Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.52 KB, 6 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI
I . Khái niệm,đặc điểm,bản chất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
1 . Khái niêm :
Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều vĩ mô nền kinh tế quốc dân,nó
là sự cụ thể hóa các mục tiêu,định hướng của chiến lược phát triển theo từng
thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng
phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.
Từ đó,ta có thể đưa ra một định nghĩa chung về kế hoạch như sau ; Kế
hoạch kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu,phương hướng,chính sách,
biên pháp kinh tế quốc dân được biểu hiện trong một hệ thống các bảng cân
đối,trên cơ sở nhận thức và thỏa mãn các yêu cầu của các quy luật kinh tế của
nền kinh tế quốc dân và trên cơ sở khai thác có hiệu quả kinh tế xã hội cao mọi
tài nguyên nhân - tài – vật - lực của đất nước.
2. Đặc điểm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Theo giáo sư Tony Killick ( viện nghiên cứu phát triển Oxford –
Mỹ ) đưa ra 6 đặc điểm sau đây trong một kế hoạch :
1. Xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu chính trị của chính phủ ,việc đặt ra
kế hoạch nhằm xác định những mục tiêu chiến lược có liên quan trực tiếp đến
sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế đất nước.
2. Môt kế hoạch phát triển đề ra một chiến lược mà thông qua đó người ta dự định
được những mục tiêu , mà những mục tiêu này thường được biến thành các chỉ
tiêu cụ thể.
3. Kế hoạch được thể hiện bằng một loạt các nguyên tắc và chính sách được phối
hợp từ Trung ương, cos nhất quán về nội dung được xem như là phương tiện tối
ưu đẻ thực hiện các mục tiêu,chỉ tiêu và được sử dụng như một khuôn mẫu để
hướng dẫn các quyết định cụ thể.
4. Kế hoạch bao hàm toàn bộ nền kinh tế. Việc lập kế hoạch quốc gia bắt đầu bằng
việc xây dựng các chiến lược mục tiêu và các chỉ tiêu quốc gia. Trên cơ sở đó,
các ngành cụ thể hóa các chương trình và chiến lược trung thành các kế hoạch
của ngnahf trong đó bao gồm các hoạt động cụ thể. Các ngành cụ thể các yếu tố


của vùng và mối liên hệ giữa các ngành.
5. Để đảm bảo tính tối ưu và tính nhất quán,hệ thống kế hoạch phát triển được cụ
thể hóa bằng các chương trình,các dự án xem như là các hoạt động kinh tế cụ
thể trong tương lai.
6. kế hoạch phát triển thường kéo dài 5 năm và thể hiện như kế hoạch trung hạn
,có thể kết hợp với kế hoạch viễn cảnh dài hạn và được bổ sung bằng kế hoạch
hàng năm.
3. Bản chất của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Bản chất của kế hoạch hóa trước hết được thể hiện là một loạt các mục
tiêu kinh tế xã hội cần đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn. một kế
hoạch toàn diện đặt ra những mục tiêu bao hàm tất cả mọi mặt trong nền kinh tế
quốc dân. Một kế hoạch từng phần sẽ đề cập đến một phần của kinh tế. Kế tiếp
bản chất của kế hoạch hóa được đúc kết lại, đó là cách thức tác động, hướng dẫn
và điêu khiển của chính phủ.
II. Quy trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
1. Xây dựng kế hoạch
Trên cơ sở đánh giá một cách cụ thể,chính xác thực trạng thực
hiện các nhiêm vụ và các chỉ tiêu kế của thời kỳ trước,xem xét kết quả
của việc thực hiện các dự án ,chương trình xây dựng đã và đang triển
khai cũng như các yếu tố nguồn lực bên trong,bên ngoài cac nhà kế
hoạch tiến hành:
- Cụ thể hóa và tính toán con số chỉ tiêu,mục tiêu phát triển
- Xác định cái giá phải trả cho mục tiêu đặt ra của thời kỳ kế hoạch. Đây là việc
xác định nhu cầu về các yếu tố nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các mục
tiêu như : nhu cầu về vốn,nhu cầu lao động,tahy đổi các yếu tố về công nghệ -
kỹ thuật,nguồn tài nguyên.
- Đo lường các yếu tố nguồn lực hiện có trong thời kỳ kế hoạch như nguồn tích
lũy,nguồn thu từ ngân sách,nguồn huy động vốn từ dân cư… các nguồn lực vật
chất cụ thẻ kết hợp với những giới hạn về trình độ, thể chế,cơ chế hnahf
chính,tổ chức sẽ là những ràng buộc tác động đến khả năng đạt được những

mục tiêu kinh tế xã hội đạt ra.
- Cân đối các yếu tố nguồn lực chủ yếu trong thời kỳ kế hoạch ,thực chất đây là
việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cần có phản ánh thực trạng cân đối giữa
mục tiêu với các yếu tố nguồn lực. Trong đó,điều quan trọng là chỉ ra các mất
cân đối và hướng giải quyết các mất cân đối nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra.
2. Thực hiện kế hoạch
Trong bước này,vấn đề quan trọng trước hết là phải đưa ra được
các chính sách,cơ chế,chính sách khuyến khích hay rang buộc để tạo ra
môi trường vĩ mô thích hợp cho các ngành,các cấp ,các đơn vị kinh
tế,các doanh nhân có cơ hội phát huy nguồn lực nhằm thực hiện mục
tiêu đã đặt ra. Mặt khác các nhà tổ chức cần phải đặt ra các kiến
nghị,giải pháp cần thay đổi trong thể chế,cơ chế hoàn thiện các tổ chức
kinh tế,bộ máy quản lý có liên quan để xóa bỏ các trở ngại trong quá
trình vận hành. Toàn bộ các phương tiện về chính sách,thể chế, công cụ
này cần đặc biệt hướng vào việc khai thác,huy động và sử dụng các yếu
tố nguồn lực một cách có hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu kế hoạch.
3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
Cần phải xác định các dạng thức hoạt động triển khai công tác kế
hoạch,theo dõi tổ chức quá trình đánh giá và thực hiện kế hoạch.Để
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phải dựa trên các mục tiêu,các
chỉ tiêu đã đề ra,với các mục tiêu chỉ tiêu ấy kế hoạch đã hoàn
thành,chưa hoàn thành hay vượt mức đề ra.Phân tích hiệu quả tài
chính, hiệu quả kinh tế -xã hội đảm bảo các luận cứ quan trọng cho việc
xây dựng các kế hoạch của các thời kỳ tiếp theo. ví dụ các như các mục
tiêu đinh hướng gắn kiền nhằm ổn định sự phát triển vĩ mô của nền kinh
tế như :
- Tăng trưởng kinh tế nhanh;
- Tăng thu nhập bình quân đầu ngươi;
- Giải quyết công ăn việc làm
- ổn đinh mức giá cả;

- Giảm thiểu đối nghèo và bất công trong thu nhập

4. Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết
Để xử lý những bất cập trong quy trình kế hoạch hóa cần lưu ý
các vấn đè cơ bản:
- Phải khẳng định quá trình kế hoạch hóa là vô cùng quan trọng và các nhà lãnh
đạo chính trị tất yếu có một mối quan hệ áp đặt nhất định đối với quá trình kinh
tế. Điều đó đòi hỏi các nhà kế hoạch phải có tác động tích cực nhất bằng cách
lồng ghép những cân nhắc kinh tế một cách kiên quyết vào trong các quyết định
chính trị,lượng hóa các yếu tố mà các nhà kế hoạch có thể tính toán được đẻ
chứng minh tính chất đúng đắn của các vấn đề kinh tế.
- Tăng cường cho các nhà lãnh đạo chính trị các kiến thức về kinh té học nói
chung và lĩnh vực kinh tế của riêng họ. Điều đó sẽ giúp các nhà lãnh đạo chính
trị đưa ra các quyết định có căn cứ hơn, có hiệu quả hơn và đây cũng chính là
mục tiêu cuối cùng của kế hoạch hóa phát triển.
- Trong nghững trường hợp cụ thể có thể thay đổi một cách linh hoạt để giải
quyết tình trạng bế tắc. Các nhà kế hoạch có thể bắt đầu bằng việc hình thành
các mục tiêu và thứ tự ưu tiên rồi soạn thảo ra các kế hoạch lựa chọn. Việc đó
giúp các nhà chính trị có căn cứ trong việc đánh giá mối quan hệ qua lại giữa
các mục tiêu khác nhau.

×