Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.18 KB, 17 trang )

PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC
I. HỆ KHÁI NIỆM
1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước.
1.1 Khái niệm quản lý
Từ khi xã hội loài người xuất hiện, nhu cầu tổ chức, điều hành xã hội cũng
hình thành như một tất yếu lịch sử. Trong lịch sử, trình độ, tính chất quản lý xã hội
phát triển từ thấp đến cao theo sự phát triển của xã hội. Xã hội được quản lý tốt
bằng những cơ chế, biện pháp tiến bộ thì ổn định, không ngừng phát triển và ngược
lại. Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý. Có quan
niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị. Có quan niệm khác lại cho rằng
quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Các cách nói này nhìn chung không có gì
khác nhau về nội dung mà chỉ khác về cách dùng thuật ngữ, khác về cách diễn giải.
Quản lý được hiểu theo hai góc độ : một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị xã
hội ; góc độ khác mang tính hành động thiết thực. Hai quan niệm này đều có cơ sở
khoa học và thực tế. Nhìn chung, quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp
người, công cụ, phương tiện, tài chính.v.v trên cơ sở kết hợp các yếu tố đó với
nhau nhằm đạt được mục tiêu định trước.
Dưới góc độ xã hội học, quản lý là một khái niệm chỉ chức năng của các hệ
thống có tính tổ chức, chức năng này có trong giới sinh học, trong đời sống xã hội
và trong quản lý kĩ thuật. Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ và duy trì
các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động thực hiện
một chương trình và một mục đích của hoạt động đã được ý thức hoá của một tập
đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với tư cách là
một chủ thể của hoạt động quản lý.
Tóm lại, khái niệm quản lý có thể được hiểu là : Sự tác động liên tục, có tổ
chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu
quản tối ưu so với yêu cầu đặt ra. [ 10, 105 ]
Mô hình hoạt động quản lý
Liên hệ trực tiếp
Lệnh từ cấp trên


Liên hệ ngược ( thông tin phản hồi )
Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm quản lý được cụ thể hoá với chủ thể là
đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường, đối tượng quản lý là quần
chúng nhân dân trên địa bàn phường.
1.2 Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử
dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động của con
người. Quản lý nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể khác ở chỗ các chủ
thể này không dùng quyền lực pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ
quản lý mà chỉ dùng phương thức giáo dục, vận động quần chúng. Quản lý nhà
Đối tượngChủ thể
nước cũng có nội dung như quản lý hành chính nhà nước vì hành chính nhà nước
là một dạng hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi
quyền lực nhà nước ( quyền hành pháp ) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời
sống xã hội theo pháp luật. Đó là Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa
phương các cấp, không kể các tổ chức thuộc nhà nước nhưng không nằm trong cơ
cấu quyền lực như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp. Quyền hành pháp có
hai nội dung : một là lập quy, được thực hiện bằng việc ra văn bản pháp quy, quy
phạm pháp luật để chấp hành luật, hai là quản lý hành chính tức là tổ chức, điều
hành, phối hợp các hoạt động kinh tế xã hội để đưa luật pháp vào đời sống.
Hoạt động quản lý nhà nước là điều chỉnh các quá trình xã hội và hoạt động của
con người bằng quyền lực của nhà nước. Hoạt động đó được thể hiện bằng các
quyết định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản pháp lý. Trong
đó, các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp được quy định chặt chẽ để
không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự
cân đối hài hoà về sự phát triển của quá trìnhh xã hội.
Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa quản lý hành chính nhà nước như sau :
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước,
đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá

trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối
quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống chính phủ từ trung ương đến cơ sở tiến
hành. [6, 15]
2. Khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước
Hiệu quả là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, là
chỉ tiêu hàng đầu để dánh giá chất lượng hoạt động quản lý kinh tế - xã hội. Hiệu
quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của lao động để tạo ra một kết
quả hoạt động là tối đa tương ứng với một chi phí tối thiểu.
Hiệu quả quản lý nhà nước là sự tác động của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước đối với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội để đảm bảo các nhu cầu thực tế
của sự phát triển kinh tế và đời sống mạnh mẽ và đúng hướng, bảo đảm các yêu
cầu phát triển văn hoá xã hội, khoa học kĩ thuật phục vụ công cộng, bảo đảm quốc
phòng, trật tự an ninh, pháp luật, pháp chế, kỉ luật, kỉ cương xã hội...trong từng
thời kì nhất định. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu đó thì không thể nói là
hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả.
Căn cứ để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước là :
- Căn cứ thứ nhất : Kết quả việc thực hiện các mục tiêu, chương trình và nhiệm vụ
của quản lý nhà nước thông qua các kế hoạch của nhà nước trong từng thời kì nhất
định có tính đến việc chi phí để thực hiện kế hoạch đó.
- Căn cứ thứ hai : Đánh giá việc tổ chức và hoạt động cụ thể của một cơ quan quản lý
nhà nước thông qua các yếu tố sau :
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan
+ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền
+ Năng lực, uy tín và phong cách của cán bộ, nhất là người lãnh đạo
+ Thời gian đầu tư để giải quyết các tình huống quản lý
+ Tính pháp chế, kỉ luật, kỉ cương nhà nước và trách nhiệm
+Tính dân chủ, công bằng, đoàn kết nội bộ
+ Uy tín chính trị của cơ quan đối với xã hội thông qua việc sử dụng quyền lực

nhà nước tác động lên các quá trình xã hội.
Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước được hiểu là
thành quả hoạt động của chính quyền các cấp ( cụ thể là cấp phường ) trong mọi
lĩnh vực đời sống xã hội và được đánh giá qua các căn cứ :
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Những số liệu cụ thể về tình hình công tác quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Đánh giá của quần chúng nhân dân.
3. Khái niệm phường và chính quyền cấp phường
3.1 Khái niệm phường
Thuật ngữ " phường " đã xuất hiện từ năm 1010 khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa
Lư ra Đại La lấy tên là Thăng Long, cả kinh thành đựơc xem như một phủ gồm 61
phường Thể chế phường này được giữ nguyên qua các đời Trần , Lê. Dưới thời nhà
Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính và đã chia nhỏ
các phường của kinh thành Thăng Long. Từ khi chính phủ lâm thời nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà ra đời cho đến tận năm 1981, trong cơ chế hành chính của nước
ta không có khái niệm phường mà chỉ tồn tại khu phố, khối và tiểu khu. Từ năm
1981 tiểu khu được đổi thành phường và duy trì cho đến nay.
Theo Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học - Uỷ ban khoa học xã hội Việt
Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 1998, phường được định nghĩa như sau
• Là khối dân cư gồm những người cùng một nghề và là đơn vị hành chính thống
nhất ở kinh đô Thăng Long và một số thị trấn thời phong kiến ( Ba mươi sáu
phường của Thăng Long )
• Là tổ chức gồm những người ( thường là thợ thủ công ) cùng một nghề thời
phong kiến ( Phường vải, phường săn, phường chèo...)
• Là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vực dân cư ở
đường phố, dưới quận ( UBND phường )
Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của phường. Đó là tổ chức
của một cộng đồng người được giới hạn bởi những công việc nhất định, cùng sinh
sống và và tồn tại trong địa giới tự nhiên hoặc do nhà nước quy định, ở đó có
những quy ước, quy định và thiết chế riêng được mọi người trong phường thống

nhất và cùng nhau thực hiện.
Hiến pháp 1980 quy định việc phân chia các đơn vị hành chính của nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau :
• Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành
chính tương đương.
• Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã .
• Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện.
• Huyện chia thành xã và thị trấn.
• Thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã .
• Quận chia thành phường.
Như vậy, phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị được công
nhận từ năm 1980, được quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết
định số 94/ HĐBT năm 1981 của Hội Đồng Bộ Trưởng và luật tổ chức HĐND và
UBND được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1983.
3.2 Khái niệm chính quyền cấp phường
Theo tinh thần Hiến pháp 1992, các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành một
chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, có quan hệ chặt chẽ với nhau, và quyết định tính
thống nhất về nhiệm vụ, chức năng hoạt động quản lý nhà nước, chức năng chấp
hành và điều chỉnh. Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm :
• Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là chính phủ.
• Cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc chính phủ ( các bộ, uỷ ban nhà nước,
các cơ quan thuộc chính phủ )

×