Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

VẬN DỤNG một số PHƯƠNG PHÁP, kĩ THUẬT dạy và học TÍCH cực TRONG GIẢNG dạy CHƯƠNG i, PHẦN II THÀNH PHẦN HOÁ học của tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 28 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ thơng tin như Internet
có mặt khắp mọi nơi, điện thoại di động, truyền thông đa phương tiện, email...
kiến thức khơng cịn là tài sản riêng của trường học, học sinh có thể tiếp nhận
thơng tin từ nhiều kênh nguồn khác nhau.Việc sử dụng công nghệ mới khiến trẻ
có khả năng giải quyết vấn đề và xử lí nhiều thơng tin cùng một lúc... Mặt khác,
trước sự yêu cầu phát triển kinh tế của xã hội là: người lao động phải sáng tạo,
có kiến thức và có khả năng mang tính chun nghiệp; người lao động khơng
chỉ đơn thuần kiến thức mà còn là năng lực giải quyết các vấn đề... Chính từ
những yêu cầu trên đã buộc ngành giáo dục nói chung và mỗi giáo viên nói
riêng phải đổi mới cách dạy và học cho phù hợp với thực tiễn đòi hỏi phát triển
của xã hội và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
Trọng diểm của đổi mới phương pháp dạy và học là chuyển mạnh từ việc
nặng truyền thụ kiến thức sang việc chú trọng bồi dưỡng năng lực cho học sinh
đặc biệt là năng lực sáng tạo, năng lực thực hành. Việc vận dụng phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực sẽ kích thích học sinh tham gia chủ động tích cực
vào q trình nhận thức, phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học của học sinh ...
đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh .
Qua thực tiễn giảng dạy tơi thấy rằng khơng có một phương pháp dạy học
nào tồn tại một cách độc lập và là phương pháp tối ưu. Chính vì vậy, mỗi người
giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp dạy và học một cách
hợp lí, phù hợp với nội dung kiến thức, với trình độ học sinh, với điều kiện cơ sở
vật chất hiện có của nhà trường và đặc biệt phải tạo điều kiện cho học sinh được
phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong việc tìm ra kiến thức
mới.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Vận dụng
một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy chương I,
phần II - Thành phần hoá học của tế bào môn Sinh học 10”
2. Tên sáng kiến
Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng


dạy chương I, phần II - Thành phần hố học của tế bào mơn Sinh học 10.
1


3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: ……………
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Áp dụng phương pháp dạy và học theo hướng tích cực vào giảng dạy
mơn sinh học lớp 10.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Từ tháng 9/ 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
* Về nội dung của sáng kiến
7.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Học sinh lớp 10 mới chuyển từ môi trường học tập cấp trung học cơ sở
lên môi trường học tập ở cấp trung học phổ thơng cịn nhiều bỡ ngỡ, phương
pháp học và cách thức tự học cũng như việc tự sàng lọc kiến thức có nhiều hạn
chế. Hơn nữa, ở cấp II các em chủ yếu chú trọng học các mơn Văn, Tốn và
những mơn thi vào cấp III như Lý, Sử, Anh nên kiến thức môn sinh học bị hổng
rất nhiều; Phần lớn học sinh quen với việc ôn luyện và học theo kiểu đọc chép,
ghi nhớ thuộc lòng... bởi mục đích thi cử nên cần thiết phải hình thành thói quen
học tập tự giác và tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học.
Kiến thức trong chương trình sinh học 10 nói chung và phần thành phần
hố học của tế bào nói riêng vừa mang tính khái qt hóa và trừu tượng hóa khá
cao, hơn thế nữa có nhiều đơn vị kiến thức liên quan đến kiến thức hoá học mà
phần lớn các em lại hổng kiến thức môn này nên việc nghiên cứu kiến thức,
chuẩn bị bài giảng của giáo viên địi hỏi có sự chuẩn bị kĩ càng và lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp mới phát huy được tính tích cực, chủ động và

sáng tạo trong quá trình học tập của học sinh.
Nhiều học sinh hiện nay chỉ chú tâm và đầu từ thời gian cho việc học các
môn sau này các em sẽ thi vào các trường Đại học mà coi môn Sinh học là một
môn học phụ và tỏ ra thờ ơ với mơn học, có những em chưa một lần biết đến các
thơng tin trong sách giáo khoa viết gì, thực hiện nhiệm vụ học tập hời hợt...Bên
cạnh đó một bộ phận học sinh có chú tâm học nhưng khả năng tư duy, tổng hợp
2


kiến thức... lại bị hạn chế bởi khả năng của các em. Đây là một khó khăn mà hầu
hết giáo viên ở các trường phổ thông gặp phải khi thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học và trong việc muốn nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Sinh
học.
Đổi mới phương pháp dạy và học đã đang được thực hiện trong mỗi nhà
trường nhưng không phải giáo viên nào cũng hiểu đúng và áp dụng thành thục
các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nên không phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và đem lại hứng thú cho học sinh nên các em dễ bị chán mơn
học.
Để thực hiện mục đích đổi mới phương pháp dạy học, trong quá dạy học
sinh học nói chung và dạy sinh học 10 nói riêng, giáo viên phải kết hợp nhiều
phương pháp mới đem lại hiệu quả tốt. Bằng phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực, giáo viên có thể giúp học sinh giải mã được kiến thức trong sách giáo
khoa bằng các ngôn ngữ riêng như: sơ đồ, bảng biểu, phiếu học tập, thí
nghiệm... Do đó học sinh vừa chủ động lĩnh hội kiến thức vừa nhớ lâu hơn, khả
năng vận dụng sáng tạo hơn và kích thích được hoạt động tích cực học tập của
học sinh.
7. 2. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy và học tích cực (Theo tài liệu Dạy và
học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực – Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm – Tổ chức biên soạn:Ban quản lí dự án Việt – Bỉ)
7. 2.1. Khái niệm phương pháp, kĩ thuật dạy và học tích cực

7.2.1.1. Phương pháp dạy và học tích cực
Thuật ngữ “Phương pháp dạy và học tích cực”được dùng để chỉ những
phương pháp giáo dục/dạy học nhằm phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo
của người học.
Phương pháp dạy học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm
tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong
đó các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người
học khơng thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm
kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức dể giải quyết vấn đề
trong thực tiến, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực.
Phương pháp dạy và học tích cực khơng phải là một phương pháp cụ thể
mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức và kĩ thuật cụ thể
3


khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường sự tham gia của người học. tạo điều
kiện cho người học, phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề.
7.2.1.2. Kĩ thuật dạy và học tích cực
Kĩ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học
dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng
dạy và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học,
tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy.
Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào q trình dạy học,
kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.
Có rất nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy và học khác nhau mà người giáo
viên có thể sử dụng trong q trình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học
sinh. Trong đề tài này chỉ mới đề cập đến một số phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực thường xuyên sử dụng trong giảng dạy Sinh học như: kĩ thuật 5W1H, kĩ

thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn phủ bàn; phương pháp dạy
học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác.
7.2.2 Một số phương pháp dạy và học tích cực
7.2.2.1. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
a. Thế nào là dạy học đặt và giải quyết vấn đề?
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua
việc tổ chức cho học sinh hoạt động đặt và giải quyết các vấn đề. Sau khi giải
quyết vấn đề học sinh sẽ thu nhận được kiến thức mới, kĩ năng mới hoặc thái độ
tích cực.
b. Quy trình của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề:
* Đặt vấn đề, xây dựng bài tốn nhận thức
- Tạo tình huống có vấn đề
- Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết
* Giải quyết vấn đề dặt ra
- Đề xuất các giả thuyết
4


- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Thực hiện kế hoạch
* Kết luận
- Thảo luận kết quả và đánh giá
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
- Phát biểu kết luận
- Đề xuất vấn đề mới
c. Ưu điểm và hạn chế của dạy học đặt và giải quyết vấn đề
* Ưu điểm:
- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề tạo điều kiện cho học sinh phát huy
tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải

quyết vấn đề.
- Kết quả dạy học đặt và nêu vấn đề: Kiến thức/kĩ năng được hình thành ở
học sinh một cách sâu sắc, vững chắc. Nhưng quan trọng hơn là học sinh biết
cách chủ động chiếm lĩnh kiến thức và đánh giá được kết quả học tập của bản
thân và người khác. Thông qua đó các năng lực cơ bản được hình thành trong đó
có năng lực vận dụng tri thức để gải quyết vấn đề thực tiến một cách linh hoạt và
sáng tạo.
* Hạn chế:
- Để thực hiện theo đúng quy trình dạy học, giáo viên phải đầu tư nhiều
thời gian.
- Học sinh có thói quen và khả năng tự học và học tập tự giác tích cực thì
mới đạt hiệu quả cao.
- Trong một số trường hợp cần có thiết bị dạy học và các điều kiện cần
thiết đi kèm thì phương pháp đặt và giải quyết vấn đề mới có hiệu quả.
* Ví dụ 1: Khi giảng dạy mục II, Bài Các nguyên tố hoá học và nước. Sau
khi cho học sinh tìm hiểu kiến thức tính chất vật lí và hoá học của nước giáo
viên
cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và đặt câu hỏi có vấn đề:
GV: các em hãy quan sát hình 3.2 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
5


- Ở thể rắn hay thể lỏng thì nước đều có cấu tạo là H 2O nhưng tại sao trên
những con sơng ở vùng lạnh nước lại có thể biến thành thể rắn và nổi lên trên
mặt nước?
Để trả lời câu hỏi này, học sinh phải thấy được điểm khác biệt trong cấu
trúc của nước đá và nước thường (mật độ, khoảng cách các phân tử nước...). Từ
đây học sinh rút ra được là nước đá ở thể rắn, nhẹ nên có thể nổi lên trên mặt
nước. Câu hỏi này sẽ kiểm tra được khả năng áp dụng những thông tin đã thu
được từ kiến thức tính chất hố học của nước và hình vẽ 3.2 vào tình huống mới.

- Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá của tủ
lạnh?
- Tại sao người ta thường bảo quản rau, quả tươi trong ngăn mát mà
không để trong ngăn đá của tủ lạnh?
- Tại sao nguồn nước ngọt trên trái đất của chúng ta là vơ tận nhưng hiện
nay có nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta lại đang bị thiếu khá
nghiêm trọng?
- Theo em chúng ta phải làm gì để khắc phục vấn đề thiếu nước ngọt hiện nay?
Với các câu hỏi trên vừa kích thích tư duy sáng tạo của học sinh vừa triển
khai các ý tưởng vào tình huống thực tế đồng thời giúp học sinh cón hững suy
nghĩ vượt khỏi khn khổ của tình huống hiện tại.
* Ví dụ 2: Khi giảng dạy mục I – Cấu trúc của prơtêin bài prơtêin, có thể dặt câu
hỏi vấn đề như sau:
- Vì sao hằng ngày chúng ta cần phải ăn thịt, trứng, cá, sữa?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt: các loại thức ăn trên chứa nhiều dưỡng
chất quan trọng cung cấp cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là thành phần prôtêin.
- Vậy, prôtêin có cấu trúc như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, GV gợi ý
học sinh bằng các câu hỏi nhỏ và đồng thời chiếu hình ảnh minh hoạ:
+ Đơn phân của prơtêin có cấu tạo như thế nào?
+ Các axit amin liên kết với nhua như thế nào để tạo thành chuỗi
pôlipeptit (cấu trúc bậc 1)?
+ Chuỗi polipeptit sẽ tiếp tục được biến đổi như thế nào để hình thành cấu
trúc bậc 2, bậc 3 và bậc 4?
+ Cấu trúc khơng gian ba chiều của prơtêin có ý nghĩa gì?
6


Với những cấu hỏi chẻ nhỏ như trên, HS sẽ tự thu nhận kiến thức, hiểu rõ được
cấu trúc của prơtêin qua kênh chữ và kênh hình mà khơng phải là thụ động.
Sau khi HS đã hiểu rõ cấu trúc của prơtêin giáo viên tiếp tục đưa câu hỏi

tình huống:
- Điều sẽ xảy ra nếu như các liên kết hiđrô trong prôtêin bị phá huỷ?
7.2.2.2. Phương pháp dạy học hợp tác
*Thế nào là dạy học hợp tác?
Ở nhiều môn học khác nhau, phương pháp dạy học hợp tác có một số tên
gọi khác nhau như: học tập hợp tác, dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm...
Theo nhiều tài liệu của quốc tế với tên tiếng Anh “coope rative learning”
theo nghĩa tiếng Việt là học tập hợp tác, nhấn mạnh vai trò chủ thể của học sinh
trong dạy học và được coi là một phương pháp dạy học.
Trong dạy học hợp tác, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động trong
những nhóm nhỏ để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một
thời gian nhất định. Trong nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết
hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác
cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao...
*Hoạt động hợp tác trong nhóm học sinh cần thể hiện được 5 yếu tố sau đây:
- Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: kết quả của nhóm chỉ có
được khi có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhóm.
Mỗi thành viên hoặc cặp thành viên được giao một phần nhiệm vụ chung của
nhóm. kết quả của nhóm được tạo ra khi kết hợp tất cả các kết quả của các thành
viên.
- Thể hiện trách nhiệm của các nhân: Mỗi cá nhân đều được phân công
trách nhiệm thực hiện một phần cơng việc và tích cực làm việc để góp vào kết
quả chung. Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng và thư kí làm việc và ý kiến được
tơn trọng cịn các thành viên khác đứng ngồi cuộc, quan sát, không làm việc
hoặc không được sử dụng kết quả.
- Khuyến khích sự tương tác: Trong q trình hợp tác cần có sự trao đổi,
chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của cả nhóm,

7



- Rèn luyện các kĩ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn
luyện kĩ năng như: lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thơng tin phản hồi tích
cực, thuyết phục, ra quyết định...
- Kĩ năng đánh giá: Cả nhóm học sinh thường xuyên rà sốt cơng việc
đang làm “Chúng ta đang làm thế nào?” và kết quả ra sao?. Học sinh có thể đưa
ra ra ý kiến nhận định đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hồn thiện
các nhiệm vụ được giao và kết quả của nhóm.
Ví dụ: Khi dạy mục I, bài Cacbohidrat và Lipit giáo viên có thể chia lớp
thành 4 nhóm với nhiệm vụ học tập như sau:
u cầu: Các nhóm quan sát hình vẽ về cấu trúc đường đơn, đường đôi và
đường đa. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
Cacbohidrat

Ví dụ

Cấu trúc

Chức năng

1. Đường đơn
2. Đường đơi
3. Đường đa
Với hoạt động nhóm như trên, sau khi học sinh báo cáo kết quả giáo viên
nhận xét kết quả và chốt kiến thức.
Thông qua các hoạt động trên giúp học sinh hình thành kiến thức mới về
khái niệm đường đơn, đường đơi và đường đa; hình thành kĩ năng quan sát hình
vẽ, kĩ năng hồn thành bảng biểu, kĩ năng tư duy, kĩ năng so sánh; hình thành
năng lực giao tiếp và phát triển ngôn ngữ khoa học...
* Ví dụ 2: Khi dạy mục I – Bài axit nuclêic, giáo viên có thể sử dụng

phiếu học tập sau để học sinh hoạt động nhóm (lớp chia thành 4 nhóm, các thành
viên mỗi nhóm đóng góp ý kiến, 1 người ghi chép và cuối cùng thống nhất ghi
vào giấy A0 bằng bút dạ, nhóm trưởng trình bày. Thời gian hồn thành là 5
phút):
Hãy quan sát hình 6.1 sách giáo khoa, tìm ý phù hợp điền vào chỗ chấm:
- Thành phần cấu tạo của ADN.............................................
- Hai mạch được liên kết.........................................................
- Chiều của hai mạch..............................................................
8


Qua phiếu học tập này học sinh khơng giúp hình thành kiến thức mới về
cấu trúc của ADN mà còn phát triển kĩ năng so sánh...
7.2.2.3. Phương pháp vấn đáp ơrictic (hay vấn đáp tìm tịi, phát hiện)
Giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận- giữa giáo viên với cả
lớp, có khi giữa giáo viên với học sinh, thơng qua đó nắm được tri thức mới. Hệ
thống câu hỏi phải nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết vấn đề, buộc học sinh
phải luôn cố gắng tư duy tự lực tìm lời giải đáp.
Trong phương pháp này hệ thống câu hỏi của giáo viên giữ vai trò chỉ
đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Trật tự logic của các
câu hỏi hướng dẫn từng bước học sinh phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật
của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tịi, sự ham muốn tìm hiểu.
* Ví dụ: Khi giảng dạy mục II – Bài 5: Prôtêin, giáo viên có thể nêu vấn đề:
- Nhiều nhà khoa học cho rằng: “khơng có prơtêin thì khơng có sự sống”.
Tại sao?
Sau đó, giáo viên tiếp tục nêu các câu hỏi kế tiếp một cách logic để hướng
dẫn học sinh học sinh trả lời. Qua đó từng bước học sinh phát hiện ra bản chất
vai trị của prơtêin trong tế bào và cơ thể là gì?. Hệ thống câu hỏi có thể đưa ra
là:
- Trong tế bào và cơ thể prơtêin giữ những chức năng gì? Cho ví dụ minh

hoạ?
- Tại sao người ta lại khuyên chúng ta cần phải ăn prôtêin từ các nguồn
thực phẩm khác nhau?
- Xưa, người ta thường nói: “Bệnh gút là bệnh bệnh của người giàu”. Tại
sao?
Hệ thống câu hỏi đưa ra như trên không chỉ định hướng cho học sinh hiểu
được ý nghĩa của prơtêin mà cịn kích thích tính tích cực tìm tịi, sự ham muốn
tìm hiểu của học sinh.
7.2.3. Một số kĩ thuật dạy và học tích cực

9


7.2.3.1. kĩ thuật dạy học 5W1H
* Cách thực hiện kĩ thuật dạy học 5W1H
- Các câu hỏi được đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định
ngầm trước, với các từ khóa: cái gì, ở đâu, khi nào, thế nào, tại sao, ai.
Ví dụ: Vấn đề là gì?
Vấn đề xảy ra ở đâu?
Vấn đề xảy ra khi nào?
Tại sao vấn đề lại xảy ra?
Làm thế nào để giải quyết vấn đề?
Ai sẽ tham gia giải quyết vấn đề?
Khi nào thì vấn đề giải quyết xong?
* Lưu ý
Các câu hỏi cần ngắn gọn, đi thẳng vào chủ đề.
Các câu hỏi cần bám sát vào hệ thống từ khóa 5W1H (What, where, when,
who, why, how).
* Ưu điểm của kĩ thuật 5W1H
- Nhanh chóng, khơng mất thời gian, mang tính logic cao.

- Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau.
- Có thể áp dụng cho cá nhân.
* Hạn chế của kĩ thuật 5W1H
- Ít có sự phối hợp của các thành viên.
- Dễ dẫn đến tình trạng “9 người 10 ý”.
- Dễ tạo cảm giác “Bị điều tra”.
* Ví dụ: Khi dạy bài axit nuclêic giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau:
- Axit nucleic (ADN) nằm ở đâu trong tế bào?
- Đơn phân cấu trúc nên ADN là gì?
- ADN có cấu trúc như thế nào?
- Ai là người đưa ra mơ hình cấu trúc không gian của ADN?
10


- Cấu trúc không gian của ADN được mô tả như thế nào?
- Tại sao A chỉ liên kết với T mà không liên kết với G hoặc X và G chỉ
liên kết X mà không liên kết với T hoặc A?
- Thế nào là nguyên tắc bổ sung?
- Nguyên tắc bổ sung có ý nghĩa như thế nào?
7.2.3.2. Kĩ thuật bản đồ tư duy
* Khái niệm bản đồ tư duy
- Bản đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình
bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc
của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy,
trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
* Cách làm bản đồ tư duy
- Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA.
Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được

nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các
nhánh.
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
* Ứng dụng của bản đồ tư duy
- Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
- Tóm tắt nội dung, ơn tập một chủ đề;
- Trình bày tổng quan một chủ đề;
- Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
- Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
- Ghi chép khi nghe bài giảng.

11


* Ưu điểm của bản đồ tư duy
- Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;
- Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
- Nội dung ln có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
- Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.
Ví dụ: Khi học bài các nguyên tố hoá học và nước, sau khi giáo viên và học
sinh hồn thành việc hình thành kiến thức mới từng mục thì cho học sinh tự tổng
hợp kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. Dưới đây là một trong các sản phẩm
mà các em học sinh đã làm

Với việc tổng kết kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy trên cơ sở hiểu
kiến thức sẽ học sinh học bài nhanh chóng, nhớ kiến thức lâu hơn đồng thời rèn
được kĩ năng sơ đồ hóa kiến thức, kĩ năng tự học ở học sinh đồng thời phát huy
tính sáng tạo ở học sinh.


12


7. 3. Thiết kế bài giảng ứng dụng phương pháp, kĩ thuật dạy và học tích cực
BÀI 5. CACBOHIDRAT VÀ LIPIT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kể tên được các loại đường đơn, đường đôi và đường đa cũng như nguồn
gốc chứa chúng trong tự nhiên.
- Trình bày được cấu trúc và vai trò của các loại đường trong tế bào và cơ thể.
- Kể tên được các loại lipit đơn giản và phức tạp.
- Trình bày được cấu trúc và vai trò của các loại lipit.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng tổng hợp thơng tin, sơ đồ hóa kiến thức, kĩ năng so sánh
kiến thức.
- Phát triển kĩ năng quan sát hình vẽ, nghiên cứu sách giáo khoa.
- Phát triển kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực; kĩ năng xã hội thơng qua
hoạt động trao đổi nhóm học tập về cấu trúc, chức năng của cacbohidrat và lipit,
câu hỏi vận dụng thực tiễn...
- Hình thành kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về sử dụng cacbohidrat và
lipit phù hợp mang lại hiệu quả tốt cho sức khoẻ của con người
3. Thái độ:
- Học sinh tự giác, tích cực học tập.
- Có thói quen ăn uống khoa học, phù hợp với lứa tuổi và thực tiễn sức khoẻ.
4. Năng lực
- Hình thành được năng lực quan sát tích cực, tổng hợp kiến thức về
cacbohidrat và lipit thơng qua hình hình ảnh, kiến thức sách giáo khoa và thực
tiễn.
- Hình thành năng lực tư duy thơng qua so sánh được sự khác nhau về cấu tạo

các loại hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào, qua đó thấy được sự phù hợp về cấu
trúc và chức năng của các hợp chất hữu cơ trong tế bào.

13


- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề khi học sinh tranh luận về các bệnh lí,
hiện tượng tích cực và khơng tích cực đến sức khoẻ có thể xảy ra khi sử dụng
hợp lí và khơng hợp lí đường và lipit.
- Hình thành năng lực quản lí thời gian, quản lí nhóm, đảm nhiệm trách nhiệm,
hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Phát triển năng lực giao tiếp: học sinh phát triển ngơn ngữ nói, viết thong qua
hoạt động thảo luận nhóm; khả năng trình bày trước đám đơng...
- Hình thành năng lực tự học thơng qua việc tự lập kế hoạch học tập, nghiên
cứu tài liệu.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, dạy học hợp tác...
2. Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn phủ bàn...
III. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
- Sưu tầm các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học:
- Phân công nhiệm vụ cho học sinh, bút dạ, giấy A0
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Phiếu học tập.
* Phiếu học tập số 1
1. Hồn thành bảng sau:
Loại đường

Ví dụ


Cấu trúc

Vai trị

1. Đường đơn
2. Đường đơi
3. Đường đa
2. Hãy cho biết nguồn gốc tự nhiên của đường đơn, đường đôi và đường đa?
3. Tại sao chúng ta không nên uống nhiều và ăn nhiều đồ ngọt?
4. Vì sao người khơng tiêu hố được xenlulơzơ nhưng chúng ta vẫn phải ăn rau
xanh hằng ngày?
14


5. Tại sao sau khi lao động chân tay thấy mệt, uống nước đường người cảm thấy
khoẻ hơn?
Đáp án phiếu học tập số 1.
1. Hoàn thành bảng sau:
Chữ viết tắt: CTHH = cơng thức hố học
Loại đường
1. Đường
đơn

2.
đơi

Ví dụ

Cấu trúc


Vai trị

- Đường 5C: ribơz
Có 1 đơn phân
(C5H10O5), đêơxi ribơz
(C5H10O4)

- Cung cấp năng
lượng cho tế bào
(chủ yếu là glucoz)

- Đường 6C: glucôz,
Fructôz, galactôz –
CTHH chung là
C6H12O6.

- Nguyên liệu cấu
tạo nên đường đôi
và đường đa.

Đường - Saccarôz, mantôz,
lactôz.

- Cấu tạo nên
ADNvà ARN
(đêôxi ribôz, ribôz)
Gồm hai đơn - Cung cấp năng
phân cùng loại lượng cho tế bào.
hoặc khác loại
lien kết với nhau

bằng liên kết
glicôzit sau khi
loại đi 1 phân tử
nước.

3. Đường đa - Xenlulôz, tinh bột, Gồm nhiều phân
kitin, glycôgen.
tử đường đơn
liên kết với nhau
bằng liên kết
glicozit sau khi
loại đi nhiều
phân tử nước.

- Dự trữ năng
lượng cho tế bào:
tinh bột, glycogen.
- Cấu tạo nên thành
tế bào: xenlulôz,
kitin.

2. nguồn gốc tự nhiên của:
- Đường đơn:
15


+ glucơz có nhiều trong quả chín, củ, gạo...
+ Fructơz có nhiều trong mật ong
+ galactơz có nhiều trong sữa
- Đường đơi: Saccarơz (có nhiều trong mía, củ cải đường, quả thốt nốt), mantơz

(có trong sữa, mạch nha), lactơz (đường sữa).
- Đường đa: Xenlulôz(thực vật), tinh bột (củ, hạt), kitin (vỏ tôm, cua),
glycogen(gan động vật)
3. Tại sao chúng ta không nên uống nhiều và ăn nhiều đồ ngọt?
Vì có thể gây tiểu đường, béo phì, mỡ máu...
4. Vì sao người khơng tiêu hố được xenlulơz nhưng chúng ta vẫn phải ăn rau
xanh hằng ngày?
Chúng ta khơng tiêu hố được xenlulơz vì khơng có enzim để tiêu hố chúng.
Cần phải ăn rau xanh hằng ngày để cung cấp vitamin, khoáng chất và kích
thích nhu động ruột giúp tiêu hố tốt hơn, phịng tránh bệnh táo bón và viêm đại
tràng, trĩ.
5. Tại sao sau khi lao động chân tay thấy mệt, uống nước đường người cảm thấy
khoẻ hơn?
Vì đường cung cấp trực tiếp năng lượng cho tế bào.
Phiếu học tập số 2.
1. Hồn thành bảng sau:
Loại lipit

Cấu tạo

Vai trị

1. Mỡ, dầu
2. Photpholipit
3. Steroit
4. Sắc tố và
vitamin
2. Tại sao ở nhiệt độ thường dầu ăn ở trạng thái lỏng, còn mỡ lại ở trạng thái
đông tụ?
3. Tại sao chúng ta không nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều lipit (thịt mỡ, đồ

chiên rán...)?
16


4. Kể tên các loại thực phẩm giàu vitamin A,D,E,K.
Đáp án phiếu học tập số 2.
1. Hoàn thành bảng sau:
Loại lipit

Cấu tạo

Vai trò

1. Mỡ, dầu

Gồm 1 phân tử gli xeron
và 3 axit béo.

Dự trữ năng lượng cho tế bào và
cơ thể.

2. Photpholipit

Gồm 1 phân tử gli xeron, Cấu trúc nên các loại màng sinh
2 axit béo và 1 nhóm
học của tế bào
phơt phát.

3. Steroit


Có cấu tạo phức tạp

- Tham gia cấu tạo màng tế bào,
hooc mơn...
Ví dụ:
- Colesteron: cấu trúc nên màng
tế bào của người và động vật.
- Ơstrogen, testosteron: hooc
mơn giới tính.

4. Sắc tố và
vitamin

Tham gia vào q trình trao đổi
chất, cấu tạo...
Ví dụ: diệp lục, carotenoit, một
số loại vitamin như A,D,E,K

2. Tại sao ở nhiệt độ thường dầu ăn ở trạng thái lỏng, còn mỡ lại ở trạng thái
đơng tụ?
Vì dầu chứa nhiều axit béo khơng no, mỡ chứa nhiều axit béo no.
3. Tại sao chúng ta không nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều lipit (thịt mỡ, đồ
chiên rán...)?
- Gây béo phì, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp...
4. Kể tên các loại thực phẩm giàu vitamin A,D,E,K.
- Thực phẩm giàu:
+ Vita min A: dầu cá, đu đủ chín, cà rốt...
+ Vitamin D: cá hồi, tơm, hàu, lịng đỏ trứng...
17



+ Vitamin E: rau mầm(giá đỗ), cải bó xơi, quả bơ...
+ Vitamin K: cải bó xơi, bắp cải, cà rốt, dưa chuột...
2. Đối với học sinh
- Nghiên cứu trước bài cacbohidrat và lipit
- Bút dạ, giấy A0, thước kẻ.
- Đường kính, dầu ăn, rau xanh, cùi dừa, bánh quy.
IV. Tổ chức hoạt động học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải má cho học sinh.
- Giúp học sinh huy động kiến thức, khả năng hiểu biết của bản thân về các loại
đường và lipit, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã học ở mơn hố học với kiến
thức cần lĩnh hội trong bài học mới.
- Kích thích sự tị mị tìm hiểu kiến thức mới, khơi dậy nhu cầu học tập kiến
thức về cấu trúc, vai trò của đường và các loại lipit trong tế bào chúng như thế
nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.
2. Nội dung
Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở như sau:
- Hãy kể tên các loại thức ăn chính mà em ăn hằng ngày?
- Thành phần hố học chính có trong mỗi loại thức ăn trên là gì?
- Bánh quy và cùi dừa khi ăn sẽ có vị như thế nào?
3. Sản phẩm cần đạt
- Học sinh kể tên được các loại thức ăn chính: rau (chất xơ – xenluloz),
thịt (chứa mỡ, prơtêin, vitamin...), sữa có vị ngọt...
- Bánh quy có vị ngọt, cùi dừa có vị béo (bùi)
4. Kĩ thuật tổ chức dạy học
- Giáo viên đưa câu hỏi, học sinh trả lời.
- Giáo viên chốt kiến thức: Vị ngọt => đường, Vị béo => lipit. Vậy, đường và
lipit có cấu trúc, vai trị như thế nào trong tế bào? Sử dụng đường và lipit như

thế nàothì có hiệu quả tích cực và tiêu cực đến sức khoẻ con người chúng ta
cùng tìm hiểu bài hôm nay: Cacbihidrat và lipit.
18


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
1. Mục tiêu
- Phân biệt được các loại đường đơn, đường đôi và đường đa cũng như nguồn
gốc chứa chúng trong tự nhiên.
- Trình bày được cấu trúc và vai trị của các loại đường trong tế bào và cơ thể.
- Phân biệt được các loại lipit đơn giản và phức tạp.
- Trình bày được cấu trúc và vai trị của các loại lipit.
2. Nội dung
I. CACBOHIDRAT(ĐƯỜNG)
*Phân loại:
- Đường đơn:
+ Đường 5cacbon: ribôzơ (C5H10O5), đêôxiribôzơ (C5H10O4)
+ Đường 6 cacbon: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ – CTHH chung là C6H12O6.
- Đường đơi: Saccarơzơ(đường mía), mantơzơ(đường mạch nha),
lactôzơ(đường sữa).
- Đường đa: Xenlulôzơ(thực vật), tinh bột (củ, hạt), kitin (vỏ tôm, cua, côn
trùng), glycôgen (gan động vật)
*Chức năng:
- Cung cấp năng lượng cho tế bào: chủ yếu là glucôz.
- Dự trữ năng lượng cho tế bào: glycogen(tế bào động vật, người), tinh bột
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể, liên kết với prôtêin.
II. LIPIT
1. Mỡ và dầu
- Cấu tạo: 1 phân tử glixerol và 3 axit béo. Dầu chứa nhiều axit béo không
no, mỡ chứa nhiều axit béo no.

- Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào.
2. Photpholipit
- Cấu tạo: 1 phân tử glixerol, 2 axit béo và 1 nhóm photphat.
3. Steroit
- Là một loại lipit phức tạp.
- Chức năng: Cấu tạo nên màng tế bào của người và động vật(colesteron),
cấu trúc nên một số loại hooc môn(ơstrogen, testosteron)
4. Sắc tố và vitamin
- Sắc tố có bản chất là lipit: diệp lục, carotenoit.
19


- Vitamin: A, D, E, K.
3. Sản phẩm cần đạt
- Hoàn thành được các phiếu học tập.
- Phân biệt được các loại đường và lipit về cấu trúc và chức năng.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra một số bệnh lí ở người do thiếu và
thừa lipit.

4. Kĩ thuật tổ chức
Các chữ viết tắt trong bài soạn: Giáo viên (GV); Học sinh (HS); Sách giáo
khoa (SGK).
4.1. Nội dung I – CACBOHIĐRAT(ĐƯỜNG) – Thời gian 15 phút.
(Phương pháp và kĩ thuật dạy học sử dụng:dạy học hợp tác,dạy học hợp
tác, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học hợp tác)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập (phiếu nhỏ ghi nội
dung). Mỗi nhóm thảo luận trong 7 phút. Các nhóm phân chia nhiệm vụ cho các
thành viên (ý kiến của các thành viên có thể ghi lên tờ giấy nhỏ đính lên tờ rìa
giấy A0), thư ký tổng hợp ý kiến, nhóm trưởng trình bày.
- GV chiếu hình hình ảnh một số loại đường yêu cầu HS quan sát và kết

hợp thơng tin SGK hồn thành phiếu học tập.
HS: các nhóm quan sát hình vẽ kết hợp đọc thông tin sách giáo khoa, thảo
luận thống nhất ý kiến để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm bổ sung ý kiến cho nhau.
GV: nhận xét các nhóm, chiếu một số hình ảnh minh hoạ và chốt kiến thức.

20


Kitin
GV lưu ý: hằng ngày chúng ta
ăn cơm là ăn đường do đó khơng nên ăn nhiều đường qua các sản phẩm khác
như bánh kẹo ngọt, nước ngọt, uống nước đường... để tránh thừa đường gây tăng
cân, tiểu đường...Tuy nhiên, cần phải cung cấp đủ đường để cung cấp năng
lượng cho cơ thể hoạt động, nên ăn nhiều rau xanh.
*Sản phẩm cần đạt: Phân biệt được các loại đường đơn, đường đôi và
đường đa; Kể tên được nông sản, thực phẩm giàu đường; Giải thích được tại sao
khơng nên ăn nhiều đồ ngọt..
4.2. Nội dung II – LIPIT
(Phương pháp và kĩ thuật dạy học sử dụng: dạy học hợp tác,dạy học nêu vấn
đề kĩ thuật đặt câu hỏi)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập (phiếu nhỏ ghi nội dung).
Mỗi nhóm thảo luận trong 6 phút. Các nhóm phân chia nhiệm vụ cho các thành
viên (ý kiến của các thành viên có thể ghi lên tờ giấy nhỏ đính lên tờ rìa giấy
A0), thư ký tổng hợp ý kiến, nhóm trưởng trình bày.
HS: các nhóm quan sát hình vẽ kết hợp đọc thơng tin sách giáo khoa, thảo
luận thống nhất ý kiến để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm bổ sung ý kiến cho nhau.
GV: nhận xét các nhóm, chiếu hình ảnh minh hoạ và chốt kiến thức.


Colesterơn
21


*Sản phẩm cần đạt: học
sinh

hoàn thiện được bảng phân biệt
các loại lipit; biết được tại sao dầu không đông ở nhiệt độ thấp, mỡ đông tụ ở
nhiệt độ thường; Kể tên được một số bệnh lí do thừa lipit ở người; kể tên các
nông sản chúa lipit: cùi dừa, hạt đậu nành, hạt
vừng, thịt, trứng, bơ...
HS có thể trả thể trả lời được câu hỏi 4 hoặc
không trả lời được.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
1. Mục tiêu
Củng cố khắc sâu kiến thức về đường và lipit cho hoc sinh.
22


2. Nội dung
Câu 1: Lactơzơ là loại đường có trong
A. cây mía.

B. Quả nho.

C. sữa động vật.

D. Mạch nha.


Câu 2: Khi thuỷ phân đường mantôzơ sẽ thu được
A. 2 phân tử đường glucôzơ.
B. 1 phân tử đường glucôz và 1 phân tử đường fructôzơ.
C. 1 phân tử đường glucôz và 1 phân tử đường galactôzơ.
D. 2 phân tử đường fructôzơ.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Phân giải hồn tồn một gam mỡ cho năng lượng ít hơn khi phân giải một
gam tinh bột.
B. Colesteron có vai trị cấu tạo nên màng sinh chất tế bào người.
C. Dầu thực vật thường chứa nhiều axit béo khơng no, có dạng lỏng.
D. Ăn nhiều mỡ động vật có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch.
Câu 4: Loại vita min nào dưới đây không phải là một dạng lipit?
A. Vitamin A.

B. Vitamin C.

C. Vitamin E.

D. Vitamin D.

Câu 5: Hãy ghép số thứ tự các câu đánh số từ I đến IV với các câu hỏi đánh số
từ 1 đến 10 cho phù hợp.
I. Đường đơn.

1. Saccarôzơ.

II. Đường đôi.

2. Glicogen.


III. Lipit.

3. Kitin.

IV. Đường đa.

4. Xenlulôzơ.
5. Lactôzơ.
6. Galactôzơ.
7. Phôtpholipit.
8. Stêrôit.
9. Glucoz.
23


10. Dầu.
Câu 6: Tại sao vào mùa đông người ta bơi sáp nẻ lại có thể chống được nứt nẻ
da?
3. Sản phẩm cần đạt
Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 5: I. 6,9.

II. 1,5.

Câu 3: A
III. 7,8,10.


Câu 4: B
IV. 2,3,4.

Câu 6: Do sáp nẻ có bản chất là lipit, khi bơi vào da làm hạn chế mất nước ở da
=> Da không bị nứt nẻ.
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời.
- GV phân tích, chốt các câu trả lời đúng, hợp lý mà học sinh đưa ra.
- GV chốt kiến thức cơ bản.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu
- Hình thành năng lực, thói quen vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các
tình huống thực tiễn thơng qua giải quyết bài tập vận dụng có liên quan đến chế
độ ăn giàu đường và lipit.
- Định hướng thói quen ăn uống khoa học, hợp lý, có lối sống lành mạnh và tập
thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật.
2. Nội dung
Câu 1. Tại sao cho trẻ em ăn nhiều bánh kẹo ngọt có thể dẫn đến suy dinh
dưỡng?
Câu 2. Tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại dẫn đến sâu răng? Biện pháp phòng
ngừa?
Câu 3. Tại sao khi đồ xôi người ta thường cho thêm chút mỡ hoặc dầu dừa,
nước cốt dừa?
Câu 4. Bằng những những biện pháp nào chúng ta có thể phịng ngừa
được bệnh béo phì và cao huyết áp?
Câu 5. Với những người béo phì hoặc cao huyết áp có nên kiêng ăn hồn
tồn mỡ hoặc dầu không? Tại sao?
24



3. Sản phẩm cần đạt:
Học sinh biết vận dụng kiến thức của bài để đưa ra các câu trả lời chính xác
nhất.
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa ra các câu hỏi thực tế và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và
đưa ra câu trả lời.
- GV phân tích, chốt các câu trả lời đúng, hợp lý mà các nhóm đưa ra.
(Nếu thiếu thời gian hồn thành bài tập, HS sẽ hoàn thiện tiếp ở nhà và giáo
viên kiểm tra vào tiết sau).
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học sinh làm bài tập SGK
- Đọc trước bài Protein.
7.4. Kết quả thực hiện
Khi áp dụng sáng kiến vào thực tiễn giảng dạy tôi thu được kết quả là:
- Phát huy được tính tính cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập,
kết qủa học tập trên lớp được nâng lên khá nhiều.
- Hình thành và phát triển được cho học sinh kĩ năng đọc sách giáo khoa, kĩ
năng xử lí và giải quyết các tình huống học tập, kĩ năng quan sát tranh vẽ...Do
vậy, rút ngắn được thời gian thực hiện mỗi hoạt động nhận thức cho học, học
sinh được làm việc nhiều hơn, tránh được thói quen học tập thụ động, ỉ lại của
số học ngại tham gia hoạt động học tập.
- Đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Mối quan hệ giữa học
sinh với học sinh, giữa thầy và trò trở nên thân thiện, cởi mở hơn. Học sinh sẵn
sàng chia sẻ những điều mình muốn biết trong học tập hơn khơng cịn sự ngại
ngùng...
- Từ những kết quả trên tơi thấy việc đổi mới phương pháp dạy học trong
mỗi môn học là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và chất
lượng dạy và học ở bộ mơn sinh học nói riêng.
- Trong q trình thực hiện đề tài với ý kiến chủ quan của bản thân nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong được sự đóng góp chia sẻ ý kiến

từ các đồng nghiệp.
25


×