Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN XÁC ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.13 KB, 12 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN XÁC ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm và các nguyên tắc trong xác định mức phí bảo vệ môi trường
1.1.1.Khái niệm
Pháp lệnh về phí và lệ phí của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc hội khoá 10 qui
định: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân
khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí”.
Danh mục phí thuộc lĩnh vực môi trường được qui định tại Mục A, Khoản 10
pháp lệnh gồm 11 khoản trong đó có các loại phí liên quan tới môi trường đặc biệt
là phí bảo vệ môi trường. Phí bảo vệ môi trường được Nghị định số 57/2002/NĐ-
CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí qui định thành
6 loại như sau:
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và
các loại nhiên liệu đốt khác.
- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Phí bảo vệ môi trường về tiếng ồn.
- Phí bảo vệ môi trường đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản khác.
Như vậy phí nói chung, phí bảo vệ môi trường nói riêng được hiểu là một
khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được hưởng một dịch
vụ nào đó (chẳng hạn dịch vụ về môi trường). Để đảm bảo chất lượng môi trường
sống cho các đối tượng xã hội, Nhà nước phải đầu tư một khoản tài chính lớn cho
công tác bảo vệ môi trường. Do vậy, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân là
phải trả một phần chi phí nêu trên cho Nhà nước. Hiện nay, ở Việt Nam đang thực
hiện các loại phí như: phí vệ sinh thành phố, phí về cung cấp nước sinh hoạt và
tưới tiêu trên đồng ruộng và đặc biệt đã có qui định cụ thể về mức và phương thức
đóng góp Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đây hầu hết là các loại phí dựa
trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, ở Việt Nam hiện nay còn chưa
quan tâm tới việc thiết lập các loại phí dựa trên cơ sở nguyên tắc “người hưởng lợi
phải trả tiền”.
1.1.2. Các nguyên tắc trong xác định mức phí bảo vệ môi trường.


a. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)
Nguyên tắc này bắt nguồn từ các sáng kiến do tổ chức Hợp tác kinh tế và
phát triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974 . PPP “Tiêu chuẩn” năm 1972
có quan điểm những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm
soát và phòng chống ô nhiễm. PPP “Mở rộng” năm 1974 chủ trương rằng, các tác
nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc tuân theo các chỉ tiêu đối với viềc gây ô nhiễm thì
còn phải bồi thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại do ô mhiễm này gây ra.
Nói tóm lại, theo nguyên tắc PPP thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi
phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực
hiện, nhằm đảm bảo cho môi trường ở trong trạng thái chấp nhận được.
b. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP)
Nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi
trường cần được bảo trợ bởi những người muốn thay đổi hoặc những người không
phải trả giá cho việc gây ô nhiễm. Nguyên tắc BPP cũng tạo ra một khoản thu cho
Nhà nước, mức phí tính theo đầu người càng cao và càng nhiều người nộp thì số
tiền thu được càng nhiều. Số tiền thu được theo nguyên tắc BPP có thể do các cá
nhân muốn bảo vệ môi trường và những cá nhân không phải trả cho việc thải ra các
chất gây ô nhiễm nhưng khi môi trường được cải thiện họ là những người được
hưởng lợi cần phải đóng góp. Tuy nhiên, số tiền này không trực tiếp do người
hưởng lợi tự giác trả mà phải có một chính sách do Nhà nước ban hành qua thuế
hoặc phí buộc những người hưởng lợi phải đóng góp nên nguyên tắc BPP chỉ tạo ra
sự khuyến khích đối với việc bảo vệ môi trường một cách gián tiếp.
c. Nguyên tắc "Đôi bên cùng có lợi"
Đối với các dự án đầu tư cho bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế
cao và có tính bền vững thì vận dụng nguyên tắc này là thích hợp. Ví dụ như huy
động vốn đầu tư cho dự án bảo vệ rừng ngập mặn, không chỉ quốc gia duy trì vốn
rừng bảo vệ bờ biển, đa dạng sinh học, góp phần cải thiện khí hậu toàn cầu nóng
lên, mà cộng đồng dân cư địa phương cũng được hưởng lợi nguồn hải sản có tính
bền vững và những sinh khối khác có từ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Như vậy nếu
có sự kết hợp nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, vốn từ ngân sách của chính phủ

và vốn của cộng đồng dân cư địa phương thì hiệu quả mà dự án mang lại sẽ rất lớn.
Đây chính là thể hiện một nguyên lý thường được áp dụng trong hoạt động bảo vệ
môi trường là nguyên lý cả hai cùng thắng ("Win - Win Principle").
1.2. Lý luận chung về hàng hoá công cộng
1.2.1. Hàng hoá công cộng
Hàng hóa công cộng có hai loại: hàng hóa công cộng thuần tuý và hàng hoá
công cộng không thuần tuý.
Hàng hóa công cộng thuần tuý có hai đặc tính quan trọng. Hàng hoá công
cộng mang tính không loại trừ và có chi phí sản xuất cận biên bằng không. Hàng
hoà có đầy đủ hai đặc tính này được gọi là hàng hoá công cộng.
a. Tính không loại trừ của hàng hoá công cộng
Tính không loại trừ được thể hiện khi có một loại hàng hóa dịch vụ mà tất
cả mọi người có nhu cầu tiêu dùng đều được hưởng loại hàng hoá, dịch vụ đó và
khó có thể loại trừ họ ra khỏi việc hưởng lợi ích của dịch vụ đó.
Ví dụ đối với chương trình sức khoẻ quốc gia (tiêm chủng chống bại liệt,
uốn ván...), không thể loại trừ bất kể ai không được hưởng lợi ích từ chương trình
này. Giả định rằng mọi người đều thấy sức khoẻ có giá trị nhưng Chính phủ lại
không cung cấp thì liệu tư nhân có cung cấp được không? Để làm việc này thì tư
nhân sẽ thực hiện thu tiền cung cấp dịch vụ nhưng vì mỗi người đều cho rằng mình
sẽ được hưởng dịch vụ bất cứ có đóng góp gì hay không nên mọi người sẽ không
tự nguyện trả tiền cho dịch vụ đó. Chính vì thế, mọi người cần hỗ trợ hàng hoá này
thông qua nộp thuế, tuy nhiên hàng hoá công cộng mang tính không thể loại trừ bởi
nếu một người không dóng thuế hoặc phí thì anh ta vẫn được hưởng lợi ích từ hàng
hoá, dịch vụ công cộng đó.
Trong thực tế cũng có một số hàng hoá có thể loại trừ được ai đó nhưng cũng
rất tốn kém hoặc khó thực hiện. Ví dụ ở Việt Nam chương trình truyền hình quốc
gia hiện nay là hàng hoá công cộng không mang tính loại trừ. Nếu như dịch vụ này
mang tính loại trừ có thể như thu tiền cho mỗi kênh truyền hình thì cần thiết phải
lắp đặt hệ thống mã hoá các kênh đòi hỏi rất nhiều kinh phí. Đồng thời điều này
cũng có nghĩa là sẽ loại trừ những người nghèo, những người không có đủ tiền

xem nhiều kênh hoặc một kênh bất kỳ. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới chính trị, các
mục tiêu xã hội khác của Việt Nam.
b. Đặc tính chi phí sản xuất cận biên bằng không của hàng hoá công cộng.
Đặc điểm thứ hai của hàng hoá công cộng là không muốn loại trừ một ai:
tiêu dùng của một cá nhân không làm giảm lượng tiêu dùng của một người khác,
chi phí cận biên của việc cung cấp hàng hoá cho thêm một người là bằng không.
Với chương trình truyền hình quốc gia của Việt Nam việc có thêm một ti vi bắt
sóng cơ bản không làm thay đổi chi phí truyền hình. Điều này hoàn toàn khác với
hàng hoá tư nhân. Khi ai đó đang sử dụng một hàng hoá tư nhân hay một dịch vụ
do tư nhân cung cấp thì điều đó có nghĩa là người đó đã loại trừ người khác sử
dụng dịch vụ hay hàng hoá đó.
c. Hàng hoá công cộng không thuần tuý.
Nhiều hàng hoá chỉ có một trong hai đặc điểm trên ở những mức độ khác
nhau, có thể loại trừ nhưng không muốn loại trừ, hoặc có thể loại trừ nhưng rất tốn
kém.
d. Vấn đề “người ăn theo” trong hàng hoá công cộng
“Người ăn theo” là người tìm cách hưởng thụ lợi ích của một hàng hoá công
cộng mà không đóng góp chi phí để trang trải số hàng hoá đuợc cung cấp. Vấn đề
“người ăn theo” xuất phát từ những người được khuyến khích phải hưởng thụ
những lợi ích do người khác trả tiền còn bản thân họ không trả tiền. “Ăn theo” có
thể là một chiến lược của bất kỳ cá nhân nào suy nghĩ rằng không có sự trừng phạt
cho việc đó và chỉ có một số ít cá nhân lựa chọn chiến lược này như họ. Nếu mọi
cá nhân trong cộng đồng đều lựa chọn chiến lược này thì sẽ không có sự sản xuất
hàng hoá công cộng.
1.2.2. Đường cầu về hàng hoá công cộng.
Trong thực tế các cá nhân không mua các hàng hoá công cộng, tuy nhiên
chúng ta có thể hỏi xem họ có thể cần bao nhiêu nếu như họ phải trả thêm tiền bao
nhiêu đó cho mỗi đơn vị hàng hoá công cộng mà họ có thể dùng thêm. Đây không
phải là một câu hỏi hoàn toàn mang tính giả định vì khi chi tiêu vào hàng hoá công
cộng tăng lên thì thuế cá nhân cũng tăng lên. Chúng ta gọi khoản trả thêm này của

cá nhân cho mỗi đơn vị hàng hoá công cộng thêm là giá thuế của anh ta. Bằng cách
tăng hoặc giảm giá thuế chúng ta có thể vẽ được đường cầu hàng hoá công cộng.
Chúng ta sử dụng cách này để vẽ các đường cầu tư nhân của hàng hoá công cộng.
Cộng các đường cầu này theo chiều dọc để có được đường cầu xã hội
(đường cầu thị trường). Cộng theo chiều dọc là hợp lý bởi vì hàng hoá công cộng
thuần tuý cần cung cấp cho các cá nhân với cùng một lượng như nhau. Chia theo
khẩu phần là không thể thực hiện được và cũng là không mong muốn, bởi vì sử
dụng hàng hoá công cộng của một cá nhân không làm giảm sự hưởng thụ của bất
cứ người nào.
Đường cầu có thể coi như “đường sẵn sàng chi trả tiền cận biên” Tức là, tại
mỗi mức sản lượng hàng hoá công cộng, đường đó đều cho biết cá nhân sẽ sẵn
sàng trả bao nhiêu để có thêm một đơn vị hàng hoá công cộng. Do đó, tổng số theo
chiều dọc của các đường cầu là đúng bằng tổng của sự sẵn sàng trả tiền cận biên
của cá nhân, tức là tổng lượng mà tất cả các cá nhân sẵn sàng trả để có thêm một
đơn vị hàng hoá công cộng.
Trong nền kinh tế, chúng ta thường sử dụng chủ yếu hệ thống thuế, phí và hệ
thống phúc lợi để phân phối lại các nguồn lực. Phân phối các nguồn lực thông qua
các hệ thống thuế và phúc lợi là tốn kém, có nghĩa rằng Chính phủ có thể có những
cách thức khác để đạt mục tiêu phân phối lại của mình. Hệ thống thuế, phí có
những tác động khuyến khích quan trọng thay đổi cơ cấu chi phí mà Chính phủ
phải chi cho hàng hoá công cộng hàng năm. Việc thực hiện thu thuế, phí sẽ giảm
bớt gánh nặng chi tiêu Ngân sách Nhà nước khi cung cấp các dịch vụ công cộng xã
hội.
1.3. Phương pháp xác định mức phí bảo vệ môi trường
1.3.1. Cơ sở đánh giá chi phí- lợi ích môi trường
Trong thực tiễn khi chúng ta đánh giá một hàng hoá môi trường như một khu
rừng miền núi, rừng ngập mặn, hồ nước, bãi biển, loài thực vật nào đó có ý nghĩa
trước mắt và lâu dài mà việc lượng hoá đầy đủ những giá trị đó là rất khó thậm chí
không lượng hoá được, do đó các nhà kinh tế học môi trường phải nhìn nhận đánh
giá tài nguyên đó trên góc độ giá trị kinh tế.

Tổng giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên bao gồm giá trị sử dụng và giá trị
không sử dụng theo công thức:
TEV = UV + NUV
Trong đó TEV: tổng giá trị kinh tế
UV: giá trị sử dụng
NUV: giá trị không sử dụng
Giá trị sử dụng (UV) được phân thành giá trị sử dụng trực tiếp (DUV)và giá
trị sử dụng gián tiếp (IUV):
UV = DUV + IUV
Giá trị không sử dụng (NUV) bao gồm giá trị lựa chọn (OV), giá trị để lại
(BV) và giá trị tồn tại (EV):
NUV = OV + BV + EV
Giá trị sử dụng trực tiếp: thực chất liên quan đến giá trị đầu ra của sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ môi trường, cụ thể đó là những nguồn tài nguyên thiên nhiên
có giá trị trên thị trường. Đối với một khu rừng, giá trị sử dụng trực tiếp là gỗ và
động vật trong rừng.
Giá trị sử dụng gián tiếp: thông thường liên quan đến những chức năng của
môi trường trong việc hậu thuẫn các hoạt động kinh tế xã hội và tạo ra ngăn chặn
những thiệt hại môi trường, ví dụ như rừng có khả năng chống xói mòn, kiểm soát
lũ lụt.
Giá trị không sử dụng: chủ yếu bao gồm những giá trị tồn tại và những giá
trị tuỳ thuộc. Giá trị không sử dụng rất phức tạp cả về tính toán và nhận thức, nó
thể hiện giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất của sinh vật nhưng không liên
quan đến việc sử dụng thực tế, thậm chí không liên quan đến việc lựa chọn sinh vật
này. Thay vào đó, giá trị này được coi như những yếu tố phản ánh sự lựa chọn của
con người, nghĩa là những giá trị này nằm trong nhận thức của con người nhiều
hơn. Giá trị tồn tại của một khu rừng có thể là tính đa dạng sing học của rừng. Ví

×