính trong giảm thiểu CTR là
các tổ chức chính phủ, các nhà sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp tư nhân,
cộng đồng/ hộ gia đình và các bên liên quan khác. [8]
 Nghiên cứu của Seunghae Lee và Hae Sun Paik (2011), “Korean household
waste management and recycling behavior” nhằm kiểm tra hành vi quản lý
rác thải và tái chế của hộ gia đình hiện tại ở Hàn Quốc và khám phá các yếu
tố ảnh hưởng đến những hành vi đó. Thái độ về quản lý chất thải là yếu tố
mạnh nhất để dự đoán hành vi tách và phân loại thức ăn. Kết quả nghiên cứu
cho thấy thái độ quản lý chất thải, tuổi, và thu nhập ảnh hưởng đến các hành

vi tái chế và quản lý rác thải đáng kể. Những người lớn tuổi và giàu có hơn
tham gia quản lý chất thải để giảm thiểu và tái chế nhiều hơn. Do đó, nhiều
chương trình giáo dục cơng cộng và chính sách quảng cáo sẽ cần thiết cho
các thế hệ trẻ và gia đình có thu nhập thấp. [9]
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về 3Rs nhưng phần lớn chỉ tập trung vào quản lý
CTR đô thị và hầu như chưa có nghiên cứu nào về 3Rs trong ngành cơng nghiệp
thức ăn nhanh. Trong khi đó, CTR của ngành cơng nghiệp thức ăn nhanh được
đánh giá là có khả năng thu hồi năng lượng cao, cụ thể là nghiên cứu của Teija
Aarnio, Anne Hamalaimen (2008), “Challenges in packaging waste management
in the fast food industry” chỉ ra khả năng thu hồi cao từ chất thải đóng gói với tỷ
lệ thu hồi lý thuyết là 93% tổng tiền hàng năm nhưng trên thực tế chỉ thu hồi
29% tổng tiền hàng năm. Tổng tiềm năng thu hồi chất thải bao bì là 64% tổng
tiền hàng năm, trong đó 33% tổng tiền hàng năm có thể khơi phục (khơng phải
do thực tiễn quản lý chất thải phi lao động) và 31% tổng tiền hàng năm không thể
khôi phục do cơ sở hạ tầng chất thải hiện tại. Nghiên cứu còn cho thấy tính khả
thi về khả năng phục hồi trong hạ tầng chất thải hiện tại thông qua phương pháp
quản lý mới được vận hành và thiết kế theo nhu cầu, và nhu cầu của người sản
xuất chất thải, tăng tính nhất quán của cơ sở hạ tầng CTR qua hành động của
chính phủ.[10]


1.2.2 Nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, 3Rs vẫn còn chưa phổ biến và các đề tài nghiên cứu còn hạn chế.
Tiểu biểu là đề tài “Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon
tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững” của Quỹ bảo vệ
môi trường TP.HCM thực hiện năm 2007 – 2008, do PGS. TS. Lê Văn Khoa làm
chủ nhiệm. Thông qua việc khảo sát lấy ý kiến cộng đồng (đối tượng là chợ, siêu
thị, trung tâm thương mại; người tiêu dùng, người dân; cơ quan quản lý nhà
nước; các cơ sở sản xuất - tái chế) về việc giảm thiểu túi nilon tại TP. HCM. Đề
tài cho thấy 2 yếu tố quan trọng tác động đến sự sẵn lòng phải trả tiền cho việc sử

dụng túi nilon của đối tượng người tiêu dùng, người dân là sự nhận thức, quan
tâm của người dân đến việc bảo vệ môi trường và vấn đề lợi ích (kinh tế) của
người dân.[11]
Nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Chi và Lê Văn Khoa về “Hiện trạng và tiềm năng
tái chế chất thải ngành thức ăn nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện
năm 2016, với kết quả thu được từ 161 nhà hàng và phân tích thành phần rác tại
30 nhà hàng thuộc 6 hãng thức ăn nhanh nổi tiếng của thành phố cho thấy trung
bình khối lượng chất thải rắn phát sinh của ngành thức ăn nhanh là khoảng 5,6
tấn chất thải rắn/ngày vào lượng chất thải rắn sinh hoạt TP. HCM. Trong đó,
thành phần chất thải rắn tại các nhà hàng phần lớn đều có khả năng tái chế cao
(giấy, nhựa và thực phẩm). Đây là nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất các giải pháp
tái chế chất thải rắn phù hợp. [12]
1.3 Mục tiêu đề tài
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và đề xuất chương trình 3Rs (3T - Tiết giảm, Tái sử dụng,
Tái chế) trong quản lý chất thải rắn tại các cửa hàng thức ăn nhanh trên địa bàn
TP. HCM.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể
như sau:


-

Mục tiêu 1: Nhận dạng các loại hình kinh doanh tại các nhà hàng TAN nhằm
xác định thành phần chất thải rắn tại cửa hàng;

-

Mục tiêu 2: Xác định khối lượng và thành phần CTR tại các nhà hàng TAN

trên địa bàn TP. HCM;

-

Mục tiêu 3: Đánh giá thực trạng thu gom, lưu trữ và xử lý CTR tại các nhà
hàng TAN trên địa bàn TP. HCM;

-

Mục tiêu 4: Đề xuất 3Rs với các hướng giải pháp nhằm nâng cao cơng tác
quản lý CTR, góp phần giảm các tác động đến môi trường và sử dụng các
nguồn tài nguyên bền vững.

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Chất thải rắn tại các nhà hàng TAN trên địa bàn TP.HCM trong số 227 nhà
hàng TAN gồm các cửa hàng nổi tiếng Lotteria, KFC, Popeyes, Texas Chicken,
Domino pizza, PizzaHut.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại các nhà hàng TAN trên các quận nội thành thuộc địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.
1.5 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các nội dung nghiên cứu được thực hiện
như sau:
 Nội dung 1:
Tìm hiểu các loại hình kinh doanh tại các cửa hàng thức ăn nhanh.
 Nội dung 2:
-

Lập kế hoạch khảo sát hiện trạng (thu gom, lưu trữ và xử lý CTR) các nhà

hàng TAN trên địa bàn TP. HCM,

-

Tiến hành khảo sát các nhà hàng TAN trên địa bàn TP. HCM (các cửa hàng
có thương hiệu: Lotteria, KFC, Jollibe, Texas, Popeyes, Domino Pizza, Pizza
Hut, Mc’Donald) song song là tiến hành lấy mẫu rác tại các cửa hàng và phân
tích thành phần rác;

 Nội dung 3:


Đánh giá thực trạng quản lý CTR tại các nhà hàng TAN, và
 Nội dung 4:
Đề xuất 3Rs với các hướng giải pháp phân loại tại nguồn, tiết giảm các vật dụng
sử dụng một lần, tái sử dụng các vật dụng.
Để đạt được các mục tiêu cụ thể này, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
1. Hiện trạng thu gom, lưu trữ và xử lý CTR tại các nhà hàng TAN trên địa bàn
TP.HCM như thế nào? Trong câu hỏi này, đề tài tập trung nghiên cứu các khía
cạnh sau:
-

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu tại các cửa hàng: Gà rán, pizza;

-

Chất thải rắn gồm các thành phần: Thực phẩm, chất thải (CT) đóng gói, CT
nhựa sử dụng một lần và các thành phần khác (kim loại, hộp xốp,…);

-


Công tác quản lý CTR tại các cửa hàng thức ăn nhanh: Thu gom, phân loại,
lưu trữ và xử lý CTR.

2. Từ cách tiếp cận 3Rs, giải pháp nào là hiệu quả và khả thi để có thể áp dụng
vào công tác quản lý CTR tại các nhà hàng TAN? Các hướng được nghiên cứu
đề xuất:
-

Phân loại CTR tại các cửa hàng: Thực phẩm, chất thải đóng gói, chất thải
nhựa sử dụng một lần và các vật dụng khác;

-

Thay thế VD túi nilon bằng VD khác: túi giấy, túi vải;

-

Tiết giảm VD không cần thiết: ly nhựa,

1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.6.1 Phƣơng pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa
học. Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những
nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải
quyết.
Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng quản lý CTR tại các nhà hàng TAN là
nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa sự ảnh hưởng của CTR tới môi
trường và hiệu quả trong quản lý CTR đối với ngành công nghiệp thực phẩm. Từ



mối quan hệ này, tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mơi trường, lãng phí tài
ngun thiên nhiên và đề xuất các giải pháp hướng đến phát triển bền vững trong
hoạt động kinh doanh các ngành công nghiệp thực phẩm.

Hình 1.1 : Khung định hướng nghiên cứu.
1.6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu trên, các phương pháp nghiên cứu dưới
đây sẽ được sử dụng:
 Phƣơng pháp tổng quan tài liệu (Thu thập số liệu thứ cấp)
Phương pháp này sẽ được sử dụng để đạt được nội dung nghiên cứu 1. Thông
qua việc thu thập thông tin các cửa hàng thức ăn nhanh về quy mơ, hình thức và
mặt hàng kinh doanh bằng các phương tiện thơng tin internet, báo chí, …. Các
nguồn thơng tin và số liệu thu thập bao gồm:
-

Số liệu tổng quan về TP. HCM: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện
trạng phát triển các loại hình kinh doanh thức ăn nhanh, các cửa hàng thức ăn
nhanh nổi tiếng hiện nay đang hoạt động tại TP. HCM, hiện trạng quản lý
CTR tại TP. HCM. Các thông tin, số liệu được tổng hợp, thu thập từ số liệu
hiện có, báo cáo chuyên đề và các trang web có liên quan.


Tài liệu về 3Rs trong và ngoài nước: Các hoạt động chương trình 3Rs đã và

-

đang diễn ra tại Việt Nam và TP. HCM, kết quả sau khi thực hiện chương
trình 3Rs, các nghiên cứu, hoạt động 3Rs trên thế giới và kết quả đạt được.

 Phƣơng pháp khảo sát và điều tra thực địa
Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung nghiên cứu 2, bổ sung
cho nội dung nghiên cứu 1 thông qua việc tiến hành khảo sát, điều tra thực tế tại
các cửa hàng thức ăn nhanh tại TP. HCM, thông qua phỏng vấn quản lý nhà hàng
– đối tượng được cho là có thể nắm bắt hiện trạng của nhà hàng rõ nhất bằng
hình thức trực tiếp khảo sát bảng câu hỏi. Đợt khảo sát được tiến hành song song
với việc lấy mẫu phân tích thành phần CTR nhằm thu thập các thơng tin về:
-

Số lượng khách và đối tượng đến nhà hàng;

-

Các loại vật dụng được sử dụng và số lượng các vật dụng nhập vào nhà
hàng;
Hiện trạng thu gom, lưu trữ, xử lý CTR tại nhà hàng;

-

Khảo sát được thực hiện tại các hệ thống cửa hàng của 8 thương hiệu phổ biến
Lotteria, KFC, Texas Chicken, Popeyes, Domino Pizza, Pizza Hut, Mc’ Donald.
Lập danh sách mẫu số cửa hàng của từng nhãn hiệu trên Excel (tên nhãn hiệu,
quận, địa chỉ nhà hàng, ký hiệu nhà hàng). Tổng số nhà hàng bao gồm của 8
thương hiệu có trên địa bàn TP. HCM là 227 nhà hàng. Phương pháp chọn mẫu
được sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Số mẫu được
chọn để tiến hành khảo sát là 200 mẫu, Với:
-

Số mẫu được chọn dựa trên công thức của Slovin (1960):
n=


N
; (1)
(1  N  e 2 )

Trong đó:
n: Quy mơ của mẫu
N: Quy mô của tổng số cửa hàng của 8 hãng TAN;
e: Độ sai lệch mong muốn (hay tỉ lệ sai lệch do việc sử dụng mẫu chứ
không phải nghiên cứu toàn mẫu). Trong trường hợp này lấy e = 2,4%;


-

Đề tài lựa chọn 8 cửa hàng trên vì đây là các cửa hàng thức ăn nhanh có
thương hiệu nổi tiếng, phổ biến và thu hút đông đảo mọi thực khách trên
thị trường Việt Nam. Ngoài ra, số lượng các cửa hàng được phân bố đều
trên các quận tại TP. HCM nên sẽ có tính đại diện cao.

Sau khi có số lượng mẫu, chọn cửa hàng ngẫu nhiên để tiến hành khảo sát
bằng phần mềm SPSS.
Bảng khảo sát đối tượng nhà hàng được được thiết kế và được tiến hành qua 2
đợt khảo sát thử và khảo sát chính thức ( Phụ lục 1). Nội dung bảng hỏi gồm 25
câu hỏi (câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi thang do Likert, câu hỏi tự do trả lời),
được chia làm 5 mục:
-

A: Thông tin cửa hàng.

-


B: Hiện trạng vật dụng được sử dụng tại nhà hàng.

-

C: Hiện trạng quản lý CTR tại nhà hàng.

-

D: Nhận thức về vật dụng được sử dụng tại nhà hàng.

-

E: Thông tin đối về đối tượng được phỏng vấn.

Ngoài ra, đối tượng tiêu dùng (thực khách từng đến ăn tại các hãng TAN tại
TP. HCM) cũng được tiến hành khảo sát (Phụ lục 2). Ngoài khảo sát tại thực địa,
đề tài thực hiện khảo sát thông qua mạng Internet bằng chương trình khảo sát
trên Google. Nguyên tắc chọn mẫu định tính, phi xác suất theo chỉ tiêu, số mẫu
được chọn là 200 mẫu. Nội dung phiếu khảo sát gồm 16 câu hỏi và được chia
làm 6 mục:
-

A: Khởi động;

-

E: Hành vi;

-


B: Kiến thức;

-

F: Lựa chọn;

-

C: Nhận thức;

-

Thông tin cá nhân.

-

D: Thái độ;

 Phƣơng pháp lấy mẫu hiện trƣờng
Phương pháp này được áp dụng để đạt được nội dung nghiên cứu 2 của đề tài
thông qua việc đi lấy mẫu CTR tại các nhà hàng TAN nhằm xác định khối lượng
từng thành phần CTR tại nhà hàng.


×