Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.43 KB, 24 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA
VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
I. QUY HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY
VÀ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÒA VỐN Ở TỔNG
CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
1. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam
Phát triển ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nói chung và ngành giấy nói
riêng là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà
nước nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm, tăng tích luỹ, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước.
Đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy là đầu tư phát triển một ngành
kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Trong sự nghiệp đổi mới, đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy là hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững, bởi vì ngành công nghiệp giấy Việt Nam có những
tiền đề hết sức thuận lợi cho sự phát triển lâu dài:
Tiềm năng nguồn lực phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam
Việt Nam có nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú và rất đa dạng là cơ sở
thuận lợi để phát triển sản xuất giấy.
Mức tiêu dùng giấy bình quân đầu người ở nước ta hiện nay chỉ khoảng 3 -
3,5 kg và nằm trong khu vực thị trường châu Á, ngành giấy Việt Nam đứng trước
một triển vọng to lớn để mở rộng thị trường và phát triển sản xuất.
Chi phí nhân công của sản xuất công nghiệp giấy Việt Nam so với thế giới
và khu vực đang ở mức tương đối thấp. Đội ngũ lao động tương đối đông đảo,
được đào tạo có hệ thống ở trong và ngoài nước, có kinh nghiệm, có kỹ năng và
trình độ cần thiết để tiếp thu kiến thức kinh tế, kỹ thuật và quản lý mới nhằm khai
thác có hiệu quả năng lực sản xuất hiện nay và các công trình đầu tư mới trong
tương lai.
• Môi trường đầu tư thuận lợi
Vị trí của Việt Nam ngày càng được các nước quan tâm chú ý và dần trở
thành một vị trí kinh tế chiến lược ở vùng Đông Nam Á. Việt Nam đã thiết lập


quan hệ với hầu hết các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tạo môi trường
thuận lợi cho quá trình đầu tư.
Nền kinh tế Việt Nam đã cơ bản ra khỏi khủng hoảng và liên tục tăng
trưởng, tình hình chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Việt
Nam là một nước đông dân, tương lai sẽ trở thành một thị trường hàng hóa lớn của
khu vực và thế giới.
• Dự báo nhu cầu giấy của Việt Nam đến năm 2010
Tổng nhu cầu giấy các loại 1 200 000 tấn
Giấy văn hóa (34%) 405 000 tấn
Giấy bao bì (60%) 720 000 tấn
Giấy khác (6%) 75 000 tấn
Bảng 14: Dự báo nhu cầu giấy giai đoạn 2000 - 2010
Chỉ tiêu 2005 2010
1. Dân số (triệu người) 86 92
2. Mức tiêu thụ giấy (kg/người) 9,3 13,0
3. Nhu cầu giấy các loại (tấn) 800 000 1 200 000
- Giấy viết, in 185 000 250 000
- Giấy báo 115 000 155 000
- Giấy bao bì 450 000 720 000
- Giấy khác 50 000 75 000
Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh Tổng công ty Giấy Việt Nam
1.1. Định hướng mục tiêu
Định hướng mục tiêu tổng quát phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010 là
khai thác và phát triển các nguồn lực, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, kết hợp
hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có và xây dựng các công
trình mới, giữa phát triển sản xuất chế biến và phát triển vùng nguyên liệu, giữa
nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, xuất nhập khẩu, tăng năng lực sản xuất về sản lượng
và chất lượng, tăng sức cạnh tranh, đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bảo vệ
môi trường, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn sau
này.

Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 là phát triển và
nâng cao hiệu quả các nguồn lực nhằm thoả mãn 85 - 90% nhu cầu tiêu dùng giấy:
Tổng sản lượng giấy sản xuất năm 2010 là 1 050 000 tấn, bao gồm:
- Giấy văn hóa ( 35% ) 370 000 tấn
- Giấy bao bì ( 60% ) 630 000 tấn
- Giấy khác ( 5% ) 50 000 tấn
1.2. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến
năm 2010
• Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam
- Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mở rộng các cơ sở
sản xuất hiện có: để tồn tại và phát triển phải tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng
nhà máy giấy hiện có với mục tiêu nâng cao hệ số huy động công suất, nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường, đến năm 2010 đạt sản lượng 600000 tấn, gia tăng sản lượng
so với năm 1996 là 450000 tấn. Tổng số vốn đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng là
743 triệu USD.
- Đầu tư xây dựng nhà máy mới: quá trình đầu tư xây dựng nhà máy mới sẽ
tạo điều kiện nhanh chóng tiếp thu công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguồn lực, tạo sức
cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và tiêu dùng trên thị
trường nội địa và hướng tới thị trường khu vực.
• Quy hoạch đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy
Theo tính toán, sản lượng giấy có thể sản xuất từ nguyên liệu hiện có và sẽ
trồng sau đầu tư của toàn bộ các vùng sản xuất nguyên liệu là 1250000 tấn. Tổng
số vốn đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu ước tính là 320 triệu USD, trong đó
đầu tư cho các vùng nguyên liệu mới là 185 triệu USD.
• Vốn đầu tư và nguồn vốn
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng số vốn đầu tư XDCB đến năm 2010
ước tính là 2591 triệu USD
- Nguồn vốn:
Nguồn vốn khấu hao cơ bản: Ước tính tổng số nguồn vốn KHCB tái đầu tư

giai đoạn 1997 - 2010 khoảng 2610 tỷ đồng ( tương đương 210 triệu USD ). Số
vốn còn phải huy động thêm là 2400 triệu USD. Vì vậy phải tìm kiếm các nguồn
vốn khác để thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển ngành giấy. Dự tính:
+ Vay vốn ưu đãi XDCB của Nhà nước 500 triệu USD.
+ Vay vốn ưu đãi đầu tư dài hạn của các tổ chức tín dụng quốc tế 500
triệu USD.
+ Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án xây dựng nhà
máy mới theo phương thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp 1400 triệu USD.
• Đầu tư phát triển khoa học công nghệ
Hướng tới mục tiêu năm 2010, ngành công nghiệp giấy Việt Nam phải dựa
vào chiến lược hiện đại hoá công nghệ phát triển bền vững với những định hướng
sau:
- Hoàn thiện và phát triển công nghệ bột hoá nhiệt cơ, đa dạng hoá nguyên
liệu sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dung môi hữu cơ nâng cao hiệu quả sản
xuất, giảm ô nhiễm môi trường.
- Loại bỏ dần công nghệ tẩy trắng sử dụng Clo phân tử và hợp chất Clo, tiến
tới công nghệ tẩy trắng hoàn toàn không sử dụng Clo, giảm thiểu nước thải, khép
kín chu trình.
- Phát triển công nghệ sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu giấy loại, giảm chi
phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hoá điều chỉnh quá trình công
nghệ, vận hành thiết bị, giám sát chất lượng và quản lý quá trình sản xuất.
- Ứng dụng công nghệ sinh học, vật lý và hoá học xử lý chất thải giảm ô
nhiễm môi trường.
2. Các căn cứ và quan điểm cơ bản của Tổng công ty Giấy Việt Nam
trong công tác điều hòa vốn
2.1. Các căn cứ tiến hành điều hòa vốn
- Quy chế tài chính đối với các Tổng công ty nhà nước, Luật DNNN.
- Quy chế tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam được ban hành như

một điều khoản trong điều lệ hoạt động.
- Thực trạng và hiệu quả của việc huy động vốn và sử dụng vốn ở Tổng công
ty Giấy Việt Nam.
2.2. Các quan điểm cơ bản
- Tổng công ty Giấy Việt Nam là một DNNN, hạch toán theo hình thức tập
trung, có nhiệm vụ tiếp nhận và giao lại cho các đơn vị thành viên sử dụng vốn
Nhà nước giao một cách có hiệu quả, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn.
- Tổng công ty có trách nhiệm làm tròn các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Việc điều hòa vốn thực hiện trên nguyên tắc có hiệu quả: Đơn vị được
nhận vốn phải thực sự là đơn vị cần vốn và sử dụng có hiệu quả hơn so với đơn vị
phải giảm vốn, việc giảm vốn không làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp bị giảm vốn.
- Việc thực hiện điều hòa vốn phải dựa trên nguyên tắc hợp lý: nguyên tắc
hợp lý ở đây là việc bảo đảm sự hợp lý, hài hòa giữa lợi ích chung của toàn Tổng
công ty với lợi ích riêng của bản thân mỗi doanh nghiệp thành viên. Các doanh
nghiệp thành viên cũng phải là các pháp nhân kinh tế độc lập, tự chủ và tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình, do vậy cần bảo
đảm việc điều hòa vốn không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh của các
doanh nghiệp thành viên cũng như trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp đối với
các chủ nợ, các đơn vị kinh tế.
- Điều hòa vốn dựa trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của doanh
nghiệp, khai thác mọi tiềm năng cho sản xuất kinh doanh. Sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao
động, nhờ đó tăng tích luỹ từ DNNN.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA
VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
1.Tiến tới thành lập công ty tài chính, công ty bảo hiểm ngành giấy
Vai trò của công ty tài chính, công ty bảo hiểm ngành đã được thành lập đối
với hoạt động tài chính của một số Tổng công ty đã và đang đóng vai trò hết sức
quan trọng. Việc thành lập một công ty thuộc loại này, đặc biệt là công ty tài chính

sẽ giúp đỡ rất nhiều cho việc điều hòa vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ở các
Tổng công ty. Với cơ chế hoạt động năng động của mình, công ty tài chính tự đảm
nhiệm chức năng điều hòa vốn một cách có hiệu quả và hợp lý, không còn mang
tính chất bắt buộc, khiên cưỡng như hiện nay. Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng
đã có đề án thành lập công ty tài chính nhưng cho đến nay vẫn chưa hội đủ điều
kiện để thành lập.
Ta hãy xem xét một số kết quả sơ bộ mà các công ty tài chính trong các
Tổng công ty nhà nước đã đạt được trong thời gian qua:
Về huy động vốn
Có thể nói, trong phạm vi hoạt động của mình, các công ty tài chính đã rất
cố gắng tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn với mức độ khẩn trương,
vừa đáp ứng được nhu cầu về vốn của Tổng công ty và các doanh nghiệp thành
viên, vừa bảo đảm tính hiệu quả cao trong nhiệm vụ huy động vốn. Trong năm
1999, Tổng công ty Dệt may đã phê duyệt 56 dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may
với số vốn đầu tư lên tới 419 tỷ đồng, trong khi đó theo kế hoạch chỉ vay được 266
tỷ từ nguồn ngân sách, còn lại 144 tỷ được giao cho công ty tài chính Dệt may tìm
kiếm. Trên cơ sở nghiên cứu các dự án, Tổng công ty Dệt may giao cho công ty tài
chính Dệt may tiến hành, chỉ sau 2 tháng hoạt động, đến cuối năm 1999, số vốn mà
công ty tài chính Dệt may huy động được là hơn 100 tỷ đồng, trong đó huy động
tiền gửi của các doanh nghiệp thành viên và cán bộ công nhân viên trong nội bộ
Tổng công ty là 2,3 tỷ, chiếm 2,3% vốn vay; của các tổ chức tín dụng là 18,4 tỷ,
chiếm 18,4% tổng số vốn huy động.
Công ty tài chính Bưu điện thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam cũng mới chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 11 năm 1998 nhưng cho
đến nay công ty cũng đã huy động vốn đủ cho tất cả các dự án được Tổng công ty
giao vay với mức độ khẩn trương và hiệu quả, trong đó công ty đã hoàn chỉnh
phương án huy động vốn cho 152 dự án đã đăng ký vay với số tiền lên tới 248 tỷ
đồng, cho tới cuối năm 1999, công ty đã huy động được 197 tỷ đồng.
So với hai công ty đàn anh là công ty tài chính Dệt may và công ty tài chính
Bưu điện, công ty tài chính Cao su thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam mặc dù

khó khăn hơn nhưng cũng đã cố gắng hoàn thành kế hoạch huy động vốn, giúp
ngành Cao su thực hiện mục tiêu phát triển 80000 ha cao su vào năm 2000 thay vì
năm 2005. Đến hết năm 1999, số vốn mà công ty tài chính Cao su huy động được
là 76,8 tỷ, còn lại là huy động từ các doanh nghiệp thành viên cũng như cán bộ
công nhân viên trong Tổng công ty.
Các công ty tài chính trong các Tổng công ty nhà nước cho đến nay cũng đã
từng bước hoàn chỉnh phương án huy động vốn. Công ty tài chính Bưu điện đã có
phương án phát hành trái phiếu cho công ty, làm đại lý phát hành cho Tổng công ty
và các đơn vị thành viên. Trong năm 1999, công ty tài chính Bưu điện đã trình
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông phương án phát hành trái phiếu Bưu điện huy
động vốn từ cán bộ công nhân viên. Tổng công ty Dệt may cũng cho ra đời hình
thức sổ tiết kiệm tại chỗ để thu hút vốn dư thừa của các doanh nghiệp trong ngành
nhằm khắc phục khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Song song với những hoạt động đó, các công ty tài chính cũng đã nhanh
chóng thiết lập và mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước, đồng thời có kế hoạch tăng dần vốn điều lệ để có đủ điều kiện quan hệ
với các định chế tài chính nước ngoài.
Về sử dụng vốn
Trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động được và căn cứ vào kế hoạch của
Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên, cho đến cuối năm 1999 công ty tài
chính Dệt may đã cho vay gần 150 tỷ đồng, đạt mức dư nợ bình quân gần 48 tỷ.
Tất cả các dự án vay vốn, Tổng công ty đều áp dụng mức lãi suất hợp lý trên cơ sở
lãi suất huy động với khung lãi do TGĐ Tổng công ty cho phép thực hiện.
Công ty tài chính Bưu điện với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng đã phát huy
được thế mạnh về vốn, cho đến nay đã có 152 dự án đăng ký vay qua công ty tài
chính với số tiền gần 248 tỷ. Tổng số vốn mà công ty đã cho các nhà máy, xí
nghiệp trong Tổng công ty vay vốn lưu động là 13 tỷ đồng.
Có thể nói, trong điều kiện việc huy động vốn của các Tổng công ty nhà
nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì sự hoạt động tích cực của các công ty tài chính
đã phần nào gánh bớt trách nhiệm nặng nề này cho Tổng công ty. Trong khi nền

kinh tế còn khó khăn, vốn ngân sách còn hạn chế, vốn tích luỹ còn thấp thì việc
vay vốn trung và dài hạn qua các Ngân hàng thương mại đã gặp phải rất nhiều khó
khăn, chính vì thế các Tổng công ty đều không hoàn thành được kế hoạch đặt ra.
Cùng với sự cố gắng của ngành, các công ty tài chính mặc dù còn non trẻ nhưng đã
nhập cuộc một cách nhanh chóng, chung sức với Tổng công ty cố gắng thực hiện
được mục tiêu đề ra và đã đạt được những kết quả rất khích lệ.
Bên cạnh đó, các công ty tài chính đã phần nào hoàn thành những nhiệm vụ
trong chức năng của mình. Công ty tài chính Bưu điện đã hoàn thành phương án
trọn gói cổ phần hóa cho công ty xây dựng Bưu điện và thực hiện xúc tiến triển
khai nghiệp vụ làm đại lý phát hành cổ phiếu cho công ty xây dựng Bưu điện, từ đó
tạo tiền đề cho hoạt động đại lý phát hành cho các đơn vị trong Tổng công ty khi
có yêu cầu cổ phần hóa. Đây là một cố gắng không nhỏ của công ty tài chính Bưu
điện trong việc góp phần thúc đẩy cổ phần hóa trong DNNN theo chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, các công ty tài chính cũng đã có nhiều hoạt động trong việc tư vấn
về quản lý cho các đơn vị, hướng dẫn các đơn vị trong việc thực hiện thủ tục đầu tư
xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, thanh toán,...Đây là vấn đề xưa nay không
được coi trọng đúng mức của các DNNN. Theo thống kê sơ bộ, các thiết bị công
nghệ của các DNNN còn lạc hậu so với thế giới từ 2-3 thế hệ. Do đó, nhu cầu về
đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới các thiệt bị công nghệ còn rất cao, trong khi các
DNNN của chúng ta lại thường bị “hớ” trong các hợp đồng mua bán công nghệ.
Việc các công ty tài chính thực hiện các dịch vụ này đã góp phần giúp các doanh
nghiệp thành viên Tổng công ty đầu tư có trọng điểm và có hiệu quả hơn.
Về quản lý tiền mặt
Các công ty tài chính đã cố gắng hoàn thiện và trình Tổng công ty phê duyệt
kế hoạch về quản lý tiền mặt của Tổng công ty.
Đây là vấn đề còn khá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mỗi doanh
nghiệp trong một thời điểm nào đó sẽ có một lượng tiền mặt nhàn rỗi. Tâm lý của
các doanh nghiệp là găm tiền vì nghĩ rằng khoảng thời gian nhàn rỗi của số tiền đó
không nhiều, lại không muốn cho Nhà nước vay vì cơ chế lãi suất không phù hợp,

trong khi đó lại có những doanh nghiệp thành viên vào thời điểm đó rất cần vốn
lưu động. Đó là một điều rất lãng phí, đặc biệt là đối với một Tổng công ty. Nếu
cho phép các công ty tài chính được quản lý số tiền đó, với khả năng của mình
công ty Tài chính sẽ có kế hoạch điều hoà vốn giữa các doanh nghiệp thành viên
một cách có hiệu quả đồng thời có kế hoạch đầu tư sinh lợi cao, vừa có lợi nhuận
vừa đảm bảo khả năng thanh toán.
Về lợi nhuận
Do mới đi vào hoạt động nên khó có thể nhận định về hiệu quả hoạt động
của các công ty tài chính trong các Tổng công ty nhà nước. Mặc dù vậy, nhìn vào
kết quả kinh doanh của các công ty tài chính, có thể đánh giá sơ bộ rằng những kết
quả đó khá tương xứng với phạm vi hoạt động của công ty tài chính.
Chưa thể đưa ra những nhận xét đánh giá về hiệu quả hoạt động của các
công ty tài chính của các Tổng công ty thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính vì
các công ty này mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm, hoạt động kinh doanh chưa
đi vào hoạt động, nhưng có thể nhận định rằng các công ty tài chính trong các
Tổng công ty nhà nước đã phần nào thể hiện được ưu thế “bạo” vì nguồn tài chính
lớn của mình cũng như sự nhập cuộc, thích ứng nhanh chóng trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ, một lĩnh vực được coi là có độ rủi ro cao nhất trong các hoạt động
kinh doanh.
Việc thành lập và đi vào hoạt động của công ty tài chính ngành Giấy là đòi
hỏi cấp thiết cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động điều hòa vốn nói
riêng của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
2. Ban hành chính sách công khai và cụ thể về kế hoạch cũng như
phương thức điều hòa vốn
Tuy cơ chế điều hòa vốn đã được quy định trong quy chế tài chính do Bộ tài
chính cũng như Tổng công ty ban hành, song những quy định này còn

×