THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA
CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG
Nền hành chính nhà nước bao gồm ba bộ phận cấu thành là cơ cấu tổ chức bộ
máy hành chính, cơ cấu tổ chức nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính ( luật
pháp ). Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ
cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng đặc biệt, nhất là đội ngũ công chức nhà
nước hoạt động trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Đội ngũ công chức được xem là trung tâm của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà
nước, của nền hành chính, có vị trí hết sức quan trọng trong việc quản lý và thúc
đẩy sự phát triển xã hội, bảo đảm cho nền hành chính nhà nước hoạt động liên tục.
Toàn bộ đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một
nguồn nhân lực to lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nước nói chung và của chính
quyền cấp phường nói riêng phụ thuộc vào đội ngũ công chức nhà nước và hoạt
động của đội ngũ đó.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện qua nhiều tiêu chí, tiêu
biểu nhất là các tiêu chí về độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và
lý luận chính trị. Thống kê về các tiêu chí trên đối với cán bộ, công chức chính
quyền phường thuộc quận Ba Đình cho ta những kết quả sau đây :
Bảng 1 : Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc
quận Ba Đình
STT Độ tuổi Số lượng Phần trăm
1 Dưới 30 tuổi 53 23.4 %
2 30 - 40 tuổi 53 23,4 %
3 40 -50 tuổi 68 30 %
4 Trên 50 tuổi 53 23,4 %
5 Tổng số 226
( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng Tổ chức
chính quyền quận Ba Đình 7/2001 )
Bảng 1 cho ta thấy đa phần cán bộ công chức phường thuộc độ tuổi lao động
sung sức từ 30 đến 50 tuổi ( 53,4 % ). Số cán bộ công chức trẻ ( dưới 30 tuổi ) và
cán bộ công chức sắp đến tuổi về hưu ( trên 50 tuổi ) chiếm một tỉ lệ như nhau là
23,4 %. Như vậy, có thể nói độ tuổi trung bình của cán bộ công chức chính quyền
phường của quận Ba Đình thuộc mức trung bình.
Điểm mạnh đối với cán bộ công chức phường tuổi cao là họ đã thực sự trưởng
thành trong phong trào của địa phương, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong
quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng từ cấp dưới.
Tuy nhiên, điểm yếu của họ lại là dễ nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều,
chậm thích nghi với cơ chế thị trường, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ như một cán bộ quản lý đã cho biết " Cán bộ cũ thì lạc hậu,
chẳng chịu đi học mà học cũng chẳng được nữa, tuổi cao học khó vào lắm ....."
( nữ, 47 tuổi, tốt nghiệp đại học, cán bộ Văn phòng thành uỷ ). Trong khi đó, lớp
cán bộ công chức trẻ tuy còn ít kinh nghiệm, có thể còn thiếu chín chắn trong một
số quyết định nhưng lại là những người hết sức năng nổ, ham học hỏi, dám nghĩ,
dám làm và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Là một cấp chính quyền, hoạt động của
cấp phường là hoạt động hành chính, nhưng trong thực tế thì hoạt động của chính
quyền cấp phường có thể được coi là hoạt động" hành chính vận động " : trực tiếp
ban hành và vận động nhân dân thực hiện các quyết định hành chính. Vì vậy, đòi
hỏi người cán bộ công chức hoạt động trong bộ máy chính quyền cấp phường phải
có độ bền bỉ nhất định về sức khoẻ và có sự năng động, nhiệt tình để thực hiện tốt
những nhiệm vụ phức tạp diễn ra trên địa bàn quản lý, như một trường hợp phỏng
vấn sâu đã nhận định " Công việc ở phường đòi hỏi sự năng động sáng tạo, dám
nghĩ dám làm, cũng cần có sức khoẻ....." ( nam, 42 tuổi, tốt nghiệp đại học, cán bộ
UBND phường )
Tóm lại, cơ cấu độ tuổi của cán bộ công chức chính quyền phường thuộc quận
Ba Đình ở cấp độ trung bình, độ tuổi trung bình không quá cao cũng không quá
thấp. Điều này chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả hoạt
động của chính quyền phường bởi cấp chính quyền này cần được trẻ hoá hơn nữa
để đội ngũ cán bộ, công chức có thể thích nghi và thích hợp hơn với nhiệm vụ công
tác.
Bảng 2 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền
phường thuộc quận Ba Đình
STT Trình độ học vấn Số lượng Phần trăm
1 Chưa hết cấp II 0 0 %
2 Chưa hết cấp III 11 5,1 %
3 Hết cấp III 85 39,5 %
4 Đại học và trên đại học 126 58,6 %
( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng Tổ chức
chính quyền quận Ba Đình 7/2001 )
Theo bảng 2, 100 % cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Ba
Đình đều đã tổt nghiệp cấp II. Đây không phải một con số đáng mừng hay một chỉ
tiêu cần phấn đấu, tuy nhiên nếu xét trong tương quan với đội ngũ cán bộ, công
chức của chính quyền cấp xã ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thì đó đã là
một sự tiến bộ hơn hẳn bởi chính quyền cấp xã ở nhiều nơi còn rất nhiều cán bộ,
công chức có trình độ học vấn chưa hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí không loại trừ
cả những chức vụ cao như chủ tịch UBND hay HĐND. Ngay tại một quận mới
thành lập của thủ đô là quận Cầu Giấy cũng còn tồn tại 4 % cán bộ, công chức
phường chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Do vậy, con số 0 % nêu trên cũng là một
kết quả đáng mừng của quận Ba Đình nói riêng và của thành phố nói chung.
Bên cạnh đó, còn một con số đáng mừng khác là tỉ lệ cán bộ, công chức đã tốt
nghiệp đại học và trên đại học ( 58,6 % ). Đây quả thực là một tỉ lệ tương đối cao
xét trong tương quan với các quận, huyện khác trong thành phố hoặc cả nước ( ví
dụ : tỉ lệ này ở các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy Thành phố Hà Nội và quận 3
Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 30,6 % ; 34 % ; 10,91 % ) .
Tuy nhiên, bảng số liệu trên cũng cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập
trong chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hiện nay xét về
phương diện trình độ học vấn, bởi ngay trong một quận thuộc trung tâm thủ đô, là
trung tâm văn hoá, hành chính của cả nước mà vẫn tồn tại một số lượng không nhỏ
cán bộ công chức phường chỉ có trình độ phổ thông trung học ( 39,5 % ) hoặc
thậm chí là chưa hoàn thành chương trình phổ thông trung học ( 5,1 % ).
Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc với những
nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của
chính quyền ở cơ sở. Nhìn chung, công việc hàng ngày ở phường là giải quyết các
sự vụ đơn thuần, không đòi hỏi sâu về chuyên môn. Do đó, không nhất thiết đòi
hỏi người cán bộ, công chức phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thật
thông thạo hay quá chuyên sâu. Tuy nhiên, xét về tổng quan, toàn bộ các hoạt động
văn hoá, kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên
địa bàn phường. Do vậy, nếu người cán bộ, công chức của phường chỉ dừng lại ở
mức trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ gây ra những
khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà
phường phải quản lý. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và quốc gia đang
biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt, địa bàn phường ở các thành phố
lớn có trình độ dân trí cao, các vấn đề lớn như quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo
đảm an ninh trật tự.....có rất nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp đòi hỏi người
cán bộ, công chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng