Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giải pháp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị điện Tam Kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.92 KB, 6 trang )

Giải pháp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
công ty CP thiết bị điện Tam Kim
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra công ty cần đưa ra một số các giải pháp
cụ thể như sau
1. Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm của công ty đã được đảm bảo và đáp ứng các tiêu
chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật đã được công bố(ISO 9001-2000). Tuy nhiên, chất
lượng sản phẩm hiện tại trên thị trường lại chưa ổn định vì chưa quản lý tốt các yếu
tố đầu vào. Như đã nới ở trên công ty nhập các thiết bị điện ở nước ngoài nên việc
sản xuất sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp. Chính vì vậy mà công ty
phải hoàn thiện lại bộ máy quản lý chất lượng cho những sản phẩm trên thị trường
mục tiêu hiện tại của mình
Giải pháp quản lý các yếu tố đầu vào:
Thứ nhất : Tại Việt Nam hiện nay, các yếu tố chất lượng được quan tâm
hàng đầu là các chỉ tiêu về an toàn,tác động đến môi trường của sản phẩm... Các
chỉ tiêu này được kiểm tra, giám sát trước khi đưa sản phẩm ra thị trường bằng các
cơ quan kiểm tra nhà nước chuyên ngành. Vì vậy công ty phải lựa chọn cho mình
một nhà cung cấp có năng lực, uy tín, các sản phẩm cung cấp phải đạt các tiêu
chuẩn kỹ thuật. Trong quá trình nhập khẩu chẳng may nhập phải các thiết bị chất
lượng kém, hỏng do quá trình vận chuyển thì công ty phải thu hồi để đảm bảo uy
tín, hình ảnh của công ty.
Thứ hai: Có thể nói sản phẩm chính là tất cả lợi ích mà công ty định chào
hàng. Chính vì vậy mà công ty nên cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt
nhằm đem lại một hình ảnh sản phẩm tốt trong lòng khách hàng. Để làm được điều
đó thì công ty nên quản lý yếu tố đầu vào ngay từ khi nhập cho đến khi bảo quản
trong kho.
Trong quá trình nhập yếu tố đầu vào bộ phận chức năng phải xem xét kỹ
chất lượng của các yếu tố đó. Nếu có có bất ổn hoặc sản phẩm hỏng hóc, không đạt
tiêu chuẩn thì phải phản hồi ngay đến nhà cung cấp.
Bên cạnh đó dù cho công ty đã nhập những sản phẩm có chất lượng đảm bảo
nhưng vẫn xảy ra tình trạng sản phẩm thiết bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất ra


sản phẩm hoàn chính. Đó là do công tác bảo quản yếu tố đầu vào trong kho. Trong
kho công ty nên sắp xếp theo thứ tự ngày nhập để khi xuất ra không có tình trạng
hàng nhập trước xuất sau, hàng nhập sau xuất ra trước, khiến cho sản phẩm bị hỏng
hóc trong kho không dùng được.
Ngoài ra như đã phân tích trong phần lựa chọn vị trí sản phẩm của công ty.
Hiện tại do tiềm lực tài chính của công ty tương đối mạnh cộng với sự suy giảm về
thị phần của Clipsal là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong việc sản xuất và là nhà
cung cấp những sản phẩm cao cấp, do không làm tốt công tác quản lý sản phẩm để
tình trạng hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường làm cho hình ảnh Clipsal
ngày càng mở nhạt trên thị trường. Dựa trên cở sở phân tích trên công ty nên mạnh
dạn đánh vào mảng thị trường này. Bằng việc đưa ra một sản phẩm có chất lượng
cao, có đặc tính siêu việt nhằm phục vụ cho khách hàng có nhu cầu sản phẩm trong
thị trường mục tiêu này cũng như cạnh tranh với sản phẩm của đối thủ trong mảng
thị trường này. Đi kèm với nó là các dịch vụ đối với sản phẩm. Phải bảo về được
thương hiệu sản phẩm của mình, tránh hiện tượng hàng nhái, hàng giả mà đánh
mất đi hình ảnh của công ty. Đây là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối
với công ty. Nếu thành công thì vị trí của công ty dần được khẳng định vị trí trên
thị trường Việt Nam cùng với đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng
tăng lên.
2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
Việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối đóng vai trò quan trọng
trong việc mở rộng thị trường. Các phần tử trong kênh phân phối là cơ sở để công
ty phân phối sản phẩm ở các khu vực trên thị trường. Do đó việc thiết lập các phần
tử trong kênh phân phối một cách phù hợp một mặt để giảm thiểu cạnh tranh giữa
các đại lý trong cùng khu vực, mặt khác là để khác thác hết nhu cầu thị trường.
Hiện nay công ty chủ yếu sử dụng kênh phân phối cấp 1, đó là các đại lý,
trung tâm thương mại, siêu thị..
Có thể nói mạng lưới kênh phân phối của công ty hiện nay có độ phủ tương
đối tốt. Các kênh phân phối của công ty có mặt trên khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên
mặt hạn chế trong kênh phân phối của công ty: hầu hết là kênh phân phối cấp 1 nên

việc chăm sóc khách hàng, cung cấp sản phẩm đến tận tay người dùng là không có.
Biện pháp đối với kênh phân phối:
Để có được hiệu quả trong việc sử dụng kênh phân phối thì công ty phải có
những chính sách phù hợp:
Nếu kênh phân phối là siêu thị- là một kênh phân phối tương đối ổn định bởi
uy tín sản phẩm trong siêu thị đã nói lên điều đó. Tuy nhiên sản phẩm trong siêu
thị để được người tiêu dùng quan tâm đến một phần là những sản phẩm tin dùng
thì các sản phẩm này phải có một diện mạo bao bì tương đối tốt, bát mắt thu hút
người tiêu dùng.
Nếu phần tử kênh phân phối là các đại lý thì công ty nên có những phần
thưởng khuyến khích đối với những đại lý phân phối sản phẩm có hiệu quả.
Thêm vào đó công ty phải đào tạo một đội ngũ giám sát viên, nhân viên tiếp
thị có chất lượng tốt và có hiệu quả.
Công ty nên mở rộng kênh phân phối bằng cách xây dựng thêm kênh phân
phối cấp 2 ở các huyện, thị trấn, thị xã. Tuy nhiên là công ty nên tự mình đi tìm
kênh phân phối cấp 2 này rồi giao cho các đại lý cấp 1 quản lý mà không trực tiếp
quản lý. Như vậy công ty vừa mở rộng được kênh phân phối vừa mang sản phẩm
của mình đến gần với người tiêu dùng hơn. Điều đó cũng thúc đẩy quá trình mở
rộng thị trường của công ty.
Sau mỗi năm công ty cần có đánh giá lại kết quả hoạt động của từng nhà
phân phối, từ đó đưa ra quyết định có nên tiếp tục hay nên thay thế.
3. Tăng cường các biện pháp xúc tiến hỗn hợp - giới thiệu sản phẩm
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong marketing là sự kết hợp tổng hợp các hoạt
động sau:
- Quảng cáo
- Khuyến mại
- Chào hàng hay bán hàng cá nhân
- Tuyên truyền
Tòan bộ các hoạt động xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác dụng
truyền thông tối đa tới người tiêu dùng.

Hiệu năng của các công cụ xúc tiến thay đổi tùy theo thị trường. Trong thị
trường hàng tiêu dùng, quảng cáo được xem là công cụ quan trọng nhất. Trong thị
trường hàng công nghiệp, vị trí quan trọng nhất thuộc về chào hàng và bán hàng cá
nhân. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của việc công ty
chọn chiến lược đẩy hay chiến lược kéo để tiêu thụ sản phẩm của mình.
Như vậy đối với các sản phẩm thiết bị điện công ty nên sử dụng phương thức
chào hàng và bán hàng cá nhân là có hiệu quả nhất.
Chiến lược đẩy đòi hỏi Công ty quảng cáo, khuyến mại tốt đối với giới buôn
bán để đẩy sản phẩm đi qua các trung gian phân phối. Nhà sản xuất quảng cáo sản
phẩm một cách năng động đến các nhà bán sỉ, các nhà bán sỉ quảng cáo năng động
đến các nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ quảng cáo năng động đến người tiêu dùng để
đẩy hàng hóa đến với họ.
Chiến lược kéo đòi hỏi chi phí chiêu thị nhiều và hoạt động chiêu thị năng
động đối với người tiêu dùng để tạo nên nhu cầu tiêu thụ. Nếu có hiệu quả, người
tiêu dùng sẽ hỏi mua sản phẩm ở các nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ sẽ hỏi mua ở các
nhà bán sỉ, các nhà bán sỉ sẽ hỏi mua ở các nhà sản xuất. Quảng cáo là một trong
những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị. Quảng cáo chuyển các
thông tin có sức thuyết phục đến các khách hàng mục tiêu của Công ty. Công tác
quảng cáo đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Đó là ``một nghệ thuật: Nghệ thuật quảng
cáo. Chi phí cho quảng cáo rất lớn. Điều này đỏi hỏi nguồn tài chính đủ mạnh để
có thể cạnh tranh được với đối thủ
Kết luận
Cạnh tranh luôn là một vấn đề được bàn đến nhiều nhất trong thời buổi nền
kinh tế hội nhập như hiện nay, hội nhập nền kinh tế luôn đồng nghĩa với việc các

×