Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Xây dựng quan hệ cộng tác trong quản lý chuỗi cung ứng xây dựng cải tiến thực trạng quản lý cung ứng cho nhà thầu tại tp hồ chí minh bằng mô hình scor

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------

NGUYỄN VĂN THỦY

XÂY DỰNG QUAN HỆ CỘNG TÁC TRONG QUẢN LÝ
CHUỖI CUNG ỨNG XÂY DỰNG & CẢI TIẾN THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ CUNG ỨNG CHO NHÀ THẦU TẠI TP.HCM BẰNG
MÔ HÌNH SCOR

Chun ngành

:

Cơng Nghệ và Quản Lý Xây dựng

Mã số

:

605890

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 08 Năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. LÊ HOÀI LONG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp. HCM ngày 25 tháng 08 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
thạc sĩ)
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Văn Thủy...........................................MSHV: 11080287...........
Ngày, tháng, năm sinh: 08/10/1982 ..........................................Nơi sinh: Nam Định........
Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý Xây dựng...................... Mã số : 605890
I. TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG QUAN HỆ CỘNG TÁC TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG XÂY
DỰNG & CẢI TIẾN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG CHO NHÀ THẦU
TẠI TP.HCM BẰNG MƠ HÌNH SCOR
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
9 Tổng quan kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng xây dựng.
9 Xây dựng quan hệ cộng tác cung ứng giữa nhà thầu với nhà cung cấp và với khách
hàng.
9 Khảo sát tình trạng quản lý cung ứng xây dựng hiện tại của nhà thầu tại TP.HCM,
phân tích những khó khăn và thuận lợi của thực trạng đó khi áp dụng khái niệm quản
lý chuỗi cung ứng vào lĩnh vực xây dựng ở TP.HCM.
9 Thực hiện nghiên cứu trường hợp để đề xuất phương pháp xây dựng mô hình chuỗi
cung ứng cho nhà thầu xây dựng trong điều kiện thực trạng quản lý đã khảo sát.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 21/01/2013..................................................................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/06/2013..................................................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS. TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

NGÔ QUANG TƯỜNG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)


LƯƠNG ĐỨC LONG

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả cố gắng bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của
q thầy cơ, những góp ý chân tình của của đồng nghiệp và sự động viên từ bạn bè.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô nghành Công nghệ và Quản lý Xây dựng đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu tại trường đại học Bách khoa TP.HCM.
Tơi xin bày tỏ lịng biêt ơn sâu sắc đến PGS.TS.Ngơ Quang Tường, thầy đã tận tâm
hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp, bạn bè, các học viên cao học ngành
Công nghệ và Quản lý xây dựng của trường đại học Bách Khoa TPHCM, đã tận tình giúp
đỡ và góp ý kiến để tơi hồn thành luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 06 năm 2013
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Văn Thủy


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là khái niệm đã được hình thành và bắt đầu áp dụng hữu
ích vào các ngành cơng nghiệp sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc áp
dụng quản lý chuỗi cung ứng vào ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do những đặc điểm

của riêng của ngành công nghiệp xây dựng. Giải quyết những khó khăn đó trước tiên là
phải thiết lập sự cộng tác giữa các bên liên quan trong vận hành quản lý chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu trong luận văn này nhằm tìm cách thiết lập mối quan hệ cộng tác giữa nhà
thầu xây dựng với nhà cung cấp và với khách hàng thông qua lấy ý kiến đánh giá những
người kinh nghiệm trong quản lý cung ứng xây dựng của nhà thầu ở những khía cạnh: (1)
Sự quan trọng của chức năng xây dựng nội bộ của nhà thầu cho quản lý cung ứng; (2)
Yếu tố nhà thầu cần xem xét khi thiết lập quan hệ cộng tác với nhà cung cấp; (3)Yếu tố
nhà thầu cần xem xét khi thiết lập quan hệ cộng tác với khách hàng; (4) Những mục tiêu
chủ yếu trong phát triển quan hệ cộng tác cung ứng; (5) Các yếu tố chính để phát triển
quản lý chuỗi cung ứng xây dựng; (6) Những rào cản đến việc thiết lập mối quan hệ cung
ứng xây dựng. Kết quả phân tích hướng nhà thầu tập trung vào các yếu tố cần xem xét khi
họ muốn xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng xây dựng. Ngồi ra, luận văn cịn đánh giá
tình trạng quản lý cung ứng xây dựng của các nhà thầu tại TPHCM trên quan điểm SCM.
Cuối cùng, luận văn thực hiện nghiên cứu trường hợp về áp dụng mơ hình tham chiếu
hoạt động chuỗi cung ứng, một mơ hình được đề xuất bởi hội đồng chuỗi cung ứng SCC
(Supply Chain Council), SCOR, để thiết lập chuỗi cung ứng xây dựng cho một nhà thầu
xây dựng phần cơ điện (MEP) tại một dự án xây dựng. Mơ hình chuỗi cung ứng này cũng
là điển hình cho mơ hình cung ứng xây dựng của nhà thầu xây dựng nói chung.


ABSTRACT
Supply Chain Management (SCM) is the concept that has been emerged and started
appling to the manufacturing industry usefully in Vietnam in order to reduce production
costs and increase competitive advantage for businesses. The previous studies have shown
that the application of supply chain management in the construction industry has had
much difficulty due to the particular characteristics of the construction industry. Solving
such problems is firstly, establishing collaboration between stakeholders in the operation
of supply chain management. Researching in this thesis seeks to establish collaborative
relationships between contractors with suppliers and with customers through the survey
sought opinions from the people having experiences in contractor’s supply management

contractor’s construction supply management, include aspects: (1) The importance of
internal construction funtions of contractors for supply management, (2) The factor
considered when forming a supply chain relationship with suppliers, (3) The factor
considered when forming a supply chain relationship with customers, (4) The principal
objectives in developing supply collaboration relationship, (5) The key factors in
construction supply chain management development, (6) Barriers to implementing
construction supply relationships. Analysis results orient contractors to focuse on the
factors needing to be considered when they want to establish and manange supply chain.
In addition, the thesis also assess the supply management reality of contractors in Ho Chi
Minh city in view of perceptions of SCM. Finally, the thesis has studied the case applied
the Supply Chain Operation Reference model, SCOR the one that was proposed by
Supply Chain Council (SCC), to establish a supply chain for a MEP (mechanical –
electrial – plumping) contractor in a construction project. This supply chain model is also
typical for supply chain model of building construction contractors in general.


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................ 6
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 8
1.1

Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................... 8

1.2


Xác định vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 9

1.3

Các mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 9

1.4

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 10

1.5

Tóm tắt phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10

1.6

Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................................... 10

Chương 2 TỔNG QUAN KIẾN THỨC ..................................................................................11
2.1

Lý thuyết chuỗi cung ứng (SCM) ................................................................................ 11

2.1.1

Khái niệm chuỗi cung ứng ....................................................................................... 11

2.1.2

Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng .......................................................................... 11


2.1.3

Lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng ..................................................................... 12

2.1.4

Cấu trúc chuỗi cung ứng .......................................................................................... 13

2.1.5

Các yếu tố cơ bản dẫn dắt chuỗi cung ứng ............................................................... 13

2.1.6

Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp ........................................ 14

2.1.7

Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng ...................................................................... 15

2.1.8

Ý nghĩa của quản lý cung ứng ................................................................................. 15

2.1.9

Các điều kiện để thực hiện thành công quản lý chuỗi cung ứng ............................... 15

2.1.10


So sánh quản lý cung ứng truyền thống với quản lý chuỗi cung ứng ........................ 16

2.1.11

Chuỗi cung ứng theo mơ hình SCOR ....................................................................... 16

2.2
2.2.1

Chuỗi cung ứng xây dựng ........................................................................................... 20
Khái niệm chuỗi cung ứng xây dựng ....................................................................... 20

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 1


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

2.2.2

Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xây dựng ........................................................... 21

2.2.3

Những vấn đề trong chuỗi cung ứng xây dựng ........................................................ 22


2.2.4

Đặc điểm chuỗi cung ứng xây dựng ......................................................................... 23

2.2.5

Nhiệm vụ cần giải quyết cho quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng ...................... 23

2.2.6

Cơ cấu chuỗi cung ứng xây dựng ............................................................................. 25

2.2.7

So sánh chuỗi cung ứng xây dựng với chuỗi cung ứng sản xuất khác ....................... 26

2.2.8

Các thông số quan trọng của chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng ............................... 27

2.2.9

Logistics với chuỗi cung ứng trong xây dựng .......................................................... 29

2.3

Các nghiên cứu liên quan ............................................................................................ 31

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................34
3.1


Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 34

3.2

Thu thập dữ liệu .......................................................................................................... 35

3.3

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát................................................................................... 37

3.4

Kích thước mẫu .......................................................................................................... 41

3.5

Kiểm tra độ tin cậy của số liệu .................................................................................... 42

3.6

Công cụ nghiên cứu .................................................................................................... 42

Chương 4 QUAN HỆ CỘNG TÁC TRONG THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG
ỨNG XÂY DỰNG....................................................................................................................45
4.1

Quy trình phân tích dữ liệu.......................................................................................... 45

4.2


Thống kê mơ tả ........................................................................................................... 46

4.2.1

Vị trí cơng việc của người trả lời ............................................................................. 47

4.2.2

Số năm kinh nghiệm của người trả lời ..................................................................... 47

4.2.3

Phân nhóm người trả lời theo quy mơ nhà thầu ........................................................ 48

4.2.4

Loại hình nhà thầu người trả lời đang làm việc ........................................................ 49

4.3

Độ tin cậy của thang đo, Cronbach’s alpha .................................................................. 50

4.4

Kết quả và phân tích ................................................................................................... 51

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 2



Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

4.4.1

Quan trọng của chức năng xây dựng đối với hiệu quả quản lý cung ứng .................. 51

4.4.2

Yếu tố nhà thầu cần xem xét khi thiết lập quan hệ cung ứng với nhà cung cấp ......... 52

4.4.3

Yếu tố nhà thầu cần xem xét khi thiết lập quan hệ cung ứng với khách hàng ........... 53

4.4.4

Mục tiêu chủ yếu trong phát triển quan hệ cộng tác chuỗi cung ứng xây dựng ......... 54

4.4.5

Các yếu tố chính để phát triển chuỗi cung ứng xây dựng ......................................... 55

4.4.6

Những rào cản chính cho việc thiết lập mối quan hệ cung ứng xây dựng ................. 56


Chương 5 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG CỦA NHÀ THẦU TẠI TP.HCM .......58
5.1

Quy trình phân tích dữ liệu.......................................................................................... 58

5.2

Kết quả phân tích ........................................................................................................ 58

5.2.1

Vai trò của quản lý cung ứng ................................................................................... 58

5.2.2

Ký kết quan hệ đối tác của nhà thầu với nhà cung cấp, với khách hàng .................... 59

5.2.3

Cách thức kết nối và san sẻ thơng tin cung ứng ........................................................ 60

5.2.4

Hình thức thu mua ................................................................................................... 61

5.2.5

Những khó khăn cho hoạch định nhu cầu vật liệu .................................................... 61

5.2.6


Phương pháp lên tiến độ thi công............................................................................. 62

5.2.7

Những khó khăn cho hoạch định cung ứng .............................................................. 64

5.3

Kết luận chương.......................................................................................................... 64

Chương 6 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG
ỨNG XÂY DỰNG THEO MƠ HÌNH SCOR .........................................................................66
6.1

Giới thiệu chương ....................................................................................................... 66

6.2

Quy trình thực hiện ..................................................................................................... 68

6.2.1

Quy trình quản lý cung ứng vật liệu xây dựng điển hình .......................................... 69

6.2.2

Thiết lập mơ hình SCOR cấp độ 1 và 2 .................................................................... 71

6.2.2.1


Sản phẩm sản xuất để dự trữ (Make to stocked) ................................................... 71

6.2.2.2

Sản phẩm sản xuất để theo đặt hàng (Make to order) ............................................ 72

6.2.2.3

Sản phẩm tùy biến (custom product) .................................................................... 74

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 3


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

6.2.3

Thiết lập mô hình SCOR cấp độ 3 ........................................................................... 75

6.2.4

Cơ cấu tổ chức thực hiện cung ứng. ......................................................................... 78

6.2.4.1


Cơ cấu tổ chức nhà thầu ....................................................................................... 78

6.2.4.2

Phân chức năng và gán trách nhiệm cung ứng vào cơ cấu tổ chức ........................ 80

6.2.4.3

Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ thực hiện ....................................... 82

6.2.5
6.3

Thiết lập mơ hình SCOR cấp độ 4 ........................................................................... 84
Kết luận chương.......................................................................................................... 87

Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................88
7.1

Kết luận ...................................................................................................................... 88

7.2

Kiến nghị .................................................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................91
PHỤ LỤC .................................................................................................................................95
LÝ LỊCH TRÍCH TRANG .................................................................................................... 100
Q TRÌNH ĐÀO TẠO ....................................................................................................... 100
Q TRÌNH CƠNG TÁC..................................................................................................... 100


SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 4


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đặc tính khác nhau giữa cách quản lý cung ứng truyền thống với quản lý chuỗi cung
ứng ........................................................................................................................................ 16
Bảng 2.2. So sánh chuỗi cung ứng xây dựng và chuỗi cung ứng sản xuất ( Ling, 2003) .......... 26
Bảng 2.3. Các thông số chuỗi cung ứng và các mô tả (Jang, 2003) ......................................... 27
Bảng 3.1 Các công cụ nghiên cứu .......................................................................................... 43
Bảng 4.1 Vị trí cơng việc của người trả lời câu hỏi ................................................................. 47
Bảng 4.2 Số năm kinh nghiệm của người trả lời câu hỏi ......................................................... 48
Bảng 4.3 Phân nhóm người trả lời theo quy mơ nhà thầu ........................................................ 49
Bảng 4.4 Phân nhóm người trả lời loại hình nhà thầu ............................................................. 50
Bảng 4.5 Hệ số Cronbach's Alpha .......................................................................................... 50
Bảng 4.6 Sự quan trọng của chức năng nội bộ của nhà thầu với hoạt động cung ứng .............. 51
Bảng 4.7 Yếu tố nhà thầu xem xét khi thiết lập quan hệ cung ứng với nhà cung cấp ............... 52
Bảng 4.8 Yếu tố nhà thầu xem xét khi thiết lập quan hệ cung ứng với nhà khách hàng ........... 53
Bảng 4.9 Mục tiêu phát triển quan hệ cộng tác chuỗi cung ứng xây dựng ............................... 54
Bảng 4.10 Các yếu tố trong phát triển mối quan hệ cung ứng xây dựng .................................. 55
Bảng 4.11 Các rào cản chính trong mối quan hệ cung ứng xây dựng ...................................... 57
Bảng 5.1 Vai trò quản lý cung ứng với hoạt động kinh doanh xây dựng ................................. 59
Bảng 5.2 thời gian ký kết quan hệ đối tác với nhà cung cấp, với khách hàng .......................... 59
Bảng 5.3 Phương thức kết nối và san sẻ thông tin cung ứng ................................................... 60

Bảng 5.4 Hình thức thu mua vật tư ......................................................................................... 61
Bảng 5.5 Yếu tố gây khó khăn nhất cho hoạch định nhu cầu vật liệu ...................................... 62
Bảng 5.6 Cách thức lập tiến độ thi công công việc thầu phụ ................................................... 63
Bảng 5.7 Xếp hạng những khó khăn cho hoạch định cung ứng ............................................... 64
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................................ 95

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 5


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngơ Quang Tường

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Cấu hình của một chuỗi cung ứng trong sản xuất (Vrijhoef và Koskela, 2000) ............ 11
Hình 2.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng ............................................................................................. 13
Hình 2.3 Năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng .................................................. 14
Hình 2.4. Cơ cấu mơ hình SCOR .............................................................................................. 17
Hình 2.5 Bốn cấp độ của quy trình SCOR (Supply Chain Council (SCC), 2008) ....................... 18
Hình 2.6 Cấu trúc sơ khai chuỗi cung ứng xây dựng (Xue và ctv, 2007) .................................... 21
Hình 2.7 Những vấn đề trong quá trình xây dựng (Theo Vrijhoef, 1998) ................................... 22
Hình 2.8. Bốn vai trị của quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng ............................................. 24
Hình 2.9. Cơ cấu điển hình của chuỗi cung ứng xây dựng truyền thống (Vrijhoef và Koskela,
2000) ........................................................................................................................................ 25
Hình 2.10. Các cơng tác logistics xây dựng (Jang, 2003) ........................................................... 30
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 34
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................... 36
Hình 4.1 Quy trình phân tích dữ liệu ......................................................................................... 45

Hình 4.2 Biểu đồ % người trả lời câu hỏi theo vị trí cơng việc ................................................... 47
Hình 4.3 Biểu đồ % người trả lời câu hỏi theo số năm kinh nghiệm .......................................... 48
Hình 4.4 Biểu đồ % người trả lời câu hỏi theo doanh thu của nhà thầu ...................................... 49
Hình 4.5 Biểu đồ % người trả lời câu hỏi theo loại hình nhà thầu .............................................. 50
Hình 5.1 Quy trình phân tích dữ liệu. ........................................................................................ 58
Hình 6.1 Phối cảnh rạp chiếu phim............................................................................................ 66
Hình 6.2 Quy trình thiết lập mơ hình chuỗi cung ứng SCOR cho nhà thầu MEP........................ 68
Hình 6.3 Lưu đồ quá trình quản lý điển hình về việc lên kế hoạch, thu mua, phân phối vật tư
trong dự án xây dựng ................................................................................................................ 70
Hình 6.4. Mơ hình SCOR cấp độ 1 cho sản phẩm sản xuất để lưu trữ (Make to stocked) – loại 171
Hình 6.5. Mơ hình SCOR cấp độ 2 cho sản phẩm sản xuất để lưu trữ (Make to stocked) – loại 171
SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 6


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngơ Quang Tường

Hình 6.6. Mơ hình SCOR cấp độ 1 cho sản phẩm sản xuất theo đặt hàng (Make to order) – loại 2
................................................................................................................................................. 72
Hình 6.7. Mơ hình SCOR cấp độ 2 cho sản phẩm sản xuất theo đặt hàng (Make to order) – loại 2
................................................................................................................................................. 73
Hình 6.8. Mơ hình SCOR cấp độ 1 cho sản phẩm tùy biến (custom product) – loại 3 ................ 74
Hình 6.9. Mơ hình SCOR cấp độ 2 cho sản phẩm tùy biến (custom product) – loại 3 ................ 74
Hình 6.10 Mơ hình SCOR cấp độ 3 cho sản phẩm sản xuất để dự trữ trong chuỗi cung ứng xây
dựng ......................................................................................................................................... 76
Hình 6.11 Sơ đồ quy trình cung ứng trong Mơ hình SCOR cấp độ 3 điển hình cho sản phẩm sản
xuất để dự trữ trong chuỗi cung ứng xây dựng.......................................................................... 77

Hình 6.12. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban đầu của nhà thầu MEP ..................................................... 78
Hình 6.13. Sơ đồ cơ cấu tổ chức điều chỉnh của nhà thầu MEP ................................................. 79
Hình 6.14. Sơ đồ các khu vực chức năng cung ứng ................................................................... 80
Hình 6.15. Sơ đồ trách nhiệm cung ứng RACI .......................................................................... 81
Hình 6.16. Kết nối thơng tin hoạt động cung ứng xây dựng trên Internet (tham khảo Xue và ctv,
2007) ........................................................................................................................................ 83
Hình 6.17 Quy trình mơ hình cấp độ 4 P1.1 cho nhà thầu MEP ................................................. 84
Hình 6.18 Quy trình mơ hình cấp độ 4 P1.2 cho nhà thầu MEP ................................................. 85
Hình 6.19 Quy trình mơ hình cấp độ 4 P1.3 cho nhà thầu MEP ................................................. 85
Hình 6.20 Quy trình mơ hình cấp độ 4 P1.4 cho nhà thầu MEP ................................................. 86

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 7


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Do những ảnh hưởng từ suy thối kinh tế, từ năm 2008 ngành cơng nghiệp xây dựng Việt
Nam phải gánh chịu nhiều khó khăn. Để tồn tại và vượt qua những khó khăn đó, địi hỏi
các doanh nghiệp phải có những biện pháp đối phó như cơ cấu lại bộ máy, giảm chi phí,
tối ưu sản xuất… Nhưng đó chỉ là những giải pháp ngắn hạn. Điều quan trọng hơn chính
là những bước đi dài hạn với tầm nhìn chiến lược. Đã đến lúc các doanh nghiệp xây dựng
cần tái hoạch định doanh nghiệp bằng cách cải tiến cơ cấu hoạt động của mình để tăng lợi
thế cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường.
Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng đã được áp dụng cho các ngành công nghiệp sản xuất

và đem lại hiệu quả cao. Sự thành công áp dụng quản lý chuỗi cung ứng, đầu tiên phải kể
đến sự kết hợp của nhà bán lẻ Wal-Mart và nhà sản xuất Procter & Gamble. Sự kết hợp
này giúp cả hai công ty tiết kiệm chi phí tồn kho, tăng doanh thu nhờ giảm giá bán, và giá
cả cũng như cam kết chất lượng cũng mang lại lợi ích cho khách hàng. Ở Việt Nam, công
ty sữa Vinamilk cũng đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng và quản lý chuỗi
cung ứng.
Tuy nhiên, quản lý chuỗi cung ứng được áp dụng chậm trong ngành xây dựng (Akintoye
và ctv, 2000). Có thể giải thích điều này bởi theo Nash và các cộng tác viên (2002), ngành
cơng nghiệp có đặc điểm chung là độ phân mảnh cao, năng suất thấp, vượt thời gian và
chi phí, có nhiều xung đột và tranh chấp hơn so với những ngành cơng nghiệp khác.
Ngồi ra, nghiên cứu về chuỗi cung ứng xây dựng cũng chưa nhiều (Akintoye và ctv,
2000).
Sự cộng tác cung ứng ở đây được hiểu là sự phối hợp của nhà thầu với các bên tham gia
trong quá trình sản xuất xây dựng trở lên quan trọng, hay nói cách khác việc quản lý quy
trình trên toàn bộ chuỗi cung ứng xây dựng sẽ mang lại hiệu quả cho các bên tham gia.
Theo Vrijhoef và Koskela (2000) có thể suy luận rằng những vướng mắc và lãng phí
trong giai đoạn thi cơng có thể có nguyên nhân từ những giai đoạn trước đó trong chuỗi
các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng xây dựng. Vì thế nhà thầu chỉ đơn lẻ giải
SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 8


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngơ Quang Tường

quyết thì khơng thể thực hiện được. Sự phối hợp trở thành nhân tố quan trọng cho sự
thành công quản lý chuỗi cung ứng (Xue, 2004).
Nhà thầu có vai trị quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng xây dựng. Nhà thầu có nhiều

mối quan hệ giữa các bên tham gia: chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các thầu
phụ thi công, thầu phụ cung ứng… mà mỗi quan hệ này đều có những ảnh hưởng nhất
định đến quá trình thực thi cơng việc xây dựng.
Cơng cụ Internet đã mở rộng đến khắp ngõ ngách trên các địa bàn xây dựng, và sự phát
triển của công nghệ thông tin, là điều kiện hỗ trợ quan trọng để nhà thầu có thể thiết lập
và quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để thực hiện thành công, nhà thầu phải đối mặt
nhiều thách thức. Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những thách thức này để tìm ra biện pháp
giúp nhà thầu cải tiến hiệu quả quản lý việc cung ứng cho nhà thầu.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó đang được quan tâm và áp dụng nhiều trong các ngành công
nghiệp sản xuất nhằm tăng hiệu quả cho các thành viên chuỗi cung ứng trong điều kiện
phải tăng lợi thế cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Trong cơng nghiệp xây
dựng tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, dường như việc áp dụng quản lý
chuỗi cung ứng cịn chậm và có nhiều trở ngại. Những trở ngại đó có phải do nhận thức
về quản lý chuỗi cung ứng của chính nhà thầu hay là do nguyên nhân khách quan nào
khác ? Những điều kiện cần thiết gì, và giải pháp như thế nào khi nhà thầu áp dụng SCM
vào hoạt động kinh doanh nâng cao hiệu quả quản lý cung ứng xây dựng.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
-

Tổng quan kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng xây dựng.

-

Xây dựng quan hệ cộng tác cung ứng giữa nhà thầu với nhà cung cấp và với khách
hàng thông qua việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến quan hệ cộng tác cung
ứng xây dựng, những lợi ích sự cộng tác đem lại cho các bên tham gia, những rào
cản cho sự cộng tác cung ứng.


-

Khảo sát tình trạng quản lý cung ứng xây dựng hiện tại của nhà thầu tại TP.HCM

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 9


Luận Văn Thạc Sỹ

-

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

Thực hiện nghiên cứu trường hợp về quản lý cung ứng tại dự án giả định theo mơ
hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng, SCOR, nhằm đưa ra cách thức đề xuất
mô hình quản lý cung ứng cho nhà thầu xây dựng trong điều kiện đang có.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
-

Nghiên cứu chỉ tiến hành khảo sát về quản lý hoạt động cung ứng các nhà thầu xây
dựng trong phạm vi TP.HCM.

-

Mối quan hệ cung ứng chỉ xem xet giữa nhà thầu với nhà cung cấp và giữa nhà
thầu với khách hàng.


-

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013 .

-

Đối tượng khảo sát: Các thành viên trong bộ máy tổ chức của nhà thầu xây dựng,
những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý xây dựng, học viên cao học ngành Công
nghệ và quản lý xây dựng của đại học Bách khoa TPHCM.

1.5 Tóm tắt phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách tổng hợp những kiến thức liên quan đến quản lý
chuỗi cung ứng trong xây dựng và khảo sát đánh giá về sự cộng tác trong hoạt động
chuỗi cung ứng và trình trạng quản lý hoạt động cung ứng của nhà thầu xây dựng tại
TP.HCM. Ngoài ra, từ thực trạng khảo sát được, nghiên cứu những đề xuất nhằm cải
tiến hiệu quả mơ hình quản lý cung ứng xây dựng cho nhà thầu.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
-

Về mặt thực tiễn, đề tài giúp nhà thầu hiểu được những điều kiện cần có khi họ
muốn áp dụng quản lý chuỗi cung ứng để cải tiến mô hình quản lý cung ứng đạt
hiệu quả hơn.

-

Về mặt lý luận, luận văn sẽ góp phần tìm hiểu để áp dụng quản lý chuỗi cung ứng
vào trong sản xuất xây dựng ở Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Văn Thủy


Trang 10


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

Chương 2 TỔNG QUAN KIẾN THỨC
2.1 Lý thuyết chuỗi cung ứng (SCM)
2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Hoạt động cung ứng là quá trình đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch vụ…
cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục nhịp nhàng và có hiệu quả (Đồn
Thị Hồng Vân, 2011).
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới kết nối các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau và cộng tác làm
việc với nhau để kiểm soát, quản lý và nâng cao dịng vật liệu và dịng thơng tin từ các
nhà cung cấp đến người dùng cuối cùng (J Aitken, trích dẫn bởi Christopher, 2005).
Dịng thơng tin (đặt hàng, kế hoạch, dự báo…)
Nhà cung cấp

Nhà sản xuất

Nhà rắp ráp

Nhà bán lẻ

Khách hàng

Dòng vật liệu (cung cấp, sản xuất, phân phối…)

Hình 2.1 Cấu hình của một chuỗi cung ứng trong sản xuất (Vrijhoef và Koskela, 2000)


2.1.2 Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng
Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM) rất đa dạng, tùy theo quan điểm ứng hoàn
cảnh cụ thể. Theo Johnston (1995) thì SCM là q trình quản lý có chiến lược về sự di
chuyển và lưu trữ vật tư, bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh từ nhà cung cấp, qua
công ty và đến khách hàng. Swaminathan và Tayur (2003) chia SCM thành phạm trù : cấu
hình (hướng đến thiết kế) liên quan đến hạ tầng cơ sở để chuỗi cung ứng hoạt động, và sự
phối hợp (hướng đến hoạt động) là các vấn đề liên quan đến thực hiện thực tế một chuỗi
cung ứng. Schneeweiss và Zimmer (2004), cũng coi SCM như là một việc quản lý mà
phải làm với sự phối hợp quy trình hậu cần (logistics) đang được kiểm soát bởi các tổ
chức độc lập trong mơi trường quốc tế và tồn cầu hóa thị trường với sự tập trung vào thế
mạnh cốt lõi của các tổ chức. SCM được định nghĩa là sự phối hợp giữa những công ty
độc lập, nhằm tăng hiệu quả toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách xét đến nhu cầu của từng
thành viên trong chuỗi (Lau và ctv, 2004). Theo Tommelein (2003), SCM như là việc
SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 11


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

cộng tác trong tiến hành cơng việc của một nhóm cơng ty và các tổ chức có trong một
mạng lưới các q trình có liên quan được dựng lên nhằm thỏa mãn cao nhất cho người
tiêu dùng cuối cùng, đồng thời mang lại hiệu quả cho tất cả các thành viên trong chuỗi
cung ứng.
Sự phối hợp là việc quản lý sự phụ thuộc giữa các hoạt động (Malone, 1994) . Nó là sự
phụ thuộc lợi ích giữa hai hay nhiều tổ chức đã được xác định trước nhằm đạt đến mục
tiêu chung. Nó cũng liên quan đến sự hòa nhập các bộ phận khác nhau trong một tổ chức

hay các tổ chức khác nhau trong SCM để hoành thành một loạt tác vụ và để đạt được lợi
ích đồng thời (Christopher, 2005). Chúng có liên quan đến những mối quan hệ chính thức,
những mục tiêu, những hành động có ràng buộc lẫn nhau, tương thích với nhau và phổ
biến (Wong, Johansen và Hvolby, 2004).
2.1.3 Lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng được bắt đầu và phát triển từ ngành công nghiệp sản xuất. Thập
niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng (Ngun Cơng
Bình, 2008). Khái niệm JIT (just in time) là dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành
SCM (Vrijhoef và Koskela, 2000). JIT là hệ thống phân phối đúng hạn, là một phần trong
hệt thống hệ thống sản xuất tinh gọn của hãng xe hơi Toyota Nhật Bản. Hệ thống này
nhằm giảm thiểu hàng tồn kho và chỉ bổ sung những gì khách hàng yêu cầu (K.Liker,
2003). JIT được tóm lược ngắn gọn nhất là: "Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại
đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết" (Wikipedia). Từ đó các doanh nghiệp bắt đầu
nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các tổ chức trong dây
truyền sản xuất.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng được phổ biến từ nhựng năm 1990. Sau khi hình thành ở ngành
công nghệ sản xuất tại Nhật Bản, khái niệm chuỗi cung ứng tiếp tục phát triển và trở
thành lý thuyết quản lý, và trở thành chủ đề nghiên cứu khoa học riêng. (Cooper và ctv,
1997). Các nhà nghiên cứu phương tây như Burbridge and Forrester… cũng đóng góp vào
những kiến thức chuỗi cung ứng. Đồng hành cùng với phương pháp SCM nguyên thủy,
những khái niệm về quản lý khác (ví dụ chuỗi giá trị (value chain), doanh nghiệp mở rộng
SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 12


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường


(extended enterprise)) đã ảnh hưởng đến sự phát triển khái niệm SCM và dẫn đến kiến
thức về SCM như hiện tại (Vrijhoef và Koskela, 2000).
2.1.4 Cấu trúc chuỗi cung ứng
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu 3 thành phần: nhà cung cấp, bản
thân đơn vị sản xuất và khách hàng (Nguyễn Tuyết Mai, 2006).
Nhà cung cấp

Nhà sản xuất

Khách hàng

Hình 2.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng
 Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ và nguyên liệu đầu vào cần
thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là
đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết sản phẩm, bán
sản phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà
cung cấp dịch vụ.
 Đơn vị sản xuất: là đơn vị sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất
được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
lên sự thông suốt của dây truyền cung ứng.
 Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất .
2.1.5 Các yếu tố cơ bản dẫn dắt chuỗi cung ứng
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cở bản. Các thành phần này là các
nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây truyền cung ứng: (Nguyễn Cơng
Bình, 2008) (như hình 2.3):
 Sản xuất (Làm gì, khi nào, như thế nào)
 Tồn kho (Sản xuất bao nhiêu, dự trữ bao nhiêu)
 Vị trí ( Nơi nào tốt nhất cho hoạt động nào)
 Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào)

 Thông tin (Nền tảng để đưa ra quyết định)

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 13


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

1.Sản xuất

2.Tồn kho

5. Thơng
tin

4. Vận chuyển

3. Vị trí

Hình 2.3 Năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng
2.1.6 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
Các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp lớn đã nhận định Quản lý chuỗi cung ứng
(SCM) có vai trị quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp vì việc quản lý được
xem xét từ đầu vào, đi qua q trình sản xuất và phân phối. Nó giúp doanh nghiệp đưa ra
chiến lược thu mua vật liệu đầu vào cho sản xuất, tối ưu hiệu quả quá trình sản xuất và hỗ
trợ đắc lực cho quá trình phân phối (Nguyễn Tuyết Mai, 2006).
 Vật liệu đầu vào: Rất nhiều công ty đã gặt hái được thành công to lớn nhờ giải

pháp và chiến lược SCM thích hợp thơng qua các khâu như: chọn đúng nguồn
nguyên liệu, vị trí kho bãi, xác định lượng dự trữ phù hợp, tổ chức vận chuyển tốt
nên giảm được chồng chéo và giảm chi phí. Việc lên kế hoạch cung ứng sẽ giúp
doanh nghiệp làm được điều đó.
 Nâng cao hiệu quả sản xuất: SCM xem xét dòng vật liệu đi qua trong suốt q
trình của chuỗi cung ứng, nhờ đó nó sẽ tìm ra những mối liên kết chủ yếu giữa các
công đoạn sản xuất và quá trình sản xuất và với các quá trình khác của chuỗi cung
ứng. Nhờ quy trình cung ứng khép kín từ khâu chuẩn bị, sản xuất, phân phối với
thông tin được cập nhật liên tục sẽ giúp việc lên kế hoạch sản xuất đúng lúc cần,
từ đó giảm cả tồn kho nguyên liệu và tồn kho thành phẩm.

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 14


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

 Hỗ trợ đắc lực cho phân phối: Chính SCM đóng vai trị then chốt trong việc đưa
sản phẩm đến nơi cần và đúng vào thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của
SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng với chi phí nhỏ nhất.

2.1.7 Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng
Theo Cooper, Lambert và Pagh (1997) đã liệt kê ra các mục tiêu của chuỗi cung ứng :
 Giảm hàng tồn kho
 Gia tăng dịch vụ khách hàng
 Xây dựng thế mạnh cạnh tranh cho chuỗi cung ứng.
2.1.8 Ý nghĩa của quản lý cung ứng

Quản lý cung ứng có nhiều ý nghĩa, cụ thể:
 Đảm bảo cho sản xuất tiến hành nhịp nhàng, liên tục.
 Tạo điều kiện nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, kích thích các hoạt động sáng
tạo, áp dụng kỹ thuật mới, tạo ra các năng lực sản xuất mới.
 Tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
 Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sảng xuất kinh doanh cho đơn vị
(Đoàn Thị Hồng Vân và ctv, 2011)

2.1.9 Các điều kiện để thực hiện thành công quản lý chuỗi cung ứng
Có bốn trụ cột để thực hiện thành công cho một chuỗi cung ứng là :
 Nguồn nhân lực có năng lực
 Sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp
 Công nghệ thông tin
 Hệ thống đo lường đúng và hiệu quả.
(Bản tin logistics tháng 12, 2012)

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 15


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

2.1.10 So sánh quản lý cung ứng truyền thống với quản lý chuỗi cung ứng
Quan điểm quản lý cung ứng truyền thống và quản lý chuỗi cung ứng (SCM) có nhiều đặc
điểm khác nhau. Cooper và Ellram (1993) đã mô tả sự khác nhau này theo bảng 2.1
Bảng 2.1. Đặc tính khác nhau giữa cách quản lý cung ứng truyền thống với quản lý
chuỗi cung ứng

Yếu tố

Quản lý kiểu truyền thống

Quản lý chuỗi cung ứng

Phương pháp quản lý tồn
kho

Nỗ lực độc lập

Liên kết giảm tồn kho tồn chuỗi

Phương pháp chi phí tổng thể

Giảm theo cơng ty

Hiệu quả chi phí trên tồn
chuỗi

Thời gian tham gia

Ngắn hạn

Dài hạn

San sẻ và kiểm sốt thơng tin

Giới hạn trong phạm vi giao
dịch hiện hành


Theo yêu cầu cho việc lên kế
hoạch và quá trình theo dõi

Phối hợp đa cấp trong kênh

Giao tiếp riêng giữa từng cặp

Đa giao tiếp giữa các cấp trong
công ty và các cấp trong chuỗi

Kết nối lên kế hoạch

Căn cứ trên giao dịch

Liên tục

Khả năng tương thích tập thể

Khơng liên quan

Bề rộng của cơ sở cung cấp

Rộng để gia tăng cạnh tranh,
rủi ro trải rộng

Tương thích ít nhất ở những mối
quan hệ chính
Nhỏ để tăng sự phối hợp


Lãnh đạo kênh

Không cần

Cần để nhằm vào sự cộng tác

San sẻ rủi ro và lợi ích

Riêng rẽ

Cùng san sẻ lâu dài

Tốc độ thực hiện, mức độ
thông tin và tồn kho

Định hướng kho vận (bảo quản
và lưu trữ an toàn) bị gián
đoạn dòng bởi các rào cản; cục
bộ giữa từng cặp kênh

Định hướng trung tâm phân phối
(tốc độ lưu kho) kết nối các
dòng, ngay đúng lúc (JIT), phản
ứng nhanh qua các kênh

2.1.11 Chuỗi cung ứng theo mơ hình SCOR
Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng SCOR (Supply Chain Operation
Reference) là hướng dẫn khung về quản lý hoạt động chuỗi cung ứng, để giúp cho doanh
nghiệp xây dựng lên chuỗi cung ứng tương thích với điều kiện kinh doanh của cơng ty.
Mơ hình được thiết lập bởi Ủy ban chuỗi cung ứng (Supply Chain Council – SCC), được


SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 16


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

phát triển từ năm 1996 với thành viên sáng lập là công ty tư vấn PRTM và AMR, và cho
đến nay mơ hình đã được phát triển đến phiên bản 9.0 (Đỗ Huy Bình, 2012).
Cơ cấu mơ hình được căn cứ trên năm quá trình cung ứng quan trọng – Hoạch định
(plan) , Thu mua (source), Sản xuất (make), Giao hàng (deliver), Thu hồi (Return) (hình
2.4). Hoạch định bao gồm các quá trình cân đối nguồn lực cho kế hoạch thiết lập đáp
ứng tốt nhất các yêu cầu của một chuỗi cung ứng và các q trình của nó là thu mua, sản
xuất, phân phối, và phản hồi. Thu mua bao gồm các quá trình quản lý việc mua sắm,
cấp phát, tiếp nhận, và chuyển giao các dạng nguyên liệu thô, bộ phận, sản phẩm, và
dịch vụ. Sản xuất bao gồm các quá trình chuyển đổi sản phẩm sang trạng thái hồn
thành. Phân phối bao gồm q trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ đã hoàn thành, bao
gồm cả quản lý đặt hàng, quản lý vận tải, quản lý phân phối. Thu hồi bao gồm hỗ trợ
khách hàng sau khi giao hàng và q trình có liên quan đến việc trả lại hoặc nhận sản
phẩm trả lại.

Hình 2.4. Cơ cấu mơ hình SCOR

SCOR cũng được phân cấp thành bốn cấp độ, với mức độ gia tăng mức chi tiết theo từng
cấp (Supply Chain Council (SCC), 2008) (hình 2.5).
SVTH: Nguyễn Văn Thủy


Trang 17


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngô Quang Tường

Cấp độ
#

Mô tả

1

Cấp độ trên cùng
(các loại quy
trình)

Giản đồ

Kế hoạch
Thu mua

Sản xuất

Phân phối

Phản hồi

Phản hồi


Mơ hình SCOR

P1: kế hoạch cung ứng; P2: kế hoạch thu mua; P3: kế hoạch sản
xuất; P4: kế hoạch phân phối; P5: kế hoạch thu hồi

2

Cấp độ cấu hình
(các quy trình
con)

Kế hoạch
P1

Khơng bao gồm trong
SCOR

3

4

Cấp thành phần
quy trình (phân
tích quy trình)

P2

P1.1 Nhận
dạng, ưu tiên,

kết hợp những
nhu cầu của
chuỗi cung ứng
P1.2 Nhận dạng,
đánh giá, và kết
hợp nguồn lực
chuỗi cung ứng

P3

P4

P5

P1.3 Cân
bằng
nguồn
lực chuỗi
cung ứng
với nhu
cầu
chuỗi
cung ứng

P1.4
Thiết lập
và giao
tiếp các
kế hoạch
chuỗi

cung
ứng

Cấp độ thực hiện
(phân tích yếu tố
quy trình)

Hình 2.5 Bốn cấp độ của quy trình SCOR (Supply Chain Council (SCC), 2008)
 Mơ hình cấp độ 1 cung cấp một định nghĩa chung về phạm vi và nội dung cho mơ
hình SCOR.
SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 18


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: PGS.TS. Ngơ Quang Tường

 Mơ hình cấp độ 2 xác định cấu hình hoạch định, nó được phân chia thành 5 quá
trình quản lý cơ bản: (P1) kế hoạch cung ứng; (P2) kế hoạch thu mua; (P3) kế
hoạch sản xuất; (P4) kế hoạch phân phối; (P5) kế hoạch thu hồi
 Mơ hình cấp độ 3 cung cấp cho các công ty thông tin hoạch định chi tiết và thiết
lập mục tiêu. Mơ hình cấp độ 3 cũng cung cấp cơ sở cho việc xác định hiệu quả
chuỗi cung ứng.
 Mơ hình cấp độ 4 tập trung vào quy trình thực hiện. Vì mơ hình SCOR Cấp 4 là
duy nhất cho mỗi công ty, các yếu tố cụ thể ở cấp độ này không được định nghĩa
trong khn khổ SCOR. Trong mơ hình cấp độ 4, người dùng cần phải thiết kế
thực hiện chi tiết của mỗi quá trình cấp độ 3 để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.
Mối quan hệ và sự tương tác giữa năm q trình con ở mơ hình SCOR cấp độ 2 như sau:

 Hoạch định cung ứng (P1) là quá trình thu thập các dữ liệu thực tế, đưa ra kế hoạch
cung ứng từ 12 đến 18 tháng bao gồm cơng suất tạm tính cho mỗi chuỗi cung ứng
định trước. Hoạch định này mang tính chiến lược.
 Hoạch định thu mua (P3) là hoạch định mang tính chiến thuật, nó so sánh tổng yêu
cầu nguyên liệu dự báo đã điều chỉnh theo hoạch định (P1), và nhu cầu theo kế
hoạch sản xuất (P3) để lập ra kế hoạch nguyên liệu từ 12 đến 16 tuần.
 Hoạch định sản xuất (P3) là q trình hoạch định mang tính chiến thuật, nó so sánh
đơn hàng sản xuất thực tế cộng với số đơn hàng bổ sung từ P4, với dự báo hạn chế
theo P1, để lập ra kế hoạch sản xuất từ 12 đến 16 tuần nhằm thỏa mãn mục tiêu
dịch vụ, chi phí và lưu kho. Sau đó nó được phép chuyển thành yêu cầu nguyên
liệu (P2).
 Hoạch định giao hàng (P4) là quá trình hoạch định chiến thuật với mục đích so
sánh số đơn hàng hồn thành thực tế với dự báo đã điều chỉnh theo (P1) để xây
dựng bảng kế hoạch nguồn lực phân phối trong khoảng 12 đến 16 tuần để thỏa
mãn mục tiêu dịch vụ, chi phí và tồn kho. Kế hoạch này thường được chuyển thành
các yêu cầu bổ sung (Replenishment Requirement), giúp người quản lý nhà máy

SVTH: Nguyễn Văn Thủy

Trang 19


×