Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.24 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn.
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số
Lạng Sơn là tỉnh biên giới địa đầu của Tổ quốc, có vị trí hết sức quan trọng
thiên nhiên Lạng Sơn tươi đẹp, hùng vĩ. Nơi đây đã ghi dấu bao chiến công hiển
hách của cha ông ta trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Lạng Sơn
là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Cao
Bằng, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc với đường biên giới chung
dài 253 km, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn, tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên. Chiều dài từ đông sang
tây là 125 km, từ bắc xuống nam dài 120km. Thị xã Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội
154 km về phía tây nam, Lạng Sơn có tuyến đường sắt liên vận quốc tế, ở vị trí có
trục đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B nối liền với các tỉnh Bắc Bộ nên thuận lợi cho
việc buôn bán, trao đổi hàng hoá không chỉ trong nội vùng, liên vùng mà còn là
một thị trường trung chuyển giữa nước ta với Trung Quốc, Châu Á Thái Bình
Dương, các nước SNG và Đông Âu. Tuy nhiên giao thông liên huyện còn rất khó
khăn, đặc biệt giao thông giữa các xã vùng sâu, vùng cao.
Lạng Sơn có diện tích 8.325 km
2
chiếm 2,5% diện tích cả nước, so với 61
tỉnh thành Lạng Sơn có diện tích rộng thứ 9, Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thị xã với
số dân 786.465 người. Trong đó dân tộc Nùng chiếm khoảng 43,8%; dân tộc Tày
chiếm khoảng 35,9%; dân tộc Kinh chiếm khoảng 15,3%, còn lại 5% là các dân tộc
khác như: Dao, Sán Chay, Hoa, Mông, Thái, Mường, . . . Mật độ dân số là 95
người/ km
2
.
Khí hậu Lạng Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình
ở Lạng Sơn từ 20
0


C đến 22
0
C, so với cả nước nhiệt độ ở Lạng Sơn thấp hơn từ 1
0
C
đến 3
0
C.
Mặc dù là một đầu mối giao lưu kinh tế với cả nước, có điều kiện giao lưu
tương đối dễ dàng với các tỉnh miền xuôi đặc biệt với Hà Nội nên có điều kiện
thuận lợi trong việc tiếp thu và triển khai các tiến bộ trong hoạt động chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tuy nhiên Lạng Sơn là một tỉnh có 135/225 xã phường
là xã vùng cao, trong đó 50 xã là xã thuộc vùng III chiếm 35,6% nên còn gặp rất
nhiều khó khăn trong việc triển khai công tác y tế. Do địa hình miền núi đi lại khó
khăn, dân cư không tập trung nên việc triển khai các hoạt động y tế đòi hỏi phải
tốn nhiều thời gian và công sức hơn nhiều lần so với vùng thấp như việc tiêm
chủng ở tại các xã vùng cao hầu hết phải thực hiện theo hình thức chiến dịch, mỗi
xã trung bình phải mất 4 đến 5 ngày để hoàn thành một đợt tiêm chủng trong khi
các xã miền xuôi chỉ mất 1 buổi.
2.1.2. Đặc điểm văn hoá xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn các hoạt động văn hoá thông tin có nhiều tiến
bộ, công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với cơ sở được đẩy mạnh. Sau 5 năm tiến hành triển khai thực hiện cuộc vận động
toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư đã đạt được nhiều kết quả.
Toàn tỉnh có 95% xã, phường, thị trấn; 2.021 khu dân cư tham gia cuộc vận động
và 47.250 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, kết quả 6.000 hộ đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hoá, 70 làng bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Đoàn nghệ thuật của Tỉnh đang từng bước được củng cố, nội dung chương
trình và hình thức biểu diễn có nhiều tiến bộ, phong trào văn hoá nghệ thuật quần
chúng phát triển. Xong việc khai thác và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc còn

hạn chế.
Lĩnh vực phát thanh truyền hình liên tục được mở rộng, Đài phát thanh
truyền hình tỉnh đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng về nội dung và thời gian
phát sóng. Tỷ lệ số hộ dân được xem truyền hình ước đạt 60%; tỷ lệ số hộ dân
được nghe đài phát thanh ước đạt 90%.
Hoạt động thể dục thể thao đã có bước phát triển nhất là sau khi Ban thường
vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn có nghị quyết số 10 NQ/TU chuyên đề về tăng cường lãnh
đạo công tác thể dục thể thao. Tạo lập được phong trào quần chúng luyện tập thể
thao sôi nổi. Hàng trăm câu lạc bộ thể dục thể thao được thành lập và hoạt động
thường xuyên, hàng năm tổ chức hội thao 5 huyện biên giới.
Các chủ trương của Đảng về giáo dục đã nhanh chóng đi vào cuộc sống,
mạng lưới trường lớp không ngừng được phát triển, nhiều loại hình giáo dục được
mở rộng các trường công lập, dân lập, các lớp hệ B, trường bán công, . . . cơ bản đã
đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong toàn tỉnh, bình quân số
học sinh tăng 3%/năm. đến năm 1997 tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành phổ cập tiểu
học, xóa mù chữ. Các trường dân tộc nội trú được mở ra ở nhiều huyện, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đào tạo cán bộ đối với các xã vùng cao, vùng biên giới.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được tỉnh quan tâm, có chính sách
khuyến khích cán bộ đi học để nâng cao trình độ.
Công tác y tế của tỉnh trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, 100% xã
phường đều có trạm y tế để phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, công tác
phòng bệnh dịch, chương trình mục tiêu y tế quốc gia được quan tâm. Nhìn chung
tình hình văn hoá xã hội của tỉnh trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ
đáng khích lệ, góp phần rất lớn vào việc nâng cao tầm nhận thức của nhân dân, đó
cũng là một điều kiện quan trọng để nâng cao nhận thức cho người dân về công tác
bảo vệ sức khoẻ.
2.1.3.Đặc điểm kinh tế.
Do là một đầu mối giao lưu kinh tế của cả nước với Trung Quốc và được sự
quan tâm ưu đãi qua các chính sách ưu tiên phát triển của Đảng và Nhà nước, đặc
biệt là sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên nền kinh tế

của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan.
Qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996-2000 tỉnh đã đạt được
những kết quả sau:
Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) bình quân kỳ tăng 9,25% là mức tăng trưởng
khá cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước (6,7%) trong đó tốc độ tăng
bình quân của ngành Nông, Lâm nghiệp là 5,4%; Công nghiệp và xây dựng tăng
18,09%; Dịch vụ tăng13,7%; GDP bình quân đầu người năm 2000 là 3,02 triệu
đồng tăng gấp 1,48 lần so với năm 1995.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tương đối tích cực, giá trị ngành Nông,
Lâm nghiệp tăng khá, song tỷ trọng giảm từ 62,1% năm 1995 xuống còn 42,2%
vào năm 2001. Tỷ trọng ngành Công nghiệp và Xây dựng tăng từ 9% lên 13,7%;
các ngành dịch vụ tăng từ 28,89% lên 37,1%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
trong những năm qua đã phát triển đúng hướng và có tốc độ tăng trưởng cao. Giá
trị ngành Công nghiệp bình quân hàng năm tăng 21,5% cao hơn so với mức tăng
chung của cả nước. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp đã quan tâm đầu tư chiều
sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, ổn định
sản xuất và kinh doanh có hiệu quả như: Nhà máy xi măng, Xí nghiệp gạch Hợp
Thành, Công ty Cơ khí cơ điện, cơ sở sản xuất bia hơi, . . .
Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, hoạt động thương mại sôi
động ở khu vực đô thị và khu vực cửa khẩu biên giới. Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây
dựng các chợ, cửa hàng thương mại ở Thị xã, thị trấn, một số trung tâm cụm xã.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng bình quân 16,02%/năm. bình quân hàng năm
giá trị các ngành dịch vụ tăng 13,57%, cả nước là trên 6%. Doanh thu từ du lịch
tăng 11,73%/năm. Có sự chuyển biến tích cực trong phát huy nội lực, huy động các
nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng tạo
điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tổng số vồn đầu tư phát triển trên địa
bàn tỉnh giai đoạn1996-2000 là 3.565 tỷ đồng gấp 4 lần so với thời kỳ 1991-1995.
Thu NSNN trên địa bàn tỉnh bình quân hàng năm tăng 23,2%, do vậy có
thêm điều kiện để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Quan hệ sản xuất mới được
củng cố hoàn thiện, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có bước phát triển. Các

doanh nghiệp nhà nước được củng cố, sắp xếp lại với sự hỗ trợ của Nhà nước về
vốn, tín dụng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nên đang từng bước đứng vững và phát
triển. Trong 5 năm đã chuyển đổi được 22 hợp tác xã, thành lập mới 26 hợp tác xã,
kinh tế tư nhân ngày càng được mở rộng và phát triển.
Hoạt động kinh tế đối ngoại có chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn giai đoạn 1996-2000 đạt
1.375 triệu USD, bình quân hàng năm tăng 28% ( mục tiêu đề ra là 18%). Tổng
kim ngạch nhập khẩu trong 5 năm là 856,3 triệu USD, bình quân hàng năm tăng
9,5%.
* Vài nét về Sở Tài chính vật giá Lạng sơn
Sở Tài chính vật giá Lạng Sơn ra đời cùng với sự ra đời của ngành Tài chính
Việt Nam (28 - 8 - 1945) trải qua hơn 56 năm phấn đấu, thử thách và trưởng thành
Sở Tài chính vật giá Lạng Sơn đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt góp phần
rất lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
đất nước.
Sở Tài chính vật giá Lạng Sơn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh
có chức năng giúp UBND Tỉnh thực hiện việc quản lý Nhà nước về Tài chính, giá
cả trong phạm vi, nhiệm vụ của UBND theo luật định. Sở Tài chính vật giá chịu sự
chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính và Ban vật giá Chính phủ.
- Nhiệm vụ của Sở Tài chính vật giá Lạng Sơn cũng như các Sở Tài chính
vật giá các tỉnh, thành phố khác trong cả nước được quy định tại thông tư liên tịch
số 38/TC - TCCBCP ngày 25/6/1997 của Bộ Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ
Chính phủ hướng dẫn về nhiệm vụ quản lý Tài chính, Ngân sách và tổ chức bộ
máy của cơ quan quản lý tài chính thuộc chính quyền địa phương các cấp. Bao
gồm các nhiệm vụ sau :
+ Giúp UBND Tỉnh triển khai thực hiện và hướng dẫn các cơ quan thuộc
Tỉnh và cơ quan cấp dưới thực hiện pháp luật, chính sách chế độ và các quy định
của Nhà nước về Tài chính, ngân sách, kế toán và kiểm toán trên địa bàn.
+ Xây dựng các văn bản quy định về việc thu phí, lệ phí, phụ thu, vay, trả

nợ, về huy động sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức thuộc thẩm quyền của địa
phương trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành ; Hướng dẫn và tổ chức thực
hiện theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh và cơ
quan Tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm theo quy
định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, xem xét và tổng hợp để xây
dựng dự toán ngân sách địa phương, mức bổ sung cho ngân sách Huyện, quy định
việc bổ sung ngân sách cho cấp xã ; Lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương
trong trường hợp cần thiết trình UBND Tỉnh xem xét, trình HĐND Tỉnh quyết
định ; Xác định tỉ lệ điều tiết các khoản thu cho ngân sách cấp dưới trình UBND
Tỉnh quyết định ; đề xuất các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu chi
ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí trình cấp có thẩm quyền
quyết định.
+ Lập phương án phân bổ dự toán ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh xem xét
để trình HĐND Tỉnh quyết định ; quản lý ngân sách tỉnh đã được quyết định. Tham
gia với Sở Kế hoạch - Đầu tư về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và bố trí vốn
đầu tư xây dựng cơ bản trình UBND Tỉnh quyết định. Phối hợp với các cơ quan
thu trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí và các khoản thu khác trên
địa bàn ; Phối hợp với kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng
chế độ, tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng ngân sách Tỉnh.
+ Quản lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, thuộc khu vực hành chính sự
nghiệp tại địa phương theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
+ Xem xét, kiểm tra về mặt tài chính đối với việc xây dựng và hình thành
các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương, các dự án vay vốn của địa
phương, giúp UBND Tỉnh kiểm tra việc sử dụng vốn và thực hiện kế hoạch trả nợ
vay; Quản lý và kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn và tài sản viện trợ của địa
phương.
+ Quản lý và sử dụng quỹ dự trữ tài chính của Tỉnh theo quy định của pháp
luật và quyết định của UBND Tỉnh.

+ Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương.
+ Kiểm tra và xét duyệt quyết toán của các cơ quan Nhà nước đơn vị hành
chính, sự nghiệp, các tổ chức sử dụng ngân sách Tỉnh.
+ Hướng dẫn cơ quan tài chính cấp dưới tổng hợp số liệu về thu chi ngân
sách Nhà nước tại địa bàn và thực hiện quyết toán ngân sách cấp mình. Tổng hợp
tình hình thu chi ngân sách Nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách Nhà nước
hàng năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
+ Báo cáo về tài chính, ngân sách theo quy định.
+ Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xổ số, các hoạt động kinh doanh,
dịch vụ và tư vấn về tài chính, bảo hiểm, kế toán và kiểm toán tại địa phương theo
quy định của pháp luật. Tham gia với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại
doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp theo phân cấp.
+ Thanh tra, kiểm tra về quản lý tài chính, ngân sách của chính quyền cấp
dưới và các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp tại địa phương có trực
tiếp liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với ngân sách địa phương và thực hiện
chế độ quản lý tài chính Nhà nước, quản lý tài sản Nhà nước của địa phương theo
quy định.
+ Thống nhất quản lý về quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng cán bộ
chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế toán thuộc địa phương.
Tổ chức bộ máy sở tài chính vật giá Tỉnh Lạng Sơn .
Lãnh đạo chung là ban Giám đốc Sở.
Sở Tài chính vật giá Tỉnh Lạng Sơn gồm 9 phòng, ban chức năng gồm :
1. Phòng quản lý ngân sách.
2. Phòng quản lý ngân sách Huyện, xã.
3. Phòng Tài chính Doanh nghiệp.
4. Phòng Tài chính hành chính sự
nghiệp
5. Phòng quản lý công sản.
6. Phòng đầu tư.
7. Phòng thanh tra tài chính giá cả.

8. Ban vật giá.
9. Phòng tổ chức hành chính.
2.2. Thực trạng ngành y tế Lạng Sơn trong nhưng năm gần đây.
Xác định được vai trò của sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh, trong những năm
qua ngành y tế Lạng Sơn đã liên tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động
về mọi mặt.
*Công tác củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;
Xác định vai trò y tế cơ sở là đơn vị y tế nhà nước gần dân nhất, đảm nhiệm vai trò
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng. Trong nhiều năm qua ngành y tế Lạng
Sơn liên tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt của y tế cơ
sở. Nhờ đó tổ chức mạng lưới, số lượng và chất lượng cán bộ không ngừng được
nâng cao.
Hiện nay trong toàn tỉnh có 100% xã, phường có trạm y tế phục vụ chăm sóc
sức khoẻ nhân dân. năng lực cán bộ y tế xã không ngừng được nâng cao. Cho đến
năm 2001 tổng số cán bộ y tế xã là 900 người, đạt 3,98 cán bộ y tế/ xã. trong đó có
108 bác sỹ chiếm 12% cán bộ y tế xã, 47,8% số xã có bác sỹ; 100% số xã có y sỹ
sản nhi hoặc nữ hộ sinh; 36 xã có y sỹ y học cổ truyền đạt 16%; có 54 xã có dược
tá đạt 23%. Dự án hỗ trợ y tế quốc gia đã tập huấn nâng cao trình độ về bảo vệ sức
khoẻ bà mẹ trẻ em, đào tạo lại, nâng cao trình độ khám chữa bệnh thông thường
cho cán bộ 226 xã, phường. Y tế thôn bản tiếp tục được đào tạo bổ sung. Hết năm
2001 số luỹ tích y tế thôn bản đã đào tạo được 2.151 người nhưng do nhiều lý do
khác nhau đến nay mới có 1.773/ 2.294 thôn bản có nhân viên y tế hoạt động
chiếm 77,2%. Đội ngũ cán bộ y tế thôn bản đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các
nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở cơ sở.
Mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được đầu tư cơ sở vật chất, hiện nay
194/226 xã đã có nhà trạm kiên cố để hoạt động. Bằng nhiều nguồn vốn như: Dự
án 748, vốn của tỉnh, vốn dự án hỗ trợ y tế quốc gia, . . . nhiều nhà trạm y tế đang
tiếp tục được xây dựng và đầu tư đồng bộ.
Tuy vậy, mạng lưới y tế cơ sở vẫn chưa đáp ứng được ngang tầm nhiệm vụ,

nhiều nơi chất lượng hoạt động còn khá thấp cả về trình độ chuyên môn và phương
pháp làm việc. So với chức năng, nhiệm vụ và 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban
đầu khoảng 70% cơ sở y tế xã, phường đạt yêu cầu. Cơ cấu cán bộ của các trạm y
tế không đồng đều, nhiều trạm mất cân đối nhưng việc điều chuyển cán bộ nhằm
khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu chưa được thực hiện kịp thời. Đội ngũ y tế
thôn bản tuy có nhiều cố gắng song trình độ còn thấp, trình độ văn hóa còn hạn chế
đòi hỏi phải quan tâm đến đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho y tế thôn bản.
*Công tác khám chữa bệnh
Khám chữa bệnh luôn là một hoạt động quan trọng của ngành y tế, giải
quyết trực tiếp những nhu cầu cấp thiết nhất về sức khoẻ của nhân dân. vì vậy
công tác này luôn được toàn thể xã hội quan tâm và coi đây như là một tiêu chi cơ
bản để đánh giá hoạt động y tế. Trong những năm qua hiểu rõ yêu cầu của xã hội
đối với công tác khám chữa bệnh, ngành y tế tỉnhđã không ngừng nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh thông qua việc nâng cao trình độ, tay nghề và đạo đức của
đội ngũ thầy thuốc. Công suất sự dụng giường bệnh trong những năm qua được thể
hiện ở biểu sau:
Biểu số 1:
CÔNG SUẤT SỬ DỤNG GIƯỜNG BỆNH
Số
tt
Tuyến
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
KH TH
Mức độ
TH so
với KH
KH TH
Mức độ
TH so
với KH

KH TH
Mức độ
TH so
với KH
1 Tỉnh 400 358 89,5% 400 309 77,25% 400 352 88%
2 Huyện 480 458 95,4% 480 372 77,5% 480 358 80,83%
(Nguồn số liệu: Sở Y tế Lạng sơn)
Công suất sử dụng giường bệnh trong năm 2000 và 2001 là đạt yêu cầu của
ngành y tế, nhưng trong năm 2000 công suất sử dụng giường bệnh thấp hơn năm
1999 là do một số bệnh viện phải thu hẹp diện tích sử dụng các khoa, phòng để xây
dựng mới và chuyển bớt bệnh nhân về phòng khám đa khoa khu vực hoặc trạm y tế
xã. Trong năm 2001 công suất sử dụng giường bệnh tăng so với năm 2000 là do
các bệnh viện do sự tin tưởng của nhân dân vào hệ thống bệnh viện của tỉnh ngày
càng cao. Tình hình khám chữa bệnh được thể hiện ở bản sau: (Biểu số 2)
Đa số các chỉ tiêu khám chữa bệnh đạt được kết quả cao là do nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng tăng, ý thức tự giác chăm sóc sức khoẻ của người dân
được nâng lên và một phần là do cơ sở vật chất cuả các bệnh viện được nâng cấp,
thiết bị được đầu tư mới hiện đại và tinh thần thái độ phục vụ của thầy thuốc đã có
nhiều chuyển biến tốt.
Tuy vậy, chất lượng khám chữa bệnh còn chưa tương xứng với yêu cầu,
không đồng đều trong từng đơn vị, từng tuyến. Qua kiểm tra nhận thấy trình độ tay
nghề của một bộ phận không nhỏ cán bộ chưa đáp ứng được với yêu cầu. Công tác
đào tạo của đơn vị và tự học tập của cá nhân đê nâng cao trình độ chưa được
thường xuyên liên tục. Công tác quản lý chuyên môn tại các bệnh viện chưa sâu
sát, còn mang nặng tính hành chính sự vụ; tổ chức hoạt động của các bệnh viện
chưa được cải tiến. Hoạt động chỉ đạo tuyến chưa được quan tâm đúng mức, còn
mang tính hình thức chiếu lệ, chưa sâu sát chuyên môn, chưa hướng dẫn, giám sát
y tế xã có hiệu quả.
*Công tác y tế dự phòng
- Phòng bệnh, phòng dịch: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng

bệnh, phòng dịch ngành y tế đã không ngừng quan tâm đến việc mở rộng mạng
lưới phòng dịch bệnh rộng khắp trong toàn tỉnh, góp phần khống chế và đẩy lùi các
bệnh dịch. Hoạt động giám sát vệ sinh môi trường từng bước được củng cố, công
tác y tế dự phòng tiếp tục được quan tâm. Tuy vậy, hoạt động giám sát chương
trình y tế chưa được quan tâm đúng mức, việc hỗ trợ, hướng dẫn cho tuyến huyện,
xã còn hạn chế nên chất lượng của chương trình chưa cao, có nơi còn tình trạng
thừa thuốc mà người dân không được sử dụng. Công tác phòng chống dịch bệnh
còn bị động, sự vụ. Mạng lưới phòng chống dịch bệnh đã phát triển rộng khắp từ
tỉnh đến xã nhưng hoạt động chưa đồng đều nhất là ở tuyến cơ sở.
- Truyền thông giáo dục sức khoẻ: Được quan tâm và phát triển dưới nhiều hình
thức như ra các tập san, các chương trình, chuyên mục sức khoẻ trên truyền hình,
không ngừng nâng cao về mặt chất lượng và đã tạo được sự quan tâm của các cấp,
các ngành và của nhân dân. Tuy vậy, công tác này còn hạn chế do đội ngũ cán bộ ít
được đào tạo chuyên sâu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, mạng lưới truyền thông
còn mỏng, nhiều huyện và hầu hết các xã hoạt động này chưa được quan tâm.
Công tác kiểm dịch y tế biên giới, giám định y khoa, công tác bảo vệ bà mẹ
trẻ em và kế hoạch hoá gia đình không ngừng được quan tâm và nâng cao chất
lượng hoạt động, góp phần rất lớn vào hoạt động y tế dự phòng của ngành y tế tỉnh.
*Công tác đào tạo cán bộ
Trong những năm qua được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự cố
gắng của ngành y tế, công tác đào tạo cán bộ y tế luôn được trú trọng, đã triển khai
được nhiều loại hình đào tạo lại, nâng cao cho nhiều đối tượng khác nhau. Số
lượng cán bộ không ngừng tăng, đến năm 2001 số lượng cán bộ là 2.339 chất
lượng cán bộ cũng được nâng lên đáng kể. Ngoài ra công tác bồi dưỡng cán bộ
cũng đựơc quan tâm, các lớp chuẩn đoán, lớp hộ lý, ngoại ngữ, tin học, . . được mở
thường xuyên.
Tuy vậy, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ còn có những tồn tại cần
khắc phục đó là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn thiếu định hướng, không căn cứ vào
nhu cầu sử dụng cho nên trong thời gian qua một số chuyên khoa hầu như không
được quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ như chuyên khoa mắt, chuyên khoa điều

dưỡng và phục hồi chức năng, khoa nhi, . . .
Một số cán bộ đi học chủ yếu do nguyện vọng cá nhân để tự nâng cao kiến
thức, nên đi học không theo định hướng của đơn vị, một số xin đi học là để chuyển
về trung ương gây tốn kém kinh phí cho đơn vị. Số lượng bác sỹ, dược sỹ tại các
trung tâm y tế huỵên hiện nay ít chưa đáp ứng được yêu cầu công tác phân tuyến
kỹ thuật, cơ bản chưa có cán bộ chuyên khoa ở các trung tâm y tế huyện như khoa
nhi; khoa mắt; khoa răng, hàm răng, hàm, mặt; khoa y học cổ truyền, . . .
2.3.Thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh
Lạng sơn.
2.3.1.Nguồn vốn cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn.
Đầu tư cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn bao gồm các nguồn vốn
sau:
+ Nguồn vốn từ NSNN
+ Nguồn vốn do nhân dân đóng góp (viện phí)
+ Nguồn bảo hiểm y tế
+ Nguồn khác
Trong các nguồn vốn này thì chiếm một tỷ trọng lớn và quan trọng nhất đó
là nguồn vốn từ NSNN, nó giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn đầu tư cho y
tế. Do điều kiện là một tỉnh miền núi còn khó khăn, đối tượng thuộc diện miễn
giảm viện phí chiếm phần lớn, mức thu viện phí thấp, vì vậy, kinh phí cho hoạt
động khám chữa bệnh hầu hết và chủ yếu vẫn là nguồn NSNN cấp. Nguồn vốn cho
hoạt động khám chữa bệnh được thể hiện ở biểu dưới đây: (Biểu số 3)
Biểu số 3: NGUỒN CHI CHO HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số
tuyệt đối
Tỷ
trọng

(%)
Số
Tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Số
tuyệt đối
Tỷ
trọng
(%)
Tổng chi 11.244,6 100 14.848 100 20.649 100
Trong đó:
1- Nguồn NSNN
2- Viện phí, BHYT
3- Nguồn khác
9.545,5
1.699,1
-
84,8
9
15,1
1
-
12.402
2.446
-
83,53
16,47

-
17.130
3.519
-
82,96
17,04
-
(Nguồn số liệu: Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính vật giá Lạng sơn)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn NSNN chi cho sự nghiệp khám chữa bệnh
chiếm một tỷ trọng rất lớn năm 1999 là 84,89%; năm 2000 là 83,53%; năm 2001 là
82,96%, tuy có sự giảm về tỷ trọng nhưng không đáng kể mà mỗi năm NSNN phải
chi thêm cho sự nghiệp y tế là khá lớn, năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là
2.856,5 triệu đồng; năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 4.728 triệu đồng, các
khoản chi này giảm về tỷ trọng là do tỷ trọng của các khoản viện phí và BHYT
tăng . Trong tương lai khoản chi này nên giảm bớt nhằm giảm gánh nặng cho
NSNN và phải tìm mọi cách khai thác triệt để các nguồn vốn khác để chi cho sự
nghiệp y tế tỉnh.
Nguồn NSNN không chỉ chiếm vai trò chủ yếu trong công tác khám chữa
bệnh mà nó còn có một vai trò rất lớn trong công tác phòng bệnh, nhận xét trên
được thể hiện ở biểu sau: (Biểu số 4)
Biểu số 4:
NGUỒN CHI CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG BỆNH
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số
tuyệt đối
Tỷ
trọng
(%)

Số
Tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Số
tuyệt đối
Tỷ
trọng
(%)
Tổng chi 5.641 100 6.340 100 9.885 100
Trong đó:
4- Nguồn NSNN
5- Viện phí, BHYT
6- Nguồn khác
4.723
-
918
83,73
-
16,27
5.386
-
954
84,95
-
15,05
7.872
-

2.013
79,72
-
20,28
(Nguồn số liệu: Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính vật giá Lạng sơn)
Công tác phòng bệnh là một công tác giữ vị trí chiến lược, nếu thực hiện tốt
sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm các dịch bệnh, giảm chi cho khám chữa bệnh do
vậy việc chi NSNN cho phòng bệnh là rất cần thiết. Trong những năm vừa qua chi
NSNN cho công tác phòng bệnh cũng đã cho ta thấy phần nào sự quan tâm của
ngành y tế đối với công tác này. Năm 1999 chi NSNN cho phòng bệnh chiếm
83,73% tổng chi cho phòng bệnh, năm 2000 là 84,95% đến năm 2001 tỷ lệ này tuy
có giảm nhưng vẫn ở mức 79,72%.
Tỷ lệ chi NSNN cho khám chữa bệnh và công tác phòng bệnh trên địa bàn
tỉnh trong những năm qua là tương đối lớn và không ngừng tăng, tuy vậy cơ cấu
chi cho khám chữa bệnh và phòng bệnh cần có sự điều chỉnh làm sao cho công tác
xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh được đầy mạnh hơn và công tác phòng bệnh
được triển khai rộng rãi hơn trên địa bàn tỉnh.
Nguồn viện phí và BHYT là nguồn đóng góp của các cá nhân, tập thể, cộng
đồng xã hội để cung cấp một phần nguồn tài chính cho công tác y tế. Nhưng do
điều kiện của tỉnh đối tượng thuộc diện miễn giảm viện phí lớn nên số tiền viện phí
thu được không lớn. Nguồn viện phí hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong
tổng chi cho sự nghiệp y tế.
Việc sử dụng BHYT theo Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành điều lệ BHYT đã đóng góp một phần đáng kể cho hoạt động khám chữa
bệnh, san sẻ những chi phí quá lớn cho những người có hoàn cảnh khó khăn, giảm
bớt một phần gánh nặng cho NSNN bằng việc phát hành thẻ BHYT cho người
tham gia.
Tuy đóng vai trò rất quan trọng nhưng trong thời gian qua tình hình nguồn
viện phí và BHYT chi cho công tác khám chữa bệnh chiếm một tỷ lệ còn nhỏ và
không đồng đều giữa tuyến tỉnh và tuyến huyện. Trong năm 1999 tổng chi từ viện

phí và BHYT cho công tác khám chữa bệnh là 1.699,1 triệu đồng trong đó chi cho
khám chữa bệnh tuyến tỉnh là 1.063,6 triệu đồng chiếm 62,6%, chi cho khám chữa
bệnh tuyến huyện là 635,5 triệu đồng chiếm 37,4%; năm 2000 tổng chi khám chữa
bệnh từ nguồn viện phí và BHYT là 2.528 triệu đồng, trong đó chi cho tuyến tỉnh
là 1.601 triệu đồng chiếm 63,3%, tuyến huyện là 927 triệu đồng chiếm 36,7%.
Năm 2001 tổng chi cho khám chữa bệnh từ nguồn này là 3.054 triệu đồng, trong đó
chi cho tuyến tỉnh chiếm 59,8%, tuyến huyện chiếm 40,2%. Qua số liệu trên ta
thấy nguồn viện phí và BHYT chủ yếu thu được từ các bệnh viện cấp tỉnh điều đó

×