Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng iso 9001 2008 ở công ty rvc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 62 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------

LÊ HỮU AN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ISO 9001:2008
Ở CÔNG TY RVC

Chuyên ngành: Quản tri kinh
doanh
̣
Mã ngành: 60340102

KHOÁ LUẬN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: ………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...
Cán bộ chấm nhận xét 1: …………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: ……………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...


………………………………………………………………………………………
Khoá luận thạc sĩ được bảo vệ/nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ KHOÁ
LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 22 tháng 11 năm 2016
Thành phần hội đồng đánh giá khoá luận thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
2. Thư ký: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
3. Ủy viên: TS. Phạm Quốc Trung

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

Lê Hữu An

Ngày, tháng, năm sinh:
Chuyên ngành:

Giới tính: Nam

Nơi sinh: Đà Nẵng

20/05/1988
Quản trị kinh doanh

Khoá (Năm trúng tuyển):

MSHV: 7140513
MN: 60 34 01 02

2014

1- TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG ISO 9001:2008 Ở CÔNG TY RVC
2- NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN

1. Đánh giá việc áp dụng chuẩn ISO 9001 cho hệ thống quản lý chất lượng của RVC có
thực sự mang lại sự cải thiện trong hoạt động của RVC.
2. Xác định nguyên nhân gây giảm sút hiệu quả áp dụng ISO 9001 ở RVC.
3. Đề nghị một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng chuẩn ISO
9001:2008 ở RVC.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 23/5/2016
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/10/2016
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
Nội dung và đề cương Khoá luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Tp. HCM, ngày …. tháng … năm…
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài khoá luận này, trước hế t tôi xin cảm ơn PGS.TS
thầy Bùi Nguyên Hùng, người đã tâ ̣n tıǹ h giúp đỡ tôi trong ś t quañ g
thời gian làm khố luận. Cám ơn những chı̉ dẫn, đóng góp vô cùng
quý báu của thầy để giúp tơi hoàn thiêṇ bài khố luận này.
Tiế p theo tôi muố n gửi lời cảm ơn đế n các thầ y cô trong khoa Quản
Lý Công Nghiêp,
̣ những người đã trang bi ̣cho tôi những kiế n thức bổ
ı́ch trong suố t những năm ho ̣c vừa qua.
Tôi cũng xin cảm ơn những anh chi,̣ những người ba ̣n đã chia sẻ và
đóng góp ý kiế n giúp tơi hoàn thành tớ t hơn bài khố luận này.
Xin cảm ơn tấ t cả mo ̣i người!

Tháng 10 năm 2016
Người thực hiện khoá luận
Lê Hữu An


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này để đánh giá tình trạng áp dụng ISO 9001:2008 để nâng cao
chất lượng tại Công ty TNHHH Thiết Kế Renesas Việt Nam (RVC). Dựa trên cơ
sở lý thuyết của nội dung ISO 9001:2008 cùng các nghiên cứu đi trước, bài nghiên
cứu được thực hiện bằng cách thu thập và phân tích các thơng tin về chất lượng

sản phẩm tại RVC, cũng như những cải thiện về quy trình bên trong. Bên cạnh đó,
ý kiến của các nhân viên trực tiếp tham gia quá trình thực hiện ISO cũng được lấy
thông qua các cuộc phỏng vấn mở trực tiếp.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được tình trạng áp dụng ISO hiện tại của RVC, cùng
những hạn chế của nó, giúp các nhà quản lý cơng ty có một cái nhìn tồn diện hơn
về tình trạng hiện tại. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu
quả của hệ thống ISO, đồng thời một số hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được đề
cập trong bài viết này.


ABSTRACT
This paper is to evaluate the current situation of applying ISO 9001:2008 at
Renesas Design Vietnam Co.,Ltd. Base on the content of ISO 9001:2008 and
existed research of other author, this paper collect and analyze the information of
quality system at RVC, as well as the internal operation improvement. Besides,
RVC employee’s opinion is also collected via direct open interviews.
The research result could describe the current situation of ISO apply in RVC, and
its limitation, which help the managers get a more completed view. This paper
also suggests some solutions to improve the effectiveness of ISO applying, as well
as orientation for future research.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Hữu An, là ho ̣c viên cao ho ̣c ngành Quản tri ̣kinh doanh trường Đa ̣i ho ̣c Bách
Khoa TP HCM. MSSV: 7140513.
Tôi xin cam kế t bài khoá luận này hoàn toàn do tôi thực hiê ̣n dưới sự hướng dẫn của thầ y
cô, góp ý của ba ̣n bè. Tôi hoàn toàn không sao chép hoă ̣c nhờ người khác/tổ chức thực
hiê ̣n hô ̣. Bấ t kỳ lời viế t hay kế t luâ ̣n nào trong luâ ̣n văn đề u do ý kiế n chủ quan của tôi
trong quá trı̀nh nghiên cứu.
Mô ̣t lầ n nữa tôi xin cam kế t.



Từ viế t tắ t:
RVC: Renesas Design Vietnam Co., LTD.
FE: Front End
BE: Back End
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Danh sách bảng biể u:

trang

Bảng 3.1: Chủ điểm phỏng vấn ............................................................................. 12
Bảng 4.1: Chủ điểm phỏng vấn (thực tế) .............................................................. 28
Bảng 4.2: Tổng kết hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 36
Bảng 4.3: Giải pháp hướng tới việc cải tiến quy trình chất lượng ........................ 39
Bảng 4.4: Giải pháp hướng tới việc tăng cường đào tạo ISO ............................... 42
Bảng 4.5: Giải pháp hướng tới việc nâng cao chất lượng Internal Audit ............. 44

Danh sách hın
̀ h ve:̃
Hình 3.1: Quy trình thiết kế khung chủ điểm thảo luận ........................................ 13
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 12
Hình 4.1: Định hướng nâng cao chất lượng của cơng ty RVC ............................. 15
Hình 4.2: Hệ thống hoạt động theo quá trình của RVC ........................................ 16
Hình 4.3: Phạm vi áp dụng ISO 9001:2008 ở RVC .............................................. 17
Hình 4.4: Quy trình quản lý chất lương ................................................................ 18
Hình 4.5: Biểu đồ lỗi phát hiện sau khi giao sản phẩm ......................................... 19
Hình 4.6: Biểu đồ số lượng kỹ sư yêu cầu và thực tế............................................ 20
Hình 4.7: Biểu đồ chi phí làm lại (Man-hour) ....................................................... 22



Hình 4.8: Biểu đồ chi phí làm lại (EDA-hour) ...................................................... 22
Hình 4.9: Quy trình phát triển sản phẩm và quản lý chất lượng ........................... 24


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1. Căn cứ hình thành đề tài ....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2
1.5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
1.6. Bố cục đề tài.......................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................4
2.1

Giới thiệu về ISO 9001:2008 .............................................................................4

2.2

Những thay đổi của ISO 9001:2008 so với phiên bản ISO 9001:2000 .............4

2.3

Những thay đổi trong phiên bản mới ISO 9001:2015 .......................................5

2.4

Những nghiên cứu đi trước về hiệu quả của hệ thống ISO................................7


2.5

Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hệ thống ISO ....................................................8

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................11
3.1

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................11

3.2

Mơ hình hóa quy trình nghiên cứu ...................................................................13

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................14
4.1

Mục tiêu phát triển của RVC ...........................................................................14

4.2

Thay đổi trong chất lượng dự án ......................................................................18

4.3

Thay đổi trong chi phí ......................................................................................21

4.4

Thay đổi trong quy trình bên trong ..................................................................23


4.5

Kết quả phỏng vấn ...........................................................................................28

4.6

Giải pháp nâng cao hiệu quả ............................................................................35

CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT .............................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................46
PHỤ LỤC 1: SỐ LƯỢNG LỖI SAU KHI GIAO SẢN PHẨM ...................................48
PHỤ LỤC 2: CHI PHÍ LÀM LẠI .................................................................................49
PHỤ LỤC 3: SỐ LƯỢNG KỸ SƯ RVC ......................................................................50
PHỤ LỤC 4: BẢNG CHỦ ĐIỂM PHỎNG VẤN CHI TIẾT .......................................51


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Căn cứ hình thành đề tài
Công ty TNHH Thiết Kế Renesas Việt Nam (RVC), thành lập vào năm 2004, là một
công ty con trực thuộc tập đoàn điện tử RENESAS Nhật Bản (REL). Từ sau thảm họa
động đất sóng thần năm 2011, tập đoàn REL quyết định tái cấu trúc theo hướng tối ưu
hóa lợi nhuận bằng việc tập trung vào các mảng thế mạnh, và loại bỏ các mảng không
mang lại lợi nhuận như kỳ vọng. Trong làn sóng cải cách chung này, bên cạnh việc sắp
xếp lại nhân sự và các đội nhóm, từ tháng 10 năm 2014 RVC quyết định áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9001 nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm thiểu chi phí. Đến tháng 5 năm 2015, cơng ty đã được cấp chứng nhận đạt
chuẩn ISO 9001.
Thế nhưng trong 2 năm áp dụng ISO, các nhà quản lý cấp cơ sở và cấp trung thường
xuyên nhận được những phàn nàn của các trưởng và thành viên dự án về việc khối lượng
công việc, đặc biệt là về giấy tờ, đã tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, trong những báo

cáo chất lượng của các phòng ban, vẫn tồn tại những lỗi do kỹ sư sơ xuất như “quá tự
tin nên bỏ sót lỗi”, lỗi do kỹ sư “thiếu cẩn trọng” trong việc thiết kế và kiểm tra, khiến
sản phẩm phải làm lại và khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Thực tế này đặt
ra câu hỏi liệu rằng việc áp dụng ISO 9001 ở RVC có thực sự mang lại lợi ích như cơng
ty mong đợi hay không.
Theo một số nghiên cứu đi trước về áp dụng chuẩn ISO, không phải công ty nào cũng
đạt được những lợi ích mong muốn từ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này.
Thực tế, có những cơng ty thành cơng hơn khi giảm được chi phí từ việc giảm lỗi, qua
dó gia tăng chất lượng và lợi nhuận; nhưng cũng có những cơng ty khơng những khơng
đạt được những lợi ích mong muốn, mà ngược lại cịn tiêu tốn nhiều thời gian và tài
chính để theo đuổi giấy chứng nhận này.
Sau 2 năm áp dụng chuẩn ISO vào việc quản lý chất lượng, đây cũng là lúc RVC nên
nhìn nhận, đánh giá lại hiệu quả của việc áp dụng chuẩn ISO 9001 trong hệ thống quản
lý chất lượng của mình và tìm kiếm các biện pháp để cải thiện tình hình. Theo tơi tìm

1


hiểu, nghiên cứu này chưa được tổ chức, cá nhân nào thực hiện. Đây cũng chính là lý
do hình thành đề tài này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận này tập trung giải quyết các mục tiêu sau:
(1) Đánh giá việc áp dụng chuẩn ISO 9001 cho hệ thống quản lý chất lượng của RVC
có thực sự mang lại sự cải thiện trong hoạt động của RVC.
(2) Xác định nguyên nhân gây giảm sút hiệu quả áp dụng ISO 9001 ở RVC.
(3) Đề nghị một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng chuẩn ISO
9001:2008 ở RVC.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Sau khi áp dụng chuẩn ISO, chất lượng sản phẩm của RVC có tăng lên khơng?
(2) Sau khi áp dụng chuẩn ISO, chi phí do lỗi sản phẩm RVC có giảm đi hay khơng?

(3) Sau khi áp dụng chuẩn ISO, quy trình bên trong của RVC có được cải thiện hay
khơng?
(4) Những điểm bất cập, hạn chế khác cịn tồn tại trong q trình áp dụng chuẩn ISO
là gì?
(5) Những yếu tố nào gây giảm sút hiệu quả trong việc áp dụng chuẩn ISO?
(6) Những biện pháp nào nên được đưa ra để tăng hiệu quả của việc áp dụng ISO ở
RVC?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
RVC được chia làm 2 mảng chính: Hardware (HW) và Software (SW). RVC hiện tại
chỉ áp dụng ISO cho mảng HW. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là
các phòng ban, dự án, và nhân viên nằm trong phạm vi áp dụng ISO 9001:2008 ở RVC,
cụ thể là mảng HW, bao gồm Front End và Back End.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận sẽ phân tích các khía cạnh chất lượng (qua số lượng
lỗi), chi phí khắc phục lỗi và quy trình bên trong của RVC từ năm 2013 đến tháng 6 năm

2


2016 tại RVC. Ngồi ra, khóa luận cũng sẽ tìm hiểu về những điểm hạn chế, tồn tại khác
liên quan đến viện áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 tại RVC.
1.6. Bố cục đề tài
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài gồm lý do hình thành đề tài, mục tiêu ngiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, phương pháp ngiên cứu và nội
dung khóa luận.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, các khái niệm liên quan và lý thuyết ISO 9001:2008.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu, trình bày các cách thu thập số liệu, xử lý và phân thích
số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, phân tích và nêu kết quả nghiên cứu đạt được.
Chương 5: Kết luận, nêu những đóng góp mà kết quả nghiên cứu mang lại cũng như

hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mới.

3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu về ISO 9001:2008
ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2008 - phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO
9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc
tế () phát triển và ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2008. Tiêu
chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2008 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản
lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù
hợp và chứng nhận phù hợp đối với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Đối với các nhà sản xuất, ISO 9001 yêu cầu các thủ tục và hồ sơ sau:
 Một bộ các thủ tục bao gồm tất cả các hồ sơ pháp lý chính yếu trong kinh doanh,
 Việc kiểm tra định lượng quá trình sản xuất để đảm bảo rằng quá trình này đang
sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng,
 Giữ được tiếng tăm đích thực,
 Ghi lại các nhược điểm của sản phẩm để loại bỏ và có biện pháp chỉnh sửa thích
đáng khi cần thiết,
 Thường xuyên xem xét lại các tiến trình có tính chất đặc biệt và hệ thống chất
lượng của chính nó thơng qua hiệu quả hiện có,
 Việc cải tiến liên tục một cách dễ dàng,
 Việc thực hiện áp dụng thực sự có hiệu quả vào nội bộ tổ chức khi có một đơn vị
tư vấn có uy tín và được thừa nhận.
2.2 Những thay đổi của ISO 9001:2008 so với phiên bản ISO 9001:2000
ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất
lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được
ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn

các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan
hệ nhà cung cấp-khách hàng.

4


Tất cả các tiêu chuẩn ISO (trên 17.400 tiêu chuẩn) đều được rà soát lại định kỳ. Qua
thời gian, nhiều tiêu chuẩn sẽ trở nên lỗi thời, tiêu biểu như các phương pháp và tài liệu
mới, sự phát triển về khoa học công nghệ, cũng như các yêu cầu mới về an toàn và chất
lượng. Để đảm bảo các tiêu chuẩn ISO là những tiêu chuẩn hàng đầu, tiên tiến nhất, ISO
đã có quy định bắt buộc các tiêu chuẩn này phải được rà sốt theo định kỳ, qua đó có
thể thêm mới, loại bỏ, hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn hiện có.
ISO 9001:2008 khơng đưa ra các u cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế,
mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001:2000 dựa vào kinh nghiệm áp
dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng
cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường.
2.3 Những thay đổi trong phiên bản mới ISO 9001:2015
Hiện tại, phiên bản mới ISO 9001:2015 đã được chính thức ban hành từ ngày
15/09/2015, thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008 với những thay đổi đột phá, giúp
doanh nghiệp đi vào quản lý thực chất trong bối cảnh cạnh tranh gây gắt như hiện nay.
Phiên bản này được kỳ vọng sẽ duy trì đến 25 năm. Cả tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và
9001:2015 đều bao gồm các chủ đề tương tự, tuy nhiên, cũng bao gồm một số khác biệt
quan trọng.
Sự khác biệt lớn nhất giữa tiêu chuẩn cũ và mới chính là cấu trúc. ISO 9001:2008 có
năm phần chính (4-8) và ISO 9001:2015 đã có bảy phần chính (4-10). Tất cả các tiêu
chuẩn hệ thống quản lý trong tương lai (MSS) sẽ sử dụng cách sắp xếp mới này.
Thứ hai, về bối cảnh tổ chức, tiêu chuẩn mới mong muốn tổ chức tự hiểu được bối cảnh
của mình trước khi thiết lập Hệ thống quản lý chất lượng (QMS), bao gồm các vấn đề
bên ngoài và vấn đề bên trong có liên quan đến mục đích, định hướng chiến lược và cân
nhắc ảnh hưởng của các vấn đề này đối với QMS và kết quả tổ chức dự định đạt được.

Khi tổ chức hiểu được mơi trường bên ngồi, văn hóa, giá trị, kết quả thực hiện và các
bên liên quan của tổ chức trước khi triền khai QMS, tổ chức sẽ sử dụng những hiểu biết
này để xác định phạm vi của QMS, và các thách thức cần phải đối phó. Điều này, tất
nhiên, cũng sẽ là một thách thức lớn đối với nhiều tổ chức.

5


Thứ ba, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 loại bỏ cách phân biệt giữ tài liệu (document) và hồ
sơ (record) và được gọi chung là thông tin văn bản. Thuật ngữ này đề cập đến việc thơng
tin phải được kiểm sốt và duy trì, có nghĩa tổ chức cần kiểm sốt, duy trì thơng tin và
các phương tiện hỗ trợ thơng tin.
Thứ tư, suy nghĩ dựa trên rủi ro, trước đây luôn được ngầm định trong các phiên bản
ISO 9001, nay đã được đề ra rõ ràng. Tiêu chuẩn mới mong muốn tổ chức xác định và
giải quyết các rủi ro mà có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ
phù hợp và đáp ứng khách hàng. Tiêu chuẩn ISO mới mong muốn tổ chức xác định rủi
ro và cơ hội, đồng thời xác định các hành động tương ứng với các rủi ro, cơ hội này.
Tiêu chuẩn cũng mong muốn tổ chức tích hợp các hành động này và trong QMS và xem
xét cách thức áp dụng, kiểm sốt, đánh giá, xem xét tính hiệu quả của quá trình này.
Cuối cùng, tiêu chuẩn hy vọng tổ chức thực hiện quá trình quản lý rủi ro một cách thực
sự, chứ khơng phải chỉ theo đuổi hình thức, hay chỉ tồn tại dưới dạng một tập tài liệu.
Thứ năm, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nhấn mạnh rằng, khi một yêu cầu của tiêu chuẩn
trong phạm vi được xác định có thể được áp dụng, thì u cầu đó sẽ được áp dụng đối
với tổ chức. Tuy nhiên, mục 4.3 và phụ lục A5 cũng nói rằng bất kỳ yêu cầu nào cũng
có thể được loại trừ nếu nó khơng thể được áp dụng. Điều này đòi hỏi tổ chức phải cân
nhắc và có thể giải thích được lý do tại sao các yêu cầu này không thể áp dụng, và việc
loại trừ không làm suy yếu khả năng hay trách nhiệm của tổ chức để đảm bảo chất lượng
sản phẩm và dịch vụ.
Thứ sáu, tiêu chuẩn cũng đưa thêm một số thuật ngữ mới. Thuật ngữ “đối tượng” có
nghĩa là những gì có thể nhận biết, cảm nhận được và tiêu chuẩn ISO 9001 có thể áp

dụng cho bất kỳ đối tượng nào. Đồng thời, tiêu chuẩn mới thay vì gọi là “sản phẩm” thì
dùng ba thuật ngữ riêng biệt: đầu ra (khái niệm chung) và sản phẩm, dịch vụ.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn mới cũng làm rõ một số khái niệm và sửa đổi một số khác như:
tài sản của khách hàng, đại diện lãnh đạo, đề cao “nguồn lực” thay vì “thiết bị” theo dõi
và đo lường.

6


2.4 Những nghiên cứu đi trước về hiệu quả của hệ thống ISO
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc áp dụng chuẩn ISO mang lại nhiều lợi ích cho
doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Leticia Santos và Carmen Escanciano (2001) dựa
trên các công ty thực phẩm ở Tây Ban Nha, mặc dù có nhiều khó khăn trong việc áp
dụng ISO, chủ yếu liên quan đến đầu tư thời gian và tiền bạc để được chứng nhận,
nhưng các công ty này đều cảm thấy hài lịng vì hiệu quả sản xuất và an toàn thực
phẩm đều được nâng cao. Theo một nghiên cứu khác của Vloeberghs và Bellens
(1996) thì việc thay đổi trong cách thức quản lý để đáp ứng được những yêu cầu của
chứng nhận ISO 9000 cũng thể hiện được sự nghiêm túc, nỗ lực và quyết tâm của công
ty trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Thêm vào đó, nhiều tổ chức, khách
hàng địi hỏi đối tác của mình phải có giấy chứng nhận ISO để chứng tỏ được khả
năng quản lý chất lượng của mình. Điều này cũng có nghĩa việc đạt được chứng nhận
ISO sẽ giúp các công ty dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm khách hàng và thâm nhập các
thị trường mới (Elmuti, 1996; Mallak et al., 1997; Sun, 2000). Nghiên cứu của Burhan
Basaran (2016) đối với hệ thống quản lý chất lượng đối với bảo hộ bản quyền công
nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa chứng chỉ ISO 9001 với số
lượng bằng phát minh sáng chế và thiết kế công nghiệp; đồng thời cũng thúc đẩy sự
sáng tạo trong công việc cũng như gia tăng số lượng các bằng phát minh sáng chế
quốc gia.
Thế nhưng, một số nghiên cứu khác được thực hiện lại chỉ ra rằng giấy chứng nhận
ISO không thực sự mang lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi ban đầu. Terziovski

và các cộng sự (1997) và sau đó là Singels và các cộng sự (2001) đã rút ra kết luận
rằng việc đạt được tiêu chuẩn ISO không đem lại ảnh hưởng quan trọng nào đến kết
quả kinh doanh của công ty. Mặt khác, việc áp dụng chuẩn ISO cũng làm tăng đáng
kể các công việc về giấy tờ, nhiều công việc trở nên kém linh động và điêu này cũng
đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí cho cơng ty (Mclachlan, 1996). Bên cạnh đó,
nhiều khách hàng mặc dù địi hỏi doanh nghiệp phải có chứng chỉ ISO, lại vẫn không
chịu ký hợp đồng sau khi doanh nghiệp thành công trong việc đạt được chứng nhận,
hàm ý rằng chứng chỉ ISO không thực sự mang lại nhiều chuyển biến về chất lượng
của doanh nghiệp (Alan Brown và Kate Loughton). Những nghiên cứu gần đây, như

7


của Sik Sumaedi và Medi Yarmen (2015) đối với các cơng ty thực phẩm cũng cho
thấy tính hiệu quả của việc áp dụng ISO 9001 vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Nghiên
cứu của Andrea Chiarini (2015) cũng cho thấy áp dụng ISO 9001 có nhiều hạn chế
trong việc giảm thiểu chi phí do sản phẩm chất lượng kém, đồng thời cũng cho thấy lo
ngại về hạn chế của ISO 9001 trong nghiên cứu và phát triển (R&D).
Những nghiên cứu có kết luận trái chiều như vậy cho thấy rằng việc một cơng ty có
gặt hái được những thành công sau khi nhận được chứng chỉ ISO thực sự cịn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Đồng thời, nó cũng chỉ ra rằng chỉ một chứng chỉ ISO không
thể đảm bảo việc mang lại những cải thiện về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà
công ty cung cấp.
2.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hệ thống ISO
Hệ thống ISO không chỉ yêu cầu một công ty thiết lập hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn, mà còn giám sát q trình thực hiện, trong đó những tiêu chuẩn chất
lượng và hiệu quả của hệ thống QMS được cải thiện (Walker và Johnson, 2009). Theo
ISO 9001, “hiệu quả” được định nghĩa là việc đạt được những mục tiêu định trước
(ISO 9001:2000, 2000). Theo ISO 9001:2008, những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là:
sự ngăn ngừa lỗi, không ngừng cải thiện và định hướng thỏa mãn khách hàng (ISO

9001:2008).
Đối với hoạt động của công ty, những đánh giá về tài chính ảnh hưởng nhiều đến sự
tồn tại lâu dài của cả hệ thống, thế nên công ty cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn đánh
giá phù hợp hơn (O’Mara và cộng sự, 1998). Lee và cộng sự (2009) đã tiến hành đánh
giá hiệu quả hoạt động của những công ty đạt chuẩn ISO 9001 qua những yếu tố như:
sự thỏa mãn của khách hàng, hiệu quả quản lý nội bộ, chi phí gây ra bởi chất lượng
kém và tỉ lệ sản phẩm/dịch vụ phải làm lại của nhân viên (turn over rate). Với những
nghiên cứu của McAdam và Canning (2001), họ dùng những tiêu chuẩn như hệ thống
quản lý và thông tin liên lạc nội bộ, chất lượng dịch vụ và tỉ suất lợi nhuận (profit
ratio). Singh và cộng sự (2006) tiến hành nghiên cứu dựa trên những yếu tố như: chất
lượng của dịch vụ khách hàng, quá trình xử lý tài liệu, số lượng lỗi. Augustyn và
Pheby (2000) đánh giá hiệu quả hoạt động của những công ty trong ngành du lịch qua
các yếu tố như chất lượng dịch vụ, tỉ lệ làm lại, hiệu suất, tỉ lệ lỗi, chi phí do mất đơn

8


hàng. Như vậy, những nghiên cứu đi trước đánh giá hiệu quả của việc áp dụng ISO
9001:2008 dựa vào các yếu tố như: chất lượng, chi phí gây ra bởi chất lượng kém, hiệu
quả quản lý nội bộ.
Đối với đặc thù ngành và công ty, RVC là một công ty công nghệ cao chuyên về sản
xuất chip bán dẫn và cung cấp các giải pháp về phần mềm. Chất lượng đối với cơng ty
là vấn đề sống cịn, nhất là trong thời điểm cạnh tranh gay gắt hiện nay, khách hàng rất
khó tính và có nhiều lựa chọn. Đó cũng chính là lý do cơng ty đề cao 3 yếu tố QCD
(Quality, Cost, Deliverable), trong đó chất lượng được ưu tiên trước hết. Vì vậy, để
đánh giá hiệu quả của việc áp dụng ISO, yếu tố chất lượng cần phải được đánh giá
trước hết.
Dây chuyền sản xuất chip semiconductor rất đắt tiền và đòi hỏi cần hoạt động liên tục
nên kế hoạch sản xuất được lên từ rất lâu và cần có sự chính xác cao về thời gian hồn
thành sản phẩm. Chính vì thế, bất kì sự trễ hạn nào của sản phẩm, hay việc phát hiện

lỗi dẫn đến phải làm lại đều dẫn đến những tổn thất to lớn cho khơng chỉ sản phẩm trễ,
mà cịn những sản phẩm khác có liên quan dây chuyền. Đồng thời, trong nền công
nghiệp điện tử cạnh tranh gây gắt hiện nay, vòng đời sản phẩm được rút ngắn liên tục
để đảm bảo tính cạnh tranh và cập nhật, các dự án chip đều được sắp xếp theo một lịch
trình chặt chẽ. Các kỹ sư, công nhân tham gia sản xuất chip nếu tốn nhiều thời gian để
làm lại và chạy tool thì sẽ ảnh hưởng rất lớn chi phí và lợi nhuận của sản phẩm. Mặc
khác, chi phí chạy tool để thiết kế và kiểm tra sản phẩm rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của cơng ty. Vì vậy, chi phí làm lại là một yếu tố quan trọng để đánh giá
hiệu quả của việc áp dụng ISO.
Một lợi ích quan trọng mà ISO 9001:2008 được trơng đợi là sẽ giúp cơng ty xây dựng
các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm sốt cơng việc; cải tiến thường xuyên chất
lượng các quá trình và sản phẩm (www.vsqi.gov.vn/iso-9001-a29). Đây cũng chính là
nền tảng để cơng ty có thể khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Chính vì vậy, cải tiến quy trình bên trong cũng là một yếu tố cần quan tâm để đánh ía
hiệu quả của việc áp dụng ISO ở cơng ty RVC.
Tóm lại, từ những tìm hiểu về những nghiên cứu đi trước về các tiêu chí đánh giá hiệu
quả hoạt động của công ty theo chuẩn ISO 9001, đồng thời kết hợp với những hiểu

9


biết về ngành, công ty cụ thể trong trường hợp này, nghiên cứu này sẽ tập trung vào
việc đánh giá 3 tiêu chí: chất lượng sản phẩm thể hiện qua số lỗi phải làm lại sau khi
hoàn tất sản phẩm; chi phí làm lại được tính bằng số giờ làm lại của kỹ sư và số giờ
chạy các công cụ (tool) để tạo và kiểm tra lại sản phẩm; đồng thời với việc cải tiến quy
trình bên trong để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí.

10



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng ISO 9001 ở RVC là nghiên cứu tình huống mang tính
điều tra thực nghiệm đặt trong chiều sâu và bối cảnh thực sự của nó. Vì vậy, nghiên cứu
được tiến hành theo phương pháp Case Study. Đặc thù tình huống bối cảnh thực tế yêu
cầu phải sử dụng kết hợp nhiều hướng điều tra khác như như từ nguồn tài liệu, quan sát,
phỏng vấn. Vì vậy, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp được trình bày sau đây.
Để đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng ISO 9001 đối với công ty RVC, nghiên cứu
này sẽ được tiến hành theo hướng thu thập dữ liệu về hoạt động của công ty trước và
sau khi áp dụng ISO để đánh giá những thay đổi mà quy trình này mang lại; đồng thời
tiến hành phỏng vấn sâu đối với những chuyên viên quản lý chất lượng, những trưởng
dự án và các thành viên dự án được áp dụng quy trình này.
Đối với hướng thứ nhất, dữ liệu được thu thập từ trước khi áp dụng ISO (năm 2013 đến
2014) và sau khi áp dụng ISO (năm 2015 đến hiện tại) ở cấp độ công ty và tất cả các
phịng ban áp dụng quy trình này:
 Dữ liệu về chất lượng của các dự án dựa trên số lỗi sau khi gửi sản phẩm hoàn
thành.
 Dữ liệu về chi phí làm lại (turn-over) (số giờ làm việc & số giờ chạy công cụ thiết
kế & kiểm tra).
 Những cải tiến về quy trình bên trong của cơng ty RVC ghi nhận được sau khi áp
dụng ISO.
Hướng đi này được kì vọng sẽ mang lại một cái nhìn toàn diện về kết quả mà việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO mang lại cho công ty, đồng thời cho thấy được
những mặt ISO có thể đem lại nhiều cải thiện, và những mặt mà kết quả vẫn cịn nhiều
hạn chế.
Từ những đánh giá tình hình hiện tại, kết hợp với việc nghiên cứu lý thuyết, những
nghiên cứu đã được tiến hành từ trước, tham khảo ý kiến của chuyên gia về ISO, đồng
thời tiến hành thảo luận, phỏng vấn sâu với các cá nhân tham gia vào các dự án áp dụng

11



hệ thống quản lý ISO, bao gồm các chuyên viên quản lý chất lượng, các trưởng dự án.
Những cuộc thảo luận này được kỳ vọng sẽ đem lại cái nhìn sát với thực tế hơn về cách
mà ISO được áp dụng, cũng như những lợi ích, khó khăn mà các nhóm gặp phải khi theo
đuổi quy trình này. Từ đó, kết hợp giữa lý thuyết và lắng nghe ý kiến của các chuyên
gia cũng như các thành viên của công ty, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc áp dụng ISO 9001:2008 đối với công ty RVC sẽ được đề xuất.

Hình 3.1: Quy trình thiết kế khung chủ điểm thảo luận
Trong đó sẽ tìm hiểu về các thơng tin:
Số thứ tự

Chủ đề

1

Đánh giá chung sau khi đạt chứng nhận

2

Nhận xét về lợi ích (tập trung vào cải thiện chất lượng và chi phí khắc
phục)

3

Nhận xét về chi phí

4


Cải tiến về quy trình bên trong

5

Mức độ thỏa mãn

6

Hoạt động sau khi chứng nhận

7

Khó khăn trong q trình áp dụng

8

Giải pháp để vượt qua khó khăn (nếu có)
Bảng 3.1: Chủ điểm phỏng vấn

Mục đích của cuộc phỏng vấn trước hết để nắm được cảm nhận, đánh giá của các đối
tượng đối với việc áp dụng ISO vào dự án mình tham gia. Chủ đề tiếp theo tập trung vào
những cải thiện mang lại đối với dự án, bao gồm chất lượng của sản phẩm, chi phí khắc

12


phục lỗi, quy trình bên trong có liên tục được cải tiến hay khơng. Song song với lợi ích,
đối tượng cũng sẽ được hỏi về những chi phí phải bỏ ra để đạt được những lợi ích này.
Tiếp theo, đối tượng sẽ được hỏi về mức độ thõa mản đối với lợi ích đạt được và chi phí
phải bỏ ra. Cuộc phỏng vấn cũng sẽ thảo luận về việc liệu sau khi đạt được chứng nhận,

dự án có tiếp tục áp dụng chuẩn ISO, tuân thủ những quy trình, quy định từ hệ thống
quản lý chất lượng theo chuẩn ISO hay khơng. Cuối cùng, những khó khăn trong q
trình áp dụng, và giải pháp mà các đối tượng áp dụng để khắc phục chúng cũng được
thảo luận.

3.2 Mơ hình hóa quy trình nghiên cứu

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu

13


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mục tiêu phát triển của RVC
Trong thời gian tới, tập đồn RENESAS nói chung và lãnh đạo RVC đặt kỳ vọng RVC
có thể trở thành trung tâm thiết kế hàng đầu của tập đoàn trên toàn thế giới (Become
World Wide No. 1 Design Center in RENESAS group). Những mục tiêu chính RVC
cần đạt được trong thời gian tới bao gồm:
-

Hơn 900 kỹ sư vào năm 2018. Mặc dù là cơng ty cùng tập đồn, nhưng khách
hàng chính RSD khơng có thái độ ưu tiên giao việc cho RVC, nếu RVC không
chứng tỏ được năng lực cạnh tranh đối với cơng việc tương ứng. Nói cách khác,
số lượng kỹ sư tại RVC thể hiện khối lượng cơng việc RSD tin tưởng giao phó.
Như vậy mục tiêu hơn 900 kỹ sư vào năm 2018 thể hiện quyết tâm lớn của lãnh
đạo trong việc mở rộng hoạt động thiết kế của công ty.

-


Trở thành một trung tâm thiết kế độc lập với hiệu quả về chi phí (cost effective
autonomic design center).
o Về H/W: Đạt được số lượng chuỗi thiết kế FE-BE bằng với công ty mẹ
RSD, trước hết là 7 chuỗi MCU và 2 chuỗi CIS vào năm 2018.
o Về S/W: Chịu trách nhiệm về hỗ trợ kỹ thuật và khách hàng (technical
support and customization) trong các dự án định hướng thị trường (market
oriented project) ở Đông Nam Á, Châu Âu và Châu Mỹ.

-

Trở thành trung tâm thiết kế xuất sắc: Nâng cao trình độ kỹ sư, tăng gấp đơi năng
xuất làm việc với Skill/Role trung bình tồn cơng ty hơn 3.2 (bằng với cơng ty
mẹ RSD) vào năm 2016, so với 1.6 vào năm 2013.

-

Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm theo hướng process.

Để thực hiện được những mục tiêu này, ngoài những nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và
nhân viên, RVC quyết định áp dụng ISO9001:2008 với kỳ vọng tăng chất lượng sản
phẩm từ mức thấp lên mức trung bình so với mặt bằng chung của thế giới. ISO9001
cũng chính là nền tảng để RVC có thể nâng cao hơn nữa chất lượng của mình qua việc
hướng tới đạt chuẩn ISO/TS16949 dành cho các ngành cơng nghiệp tự động hóa cao.

14


Hình 4.1: Định hướng nâng cao chất lượng của cơng ty RVC
Từ năm 2013, công ty thành lập một Ban quản lý chất lượng, tập trung các kỹ sư nhiều
kinh nghiệm, để bắt đầu nghiên cứu hệ thống ISO, xây dựng các tài liệu, quy định hướng

dẫn phù hợp với đặc thù của cơng ty. Từ tháng 10/2014, tồn bộ các dự án thuộc HW
được áp dụng ISO, và vào tháng 5/2015, công ty đã nhận được giấy chứng nhận ISO sau
khi vượt qua kiểm định của một công ty đánh giá ISO ở ngoài. Theo hướng dẫn từ ISO,
RVC xây dựng hệ thống theo quy trình (process relation) nhằm huy động mọi nguồn lực
của công ty vào việc nâng cao chất lượng của sản phẩm.

15


×