Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.96 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .
I. VÀI NÉT VỀ VCB VÀ THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG
1.Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và kết quả kinh
doanh
1.1/Lịch sử hình thành
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT) thành lập ngày 01/04/1963 mà
tiền thân là Cục ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một ngân hàng
thương mại quốc doanh đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kể từ khi
thành lập đến nay ngân hàng Ngoại thương tên gọi tắt là Vietcombank(VCB) liên
tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, chuyên kinh doanh các
nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ đối nội , đối ngoại, thực hiện theo luật của các tổ
chức tín dụng và các luật khác của Việt Nam . Sau 40 năm xây dựng và trưởng
thành VCB đã góp phần tích cực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Khi mới thành lập, VCB mới chỉ có một cơ sở tại Hà Nội. Hiện nay, ngân
hàng đã phát triển thành một hệ thống gồm hội sở chính và 26 chi nhánh tại các
thành phố trong cả nước, 3 văn phòng đại diện nước ngoài và một công ty tài chính
với khoảng hơn 3000 nhân viên. Ngoài ra ngân hàngcòn đầu tư vào 14 các doanh
nghiệp: 3 liên doanh với nước ngoài, 6 ngân hàng cổ phần, 2 công ty bảo hiểm, 3
công ty kinh doanh bất động sản. NHNT đã thiét lập đại lý với hơn 1300 ngân hàng
thuộc 85 nước trên thế giới.
Trong suốt thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, NHNT là ngân hàng duy nhất
được Nhà nước giao nhiệm phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ,
vay nợ nước ngoài. Vào cuối những năm 80 và đầu năm 90, khi Việt Nam chuyển
sang cơ chế thị trường cùng với việc Nhà nước ban hành Luật Ngân hàng, VCB
không còn giữ vị trí độc tôn trong quan hệ quốc tế, tín dụng và thanh toán xuất
nhập khẩu nữa. Hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng liên
doanh, các công ty tài chính ra đời đã đặt VCB dưới sự cạnh tranh quyết liệt. Dù
vậy với uy tín lâu năm, bề dày kinh nghiệm, quan hệ rộng rãi ngân hàng luôn có
tốc độ phát triển nhất định và luôn cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới tiên tiến đặc
biệt là ngân hàng tiên phong đi đầu trong lĩnh vực thẻ thanh toán ở Việt Nam .


Sau hơn 15 năm đối mới Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Với những thế
mạnh ngân hàng luôn đi đầu trong các lĩnh vực, là ngân hàng chiếm tỷ trọng thanh
toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam, là đại lý thanh toán chuyển
tiền toàn cầu Money Gram lớn nhất Việt Nam, là đại lý thanh toán thẻ tín dụng lớn
nhất ở Việt Nam, có bộ máy tổ chức gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động
nhiệt tình. Thành tựu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được ghi nhận qua
việc là ngân hàng thương mại duy nhất ở Việt Nam được tạp chí “the Banker” một
tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh bình chọn là “Ngân
hàng tốt nhất của Việt Nam”, liên tiếp trong năm năm liền(1996-2000)được công
nhận là ngân hàng có chất lương dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu
chuẩn quốc tế. Không chỉ vậy, Vietcombank còn là một thành viên quan trọng của
hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội ngân hàng Châu á và được nhà nước xếp
hạng là một trong 23 doanh nghiệp hạng đặc biệt.
Qua nhiều năm đổi mới tự hoàn thiện, học hỏi nhiều kinh nghiệm và ứng
dụng thành tựu của công nghệ tiên tiến, VCB đã thực sự vững chăc, đủ sức mạnh
canh tranh trên thị trường, khẳng định mình là ngân hàng đứng đầu trong cả nước,
cố gắng vươn lên với phương châm “ uy tín hiệu quả-luôn mang đến cho khách
hàng sự thành đạt” và đóng góp nhiều kinh nghiệm của mình cho sự nghiệp xây
dựng và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2/ Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT những năm gần đây
Kết thúc năm 2002, nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7%, công nghiệp, nông nghiệp, và một số hoạt
động dịch vụ tăng khá hơn năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng đạt 4%, xuất khẩu tăng
9.8% cho thấy sức mua trong nước tăng đồng thời mở thêm được thị trường nước
ngoài. Năm 2002 là hàng năm hàng loạt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn được
triển khai. Tuy nhiên, sự yếu kém của nền kinh tế lớn cùng với sự bất ổn về chính
trị đã làm xói mòn lòng tin của giới kinh doanh và người tiêu dùng, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường thương mại đầu tư, đến diễn biến của thị trường tiền tệ
thế giới. Bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đã gây tác động ngược chiều đến

kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
* Công tác huy động vốn :
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng. Mặc dù tình hình phát triển kinh tế có nhiều khó khăn,
trở ngại song bằng các hình thức hữu hiệu như: đa dạng hoá các hình thức huy
động vốn, mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, đẩy mạnh hình thức thanh toán
thẻ, ... nên VIETCOMBANK luôn đạt được chỉ tiêu huy động vốn đề ra.
Vào thời điểm 31/12/2002, tổng nguồn vốn của VIETCOMBANK đạt được
là 81.942 tỷ VNĐ tăng 5,8%so với cuối năm 2001. Vốn huy động từ nền kinh tế
đạt 62.223 tỷ đồng, chỉ tăng 4,4% so với năm 2001. Trong đó vốn huy đông bằng
ngoại tệ ở mức 2,8 tỷ USD, giảm 5,7%, còn vốn huy động VND tăng 28,5%. Vốn
huy động VNĐ từ tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT) tăng 1.681 tỷ(tăng
+13,4%), huy động từ dân cư (TK) tăng 2.670 tỷ(+96,6%), từ thị trường liên
ngân hàng (LNH) tăng 455 tỷ(+23,9%). Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo xu hướng
tăng tỷ trọng vốn từ dân cư từ cuối năm 2001- 34% lên 38%-năm 2001, giảm tỷ
trọng vốn từ liên ngân hàng xuống còn 16% so với 19% của năm 2001. Như vây
tính ổn định nguồn vốn đã thay đổi theo chiều thuận, song giá vốn đầu vào tăng
lên. Sở dĩ vốn huy động VNĐ đạt được mức tăng trưởng khả quan như vậy là nhờ
năm 2002 ngân hàng đã áp dụng các các giải pháp huy động vốn đa dạng, hấp dẫn.
* Công tác tín dụng :
VIETCOMBANK luôn đặt vấn đề “tăng trưởng - an toàn - hiệu quả”
trong sử dụng vốn gắn liền với nhau thành thể thống nhất. Vì vậy, trong những
năm qua công tác tín dụng của VIETCOMBANK tiếp tục được củng cố và tăng
trưởng. Riêng năm 2002 NHNT lấy quyết định là năm:” bứt phá tín dụng “, năm
cất cánh trong lộ trình tái cơ cấu, chủ động hội nhập. Tổng doanh số cho vay
năm 2002 đạt 71.116 tỷ VNĐ tăng hơn 60% và tổng doanh số thu nợ đạt 60.388
tỷ VNĐ. Tính đến 31/12/2002 tổng dư nợ tín dụng của VIETCOMBANK là
27610 tỷ tăng tới 64,8% trong đó dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 10.556 tỷ
Biểu đồ3 : Cơ cấu
nguồn vốn huy động

chiếm gần 40% trong tổng dư nợ cho vay,tăng 132 % so với năm 2001. Vốn tín
dụng ngắn hạn đạt 16.054 tỷ, tăng 58% so với năm 2001 đã góp phần tích cực
trong việc bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp.
Nhìn chung trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của
VIETCOMBANK tương đối an toàn, nợ quá hạn mới phát sinh ở mức thấp.
Năm 2002 là năm thứ 2 liên tiếp ngân hàng đạt được thành tích nổi bật trong
việc xử lý nợ tồn đọng. Trích lập dự phòng được 987 tỷ VNĐ, sử dụng quỹ dự
phòng để xử lý được 1.137 tỷ VNĐ nợ xấu, bán khai thác tài sản được 390 tỷ
VNĐ.
* Công tác thanh toán quốc tế:
Là ngân hàng có truyền thống trong thanh toán quốc tế, năm qua NHNT vẫn
duy trì được thế mạnh và vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, góp phần vào tăng
trưởng xuất nhập khẩu của đất nước. Năm 2002 doanh số thanh toán xuất nhập
khẩu đạt 10,2 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2001, chiếm 28,4% kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hoá cả nước. Trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 4,7 tỷ
USD, tăng 5,7% so với năm 2001, chiếm 28,3% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
cả nước. Đặc biệt trong đó có một số mặt hàng chiến lược như dầu thô có doanh số
thanh toán 1.873 triệu USD, chiếm 58% kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả nước.
Còn đối với doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 5,5 tỷ USD tăng 14,3% chiếm 28,6
% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả nước. Các mặt hàng đạt tỷ trong cao trong
thanh toán nhập khẩu là xăng dầu(26,2%), máy móc thiết bị(12,8%), sắt thép
(7,3%)...
* Công tác kinh doanh ngoại tệ:
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn với VCB, do lãi thu
được từ kinh doanh ngoại tệ là nguồn thu đáng kể trong tổng doanh thu của ngân
hàng. Trong những năm 1997-2002 thị trường hối đoái trong và ngoài nước có
nhiều biến động, tỷ giá diễn ra phức tạp nên ảnh hưởng nhiều đến nhịp độ mua -
bán ngoại tệ qua VIETCOMBANK. Năm 2002 tổng doanh số mua bán ngoại tệ
của ngân hàng đạt 18,7 tỷ USD tăng 62% so với năm 2002, trong đó doanh số
mua bán ngoại tệ trong nước đạt 8,9 tỷ tăng 14,9% và doanh số mua bán với

nước ngoài là 9,8 tỷ tăng 159% so với cùng kỳ năm 2001. Ngân hàng đã thực
hiện SWAP với NHNN 58 triệu USD để cân đối nhu cầu vốn tiền VNĐ, đây
cũng là điểm mới trong năm 2002 thể hiện khả năng sử dụng ngày càng cao hiệu
quả các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối của NHNT.
*Các hoạt động khác
Một số các hoạt động như bảo lãnh, thanh toán phi mậu dịch, phát hành và
thanh toán thẻ cũng đạt được một số kết quả khả quan. Năm 2002 , doanh số
phát hành thẻ tín dụng quốc tế đạt 7.710 thẻ tăng 152 % so với năm 2001, còn
doanh số thanh toán tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao với 5 loại thẻ chính như
Mastercard Card , Visa Card ,JBC, Amex, Dinner Club đạt 108.717 triệu USD
tăng 26% so với năm 2001. Bên cạnh đó hệ thống giao dịch tự động Connect 24
đã đi vào đời sống với gần 30.000 thẻ được phát hành, gần 40.00 tài khoản các
nhân với bình quân 3.000 giao dịch một ngày.
Năm 2002 là năm thứ hai liên tiếp NHNT đạt được thành tích nổi bật
trong việc xử lý nợ tồn đọng. Trích lập dự phòng được 978 tỷ VNĐ , sử dụng dự
phòng để xử lý được 1.137 tỷ VNĐ nợ xấu, bán và khai thác tài sản được 390 tỷ
VNĐ. Công tác Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACM - VCB) bắt đầu đi vào
hoạt động vào đàu năm 2002 và tiếp nhận một số tài sản đảm bảo trị giá 158 tỷ
đồng để xử lý. Đến cuối năm 2002, ACM - VCB đã thu từ khai thác tài sản
khoảng 2,3 tỷ đồng và thu từ bán tài sản 45,7 tỷ đồng.
Song song với việc kinh doanh ngân hàng còn chú trọng đổi mới toàn diện
cơ cấu theo mô hình tổ chức hướng tới khách hàng nâng cao năng lực điều hành
và chất lượng nguồn nhân lực tạo nền tảng ban đầu để phát triển theo chiều sâu
trong những năm tiếp theo
*Kết quả kinh doanh
Bảng 2 : Tổng kết một số chỉ tiêu VCB năm 2000- 2002
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 +/- so với 2001
1. Tổng nguồn vốn 66.618 77.000 81.941 +64,3%
2. Doanh số cho vay 38.731 67.090 71.116 +60%

3. Doanh số thu nợ 34.235 43.444 60.388 +39%
4. Tổng dư nợ 15.634 15.107 27.404 +81,4%
5. Tổng thu nhập 3.363 5.604 4.005 -28.5%
6. Tổng chi phí 3150 5.567 3.676 -34%
7. Lợi nhuận trước thuế 213 312 329 +5.3%
8. ROA 0,32 0,3 0,28 -5,29%
9.ROE 10,41 7,34 -29,45%
Do lãi suất ngoại tệ trong năm 2002 giảm mạnh tới mức thấp nhất trong
vòng 40 năm đã tác động mạnh đến kết quả thu chi của NHNT vốn là một ngân
hàng có tỷ trọng vốn ngoại tệ chiếm 70% tổng nguồn vốn. Thu nhập năm 2002
giảm 28,5% trong khi chi phí giảm 34% so với 2001. Trong năm 2002 mặc dù
ngân hàng tăng chi phí khá lớn cho nhu cầu mở rộng mạng lưới, phát triển sản
phẩm nhưng nhờ có giải pháp tăng cường quản lý thu cũng như giảm chi. Chính vì
vậy sau khi trích lập gần 1.000 tỷ quỹ dự phòng rủi ro, lợi nhuận vẫn đạt 329 tỷ
tăng 5,3% so với năm 2001. Công tác tài chính kế toán có nhiều cố gắng trong
quản lý, giám sát góp phần tích cực cho sự phát triển ổn định của toàn hệ thống.
Các chỉ số tài chính ROA, ROE cho thấy hiệu quả kinh doanh năm nay thấp
hơn so với năm 2001. Ta thấy ROE giảm mạnh do vốn chủ sở hữu bình quân tăng
49%. Bên cạnh đó lãi suất bình quân trên tài sản có sinh lãi đạt 4,49% giảm
41,24%, còn chênh lệch lãi suất ròng đạt 0,99% giảm 46,44% so với năm 2001.
Chênh lệch lãi suất ròng ngày càng thu hẹp do tác động của lãi suất giảm trên thị
trường tiền tệ quốc tế và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
2. Tổng quan về thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam
2.1/ Sự du nhập của thẻ tín dụng vào Việt Nam
Thẻ tín dụng là một sản phẩm của nền kỹ nghệ ngân hàng hiện đại. Trên thế
giới, tính đến năm 2002 nó có lịch sử phát triển 53 năm ( ra đời năm 1949). Ở Việt
Nam thẻ tín dụng xuất hiện lần đầu vào năm 1990 khi Vietcombank lần đầu tiên ký
hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng cho các ngân hàng nước ngoài. Sự du
nhập của thẻ tín dụng vào Việt Nam là một minh chứng cho đường lối mở cửa và
cải cách nền kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường hiện đại định hướng XHCN

của nhà nước.
Giai đoạn đầu, Vietcombank với các ưu thế về uy tín quốc tế, bề dày kinh
nghiệm trong thanh toán thương mại xuất nhập khẩu là ngân hàng duy nhất cung
cấp dịch vụ về thẻ. Thế độc quyền không giữ được lâu, hứa hẹn về lợi nhuận kinh
doanh và những lợi ích thiết thực từ hoạt động thẻ tín dụng đã nhanh chóng thu hút
các ngân hàng Việt Nam tham gia loại dịch vụ mới lạ đầy triển vọng này. Các ngân
hàng Việt Nam đều chọn một lối đi giống nhau: thí điểm làm đại lý thanh toán cho
các ngân hàng về thẻ, sau đó mới tiến tới việc trực tiếp phát hành. Phương thức này
đem lại một mức hoa hồng thanh toán chắc chắn và một sự thận trọng kinh doanh
cần thiết. Năm 1995, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại
cổ phần Á Châu (ACB), First Vinabank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất
nhập khẩu Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế
MasterCard International. Tháng 8 Năm 1998, Vietcombank, Ngân hàng thương
mại Á Châu, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Sài Gòn nối tiếp lần
lượt trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa International.
Song song với sự phát triển đó, các loại thẻ MasterCard và Visa cũng lần lượt
chính thức được phát hành. Đầu năm 1997, hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ
ở Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới
trong hoạt động kinh doanh thẻ.
2.2/ Đặc điểm của thị trường thẻ tín dụng Việt Nam
Người ta nhìn nhận đây là một thị trường hoàn toàn mới đối với chính những
nhà kinh doanh ngân hàng chứ chưa nói gì đến đa số dân cư. Chính vì thế thị
trường thẻ tín dụng ở Việt Nam:”là một thị trường đầy tiềm năng nhưng đầu ra
chưa tương xứng”.
Thị trường thẻ Việt Nam là một thị trường lệ thuộc chặt chẽ vào dòng khách
quốc tế và doanh nhân vào Việt Nam. Sự tăng trưởng đến chóng mặt của doanh số
thanh toán suốt từ năm 1991 cho đến năm 1996 ( trung bình 200%/năm) đã bị chặn
lại và liên tục giảm sút từ cuối năm 1997 cho đến nay do sự sụt giảm của lượng
khách nước ngoài ( ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực). Năm 2000 doanh
số thanh toán thẻ tại thị trường Việt nam 220 triệu USD. Số lượng thẻ tín dụng

quốc tế được phát hành cho đến nay mới ước được trên dưới 12000 thẻ MasterCard
và Visa Card với số lượng hơn 5000 thẻ chia cho Vietcombank và còn lại là ACB,
cùng với đó là một doanh số khoảng 500 tỷ VND cho những thẻ mới phát hành
này.
Công nghệ xử lý thẻ và các tác nghiệp có liên quan hiện còn khá đơn giản,
mang tính thủ công và phần nào không tương thích. Đặc biệt, mức phí, lãi áp dụng
còn cao là những tồn tại lớn trong thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam đặc biệt
chưa phù hợp với thu nhập của đa số dân chúng mà chỉ nhằm hướng vào lượng
khách nước ngoài, người có thu nhập cao. Thị trường thẻ Việt Nam còn rất nhiều
vấn đề cần hoàn thiện để đạt được mức phát triển đúng với tiềm năng của nó.
Mặc dù vậy, chính những khó khăn hiện tại lại phản ánh những cơ hội kinh
doanh triển vọng cho những người kiến tạo thị trường. Số lượng các điểm tiếp
nhận thẻ vẫn tăng đều hàng năm trong nỗ lực Marketing của các ngân hàng. Ngoài
các loại hình điểm tiếp nhận thẻ truyền thống như khách sạn, nhà hàng, du lịch, đại
lý vé máy bay...các cửa hàng bán lẻ, siêu thị cũng tham gia vào mạng lưới cơ sở
chấp nhận thẻ. Tính đến 6 tháng đầu năm 2002, tổng số lượng các đơn vị chấp
nhận thẻ trên toàn quốc đạt trên 5000 đơn vị tăng trưởng trên 75% so với năm
1996 .
Hiện nay thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam là một thị trường cạnh tranh
với sự tham gia của các ngân hàng Việt Nam đã nói ở trên và khoảng trên 25 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và nhiều ngân liên doanh với nước ngoài mới thành
lập như UOB(United States Bank), ANZ, Hongkong Bank, Indo Vina... có bề dày
và kinh nghiệm phát hành thanh toán thẻ tín dụng (Thông qua tiếp thu công nghệ
của ngân hàng mẹ). Sự chia sẻ thị trường thanh toán và phát hành đang là những xu
hướng không thể tránh khỏi. Nghiệp vụ thẻ tín dụng vẫn là một nghiệp vụ chưa
được hoàn thiện trong hệ thống kinh doanh ngân hàng nội địa.
2.3/ Tình hình thị trường thẻ tín dụng trong những năm gần đây.
 Môi trường pháp lý
Thẻ tín dụng là một sản phẩm của nền kỹ nghệ ngân hàng hiện đại. Ở Việt
Nam, hầu hết người dân sử dụng tiền mặt trong việc thanh toán và chi tiêu hàng

ngày. Các cơ quan, công ty, tổ chức cũng chưa quen với việc sử dụng thẻ trong
thanh toán và giao dịch. Không chỉ thẻ mà các phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt như séc, tài khoản các nhân cũng không phổ biến ở Việt nam. Nhận thức
được sự phát triển của công nghệ và sự cần thiết của các phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt, từ năm 1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những
quy định đầu tiên đó là quyết định 74/QĐ- NH1, ngày 10/04 của Thống đốc
NHNN ban hành thể lệ tạm thời phát hành và sử dụng thẻ thanh toán nhằm tạo một
hành lang pháp lý cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Chính phủ và các
ngân hàng thương mại cũng đã có quyết định và biện pháp nhằm khuyến khích mở
tài khoản cá nhân và sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như:
Nghị định 91/CP, ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không
dùng tiền mặt, điều 66- Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/10/1998 qui định
về dịch vụ thanh toán, thể lệ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân và doanh
nghiệp tư nhân. Gần đây nhất là Quyết định số 371/1999/QĐ- NHNN về việc ban
hành quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ.
 Môi trường cạnh tranh
Nghiệp vụ kinh doanh thẻ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
của ngân hàng. Hiện nay ở thị trường Việt Nam hầu hết các ngân hàng tham gia thị
trường thẻ tín dụng với tư cách là ngân hàng đại lý thanh toán. Cho tới nay, các
ngân hàng Việt nam đã chấp nhận thanh toán các loại thẻ thông dụng trên thế giới
như Mastercard, Visa, Amex,JCB và Diners Club. Do đặc điểm của thị trường thẻ
có những biến động trong những năm vừa qua ảnh hưởng rất lớn tới cho động
thanh toán.Từ năm (1990-1996), cùng với sự mở cửa của thị trường Việt nam,
doanh số thanh toán thẻ đã tăng nhanh với tốc độ trung bình đạt khoảng 200%/năm
và bị giảm sút một cách đáng kể từ sau năm 97 mặc dù có sự tham gia của nhiều
ngân hàng vào lĩnh vực chấp nhận thanh toán thẻ. Và hiện nay doanh số dã có
chiều hướng tăng đặc biệt là sau năm 2000, với doanh số cuối năm 2001 là 438,56
tỷ VNĐ. Số thành viên tham gia vào thanh toán thẻ với số lượng hạn chế ban đầu
là 4 thành viên và đến nay có 8 ngân hàng tham gia việc chấp nhận thanh toán thẻ
tín dụng quốc tế: VCB, ACB, UOB, ANZ, HSBC, Saigonbank, Eximbank,

Incombank với doanh số thanh toán trung bình hàng năm 250 triệuUSD/năm.
Điểm nổi bật là thanh toán thẻ những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể
do sử dụng máy thanh toán thẻ tự động đã thay thế dần máy thanh toán cà tay, số
lượng giao dịch thẻ xử lý tự động đã chiếm trên 70% giao dịch
Thẻ tín dụng quốc tế được phát hành và lưu hành trên thị trường Việt Nam
từ tháng 4/1996 đó là Mastercard Card và Visa Card. Tính đến 9/1998 hai ngân
hàng phát hành thẻ tín dụng là VCB, ACB đã phát hành khoảng 5000 thẻ tín dụng.
Số lượng thẻ khá khiêm tốn do các ngân hàng rất cẩn trọng trong việc thẩm định và
cấp tín dụng cho khách hàng. Doanh số sử dụng thẻ Việt Nam năm 97 đạt khoảng
50.2 tỷ VNĐ chủ yếu được chi tiêu ở nước ngoài trong nước chỉ chiếm 15%. Đến
năm 2000 Eximbank đã chính thức phát hành thẻ tín dụng Mastercard Card và đầu
năm 2002 ngân hàng Công thương cũng tham gia vào thị trường phát hành thẻ
Mastercard. Ngày 18/3/2003 VCB chính thức phát hành thẻ Amex với tư cách là
đại lý độc quyền. Hiện nay ACB 55%, VCB chỉ có 41% và 4% còn lại là
Eximbank và UOB thị trường phát hành. Mặc dù số lượng thẻ phát hành và doanh
số sử dụng hàng năm tăng nhưng vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực
và cũng chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh số thanh toán không
dùng tiền mặt

Bảng 3 : Tình hình phát triển thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Số thẻ phát hành
(đv: chiếc)
721 1890 4.120 3.930 8.683 22.910
Doanh số sử dụng
thẻ (tỷ VNĐ)
27,31 58,84 119,72 170,18 259,5 438,56
(Nguồn: Tài liệu tập huấn nghiệp vụ thẻ/1996 -2002)
 Tình hình khách hàng
Trong kinh doanh, khách hàng là yếu tố chính đem lại sự thành bại cho

chính mỗi một doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng có triển
vọng hay không phải nhờ đến khách hàng đó là những người trực tiếp sử dụng thẻ
và đơn vị chấp nhận thẻ- đó là những người kiến tạo thị trường.
Đối tượng khách hàng chủ yếu của dịch vụ thẻ tín dụng ở Việt Nam chủ yếu
là lượng lớn khách du lịch, những người nước ngoài sống và làm việc hay một số
các doanh nhân lớn thường xuyên công nước ngoài. Trong thời gian vừa qua các
ngân hàng đã biết tập trung chủ yếu vào những khách hàng tiềm năng và có những
biện pháp thu hút khách hàng như dịch vụ cấp phép 24/24, gia hạn mức tín dụng...
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại loại hình điểm tiếp nhận thẻ truyền thống như
khách sạn, nhà hàng, du lịch, đại lý vé máy bay...các cửa hàng bán lẻ, siêu thị cũng
tham gia vào mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ. Tính đến đầu năm 2002, tổng số
lượng các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc đạt trên 5000 đơn vị tăng trưởng
trên 75% so với năm 1996. Nhưng bên cạnh đó số lượng các dơn vị chấp nhận thẻ
chỉ tập trung chủ yếu ở các khu trung tâm, thành phố lớn và chỉ tập trung vào một
số đơn vị chủ yếu phục vụ cho người nước ngoài.
Tuy nhiên với xuất phát điểm như hiện nay, thị trường thẻ Việt nam phải giải
quyết vấn đề “ con gà, quả trứng”, đó là phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới chấp
nhận thanh toán thẻ. Đây là hai công việc phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Phát
triển phát hành thẻ sẽ thúc đẩy việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, ngược lại
việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát
hành và sử dụng thẻ. Các ngân hàng phải tập trung phát triển mạnh và đều cả hai
lĩnh vực.
 Rủi ro trên thị trường thẻ
Trên thị trường thẻ tín dụng hiện nay cho thấy tình hình sử dụng và thanh
toán thẻ gian lận, giả mạo tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng, và đã gây ra
những tổn thất về tài chính đối với các ngân hàng, đặc biệt đôi với các ngân hàng
nước ngoài. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng chủ yếu là do
tình trạng sử dụng thẻ giả mạo để thanh toán, trong đó đặc biệt đối với hoạt động
chấp nhận thanh toán thẻ.
Bảng 4: Tình hình thanh toán thẻ tín dụng Visa Card, Master Card giả mạo tại Việt Nam


Năm 1997 1998 1999 2000
Master Card 36.204 45.249 98.490 199.530
Visa Card 50.150 81.611 214.463 254.387
Tổng cộng 86.354 126.860 312.953 453.917
(Nguồn: Tổ chức thẻ Visa và Master quốc tế- tạp chí VCB)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng thẻ giả mạo tại Việt Nam đối với
hai loại thẻ nói trên có xu hướng gia tăng mạnh. Riêng trong năm 1999 tổn thất đã
tăng lên so với năm 1998 tới mức kỷ lục 147%. Đến năm 2000 tình hình sử dụng
thẻ giả mạo để thanh toán tiếp tục tăng đến 453.917 USD tăng 45% so với năm
1999. Đa số các trường hợp tổn thất về tài chính đều do các ngân hàng phát hành
thẻ nước ngoài gánh chịu nhưng nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì
tình hình này sẽ tiếp tục gia tăng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng thẻ gian lận, giả mạo là do số
lượng khách quốc tế vào thị trường Việt Nam ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó một
số các ngân hàng chưa chú trọng đến việc hướng dẫn các đơn vị chấp nhận thẻ các
biện pháp nhận dạng các trường hợp sử dụng thẻ giả mạo. Vì chưa nhận thức được
rủi ro có thể xảy ra khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ nên trong một số trường hợp
các đơn vị chấp nhận thẻ chưa tuân theo các thủ tục chấp hành thanh toán thẻ do
ngân hàng hướng dẫn. Ngày nay tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng phát hành
luôn phải thường xuyên đối phó với các trường hợp làm giả của các tổ chức tội
phạm quốc tế sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao để sao chép dữ liệu được lưu trữ
trong thẻ thật, thâm nhập cơ sở dữ liệu của các ngân hàng phát hành thẻ...
(ĐV:

×