Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 40 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 1


<b>HỒ CHÍ MINH VỚI LÃO TỬ, MẶC TỬ, QUẢN TỬ </b>



<i><b>Nguyễn Thị Tuyết </b></i>


<i><b>GV. Bộ mơn Lý luận chính trị </b></i>



<i><b>Hồ Chí Minh (1890-1969) </b></i>


<i>ọc phần Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học phần mang tính bắt buộc đối với </i>
<i>sinh viên bậc cao đẳng và đại học. Một trong những nhiệm vụ của học phần </i>
<i>này là làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi đề cập đến tinh </i>
<i>hoa văn hoá nhân loại phương Đơng mà Hồ Chí Minh đã kế thừa, giáo trình Tư tưởng Hồ </i>
<i>Chí Minh xuất bản năm 2011 ở trang 29 có viết: “Hồ Chí Minh đã biết chắt lọc lấy những </i>
<i>gì tinh tuý nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, </i>
<i>Quản Tử …” (1). Qua thực tế giảng dạy học phần này, tôi nhận thấy rất nhiều sinh viên </i>
<i>thắc mắc Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử là ai? Người tiếp thu ở các bậc tiền bối này điều gì? </i>
<i>Đây quả là những câu hỏi rất thú vị bởi trong giáo trình khơng viết gì ngồi cái tên của </i>
<i>các vị. Vì thời lượng lên lớp có hạn nên giảng viên chỉ trả lời khái quát, mang tính định </i>
<i>hướng. Vì thế, tơi viết bài này hi vọng phần nào trả lời đầy đủ hơn thắc mắc trên của các </i>
<i><b>bạn sinh viên. </b></i>


<i><b>1. Hồ Chí Minh với Lão Tử </b></i>


<b> Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết: Lão Tử (Tiếng Trung: 老子) là một nhân vật </b>
<i>chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Ơng được xem là tác giả của cuốn Đạo đức kinh, là </i>
<i>ông tổ của Đạo gia. </i>


<i>Tư tưởng của Lão Tử chủ yếu được thể hiện qua Đạo đức kinh, với 3 nội dung chủ </i>
<i>yếu: đạo, thuyết vô vi và vô vi trị. Theo Lão Tử, đạo là nguồn gốc của vũ trụ, đạo hoạt </i>
<i>động theo quy luật của vũ trụ; Vô vi không phải là không hành động, là thụ động, là bất </i>


<i>động mà là không làm trái với tự nhiên, hành động theo bản tính tự nhiên của đạo; Vơ vi </i>
<i>trị là đường lối chính trị mà người cai trị bằng chính sách “vơ vi”, “vô sự” (không can </i>
thiệp).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 2
Hồ Chí Minh – một nhà triết học hành động, Người nhận thức không chỉ để nhận thức
mà để thực hiện ham muốn tột bậc của mình là nước được độc lập, dân được tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vậy quan điểm của Người và triết
lý “vô vi”, “theo tự nhiên” của Lão tử có điểm gì tương đồng?


Học giả Trung Quốc Lâm Ngữ Đường từng nói: trong mỗi người trí thức phương
Đơng đều có một ơng Khổng và một ơng Lão. Nghĩa là khi trẻ tuổi người ta thường có triết
lý hành động, có tư tưởng nhập thế giúp đời của Nho giáo, nhưng trải qua bao biến cố cuộc
đời, người ta có tư tưởng xuất thế của Lão giáo, về ở ẩn, sống gần gũi với thiên nhiên như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến ….


<i> Hồ Chí Minh đã từng nhắc đến Lão Tử và dẫn Đạo đức kinh: “Dạ bất bế hộ, lộ bất </i>
thập di” (3) (nghĩa là: đêm không cần đóng cửa, ngồi đường khơng ai nhặt của rơi). Đầu
<i>năm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Người từng nói: “Tơi tuyệt nhiên khơng ham </i>
<i>muốn cơng danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ </i>
<i>thác thì tôi gắng sức làm… Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tơi rất vui lịng lui … Riêng </i>
<i>phần tơi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm </i>
<i>chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, khơng dính líu gì với vịng danh </i>
<i>lợi”. (4) Hồ Chí Minh ln gần gũi, hồ mình vào thiên nhiên, sống theo lẽ tự nhiên. </i>


Khi một nhà thơ xem trận thắng chết nhiều người là một trận thắng “đẹp”, Người
<i>không tán thành và nhắc đến một câu trong Đạo đức kinh: “Chiến thắng, dĩ tang lễ xử chi” </i>
<i>(nên lấy tang lễ mà đối xử với kẻ chiến thắng). Trong Đạo đức kinh, Lão Tử đề cập đến ba </i>
<i>cái quý: cái thứ nhất là nhân từ; cái thứ hai là tiết kiệm; cái thứ ba là không dám xem mình </i>
<i>đứng trước thiên hạ. Hồ Chí Minh đã suốt đời rèn luyện cho mình ba đức tính ấy. Người </i>


<i>cho rằng, đạo đức là gốc của người cách mạng, đức là gốc của tài, hồng là gốc của </i>
<i>chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Người luôn tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cải. </i>
Và Người cũng luôn quý người khác hơn bản thân mình. Người căn dặn: cán bộ, đảng viên
phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.


Hồ Chí Minh đã biết chắt lọc những gì tinh tuý nhất trong tư tưởng của Lão Tử.


<b>2. Hồ Chí Minh với Mặc Tử </b>


<b>Mặc Tử tức là Mặc Địch (khoảng 479 -381TCN) là người sáng lập phái Mặc gia. </b>
Quan điểm triết học của Mặc gia thể hiện ở thuyết “Phi Thiên mệnh”. Mặc Tử cho rằng, sự
giàu, nghèo, thọ, yểu … không phải là do định mệnh của trời mà do người, nếu người ta nổ
lực làm việc, biết tiết kiệm thì ắt giàu có, tránh được đói nghèo.


Trong bài thơ “nửa đêm” , Người viết:


<i>“Ngủ thì ai cũng như lương thiện, </i>
<i>Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; </i>
<i>Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, </i>
<i>Phần nhiều do giáo dục mà nên” </i>


<i>(Nam Trân dịch) (5) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 3
mệnh” của Mặc Tử. Người cho rằng, bản tính của con người, nhân cách con người không
phải do trời quy định mà do “giáo dục mà nên”.


<b>3. Hồ Chí Minh với Quản Trọng (Quản Tử) </b>


<b>Quản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự </b>


và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Quản Trọng trong sách “Quản tử”,
có nói:


"Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã"
Tạm dịch:


"Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người"


Kế thừa quan điểm trên của Quản Tử, tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp
<i><b>III tồn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Hồ Chí Minh căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải </b></i>
<i>trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công </i>
<i>dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo </i>
<i>thế hệ tương lai cho các cơ, các chú. Đó là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang” .(6) </i>


Tóm lại, bên cạnh việc kế thừa những quan điểm tiến bộ của Khổng Tử, của Nho
giáo, Hồ Chí Minh cịn biết chắt lọc những gì tinh tuý nhất trong các học thuyết của Lão
Tử, Mặc Tử, Quản Tử và các vị tiền bối khác.


Với trình độ khiêm tốn cùng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế nên tác giả chỉ dừng
lại ở một số luận điểm cơ bản. Rất mong các đọc giả sẽ tiếp bút để bài viết hoàn thiện hơn.



Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi tới quý thầy (cô) giáo, lời căn dặn của Người:
“Tất cả các giáo viên chớ nên cho học thế này đã là đủ, mà phải tiếp tục học tập thêm để
<i>tiến bộ mãi”. (6) Kính chúc quý thầy (cơ) giáo hồn thành xuất sắc “trách nhiệm nặng nề </i>
<i>nhưng rất vẻ vang” mà Bác Hồ đã tin giao. Chào thân ái. </i>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>[1] Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. </i>
[2] .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 4


<b>“DẠY CHỮ, DẠY NGƯỜI” </b>



<b>Theo tấm gương Thầy giáo NGUYỄN TẤT THÀNH </b>



<i><b>Nguyễn Văn Đức </b></i>
<i><b> GV. Bộ mơn Lý luận chính trị </b></i>
Mọi nghề lao động chân chính để có thu nhập ni sống bản thân, gia đình và góp phần
xây dựng q hương, đất nước đều đáng quý và đáng được trân trọng. Nhưng với nghề giáo có
lẽ là nghề mà ai đang làm cũng rất tự hào; bởi đó khơng chỉ là nghề “cao quý nhất trong những
<i>nghề cao quý” mà còn bởi chúng ta có một người đồng nghiệp mẫu mực, đó là thầy giáo </i>
<i>Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. </i>


Năm 1910, trên đường vào Sài Gòn chuẩn bị ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất
Thành đã dừng chân tại Phan Thiết nơi có trường Dục Thanh. Tại đây, Người đã xin vào dạy
học. Thầy Thành được phân công dạy chữ Hán và chữ Pháp cho học sinh lớp Dự bị (tương
đương lớp 2-3 bây giờ). Lương tháng của thầy là 8 đồng. Dù chỉ dạy học ở trường Dục Thanh
<i>6 tháng (9.1910 đến 2.1911), nhưng tấm gương về “dạy chữ, dạy người” của thầy Thành mãi </i>


<i>mãi là tấm gương của một “người đồng nghiệp lớn” để chúng ta noi theo. </i>


<b> 1. Tấm gương “dạy chữ, dạy người” của thầy giáo Nguyễn Tất Thành </b>


Với tinh thần giác ngộ cách mạng sớm, trên bục giảng, thầy Thành đã truyền đạt tri thức
và tư tưởng tiến bộ, gieo vào tâm trí thế hệ tương lai một nỗi niềm trăn trở về vận mệnh đất
<i>nước. Thầy dạy: "Chữ là mắt. Người khơng có chữ coi như bị mù. Khơng có chữ con người ta </i>
<i>bé nhỏ trước tất cả và mãi mãi sẽ là vật sai khiến, vật hi sinh của bọn thống trị. Cho nên các </i>
<i>trò phải học, học chữ để nên người, để giúp dân cứu nước". Để thực hành lời dạy đó, thầy giáo </i>
Nguyễn Tất Thành đã thể hiện là tấm gương mẫu mực của một người thầy mà chúng ta có thể
khái quát trên mấy điểm sau:


<i><b> - Tấm gương dạy chữ kết hợp với dạy rèn luyện thân thể.</b><b> Trường Dục Thanh lúc bấy </b></i>


giờ chưa có đường chạy, chưa có sân bãi, khơng có dụng cụ phục vụ cho luyện tập thể dục thể
thao; thầy Thành đã cùng những học trị của mình lao động để làm sân bãi tập thể dục, rèn
luyện sức khỏe. Những ngày bình thường trong tuần, Thầy cho tập những động tác tay, chân,
hít thở, mục đích cho học trò đỡ mệt mỏi sau những buổi học trên lớp. Riêng ngày thứ năm,
thầy Thành cho tập những môn điền kinh như: nhảy dây, nhảy hố, nhảy bao cát. Với môn nhảy
cao: thầy Thành đào những cái hố, rồi cho học trò nhảy từ dưới hố lên trên miệng hố, sau một
thời gian luyện tập, hố này được đào sâu thêm để tăng “sức bật” cho học sinh.


<i><b>- Tấm gương về phương pháp giảng dạy: dạy học trên lớp kết hợp với hoạt động ngoại </b></i>
<i><b>khóa.</b><b> Những ngày chủ nhật và ngày nghỉ, thầy Thành thường tổ chức những hoạt động ngoại </b></i>


khóa cho học sinh. Có lúc lên chơi ở đình làng Thiên Đức (cịn gọi đình Đức Nghĩa), có lúc
lên đồi cây phía sau Tịa sứ, có lúc đưa học sinh đi bãi biển Thương Chánh. Trong những cuộc
dã ngoại ấy, thầy Thành còn tổ chức những trò chơi rất bổ ích và được học sinh ưa thích.


<i><b> - Tấm gương người thầy ham mê đọc sách.</b><b> Thầy Thành khuyến khích học sinh đọc </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 5
của nhà trường để học sinh cùng đọc. Trong khu vườn của gia đình cụ Nguyễn Thơng có một
<i>ngôi nhà được cụ đặt tên là Ngọa du sào (còn nghĩa là nơi nằm đọc sách mà như du ngoạn </i>
trong thế giới hiểu biết), trên gác chứa nhiều sách Tân thư do Trung Quốc dịch sang chữ Hán,
thầy Thành thường đọc sách ở đó.


<i><b> - Tấm gương người thầy hết lòng thương yêu, gần gũi và tôn trọng học sinh.</b><b> Trong </b></i>


thời gian đầu ở Trường Dục Thanh thầy Thành sống ở nhà cụ Hồ Bá Tang, sau chuyển vào ở
cùng học sinh nội trú của trường, tại Nhà Ngư trong vườn cụ Nguyễn Thông. Ở và sinh hoạt
cùng với học trò, thầy Thành chu đáo như một người anh; Thầy tâm sự, cắt tóc, tắm gội cho
từng em. Những lúc học sinh mắc lỗi, thầy đều ôn tồn khuyên bảo, không rầy la, quát mắng
nặng lời.


<i><b> - Tấm gương người thầy gần gũi với bà con xung quanh trường.</b><b> Sau những giờ giảng </b></i>


bài trên lớp, thầy Thành còn đến chơi và thăm bà con ngư dân ở bến cá Cồn Chà. Thầy thường
hỏi cách đánh bắt cá, cách xác định phương hướng khi đi biển, cách chống say sóng, cách nhận
biết dấu hiệu các cơn giơng bão ngồi khơi. Là một thầy giáo nhưng khi tiếp xúc với đồng bào,
thầy Thành không phân biệt địa vị sang hèn; với ai thầy cũng hòa nhã, lễ độ và thân thiện.


<i><b> - Tấm gương người thầy truyền lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh qua từng </b></i>
<i><b>“con chữ”.</b><b> Thầy Thành không chỉ dạy chữ cho học sinh mà qua dạy chữ còn truyền cho các </b></i>


em lòng yêu quê hương, đất nước. Ví như, khi dạy hai từ Pháp “rivière” (nghĩa là “con sông”)
và “montagne” (nghĩa là “núi”), thầy diễn nôm thành hai câu thơ như sau:


<i>Núi kia là núi của ai? </i>



<i>Sông sâu nước biếc chảy dài về đâu? </i>


Cách dạy như vậy không chỉ làm cho học sinh biết và hiểu nghĩa chữ Pháp mà còn gợi
lên suy nghĩ: non sông đất nước tươi đẹp như vậy mà nhân dân không được làm chủ, phải sống
dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Điều này đã khơi dậy ở học sinh lòng yêu nước, xót xa
trước cảnh nơ lệ, suy nghĩ về nhiệm vụ của mình. Ngồi ra, trong những giờ giải lao, thầy
Thành thường đọc cho học sinh nghe những bài thơ ca yêu nước của Phan Bội Châu, Đông
Kinh nghĩa thục, như “Bài Á Tế Ca”, “Bài ca hớt tóc”, “Bài hát yêu nước”.


<b>2. Làm theo tấm gương thầy giáo Nguyễn Tất Thành </b>


Vạn vật không ngừng vận động và đổi thay theo thời gian, đối tượng của người thầy giáo
cũng khơng ngồi xu hướng đó. Mỗi thời kỳ, sự tương tác thầy - trò là khác nhau, tuy nhiên,
<i>“mẫu số chung” vẫn là những giá trị của một người thầy giáo chân chính. Soi vào tấm gương </i>
thầy giáo Nguyễn Tất Thành, chúng ta thấy những điểm ưu việt phù hợp với giai đoạn hiện
nay để làm theo. Đó là:


<i><b>* Trong những bài giảng có nội dung phù hợp, giáo viên nên nhắc nhở, hướng dẫn </b></i>
<i><b>học sinh, sinh viên rèn luyện sức khỏe. Ơng bà ta thường dặn dị: “sức khỏe là vàng”, “là vốn </b></i>
quý nhất”; với người trẻ tuổi, lời nhắc nhở này họ còn lưỡng lự, nhưng ai đã sống lâu trong
cuộc đời mới thấy đây là một chân lý. Khơng có sức khỏe ta khơng làm được gì dù có nhiều tri
thức, ta khơng đứng vững trên đơi chân của chính mình theo đúng nghĩa đen của nó, khơng tận
hưởng được cuộc sống đẹp tươi dù có nằm trên một núi tiền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 6
<i><b> - Đọc nhiều tài liệu tham khảo, giảng lý thuyết kết hợp với thực tiễn.</b><b> Người thầy giáo </b></i>


để xứng đáng với “chữ Thầy” cao quý, để tự tin trước sinh viên, phải là người “học rộng, biết
nhiều”; muốn vậy, phải đọc nhiều tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo bao gồm: sách, báo,
tạp chí, mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng. Muốn để bài giảng thuyết phục,


thầy giáo phải kết hợp giảng lý luận với thực tiễn. Thực tiễn ở đây là những cơ sở, những địa
điểm, những mơ hình mà giáo viên có điều kiện đưa sinh viên đi tham quan; hoặc dạy học trực
<i>quan thông qua những bức ảnh những thước phim tư liệu. Bởi vì, theo nguyên tắc “trăm nghe </i>
<i>không bằng một thấy”, nếu vừa nghe thầy giảng vừa “thấy” thì sinh viên sẽ tin vào điều thầy </i>
<i>giảng nhiều hơn. </i>


<i><b> - Tận tụy với công việc, tôn trọng người học, gần gũi mọi người.</b><b> Làm việc với thái độ </b></i>


<i>nghiêm túc, tinh thần phục vụ là tiêu chuẩn làm thước đo phẩm chất con người. Một con người </i>
<i>nghiêm túc thể hiện trước hết ở sự nghiêm túc trong công việc. Một thầy giáo nghiêm túc phải </i>
<i>biết tôn trọng sinh viên, tôn trọng nhân cách, đạo đức và cả những ý kiến (có thể trái chiều) về </i>
mặt khoa học. Trong giao tiếp với mọi người, thầy giáo phải thể hiện sự chân thành và gần gũi.
<i>Chân thành hỏi thăm bác bảo vệ, chị dọn dẹp vệ sinh trong trường đến những người dân sống </i>
<i>xung quanh trường. Bởi một lẽ, muốn sinh viên tơn trọng và gần gũi thầy thì trước hết thầy </i>
<i>phải tôn trọng, gần gũi sinh viên và với những người xung quanh mà hàng ngày sinh viên </i>
<i>chứng kiến. </i>


<i><b> - Khơi gợi và phát huy trong sinh viên tình thương u cha mẹ, q hương, đất nước.</b></i>
Mục đích cuối cùng của việc học là để lo cho bản thân và báo hiếu với cha mẹ - những người
<i>đã cho ta thể xác, trí tuệ và cả tiền bạc để đi học. Thật đáng thương cho ai không biết thương </i>
<i>yêu cha mẹ mình, bởi vì họ sẽ khơng làm được gì trong cuộc đời này. Hiếu thảo với cha mẹ là </i>
<i>cơ sở của tình yêu quê hương đất nước. Một con người không thương yêu cha mẹ mình thì </i>
<i>khơng thể có tình u q hương đất nước. </i>


<i> Do đó, trong từng bài giảng, đến những nội dung phù hợp, giáo viên nên mở rộng kể </i>
<i>những câu chuyện, đọc những đoạn văn, đoạn thơ, chiếu những đoạn clip về gia đình, quê </i>
<i>hương để khơi gợi và phát huy trong sinh viên tình thương yêu cha mẹ, quê hương, đất nước. </i>
<i>Đồng thời, giáo viên cũng dặn dị: tình thương u đó phải thể hiện bằng hành động cụ thể, mà </i>
<i>rõ nhất là việc cố gắng học thật giỏi để xứng đáng với những đồng tiền, bát gạo mà cha mẹ đã </i>
<i>đổ mồ hơi, nước mắt gom góp, dành dụm gửi cho ta; để “chiến đấu bằng tri thức” với bạn bè </i>


<i>năm châu, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước - đặc biệt là trong giai đoạn đang </i>
có nhiều “sự biến” như hiện nay.


Chúng ta đang “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; sẽ là sáo rỗng
nếu như sự học tập và làm theo ấy chỉ chung chung, chỉ dừng lại ở những câu khẩu hiệu cửa
<i>miệng; mà hãy làm theo từng việc nhỏ, cụ thể, phù hợp với công việc của mỗi người. Và tấm </i>
<i>gương của thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh là sự cụ thể hóa rõ ràng nhất cho </i>
<i>những ai đang theo đuổi sự nghiệp “trồng người” muốn “làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí </i>
<i>Minh”. Đây đồng thời cũng là những yêu cầu đối với người thầy giáo hiện đại, bởi vì một điều </i>
<i>rất giản dị: người ta chỉ có thể dạy cho người khác những điều mà ta có. </i>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>[1] Hồ Chí Minh tồn tập (15 tập), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. </i>
<i>[2] Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử (9 tập), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 7


S

<b>Ử DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY </b>



<b>Trong giảng dạy học phần Những nguyên lý </b>


<b>cơ bản của chủ nghĩa MÁC-LÊNIN </b>



<i><b>ThS. Lê Hoàng Thị Ngân Hà </b></i>


<i><b> GV. Bộ mơn Lý luận chính trị </b></i>



hững ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là học phần nhằm trang bị thế
giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng cho người học. Trong học phần
này, sinh viên (SV) sẽ tiếp cận với hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học,
nhiều khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật mang tính trừu tượng cao; bao hàm


các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn. Do vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy h


.


Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép
nhằm tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức…,
bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy
tích cực. Đặc biệt, đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có
thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh; mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các
cụm từ diễn đạt khác nhau. Cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng
BĐTD theo một cách riêng. Do đó, việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của
mỗi người. Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi
tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì.... Vì thế, vận dụng BĐTD
trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ giúp SV có
phương pháp học hợp lý, hiệu quả. Sau đây là một vài ví dụ minh họa cụ thể việc tổ chức hoạt
động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng BĐTD.


<b>Ví dụ 1: Củng cố kiến thức chương mở đầu: Nhập môn Những nguyên lý cơ bản của </b>
<b>chủ nghĩa Mác-Lênin </b>


Để giúp cho SV củng cố kiến thức sau khi tìm hiểu những nội dung cơ bản của chương mở
<i>đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin</i> (GV) có thể sử
dụng BĐTD và yêu cầu SV lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. GV có thể thiết kế BĐTD
như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 8
<b>Ví dụ 2: Giảng dạy vấn đề Hàng hóa sức lao động </b>


, SV có thể tự xây dựng được kiến thức mới thơng qua việc lập BĐTD theo nhóm. GV
tổ chức cho SV hoạt động nhóm lập BĐTD với tên chủ đề là “Hàng hóa sức lao động”. GV gợi ý


cho SV tìm hiểu: sức lao động là gì, điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa, hai thuộ


, GV cho các nhóm SV trình bày, thuyết minh về BĐTD của
mình, cả lớp thảo luận, góp ý kiến, GV kết luận dẫn đến kiến thức mới. GV cho SV lên trình bày,
thuyết minh về kiến thức hàng hóa sức lao động thơng qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn,
hoặc BĐTD mà SV vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa. GV có thể giới thiệu BĐTD như sau:


<b>Ví dụ 3: Giảng dạy vấn đề Cách mạng xã hội chủ nghĩa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 9
SV lập BĐTD với từ khóa “Cách mạng xã hội chủ nghĩa” ở trung tâm. GV tổ chức các hoạt động
tương tự như ở ví dụ 2. Sau đây là BĐTD minh họa:


Trên đây là một vài ví dụ minh họa cho việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy học phần
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên
lớp với BĐTD như sau:


- Hoạt động 1: SV lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.


- Hoạt động 2: SV hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm
mình đã thiết lập.


- Hoạt động 3: SV thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài
học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hồn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức
của bài học.


- Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD
mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho SV lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.


Qua thực tế giảng dạy cho thấy, việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy học phần Những


nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ dần hình thành cho SV tư duy mạch lạc, hiểu biết
vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Ngồi ra, BĐTD là
một sơ đồ mở không y


thiết kế BĐTD như Visual Mind, Inspiration, FreeMind…. để phục vụ cho q trình giảng dạy của
mình góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>[1] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Bản đồ tư duy - Công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác </i>


<i>quản lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, số 147 ngày 14/9/2010. </i>


<i>[2] Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy, Giáo dục và </i>
thời đại online, 2010.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 10

<b>LUẬN BÀN VỀ VĂN HĨA CƠNG SỞ </b>



<b>Discussion of office culture </b>



<i><b>ThS. Trần Mai Ước </b></i>



<i><b> Trường ĐH Ngân hàng, Tp. Hồ Chí Minh </b></i>



<b>Tóm tắt </b>


<i>Với xu thế phát triển như hiện nay, văn hóa cơng sở ngày càng “định vị” được vai trị </i>
<i>của mình đối với sự phát triển của cơng sở. Văn hóa cơng sở được hiểu là những quy tắc, </i>


<i>chuẩn mực ứng xử giữa người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với cơng dân và </i>
<i>giữa cán bộ công chức với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất </i>
<i>trong hoạt động công vụ. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về vai trò, thực trạng văn </i>
<i>hóa cơng sở và các giải pháp cơ bản để tiếp tục thực hiện Quy chế văn hố cơng sở có hiệu </i>
<i>quả, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, </i>
<i>minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả. </i>


<i>Abstract: </i>


<i>With the current trend of development, office culture increasingly "position" their </i>
<i>roles for the development of the work. Office culture is understood as the rules and </i>
<i>standards of conduct between the representatives of state administrative agencies and </i>
<i>citizens and between civil servants together, in order to maximize the capacity to effectively </i>
<i>in public service activities. This article shares the author's view of the role, actual office </i>
<i>culture and basic solutions to continue the implementation of the cultural institutions work </i>
<i>effectively, thus contributing to the goal of building a administration service in a clean, </i>
<i>transparent, strong, professional, modern, efficient operation. </i>


<i><b>1. Khái quát về văn hóa cơng sở </b></i>


<i>Bối cảnh hiện nay, đẩy mạnh việc thực hiện văn hố cơng sở là “cú hích” quan trọng </i>
và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng được một nền hành chính trong sạch,
minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 11
Văn hóa cơng sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa người đại diện
cho cơ quan hành chính nhà nước với cơng dân và giữa cán bộ công chức với nhau, nhằm
phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động cơng vụ. Khi văn hóa
cơng sở của cán bộ cơng chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của cơng dân


đến cơng sở làm việc chắc chắn cũng sẽ được nâng cao. Văn hóa cơng sở cịn là biểu hiện
nổi bật của một xã hội văn minh, mọi hoạt động công vụ đều có nền nếp, kỷ cương; mỗi
người cơng chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình và ln tự nguyện làm trịn nhiệm vụ,
hồn thành tốt phần việc được giao. Do vậy, nếu xét về bản chất thì chúng ta có thể hiểu
văn hóa cơng sở xuất phát từ chính vai trị của cơng sở trong đời sống xã hội và trong hoạt
động của bản thân bộ máy hành chính.


<i><b>2. Thực trạng văn hóa cơng sở ở nước ta hiện nay </b></i>


<i>Với xu thế phát triển như hiện nay, văn hóa cơng sở ngày càng “định vị” được vai trị </i>
của mình đối với sự phát triển của công sở, thể hiện qua một số vai trò cơ bản như sau:


<i><b>Thứ nhất, văn hóa cơng sở góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, </b></i>
dân chủ. Tạo được tình đồn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Mơi trường văn
hóa cơng sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ công chức với cơ quan, với nhân dân
<i><b>góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở; Thứ hai, tính tự giác của cán bộ cơng </b></i>
<i><b>chức trong cơng việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với cơng sở khác; Thứ </b></i>
<i><b>ba, văn hóa cơng sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên </b></i>
trong và bên ngồi cơng sở, từ q khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó
sẽ giúp cơng sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của
các thành viên. Việc hướng các cán bộ công chức đến một giá trị chung, tôn trọng những
nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của cơng sở, đó chính là làm cho cán bộ cơng
<i><b>chức hồn thiện mình; Thứ tư, mỗi kiểu văn hóa có vai trị khác nhau đối với tiến trình </b></i>
phát triển của cơng sở. Kiểu văn hóa quyền lực giúp cơng sở có khả năng vận động nhanh,
tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trị giúp
cơng sở phát huy hết năng lực của cán bộ cơng chức, khuyến khích họ hăng say với cơng
việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của công sở.


Thực trạng văn hố cơng sở ở nước ta nói chung hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đòi
hỏi của thực tiễn, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trong nhiều năm qua sự độc đoán


chuyên quyền trong bộ máy công quyền đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, làm xuống cấp nét văn hóa cơng sở. Có thể
<i>“gom” lại những biểu hiện tiêu biểu: </i>


<i><b>Một là, nhận thức của một số cán bộ, cơng chức chậm được đổi mới, ln có tư tưởng </b></i>
bảo thủ, trì trệ, phó mặc, khơng tích cực tìm hiểu nghiên cứu, có lối sống thực dụng, ích kỷ
cá nhân, hẹp hòi; nhiều nơi, nhiều cá nhân, thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo trong cơ quan
chưa tích cực nghiên cứu, đổi mới tư duy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 12
gian, lãng phí trong sử dụng trang thiết bị công sở như điện nước, điện thoại, phương tiện
kỹ thuật, máy móc, xe cộ, phịng ốc….. cịn khá phổ biến.


<i><b>Ba là, một số ít cơng sở cịn diễn ra cảnh tượng nơi làm việc nhếch nhác, lộn xộn, </b></i>
thiếu biển chỉ dẫn lối đi, sơ đồ hướng dẫn các bộ phận giải quyết công việc của cơ quan,
không bố trí người giữ xe; ngay từ cổng vào của các công sở vẫn là tấm biển khô cứng,
thiếu thiện cảm đập vào mắt công dân. “Xuống xe, xuất trình giấy tờ” là một trong những
<i>ví dụ điển hình. Nên chăng, trong thời gian tới, để “mềm” hơn và tạo thiện cảm hơn đối </i>
với dân khi họ đến để liên hệ công tác, chúng ta nên thay bằng câu khác hoặc bố trí các
nhân viên chỉ dẫn, để hướng dẫn người dân đến bàn làm việc nào, phịng nào, thủ tục hành
chính ra sao…


<i><b>Bốn là, còn tồn tại một số cán bộ, nhân viên cơng sở chưa có được những kỹ năng </b></i>
giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân. Văn hố giao tiếp ít được chú trọng. Với
đồng nghiệp thì cịn xảy ra ganh ghét, nói xấu hạ uy tín của nhau, khơng tôn trọng nhau.
Giao tiếp với nhân dân thì cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu, đã tạo ra khoảng cách với
nhân dân trong thực thi công vụ, giao tiếp ứng xử không đúng với vị trí, tư cách của người
cơng chức trong công sở.


Bàn về nguyên nhân của thực trạng trên thì có rất nhiều, nhưng có thể nói rằng một


trong những nguyên nhân cơ bản nhất đó chính là do vẫn cịn tình trạng suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, cơng chức; Bên cạnh đó, vẫn còn những tác
động từ dư âm của nền văn hố tiểu nơng, từ thói quen của cơ chế bao cấp, từ những mặt
trái của nền kinh tế thị trường; Ngồi ra, cơng tác tun truyền, vận động, giáo dục chưa
thực hiện thường xuyên, công tác kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp chưa thành nề
nếp; Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nhất là trụ sở làm việc ở cấp xã còn thiếu thốn,
xuống cấp nhưng chưa được xây dựng, sửa chữa kịp thời….


Nhằm thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, góp phần đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới thì việc lập lại trật tự kỷ cương; xây dựng phong
cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ công chức trong hoạt động công vụ là một đòi hỏi vừa
khách quan vừa cấp bách. Đáp ứng nhu cầu đó, ngày 02/8/2007 Thủ tướng chính phủ ban
hành Quy chế văn hóa cơng sở kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg1<sub>. Quy chế gồm: </sub>


03 chương, 16 điều quy định chi tiết các nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các
nguyên tắc thực hiện; quy định việc thực hiện văn hố cơng sở phải tuân thủ theo các
nguyên tắc: Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế – xã
hội; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, hiện đại;
phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ
trương hiện đại hố nền hành chính nhà nước. Theo Quy chế này, các nhân viên cơ quan
nhà nước từ trung ương đến địa phương trong khi làm việc, tiếp xúc với dân, giao tiếp, ứng
xử phải hết sức nghiêm túc, lịch sự, biết tôn trọng người dân; quy định cụ thể về trang
phục; việc đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ; việc bố trí phịng làm việc, treo biển hiệu cơ




</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 13
quan... Ngoài ra, Quy chế còn quy định các hành vi cấm đối với cán bộ công chức như:
cấm hút thuốc lá, khơng được nói tục, khơng sử dụng đồ uống có cồn tại cơng sở…



<i><b>3. Các giải pháp cơ bản hướng đến thực hiện qui chế văn hóa cơng sở có hiệu quả </b></i>
Giai đoạn sắp tới, để tiếp tục thực hiện Quy chế văn hoá cơng sở có hiệu quả, góp
phần thực hiện mục tiêu xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh
bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu quả. Theo chúng tôi, cần
phải tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:


<i><b>Thứ nhất, cần có sự nỗ lực và quyết tâm cao cao hơn nữa của các cấp, ban ngành </b></i>
nhất là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện tốt và có hiệu
quả thực hiện Quy chế văn hố cơng sở. Tự bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức coi
đây là nhiệm vụ khơng thể thiếu của mình khi thi hành cơng vụ. Đi liền với đó là mỗi cơ
quan, đơn vị cần có biện pháp quyết liệt hơn trong tổ chức thực hiện và kết hợp tốt giữa
khen thưởng động viên kịp thời các điển hình tiên tiến với xử lý nghiêm các trường hợp cố
tình vi phạm Quy chế văn hố cơng sở.


<i><b>Thứ hai, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục mục đích, ý nghĩa, u </b></i>
cầu của văn hố cơng sở cho các cơ quan, đơn vị; phát động những phong trào, cuộc vận
động xây dựng văn hố cơng sở và xem văn hố cơng sở là một trong những tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của công sở.


<i><b>Thứ ba, tạo ra không gian cho các hoạt động tập thể cả trong chuyên môn, cũng như </b></i>
các hoạt động giao lưu giữa các cá nhân, tổ, nhóm với nhau với mục tiêu tăng cường sự
hợp tác, trao đổi sáng kiến, kinh nghiệm... để hoàn thành nhiệm vụ chức năng của tổ chức.
Qua đó, tạo được cơ hội để mỗi thành viên có thể khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ
chức.


<i><b>4. Kết luận </b></i>


Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, văn hóa cơng sở vừa là mục tiêu nhưng đồng thời
<i>cũng là “cú hích” cần thiết và quan trọng để phát triển công sở. Chúng ta cùng nhau tin </i>


tưởng và hy vọng rằng, trong thời gian tới, việc thực hiện có hiệu quả quy chế văn hóa
cơng sở sẽ góp phần xây dựng một nền hành chính chun nghiệp, hiện đại, minh bạch và
<i>vững mạnh, tạo “giá đỡ” cần thiết để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã </i>
hội của đất nước.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính </i>
trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.


<i>[2] Quyết định số 129/2007-QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Chính phủ ban hành Quy chế văn </i>
hố cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 14


<b>ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ THANH NIÊN </b>



<b>TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG NÒNG CỐT </b>



TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC HIỆN NAY



<i><b>ThS. Lương Vũ Lam Giang </b></i>


<i><b> GV. Bộ môn Cơ bản </b></i>



inh tế tri thức (knowledge economy) là nền kinh tế mà trong đó sản sinh,
phát triển và sử dụng phổ biến tri thức, chất xám con người cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Do vậy, bước vào thế kỷ XXI, kinh tế tri thức
ngày càng lan tỏa nhanh chóng và trở thành một xu hướng tác động sâu sắc đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố - hiện đại hoá trong điều kiện của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải nâng cao


chất lượng của nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trẻ, đặc biệt là thanh niên. Do vậy, chỉ
có học và tự giác học tập, tự giác tham gia vào quá trình đào tạo và tự đào tạo, có kiến
thức chuyên môn, khoa học - kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học... thanh niên mới có đủ trình
độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của mình đối với đất nước trong bối cảnh tồn
cầu hố và hội nhập quốc tế.


Khác với các nền kinh tế trước đang dựa trên nguồn lực về vốn, tài nguyên... Kinh
tế tri thức dựa trên nguồn lực hoàn toàn mới - nguồn tri thức, có nghĩa là kinh tế tri thức
vận động và phát triển dựa trên sự sáng tạo, đổi mới của con người. Khi quan tâm tìm
hiểu về nguồn lực mới này, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa cách mạng và tầm vóc thời đại mà
nguồn lực này mang lại:


- Sự ra đời nguồn lực tri thức ở vị trí số một trong kinh tế trí thức hiện nay là một


<i>cuộc đảo lộn tận gốc lực lượng sản xuất xã hội. Nó đặt nhân tố sức lao động có tri thức </i>


lên hàng đầu trong cơ cấu lực lượng sản xuất, chứ không phải các nguồn lực: vốn, tài
nguyên, thiết bị, nhà xưởng... Mặt khác, nó cũng nâng cao chất lượng các nguồn lực
khác và sử dụng các nguồn lực ấy một cách tiết kiệm, hiệu quả cao.


- Thông qua lực lượng lao động tri thức mà khoa học có thể và cần phải trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra những ưu thế trong nền kinh tế: chất lượng sản phẩm
ngày càng cao, thời gian sản xuất ngắn hạn, nhu cầu được đáp ứng tốt hơn, rẻ hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 15
- Sự kết hợp khoa học tự nhiên với khoa học xã hội trở thành một tất yếu (không
tách rời như trước) và mang tính chất nội sinh của lực lượng sản xuất. Nhờ đó tạo ra
khả năng cho quan hệ sản xuất tự giác điều chỉnh cho phù hợp với lực lượng sản xuất,
tạo ra khả năng phát triển bền vững giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Sự kết hợp ấy sẽ
mở ra khả năng thay đổi có tính chất cách mạng về mối quan hệ giữa con người với


nhau và con người với tự nhiên.


- Nét nổi bật của lao động tri thức là tính sáng tạo, đổi mới, khác hẳn lao động
máy móc, nghiệp vụ thuần túy hay lao động giản đơn. Do tính sáng tạo này mà người
lao động phát huy được năng khiếu, bản lĩnh, tư chất của cá nhân. Sự hiểu biết và tầm
nhìn của người lao động khơng bị bó hẹp trong khuôn khổ chuyên môn hẹp, nhờ đó
nhân cách con người ngày càng hồn thiện hơn.


Rõ ràng, kinh tế tri thức đang mang lại cho con người những tiền đề rất quan trọng
và nhiệm vụ đặt ra cho mỗi quốc gia, dân tộc là làm sao để kinh tế tri thức trở thành
động lực để phát triển đất nước.


Tuy nhiên, hiện nay một số nguy cơ và thách thức đối với phát triển kinh tế nói
chung và kinh tế tri thức nói riêng ở nước ta lại thể hiện ở nguồn lực lao động, trong đó
thanh niên đóng vai trị gần như là nịng cốt. Điều đó địi hỏi chúng ta cần phải nâng
cao hơn nữa nhận thức về quan điểm đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực lao động trẻ nhằm
tìm ra giải pháp phát huy có hiệu quả và đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh
tế tri thức nước ta đi đúng mục tiêu mà Đảng đã đặt ra.


Nhiều nhà khoa học đã lưu ý các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính
sách về sự cần thiết phải phân biệt rõ ràng giữa khái niệm “tuổi trẻ” với “nguồn nhân
lực trẻ”, “hai khái niệm này không đồng nhất mặc dù chúng có nhiều điểm tương
đồng”. Bởi lẽ, tuổi trẻ mới chỉ là một phần, một điều kiện tự nhiên của nguồn nhân lực;
và để trở thành nguồn nhân lực, tuổi trẻ đó phải được đào tạo về chuyên môn nghề
nghiệp, về phẩm chất chính trị và các yêu cầu khác để có thể sẵn sàng tham gia vào các
lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội khi đất nước có yêu cầu.


Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định việc “phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong ba khâu đột phá quan trọng trong
chiến lược phát triển. Để thực hiện được điều đó, Đại hội cũng khẳng định chúng ta


phải: “Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và
lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ.
Khuyến khích, cổ vũ thanh niên ni dưỡng ước mơ, hồi bão lớn, xung kích, sáng tạo,
làm chủ khoa học, cơng nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh
vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc…”2


.
Đây là những định hướng quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ trong
tương lai.




</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 16
Các chính sách đối với thế hệ trẻ đang ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng
cụ thể và sát thực hơn, đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu và địi hỏi của chính
thanh, thiếu niên. Việc chỉ đạo và phân công trách nhiệm đối với cơng tác chăm sóc,
giáo dục bồi dưỡng thanh, thiếu niên được thể chế hóa rõ ràng hơn nhằm tập hợp mọi
nguồn lực của xã hội cho công tác quan trọng này. Luật pháp trong vấn đề thanh niên,
đặc biệt là Luật Thanh niên được triển khai, đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt
động tự giác và chủ động của thanh, thiếu niên trong đời sống hằng ngày.


Sự tham gia tích cực của thanh niên trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất
nước cho phép chúng ta tin tưởng rằng, thế hệ trẻ nước ta sẽ có đủ khả năng và bản lĩnh
chính trị để đảm đương những nhiệm vụ lịch sử quan trọng trong thời kỳ mới. Tóm lại,
biết đi tắt đón đầu, tiếp thu những kiến thức mới nhất, đồng thời tạo ra những công
nghệ tiên tiến nhất, thanh niên cần những yêu cầu cơ bản:


<i><b>Trước hết,</b></i> thanh niên cần tích cực học tập kiến thức, khơng ngừng nâng cao trình
độ học vấn. Vấn đề không phải là số lượng kiến thức thanh niên học, mà là chất lượng
kiến thức thanh niên cần phải có. Chỉ có khơng ngừng làm giàu tri thức của mình bằng


tri thức của nhân loại và biết sáng tạo trên nền tri thức ấy thanh niên mới đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố.


<i><b>Thứ hai, </b></i>thanh niên cần khơng ngừng tích cực học tập chính trị. Đó là học tập chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Học tập chính trị giúp cho thanh niên hiểu rõ con đường phát triển của đất
nước, qua đó hiểu rõ hơn nhiệm vụ của bản thân. Học tập chính trị góp phần hình thành
niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên.


<i><b>Thứ ba, </b></i>thanh niên phải chủ động và tự giác học nghề. Khơng có kiến thức nghề
nghiệp, thanh niên khơng thể có việc làm xứng đáng với tiềm năng của mình. Học nghề
chính là q trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, giúp cho mỗi
thanh niên có thể chủ động tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập.


<i><b>Thứ tư, </b></i>tiếp cận và làm chủ kiến thức khoa học - công nghệ tiên tiến là một hoạt
động mà thanh niên cần thường xuyên quan tâm và tích cực học hỏi. Trong 5 năm tới
và 10 năm tới, cần có chiến lược phấn đấu "xố mù" tin học cho thanh niên, thanh niên,
sinh viên ở khu vực đô thị, các khu công nghiệp. Với kiến thức trong lĩnh vực này, tin
chắc thanh niên không chỉ đi đầu đón trước nền kinh tế tri thức, mà cịn là nguồn lực
cho cơng nghiệp hố - hiện đại hố trên tất cả các lĩnh vực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 17


<b>THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO </b>


<b>VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG </b>



<b>Cho học sinh - sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại </b>



<i><b> </b><b>ThS. Lê Thị Mỹ Dung </b></i>
<i><b>GV. Khoa Quản trị kinh doanh </b></i>



<i>ăn hóa học đường (VHHĐ) là một thuật ngữ khoa học tuy còn khá mới </i>
<i>nhưng đóng vai trị quan trọng đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo và </i>
<i>nhận được sự quan tâm của toàn xã hội bởi VHHĐ là yếu tố đảm bảo và </i>
<i>nâng cao chất lượng đào tạo. Hơn thế nữa, VHHĐ là một trong những yếu tố quyết định </i>
<i>đến q trình hình thành và hồn thiện nhân cách của người học, đồng thời ảnh hưởng đến </i>
<i>uy tín và thương hiệu của nhà trường. Vì vậy, đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo nói </i>
<i>chung và Trường Cao đẳng Thương mại nói riêng, xây dựng và nâng cao VHHĐ cho học </i>
<i>sinh- sinh viên (HSSV) được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc </i>
<i>nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. </i>


<b>1. Khái quát về văn hóa học đường </b>


<i><b>- Văn hóa </b></i>


Theo Nguyễn Ái Quốc: “Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”.


<i><b>- Văn hóa học đường </b></i>


Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc: "Văn hóa học đường là văn hóa trong các
trường học, nó là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân và mang bản sắc
chung của nền văn hóa dân tộc. Cụ thể hơn, văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực,
giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh và các
em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp".


<i><b>- Nội dung của văn hóa học đường </b></i>


Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc cho rằng VHHĐ có 3 nội dung sau:



+ Thứ nhất là cơ sở vật chất, trường phải ra trường, lớp phải ra lớp mới tạo ra được
môi trường văn hóa.


+ Thứ hai là xây dựng mơi trường giáo dục, tạo ra “nhà trường thân thiện, học sinh
tích cực”, “xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, hiệu quả…”.


+ Thứ ba, tạo ra môi trường “văn hóa ứng xử”, “văn hóa giao tiếp” trong nhà
trường, làm cho học sinh, sinh viên ngoan ngoãn, lễ phép, lịch thiệp, nền nếp, kính trên,


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 18
nhường dưới…Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường. Tác dụng tích cực của
văn hóa học đường là xây dựng nhân cách cho học sinh-sinh viên, chống lại lối sống tiêu
cực.


Trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập đến các khía cạnh nhỏ của văn hóa học
đường trong trường. Đó là thái độ và hành vi giao tiếp giữa HSSV với nhau; giữa HSSV
với giáo viên; trang phục học đường, ý thức học tập, ý thức bảo vệ tài sản chung, thái độ
ứng xử đối với môi trường, cảnh quan.


<b>2. Thực trạng về văn hóa học đường của HSSV Trường Cao đẳng Thương mại </b>


<i><b>- Những thành tích đạt được </b></i>


<b>+ Về việc tuân thủ pháp luật xã hội, đóng góp xây dựng văn hóa cộng đồng nơi cư </b>
trú, HSSV Trường Cao đẳng Thương mại đều tham gia đầy đủ, hằng năm đều có xác nhận
của chính quyền nơi cư trú đảm bảo các bạn HSSV tạm trú xa nhà, nhưng sống ổn định,
tuân theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Nhà trường cũng đánh giá cao vai trò của ý
thức HSSV tại nơi cư trú và coi đây là một tiêu chí quan trọng để xét điểm rèn luyện của
HSSV.



+ Tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động của Trung ương Đoàn thanh niên,
thành đoàn Đà Nẵng, đoàn trường tổ chức, như cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; tham gia các hoạt động phong trào bảo vệ môi trường, xây
dựng nền kinh tế xanh, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm ngày môi trường thế giới 05/6.


+ Ngoài ra, HSSV Trường Cao đẳng Thương mại cũng thể hiện sự chủ động, sáng
tạo bằng việc tổ chức các sân chơi về văn nghệ, thể thao, tham gia các hội diễn văn nghệ,
HSSV thanh lịch, chương trình chào đón tân sinh viên, các cuộc thi HSSV tài năng, các
cuộc phát động tuân thủ an toàn giao thông, xây dựng nét đẹp văn hóa học đường….
Những nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và HSSV trong trường trong công tác
giảng dạy, học tập và rèn luyện tư cách đạo đức, môi trường giáo dục chun nghiệp, thân
thiện từ đó hình thành những truyền thống văn hóa tốt đẹp của trường.


<i><b>- Những tồn tại về văn hóa học đường hiện nay của HSSV </b></i>


Đời sống văn hóa của HSSV những năm gần đây đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới,
đa dạng và phức tạp biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Xuất hiện những biểu
hiện văn hóa lệch lạc, lối sống thiếu lành mạnh, những hiện tượng tha hóa, những sai lệch
chức năng, lệch chuẩn mực giá trị, đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc…trong
đời sống văn hóa của HSSV nói chung. Tại Trường Cao đẳng Thương mại, vẫn còn tồn tại
những biểu hiện sai lệch trong VHHĐ, cụ thể như sau:


+ Khi mùa thi đến, bên cạnh những HSSV chăm chỉ ôn thi, rủ nhau lên thư viện ôn
bài, thảo luận nhóm; thì vẫn cịn số ít HSSV mải chơi game, đi chơi, lười biếng và chẳng
chịu học hành gì; để đến khi vào phịng thi thì quay cóp, mang theo tài liệu hoặc gian lận
trong thi cử, nhờ bạn bè học hộ, thi hộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 19
trường; tiêu pha lãng phí; trộm cắp; đánh nhau; nội quy; trang phục không phù hợp, một bộ


phận sinh viên thích thể hiện mình, quần áo phải thật khác bạn bè, tóc để quá dài hoặc
nhuộm nhiều màu không tự nhiên... vẫn tồn tại trong đời sống của HSSV. Mặc dù đã có
nhiều sân chơi bổ ích, nhiều cuộc vận động về nếp sống đẹp, lành mạnh… nhưng số HSSV
tham gia vẫn cịn ít.


+ Ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường đối với HSSV chưa cao. Biểu hiện ở
chỗ khi lớp học tan, HSSV mặc nhiên ra về, không quan tâm đến việc tắt điện tắt quạt.
Những tài sản trong phòng học như quạt, rèm cửa, cửa, máy móc HSSV chưa có ý thức bảo
quản mà cịn có những hành động phá hoại gây hư hỏng.


Về nguyên nhân của những tồn tại này, trước hết là ở ý thức của những HSSV cá biệt
đó. Họ khơng đủ chín chắn, ý chí nghị lực để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống;
không biết thương cho gia đình, lo cho tương lai của chính bản thân mình. Họ lười biếng
để tìm ra giải pháp, mà ln đổ lỗi cho hồn cảnh; nên thường chán nản với việc học hành,
phấn đấu, ngày càng dấn sâu vào con đường hư hỏng. Thứ hai là từ phía gia đình, đã khơng
kịp thời theo dõi, định hướng, chỉ bảo sát sao đối với cuộc sống của con cái. Thứ ba là do
môi trường sống hiện nay phức tạp, nền kinh tế hội nhập, văn hóa nước ngồi nhanh chóng
truyền bá trong giới HSSV,…. Cuối cùng là những nguyên nhân từ phía nhà trường, như
chưa quản lý hết các hoạt động của HSSV; những hình thức xử phạt thích đáng đối với
những vi phạm về văn hóa học đường chưa cụ thể hóa và triệt để.


<b>3. Giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho HSSV Trường CĐ Thương mại </b>


Cuối cùng, dưới góc độ quan sát của bản thân và tinh thần học hỏi, tôi xin đề xuất
một số ý kiến nhằm góp phần xây dựng và ngày càng phát triển một mơi trường văn hóa
học đường trong trường chúng ta ngày càng trong sạch và lành mạnh.


<i><b>3.1 Nâng cao nhận thức của học sinh-sinh viên về văn hóa học đường </b></i>


- Thông qua các hoạt động ngoại khóa do Nhà trường, khoa tổ chức; các buổi tọa


đàm; các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn,....cần tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng
cao nhận thức cho HSSV về VHHĐ.


- Quan tâm xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường nhằm tuyên truyền, giáo
dục và tạo điều kiện thuận lợi để HSSV thực hiện tốt VHHĐ.


<i><b>3.2 Động viên, khuyến khích HSSV tự giác, tích cực thực hiện tốt VHHĐ </b></i>


- Tập thể lớp cần phát huy vai trị của mình thơng qua việc thường xun nhắc nhở,
động viên, khuyến khích các thành viên trong lớp tự giác, tích cực thực hiện tốt VHHĐ.


- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập và các giáo viên giảng dạy của nhà
trường quan tâm góp phần giáo dục VHHĐ cho HSSV thông qua các giờ giảng trên lớp, và
các buổi sinh hoạt lớp.


- Đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa bổ ích, thiết thực cho HSSV.


<i><b>3.3 Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về VHHĐ </b></i>


- Văn bản hóa các quy định về VHHĐ của nhà trường, đồng thời thông báo rộng rãi
để HSSV nhà trường biết để thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 20
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa (văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao) cần lồng
ghép nội dung giáo dục VHHĐ cho HSSV.


<i><b>3.4 Phát động các phong trào thi đua thực hiện tốt VHHĐ trong HSSV </b></i>


- Triển khai ký cam kết thực hiện tốt VHHĐ đối với các lớp và HSSV toàn trường.


Phát động các phong trào thi đua thực hiện tốt VHHĐ trong HSSV, chú trọng đến thực
chất và hiệu quả.


- Tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi về VHHĐ, thực trạng và giải pháp thực hiện tốt
VHHĐ trong HSSV.


<i><b>3.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện VHHĐ của HSSV </b></i>


- Phòng CTHSSV kiểm tra việc thực hiện VHHĐ của HSSV một cách thường xuyên
để nắm bắt thơng tin thực tế về tình hình thực hiện VHHĐ của HSSV nhà trường.


- Thành lập các đội xung kích kiểm tra thực hiện VHHĐ của các lớp và cá nhân HSSV.
- Áp dụng hình thức kiểm tra chéo của các lớp về thực hiện VHHĐ.


<i><b>3.6 Áp dụng các hình thức khen thưởng, trách phạt hợp lý và kịp thời </b></i>


- Định kỳ hằng năm nhà trường tổ chức tổng kết việc thực hiện VHHĐ của HSSV
đồng thời khen thưởng các lớp, cá nhân thực hiện tốt VHHĐ.


- Áp dụng các chế tài đối với các lớp, cá nhân HSSV không thực hiện tốt VHHĐ.
- Cải tiến cách đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV trong đó cần đưa thêm các tiêu
chí về VHHĐ và tăng điểm số cho các tiêu chí này.


<i><b>3.7 Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường- xã hội trong việc giáo dục </b></i>
<i><b>VHHĐ cho HSSV </b></i>


- Xây dựng mối liên hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục
VHHĐ cho HSSV. Thường xun thơng báo về tình hình học tập và rèn luyện của HSSV
đối với gia đình.



- Định kỳ tổ chức các buổi giao ban đối với chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ nhà
trường trong việc giáo dục VHHĐ cho HSSV.


<i>VHHĐ trong HSSV hiện nay trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cấp quản lý </i>
<i>của các trường, do đó phải có những biện pháp thực sự hiệu quả để làm tốt chức năng dạy </i>
<i>"chữ", dạy "người", tạo một mơi trường văn hóa trong lành, chân phương trong trường </i>
<i>học. Mong rằng với những vấn đề đã được trình bày trong bài viết, với sự nỗ lực của tập </i>
<i>thể nhà trường và sự gương mẫu của mỗi cán bộ, giảng viên và sự ủng hộ cũng như đồng </i>
<i>lịng của tồn thể HSSV, nhà trường sẽ thiết lập được những chuẩn mực cụ thể và đúng </i>
<i>đắn cho việc xây dựng và phát triển một mơi trường văn hóa tiên tiến, lành mạnh góp phần </i>
<i>vào sự ổn định và phát triển không ngừng của nhà trường. </i>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>[1] Phạm Minh Hạc, Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâm của mọi nhà, Tạp chí </i>
Tuyên giáo số 4, Hà Nội, 2009.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 21

<b>PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC VỐN</b>



<b>của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết </b>


<b>trên thị trường chứng khoán Hà Nội </b>



<i><b> </b></i>

<i><b>ThS. Lê Thị Mỹ Phương </b></i>



<i><b> GV. Khoa Tài chính – Ngân hàng </b></i>



<b>1. Đặt vấn đề </b>


Đối với các doanh nghiệp nói chung thì nguồn vốn chiếm vị trí rất quan trọng trong


hoạt động kinh doanh. Với nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay thì các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội, nhiều kênh để có thể huy động vốn. Nhưng vấn đề quan tâm
của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là xây dựng cấu trúc vốn như thế nào để tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng được cấu trúc vốn tối ưu thì điều đầu
tiên các nhà quản trị phải xem xét đó là các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn như thế
nào. Trong các ngành kinh tế, xây dựng là một ngành kinh doanh khá đặc biệt, có đặc
điểm là chiếm dụng nguồn vốn lớn với thời gian dài; đa số các doanh nghiệp có quy mơ
vừa và nhỏ, trong giai đoạn hiện nay vấn đề tiếp cận nguồn vốn rất khó khăn.


<b>2. Cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn</b>


Cấu trúc vốn (Capital structure) là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ (nợ ngắn hạn thường
xuyên, nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường) trong
tổng số nguồn vốn của công ty được dùng để tài trợ quyết định đầu tư của một doanh
ngiệp. Cấu trúc vốn thường được đo lường bằng các chỉ tiêu như tỉ suất nợ, tỉ suất nợ dài
hạn, tỉ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Ở bài này tác giả đi vào phân tích bằng chỉ tiêu
tỉ suất nợ.


Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100%
Tổng tài sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 22
ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Hà Nội.


- Nhân tố qui mô


Quy mô là một trong những căn cứ quan trọng cho các quyết định của nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp có quy mơ lớn thường được biết nhiều và tạo được uy tín trên thị trường
tài chính. Vì vậy, các doanh nghiệp này có khả năng vay nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có


quy mô nhỏ. Điều này càng đúng với thực tế của thị trường kinh tế Việt Nam, một thị
trường mà được gọi là thị trường thông tin bất cân xứng, thông tin của doanh nghiệp tới
nhà đầu tư thường không được đầy đủ và chính xác. Cho nên thường các doanh nghiệp có
quy mơ lớn được các nhà đầu tư tin cậy hơn, nhất là các ngân hàng hơn là các doanh
nghiệp nhỏ. Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu nhưng tác giả sẽ sử
dụng chỉ tiêu doanh thu của các doanh nghiệp


<i>Đề tài giả thiết quy mơ của doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ </i>
- Nhân tố thời gian hoạt động


Thơng thường, doah nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu năm thì doanh nghiệp đã
có chỗ đứng, được nhiều khách hàng, ngân hàng và các đối tượng cung cấp vốn biết đến.
do vậy, sự bất cân xứng thơng tin có thể giảm nhẹ. Do vậy doanh nghiệp có thời gian hoạt
động càng lâu thì có khả năng vay vốn dễ hơn các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động


<i>Đề tài giả thiết thời gian hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với tỷ </i>
<i>suất nợ </i>


- Nhân tố cấu trúc tài sản


Đây là thước đo cơ bản nhất thể hiện giá trị tài sản có mối quan hệ mật hiết với địn
bẩy tài chính của công ty. Qua những nghiên cứu thực nghiệm, hầu hết các công ty khẳng
định rằng hơn 90% tài sản có ý nghĩa rất lớn liên quan đến tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của
công ty. Tài sản thế chấp dường như là một điều kiện tốt nhất và quan trọng để các chủ nợ
xem xét quyết định có nên cấp tín dụng cho cơng ty hay không. Do vậy, nghiên cứu này
xem tài sản là một nhân tố cơ bản tác động đến cấu trúc vốn công ty. Để kiểm chứng mối
tương quan này hay khơng, việc kiểm định mơ hình sẽ chứng minh điều đó.


<i>Đề tài giả thiết cấu trúc tài sản cố định của doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều </i>
<i>với tỷ suất nợ </i>



- Nhân tố hiệu quả kinh doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 23
<i>Đề tài giả thiết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ nghịch chiều với tỷ </i>
<i>suất nợ. </i>


<i>- Nhân tố tính thanh khoản </i>


Tính thanh khoản này có tác động cùng chiều (+) và ngược chiều (-) đến quyết định
cơ cấu vốn. Thứ nhất, các cơng ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do
cơng ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh
khoản của cơng ty có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Mặt khác, các cơng ty có nhiều tài
sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình.


<i><b> Do vậy, tính thanh khoản của cơng ty có quan hệ nghịch (-) với tỷ suất nợ </b></i>
- Nhân tố tốc độ tăng trưởng


Để đánh giá sự tăng trưởng có mối quan hệ với tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn. Một sự
tăng trưởng kém càng khiến cơng ty đối mặt với những khó khăn về tài chính hơn, do vậy
địn cân nợ thường sử dụng cao hơn.


<i>Đề tài giả thiết cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp có quan hệ nghịch chiều với tỷ </i>
<i>suất nợ </i>


<i>- Nhân tố tỷ lệ vốn nhà nước (trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp) </i>


<i>Đề tài giả thiết tỷ lệ vốn nhà nước có mối quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ </i>
- Nhân tố rủi ro kinh doanh



Rủi ro chính là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Đó
chính là sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả. Doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh
cao thì có khả năng phá sản cao hơn.


Đòn cân nợ quá cao đối với các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng
khoán Hà Nội cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh tốn, lợi
nhuận khơng đủ bù đắp lãi vay, biến động trong thu nhập, nợ trở nên kém hấp dẫn hơn đối
với các công ty.


<i>Theo lý thuyết trên thì rủi ro kinh doanh có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ suất nợ </i>


<b>3. Phương pháp nghiên cứu </b>
<b>3.1. Dữ liệu nghiên cứu </b>


Nghiên cứu này sử dụng số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính trong 3 năm
2009-2011 của 40 cơng ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khốn
Hà Nội.


<b>3.2. Phương pháp phân tích </b>


Tác giả chủ yếu sử dụng công cụ Excel và SPSS để nghiên cứu. Và đưa ra 3 bước
trong quá trình nghiên cứu


Bước 1 : Xây dựng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đên
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 24
Bước 3 : Phân tích hồi quy tuyến tính đơn và hồi quy tuyến tính bội để xác định mức độ
ảnh hưởng của các biến giải thích đến tỷ lệ nợ của các công ty niêm yết



<b>4. Kết quả phân tích </b>


<b>4.1. Đặc điểm các biến nghiên cứu </b>


<b>Bảng 1 : Thống kê mô tả cấu trúc vốn và các nhân tố </b>


<b>Các nhân tố </b> <b>Mean </b> <b>Min </b> <b>Max </b> <b>Phương sai </b>


Tỉ suất nợ <b>.61000 </b> .120 .870 .190909


Quy mô doanh nghiệp 3.38E8 6.E7 9.E6 2.620E8


Thời gian hoạt động 17.92 2 55 14.923


ROA 4.73% -2.3% 12.7% 3.42%


ROE 14.79% -5.7% 37.3% 17.42%


Cấu trúc tài sản 30.43% 4% 77% 17.42%


Khả năng thanh toán 1.6 0.81 2.73 0.54


Tốc độ tăng trưởng 48.46% -19.1% 117% 51.59%


Tỷ lệ vốn nhà nước 19.77% 0% 87.8% 23.96%


Rủi ro kinh doanh 1.87 -8.94 12.08 5.65


Tỷ suất nợ trung bình là 61%. Tỷ suất nợ trung vị là 67%. Như vậy sẽ có ½ số cơng ty
được phân tích có tỷ suất nợ cao hơn 67% và ½ cơng ty cịn lại có tỷ suất nợ thấp hơn 67%.



<b>Bảng 2: Phân tích hệ số tương quan từng phần r </b>


TSN TSNDH NPT/VC


SH QM TG CTTS ROA ROE KNTT TLTT TLVNN RR
TSN 1


TSNDH .072 1


NPT/VCSH .872** .111 1
QM .349* .046 .385* 1
TG .323* <sub>.026 </sub> <sub>.323</sub>* <sub>-.048 </sub> <sub>1 </sub>


CTTS -.231 .281 -.226 -.116 -.256 1
ROA -.069 -.091 -.284 -.448** .167 .118 1
ROE .341* -.013 .210 -.024 .356* -.120 .719** 1
KNTT -.580** -.039 -.404** -.068 -.148 -.050 -.252 -.442** 1
TLTT -.164 .091 -.135 .185 -.314* .230 -.105 .007 .039 1


TLVNN .272 .233 .275 -.148 .452** -.192 .015 .100 -.019 -.534** 1


RR -.162 .076 -.100 .192 -.126 .093 -.094 -.206 .162 -.286 .166 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 25
= .341, thời gian hoạt động X2 có ry,x2 = .323 , Quy mơ hoạt động X1 có ry,x1 = .349, Tỷ lệ tăng


trưởng X<sub>7</sub> có r<sub>y,x7 </sub>= -.275, Tỷ lệ vốn Nhà nướcX<sub>8</sub> có r<sub>y,x9 </sub>=.272, Cấu trúc tài sản X<sub>3 </sub>có r<sub>y,x3</sub> =
-.231



Các nhân tố có mối quan hệ tương quan ít rõ hơn là,Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) X4 có


r<sub>y,x4</sub> = -.069, Rủi ro kinh doanh X<sub>9 </sub>có r<sub>y,x10</sub> = - .162


Tuy nhiên nhìn chung hệ số tương quan giữa các biến độc lập với tỷ suất nợ đều khác
không, chứng tỏ tất cả các nhân tố trên đều ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.


Quan hệ tương quan thuận chiều với tỷ suất nợ : Quy mô doanh nghiệp , Thời gian hoạt
động, ROE, Tỷ lệ vốn nhà nước


Quan hệ tương quan nghịch chiều với tỷ suất nợ : Cấu trúc tài sản, ROA, Khả năng thanh
toán, tỷ lệ tăng trưởng và rủi ro kinh doanh


<b>4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn </b>


Để tiến hành phân tích hồi quy bội, các biến được đưa vào mơ hình theo phương pháp
Backward elimination (loại dần ra).


<b>Bảng 3: Các thơng số thống kê trong mơ hình tỷ suất nợ </b>


<b>Model </b>


<b>Các hệ số chưa chuẩn hóa </b>
<b>Unstandardized Coefficients </b>


<b>Các hệ số đã </b>
<b>chuẩn hóa </b>
<b>Standardized </b>


<b>Coefficients </b>



<b>t </b> <b>Sig. </b>


<b>B </b> <b>Std. Error </b> <b>Beta </b>


Hằng số -.912 .496 -1.840 .074


Quy mô doanh nghiệp .211 .059 .410 3.551 .001


Khả năng thanh toán -.677 .150 -.510 -4.523 .000


Tỷ lệ vốn Nhà nước .123 .039 .359 3.143 .003


Rủi ro -.082 .044 -.217 -1.857 .072


<i><b>Y</b><b>1</b><b> = 0.912+ 0.211 X</b><b>1</b><b> – 0.677 X</b><b>6</b><b> + 0.123 X</b><b>8</b><b> – 0.082 X</b><b>9</b></i>


<i><b>Hay Tỉ suất nợ = 0.912 +0.211 quy mô doanh nghiệp – 0.677 khả năng thanh toán </b></i>
<i><b>+ 0.123 Tỷ lệ vốn nhà nước – 0.082 Rủi ro kinh doanh </b></i>


Theo kết quả phân tích tương quan và hồi quy bội, có bốn nhân tố thật sự ảnh hưởng
đến tỉ suất nợ của các công ty cổ phần ngành xây dựng đang niêm yết trên thị trường chứng
khoán Hà Nội.


<i>Nhân tố tác động mạnh nhất đến tỷ suất nợ đó là Khả năng thanh toán, và mối quan </i>
hệ này nghịch chiều, phù hợp với giả định ban đầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 26
<i>Nhân tố thứ 3 tác động tới tỷ suất nợ là tỷ lệ vốn nhà nước. Quan hệ cùng chiều Sở </i>
hữu nhà nước trong công ty là đặc trưng của các công ty đang niêm yết trên thỉ trường


chứng khoán Việt Nam. Quan điểm cho rằng do có mối quan hệ trước khi được cổ phần
hóa, nên các chủ nợ sẵn sàng cho các cơng ty có vốn nhà nước vay. Điều này cũng phù hợp
với giả thiết và kết quả kiểm nghiệm của 40 công ty ngành xây dựng .


<i>Nhân tố cuối cùng tác động tới tỷ suất nợ là Rủi ro kinh doanh.Quan hệ nghịch chiều. </i>
Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ mất dần
đi, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Tương tự, chi phí đại diện
liên quan đến việc sử dụng nợ vay sẽ càng nhiều hơn nếu như rủi ro phá sản của doanh
nghiệp cao hơn. Ý kiến này đã được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu Bradley, Jarrel và
Kim (1984) thực hiện nghiên cứu với 40 công ty ngành xây dựng đang niêm yết trên thị
trường chứng khoán Hà Nội.


<b>4. Kết luận và kiến nghị </b>


Qua kết quả nghiên cứu cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của
các công ty cổ phần ngành xây dựng đang niêm yết trên thị trường chứng khốn Hà Nội,
tác giả có một số kết luận sau :


- Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm các công ty cổ phần ngành xây
dựng thì có cấu trúc vốn nghiêng về nợ phải trả ( trung bình 61%), đồng thời nợ ngắn hạn
được sử dụng nhiều hơn nợ dài hạn


- Thứ hai, giả thiết ban đầu có 8 nhân tố ảnh hưởng nhưng qua kết quả nghiên cứu
chỉ có 4 nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành xây dựng là khả
năng thanh tốn, quy mơ doanh nghiệp, tỉ lệ vốn nhà nước và rủi ro kinh doanh.


- Thứ ba, kết quả nghiên cứu về các mối quan hệ thì đều trùng khớp với giả thiết ban
đầu, tức là Quy mơ doanh nghiệp, tỉ lệ vốn nhà nước có quan hệ cùng chiều. Riêng khả
năng thanh toán và rủi ro kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều với tỉ suất nợ.



Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả có một số đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
xây dựng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên thị trường
chừng khoán Hà Nội.


- Các doanh nghiệp nên phát triển nguồn tài trợ từ tín dụng thuê tài sản. Đây là một
kênh huy động vốn trung và dài hạn đang còn rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp. Đặc
biết đối với ngành xây dựng.


- Các doanh nghiệp nên xây dựng cấu trúc vốn tối ưu hợp lý.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<i>[1] TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính cơng ty, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010. </i>


<i>[2] PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005 </i>
<i>[3] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB </i>
Thống kê, Hà Nội, 2005.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 27

<b>MỘT SỐ ĐỀ XUẤT </b>



<b> nhằm khai thác có hiệu quả các điểm tham quan </b>


<b>tại Đà Nẵng theo quan điểm MARKETING </b>



<b> ThS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh </b>



<b> </b>

<b> GV. Khoa Thương mại và Du lịch </b>



<b>1. Đặt vấn đề </b>



Điểm tham quan là nơi có tài nguyên độc đáo, hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
du khách. Điểm tham quan đóng vai trị then chốt trong ngành du lịch vì nó là một trong những
yếu tố thuộc môi trường điểm đến quyết định phần lớn sự lựa chọn của du khách và ảnh hưởng
không nhỏ đến động lực thúc đẩy những khách du lịch tiềm năng. Nhiều điểm tham quan được
hình thành theo các cách riêng biệt, để tổ chức và bảo tồn những đặc điểm độc nhất của địa
điểm hay các đặc trưng của địa phương đó. Như vậy, ngồi giá trị về mặt biểu hiện, điểm tham
quan cịn có vai trò truyền tải ý nghĩa cụ thể của một địa điểm, tạo nền tảng cơ bản cho sự cạnh
tranh giữa các điểm đến. Với những ý nghĩa đó, tác giả đưa ra một số đề xuất dưới góc độ
marketing nhằm khai thác có hiệu quả các điểm tham quan tại Đà Nẵng, góp phần đẩy mạnh
sự phát triển chung của ngành du lịch tại thành phố trong thời gian tới.


<b>2. Nội dung </b>


<b>2.1. Sản phẩm điểm tham quan </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 28
thiên tài âm nhạc. Khách tham quan sẽ được phát một máy nghe nhỏ ghi lại những bản nhạc
của cố nhạc sĩ. Bảo tàng phần lớn khai thác những hiệu ứng hình ảnh từ màn hình điện tử trên
tường và chỉ đơi ba bức ảnh cũ đã ố vàng để thay mặt chủ nhân đã khuất kể lại câu chuyện đời
mình, tất cả làm cho khung cảnh vừa hiện đại vừa cổ xưa, khoảng cách giữa quá khứ và hiện
tại như khơng cịn q xa trong tâm thức du khách tham quan.


Tóm lại, phạm vi trải nghiệm được cung cấp bởi các điểm tham quan thì rất rộng, và
trong mỗi trường hợp nó phản ánh ý tưởng mà điểm tham quan ấy cung cấp, phản ánh sự
tương tác với quyền lợi và nhân cách của mỗi du khách với mục đích cuối cùng là mang lại sự
hài lòng cho du khách.


<b>2.2. Yếu tố môi trường tác động đến hoạt động marketing điểm tham quan tại Đà Nẵng </b>


- Tính cạnh tranh



Trong phạm vi các tỉnh thành lân cận là Quảng Nam, Huế, Quảng Bình thì phố cổ Hội
An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cù lao chàm, quần thể các di tích cố đơ, suối Voi và Động Phong Nha
có thể coi là các đối thủ cạnh tranh của các điểm tham quan của thành phố. Nếu như điểm
mạnh của các đối thủ cạnh tranh đó là có di sản được thế giới cơng nhận thì vị trí địa lý và cơ
sở hạ tầng (đầu mối giao thơng quan trọng, có cảng và sân bay quốc tế) được xem là một lợi
thế của các điểm tham quan tại Đà Nẵng để khai thác khách du lịch. Còn mặt hạn chế cũng
tương tự như các đối thủ cạnh tranh, các điểm tham quan tại Đà Nẵng vẫn chưa có sự đột phá
trong cơng tác marketing để khai thác khách và lôi kéo họ quay trở lại.


- Nhu cầu khách tham quan


“Sản phẩm của ngày hôm qua” sẽ nhanh chóng mất đi sự hấp dẫn nếu nhà cung cấp
không chú ý đến nhu cầu hiện tại, mức độ việc tham quan lặp lại đối với một địa điểm của du
khách là rất nhỏ, tính thời vụ trong du lịch… các yếu tố này cho thấy có rất nhiều thách thức
cho hoạt động kinh doanh của các điểm tham quan. Với những ưu thế của một thành phố như
Đà Nẵng, du lịch MICE có thể mang lại cho các điểm tham quan lượng khách khá ổn định và
mức chi trả cao, việc các điểm tham quan có khả năng thỏa mãn nhu cầu cho đối tượng khách
MICE cũng góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển loại hình du lịch này cho thành phố.


- Sự phát triển của công nghệ


Ngồi việc hỗ trợ cơng tác nghiên cứu, chiêu thị, phân phối, sự phát triển của cơng nghệ
cịn mở ra cơ hội cho nhiều điểm tham quan ứng dụng để trưng bày và thể hiện nguồn lực cơ
bản của họ và tạo ra nhiều tiện ích cho khách du lịch. Với điều kiện về nguồn lực như Đà
Nẵng, việc áp dụng công nghệ trong khai thác du lịch tại các điểm tham quan không phải là
vấn đề khó khả thi.


- Phương pháp bền vững để quản lý nguồn lực



Với yêu cầu đặt ra là khai thác nguồn lực đảm bảo sự phát triển bền vững, đây vừa là
nhiệm vụ, vừa là hành động thể hiện sự quan tâm đến môi trường và con người, mang lại giá
trị giáo dục và có khả năng ảnh hưởng đến tình cảm của du khách. Đà Nẵng là một trong
những thành phố đi đầu về bảo vệ môi trường và con người trong cả nước, do đó các điểm
tham quan cần phát huy được hình ảnh tốt đẹp này của địa phương mình.


<b>2.3. Sản phẩm điểm tham quan tại Đà Nẵng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 29
quan, giải trí hàng năm đạt từ 5.000 lượt khách trở lên gồm: Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn;
Bảo tàng Chăm; Bán đảo Sơn Trà; Khu du lịch: Bà Nà, Suối Lương, Suối Hoa, Ngầm Đôi;
Điểm du lịch đỉnh đèo Hải Vân (theo sở VH-TT-DL Đà Nẵng). Thống kê cho thấy, Ngũ Hành
Sơn chủ yếu đón khách nội địa (95%), trong khi đó khách quốc tế chiếm khoảng 90% trong
tổng số khách của Bảo tàng Chăm. Bà Nà thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa, chỉ xếp
sau Ngũ Hành Sơn. Đỉnh đèo Hải Vân có lượng khách tham quan chủ yếu là khách quốc tế…
Suối Hoa chủ yếu phục vụ khách du lịch nội địa đến tham quan, nhất là vào mùa hè và các
ngày nghỉ lễ, Tết, cuối tuần. Các khu du lịch cịn lại phần lớn là đón khách nội địa đi tham
quan trong ngày là chính. Doanh thu của các khu, điểm tham quan này chủ yếu vẫn từ hoạt
động bán vé tham quan, nguồn thu từ các dịch vụ khác (hàng lưu niệm, ăn uống, lưu trú) chiếm
tỷ lệ còn thấp.


<b>2.4. Một số đề xuất nhằm khai thác có hiệu quả các điểm tham quan tại Đà Nẵng </b>
Để triển khai hiệu quả các chính sách marketing, các điểm tham quan trước hết phải xác
định và đánh giá lại các phân khúc, bao gồm: Khách du lịch (theo mục đích chuyến đi và quốc
tịch); dân cư địa phương hoặc khu vực lân cận; bạn bè, người thân của người địa phương;
nhóm sinh viên, học sinh và các nhóm giáo dục khác; nhóm cơng ty và các người sử dụng khác
dùng cơ sở cho sự kiện và những chức năng khác. Trên cơ sở những phân khúc đã xác định,
các điểm tham quan tiến hành thực hiện các công tác sau:


- Nghiên cứu thị trường và giám sát tính chất của trải nghiệm, mà mỗi điểm tham quan


có khả năng duy trì cho mỗi nhóm phân khúc. Điểm tham quan cần phải truyền đạt và tạo điều
kiện thuận lợi, giúp cho việc tiếp cận “sản phẩm” được diễn giải thành trải nghiệm du khách.
Ví dụ khách MICE sẽ có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm khác với khách là học sinh sinh viên ở
những điểm như: thời điểm tham quan, sự tiếp cận địa điểm tham quan, thời gian lưu lại, lượng
thông tin và đối tượng cần tìm hiểu, dịch vụ tiện ích, giá trị hàng lưu niệm…


- Định hình và củng cố sản phẩm để nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh việc
không ngừng phát triển bền vững các giá trị nguồn lực, các điểm tham quan cần:


+ Chú trọng chất lượng nội dung quảng cáo, tài liệu xúc tiến, thông tin website, tạo ra
“lời hứa” và ảnh hưởng đến những mong đợi ban đầu về chuyến thăm.


+ Tạo hiệu quả và hấp dẫn cho những bảng hiệu hướng dẫn các du khách lần đầu đến
điểm tham quan. Kể cả việc xuất hiện những bảng hiệu chỉ dẫn và thơng tin trên các trục đường
chính dẫn vào thành phố và các khu du lịch có nhiều lượt khách tham quan.


+ Tạo ấn tượng bằng mắt đầu tiên về vẻ bề ngoài của địa điểm, sự hấp dẫn của ngoại
cảnh tại lối vào điểm tham quan. Ví dụ tăng thêm các minh chứng vật chất tại lối vào của bảo
tàng Chăm, thiết kế cổng chào ấn tượng cho Ngũ Hành Sơn…


+ Quản lý sắp xếp chỗ đậu xe và lối vào dễ dàng để có thể phân luồng được các loại
khách tham quan và thuận tiện cho việc tiếp cận của du khách.


+ Phối hợp và yêu cầu hỗ trợ của chính quyền trong việc quản lý các hộ hoặc cá nhân kinh
doanh xung quanh điểm tham quan nếu điểm tham quan nằm trong khu dân cư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 30
+ Quản lý hiệu quả tiếp nhận khách ở lối vào hoặc ở khu vực tiếp tân, bao gồm quá
trình bán vé, cung cấp thông tin, và định hướng ban đầu, tại điểm bán hàng / tiếp tân.



+ Thiết kế cách lưu chuyển du khách quanh điểm tham quan, quản lý thơng qua cách bố
trí logic các thành phần nguồn lực, lối đi, biển chỉ đường, tờ rơi và chỉ dẫn cá nhân.


+ Chú trọng vào sự biểu lộ, trưng bày và diễn giải những yếu tố nguồn lực chính, bao
gồm tài liệu nghe nhìn, hay bất cứ sự kiện, hoạt động được cung cấp. Như biểu diễn nghệ thuật
(bảo tàng Chăm, Ngũ Hành Sơn) hay các hoạt động thể thao (Bán đảo Sơn trà)…


+ Xây dựng các đề án phát triển làng nghề hoặc liên kết với các hộ sản xuất kinh doanh
duy trì và phát triển các sản phẩm truyền thống có liên quan đến tài nguyên tại điểm tham quan
để phục vụ và khai thác khả năng chi tiêu của khách. Ví dụ đá Non nước, các nhà hàng đặc sản
địa phương, nghề đánh cá…


+ Chú trọng đến các tiện ích tại điểm tham quan như y tế, nhà vệ sinh, nhà hàng, café,
chụp hình, cửa hàng và hàng lưu niệm để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và tăng doanh thu. Chú
trọng công tác vệ sinh, mơi trường trong và ngồi điểm tham quan.


+ Các tiện ích bổ trợ khách tham quan và trẻ em và người khuyết tật để đến và thưởng thức
trải nghiệm.


- Xây dựng chính sách giá linh hoạt cho từng nhóm đối tượng khách và từng thời điểm
theo mùa du lịch. Phát triển chiến dịch mục tiêu hiệu quả cho phân phối và chiêu thị.


- Phát triển các mối liên kết với các tổ chức, đối tác là các công ty vận chuyển, lữ hành,
khách sạn, nhà hàng trong địa phương hoặc các tỉnh thành lân cận. Đặc biệt là liên kết với các
điểm tham quan ở các địa phương lân cận tạo nên các tuyến điểm tham quan hấp dẫn theo các chủ
đề riêng biệt như. Ví dụ: Khám phá văn hóa Chăm (Bảo tàng Chăm – Mỹ Sơn – Cù lao chàm),
giao lưu văn hóa Việt – Nhật (Ngũ Hành Sơn – phố cổ Hội An), Khám phá thiên nhiên Đà Nẵng
(Sơn Trà – Bà Nà)…


<b>3. Kết luận </b>



Nếu như trước đây, nhiều điểm tham quan khơng cần ứng dụng marketing vì phần lớn nó
được trợ cấp của nhà nước, hay những người quản lý đều hướng về các nguồn lực mà họ chịu
trách nhiệm, làm cho họ theo quan điểm định hướng sản phẩm. Ngày nay, do tốc độ phát triển
của ngành du lịch toàn cầu, cùng với việc có thể tiếp cận không giới hạn đối với các tài
nguyên, các điểm tham quan phải định hướng theo nhu cầu khách hàng và marketing ngày
càng được xem như là nền móng dẫn đến thành cơng. Với những đề xuất trên, hi vọng các
điểm tham quan tại Đà Nẵng có khả năng mang lại sự hài lịng cho du khách và đóng góp vào
việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tăng khả năng thu hút và lưu giữ khách du lịch, nâng
cao ngày lưu trú bình qn rất để góp phần vào sự phá triển của ngành du lịch thành phố.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>[1] Nguyễn Văn Dung, Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch, NXB Giao </i>
thông vận tải, 2009.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 31


<b>Ứng dụng BẢN ĐỒ TƯ DUY vào việc </b>


<b>phát triển và định vị bản thân </b>



<b> ThS. Nguyễn Khánh Mai </b>



<b>GV. Khoa Thương mại và Du lịch </b>



ản đồ tư duy của Tony Buzan đã quá nổi tiếng với tất cả chúng ta. Tầm ảnh
hưởng của nó vào cuộc sống và cơng việc là hết sức to lớn và khơng ai có thể
phủ nhận điều đó. Việc sử dụng thành thạo Bản Đồ Tư Duy đã giúp ích cho
chúng ta trong rất nhiều lĩnh vực từ việc học hành, sang tạo ý tưởng, thuyết trình , lập kế
hoạch cho đến những việc nhỏ nhất của đời sống hàng ngày.



Ngày nay Bản đồ tư duy đã và đang được rất nhiều người trong chúng ta biết đến và
ứng dụng cho chính mình nhằm giúp công việc cũng như cuộc sống tốt đẹp và đơn giản
hơn. Lĩnh vực mà có lẽ bản đồ tư duy được ứng dụng và ưa chuộng hơn cả có lẽ là những
lĩnh vực trong việc sáng tạo ý tưởng, marketing… và đã có rất nhiều sản phầm phần mềm
cũng đã phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng bản đồ tư duy ứng dụng trong công việc.


<i><b>Tuy nhiên để hiểu được vấn đề thì trước hết chúng ta cũng cần phải biết bản đồ tư </b></i>
<i><b>duy là gì? </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 32


Trước nay chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, con số, đường thẳng và gạch đầu
<b>dòng …. Với cách ghi chép truyền thống này, chúng ta mới chỉ bắt bán cầu não trái hoạt </b>


<b>động mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên bán cầu não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các </b>


<b>thơng tin về nhịp điệu, màu sắc,hình ảnh, khơng gian và sự mơ mộng. </b>


Một cách chính xác là chúng ta mới chỉ sử dụng có 1/2 bộ não của chúng ta khi ghi nhận
thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não,Tony Buzan đã đưa
ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này.
Mục tiêu của bản đồ tư duy là biến những kiến thức, ý tưởng, ghi chép, tiếp thu… của chúng ta
từ cách truyền thống sang một cách hoàn toàn mới với việc kết hợp và thêm vào đó hình ảnh
minh họa, màu sắc sống động, vui nhộn, mang tính liên tưởng cao… giúp chúng ta không
những ghi nhớ được những kiến thức cần thiết mà từ đó cịn bộc phát ra những ý tưởng tuyệt
vời mà ta không ngờ tới.


Vậy để thực hiện việc “thiết kế” về con người và cuộc sống của bạn chúng ta sẽ làm như
thế nào?



<b>1. Những công cụ cần thiết </b>


- Một vài tờ giấy trắng & một hộp bút chì màu.
- Nếu bạn sử dụng phần mềm máy tính thì cũng tốt.


- Một tinh thần thoải mái và sảng khoái cho việc sang tạo và định vị con người bạn.


<b>2. Bắt đầu làm việc </b>


Việc chuẩn bị đơn giản chỉ có vậy và bây giờ chúng ta bắt đầu tạo lập hình ảnh của chính
mình.


- Hình ảnh trung tâm của tờ giấy chắc chắn là hình ảnh của bạn rồi và các nhánh xung
quanh sẽ thể hiện cho những điều bạn mong muốn và những mục tiêu bạn hướng tới.


- Trước hết hay vẽ những nhánh chính.


- Từ những nhánh chính, phát triển ý tưởng của mình để vẽ tiếp những nhánh phụ bằng
cách trả lời câu hỏi : Bằng cách nào? Như thế nào?


- Với mỗi nhánh hãy dùng một màu sắc,hình ảnh khác nhau để biểu đạt. (VD: Về tài
chính hãy vẽ những tờ tiền,có thể dung màu vàng để thể hiện sự giàu sang)


- Với mỗi ý tưởng hãy lấy một hình minh họa để truyền đạt ý tưởng đó.(VD : Bạn muốn
sẽ du lịch Ai Cập hãy lấy hình ảnh kim tự tháp).


<b>3. Những ý tưởng để định vị và phát triển bản thân </b>


- Với mỗi lứa tuổi và mỗi trình độ, ngành nghề sẽ có những nhận định cũng như mục


tiêu khác nhau cho cuộc đời của bạn tuy nhiên điều đó khơng quan trọng vì bản đồ tư duy là
<b>một bản đồ mở mà ở đó bạn có thể chỉnh sửa, thêm thắt hình ảnh hay mục tiêu khác của mình </b>
khi bạn thấy cần thiết. Hoặc bạn cũng có thể làm lại một bản đồ tư duy khác cho mình khi bạn
trưởng thành hơn hay có mục đích rõ ràng và cao cả hơn.


Để phát triển những ý tưởng cho tấm bản đồ về chính bản than bạn hãy trả lới những câu
hỏi sau, mỗi câu trả lời là một ý tưởng hay một nhánh của tấm bản đồ.


- Bạn mong muốn điều gì trong đời? (Một kỹ sư, một doanh nhân thành đạt,một nhà
khoa học…)


- Bạn thích điều gì? (Vd : Du lịch, nghe nhạc, xem phim, viết sách…)


- Bạn thích nghành học nào hay lĩnh vực nào? (Toán học, lịch sử , tin học , hội họa
,marketing, tài chính …)


- Những người nào có ảnh hưởng nhất tới bạn?


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 33


- Về tài chính : Bạn muốn có bao nhiêu tiền trong tương lai?
- Về kiến thức : Bạn muốn biết những gì? Bằng cấp?trình độ?….
- Về gia đình : Bạn mong muốn có người vợ như thế nào?…


Trên đây chỉ là những gợi ý, bạn có thể có nhiều câu hỏi thú vị và hay hơn rất nhiều. Xin
lưu ý bạn rằng đằng sau những câu hỏi và trả lời của bạn, bạn hãy phát triển thêm bằng cách
đặt câu hỏi : Bằng cách nào? Và trả lời tiếp …để có thêm nhiều ý tưởng hơn.


<i><b>- VD: Bạn mong muốn sau này sẽ là một kiến trúc sư nổi tiếng. Bằng cách nào? </b></i><i> Thi </i>
<i>vào một trường nổi tiếng</i><i> Bằng cách nào? </i><i> Trang bị kiến thức từ khi học trung học </i>


<i>Bằng cách nào </i><i> Tập trung vào những môn sẽ thi vào trường đó (Tốn, Lý , Hóa ) </i><i> Bằng </i>
<i>cách nào? </i><i> Làm thêm nhiều bài tập, học thêm hoặc luyện thi… như vậy với ý tưởng ban đầu </i>
<i><b>là trở thành “kiến trúc sư nổi tiếng” bạn đã có thể phát triển ý tưởng của mình ra rất nhiều </b></i>
<i>vấn đề đằng sau đó. </i>


- Mỗi nhánh của tấm bản đồ đều có thể tác động qua lại và tương hỗ lẩn nhau.


- VD: Ý tưởng có nhiều tiền sẽ giúp bạn trong việc học tập tốt hơn và việc học tập tốt
để trở thành Kiến trúc sư nổi tiếng lại giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn…


<b>Khi thực hiện xong “Bức tranh tổng thể” về cuộc đời và sự nghiệp của bạn, hãy dán </b>
<b>nó lên tường tại vị trí dễ thấy nhất trong phịng của bạn hoặc ngay trên đầu giường của </b>
<b>bạn. Bạn hãy sống với nó, đó chính là “tun ngơn” về cuộc đời của bạn và bạn sẽ thấy </b>
<b>những tác động to lớn mà nó mang lại cho mình. Chúc bạn thành công! </b>


Một số mẫu bản đồ tư duy mà bạn có thể tham khảo.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 34


Nhớ ơn

<b>THẦY CÔ !</b>



<b>ThS. Lý Vân Phi </b>



<b> GV. Khoa Tài chính – Ngân hàng </b>



ột năm có 365 ngày, mỗi ngày là một sự kiện mới nhưng ngày đáng nhớ
trong thế giới học trò là ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Một ngày mà mỗi
người học sinh ln hồi niệm nhìn lại chính bản thân mình, nhớ lại người


đã dày cơng dạy dỗ mình nên người như ngày hơm nay. Đó là ngày chúng ta phải biết cống
hiến tất cả tình yêu thương và sự biết ơn chân thành nhất đến thầy cô giáo. Những ngày
trong năm, thầy cô luôn giống như người cha, người mẹ, người anh, người chị thân yêu đã
cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất, cao cả nhất, hồn thiện nhất. Có lẽ trong mỗi chúng ta
ai cũng biết đến câu thơ:


<i>“Cơm cha áo mẹ chữ thầy” </i>


Thật vậy, mỗi một chúng ta được làm người như ngày hôm nay phải biết cảm ơn
những người đã sinh ra ta, nuôi nấng chúng ta, nhưng dạy tri thức cho chúng ta, dạy đạo
đức làm người cho chúng ta lại là những người thầy. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11,
các học sinh, sinh viên cần có những hành động, những việc làm thật ý nghĩa để đền đáp
công ơn giảng dạy của thầy cô.


Để thấy rõ công ơn của thầy cô các em hãy hồi ức lại quá khứ, những kỷ niệm từ
thời thơ ấu đến ngày hôm nay khi các em đang ngồi học tại ghế giảng đường. Khi tâm hồn
các em còn ngây thơ, trong sáng, chính bàn tay của thầy cơ đã tập cho chúng ta từng nét
chữ. Chính lời hay ý đẹp của thầy cô đã dạy cho các em từng lời chào, rồi cho ta biết thế
nào là đạo đức, là nhân cách con người và giáo dục nhân cách cho chúng ta.


Mai này khi các em rời ghế nhà trường mỗi học sinh, sinh viên có một vị trí nhất
định trong xã hội, biết đâu đó có những sinh viên của Trường Cao đẳng Thương mại trở
thành nhân tài của đất nước,…Tuy nhiên, dù ở vị trí cơng tác nào đi nữa thì cứ đến ngày
20-11 trong lòng cũng không tránh khỏi những bồi hồi, xúc động thầm biết ơn những
người thầy, người cô đã tận tụy dạy dỗ qua từng bài giảng thiết thực, không những cho các
em những kiến thức để trở thành con người có ích cho gia đình, cho xã hội mà còn cho các
em những lời khuyên định hướng nghề nghiệp để cho ta trở thành người thành đạt có đức
độ như hơm nay.


Các em thân mến! Chắc có lẽ trong tâm trí của các em bao giờ cũng có hình ảnh


người thầy, người cơ mà các em yêu quý nhất; người đã không quản ngại gian nan, vất vả,
vượt nắng thắng mưa để dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức cho chúng ta. Từ đó làm cho
tơi nhớ lại câu thơ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 35
<i>“Tôi u sao những trưa hè nắng cháy </i>


<i>Nhìn thầy tơi dạo bước tới sân trường” </i>


Thầy cô không quản ngại gian nan để dạy dỗ đàn em thân yêu của mình mà chưa
bao giờ than phiền hay trách móc điều gì; ngược lại, thầy cơ cịn ân cần khun nhủ, dìu
dắt những sinh viên cá biệt từ bỏ thói hư tật xấu để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì
vậy, các em hãy cố gắng học tập để làm vui lịng thầy cơ nhé:


<i>“Đừng làm cho tóc thầy thêm sợi bạc </i>
<i> Vầng trán cô xuất hiện những nếp nhăn” </i>


Khi viết bài này trong tôi dâng tràn cảm xúc mang theo lời tri ân sâu sắc đến những
người thầy, người cô đã dạy dỗ cho tôi để tôi vững bước tiếp tục sự nghiệp trồng người cho
xã hội. Cảm ơn ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đã cho tôi cơ hội bày tỏ sự biết ơn chân
thành đến những người đã giúp tơi có được kết quả như ngày hôm nay. Qua đây, tôi mong
mỏi các thế hệ sinh viên sau này hãy trân trọng và hãy làm cho ngày lễ của thầy cơ thật ý
nghĩa, thật hạnh phúc. Đó chính là cách để chúng ta đền đáp công ơn của thầy cô - đem lại
niềm vui cho những người mà chúng ta yêu quý.


<b>Ký ức khó quên về </b>



<b>Người Thầy kính yêu </b>



<b> </b>



<b>Nguyễn Thị Kim Thanh </b>


<b>GV. Khoa Quản trị kinh doanh </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 36
một giáo viên, những kỷ niệm đẹp ấy trở thành kinh nghiệm quý giá mà Thầy đã truyền
cho tơi.


Đó là một ký ức, một câu chuyện mà nhân vật trong câu chuyện đó là người bạn thân
học cùng lớp tên Hảo và người Thầy của tôi. Tuổi thơ của Hảo không được may mắn như
bạn bè cùng trang lứa. Hảo mồ côi mẹ khi học nửa chừng lớp 7; hồn cảnh gia đình quá
khó khăn; người cha càng cố gắng làm lụng nhiều hơn để lo cho đàn con nhỏ. Nhà Hảo có
năm anh em; mẹ vừa mất vì căn bệnh ung thư phổi được một năm thì người cha cũng bị
đau nặng.


Hồn cảnh gia đình Hảo lúc này lại càng khó khăn hơn. Năm chúng tôi vào lớp 9,
giáo viên chủ nhiệm của lớp tơi là người Thầy giáo Kiềm. Ngồi việc chủ nhiệm Thầy cịn
dạy chúng tơi mơn Tốn. Trong những năm học cấp II, vì hồn cảnh gia đình Hảo khơng
thể tập trung vào việc học nên lúc nào cũng là học sinh trung bình, nhưng đến năm lớp 9
thì Hảo lại đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến, đó là điều đặc biệt mà chỉ tôi và Hảo mới
hiểu được cội nguồn sâu xa. Chính Thầy đã giúp Hảo có nguồn động lực mạnh mẽ để nỗ
lực phấn đấu hết mình.


Tơi cịn nhớ mãi một lần, hơm ấy Hảo đến lớp với tâm trạng rất buồn vì ba Hảo đang
nằm cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng mà tiền chẳng còn bao nhiêu. Suốt cả buổi
học, Hảo ngồi trên lớp nhưng tôi biết cậu ấy không thể tiếp thu nổi bài học, mặc dù Hảo
không thể hiện gì ra bên ngồi nhưng tơi cũng khơng biết vì sao Thầy vẫn cảm nhận được
nỗi buồn và sự khác lạ đó. Tơi là người bạn thân của Hảo; vậy mà nếu Hảo khơng nói cho
tơi nghe thì tơi cũng khó mà biết được.



Lúc ra về Thầy gọi các bạn nữ trong lớp ở lại để hỏi thăm hồn cảnh của Hảo. Từ
hơm sau trở đi Thầy đối xử với Hảo thật lạ, Thầy gần gũi Hảo nhiều hơn, động viên Hảo
phấn đấu học tập. Thầy sợ Hảo vì hồn cảnh gia đình mà bỏ bê việc học nên thường xuyên
kiểm tra bài cũ Hảo; cả khi học bài mới Thầy cũng gọi Hảo trả lời nhiều hơn và cũng khen
ngợi Hảo trước lớp rất nhiều.


Ngày tháng trôi qua, tôi thấy Hảo càng tự tin hơn, vui vẻ phấn chấn hẳn lên khơng
cịn mặc cảm tự ti như trước nữa. Việc học của Hảo cũng chuyển biến rõ rệt. Cuối năm học
ấy, Hảo đã đạt học sinh tiên tiến; riêng mơn tốn của Thầy dạy Hảo đạt loại giỏi.


Kết thúc năm ấy, Thầy được chuyển công tác ra thành phố. Ngày tiễn Thầy, Thầy
dặn dò khuyên nhủ từng đứa học sinh như người cha dặn con trước lúc đi xa; đứa nào cũng
khóc; lớp tơi thấy trống vắng lạ kì như thể mất mát một cái gì đó rất thiêng liêng mà không
gọi tên được. Năm ấy, lớp tôi ai cũng thi tốt nghiệp đạt kết quả tốt và đậu vào trường công
của huyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 37

<b>Chuyển đổi PDF sang WORD </b>



<b>trực tuyến </b>



<i><b>ThS. Nguyễn Văn Hà </b></i>


<i><b>Phó GĐ Trung tâm Đào tạo &Bồi dưỡng </b></i>


hững tài liệu thường được chuyển thành file PDF và thiết lập các chế độ chống
sao chép nên việc chuyển đổi nội dung từ file PDF sang file Word bằng thao tác
thường dùng là gặp nhiều khó khăn; phải nhờ tới các phần mềm chuyển đổi File
<b>PDF thành file Word. Hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyển đổi như: PDF2Word v3.0; </b>



<b>1-2-3PDFConverter, PDFtoWord Converter, FPDC, Able2Extract, Quick PDF To Word </b>
<b>Converter. Mỗi phần mềm có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, trong khi sử dụng thì </b>


cũng gặp một số vần đề nảy sinh như sau: khi chuyển đổi thành công nhưng văn bản khơng
đọc được vì bị “gãy font” hoặc khơng có font phù hợp. Trong bài viết này xin giới thiệu một
ứng dụng trực tuyến trên Internet chuyển đổi file PDF thành file Word mà thường gặp vướng
mắc như trên.


<b>u cầu </b>


Máy tính có kết nối internet; Có địa chỉ Email; Biết nhận file đính kèm từ email.


<b>Các bước thực hiện </b>


<i>Bước 1: </i>


Truy cập vào website


Giao diện (Hình 1)


<i>Bước 2: </i>


- Tại mục Select PDF to convert; Kích chọn Browse / chọn file PDF cần chuyển đổi
- Tại mục Email file to word: Nhập địa chỉ Email (email này chương trình sẽ gửi file
word sau khi chuyển đổi)


<i>N </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 38
- Tại mục Send news & special offers: Nếu chọn chương trình sẽ gửi cho chúng ta


những thơng tin đặc biệt (nên chọn).


<i>Bước 3: </i>


Kích chọn Convert to Word để thực hiện việc chuyển đổi
Giao diện khi thực hiện thành cơng (Hình 2)


Sau khi thực hiện 3 bước thì chương trình chuyển đổi PDF trực tuyến sẽ thực hiện
chuyển đổi cho chúng ta thành file word với font chữ là Times New Roman và sau thời
gian khoảng 05 phút thì sẽ gửi cho chúng ta một file word vào địa chỉ email mà ta đã nhập
ở trên. Công việc cuối cùng chúng ta mở email ra và lấy file đính kèm về và sử dụng.


Cách thực hiện thật đơn giản mà hiệu quả.
Chúc bạn đọc thực hiện thành công.


<b>CẢM XÚC TRONG TÔI </b>





<b> </b>

<i><b> Phạm Thị Ngọc Liên </b></i>



<i><b> GV. Bộ mơn Lý luận chính trị </b></i>



Thời gian! Ngày lại ngày trôi đi trong vùn vụt…
Nhịp sống hối hả…


Tôi quay lại nhìn mình rồi bắt gặp một niềm vui khôn tả - để rồi như muốn reo lên: “Vậy
là mình vào Trường Cao đẳng Thương mại trịn một năm rồi”.


Mưa! Mùa mưa lại về! Những cơn mưa đầu mùa bất chợt…



Nhớ lại chỉ mới đây thôi, những ngày đi thi tuyển – cũng mưa thế này, nhưng mưa nặng
hạt hơn bây giờ, đường phố ngập nhiều, ngồi trời đơng lạnh!


Giống như bất cứ sinh viên ra trường nào, tôi thấp thỏm nỗi lo việc làm. Rồi cơ hội đến –
cùng với sự nỗ lực của mình, may mắn đã mỉm cười với tơi! Sinh ra và lớn lên, từ nhỏ đến giờ
chưa làm được điều gì lớn lao cho gia đình, cho ba mẹ nên ngày nhận quyết định trúng tuyển
nhân sự của trường là ngày tơi thấy mình hạnh phúc nhất; đó là điều tự hào của bản thân mà tôi
đã tặng cho những người thân yêu!


Từ ngày vào trường đến nay, hơn nửa thời gian trôi qua, tôi là một giảng viên tập sự –
chưa một lần được đứng lớp – chưa có một em học sinh nào - nhưng với tơi đó là cửa ngõ của
bắt đầu, cửa ngõ của hạnh phúc – hạnh phúc khi mình sắp chạm đến cái ước mơ ấp ủ cháy
bỏng từ ngày còn thơ dại: được trở thành cô giáo.


20 tháng 11 năm 2011, tôi vinh dự được dự buổi lễ sinh hoạt ngày nhà giáo đầu tiên
trong đời tại trường, buổi lễ trong mắt tơi thật quy mơ và hồnh tráng với thật nhiều hoạt động
sôi nổi, ý nghĩa. Tôi rất vui trong lòng khi được đứng trong hàng ngũ giáo viên của nhà trường
– của ngôi trường mà tôi mang ấn tượng vô cùng tốt đẹp ngày từ ngày đầu tiếp xúc…


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 39
mở ra cho tôi với bao điều mới mẻ, tốt đẹp. Có thể những bỡ ngỡ, những thiếu sót và những lời
nhắc nhở, cộng vào đó tơi nhìn ra cái tình người chân thành, cái nhiệt huyết nghề nghiệp của
bao lớp thầy cô, anh chị đi trước giúp tơi vững vàng, chín chắn hơn rất nhiều.


Ngoảnh lại, quãng thời gian tuy không dài so với thước đo của cuộc sống nhưng ở nơi
đây, tôi được sống, được hịa mình trong rất nhiều hoạt động, phong trào mà cơng đồn hay chi
đồn giáo viên, các câu lạc bộ tổ chức; sao tôi thấy tuổi trẻ trong mình trào dâng đến lạ!


Và lúc khi hoa phượng đỏ thắp lửa trên cành thì màu áo xanh tình nguyện lại xanh hơn


bao giờ như thế - một cuộc hành quân dân vận của tuổi trẻ Thương mại, mang lại cho tơi, cho
lịng người tham gia và người dân nơi đến những dấu ấn cùng kỷ niệm tốt đẹp không thể nào
phai lãng.


Trời giao mùa, ve sầu cũng thôi kêu và phượng vĩ thôi đỏ nữa, trong tơi một niềm vui ập
đến, đó là lúc giảng qua được hội đồng nhà trường. Có thể với nhiều người nó khơng ý nghĩa
gì nhưng từ trong tâm khảm của mình – một niềm vui mừng hân hoan khi biết rằng từ hơm đó
tơi trở thành người giáo viên đứng lớp trong năm học 2012 -2013 này.


Càng hạnh phúc với điều đó bao nhiêu, tôi lại tự nhủ cần phải học hỏi và cố gắng thật
nhiều. Với tuổi trẻ, còn rất nhiều thời gian ở phía trước; tơi mong mình xứng đáng là người
giáo viên tốt, cống hiến sức lực cho sự nghiệp giáo dục của Trường Cao đẳng Thương mại
hôm nay và mai sau nữa.


20 tháng 11 năm nay lại về, lịng tơi nao nao cảm xúc của buổi lễ đầu tiên tơi dự tại nơi
này; thầm gửi lịng tri ân đến quý thầy cô giáo đã dạy dỗ tôi nên người. Riêng tơi ngày hơm
nay chẳng muốn gì hơn, chỉ mong những học sinh – sinh viên của mình chăm ngoan lo học; đó
là món q làm lịng tơi vui nhất.


Lời cuối cùng, xin được mượn trang giấy gửi lòng cảm ơn sâu sắc về quãng thời gian đã
qua; cảm ơn ngôi trường yêu mến này; cảm ơn quý thầy cơ tồn trường và đặc biệt xin cảm ơn
những anh chị đi trước ở bộ môn Lý luận chính trị - nơi tơi ngày ngày sinh hoạt, gắn bó gần
gũi nhất – đã chân tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trưởng thành lên nhiều.


<b>QUY LUẬT 80/20 </b>



<b> Bí quyết làm việc hiệu quả </b>



<i><b>ThS. Nguyễn Thị Linh Giang </b></i>
<i><b> GV. Bộ môn Cơ bản </b></i>



ôi khi phần lớn công sức ta bỏ ra không đem lại kết quả như mong muốn nhưng với
một số ít nỗ lực lại có thể đem lại những kết quả quan trọng. Đây là quy luật 80/20
<i>hay còn gọi là “quy luật số ít quan yếu” kinh điển. Nếu bạn chưa từng nghe về quy </i>
luật này, có thể bạn đã bỏ qua một trong những cách hiệu quả nhất để thu lợi lớn hơn.


Nền tảng của quy luật 80/20 được nhà kinh tế học người Ý Vilffredo Pareto khám phá năm
1897 khi nguyên cứu về sự phân phối tài sản và thu nhập ở nhiều giai đoạn khác nhau, nhiều quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng </b> 40
gia khác nhau nên nó còn đuợc gọi là quy luật (hay nguyên lý) Pareto. Trên thực tế, từ sau khi nhà
tư tưởng quản trị Joseph Moses Juran sử dụng quy luật này áp dụng để tìm và khắc phục những lỗi
chất lượng, cải thiện độ tin cậy và giá trị của các hàng hóa cơng


nghiệp và tiêu dùng góp phần quan trọng vào sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế công nghiệp Nhật khoảng từ năm
1957 – 1989, nguyên lý Pareto mới bắt đầu được chú ý nhiều
trong lĩnh vực kinh tế. Quy luật 80/20 cho rằng trong nhiều sự
kiện, khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra.


Tỷ lệ 80/20 đuợc gán cho quy luật này chỉ mang tính
tuơng đối, nhiều khi tương quan tỷ lệ giữa nguyên nhân và kết
quả gần với 30/70 hơn là 20/80 thậm chí có thể là 10/90, nhưng


trường hợp 50/50 thì rất hiếm khi xảy ra. Những con người hay tổ chức làm việc có hiệu quả đều
biết tận dụng một số ít những động lực quan trọng có thể phát huy hiệu quả trong lĩnh vực của họ
và chuyển chúng thành những lợi thế.


Có hai vấn đề cần lưu ý khi vận dụng quy luật này trong kinh doanh. Vấn đề thứ nhất là
nguyên lý 80/20 khẳng định rằng 20% sản phẩm hoặc khách hàng hoặc nhân viên mới thật sự tạo


ra 80% lợi nhuận. Vậy thì 80% các sản phẩm hoặc khách hàng hoặc nhân viên chỉ đóng góp 20%
lợi nhuận. Theo đó, nếu tập trung vào 10 hoặc 20 hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất mà có thể tăng
doanh thu của cơng ty lên gấp hàng chục lần, thì đây là câu hỏi quan trọng được đặt ra cho công ty:
<i>“Cần tập trung vào những hoạt động cốt lõi cụ thể nào?” hay “Cần tập trung chăm sóc những </i>
<i>khách hàng cụ thể nào?”. Vấn đề thứ hai là đối với bất kỳ khách hàng hay sản phẩm nào, 80% kết </i>
quả sẽ xuất phát từ việc tập trung vào 20% những vấn đề quan trọng nhất của nó. Vậy việc thứ hai
là cần tìm ra quy luật 80/20 ở mỗi một đối tượng.


Giá trị của quy luật này là nó nhắc nhở nhà lãnh đạo hãy tập trung vào 20% phần thực sự
quan trọng trong số những công việc hằng ngày. Nếu cần bỏ qua một phần nào đó hãy chắc chắn
rằng nó khơng nằm trong phần 20%.


Khi đưa quy luật này vào cuộc sống, ta có thể thấy nó xuất hiện ở khắp mọi nơi như: trong
80% thời gian người ta chỉ mặc 20% quần áo mà mình thích nhất và tiêu 80% thời gian cho 20%
người quen hoặc 20% trong số những người quen sẽ đem lại 80% niềm vui của bạn. Xác định
chính xác những yếu tố mang tính quyết định, đem lại hạnh phúc cho bản thân và tránh lãng phí
thời gian vào những việc chiếm 80% nhưng khơng đem lại nhiều kết quả. Hãy phân bổ hợp lý thời
<i>gian trong mọi hoạt động. Thông điệp rất đơn giản: Hãy tập trung vào những hoạt động tạo ra </i>
<i>thành quả tốt nhất. Hãy bắt đầu áp dụng quy luật này vào cuộc sống bằng việc tập trung vào </i>
những gì bạn thực sự có kỹ năng và yêu thích nhất, xác định những khoảng thời gian làm bạn cảm
thấy hạnh phúc nhất và kéo dài tối đa những khoảnh khắc ấy nhằm tạo nên một cuộc sống tốt đẹp
hơn.


Bài viết này chỉ là đưa ra giá trị của nguyên lý 80/20 trong một số trường hợp phổ biến.
Nguyên lý 80/20 thật sự là một quy tắc vàng trong cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Hãy nắm
vững bí quyết này để kiểm sốt cuộc sống, kiểm sốt cơng việc của chúng ta và nhân kết quả đạt
được lên gấp nhiều lần.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<b>[1] </b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×