Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.23 KB, 9 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HOÁ
I. MỘT SỐ KHÁI LUẬN CHUNG
1. khái luận chung về kế hoạch
Kế hoạch là việc nghiên cứu thực tại khách quan, tìm ra các quy luật khách
quan, vận dụng chúng vào việc xác định, các mục tiêu mong muốn, Xác định các
phương án, cách thức trình tự tiến hành, các bước đi. Nhằm đạt được mục tiêu đã
định. Vai trò của kế hoạch là ngiên cứu, dự báo, dự đoán, xây dựng các mục tiêu
cũng như các cách thức để đạt mục tiêu và hướng dẫn thực hiện,…
có thể nói kế hoạch ra đời từ khi xã hội loài người xuất hiện, tuỳ theo mỗi
thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử mà kế hoạch được thể hiện ở các hình thức, các nội
dung và đi vào giải quyết các mục đích khác nhau. Các kế hoạch đầu tiên của con
người là được sử dụng vào giải quyết các vấn đề của chiến tranh, mãi cho tới đầu
của thế kỷ 20 lần đầu tiên trong lịch sử loài người các nhà lãnh đạo Liên Xô cũ
đem kế hoạch vào giải quyết các vấn đề của kinh tế(1928), và cho tới ngày nay thì
kế hoạch được sử dụng làm công cụ giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội,…
2. khái niệm về kế hoạch hoá
kế hoạch hoá là một quá trình, phương thưc quản lý, sự nhận thức các quy
luật khách quan của chủ thể quản lý và vận dụng chúng vào việc sử dụng các
nguồn lực, phương tiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Nó thể hiện ý đồ phát triển
chủ quan của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý và phương thức tác động
để đạt được các mục tiêu đề ra. Kế hoạch hoá là quá trình gồm nhiều khâu, từ
chiến lược phát triển , quy hoạch phát triển tới các chính sách,..
3. khái luận về Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội
a. khái niệm
Theo Michael P. Todaro: Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô là một loại hình hoạt
động của chính phủ nhằm phối hợp việc ra những squyết định tương đối dài hạn
về kinh tế và nhằm tác động trực tiếp đối với mức tuyệt đối và mức độ tăng trưởng
của những biến số kinh tế chủ yếu, kế hoạch hoá là cơ chế mà nhà nước sử dụng để
kiểm soát toàn bộ nền kinh tế…( Michael P. Todaro: Economic Development in
the third world, New york, 1989, trang 504 )
Theo cao viết sinh: Kế hoạch hoá phát triển là sự thiết lập mối quan hệ giữa


khả năng và mục đích nhằm đạt được mục tiêu bằng việc sử dụng có hiệu quả nhất
tiềm năng hiện có. Kế hoạch hoá phát triển có đặc thù thể hiện sự cố gắng lựa chọn
và xắp xếp, huy động các nguồn khả năng, đưa ra định hướng sử dụng thông qua
cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước. (Cao Viết Sinh: cán
bộ thuộc bộ kế hoạch và đầu tư . xem Cao Viết Sinh: Một số suy nghĩ về kế hoạch
hoá nền kinh tế quốc dân trong cơ chế thị trường, kỷ yếu hội thảo khoa học về kế
hoạch hoá , Hà Nội, 1995).Tóm lại Kế hoạch hoá phát triển là phương thức quản lý
của nhà nước bằng mục tiêu(là một loại hình hoạt động có tính chất chủ quan của
chính phủ). Nó thể hiện ở việc chính phủ xác định các mục tiêu về kinh tế – xã hội
cần phải hướng tới trong một thời kỳ nhất định và các cách thức để đạt được mục
tiêu đó thông qua các chính sách, các biện pháp, các định hướng lớn, các giải pháp.
b. Hệ thống Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội.
Hệ thống Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội là tổng thể các bộ phận
cấu thành Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội, nhằm thực hiện quá trình quản
lý nền kinh tế bằng phương tiện (công cụ) kế hoạch. Tuỳ theo cách tiếp cận mà hệ
thống Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội có thể được phân chia thành các bộ
phận cấu thành khác nhau:
Theo nội dung: Kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội được chia ra thành
các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (gọi là chiến lược phát triển), các quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội(quy hoạch phát triển), các kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội(kế hoạch phát triển) với kế hoạch còn được chia ra thành các kế hoach 5
năm và các kế hoạch hàng năm(kế hoạch 1 năm), cuối cùng là các chương trình và
các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Theo phạm vi: ở tầm vĩ mô có các Kế hoạch hoá phát triển có tính chất bao
trùm toàn bộ nền kinh tế, có tính chất toàn quốc bao gồm chiến lược phát triển
quốc gia, các chiến lược phát triển các ngành, chiến lược phát các lĩnh vực khác
nhau,…dưới cấp chiến lược có quy hoạch phát triển cấp quốc gia, các quy hoạch
phát triển các vùng khác nhau, quy hoạch phát triển ngành,... tiếp theo các quy
hoạch là các kế hoạch như kế hoạch 5năm phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát
triển hàng năm,…. ở tầm vi mô ta có các chiến lược kinh doanh cấp công ty (chiến

lược trọng tâm, chiến lược khác biệt hoá,..) và các kế hoạch kinh doanh,…
II. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, MỘT CÔNG ĐOẠN TẤT YẾU CỦA QUY TRÌNH
QUẢN LÝ
1.Khái luận chung về quản lý
Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản
lý. Về cơ bản ta có quy trình quản lý như sau
Chủ thể quản lý đối tượng quản lý
Cơ chế quản lý
Các tác động nhiễu
Chủ thể quản lý tác động trực tiếp vào đối tượng của quản lý thông qua cơ chế
quản lý (được thể hiện trên sơ đồ bằng các đường mũi tên nét liền). Ngược lại đối
tượng của quản lý cũng có các thông tin phản hồi lại với chủ thể quản lý( được
biểu hiện thông qua các đường mũi tên có nét đứt). đứng trên góc độ toàn nền kinh
tế thì đối tượng quản lý là các đơn vị kinh tế, các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế,
cụ thể là các cá nhân, các tổ chức kinh tế như các công ty, các tập đoàn,.. còn chủ
thể của quản lý ở đây là nhà nước.
Tác động nhiễu là các tác động nằm ngoài cơ chế quản lý, các tác động
nhiễu này do những điều kiện khách quan đem lại, đó là các tác động gián tiếp,…
2. Quy trình quản lý
Có thể có các cách xác định quy trình quản lý khác nhau, tuy nhiên ở đây xin
được đề cập một các xác định như sơ đồ sau:
a. Xác định mục tiêu: để trả lời cho câu hỏi: chúng ta muốn làm gì?, chúng
ta có thể làm gì?, chúng ta nên làm gì?. Việc trả lời các câu hỏi này sẽ cho chúng ta
thấy được trạng thái mong muốn đạt được trong tương lai, nghĩa là chỉ ra cái đích
cần đạt được trong tương lai với các điều kiện cụ thể, sẵn có và có thể sử dụng vào
việc đạt được trạng thái mong muốn trong tương lai. Xác định mục tiêu là khâu
đầu tiên của quá trình quản lý và đây là khâu có tính chất quyết định nhất trong
quy trình quản lý, vì nó là cơ sở là căn cứ để xác định các bước tiếp theo của quy
trình quản lý. Việc xác định mục tiêu sai lệch, không chính xác sẽ kéo theo cả quy
trình quản lý kém hiệu quả, không hiêụ quả, thậm chí còn phản hiệu quả. để xác

định mục tiêu chủ yếu có hai căn cứ: căn cứ vào ý muốn chủ quan của chủ thể
quản lý, cho phép chúng ta trả lời cho câu hỏi chúng ta muốn gì?. căn cứ vào điều
kiện cụ thể về nguồn lực, về năng lực, trình độ phát triển săn có,.. cho phép chúng
ta xác định được câu hỏi chúng ta có thể làm gì?. khi xác định mục tiêu thì yêu cầu
phải chỉ ra một cách rõ ràng phần định tính và định lượng của mục tiêu, mục tiêu
phải có tính chất khả thi nghĩa là việc đạt được mục tiêu (cả về mặt lượng lẫn mặt
chất) phải nằm trong khả năng sẵn có và sẽ có của các nguồn lực trong hiện tại…
b.tổ chức: tổ chức là việc thực hiện các tác động, các phương thức tác động,
xây dựng các chỉ tiêu biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng – thực hiện
cách thức phân bổ nguồn lực, các chính sách hoạt động, xây dựng thực hiện các
cam kết giữa nhà nước (chủ thể quản lý) với các đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp,
…). Mục đích trả lời các câu hỏi: làm như thế nào? làm khi nào?, và ai làm?.
c. kiểm tra: kiểm tra là quá trình theo dõi hoạt động của hệ thống quản lý,
theo dõi cả chủ thể quản lý lẫn đối tượng của quản lý. Nhằm thúc đẩy việc thực
hiện mục tiêu, phát hiện các biến động, tìm ra các biến động thuận lợi hoặc bất lợi
để có thể kịp thời điều chỉnh.
d. điều chỉnh: thông qua công tác kiểm tra, giám sát chủ thể quản lý ra quyết
định có hay không việc điều chỉnh? Và điều chỉnh như thế nào?. trên thực tế để đạt
được mục tiêu thì người ta có thể thực hiện hai hướng điều chỉnh sau: điều chỉnh
tích cực là việc kiểm tra lại khâu tổ chức, xem xét và ra quyết định điều chỉnh ở
khâu này; điều chỉnh tiêu cực là việc điều chỉnh mục tiêu. thông thường người ta
e. hạch toán: là việc đánh giá kết quả của quá trình quản lý một cách toàn
diện nghĩa là đánh giá kết quả bằng hiệu quả kinh tế – xã hội.

×