BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***
NGUYỄN THỊ XUÂN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CÁC QUẬN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM VĂN HÙNG
HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị
Xuân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài
Học viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
(nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), đã trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn cho
tôi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình h
ọc tập và nghiên cứu.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến PGS.TS. Phạm Văn Hùng, người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình
giúp đỡ tôi về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu, những ý kiến quý
báu cho định hướng và hoàn thiện trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội,
Đống Đa, Tây Hồ
, Long Biên đã tạo điều kiện và cho phép tôi được học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp
tại các Kho bạc Hà Nội, Đống Đa, Tây Hồ, Long Biên đã động viên, chia sẻ
và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình, người thân đã động viên,
chia sẻ, hỗ trợ và khuyến khích tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã r
ất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý
thầy giáo, cô giáo và tất cả bạn bè, đồng nghiệp, những người quan tâm
nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiii
Nguyễn Thị Xuân
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục chữ viết tắt ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức 5
2.1.2 Kho bạc Nhà nước 8
2.1.3 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống Kho bạc Nhà nước 12
2.1.4 Chất lượng cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước 16
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức Kho bạc
Nhà nước 22
2.2 Cơ sở thực tiễn 26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiv
2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đội ngũ cán bộ
công chức 26
2.2.2 Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong hệ thống KBNN 26
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội 31
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Thành phố Hà Nội 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu 40
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 40
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin số liệu 41
3.2.3 Các phương pháp phân tích 41
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 42
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức của Kho bạc Nhà
nước các quận Thành phố Hà Nội 43
4.1.1 Cơ cấu tổ chức của KBNN các quận Thành phố Hà Nội 43
4.1.2 Số lượng và chức danh cán bộ, công chức KBNN các quận
Thành phố Hà Nội 46
4.1.3 Số lượng và chức danh cán bộ, công chức KBNN các quận khảo sát 50
4.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN các quận TP Hà Nội 52
4.2.1 Trình độ học vấn của đội ngũ CBCC KBNN các quận TP Hà Nội 52
4.2.2 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức KBNN các quận
Thành phố Hà Nội 56
4.2.3 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN các
quận Thành phố Hà Nội 59
4.2.4 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN các quận
Thành phố Hà Nội 62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagev
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
của KBNN các quận Thành phố Hà Nội 90
4.3.1 Yếu tố chính sách đối với cán bộ, công chức của KBNN 90
4.3.2 Yếu tố cơ sở vật chất của KBNN 95
4.3.3 Công tác tuyển dụng công chức và quy hoạch cán bộ lãnh đạo
của KBNN các quận khảo sát 96
4.4 Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức của Kho bạc Nhà nước các quận Thành phố Hà Nội 97
4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 97
4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu 101
PHẦN V: KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Thành phố Hà Nôi 31
4.1 Số lượng cán bộ, công chức hệ thống KBNN Thành phố Hà Nội 47
4.2 Số lượng cán bộ, công chức phân theo giới tính của KBNN các
quận ở TP Hà Nội 49
4.3 Số lượng cán bộ, công chức của KBNN các quận khảo sát 50
4.4 Số lượng cán bộ, công chức là nam giới của KBNN các quận
khả
o sát 51
4.5 Trình độ học vấn của công chức của KBNN các quận TP Hà Nội 52
4.6 Trình độ học vấn của cán bộ, công chức của KBNN các quận
khảo sát 55
4.7 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức của KBNN các
quận TP Hà Nội 57
4.8 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức của KBNN các
quận khảo sát 58
4.9 Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức của KBNN các quận
TP Hà Nội 59
4.10 Trình
độ chuyên môn của cán bộ, công chức của KBNN các quận
khảo sát 61
4.11 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN về khả năng hoàn thành
nhiệm vụ của Giám đốc KBNN các quận khảo sát 63
4.12 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN về khả năng hoàn thành
nhiệm vụ của Phó giám đốc KBNN các quận khảo sát 65
4.13 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN với Trưởng phòng Tổng
hợp-Hành chính KBNN các quận khảo sát 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevii
4.14 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN đối với Trưởng phòng
Kế toán-kho quỹ của KBNN các quận khảo sát 70
4.15 Đánh giá của cán bộ, công chức về đạo đức nghề nghiệp và sức
khỏe của đội ngũ cán bộ KBNN các quận khảo sát 72
4.16 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN về việc thực hiện nhiệm
vụ của công chức bộ phận Kế hoạch-Tổng hợ
p của KBNN các
quận khảo sát 74
4.17 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN về đạo đức nghề nghiệp
và sức khỏe đội ngũ công chức bộ phận Kế hoạch-Tổng hợp của
KBNN các quận khảo sát 76
4.18 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN về thực hiện nhiệm vụ
của công chức bộ phận Kế toán của KBNN các quận khảo sát 78
4.19 Đánh giá của cán b
ộ, công chức KBNN về đạo đức nghề nghiệp
và sức khỏe của đội ngũ công chức bộ phận Kế toán của KBNN
các quận khảo sát 81
4.20 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN về thực hiện nhiệm vụ
của công chức bộ phận Kho quỹ của KBNN các quận khảo sát 83
4.21 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN về đạo đức nghề nghiệp
và sức khỏ
e của công chức bộ phận Kho quỹ của KBNN các
quận khảo sát 86
4.22 Đánh giá của cán bộ, công chức KBNN về thực hiện nhiệm vụ
của công chức bộ phận Hành chính của KBNN các quận khảo sát 87
4.23 Đánh giá của khách hàng tới giao dịch tại KBNN đối với cán bộ,
công chức của KBNN các quận khảo sát 88
4.24 Ảnh hưởng của tiền lương, phụ cấp tới chất lượ
ng công việc của
cán bộ, công chức KBNN các quận khảo sát 91
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageviii
4.25 Chế độ làm thêm giờ của cán bộ, công chức của KBNN các quận
khảo sát 92
4.26 Ảnh hưởng của thời gian làm việc và nghỉ ngơi tới công việc của
cán bộ, công chức KBNN các quận khảo sát 93
4.27 Chế độ đào tạo và nâng cao tay nghề với công việc của cán bộ,
công chức KBNN các quận khảo sát 94
4.28 Yếu tố cơ sở vật chất với chất lượng công việc củ
a cán bộ, công
chức KBNN các quận khảo sát 95
4.29 Công tác tuyển dụng công chức, quy hoạch cán bộ của KBNN
các quận khảo sát 96
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTC Bộ tài chính
CBCC Cán bộ công chức
CC Cơ cấu
KBNN Kho bạc nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
SL Số lượng
TL Tỷ lệ
TP Thành phố
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá chúng ta cần nhận thức sâu sắc, đầy
đủ những giá trị to lớn và ý nghĩa quyế
t định của nhân tố con người, chủ thể
của mọi sáng tạo, “nguồn tài nguyên ” vô giá, vô tận của đất nước, phải có
cách nghĩ cách nhìn mới về vai trò, động lực và mục tiêu của nguồn nhân lực
trong sự nghiệp Công nghiêp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ đó xây dựng các
chiến lược, chương trình kế hoạch phát triển nguồn lực phù hợp, phát huy tối
đa nhân tố con người, tạo ra động l
ực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững,
đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy qua trình đổi mới
toàn diện đất nước.
Ngày nay chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với sự phát triển. Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa
vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bả
n, thị trường
tiêu thụ, thì hiện nay chính tri thức lại có ý nghĩa hết sức lớn lao góp phần tạo
nên sự thịnh vượng, sự giàu có cho một quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa, cùng
với sự phát triển công nghệ thông tin, đặt biệt là sự ra đời của Internet đã làm
cho các quốc gia, lãnh thổ ngày càng trở nên gần nhau hơn, qua đó sự cạnh
tranh càng trở nên gay gắt hơn và tất nhiên ưu thế cạnh tranh bao giờ cũng
nghiêng v
ề quốc gia, lãnh thổ có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, được
đào tạo tốt hơn.
Mỗi công việc của mỗi ngành nghề khác nhau lại có sự đòi hỏi khác
nhau về trình độ, cũng như khả năng lao động của người lao động. Kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm, sự hiểu biết và hoạt động sáng tạo tạo nên chất lượng
lao động. Chất lượ
ng lao động kết hợp với những hình thức sử dụng hợp lý,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page2
linh hoạt lực lượng lao động, với nỗ lực chung của tập thể, với sự quan tâm
đến các yếu tố văn minh thẩm mỹ của sản xuất kinh doanh và hoạt động xã
hội tạo nên chất lượng đội ngũ lao động, có ý nghĩa to lớn trong nâng cao chất
lượng và hiệu quả công việc. Đó chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội hiện đại. Chính vì thế
, mỗi doanh
nghiệp, cơ quan muốn tồn tại và phát triển thì việc nâng cao chất lượng nguồn
lao động và phân công, sử dụng lao động hợp lý, linh hoạt, khoa học là vấn đề
quan trọng hàng đầu để thành công.
Trong tiến trình đổi mới đất nước, hệ thống Kho bạc Nhà nước
(KBNN) được thành lập và nhanh chóng trở thành công cụ sắc bén trong quản
lý mọi hoạt động thu chi Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống KBNN
không thể thực hiệ
n nhiệm vụ của mình một cách hiệu lực và hiệu quả nếu
thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ và năng lực để đảm trách
công việc được giao. Chính vì vậy, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức tại các kho bạc trong hệ thống là vấn đề
được KBNN quan
tâm. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Kho bạc Nhà nước các quận
Thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại KBNN
các quận thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng
cao chất lượng độ
i ngũ cán bộ, công chức của KBNN tại các quận thành phố
(TP) Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Kho bạc Nhà nước;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page3
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong
KBNN tại các quận thành phố Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
của KBNN các quận thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ công chức,
hệ thống KBNN và đội ngũ cán bộ công ch
ức hệ thống KBNN như thế nào?
- Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của KBNN các quận
thành phố Hà Nội những năm qua như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của
KBNN các quận thành phố Hà Nội?
- Cần có những giải pháp gì, như thế nào, để KBNN tại các quận thành
phố Hà Nội nâng cao chất lượ
ng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức bao gồm các nội dung trình độ cán bộ công chức, hiệu quả thực thi công
vụ, đạo đức công vụ và một số vấn đề khác của đội ngũ cán bộ, công chức
trong KBNN các quận thành phố Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức của KBNN các quận thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến năm
2013, từ đó đề xuất một số giải pháp cho giai đoạn 2015 - 2020.
+ Phạm vi về thời gian
- Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2013.
- Thông tin số liệu sơ cấp khảo sát năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/ 2013 đến tháng 10/2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page4
+ Phạm vi về không gian
- Đề tài thực hiện nghiên cứu những thông tin số liệu thứ cấp cần thiết
của Thành phố Hà Nội.
- Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình và chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức của Kho bạc Nhà nước 3 quận là: Quận Đống Đa, Quận Long
Biên, Quận Tây Hồ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page5
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức
2.1.1.1.Khái niệm về Cán bộ
Theo Trần Xuân Cầu (2012), “cán bộ” du nhập vào nước ta có thể vào
thời Chiến tranh thế giới thứ hai, do việc thành lập các tổ chức cách mạng bí
mật bộ chống Pháp, chống Nhật (kho
ảng năm 1940-1941). Những người phụ
trách trong lĩnh vực chính trị, quân sự của các tổ chức cách mạng ấy được gọi
là “cán bộ”. Như vậy, “cán bộ” lúc đầu được tổ chức bởi các đoàn thể, đảng
phái. Họ công tác không có lương mà chỉ hưởng sinh hoạt phí của tổ chức mình
mà thôi. Kể từ Cách mạng Tháng Tám 1945, sau khi giành được chính quyền,
các cán bộ cách mạng được bố trí vào đội ngũ quản lý chính quy
ền.
Cán bộ và công chức được định nghĩa chung tại Điều 1, Pháp lệnh về
cán bộ và công chức ngày 26-2-1998 không thấy có sự phân biệt giữa hai khái
niệm này. Sau này, Luật Cán bộ, công chức (ngày 13-11-2008) có phân biệt
giữa cán bộ và công chức theo quy định tại Điều 4 như sau:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộ
ng sản Việt
Nam, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khoản 1).
- Riêng về người làm việc ở cấp xã , phường, thị trấn thì cán bộ là công
dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trự
c hội
đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu
tổ chức chính trị-xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page6
2.1.1.2.Khái niệm về Công chức
Thuật ngữ công chức được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới, để chỉ ra những người giữ công vụ thường xuyên trong cơ quan, tổ chức
nhà nước. Thuật ngữ công chức là thuật ngữ có tính lịch sử, hình thành trong
những điều kiện nhất định, cùng với chế độ công vụ.
Công vụ là công việc, hoat đông nhà nướ
c chủ yếu do công chức nhà
nước thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước và pháp luật, được đảm
bảo bằng quyền lực nhà nước, pháp luật và sử dụng quyền lực đó để thực thi
các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
Ở những quốc gia tồn tại nhiều đảng chính trị (có đảng cầm quyền và
đảng đối lập) thì công chứ
c được hiểu là những người giữ công vụ thường
xuyên trong các cơ quan nhà nước, được xếp vào ngạch, bậc công chức được
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Còn ở những nước chỉ có một đảng duy
nhất, đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì quan niệm công chức không chỉ
gồm những chủ thể nêu trên, mà còn cả những đối tượng tương tự, nhưng lại
làm việc tại các tổ
chức của đảng, tổ chức chính trị -xã hội. Vì vậy, không thể
có một định nghĩa chung duy nhất về công chức cho tất cả các quốc gia. Quan
niệm về công chức gắn liền với yếu tố chính trị và đời sống chính trị - xã hội
có tính quyết định chế độ công vụ và quan niệm công chức.
Tại Trung Quốc,theo Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1993), Điều lệ
tạ
m thời về công chức nhà nước của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố
ngày 14 tháng 8 năm 1993, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1993, công
chức nhà nước bao gồm công chức lãnh đạo và không lãnh đạo; và phải thông
qua một chế độ tuyển dụng hét sức nghiêm ngặt. Công chức không lãnh đạo bao
gồm: Cán sự, Chuyên viên, Chuyên viên tổ trưởng, Chuyên viên tổ phó, Trợ lý
chuyên viên nghiên cứu, Chuyên viên nghiên cứu, Trợ lý chuyên viên thanh tra.
Chức danh lãnh đạo: Thủ Tướng Quốc vụ viện, Phó Thủ tướ
ng Quốc vụ viện,
Các thành viên Quốc vụ viện, chức Trưởng phó cấp bộ, tỉnh, chức trưởng phó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page7
cấp vụ, … Hiện nay, Trung Quốc đã chuyển các công chức sang chế độ hợp
đồng lao động và có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực hành chính để giảm
biên chế
Ở Pháp, quan niệm về công chức rất rộng, công chức được phân thành
hai loại: Loại thứ nhất là những công chức làm việc thường xuyên trong bộ
máy nhà nước, bị chi phối bởi luật công chức; loại thứ hai là những công chức
bị chi phối bởi luật lao động, bởi hợp đồng lao động.
Ở Nhật Bản, quan niệm công chức bao gồm cả công chức nhà nước
trung ương và công chức địa phương, có nghĩa là những người làm việc trong
các cơ quan chính quyền và tự quản địa phưong cũng là công chức
Ở Việt Nam từ khi có Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 tới nay,
quan niệm về công chức nhà nước cũng có nhữ
ng thay đổi nhất định. Trên cơ
sở Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày
17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sủ dụng và quản lý công
chức tuy không đưa ra định nghĩa công chức khái quát, nhưng đã liệt kê
những đối tượng công chức Nhà nước theo Điều1, Nghị định này thì công
chức bao gồm những người được quy định tại khoản 3, khoản 5 củ
a Điều 1
Pháp lệnh, cụ thể là:
- Công chức nhà nước trước hết là công dân Việt Nam;
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên
trong các cơ quan nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân, và trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước;
- Được phân loại theo trình độ đào tạo;
- Được xếp vào ngạch hành chính, ngạch sự nghiệp;
- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Dấu hiệu nổi bật nhất của công chức là được tuyển dụng, bổ nhiệm
hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước,
được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều này phản ánh tính thường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page8
xuyên liên tục của nền công vụ nhà nước. Theo quy định này thì người được
tuyển dụng là người qua các kỳ thi công chức và đã trúng tuyển được tiếp
nhận vào làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, hết thời
gian tập sự nếu thoả mãn các điều kiện trong thời gian tập sự thì được cơ
quan, tổ chức nhà nước, người có thẩm quyền ra quyết
định bổ nhiệm chính
thức vào ngạch công chức.
Luật Cán bộ, công chức ngày 13-11-2008 có khái niệm về công chức
theo quy định tại Điều 4 như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà
nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn v
ị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước (khoản 2).
- Riêng về người làm việc ở cấp xã , phường, thị
trấn thì công chức cấp
xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước (khoản 3).
2.1.2 Kho bạc Nhà nước
2.1.2.1.Khái niệm
Theo Trần Vũ Hải và Hoàng Minh Thái (2013), Kho bạc Nhà nước
(State Treasury) đã có từ lâu. Thuật ngữ 'Treasury' theo nguồn gốc La tinh có
nghĩa là 'vật quý' hay 'kho báu'. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người,
những vật quý tìm đượ
c ngày một nhiều hơn, dần dần được tập trung vào tay
những người có thế lực, hình thành các kho cất giữ châu báu. Khi các bộ tộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page9
xuất hiện, kho báu chính là nơi cất giữ tập trung các tài sản quý của cộng
đồng bộ tộc.
Cùng với sự ra đời của Nhà nước cổ đại, bộ máy quản lý tài sản của
Nhà nước cũng được hình thành, theo đó, xuất hiện các tổ chức chuyên quản
lý các loại tài sản quý của Nhà nước và các khoản thu nhập công (tô, thuế).
Tổ chức này dần dần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và t
ổ chức bộ máy để
trở thành Ngân khố quốc gia hay Kho bạc Nhà nước sau này.
Dưới chế độ quân chủ, các vua chúa thường chọn những người ruột
thịt, thân tín cho làm quan coi giữ các kho châu báu, tiền bạc, vũ khí để củng
cố sức mạnh của Nhà nước và quân đội. Trong thế giới tư bản, cùng với sự
phát triển về kinh tế - tài chính, bộ máy Kho bạc Nhà nước trở thành một loại
công sở đặ
c biệt, với chức năng chủ yếu là quản lý các khoản thu chi của ngân
sách Nhà nước; các loại tài sản quý hiếm; các nguồn dự trữ tài chính - tiền tệ
của Nhà nước.
Ngày nay, mặc dù còn có nhiều khác biệt về lịch sử và kinh tế, song
hầu hết các nước đều có cơ quan Kho bạc Nhà nước. Ở các nước phát triển,
bộ máy Kho bạc Nhà nước được thành lập khá sớm và hoàn chỉnh
như Vương quốc Anh và Hoa K
ỳ - năm 1789-1790; Pháp – năm
1800; Canada – năm 1867.
2.1.2.2 Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước
a.Nhiệm vụ
Theo Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về
quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc nhà nước, KBNN
có những nhiệm vụ như sau:
- Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách nhà nước, thực
hiện điều tiết thu ngân sách nhà nướ
c cho các cấp ngân sách theo quy định
của cấp có thẩm quyền.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page10
- Thực hiện chi trả và kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo từng đối
tượng thụ hưởng theo dự toán ngân sách nhà nước được duyệt.
- Kiểm soát và thực hiện việc xuất, nhập các quỹ dự trữ tài chính nhà
nước, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản nhà
nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiệ
n thành toán,
giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, các nhân có
quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát
triển thông qua các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, Công trái xây
dựng tổ quốc theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ ngân sách nhà
nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạ
m giữ.
- Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại
quốc doanh để giao dịch thanh toán giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.
- Tổ chức thanh toán, điều hoà vốn và tiền mặt trong hệ thống Kho bạc
Nhà nước, bảo đảm tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu, đáp ứng đầy đủ,
kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước.
- Lưu trữ, bảo quản tài sản, tiền và các ch
ứng chỉ có giá của Nhà nước,
của các cơ quan, đơn vị, các nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.
- Khi phát hiện đơn vị, tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước vi phạm
chế độ quản lý tài chính nhà nước, Kho bạc Nhà nước được tạm thời đình chỉ
việc chi trả, thanh toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý.
- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Tổ
chức quản lý hệ thống thông tin, tin học trong toàn hệ thống Kho
bạc Nhà nước.
- Quản lý công chức, viên chức, vốn và tài sản thuộc hệ thống Kho bạc
Nhà nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page11
b. Tổ chức bộ máy
- Kho bạc Nhà nước được tổ chức như một Bộ trực thuộc Chính phủ.
Mô hình này phổ biến ở Mỹ, Anh, Canada, Úc Ngoài nhiệm vụ chính là lập
cân đối thu chi tiền tệ, phát hành tiền, quản lý nợ quốc gia và các loại tài sản
quý hiếm, Kho bạc một số nước còn làm nhiệm vụ quản lý biên chế công
chức Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (hoặc B
ộ Kinh tế-Tài
chính) gồm phần lớn các nước ở Tây Âu và Trung Âu, điển hình là
Pháp, Ðức, Ý và các nước ở Ðông Nam á như Indonexia, Malaysia, Thái
Lan,Việt Nam Kho bạc Nhà nước còn có tên gọi khác như Vụ quản lý tài
chính công, Vụ Kế toán công, trong đó có các nghiệp vụ quản lý quỹ ngân
sách Nhà nước, kế toán và quyết toán ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công
- Kho bạc Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Trung ương như
ở Nga, Trung Quốc, các nước Ðông Âu và Châu Phi. Trong bộ máy của Ngân
hàng trung ương có một đơn v
ị làm nhiệm vụ quản lý Quỹ ngân sách Nhà
nước, đặc trách theo dõi và giúp Bộ Tài chính quản lý các khoản thu chi ngân
sách Nhà nước, phối hợp với Vụ Ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính làm
nhiệm vụ kế toán và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước trực thuộc một Bộ của Chính phủ. Ðây là một mô
hình khá đặc biệt, tồn tại ở một số nước thuộc khu vực Trung Cận Ðông và
Tây Á ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài mộ
t số Bộ được gọi là 'siêu bộ' như Tài chính,
Ngoại giao, Quốc phòng, các cơ quan còn lại được phân thành các nhóm để
hình thành các Bộ 1, Bộ 2, Bộ 3 của Chính phủ. Theo mô hình này, Bộ 1 của
Chính phủ gồm có các cơ quan Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước,
Thương mại, Kế hoạch - Thống kê.
Như vậy, có thể thấy rằng Kho bạc Nhà nước ở các nước ra đời khá
sớm, hầu hết được chia tách và phát triển từ cơ quan Tài chính, chuyên môn
hoá công tác quản lý ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, mô hình tổ chức bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page12
máy và chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước ở các nước còn có nhiều
điểm khác nhau.
c.Hệ thống kho bạc Nhà nước ở Việt Nam
Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, hệ thống Kho bạc Nhà nước được
thành lập và nhanh chóng trở thành công cụ sắc bên trong quản lý mọi hoạt
động thu chi ngân sách nhà nước. Vượt qua chặng đường đầu tiên đầy khó
khăn và thách thức, với sự phấn đấu n
ỗ lực Kho bạc Nhà nước đã hoàn hành
suất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kho bạc Nhà nước Hà Nội khi mới thành lập, toàn bộ giá trị cơ sở vật
chất ban đầu của hệ thống 17 kho bạc trên địa bàn thành phố rất hạn chế, nơi
làm việc hầu hết đều phải nh
ờ các trụ sở cơ quan Tài chính, Ngân hàng hoặc
đi thuê rất chật chội. Mặt khác, cán bộ công chức đa số chỉ là có trình độ
trung cấp, sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo, trong tư tưởng không ít người còn
chưa yên tâm, thậm chí còn hoài nghi về khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà
nước và cấc cấp chính quyền địa phương, với nỗ l
ực và quyết tâm cao, toàn
ngành đã khẩn trương vào trận ngay từ những ngày đầu tiên; nghiên cứu, tập
huấn, tham khảo kinh nghiệm, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ và phục vụ các
đơn vị giao dịch ngay từ ngày 01/4/1990 (Kho bạc nhà nước Hà Nội, 2005).
2.1.3 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống Kho bạc Nhà nước
2.1.3.1 Khái niệm về Cán bộ KBNN
- Cán bộ KBNN Việt Nam là công dân Việt Nam, được bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh quản lý trong Hệ thống KBNN Việt Nam, có nghĩa vụ và
trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý trong Hệ thống KBNN được phân
công, dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước và pháp luật quy định; Trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page13
- Cán bộ KBNN Việt Nam là những người giữ chức vụ, chức danh từ
Phó Phòng trở lên đối với các KBNN cấp Quận và các KBNN cấp trên. Ở
KBNN cấp huyện thì Cán bộ là những người giữ chức vụ chức danh từ Tổ
Phó Tổ nghiệp vụ của KBNN cấp Huyện trở lên.
2.1.3.2 Khái niệm về Công chức KBNN
- Công chức KBNN Việt Nam là công dân Việt Nam, được tuyển dụng
và giao đảm trách và thực hiện một công v
ụ thường xuyên trong KBNN Việt
Nam, dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước và pháp luật quy định; Được xếp
vào ngạch công chức; Được phân loại theo trình độ; Trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Công vụ trong KBNN là công việc, hoạt động thường xuyên của
KBNN nhằm thực hiện các nhiệm vụ Thu, Chi Ngân sách Nhà nước, Quản lý
Thu Chi và Cân đối Thu Chi Ngân sách Nhà nước, để đảm bảo kinh phí cho
các hoạt động của Nhà nước và Phát triển Quốc gia.
2.1.3.3 Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong Hệ thống KBNN
Theo Lê Hùng Sơn (2012), Đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng
đối với cơ quan, tổ chức. Cán bộ, công chức là thành viên, là phần tử cấu
thành của tổ chức bộ máy. Cán bộ, công chức có quan hệ mật thiết với tổ
chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong
tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức. Hiệu quả hoạt động
trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ. Cán bộ công chức có trình độ, có
đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết, có trách nhiệm với công việc được giao sẽ
làm cho cơ quan, đơn vị hoạt động tốt, dẫn đến bộ máy nhà nước hoạt động
nhịp nhàng; cán bộ, công chứ
c trình độ quản lý yếu kém, năng lực hạn chế,
quan liêu, cửa quyền, sẽ làm cho bộ máy tê liệt.
Cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức trong hệ thống kho
bạc nói riêng có vai trò rất quan trọng. Do bởi KBNN là cơ quan kiểm soát
thu chi ngân sách nhà nước. Tầm ảnh hưởng của KBNN ở cấp vĩ mô và vi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page14
mô, có tác động lớn tới kinh tế xã hội. Chính vì vậy cán bộ công chức ở Kho
bạc Nhà Nước Trung ương và KBNN các cấp là những người quyết định tới
việc tổ chức huy động và sử dụng nguồn tiền ngân sách, đảm bảo việc ổn định
thu chi ngân sách nhà nước và hoạt động của nền tài chính quốc dân.
Những năm vừa qua cũng đã chỉ ra rằng sự thành công hay thất bại của
Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở phụ thuộc rất
lớn vào chính sách tài khóa nói chung và hoạt động của KBNN nói riêng.
Tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN quyết định khả năng
hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về
tài chính; là người trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương
đường lối của
Đảng, cũng như tiến hành tổ chức, triển khai các hoạt động tái chính ở cấp
trung ương và địa phương.
Cán bộ, công chức KBNN có một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt
động quản lý điều hành nền tài chính quốc gia. Các cán bộ công chức KBNN là
người đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước ở
trung ương và cơ sở; Kiểm tra việc thực hiệ
n thu chi ngân sách, phát hiện các
dấu hiệu vi phạm trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, ngừng cung cấp ngân
sách và trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý, giải quyết phù hợp.
Ngoài những vị trí, vai trò trên cán bộ, theo Phan Đình Tý (2011), công
chức kho bạc còn có vị trí, vai trò thể hiện những phương diện sau đây:
- Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hành dự toán thu – chi
của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là một trong những lĩnh vực
quan trọng hàng đầu c
ủa quốc gia, việc thực hiện việc thu chi đều phải dựa
vào cơ quan thuế và kho bạc. Những cán bộ, công chức kho bạc là những
người có vai trò trong việc đôn đốc, kiểm tra và thúc đẩy việc thu – chi ngân
sách nhà nước, phối hợp với các cơ quan khác như chi cục thuế, ngân hàng
thương mại để đối chiếu số liệu, phối hợp, xử lý vướng mắc trong quá trình
thực hiện thu chi ngân sách nhà nước. Đồng th
ời cán bộ công chức KBNN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page15
còn đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình, chính xác, kịp thời cho các đơn vị
sử dụng ngân sách, phục vụ các đơn vị đến giao dịch để đảm bảo dòng vốn
của nhà nước được luân chuyển đúng, đủ và kịp thời.
- Đảm bảo điều hành ngân quỹ có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chi
NSNN: Việc triển khai ngân sách nhà nước không phải chỉ do một cơ quan,
mộ
t trụ sở mà là từ hệ thống các KBNN từ trung ương tới địa phương.Việc
chi ngân sách nhà nước cho các mục tiêu chi thường xuyên, chi xây dựng cơ
bản gồm rất nhiều các hạng mục khác nhau, việc quản lý cũng không đơn
giản như quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Chính vì vậy đội ngũ cán
bộ công chức kho bạc có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành ngân
quỹ này được hiệu quả
.
- Đảm bảo công tác tham mưu, phân tích, dự báo và phát triển ứng
dụng chuyên môn: Kho bạc nhà nước ngoài nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu
chi ngân sách nhà nước, cũng có chức năng hỗ trợ, chủ động tham mưu đề
xuát về cơ chế chính sách liên quan tới tài chính nhằm tháo gỡ các khó khăn
vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Và để thực hiện tốt được
nhiệm vụ này, không có gì khác hơn là cần có m
ột đội ngũ cán bộ công chức
đam mê công việc, hiểu rõ vấn đề và đề xuất những vấn đề phù hợp.
- Đảm bảo công tác thanh kiểm tra được thực hiện đều đặn, đảm bảo
tuyệt đối an toàn cho kho quỹ. Cũng như nhiều định chế tài chính khác, công
tác kiểm tra luôn là công tác cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn
tuyệt đối cho kho quỹ. Việc kiểm tra được thự
c hiện thông qua chứng từ sổ
sách, số liệu trên máy tính, Tuy nhiên nhân tố trực tiếp thực hiện công tiếp
này chính là các cán bộ, công chức của KBNN. Vì vậy đội ngũ cán bộ, công
chức có vị trí số 1 trong công tác thanh kiểm tra của KBNN.