Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.3 KB, 6 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CỦA CÔNG TY
3.1. Phương hướng hoạt động và hoàn thiện trên cơ sở vật chất của đơn vị
Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới căn cứ
vào những kết quả đạt được sau 9 năm hoạt động, trên cơ sở nắm vững những kế
hoạch của ngành vận tải. Đảng bộ, ban lãnh đạo của Công ty đã đề ra mục tiêu và
phương hướng phát triển trong những năm tới, trước mắt là năm 2010, 2011:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ hành khách trên tất cả các tuyến
liên tỉnh cũng như các tuyến xe bus và taxi.
Tiếp tục đổi mới phương tiện, nâng đời xe của các tuyến chất lượng cao
nhằm đa dạng chủng loại phục vụ yêu cầu của khách hàng.
Kinh doanh khai thác tốt các dịch vụ vận tải như trông giữ phương tiện hàng
hoá, sửa chữa bảo dưỡng xe, kinh doanh phụ tùng thay thế, nâng cao năng lực quản lý
xe.
Tăng cường khai thác các hợp đồng du lịch, tham gia nghỉ mát …Đây là một
hướng đi có nhiều khả quan bởi vì hiện nay khi nền kinh tế phát triển thu nhập của
nhân dân ngày càng tăng, có nhiều cơ quan doanh nghiệp làm ăn phát đạt do đó
nhu cầu về xe du lịch ngày càng lớn. Không những thế, các tỉnh phía Bắc là địa
bàn hoạt động chủ yếu của Công ty lại là nước có nhiều di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh, có nhiều nét văn hoá truyền thống hết sức đặc sắc nên thu hút được
nhiều khách du lịch nước ngoài. Nếu có thể khai thác được các hợp đồng thuê xe
du lịch thì tốt thì nó sẽ đem lại nguồn thu nhập cho Công ty. Tuy nhiên việc khai
thác các hợp đồng này cũng gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với các DN tư
nhân hoạt động rất hiệu quả trên thị trường từ nhiều năm nay.
Làm tốt công tác đối ngoại với khách hàng, tôn trọng, tiếp thu các ý kiến của
khách hàng, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Tích cực
tìm kiếm, mở rộng khách hàng mới làm ăn có hiệu quả hơn.
Lập kế hoạch thu hút vốn đầu tư để đổi mới phương tiệnm, hiện nay Công ty
chỉ có thể huy động bằng vốn góp của cán bộ công nhân viên và lái xe, trong thời
gian tới Công ty thực hiện nhiều biện pháp để tăng vốn kinh doanh.
3.2. Một số đề xuất nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách


3.2.1. Đầu tư đổi mới phương tiện vận tải
Đầu tư đổi mới phương tiện sẽ góp phần giảm bớt chi phí, góp phần nâng
cao năng suất lao động hạ giá thành (trong khi giá cước vận tải không giảm) nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
Phương tiện mới sẽ làm chất lượng dịch vụ tăng từ đó gián tiếp nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Xuất phát từ thực trạng phương tiện vận tải Công ty, Công ty nên đẩy mạnh
đổi mới phương tiện, nâng cao năng lực vận tải nhất là đối với tuyến chất lượng
cao từ đó nâng cao sức cạnh tranh.
Hiện nay, công tác đổi mới phương tiện vận tải luôn được Công ty quan tâm.
Hàng năm Công ty đều lập dự án thay thế chuyển đổi, đầu tư mới phương tiện. Và
trong năm 2010 Công ty cũng lập dự án thay thế phương tiện cho năm 2011.
Dự án này được lập rất chi tiết, tỉ mỉ căn cứ vào kế hoạch vận doanh thu năm
2011 để đề ra các phương án. Dự án là kết quả làm việc khoa học của cán bộ
phòng vật tư kỹ thuật. Không chỉ căn cứ vào nhu cầu vận tải hành khách mà còn
dựa trên tiềm lực tài chính của Công ty, năng lực hiện tại của các phương tiện vận
tải.
Sau khi xác định số phương tiện cần bổ sung, Công ty cần xác định số tiền
hay số vốn đầu tư để mua phương tiện, xác định loại xe cần mua và quan trọng hơn
là nguồn của vốn.
Khi đề ra phương án đầu tư thay thế Công ty phải xác định: loại phương tiện
định đầu tư cho từng loại hình dịch vụ ( xe tuyến, xe bus hay taxi ) và giá của
phương tiện đó; tổng số vôn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; hình thức góp vốn đầu tư
cũng là giài đoạn đầu tư.
3.2.2. Một số giải pháp khác
* Nâng cao chất lượng khâu cung ứng nguyên, nhiên liệu.
Việc cung ứng nhiên liệu trong quá trình chạy xe cũng là một yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Từ quý II năm 2009 đến
nay, xăng đã 5 lần tăng giá, tổng cộng tăng 29%. Giá dầu cũng điều chỉnh tăng 3
lần, tổng cộng tăng 20% do đó Công ty cần có những biện pháp để thực hiện

những yêu cầu cơ bản trong khâu cung ứng như:
- Lựa chọn những người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
- Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng.
- Làm tốt công tác kiểm tra nguyên nhiên vật liệu mua về, bảo quản cẩn thận để
không bị biến chất, giảm chất lượng.
- Công tác tổ chức kho bãi, quản lý kho phải được tổ chức một cách khoa học, hợp
lý, có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý kho bãi phải có trình độ, ý thức,
tinh thần trách nhiệm cao để có thể giải quyết tốt các tình huống phát sinh,
- Giải quyết tốt công tác khâu cung ứng các yếu tố đầu vào là điều kiện cho các
khâu tiếp theo được thực hiện đúng các yêu cầu và kế hoạch đặt ra..
3.3. Một số kiến nghị
* Đối với Nhà nước:
Các cơ quan chức năng của chính phủ phải tạo điều kiện giúp đỡ, tạo môi
trường kinh tế xã hội thuận lợi, thúc đẩy sự cạnh tranh để các doanh nghiệp phát
triển đầy đủ. Nhà nước không thể thay các doanh nghiệp trong việc nhận biết thị
trường và xác định thay cho họ cách thức ứng xử thích hợp với điều kiện cạnh
tranh. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang
hoạt động theo cơ chế thị trường, nhiều vấn đề mà Nhà nước phải giải quyết để tạo
môi trường cạnh tranh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một
nội dung hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và phát
triển kinh tế.
* Đối với các doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tham gia môi trường kinh doanh trực tiếp chính là gia nhập thị
trường mà hàng ngày, hàng giờ họ phải đối mặt để giải quyết các phương án kinh
doanh. Nó chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố kinh tế, pháp luật, chính trị, công
nghệ, văn hoá và tâm lý xã hội… Vì vậy nhà nước bằng những công cụ và phương
pháp của mình có thể: Vừa tạo ra sức ép cạnh tranh với những điều kiện cạnh tranh
nhau cho các doanh nghiệp để khuyến khích các hành vi cạnh tranh lành mạnh, có
hiệu quả, mặt khác, hạn chế và khắc phục những khuyết tật thị trường. Như vậy,
quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh –

cơ chế vận động của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát
triển cũng phải thích ứng. Điều đó bao gồm cả hai khía cạnh: hình thành môi
trường kinh doanh thuận lợi và khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường
trong quá trình vận động và phát triển theo cơ chế cạnh tranh để mỗi doanh nghiệp
với tư cách là một “đấu thủ ” được đua tài, cạnh tranh lành mạnh, giành hiệu quả
cao.
Trước sức ép của môi trường cạnh tranh, quá trình đổi mới nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp, Nhà nước đòi hỏi cùng một lúc phải giải quyết
các vấn đề vốn, công nghệ, thị trường, lao động, trình độ kinh doanh và quản lý
thích ứng với quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường. Giải quyết những vấn đề
đó, tất nhiên chỉ riêng các doanh nghiệp không thể đảm đương nổi, mà đòi hỏi phải
có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách tiền tệ, các chính sách khuyến
khích bảo trợ,các chính sách xã hội ( lương, bảo hiểm xã hội .. ), chính sách thuế
và hơn hết là một khuôn khổ luật pháp đầy đủ, nghiêm túc, cũng như một cơ hội
quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp thích ứng với giai đoạn quá độ chuyển
hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
* Đối với Ngành giao thông vận tải nói riêng:
Để tạo điều kiện cho Công ty vận tải hành khách củng cố và ổn định sản
xuất kinh doanh, đủ khả năng cạnh tranh, đề nghị bộ giao thông vận tải sớm có
biện pháp giám sát việc thực hiện nghị định 92/CP của chính phủ và quyết định
890, 4127, 4128 của bộ GTVT. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm tránh tình trạng lộn
xộn, đảm bảo trật tự ATGT.
Hiện nay các đơn vị vận tải áp dụng cước vận tải theo giá trần của Bộ Giao
thông vân tải, thì việc thu phí trên các tuyến đường ngắn là rất lớn, mặt khác giá
xăng dầu không ngừng tăng do đó đề nghị Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra
những chính sách giá cước hợp lý.
* Các cơ quan chức năng khác:
Đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố và các ngành quản lý hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận cho các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi.
Đề nghị thành phố và sở GTCC để Công ty mở thêm một số chuyến chất

lượng cao từ Thái Bình đi các tỉnh khác như Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho phép Công ty được mua tiếp
phần giá trị tài sản của doanh nghiệp và được hưởng chế độ giảm giá ưu đãi đối với
người lao động.

×