Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THEO YÊU CẦU HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.76 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THEO YÊU CẦU HỘI NHẬP
4.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển
4.1.1. Quan điểm
Xuất phát từ mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam đến năm 2010 là thu nhập bình quân đầu người phải đạt 1000USD cộng với
việc ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho người dân,
tăng thu nhập. Ngoài ra ngành lâm nghiệp còn phải đảm bảo cung cấp về lâm sản
cho tiêu dùng trong nước đồng thời góp phần vào bảo vệ chủ quyền vùng biên giới.
Để thực hiện đúng chức năng của mình ngành lâm nghiệp phải được phát triển trên
quan điểm sau:
- Thực hiện cơ giới hoá ngành lâm nghiệp đưa máy móc công nghệ và các
khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển ngành và chủ động
trong xu thế hội nhập. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất,, vừa khai thác tiềm
năng hiệu quả, vừa quản lý bảo vệ môi trường, phát triển, tái tạo nguồn lợi đảm
bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
trong mọi lĩnh vực từ ươm giống, trồng rừng, khai thác đến chế biến, coi trọng các
sản phẩm xuất khẩu lâm sản đồng thời quan tâm phục vụ nhu cầu trong nước.
- Phát triển lâm nghiệp phải theo quy hoạch đồng bộ, theo vùng và khu vực
thích hợp với từng giống cây trồng nhằm phát huy lợi thế, tạo hệ thống liên hoàn
giữa các khâu: ươm giống - trồng rừng - khai thác - chế biến – tiêu thụ.
- Lâm nghiệp là ngành ít được quan tâm đầu tư nên muốn phát triển cần huy
động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, thu hút mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành
phần kinh tế trong đó cần sự quan tâm nhiều của Nhà nước. Từ đó tạo điều kiện
cho ngành phát triển một cách ổn định, bền vững.
- Phát triển kinh tế lâm nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật, hạ tầng, đào tạo nhân lực và giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao dân
trí, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.
- Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển lâm nghiệp Việt Nam
nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng thông qua các chính sách đầu tư và quản lý
đúng đắn, phù hợp với tính chất đặc thù của ngành, nghề rừng.
4.1.2. Mục tiêu phát triển


Về mục tiêu chung tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương phát triển mạnh kinh tế rừng,
nhất là trồng rừng nguyên liệu, bảo tồn phát triển cây con quí hiếm. Bên cạnh đó
môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề tỉnh đã và đang quan tâm
từ nhiều năm nay. Và tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là dân
trong vùng ven rừng là điều cần thiết nhằm đưa thu nhập của ngành Lâm nghiệp
tương xứng với tiềm năng đất đai hiện có.
Về mục tiêu cụ thể đến năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh đặt ra cụ thể như sau:
- Đưa độ che phủ của rừng từ 45% (năm 2005) lên 55% (năm 2010).
- Tạo việc làm, nâng cao đời sống cho 50.000 lao động sống gần rừng: Nâng
cao đời sống của người dân tiến tới làm giàu từ rừng, đưa thu nhập bình quân lên
trên 1 triệu đồng/tháng/người lao động lâm nghiệp. Đưa thu nhập của nghề rừng
tương xướng với tiềm năng Lâm nghiệp hiện có.
Dự kiến sau năm 2010 bình quân mỗi năm:
+ Giá trị hàng hoá cho Công nghiệp và xuất khẩu 752 tỷ đồng, tương ứng
với 47 triệu USD.
+ Nộp ngân sách 76 tỷ đồng.
4.2 Dự báo một số xu hướng thị trường trong những năm tới
Chúng ta đã biệt việc gia nhập WTO có tác động đến đến mọi mặt của đời
sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên theo nhận định của các nhà nghiên cứu kinh tế thì
khi xoá bỏ thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng không nhiều đến sản xuất và tiêu dùng
lâm sản trên phạm vi toàn thế giới (bao gồm cả gỗ tròn). Mà điều này nó có thể sẽ
tác động nhiều đến thương mại giữa các nước với nhau.
Với nhận định như vậy những năm tới đây có thẻ dự báo một số xu hướng
của thị trường lâm sản có thể tác động mạnh đến hoạt động ngành lâm nghiệp như
sau:
- Nhu cầu sử dụng lâm sản có nguồn gốc xuất xứ ngày càng tăng đối với
những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ… đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu
phải có nguồn gốc rõ ràng, bảm bảo việc khai thác chế biến đúng quy trình kỹ
thuật, đồng thời đảm bảo được mục tiêu sản xuất bền vững.
- Ngành chế biến lâm sản Hà Tĩnh nói riêng và của cả nước nói chung thì

nguyên liệu dùng cho sản xuất vẫn chủ yếu là nhập khẩu do đó chưa khai thác và
tận dụng được các nguồn lực trong nước để đảm bảo phát triển ngành nghề một
cách toàn diện. Do đó để đáp ứng được nhu cầu của ngành, hiện nay đã có rất
nhiều dự án trồng rừng nguyên liệu đã và đang được tiến hành, đây sẽ là nguồn
nguyên liệu cần thiết cho tương lai phát triển của ngành.
- Xu hướng sản xuất sản phẩm bền vững tiếp tục tăng: Sản xuất bền vững đã
và đang trở thành một phần không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh. Xu thế phát
triển bền vững là một tất yếu mà bất kỳ một nền kinh tế nào cũng phải tuân nếu
muốn đứng vững trên trường quốc tế.
- Các cuộc chiến về thương mại vẫn tiếp tục tăng: Trong môi trường kinh
doanh quốc tế thì các nước có thế mạnh về chất lượng, mẫu mã, thương hiệu sản
phẩm sẽ là nước chiếm ưu thế trong quá trình cạnh tranh. Đối với thị trường trong
nước cũng vậy, doanh nghiệp nào biết tận dụng thời cơ phát huy được các thế
mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng. Đây là xu thế “cá lớn nuốt cá bé” trong
thời cuộc mới. Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết nắm bắt thời cơ để phát
triển, nếu không sẽ phải lùi bước nhường đường cho người khác tiến lên. Đây là
một xu thế tất yếu của cơ chế thị trường cạnh tranh, và cạnh tranh là điều kiện cần
thiết cho sự phát triển của một nền kinh tế.
- Người tiêu dùng càng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong nhu cầu tiêu
dùng của mình do sự đa dạng và phong phú của các mặt hàng, do đó càng ngày họ
càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm, đồng thời giá cả và hình thức sản
phẩm cũng là những chỉ tiêu quan trọng đối với người tiêu dùng.
Những xu hướng thị trường như trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát
triển ngành lâm nghiệp cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Vì vậy các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chuẩn
bị các điều kiện một cách tốt nhất, phải nắm rõ được các xu thế biến động của thị
trường để từ đó có những điều chỉnh xử lý kịp thời, linh hoạt, tránh tối thiểu những
tác động xấu lên sự phát triển của ngành.
4.3 Một số giải pháp thúc đẩy ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh phát triển theo yêu
cầu hội nhập

Trong bối cảnh xu thế hoá, các quốc gia trên thế giới ở mức độ này hay mức
độ khác đều tuỳ thuộc vào nhau, có quan hệ qua lại với nhau. Nước nào đóng cửa
với thế giới là đi ngược lại với thời đại. Hội nhập bên cạnh những lợi ích, cơ hội thì
còn có những khó khăn, thách thức có thể dẫn đến lệ thuộc vào các nước lớn. Vì
vậy cần phải có những biện pháp phát triển thích hợp nhằm đảm bảo sự phát triển
của ngành:
Để có được định hướng phát triển đúng đắn, phù hợp với mục tiêu chung của
nền kinh tế, hoàn thành mục tiêu cụ thể đặt ra cũng như phù hợp với xu thế của thị
trường thì sự can thiệp của Nhà nước là rất quan trọng mang tính chất định hướng
thông qua thể chế chính sách. Trên cơ sở thực hiện các chính sách của Nhà Nước
thì ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh cần thực hiện một số giải pháp sau:
a. Rà soát điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng
Công tác điều tra quy hoạch có thể nói là quan trọng hàng đầu, làm cơ sở
định hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở qui định về tiêu chí phân cấp phòng
hộ, việc điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng sẽ được thực hiện theo hướng ưu tiên đẩy
mạnh phát triển rừng sản xuất, những vùng đất tốt, thuận lợi cho sản xuất, không
thuộc lưu vực sông, hồ đập lớn mà trước đây đã qui hoạch phòng hộ thì nay
chuyển sang sản xuất:
- Ra soát điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng theo hướng tăng lâm phận sản
xuất, làm rõ ranh giới lâm phận 3 loại rừng trên bản đồ và ngoài thực địa, công bố
rộng rãi qui hoạch 3 loại rừng để tổ chức quản lý, thực hiện đảm bảo đúng qui
hoạch
- Trên qui hoạch tổng thể các loài cây mà đề án đưa ra, cần phải điều tra, qui
hoạch chi tiết đến từng xã của từng huyện, làm rõ trên bản đồ và ngoài thực địa các
vùng sản xuất theo từng loại cây cụ thể. Công bố qui hoạch và xây dựng các dự án
đầu tư.
- Khảo sát đánh giá hiệu quả một số diện tích rừng trồng hiện có như nhựa
thông, keo tràm, Bạch đàn Phú Khánh… nếu hiệu quả thấp thì cần thanh lý, khai
thác để chuyển sang trồng các loài cây có giá trị cao hơn như Cao su, Keo lai, Bạch
đàn mô, Dó trầm, Phi lao hom

- Rà soát hệ thống các cơ sở chế biến lâm sản, qui hoạch, xác định số lượng
và qui mô phù hợp trên cơ sở khả năng nguồn nguyên liệu, cương quyết loại bỏ các
cơ sở chế biến lâm sản bất hợp pháp.
b. Về ứng dụng khoa học, công nghệ và khuyến lâm
- Tăng cường năng lực về công nghệ thông tin cho các cơ quan quản lý, các
doanh nghiệp nhằm tiếp cận nhanh với các thông tin kinh tế, kỹ thuật và thị trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tạo giống từ mô, hom nhằm tạo
giống tốt cho rừng trồng. Tổ chức nghiên cứu khảo nghiệm và đánh giá đúng về
khả năng sinh trưởng, phát triển của các xuất xứ giống đưa vào trồng rừng. Tiến tới
cần xây dựng một trung tâm tạo giống gốc, cây mẹ để cung ứng vật liệu giống cho
các vườn ươm trong tỉnh.
- Tổ chức theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu bệnh hại
rừng trồng để có giải pháp xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
- Xây dựng các mô hình trình diễn về kinh doanh, kỹ thuật thâm canh rừng,
làm nơi tham quan học tập cho nông dân. Hàng tháng phối hợp với đài truyền hình
tỉnh mở chuyên mục cùng dân làm giàu, để giới thiệu các mô hình, các cách thức
làm ăn của các hộ sản xuất giỏi. Xây dựng cẩm nang về quy trình kỹ thuật trồng
rừng các cây chủ lực, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật đến tận từng người
làm rừng, xây dựng một số mô hình thâm canh rừng để có kết luận nhằm phổ biến
rộng rãi.
c. Về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Cũng cố xây dựng các vườn ươm công nghiệp, các khu rừng giống đảm
bảo cung ứng đủ giống cây lâm nghiệp có chất lượng cao.
- Nhà nước cần đầu tư ngân sách để nâng cấp sữa chữa và mở mới các tuyến
đường lâm nghiệp nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích sản xuất phát triển. Bình quân
100 ha rừng trồng mới cần mở 1 km đường cấp phân phối, tổng chiều dài đường
cần nâng cấp, mở mới là 515 km.
- Củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật, tăng cường năng lực cho Đoàn điều tra
Qui hoạch nông lâm nghiệp và các trạm khuyến nông - khuyến lâm ở các huyện
nhằm đáp ứng yêu cầu công tác qui hoạch, chuyển giao công nghệ.

d. Về chính sách
- Đẩy mạnh giao đất, khoán rừng, tổ chức giao khoán rừng đến từng hộ
nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động của tỉnh. Thực hiện tốt chính sách
hưởng lợi trong nhận khoán làm rừng.

×