Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thu gom và sử dụng nước mưa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

…………..o0o…………..

NGUYỄN THỊ VÂN NY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP THU GOM
VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành

: Quản lí Mơi trường

Mã số

: 608510

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
10 - 2013

i


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Lê Phú
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phan Thu Nga
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lâm Văn Giang
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc Gia
Tp.HCM ngày 27 tháng 8 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ
2. TS. Võ Lê Phú
3. TS. Phan Thu Nga
4. TS. Lâm Văn Giang
5. TS. Võ Thanh Hằng
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

---o0o---

---o0o--Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên
Ngày, tháng, năm sinh

: NGUYỄN THỊ VÂN NY
: 24/01/1987

Giới tính
Nơi sinh

: Nữ
: Đồng Nai

Chun ngành
Khố

: Quản lí Mơi trường
: 2011


MSHV

: 11260565

1- TÊN ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thu gom và sử dụng nước mưa trong bối
cảnh biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh”
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
- Nghiên cứu anh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước và các giải pháp thu
gom, sử dụng nước mưa.
- Đánh giá hiện trạng và tiềm năng thu gom, sử dụng nước mưa trong hồn cảnh
BĐKH tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp thu gom và sử dụng nước mưa tại Tp. Hồ Chí Minh.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 07/2012
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 07/2013
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: VÕ LÊ PHÚ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

iii


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy, Cô khoa Môi
trường trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, những người đã dìu
dắt tơi tận tình, đã truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian tơi học tập chương trình đào tạo sau đại học.

Tơi xin trân trọng cảm ơn TS. Võ Lê Phú công tác tại trường Đại học Bách
Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn Luận văn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
để tơi hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tơi xin gửi lời cám ơn đến các bạn sinh viên đã hỗ trợ trong việc khảo sát
số liệu. Tôi cũng xin cảm ơn các cô chú và anh chị đã giúp đỡ trong q
trình khảo sát, thu thập ý kiến.
Ngồi ra tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những anh chị và bạn bè, những
người đã gắn bó và tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành tốt Luận văn
này.
Sau cùng, tôi gửi lời cám ơn chân thành đến những người thân, người bạn
đã động viên và ủng hộ tơi vượt qua bao khó khăn trở ngại trên mọi bước
đường và cịn là động lực để tơi phấn đấu.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người.
Tp. Hồ Chí Minh, 07/2013
Nguyễn Thị Vân Ny

iv


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Những báo cáo gần đây của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC) đã xác định rằng biến đổi khí hậu thực sự đang diễn ra và gây nhiều
tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và mơi trường. Trong đó vấn đề thiếu
nguồn nước sạch đang được quan tâm sâu sắc.
Thành phố Hồ Chí Minh được dự đốn là một trong những thành phố chịu ảnh
hưởng nặng nề của BĐKH, đặc biệt là tài nguyên nước. Kinh tế phát triển cùng với
quá trình đơ thị hóa đang gây nhiều sức ép lên nguồn nước. Trong khi nguồn nước
ngầm và nước mặt đang bị ô nhiễm và suy giảm, nguồn nước mưa vô cùng dồi dào
lại bị lãng phí và gây ngập úng.

Đứng trước tình hình này, việc thu gom và sử dụng nước mưa là một giải pháp
tối ưu vừa giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nước cấp vừa giảm ngập úng.
Chính vì vậy mà đề tài “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thu gom và sử
dụng nước mưa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh ” ra
đời nhằm:
 Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước và các ứng dụng thu
gom, sử dụng nước mưa.
 Khảo sát, đánh giá tài nguyên nước mưa và hiện trạng thu gom, sử dụng nước
mưa tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Đề xuất các giải pháp thu gom và sử dụng nước mưa trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh trong điều kiện BĐKH.

v


ABSTRACT
Climate change is one of the biggest challenges for mankind in the 21st
century. Many recent reports of the Intergovernmental Panel on Climate Change
(IPCC) have indicated that climate change is happening and has actually caused
serious effects for production, human beings and the environment. Among these
effects, the lack of clean water is being deeply concerned.
Ho Chi Minh City is predicted to be one of the most affected cities by climate
change, especially water resources. The development of socio-economic along with
the process of urbanization is causing more pressures to water resources. While
groundwater and surface water are polluted and depleted, abundant rainwater
resource is being wasted and caused waterlogging.
Faced with this situation, the collection and use of rainwater is an optimal
solution. This does not only solve the shortage of water supply, but also reduce
waterlogging and inundation.
Therefore, the project "Research and development of solutions to collect and

use rainwater in climate change context in Ho Chi Minh City" was conducted to:
 Assessing the impact of climate change on water resources and the
applications for rainwater harvesting and use.
 Surveying and assessing rainwater resources and the current state of
harvesting and use of rainwater in Ho Chi Minh City.
 Proposing solutions to collect and use of rainwater in Ho Chi Minh City area
in the context of climate change.

vi


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

Tôi tên là NGUYẾN THỊ VÂN NY, là học viên cao học ngành Quản lý Mơi
trường khóa 2011, mã số học viên 11260565.
Tơi xin cam đoan: luận văn cao học này là cơng trình nghiên cứu khoa học
thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Lê Phú.
Các hình ảnh, số liệu và thơng tin tham khảo trong luận văn này được thu thập
từ những nguồn đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, được công bố rộng rãi và đã được
tơi trích dẫn rõ ràng ở phần Tài liệu tham khảo. Các bản đồ, đồ thị, số liệu tính tốn
và kết quả nghiên cứu được tơi thực hiện nghiêm túc và trung thực.
Tôi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2013
Nguyễn Thị Vân Ny

vii


MỤC LỤC
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................5
1.6. Ý nhĩa khoa học và thực tiễn............................................................................5
CHƯƠNG 2: NƯỚC MƯA VÀ CÁC ỨNG DỤNG THU GOM, SỬ DỤNG NƯỚC
MƯA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................................................. 6
2.1. Tổng quan về nước mưa ...................................................................................6
2.1.1. Giới thiệu chung về nước mưa ..................................................................6
2.1.2 Vịng tuần hồn nước và sự tạo thành mưa ................................................6
2.1.3. Tính chất và thành phần nước mưa ...........................................................8
2.2. Lịch sử khai thác và quản lý nước mưa trên thế giới .....................................12
2.2.1. Lịch sử khai thác nước mưa ....................................................................12
2.2.2. Quản lý nước mưa tại đơ thị...................................................................13
2.3. Tình hình thu gom và sử dụng nước mưa ngày nay.......................................19
2.3.1. Ứng dụng của thu gom nước mưa từ mái ...............................................19
2.3.2. Ứng dụng của thu gom nước mưa chảy tràn ...........................................21
2.3.3. Lợi ích của việc thu gom nước mưa........................................................24
2.4. Các vấn đề cần quan tâm đến việc thu gom và tận dụng nước mưa ..............28
2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu gom và tận dụng nước mưa ............28
2.4.2. Các yếu tố làm ô nhiễm nguồn nước mưa ..............................................30
viii


CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN

NƯỚC VÀ CẤP THOÁT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................ 34
3.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................34
3.1.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở thành phố Hồ Chí Minh ..........................37
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước......................................41
3.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu ..................................................................41
3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam ..............43
3.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với lượng mưa ....................................45
3.3.1. Cơ sở xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu ..............................................45
3.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu về lượng mưa cho Việt Nam ........................46
3.3.3. Một số kịch bản biến đổi khí hậu về lượng mưa Tp. Hồ Chí Minh ........49
3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến cấp, thốt nước Tp. Hồ Chí Minh ..........54
3.4.1. Hiện trạng hệ thống cấp nước ................................................................54
3.4.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước ..............................................................56
3.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nhu cầu sử dụng nước ở thành phố
Hồ Chí Minh .....................................................................................................58
3.4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến cấp thốt nước Tp. Hồ Chí Minh ....60
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................. 65
4.1. Kết quả phân tích chất lượng nước mưa tại một số khu vực .........................65
4.2. Nhận thức của cộng đồng và cán bộ nhà nước về nước mưa, thu gom và sử
dụng nước mưa ......................................................................................................75
4.2.1. Nhận thức của cộng đồng về thu gom và sử dụng nước mưa tại thành
phố Hồ Chí Minh ..............................................................................................76
4.2.2. Nhận thức của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về thu gom và sử dụng
nước mưa ...........................................................................................................81
4.3. Tiềm năng thu gom và sử dụng nước mưa trong điều kiện biến đổi khí hậu
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.....................................................................86
4.3.1. Hiện trạng thu gom sử dụng nước mưa ở thành phố Hồ Chí Minh ........86


ix


4.3.2. Những khó khăn và tiềm năng trong việc thu gom nước mưa................88
4.3.3. Triển vọng trong tương lai ......................................................................91
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC
MƯA TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ........................................................................................................................ 93
5.1. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho tài ngun nước ...........................93
5.2. Nhóm giải pháp thu gom và tận dụng nước mưa hứng từ mái ......................96
5.2.1. Mái nhà xanh ...........................................................................................96
5.2.2. Thu gom nước mưa tại các hộ gia đình ...................................................98
5.2.3. Thu gom nước mưa khu vực cơng cộng ...............................................101
5.3. Nhóm giải pháp thu gom và tận dụng nước mưa chảy tràn .........................109
5.4. Giải pháp kỹ thuật, xử lý nước mưa đơn giản..............................................114
5.5. Giải pháp chính sách, quy định về nước mưa cho Tp. Hồ Chí Minh ..........121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................127
6.1. Kết luận ........................................................................................................127
6.2. Kiến nghị ......................................................................................................128

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh các chỉ số ô nhiễm cơ bản theo khu vực ....................................10
Bảng 2.2: Đặc tính của nước mưa đô thị tại Mỹ .......................................................11
Bảng 3.1: Kết quả dự đốn lượng mưa trung bình (mm) khu vực Tp.HCM ............50
Bảng 3.2: Chênh lệch lượng mưa trung bình (mm) giữa các kich bản BĐKH so với
thời kì 1980-2000 ......................................................................................................53
Bảng 3.4: Hệ thống kênh thốt nước chính của Tp.HCM ........................................57

Bảng 3.4: Số lượng cửa xả vào các sông, kênh rạch trên khu vực Tp.HCM ............58
Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu sử dụng nước và năng lực cấp nước cho Tp.HCM ...........59
Bảng 4.1: Chất lượng nước mưa: pH, DO, độ cứng và độ đục .................................70
Bảng 4.2: Chất lượng nước mưa: TSS, Fe, COD, tổng Coliform .............................72

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1: Vịng tuần hồn nước và sự tạo thành mưa ................................................7
Hình 2-2: Hệ thống tái sử dụng nước mưa ................................................................20
Hình 2-3: Hệ thống thu gom nước mưa điển hình ....................................................20
Hình 2-4: Ý tưởng rửa xe bằng nước mưa. ...............................................................21
Hình 2-5: Vỉa hè có khả năng thấm nước .................................................................23
Hình 2-6: Một dạng trảng cỏ lọc ...............................................................................23
Hình 2-7: Một số dạng mương thốt nước mưa nhân tạo .........................................24
Hình 2-8: Ví dụ về hệ thống ASR .............................................................................25
Hình 2-9: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước .............................................31
Hình 3-1: Biểu đồ lượng mưa giai đoạn 2008 – 2010 (mm) ....................................40
Hình 3-2: Hệ thống khí hậu Trái đất .........................................................................41
Hình 3-3: Mức thay đổi lượng mưa mùa đông (%) vào giữa thế kỷ và cuối thế kỷ .46
Hình 3-4: Mức thay đổi lượng mưa mùa đông (%) vào giữa thế kỉ 21 ...................46
Hình 3-5: Mức thay đổi lượng mưa mùa hè(%) vào giữa thế kỷ và cuối thế kỷ .....47
Hình 3-6: Mức thay đổi lượng mưa mùa hè (%) vào giữa thế kỷ và cuối thế kỷ .....48
Hình 3-7: Mức thay đổi lượng mưa hè (%) vào giữa thế kỉ 21................................48
Hình 3-8: Mức thay đổi lượng mưa mùa hè (%) vào giữa thế kỷ và cuối thế kỷ .....49
Hình 3-9: Bản đồ lượng mưa trung bình năm 2020 kịch bản B2 .............................50
Hình 3-10: Bản đồ lượng mưa trung bình năm 2020 kịch bản A1F1 .......................50
Hình 3-11: Bản đồ lượng mưa trung bình năm 2050 kịch bản B2 ...........................51
Hình 3-12: Bản đồ lượng mưa trung bình năm 2050 kịch bản A1F1 .......................51

Hình 3-13: Bản đồ lượng mưa trung bình năm 2070 kịch bản B2 ...........................51
Hình 3-14: Bản đồ lượng mưa trung bình năm 2070 kịch bản A1F1 .......................51
Hình 3-15: Bản đồ lượng mưa trung bình năm 2100 kịch bản B2 ...........................52
Hình 3-16: Bản đồ lượng mưa trung bình năm 2100 kịch bản A1F1 .......................52
Hình 3-17: Biểu đồ lượng mưa trung bình năm ........................................................52
Hình 3-18: Tổng nhu cầu cấp nước tại TP.HCM qua các năm .................................55

xii


Hình 3-19: Tổng nhu cầu cấp nước tại Tp.HCM qua các năm .................................55
Hình 4-1: Nồng độ pH...............................................................................................65
Hình 4-2: Nồng độ DO ..............................................................................................66
Hình 4-3: Nồng độ TSS.............................................................................................66
Hình 4-4: Nồng độ COD ...........................................................................................67
Hình 4-5 : Hàm lượng độ cứng .................................................................................67
Hình 4-6: Hàm lượng Fe ...........................................................................................68
Hình 4-7: Hàm lượng độ đục ....................................................................................68
Hình 4-8: Nồng độ Coliform .....................................................................................69
Hình 4-9: Nhận thức của người dân về nguồn nước ................................................77
Hình 4-10: Đánh giá của người dân về chất lượng nước mưa ..................................77
Hình 4-11: Mục đích sử dụng nước ..........................................................................78
Hình 4-12: Ngun nhân khơng sử dụng nước mưa .................................................78
Hình 4-13: Mức độ tin cậy đối với nguồn nước mưa sau xử lý ................................79
Hình 4-14: Mức độ hiểu biết về biện pháp chống ngập ............................................79
Hình 4-15: Đánh giá chi phí cho việc lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa .............80
Hình 4-16: Khả năng cho việc lắp đạt hệ thống thu gom nước mưa ........................81
Hình 4-17: Các vần đề về quản lý tài nguyên nước ..................................................82
Hình 4-18: nguyên nhân làm cho nước mưa khơng sạch ..........................................83
Hình 4-19: Lợi ích của việc thu gom sử dụng nước mưa .........................................83

Hình 4-20: Sự cần thiết của việc thu gom sử dụng nước mưa ..................................84
Hình 4-21: Lý do khơng có văn bản pháp quy về nước mưa ....................................84
Hình 4-22: Sự cần thiết thành lập các văn bản pháp quy..........................................85
Hình 5-1: Cơng trình mái nhà xanh...........................................................................98
Hình 5-2: Hệ thống khai thác nước mưa từ mái .......................................................99
Hình 5-3: Mái thu nước mưa tách rời .....................................................................100
Hình 5-4: Túi trữ nước mưa ....................................................................................100
Hình 5-5:: hệ thống thu nước mưa tại các khu tập thể ............................................101
Hình 5-6: Thu gom nước mưa các khu chung cư ...................................................102
Hình 5-7: Hố bổ sung ..............................................................................................102

xiii


Hình 5-8: Các lỗ khoan có sẵn ................................................................................103
Hình 5-9: Vỉa hè bê tơng hóa thành bề mặt thấm ...................................................109
Hình 5-10: Hố cây xanh trên vỉa hè thành hố cây thấm lọc ....................................110
Hình 5-11: Mương đục lỗ thành mương thực vật chắn lọc nước mưa....................110
Hình 5-12: Dải phân cách đường trở thành kênh chắn lọc nước mưa ....................110
Hình 5-13: Gờ giữ nước mưa hình bán nguyệt trên sườn dốc ................................111
Hình 5-14: Thu giữ nước mưa trên sườn dốc..........................................................111
Hình 5-15: Hình ảnh của một hồ điều tiết nước mưa (detention pond) ..................112
Hình 5-16: Hình ảnh của một số hồ lưu trữ nước mưa (retention pond) ................112
Hình 5-17: Wetland tự nhiên...................................................................................113
Hình 5-18: Wetland nhân tạo ..................................................................................113
Hình 5-19: Bể lọc chứa nước mưa ..........................................................................114
Hình 5-20: Hệ thống xử lý nước mưa. ....................................................................116
Hình 5-21: Sơ đồ xử lý nước...................................................................................118
Hình 5-22: Sơ đồ lọc cát đơn giản bằng xơ, chậu ...................................................119
Hình 5-23: Sơ đồ cấu trúc bể lọc.............................................................................120


xiv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASR

: Aquifer Storage and Recovery

BTNMT : Bộ Tài ngun & Mơi trường
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

IPCC

: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

GDRC

: The Global Development Research Center

KH&CN : Khoa học và Công nghệ
QCVN

: Quy chuẩn Việt nam

SOCs

: Chất hữu cơ tổng hợp


TCEQ

: Texas Commission on Environment Quality

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

Tp. HCM : Thành phố Hố Chí Minh
VOC

: Chất hữu cơ dễ bay hơi

UBND

: Ủy ban nhân dân

xv


CHƯƠNG 1
1.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, do ảnh hưởng của BĐKH đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và ơ
nhiễm nguồn nước trên phạm vi tồn cầu ngày càng nghiêm trọng. Có khoảng 1,1 tỷ
người khơng có nước sạch để sử dụng; 2,4 tỷ người thiếu các điều kiện vệ sinh về

nước và hơn một nữa dân số tại các nước đang phát triển phải thường xuyên đối mặt
các vấn đề sức khỏe do thiếu nước sạch (UNESCO – WWAP, 2003).
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và
Môi trường thực hiện cho thấy đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng trên hầu
khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng khu vực Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng
mưa mùa mưa tăng. Như vậy vào mùa khơ người dân sẽ bị thiếu nước trong khi đó
mùa mưa lại xảy ra ngập lụt (Bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2012).
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước
thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khơ gây hạn hán,
và quá dư thừa trong mùa mưa gây ngập úng. Nguồn nước ngầm bị suy giảm dẫn
đến cạn kiệt do khai thác quá mức và thiếu nguồn bổ sung.
Có thể thấy một nghịch lý đối với tài nguyên nước tại Tp.HCM đó là chúng ta
“chìm trong nước nhưng vẫn khát nước”. Để giải quyết hai bài toán chống ngập và
thiếu nước, không nên tiến hành đơn lẻ mà cần xem xét dưới góc độ một bài tốn
tổng thể cần có sự kết hợp một cách đồng bộ giữa người dân và chính quyền, giữa
cơng nghệ hiện đại và các biện pháp đơn giản hiệu quả, vừa tiến hành xây mới các
nhà máy nước vừa tìm các nguồn nước thay thế, trong đó có nước mưa.
Với lượng mưa dồi dào (khoảng 1950 mm/năm), nhu cầu về nước của
Tp.HCM hoàn tồn có thể đáp ứng được nếu biết cách thu gom tận dụng lượng
mưa, hơn nữa cịn góp phần đáng kể trong việc giảm ngập úng khi lượng nước mưa
đổ về các tuyến cống thoát nước quá lớn trong cùng một thời điểm; ngồi ra nó cịn
có thể bổ sung thêm cho nguồn nước ngầm của chúng ta vốn đang ngày càng khan
hiếm và hạn chế việc khai thác nước ngầm ồ ạt như hiện nay.
Luận văn thạc sĩ

1


CHƯƠNG 1

Từ những thực tế trên, đề tài “ Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thu gom và sử
dụng nước mưa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh” được
thực hiện nhằm nghiên cứu các giải pháp thu gom nước mưa, đánh giá tiềm năng thu
gom nước mưa tại Tp.HCM và xây dựng các giải pháp nhằm gia tăng nguồn nước cho
nhu cầu thành phố, giảm tình trạng ngập úng, giảm sự lãng phí nước sạch trong điều
kiện nhu cầu nước cấp cho phát triển ngày một tăng cao là rất cần thiết để đảm bảo
mục tiêu phát triển đô thị".
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thu gom và sử dụng nước mưa như là nguồn
nước thay thế phục vụ quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước bền vững trong
bối cảnh biến đổi khí hậu tại Tp.HCM.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây sẽ được thực
hiện:
Nội dung 1: Tìm hiểu tổng quan về nước mưa và các ứng dụng thu gom, sử
dụng nước mưa.
 Tổng quan về nước mưa
 Các ứng dụng thu gom, sử dụng nước mưa được áp dụng trên thế giới
 Những khó khăn và lợi ích của việc thu gom nước mưa.
 Những vấn đề cần lưu lý khi thu gom và sử dụng nước mưa.
Nội dung 2: Khảo sát và đánh giá hiện trạng thu gom, sử dụng nước mưa trên
địa bàn Tp.HCM
 Hiện trạng tài nguyên nước tại khu vực Tp.HCM
 Đánh giá hiện trạng thu gom, sử dụng nước mưa ở Tp.HCM
 Khảo sát nhận thức của người dân và cơ quan quản lý với việc thu gom, sử
dụng nước mưa.
Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước và phân tích
tiềm năng thu gom, sử dụng nước mưa tại Tp.HCM

Luận văn thạc sĩ


2


CHƯƠNG 1
 Kịch bản BĐKH đối với lượng mưa, tác động của BĐKH đến tài nguyên
nước Tp.HCM
 Tiềm năng sử dụng nước mưa trong điều kiện BĐKH trên địa bàn Tp.HCM
 Đánh giá chất lượng nước mưa các quận huyện trên địa bàn Tp.HCM
 Phân tích khó khăn và triển vọng thu gom sử dụng nước mưa ở Tp.HCM
Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp thu gom và sử dụng nước mưa trên địa bàn
Tp.HCM trong điều kiện BĐKH.
 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với điều kiện BĐKH cho tài
nguyên nước.
 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể về quản lý và kỹ thuật thu gom
nước mưa trong điều kiện BĐKH.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.
Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và
phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Nghiên cứu xây dựng các giải pháp thu gom và sử dụng nước mưa trong bối
cảnh BĐKH tại Tp.HCM là nghiên cứu tác động của BĐKH đến tài nguyên nước,
đánh giá các hệ thống thu gom nước mưa, hiện trạng thu gom và sử dụng nước mưa
ở Tp.HCM. Từ đó rút ta được những lợi ích, khó khăn và tiềm năng để đưa ra các
giải pháp quản lý thu gom và sử dụng nước mưa trong bối cảnh BĐKH hiệu quả
hơn.
Để đạt được nội dung nghiên cứu trên, các phương pháp sau đây sẽ được áp
dựng và triển khai:

Phương pháp tổng quan tài liệu: Với phương pháp này, người nghiên cứu
thực hiện việc tìm kiếm thu thập tài liệu về các nghiên cứu liên quan đã thực hiện
từ: Các luận văn, các báo cáo nghiên cứu về nước mưa ở Việt Nam và trên thế giới,
các nguồn sách báo có liên về biến đổi khí hậu và tài nguyên nước mưa từ thư viện
trường, thư viện khoa, các bài báo nước ngoài trên internet và các tài liệu từ thầy
Luận văn thạc sĩ

3


CHƯƠNG 1
hướng dẫn cung cấp có liên quan đến nước mưa. Từ đó giúp người nghiên cứu hình
thành cách tiếp cận giải quyêt vấn đề để có đề cương cho việc thực hiện luận văn.
Phương pháp khảo sát, điều tra: Các thông tin, số liệu về hiện trạng thu gom,
sử dụng nước mưa trên địa bàn Tp.HCM sẽ được thu thập thông qua việc sử dụng
bảng câu hỏi khảo sát. Đối tượng khảo sát gồm người dân ở huyện Cần Giờ, huyện
Bình Chánh, quận 2, quận 12 và một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước ở quận 12,
trung tâm chống ngập Tp.HCM, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp.HCM,
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM.
 Đối với đối tượng là người dân: mục đích để khảo sát nhận thức của người
dân về nước mưa, khả năng thu gom và sử dụng nuớc mưa ở qui mơ gia
đình thơng qua phiếu trắc nghiệm trả lời các câu hỏi.
 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: mục đích để tìm hiểu về mối quan
tâm và khó khăn về việc thu gom sử dụng nước mưa, hiện trạng các nguồn
cấp nước và các giải pháp quản tài nguyên nước nói chung và nước mưa nói
riêng trên địa bàn TP.HCM.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước mưa hứng từ mái nhà
 Vị trí lấy mẫu: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 7, Quận Bình Tân, Quận
Bình Chánh, Quận Phú Nhuận, Huyện Cần Giờ.
 Phương pháp lấy mẫu và vận chuyển mẫu: Mẫu nước mưa (hứng từ mái

nhà) được thực hiện theo TCVN 5997:1995 về “Chất lượng nước – Lấy
mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa. Việc lấy mẫu và phân tích chất lượng
nước mưa được tiến hành trong mùa mưa và được chia làm 3 đợt: tháng 6;
tháng 8; tháng 10.
 Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm: Mẫu nước mưa được phân
tích tại phịng thí nghiệm Khoa Mơi Trường – Trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM. Các chỉ tiêu cần phân tích: pH, độ đục, độ cứng, cặn lơ lửng, oxy
hòa tan (DO), COD, Fe và tổng Coliform.
Phương pháp so sánh: Kết quả phân tích nước mưa hứng từ mái nhà được so
sánh với tiêu chuẩn QCVN08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

Luận văn thạc sĩ

4


CHƯƠNG 1
chất lượng nước mặt và QCVN 02:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Các số liệu về chất lượng nước mưa và
kết quả điều tra khảo sát sẽ được thu thập, sắp xếp, tổng hợp và biểu diễn bằng các
bảng biểu và đồ thị. Sau đó, được phân tích có hệ thống bằng phần mềm excel nhằm
mục đích nhận dạng và đánh giá mức độ tác động đến hoạt động quản lý nước mưa.
Phương pháp kế thừa: Tham khảo kế thừa các giải pháp có chọn lọc kinh
nghiệm của các nước trên thế giới và Việt Nam trong việc nghiên cứu, đề xuất giải
pháp thu gom, tận dụng nước mưa.
Phương pháp đánh giá nhanh: Thông qua các kịch bản BĐKH về lượng mưa
đánh giá ảnh hưởng đến tài nguyên nước. Dựa trên các số liệu thu thập và ý kiến
khảo sát của người dân và cơ quan nhà nước đánh giá hiện trạng, tiềm năng và sự
quan tâm đến việc thu gom, sử dụng nước mưa tại Tp.HCM.

1.5. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nước mưa hứng từ mái nhà, nước mưa chảy tràn và công tác quản
lý tài nguyên nước mưa trên địa bàn Tp.HCM.
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh
1.6. Ý nhĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng và giải pháp quản lý,
thu gom và sử dụng nước mưa ở Tp.HCM
Góp phần tạo cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý, thu
gom và sử dụng nước mưa ở các địa phương khác trong cả nước.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước trong bối cảnh BĐKH hiện nay là
một yêu cầu cấp bách. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đề ra các giải pháp khả thi
và hiệu quả nhằm đẩy mạnh hoạt động thu gom, sử dụng nước mưa tại Tp.HCM. Đề
tài rất có ý nghĩa đối với việc giải quyết phần nào vấn nạn khan hiếm nước đặc biệt
là với Tp.HCM, một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng bởi BĐKH
trong tương lai.
Luận văn thạc sĩ

5


CHƯƠNG 2
2.

CHƯƠNG 2: NƯỚC MƯA VÀ CÁC ỨNG DỤNG

THU GOM, SỬ DỤNG NƯỚC MƯA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về nước mưa

2.1.1. Giới thiệu chung về nước mưa
Nước mưa được xem là một trong những nguồn nước tinh khiết nhất (Patil,
2006), có thể sử dụng cho nhiều mục đích mà chỉ cần xử lý đơn giản hoặc gần như
khơng xử lý (GDRC, 2001). Nước mưa có tác dụng rửa trôi các chất ô nhiễm trong
môi trường bề mặt. Nhờ sự có mặt của nước mưa mà sự cân bằng nước được duy trì
vì nước mưa là một thành phần trong vịng tuần hồn nước trên địa cầu. Nước mưa
cũng chính là nguồn tái tạo định kỳ nguồn nước ngọt và là nguồn bổ sung và khôi
phục các tầng ngầm (Barron et al., 2009; Đoàn Cảnh, 2006).
Hơi nước từ mặt biển, sơng, hồ... bốc lên hịa vào các tầng khí quyển, gặp
lạnh ngưng tụ lại và rơi thành mưa. Nước mưa chứa nhiều thành phần hóa học và vi
sinh vật. Trong suốt q trình di chuyển trong khí quyển, nước mưa sẽ tiếp xúc và
hòa tan với các thành phần trong khơng khí. Vì vậy trong nước mưa có thể có bụi,
vi khuẩn, các thành phần hóa học vơ cơ và hữu cơ. Lượng vi khuẩn và các tạp chất
hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa, từng vùng, từng khu vực...(TCEQ, 2007).
2.1.2 Vịng tuần hồn nước và sự tạo thành mưa
Nước bốc hơi từ đại dương và lục địa trở thành một bộ phận của khí quyển.
Hơi nước được vận chuyển vào bầu khơng khí, bốc lên cao cho đến khi chúng
ngưng kết và rơi trở lại mặt đất hoặc biển. Lượng nước rơi xuống mặt đất, một phần
bị cây cối giữ lại, chảy tràn trên mặt đất thành dòng chảy sát mặt đất và chảy vào
các con sơng thành dịng chảy mặt. Phần lớn lượng nước bị giữ lại bởi thảm thực
vật, dòng chảy mặt sẽ quay trở lại bầu khí quyển qua con đường bốc và thoát hơi
nước. Một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và thấm vào trong đất trở thành nước
ngầm. Phần nước chảy sát mặt sẽ lộ ra rất nhanh khi chảy vào trong lịng sơng,
nhưng do trọng lực, một phần lượng nước tiếp tục thấm sâu vào trong đất. Lượng
Luận văn thạc sĩ

6


CHƯƠNG 2

nước ngấm trong đất có thể thấm sâu hơn xuống những lớp đất bên dưới để cấp
nước cho các tầng nước ngầm và sau đó thành các dịng suối hoặc chảy dần vào
sơng ngịi thành dịng chảy mặt và cuối cùng đổ ra biển hoặc bốc hơi vào khí quyển
(Hồng Ngọc Oanh, 1998; Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2003).

Hình 2-1: Vịng tuần hồn nước và sự tạo thành mưa
Nguồn: HowStuffWork, 2009
Sự hình thành mưa là do hơi nước trong khơng khí bốc hơi tạo nên. Những
phân tử nước kết hợp với những phân tử nhỏ bé của bụi, khói trong khí quyển để
hình thành nên các hạt nhân mây (giọt mây nhỏ, đám mây nhỏ), các hạt mây này từ
từ tăng khối lượng và phát triển thành những đám mây (Nguyễn Thanh Sơn, 2005).
Hơi nước trong khơng khí trong q trình chuyển động đi lên hoặc chuyển động
trên mặt khối khơng khí có nhiệt độ thấp hơn, đó là điều kiện thuận lợi cho hơi nước
trong khơng khí liên kết lại với nhau. Q trình liên kết này cịn phụ thuộc vào áp
suất hơi nước thực tế và áp suất hơi nước bão hoà ở nhiệt độ nhất định. Khi áp suất
hơi nước thực tế lớn hơn áp suất hơi nước bão hồ, hơi nước trong khơng khí liên
kết lại với nhau, nhiệt càng giảm thì hạt nước liên kết càng to và đến một lúc nào đó
Luận văn thạc sĩ

7


CHƯƠNG 2
trọng lượng của nó lớn hơn cả lực giữ do chuyển động rối của khơng khí gây nên,
lúc này hạt nước sẽ rơi xuống tạo thành mưa (Hoàng Ngọc Anh, 1998).
2.1.3. Tính chất và thành phần nước mưa
 Nước mưa từ mái
Nước mưa được xem là một trong những nguồn nước sạch nhất trong tự nhiên,
mang một số thành phần gồm cấu tử chính là muối clorua (Cl-), sulfate (SO42-) của
các kim loại Natri (Na+), Kali (K+) và Magie (Mg2+) (Patil, 2006). Tuy nhiên, nước

mưa cũng có thể bị ô nhiễm bởi các khí gây ô nhiễm (CO2, NO2 và SO2), bụi và
thậm chí cả vi khuẩn trong khơng khí. Bên cạnh đó, khi rơi xuống, nước mưa cịn
có thể tiếp tục bị nhiễm bẩn do tiếp xúc với các vật hứng và các bề mặt vật lý như
nhà cửa, nền đất, vỉa hè, bãi đỗ xe và mái che. Khi chảy qua các bề mặt này, sẽ góp
phần tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa. Dưới đây là những thành phần
thường có trong nước mưa hứng từ mái nhà (TCEQ, 2007):
 Mảnh vụn: Mảnh vụn bao gồm tất cả những chất ơ nhiễm có thể nhìn thấy.
Những mảnh vụn này bao gồm: lá, cành cây, bụi và chất bẩn, phân chim và
động vật, côn trùng, v.v. Ngoài việc làm giảm mỹ quan của nước mưa, các
mảnh vụn cịn có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến hóa chất,
sinh học hay an tồn sức khỏe. Ví dụ, lá cây có thể chứa thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật; phân chim và động vật có thể chứa các ký sinh trùng,
vi khuẩn, vi rút …
 Hóa chất gây ơ nhiễm: Mặc dù nước mưa cũng có thể bị nhiễm bẩn thơng
qua q trình hấp thụ các chất ơ nhiễm trong khơng khí, nhưng hầu hết các
chất ô nhiễm hiện diện trong nước mưa đều phát sinh trong quá trình thu
gom, lưu trữ và phân phối. Nếu như hệ thống thu gom, lưu trữ và phân phối
nước mưa được thiết kế và hoạt động hiệu quả thì số lượng và hàm lượng
các hóa chất gây ô nhiễm trong nước mưa sẽ giảm. Các chất ô nhiễm
thường gặp là:
 Chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC): Khi nước mưa tiếp xúc với bề mặt vật liệu
có chứa những sản phẩm hữu cơ tinh chế như: nhựa, keo, dung môi, xăng
dầu, mỡ bôi trơn và các loại dầu. Có hai con đường mà VOC có thể xâm
Luận văn thạc sĩ

8


CHƯƠNG 2
nhập vào nước mưa. Thứ nhất, các vật liệu dùng khi xây dựng hệ thống thu

gom, lưu trữ và phân phối nước mưa không đảm bảo tiêu chuẩn. Thứ hai,
khi các hạt mưa rơi qua vùng khơng khí có xăng dầu hoặc hơi dung môi.
 Chất hữu cơ tổng hợp (SOCs): SOCs thường được tìm thấy trong thuốc trừ
sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các sản phẩm tương tự. SOCs xâm nhập vào
nước mưa chủ yếu khi nước mưa đi qua mơi trường có thuốc trừ sâu, thuốc
bảo vệ thực vật, … Ngồi ra, SOCs cịn đi vào nước mưa từ lá cây hay bụi
có chứa thành phần này.
 Khống chất: Khống chất tự nhiên có trong nước mưa chủ yếu là các muối
vô cơ (calcium carbonate, natri bicarbonate, magnesium sulfate và natri
clorua). Các khoáng chất này tuy có ảnh hưởng đến mùi vị của nước nhưng
khơng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ngoại trừ amiăng. Các khoáng
chất này, đặc biệt là muối calcium và magnesium tạo độ cứng cho nước.
Nước mưa tự nhiên gần như không có các khống chất và là nước mềm.
Nước mưa có tính axít nhẹ do hấp thu lượng C, N và SO2 có trong khơng
khí, với pH vào khoảng 5,6. Hầu hết các khống chất có trong nước mưa
phát sinh từ các vật liệu chứa trong quá trình thu gom, lưu trữ và phân phối
nước mưa.
 Kim loại: Một số kim loại thường xuất hiện trong thành phần nước mưa là
asen, chì, sắt và mangan. Trong đó, asen và chì là có nguy cơ ảnh hưởng lâu
dài đến sức khỏe (ở nồng độ cao). Những kim loại khác như sắt và mangan
chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến mùi vị của nước mưa. Thông thường khi nước
mưa tiếp xúc với bề mặt kim loại (ống sắt, đồng, …) từ vài giờ trở lên thì
một phần kim loại từ các vật liệu này sẽ hịa tan vào nước mưa.
 Các chất ơ nhiễm vi sinh: Nước mưa tự nhiên rất sạch, thường nó chỉ bị
nhiễm vi sinh trong quá trình thu gom, lưu trữ và phân phối nước mưa.
 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn được đánh giá là một trong những nguồn ô nhiễm không
xác định. Các chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, dầu mỡ, các chất vô cơ, hữu cơ và vi
khuẩn thường có hàm lượng cao trong nước mưa. Các chất này đóng góp vào sự gia
Luận văn thạc sĩ


9


CHƯƠNG 2
tăng nồng độ và thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa, làm suy yếu hệ sinh
thái nguồn tiếp nhận.
Từ xa xưa, nước mưa đã được biết như là nguồn nước sạch nhưng khơng hồn
tồn tinh khiết và được con người sử dụng làm nước tưới tiêu hay sinh hoạt. Được
hình thành từ thượng tầng khí quyển, trước khi rơi xuống mặt đất nước mưa đã rửa
trôi nhiều kilomet khơng khí và do đó tính chất, thành phần nước mưa phụ thuộc
vào chất lượng khơng khí khu vực có mưa. Đặc trưng các nguồn ơ nhiễm trong
nước mưa gồm có bụi, phân động vật, chất hữu cơ, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật,...
Bảng 2.1: So sánh các chỉ số ô nhiễm cơ bản theo khu vực
Khu dân

Nông

Công

Thương

Cửa



thôn

nghiệp


mại

sông

pH

7.08

6.99

7.47

7.07

7.68

Độ dẫn điện (μS/cm)

73.02

80.78

121.52

84.56

2903.96

Nhiệt độ (oC)


16.39

17.01

16.73

16.10

17.11

BOD (mg/l)

2.20

3.50

3.00

8.13

3.19

COD (mg/l)

41.37

42.75

39.11


41.25

48.19

Tổng nitơ (mg/l)

1.40

2.69

1.68

2.08

1.83

Tổng phosphor (mg/l)

0.50

0.63

0.54

0.69

0.45

108.61


118.78

398.81

185.34

65.37

Chất ô nhiễm

SS (mg/l)

Nguồn: Ghafouri and Swain, 2005
Nồng độ các chất gây ơ nhiễm trong nước mưa chảy tràn cịn tuỳ thuộc vào
các yếu tố sau: hướng dòng chảy đến nguồn tiếp nhận, loại hệ thống thoát nước,
nước mưa rơi trực tiếp hay những dòng chảy tràn trên mặt đất. Hơn nữa, nồng độ
chất ô nhiễm chứa trong nước mưa chảy tràn từ các hệ thống cống rãnh cũng mang
tính ngẫu nhiên trong các hoạt động sử dụng đất ở đô thị, chẳng hạn nước mưa từ
khu dân cư, khu thương mại, từ các cơng trình xây dựng và các vùng đất công
nghiệp, đường sá, xa lộ. Nước mưa đô thị thường chứa một lượng lớn các chất ô
nhiễm trên đường di chuyển đến nguồn tiếp nhận. Các chất ô nhiễm trong nước mưa
đô thị xuất phát từ nhiều nguồn tiềm ẩn, như phân chim, rêu, muội than và đặc biệt
là chất thải từ các khu xây dựng (Võ Lê Phú, 2000).
Luận văn thạc sĩ

10


×