Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá nâng cao thể lực chung cho sinh viên trường đại học kinh tế nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.17 KB, 69 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO ĐỨC DUẨN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TDTT NGOẠI KHOÁ NÂNG CAO
THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất

Mã số: 60.14.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHỆ AN – 2017


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, phòng
Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo, các nhà
khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành khóa học.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu, giúp tôi tự tin trong q trình nghiên cứa để hồn thiện luận văn thạc sĩ này.


Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế
Nghệ An, các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đã giúp đỡ tơi trong q trình
điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã
tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Mặc dù trong q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp, bản
thân đã rất nổ lực và cố gắng, song chắc chắn khơng thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................ 5
4. Những đóng góp mới của đề tài..................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 8
Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ...................................................... 9
1.1. Những quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ về công tác GDTC .... 9

1.2. Những cơ sở lý luận của khoa học tổ chức quản lý GDTC ...................... 16
1.3. Các hình thức tổ chức buổi tập TDTT trường học ................................... 17
1.3.1. Giờ học nội khóa (chính khóa) ........................................................... 17
1.3.2. Giờ học ngoại khóa ............................................................................ 20
1.4.Vị trí, nhiệm vụ của GDTC trong các trường đại học ở nước ta ............... 24
Chương 2 Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất và hoạt động
TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An .................... 27
2.1. Những nét chính về trường Đại học Kinh tế Nghệ An ............................. 27
2.2. Thực trạng công tác GDTC ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An ............. 28
2.2.1. Nội dung ............................................................................................. 29
2.2.2. Phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy .......................................... 30


iv
2.2.3. Công tác cán bộ - hệ thống tổ chúc quản lý - Cơ sở vật chất của
trường Đại học Kinh tế Nghệ An ................................................................. 31
2.2.4. Công tác GDTC của trường Đại học Kinh tế Nghệ An ..................... 33
2.3. Hoạt động ngoại khoá của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An ... 37
2.3.1. Thực trạng hoạt động ngoại khoá của sinh viên trường Đại học Kinh
tế Nghệ An.................................................................................................... 37
2.3.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp của trường Đại học Kinh tế Nghệ
An ................................................................................................................. 41
Chương 3 Lựa chọn một số biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa
nâng cao thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An ........... 43
3.1. Những căn cứ để lựa chọn các biện pháp ................................................. 43
3.2. Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá nâng cao thể lực
chung cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An ................................... 44
3.3. Xác định ảnh hưởng của các biện pháp đã lựa chọn đến thể lực chung của
sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An ..................................................... 48
3.3.1. Tổ chức áp dụng ................................................................................. 49

3.3.2. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 49
Kết luận và kiến nghị .......................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận ............................................................................................................ 57
Kiến nghị .......................................................................................................... 58
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 59
Phụ lục ................................................................................................................. 61


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên TDTT của trường ĐHKT Nghệ An …………..31
Bảng 2.2. Thực trạng sân bãi, dụng cụ phục vụ cho học tập...........................32
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát tình trạng thể lực đạt tiêu chuẩn RLTT của sinh viên
trường Đại học Kinh tế Nghệ An (n=300)………………………......……...36
Bảng 2.4. Kết quả đạt tiêu chuẩn RLTT của sinh viên………………………37
Bảng 2.5. Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Kinh
tế Nghệ An (n=500)…………………………………………………………38
Bảng 2.6. Kết quả phỏng vấn sinh viên động cơ và hứng thú tập luyện ngoại
khóa…………………………………………………………………………39
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa
nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
(n=30)………................................................................................................ 45
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm……………………...50
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm………………………..51
Bảng 3.4. So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của các nhóm nghiên cứu….…..52
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện tiêu chuẩn thể lực của các nhóm nghiên cứu….54
Bảng 3.6. So sánh kết quả học tập của các nhóm nghiên cứu.........................55


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TDTT

Thể dục thể thao

GDTC

Giáo dục thể chất

PTTC

Phát triển thể chất

HS, SV

Học sinh, sinh viên

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

TW

Trung ương

ĐCHT


Động cơ học tập

RLTT

Rèn luyện thân thể


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thể chất (GDTC) là một q trình sư phạm mang tính chun
biệt, đó là sự tác động trực tiếp lên con người bằng lượng vận động thông qua
các bài tập thể chất [11]. Chính vì vậy sự nhận biết về trình độ của người học là
một vấn đề quan trọng không thể thiếu được đối với nhà sư phạm, giáo viên và
các huấn luyện viên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Hơn nữa, việc phát
triển các tố chất thể lực là mặt cơ bản của quá trình huấn luyện bao gồm thể lực
chung và thể lực chuyên môn. Tùy theo từng giai đoạn huấn luyện mà tỉ lệ cũng
như vài trị của thể lực chung và chun mơn có ý nghĩa khác nhau.
Trong chiến lước phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực quan trọng và khẳng
định cần phải có chính sách chăm sóc đặc biệt, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam và
phát triển hài hòa về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Sức khỏe con
người được xem là một bộ phận cấu thanh của nền văn hóa. Đó là một mặt quan
trọng của chất lượng đời sống, là nguồn tài sản quý báu của mỗi quốc gia, là sản
phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học,
trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành TDTT.
Cuộc cánh mạng xã hội và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho
giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trở thành một động lực quan trọng của sự

phát triển xã hội. Vì vây, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm to lớn cho
công cuộc cải cách giáo dục đào tạo. Tư tưởng đó đã được thể hiện trong Nghị
quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục [16], đó là: “Trường đại học có
nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ
quản lý có trình độ đại học và trên đại học, một lòng một dạ trung thành với tổ
quốc, có lý tưởng cánh mạng, có quyết tâm vươn tới đỉnh cao khoa học, có năng
lực nghiên cứu khoa học hoặc chỉ đạo những nhiệm vụ chun mơn do mình


2

phụ trách. Có tiềm lực giải quyết những vấn đề thực tiễn do cuốc sống đề ra
thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình”. Cơng tác GDTC và hoạt động TDTT
trong trường học các cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam 1992 có quy định "chế độ GDTC bắt buộc trong trường học" [9].
Tại chỉ thị 36 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác
TDTT trong giai đoạn mới chỉ rõ: "Thực hiện GDTC trong tất cả các trường
học. Làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết
học sinh, sinh viên" [3]. Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng
GDTC trong các trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân
tham gia RLTT hàng ngày" [26]. GDTC trong trường học là thực hiện mục tiêu
phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên. Góp phần vào việc đào tạo con người
phát triển toàn diện, họ là những người chủ tương lai của đất nước, sứ mệnh lịch
sử tương lai của dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. Sinh viên Việt Nam
ngày nay đang được sống và học tập dưới một chế độ ưu việt - chế độ Xã Hội
Chủ Nghĩa. Được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong
sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được Đảng và Nhà nước hết

sức quan tâm, chăm sóc. Trong di chúc của Hồ Chủ Tịch người đã căn dặn: "Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết"
[15]. Thấm nhuần lời dạy của Người, thế hệ trẻ Việt Nam trong đó có lực lượng
sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Hiện nay, các trường đại học và cao đẳng đều có xu hướng phát triển về
quy mơ và đa dạng hố loại hình đào tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng
sinh viên như hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC


3

đang đứng trước những thử thách to lớn.
Mặc dù công tác GDTC đã được lãnh đạo các nhà trường hết sức quan
tâm, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật
chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên. Một số trường đã được đầu tư cải
tạo, xây dựng nhiều công trình TDTT mới đã và đang phục vụ tốt cho cơng tác
giảng dạy nội khố, hoạt động ngoại khố, phong trào hoạt động thể thao quần
chúng và các giải thi đấu thể thao của sinh viên.... Nhưng thực tế công tác
GDTC và thể thao học đường ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng còn bộc lộ
nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục - đào tạo đã đề
ra. Bộ môn GDTC thuộc trường Đại học Kinh tế Nghệ An, ngoài việc được nhà
trường phân cơng giảng dạy theo chương trình khung chính khố của Bộ Giáo
Dục - Đào Tạo, cũng như tiến hành tổ chức các giải thể thao truyền thống tồn
trường, Bộ mơn còn tổ chức và động viên sinh viên tham gia tập luyện ngoại
khoá.
Theo quy định hiện nay của bộ GD và ĐT chương trình GDTC cho sinh
viên khơng chun chỉ được thực hiện đến hết học kỳ thứ năm. Như vậy, ba học
kỳ cịn lại sinh viên ít có điều kiện tham gia tập luyện TDTT, và điều này gián
tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, việc

tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khố cho sinh viên có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Song thực tế cho đến nay việc tổ chức hoạt động ngoại khoá cho
sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An còn kém hiệu quả. Vấn đề này theo
chúng tơi thì việc tổ chức hoạt động ngoại khố của trường hiện nay cịn nhiều
bất cập như: chưa nâng cao được nhận thức của sinh viên về vai trị, tác dụng
của việc tập luyện TDTT, chưa có những biện pháp khuyến khích sinh viên
tham gia ngoại khố và đặc biệt là chưa có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên
hướng dẫn hoạt động ngoại khoá cho sinh viên…
Hiện nay, đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực


4

GDTC tại các trường Đại học như: “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng GDTC và TT ở trường Cao đẳng Công Nghiệp Việt Hung – Hà
Tây [10]; “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú cho sinh viên
học mơn GDTC chính khố ở trường ĐH Hà Nội [23]; “Nghiên cứu một số biện
pháp nhằm nâng cao mật độ cho sinh viên trường ĐH KHTN - Đại học Quốc gia
Hà Nội [24], “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động Thể dục Thể thao ngoại
khóa cho sinh viên Đại học Thái Nguyên” [22], “Khảo sát sự ảnh hưởng của
tham gia vào hoạt động ngoại khóa của học sin” [31], “Cấu trúc hoạt động ngoại
khóa của thanh niên và một số đề xuất cho các nhà tâm lý giáo dục” [30], “Đánh
giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa: một nghiên cứu dọc” [29], “Tự nhận
thức và tham gia vào hoạt động ngoại khóa” [28], “Hoạt động ngoại khoa: ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển của thanh niên” [27], “Ảnh hưởng của hoạt động
ngoại khóa đối với sinh viên” [34], “Hiệu quả của việc tham gia vào hoạt động
ngoại khóa đối với kết quả học tập của nam và nữ sinh viên” [33] “Ưu điểm của
hoạt động ngoại khóa” [32], “Thực trạng về hoạt động tập luyện ngoại khoá
TDTT của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung” [13].
Song chưa có tác giả nào đề cập đến các biện pháp tổ chức hoạt động hoạt

động ngoại khoá nâng cao thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kinh tế
Nghệ An.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá
nâng cao thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu thực trạng cơng tác giảng dạy mơn GDTC, đề tài
tiến hành tìm hiểu các hoạt động thể thao ngoại khoá nhằm nâng cao thể lực
chung cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An, trên cơ sở đó lựa chọn
các biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá nâng cao thể lực chung có tính khả


5

thi và phù hợp cho sinh viên trường trường Đại học Kinh tế Nghệ An
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng về hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên và một số biện
pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là các sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An,
tổng số 300 sinh viên (250 nữ và 50 nam).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa và một số biện pháp nhằm nâng
cao thể lực chung cho sinh viên
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 11/2015 đến tháng 08/2017 và được chia
làm các giai đoạn nghiên cứu sau:
- Giai đoạn l: Từ tháng 11/2015 đến tháng 02/2016 - Xác định các vấn đề
nghiên cứu, lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu, bảo vệ đề cương nghiên cứu

- Giai đoạn 2: Từ tháng 03/2016 đến tháng 11/2016 - Tiến hành thu thập
các số liệu các tài liệu có liên quan, giải quyết nhiệm vụ 1 của đề tài.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 12/2016 đến tháng 08/2017 - Giải quyết nhiệm
vụ 2 của đề tài - tiến hành thực nghiệm các giải pháp đã lựa chọn. Hoàn thành đề
tài và chuẩn bị báo cáo trước hội đồng.
Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại trường Đại học Vinh và trường Đại học Kinh
tế Nghệ An
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng cơng tác GDTC và hoạt động ngoại khóa
của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An, qua đó đã lựa chọn được một số


6

biên pháp hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tiến hành giải quyết hai
nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng cơng tác GDTC và hoạt động TDTT
ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một số biện pháp hoạt động ngoại khóa nhằm nâng
cao thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đề tài đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dựng với mục đích tham khảo các tài liệu khoa
học, các văn kiện nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành TDTT và của Bộ
GD và ĐT về định hướng phát triển công tác GDTC. Từ phân tích tiếp thu và sử

dụng các thơng tin khoa học cần thiết liên quan, tổng hợp lại thành những vấn đề
cơ bản có tính định lượng cần thiết. Tìm hiểu các cơ sở lý luận về mục tiêu,
nhiệm vụ, đường lối phát triển ngành TDTT nói chung và cơng tác GDTC trong
các trường đại học và cao đẳng nói riêng.
Trong khi thực hiện đề tài, chúng tơi đã tìm hiểu, sưu tầm, tổng hợp và
phân tích nghiên cứu các loại tài liệu, tư liệu như: các văn bản của Đảng và Nhà
nước về công tác GDTC trong nhà trường các cấp; các quy định văn bản pháp
quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo về GDTC cho học sinh, sinh viên; các loại tài
liệu, tạp chí chuyên ngành, tập san khoa học, thông tin khoa học TDTT và các
tài liệu có liên quan đến GDTC; các đề tài nghiên cứu về GDTC cho sinh viên
của nhiều tác giả đã được công bố.


7

6.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm thu thập các số liệu
nghiên cứu thơng qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi
các chuyên gia cán bộ giáo viên TDTT, các nhà quản lý. Nội dung phỏng vấn
tập trung vào các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới chất
lượng cơng tác GDTC, thăm dị được nhu cầu, nguyện vọng học tập, tập luyện
và tự rèn luyện TDTT của sinh viên, cũng như tìm hiểu cơ sở để xây dựng các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao thể lực chung
cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
6.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, phân tích đánh giá khách
quan thực trạng GDTC trong sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An, tiếp
cận đối tượng nghiên cứu, chấm điểm kỹ năng thực hành, đánh giá kết quả thực
tập của lớp thực nghiệm và đối chứng. Đánh giá các điều kiện đảm bảo, cơ sở
vật chất, sân bãi dụng cụ và phương pháp giảng dạy nội khoá và ngoại khoá.

Việc sử dụng phương pháp này cịn giúp chúng tơi có căn cứ để xác định tính
hiệu quả của các giải pháp hoạt động ngoại khoá đã lựa chọn.
6.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra thể lực và kỹ - chiến
thuật ở một số môn thể thao theo chương trình đào tạo trong quá trình giảng dạy
chương trình GDTC cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Quá trình
kiểm tra sư phạm được mô tả cụ thể ở phần giải quyết nhiệm vụ 2 của đề tài.
Đồng thời kết quả sử dụng phương pháp nghiên cứu lấy cũng chính là việc giải
quyết nhiệm vụ 2 mà đề tài đã xác định.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định hiệu quả của các giải pháp
hoạt động ngoại khoá cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Chúng tôi


8

tiến hành thực nghiệm so sánh song song trên 100 sinh viên, với các giải pháp
cơ bản đã được xác định, có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao hiệu quả
cơng tác GDTC.
6.6. Phương pháp tốn học thống kê
Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thu thập được trong quá
trình nghiên cứu thực trạng GDTC và xác định hiệu quả của các giải pháp hoạt
động ngoại khoá đã lựa chọn. Các số liệu của đề tài được xử lý bằng phần mềm
SPSS phiên bản 18 cài sẵn.
7. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng cơng tác GDTC và hoạt động ngoại
khóa của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Chương 3: Lựa chọn một số biện pháp hoạt động ngoại khóa nhằm nâng

cao thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Kết luận và kiến nghị


9

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ về công tác
GDTC
Công tác GDTC đã và đang được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đặc biệt
quan tâm, điều đó được thể hiện trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà
nước qua các kỳ họp của Chính phủ và của Đảng. Hơn nữa, trong lời kêu gọi
toàn dân tập thể dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết ““Giữ gìn dân chủ, xây
dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng có sức khoẻ mới làm thành cơng.
Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ
tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn
phận của mỗi một người yêu nước. Việt đó khơng tốn kém, khó khăn gì. Gái trai,
già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít
thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ, như vậy là
sức khoẻ. Bộ Giáo dục có Nha Thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng
bào tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ. Dân cường thì quốc thịnh.
Tơi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập” [14],
các quan điểm đó được thể hiện một cách cụ thể như sau:
Quan điểm cơ bản nhất: “Dân cường nước thịnh”, nói về mục tiêu thì dân
cường và nước thịnh là hai mục tiêu cao quý của chế độ mới. Hai mục tiêu này
khơng những có quan hệ với nhau mà cịn có quan hệ bản chất với mục tiêu dân
giàu nước mạnh, chúng đều đem lại hạnh phúc cho con người, cho dân tộc Việt
Nam. Quan điểm “Dân cường thì nước thịnh” quy định tất cả các quan điểm
khác của Hồ Chí Minh, hướng TDTT phục vụ đắc lực các mục tiêu dân cường,

nước thịnh
Quan điểm về phát triển TDTT quần chúng: theo từ điển tiếng Việt, quần


10

chúng là mọi người trong xã hội. Như vậy TDTT quần chúng chính là TDTT
cho mọi người, mọi nguồn nhân lực. Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng “Dưới chế độ dân
chủ, Thể thao và Thể dục phải trở thành hoạt động chung của quần chúng, nhằm
mục đích làm tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Nhân dân có sức khoẻ thì mọi
cơng việc đều làm được tốt.” Người khuyến khích “Vậy nên luyện tập Thể dục,
bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước”. Từ đó Hồ Chí
Minh chủ trương “Chúng ta nên phát triển phong trào TDTT rộng khắp”. Đó là
những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về TDTT quần chúng, thể thao cho
mọi người. Thế hệ trẻ là một bộ phận rất đông đảo của quần chúng nhân dân.
GDTC và thể thao là một thành phần rất cơ bản, nền tảng của TDTT quần
chúng. Hồ Chí Minh rất coi trọng TDTT đối với thế hệ trẻ.
Về GDTC cho thanh niên đang tham gia mọi hoạt động trong mọi lĩnh
vực, mọi ngành nghề, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy bảo tuổi trẻ thanh niên rằng:
“Thanh niên phải rèn luyện TDTT vì thanh niên là tương lai của đất nước”.
Ngoài các mặt học tập và rèn luyện khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thanh
niên phải tích cực rèn luyện thể chất “ Phải giữ vững đạo đức cách mạng. Phải
xung phong trong mọi cơng tác. Phải học tập chính trị, văn hố, nghề nghiệp để
tiến bộ mãi. Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Khoẻ mạnh thì mới đủ sức
tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những cơng việc ích nước lợi dân”.
Quan điểm về TDTT trong lực lượng vũ trang: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
quan tâm tới TDTT trong cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang. Lực lượng này
khá đông đảo, họ trực tiếp chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ an ninh xã hội. Do
đó, họ phải có thể lực tốt. Trước và sau Cách mạng tháng Tám thành công, trong
kháng chiến và sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhiều lần Hồ

Chí Minh trực tiếp nói chuyện, chỉ bảo, khuyến khích các cán bộ, chiến sỹ quân
đội, tự vệ tập luyện TDTT. Người còn hướng dẫn, sửa chữa những động tác sai
trong khi tập Thể dục, luyện Võ thuật cho nhiều cán bộ chiến sỹ quân đội. Tấm


11

gương rèn luyện thân thể được các đoàn quân trên đường hành quân ra chiến
trường noi theo: “Ngọn Tây Phong Lĩnh Bác trèo, Để nay có núi có đèo con
qua”. Hồ Chí Minh chủ trương: “Đẩy mạnh phong trào TDTT trong quân đội,
làm cho quân đội chúng ta có thể chất khoẻ, tinh thần khoẻ để làm tròn mọi
nhiệm vụ”. Chủ trương này thể hiện một quan điểm sâu sắc của Hồ Chí Minh về
sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với cán bộ, chiến sỹ quân đội là nhân tố có
tính quyết định làm trịn mọi nhiệm vụ. Để có được sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh
thần, cán bộ chiễn sỹ phải tập luyện TDTT.
Quan điểm về thể thao thành tích cao: TDTT quần chúng là nền tảng xã
hội của thể thao thành tích cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thể thao
thành tích cao. Nhưng theo Người, thể thao thành tích cao phát triển trên cơ sở
TDTT quần chúng. Hồ Chí Minh từng lưu ý rằng, phát triển thể thao thành tích
cao vừa phấn đấu giành “vinh quang của dân tộc về mặt thể thao” vừa thúc đẩy
TDTT quần chúng vì sức khoẻ cho mọi người dân. TDTT quần chúng phải được
phát triển phong phú đó là sự đa dạng các loại hình, sâu rộng các địa bàn và hầu
hết các đối tượng tập luyện. Tính phóng phú đó là nền tảng của thể thao thành
tích cao. Đồng thời thể thao thành tích cao phát triển mạnh cũng thể hiện tính
phong phú của nó về cả loại hình, đối tượng, địa bàn. TDTT quần chúng mà nổi
bật là thể thao trong các trường học, trong lực lượng vũ trang phát triển mạnh,
đạt được nhiều thành tích trong thi đấu quốc gia, quốc tế, đó là điều kiện tất yếu,
thường xuyên để phát triển thể thao thành tích cao của nước nhà, vươn tới tầm
vóc khu vực, châu lục và thế giới. Bởi vậy, cần phải quan tâm tới mọi điều kiện
phát triển thể thao quần chúng, nhất là thể thao thế hệ trẻ. Hồ Chí Minh dạy

rằng: “Tuổi trẻ là tương lai của đất nước và của thể thao nước nhà, các cháu phải
có đầy đủ phương tiện tập luyện để nâng cao thể lực”.
Phát huy tinh thần dân tộc trong lĩnh vực thể thao: năm 1922 ở Pháp, Hồ
Chí Minh đã từng đề cập đến lòng tự hào dân tộc. Người khuyến khích phát triển


12

thể thao thành tích cao, khuyến khích các đấu trường thể thao nhằm phát huy
tinh thần dân tộc và rèn luyện thể lực cho thế hệ trẻ. Hồ Chí Minh chỉ ra cho thể
thao Việt Nam rằng: “Phong trào và thành tích thể thao của thế giới phát triển
mạnh, Việt Nam ta hãy cố gắng tiến kịp”. Người mong muốn ở đây là thể thao
thành tích cao của Việt Nam phải được phát triển mạnh mẽ, tiến tới giành được
những thành tích tốt, những tấm huy chương cao quý trên các đấu trường quốc
tế “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu”.
Quan điểm đạo đức nhân văn trong thể thao thành tích cao:Hồ Chí Minh
rất coi trọng những giá trị đạo đức và nhân văn trong thể thao thành tích cao. Hồ
Chí Minh “là người chống lại mọi thứ bạo lực” trong thể thao, vì có hại đến sức
khoẻ, sinh mệnh của VĐV. Người nhắc nhở VĐV Việt Nam rằng “Các cháu
đừng vì thắng lợi mà kiêu căng, tự mãn” và căn dặn “các cháu luôn luôn nhớ
phải khiêm tốn học tập cái hay, cái giỏi của các bạn. Trong thi đấu thắng không
kiêu, bại không nản, thế mới là VĐV tốt”. Đấu trường thể thao cịn được Hồ Chí
Minh ghi nhận là dịp để tăng cường sự bình đẳng dân tộc, chủng tộc và đoàn
kết giữa các dân tộc với nhau, hiểu biết lẫn nhau.
Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí của công tác TDTT và nhiệm vụ của
người cán bộ trong lĩnh vực này: vị trí của cơng tác TDTT được Hồ Chí Minh
xác định là một cơng tác cách mạng. Đối với cán bộ TDTT có nhiệm vụ học tập,
nghiên cứu chính trị, chun mơn nghiệp vụ, ra sức cơng tác phục vụ nhân dân
và đất nước. Hồ Chí Minh dạy rằng: “Cán bộ TDTT phải học tập chính trị,
nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái cơng tác. Vì đó cũng là một công tác trong

những công tác cách mạng khác”. Rõ ràng đây là một quan điểm của Hồ Chí
Minh coi trọng cơng tác TDTT và coi trọng cán bộ TDTT.
"Cuộc vận động toàn dân RLTT theo gương Bác Hồ vĩ đại" đã trở thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT Việt Nam "TDTT là một công tác trong những
cơng tác cách mạng khác. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đặt nền tảng xây


13

dựng sự nghiệp TDTT của nước ta là: Khẳng định rõ TDTT là một công tác
cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của quần chúng,
một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của TDTT là bảo vệ và
tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống Việt Nam, làm
cho dân cường, nước thịnh.
Thực hiện tâm nguyện của Bác Hồ, trong những năm qua Đảng ta với chủ
trương: "Để đảm bảo cho sự nghiệp TDTT của nước ta phát triển vững chắc,
đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ
nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân [5]. công tác
TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong trường học, tổ chức
hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân RLTT hàng ngày" .
Đảm bảo cho TDTT phát triển đúng hướng, cần tạo sự quản lý thống nhất
của nhà nước và xúc tiến q trình xã hội hố TDTT trong các tổ chức và cơ sở
hoạt động. Đánh giá công tác TDTT trong những năm qua, chỉ thị 36 CT/TW
của Ban bí thư Trung ương Đảng về cơng tác TDTT trong giai đoạn mới
"Những năm gần đây, công tác TDTT đã có nhiều tiến bộ, phong trào TDTT ở
một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Tuy
nhiên, TDTT nước ta còn ở trình độ rất thấp, số người thường xuyên tập luyện
thể thao cịn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện. Hiệu
quả GDTC trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn rất thấp. Đội
ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu về nhiều mặt [3]. Nguyên nhân chủ yếu của

những yếu kém là do nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức được đầy
đủ và còn xem nhẹ vai trò của TDTT trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát
huy nhân tố con người, chưa thực sự coi TDTT là một bộ phận trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng, chưa có chế độ phù hợp với yêu
cầu phát triển của TDTT. Quản lý của ngành còn kém hiệu quả, chưa phát huy
hết vai trị chủ động sáng tạo của tồn xã hội để phát triển TDTT.


14

Pháp lệnh TDTT đã được uỷ ban thường vụ quốc hội khố X thơng qua và
ban hành: TDTT là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Để phát triển sự
nghiệp TDTT; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về TDTT nhằm nâng cao
sức khoẻ, phát triển thể lực tồn dân, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân
cách con người Việt Nam, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Nhà
nước khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người tham gia hoạt động TDTT và
hưởng thụ giá trị TDTT; phát triển TDTT thành tích cao đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế; giữ gìn và phát triển thể thao dân tộc. Kết hợp với phát triển thể
thao hiện đại phù hợp với bản sắc văn hoá Việt Nam" [17].
Chỉ thị số 112CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các cấp các
ngành thực hiện tốt nhiệm vụ và biện pháp sau: "Đối với học sinh, sinh viên,
trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn thể dục
theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập
luyện và hoạt động thể thao ngồi giờ học" [4]. Điều đó đã khẳng định sự quan
tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với cơng tác TDTT và GDTC trong nhà
trường, coi đó là nhiệm vụ cấp thiết và liên tục của toàn Đảng, toàn dân.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà,
Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về quy hoạch phát triển ngành
TDTT. Trong đó đã nêu: "Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có
tính chiến lược, trong đó quy định rõ các mơn thể thao và các hình thức hoạt

động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào
tập luyện rộng rãi của quần chúng, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần đặc biệt coi trọng
việc GDTC trong nhà trường. Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá ngoại
khoá, quy định tiêu chuẩn RLTT cho học sinh ở các cấp học, quy chế bắt buộc ở
các trường. Nhất là trường Đại học phải có sân bãi, phịng tập TDTT, có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ giáo viên, giảng viên TDTT đáp ứng
nhu cầu ở tất cả các cấp học" [5].


15

Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng,
cũng như xác định nhận thức đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp phải
được triển khai đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ
cho đến Đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành
quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó đã khẳng định:
"GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ Mầm non đến Đại học, góp
phần đào tạo những cơng dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ
của mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức: Thể
chất - sức khoẻ tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc" [8]. Cũng như khẳng định: "GDTC trong nhà trường
các cấp nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hoá thể chất và thể thao của học
sinh, sinh viên. Góp phần phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước đáp ứng
nhiệm vụ giao tiếp của học sinh, sinh viên Việt Nam và Quốc tế".
Trong điều 16 - Pháp lệnh TDTT đã khẳng định: "Nhà trường có trách
nhiệm. Thực hiện chương trình GDTC cho người học. Tổ chức hoạt động TDTT
ngoại khoá, xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng việc giảng dạy và hoạt
động TDTT trong nhà trường " [17].
Trong các trường Đại học, GDTC có tác dụng tích cực trong việc hồn

thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất cho
sinh viên. Việc tiến hành GDTC nhằm giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực,
tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, cịn có tác dụng chuẩn bị
tốt về mặt tâm lý và tinh thần của người cán bộ tương lai.
Quy chế GDTC và Y tế trường học có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện để
nhà trường các cấp và các địa phương triển khai tốt cơng tác GDTC trong giáo
dục tồn diện cho học sinh, sinh viên. Hai ngành đã và đang nghiên cứu cải tiến
nội dung chương trình và sách hướng dẫn GDTC, các hoạt động vui chơi trong


16

ngày học, định hướng giảm tải và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quy chế
có quy định rõ trách nhiệm của học sinh, sinh viên: Học sinh, sinh viên có trách
nhiệm hồn thành tốt nhiệm vụ học tập mơn thể dục và môn sức khoẻ Sinh viên
các trường Đại học và Cao đẳng phải có chứng chỉ GDTC mới đủ điều kiện cấp
bằng tốt nghiệp [25].
Theo thông tư liên tịch Bộ GD - ĐT và Uỷ ban TDTT thống nhất ban
hành TDTT trường học là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao
sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách
cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước. TDTT trường học là môi trường thuận lợi và giầu tiềm năng để phát
hiện và bồi dưỡng tài năng Thể thao cho đất nước [19].
- Phát triển giáo dục TDTT trường học theo hướng đổi mới và nâng cao
chất lượng giờ học Thể dục nội khoá, đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại
khố, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn RLTT đối với người
học.
- Tăng cường phối hợp liên ngành giáo dục và TDTT, đồng thời đẩy mạnh
xã hội hoá và chuyên nghiệp hoá, tranh thủ các nguồn lực từ xã hội để xây dựng
và phát triển TDTT trường học.

- Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về TDTT trường học, góp phần
nâng cao vị thế của Thể thao Việt Nam trong khu vực và thế giới.
1.2. Những cơ sở lý luận của khoa học tổ chức quản lý GDTC
Quản lý TDTT góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu xã hội của
Đảng và Nhà nước, xúc tiến quá trình xã hội, qua đó xác định các mục tiêu thực
tế có nhu cầu cho TDTT, phối hợp với các cơ quan nhà nước, bảo đảm các điều
kiện cần thiết như: Công tác tư tưởng, cán bộ, vật chất, kỹ thuật để giải quyết
các nhiệm vụ, mục tiêu của TDTT. "Quản lý TDTT nhằm phát triển sự nghiệp
TDTT với tư cách là một công tác cách mạng. Quản lý TDTT nhằm thoả mãn


17

nhu cầu văn hoá - thể thao của nhân dân và góp phần nâng cao, thoả mãn nhu
cầu văn hố - tinh thần của mọi người. Ý thức rèn luyện TDTT tốt là cơ sở để
tạo niềm tin và góp phần đắc lực để tạo nhân tài thể thao cho đất nước [1].
Tính mục đích của quản lý TDTT được hình thành trên cơ sở nhu cầu của
xã hội về TDTT. Những tác động lãnh đạo TDTT chỉ đạt được hiệu quả nếu có ý
thức tốt về sự phát triển TTDTT. Tác động các phương pháp quản lý cịn làm
hình thành ý thức tổ chức kỷ luật cho tập thể giáo viên, học sinh, vận động viên,
huấn luyện viên.
Tổ chức quản lý GDTC phải đảm bảo tiến hành một cách khoa học và kết
hợp chặt chẽ giữa TDTT chính khố và TDTT ngoại khố. Trong đó chức năng
quản lý và giáo dục trong giờ học thể thao thể hiện: Giờ học TDTT là một
phương tiện có hiệu quả để phát triển hài hoà và cân đối những khả năng về thể
lực của con người, có ảnh hưởng tích cực đến những phẩm chất chính trị tư
tưởng đạo đức thẩm mỹ của nhân cách con người. Khoa học quản lý TDTT đã
chỉ rằng, công tác GDTC trong nhà trường hay là TDTT cho thế hệ trẻ có mục
đích và nhiệm vụ chính là: "Góp phần phát triển năng lực tồn diện và đặc thù
của mỗi học sinh. Đồng thời góp phần vào việc hồn thiện khả năng nhằm đạt

thành tích về thể chất - thể thao cho các em [1].
1.3. Các hình thức tổ chức buổi tập TDTT trường học
1.3.1. Giờ học nội khóa (chính khóa)
Buổi tập TDTT chính khố có những đặc điểm chung của hình thức lớp bài. Dấu hiệu quan trọng nhất của hình thức lớp - bài là nhà sư phạm (giáo viên
TDTT, huấn luyện viên, hướng dẫn viên) giữ vai trò chủ đạo, điều khiển trực
tiếp tổ chức hoạt động dạy học. Sự tác động tương hỗ giữa người dạy và người
học tạo nên điều kiện sư phạm tốt nhất cho quá trình GDTC. Ưu thế của buổi tập
chính khố cịn thể hiện ở chỗ: Buổi tập được tiến hành theo kế hoạch học tập
chặt chẽ của trường học, theo thời khố biểu chung của tồn trường; Lớp học


18

gồm một số lượng học sinh ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động đã liên kết học
sinh thành tập thể. Đó là những điều kiện khơng kém quan trọng để giải quyết có
hiệu quả nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng trong quá trình GDTC [7].
Giờ học TDTT được tổ chức phù hợp với những nguyên tắc sư phạm
chung, với những nguyên tắc GDTC. Đồng thời việc tiến hành giờ học TDTT
phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
a. Tác động của giờ học phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục
và sức khoẻ
b. Hoạt động dạy học và giáo dục phải được thực hiện từ đầu đến cuối giờ
học.
c. Trong giờ học cần hết sức tránh khuôn mẫu phương pháp cứng nhắc.
d. Đảm bảo bình đẳng trong hoạt động học tập cho tất cả học sinh, đồng
thời chú ý đặc điểm cá nhân người tập.
e. Các nhiệm vụ đặt ra trong mỗi giờ học phải thật cụ thể, sao cho có thể
được giải quyết ngay trong giờ học.
- Nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra có thể được thực hiện theo hình
thức đồng loạt, các nhóm và cá nhân.

- Đặc điểm của hình thức tổ chức hoạt động đồng loạt là cả lớp được giao
một nhiệm vụ chung và nhiệm vụ đó lập tức được học sinh thực hiện dưới sự
điều khiển chung của giáo viên.
- Theo hình thức nhóm, học sinh được chia thành nhóm nhỏ với các
nhiệm vụ khác biệt phù hợp cho mỗi nhóm trong trường hợp này giáo viên
hướng dẫn chủ yếu ở một nhóm, hoặc lần lượt chuyển từ nhóm này qua nhóm
khác.
- Trong hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ
riêng cho mình và thực hiện độc lập. Giáo viên sẽ hướng dẫn từng người theo sự
lựa chọn của mình.


19

Mỗi hình thức kể trên đều có ưu, nhược điểm. Ví dụ: Tổ chức hoạt động
của học sinh đồng loạt tạo ra khả năng bao quát và điều khiển hoạt động của tất
cả lớp học. Nhưng việc đối đãi cá biệt bị hạn chế. Ngược lại, sự hình thành
nhóm và cá nhân thì khả năng đối đãi cá biệt cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân
được tăng cường, nhưng khả năng bao quát toàn bộ học sinh lại hạn chế. Nói
chung, trong các giờ học chính khố, người ta thường sử dụng tổng hợp cả ba
hình thức tổ chức hoạt động kể trên. Trong phần chuẩn bị, hoạt động của học
sinh thường đồng loạt. Trong phần cơ bản, học sinh tập theo nhóm hoặc cá nhân.
Phần kết thúc thường lại được tổ chức theo hình thức đồng loạt.
- Việc lựa chọn phương pháp thực hiện bài tập trong giờ học tuỳ thuộc
vào nhiệm vụ và tính mới lạ của nội dung học tập.
Theo xu hướng của nội dung, giờ học chính khố được chia thành giờ
chuẩn bị thể chất chung, giờ học thể thao, giáo dục chuẩn bị thể chất nghề
- Giờ học chuẩn bị thể chất chung: Được áp dụng chủ yếu trong các
trường học: mẫu giáo, phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên hiệp.
Đặc điểm của giờ học loại này là nội dung học tập phong phú, tổng hợp lượng

vận động vừa phải.
- Giờ học thể thao: áp dụng trong giảng dạy - huấn luyện một môn thể
thao lựa chọn: Giờ học Điền kinh, Thể dục thi đấu... Các giờ học loại này được
tiến hành theo phương pháp riêng, đặc biệt chú ý tới định mức lượng vận động
và phòng ngừa chấn thương.
- Các giờ học chuẩn bị tính chất nghề nghiệp được tiến hành cho các đối
tượng thanh thiếu niên và người trưởng thành. Đặc điểm tiêu biểu của nội dung
giờ học loại này là giảng dạy các động tác thực dụng và giáo dục tính chất thể
lực phù hợp với lao động nghề nghiệp.
- Theo đặc điểm hoạt động dạy học, người ta chia giờ học chính khố
thành các loại: Giờ học tiếp thu nội dung mới, giờ học củng cố, giờ học kiểm tra


×