Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.58 KB, 43 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG
CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1.Bộ máy tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam
Qua 6 năm hoạt động, Tổng công ty chè Việt Nam đã từng bước đổi mới ,
củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức và sản xuất kinh doanh.
Tại thời điểm thành lập, Tổng công ty chè Việt Nam có 25 đơn vị thành viên
hạch toán độc lập, 6 đơn vị hành chính sự nghiệp và 4 đơn vị tham gia liên
doanh.
Trong các năm 1997, 1998, Tổng công ty đã bàn giao 4 doanh nghiệp và
1 bệnh viện cho tỉnh Tuyên Quang quản lý và cũng tiếp nhận một số cơ sở sản
xuất chè của tỉnh Thái Nguyên về Tổng công ty trực tiếp quản lý.
Trong 6 năm qua, tổ chức Tổng công ty chè Việt Nam đã có một số thay
đổi đáng kể:
- Thực hiện cổ phần hoá 6 công ty
- Đưa 6 công ty tham gia liên doanh Phú Bền và Phú Đa
- Tổ chức cho 2 Công ty chè Sông Cầu và Mộc Châu tham gia hợp tác sản
xuất với Nhật Bản và Đài Loan
- Tổ chức lại 2 đầu mối là Chi nhánh Tổng công ty chè tại Hải Phòng và
Thành phố Hồ Chí Minh thành các công ty hạch toán phụ thuộc
- Thành lập công ty chế biến chè và Nông sản thực phẩm Cổ Loa hạch toán
phụ thuộc Tổng công ty
- Thành lập Xí nghiệp tinh chế chè Kim Anh hạch toán báo sổ Tổng công ty
- Thành lập xưởng cơ khí hạch toán báo sổ Tổng công ty
- Tổ chức lại Trung tâm KCS thành phòng kiểm tra chất lượng chè trực
thuộc Tổng công ty
1
Sinh viên: Lê Thị Thủy
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
Tổng công ty chè Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để cổ phần hoá


Công ty chè Hà Tĩnh và thành lập một số công ty kinh doanh tổng hợp hạch toán
phụ thuộc hoặc báo sổ trực thuộc Tổng công ty .
Hiện nay, Tổng công ty chè Việt Nam đang trực tiếp quản lý các đơn vị
trực thuộc sau:
- Các công ty sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập: Mộc Châu, Sông Cầu,
Long Phú, Hà Nội, Yên Bái, Thái Nguyên và Công ty xây lắp vật tư kỹ
thuật.
- Các công ty và đơn vị hạch toán phụ thuộc: Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cổ
Loa
- Ngoài ra, Tổng công ty đang quản lý 2 đơn vị hạch toán báo sổ: Viện
nghiên cứu chè và Trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề
nghiệp Đồ Sơn
2
Sinh viên: Lê Thị Thủy
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
hình1: Mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam1.2 Bộ máy
tổ chức văn phòng Tổng công ty chè Việt Nam
*Hội đồng quản trị (HĐQT):
Đứng đầu Tổng công ty là Hội đồng quản trị. Đây là bộ phận chịu trách
nhiệm cao nhất trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như trước Thủ
tướng Chính phủ về vốn và tài sản của Tổng công ty.
Hiện nay, HĐQT của Tổng công ty bao gồm một chủ tịch, một trưởng ban
kiểm soát và bốn uỷ viên có nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát trực tiếp mọi hoạt
động của Ban Tổng Giám Đốc.
Để thực hiện tốt chức năng của mình, HĐQT thành lập ra ban kiểm soát -
giúp HĐQT nắm bắt kịp thời mọi sự điều hành của Ban Tổng Giám đốc.
*Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của
Tổng công ty, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong

hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ của Tổng công ty, các nghị
quyết của HĐQT.
* Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc:
- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách
nhiệm trước HĐQT; là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
- Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh
vực hoạt động theo sự phân công của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Ban Tổng Giám Đốc hiện nay có một Tổng Giám Đốc và ba Phó Tổng
Giám Đốc. Sau đó là các phòng ban đóng tại văn phòng Tổng công ty , có chức
năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty .
3
Sinh viên: Lê Thị Thủy
CÁC
CÔNG
TY CHÈ
PHỤ
THUỘC
CÁC ĐƠN
VỊ HẠCH
TOÁN SỰ
NGHIỆP
CÁC CÔNG
TY CỔ
PHẦN CHÈ
(7)
CÁC CÔNG
TY LIÊN
DOANH

(2)
CÁC
CÔNG
TY CHÈ
TRỰC
THUỘC
TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
* Văn phòng Tổng công ty chè Việt Nam hiện nay có các phòng quản lý
chức năng sau:
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập, phân loại, xử lý và cung
cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, đề xuất các biện pháp
cho Ban Tổng giám đốc nhằm đưa ra đường lối phát triển đúng đắn và đạt hiệu
quả cao trong công tác quản lý xí nghiệp.
- Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu: Tổ chức thực hiện hoạt động kinh
doanh Xuất nhập khẩu, giới thiệu sản phẩm.
- Phòng kế hoạch đầu tư: Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về
các lĩnh vực chiến lược phát triển: quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển sản
xuất theo đúng định hướng của nhà nước.
- Phòng tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu giúp ban giám đốc xây
dựng và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh. Thực hiện các chế độ chính sách
của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, chế độ tiền lương. . .
- Văn phòng Tổng công ty: Có chức năng tổ chức, thực hiện các cuộc hội
thảo, triển lãm, gặp gỡ với các bạn hàng, đối tác, đón tiếp khách tới Tổng công
ty. . .
- Phòng kỹ thuật Công nghiệp và Nông nghiệp: Có chức năng giúp ban
giám đốc quản lý mọi hoạt động sản xuất của các đơn vị trực thuộc (công nghệ,
chất lượng sản phẩm. . .) tạo điều kiện phát triển đúng hướng, hiệu quả.
- Phòng xây dựng cơ bản: Chỉ đạo các đơn vị lập dự án, khảo sát thiết kế,

đấu thầu triển khai các công trình xây dựng trong toàn Tổng công ty (trừ lĩnh
vực nông nghiệp).
- Phòng hợp tác quốc tế: phụ trách theo dõi, quản lý các hoạt động sản xuất
kinh doanh của các đơn vị liên doanh, liên kết, cổ phần. Có chức năng giao dịch,
đối ngoại của Tổng công ty với các đối tác trong và ngoài nước. Tìm kiếm các
4
Sinh viên: Lê Thị Thủy
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
đối tác đầu tư liên doanh, liên kết. Phối hợp cùng với các phòng chức năng xây
dựng phương án tìm kiếm thị trường và phát triển thị trường.
- Phòng pháp chế - thanh tra: Tham mưu và giúp việc cho Tổng giám đốc
về lĩnh vực pháp chế thanh tra của Tổng công ty.
- Phòng thông tin lưu trữ: Thông tin các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kinh
nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh cua các đơn vị trong Tổng công ty , quản
lý, lưu trữ tài liệu, thông báo các chủ trương đường lối của lãnh đạo Tổng công
ty đến người làm chè.
- Phòng sản phẩm - KCS: Có chức năng kiểm tra chất lượng , quản lý và
xây dựng mẫu mã sản phẩm, xây dựng mẫu hàng, qủn lý mẫu, chỉ đạo kỹ thuật
làm hàng xuất khẩu, quản lý chất lượng chè nội tiêu.
Sự tồn tại của các phòng là hết sức cần thiết để thực hiện công tác quản lý
điều hành đối với các thành viên được tốt và có hiệu quả.
Tổng công ty thực hiện hình thức phân chia bộ phận theo chức năng, một
hình thức phân chia cơ bản và lôgic. (Xem hình 2)
2. Tình hình lao động của Tổng công ty
Giai đoạn 1992-1995 là giai đoạn mà ngành chè Việt Nam đang phải vật lộn,
tìm kiếm, xâm nhập các thị trường mới. Tuy nhiên do những biến động của thị
trường nông sản quốc tế trong đó có chè và hậu quả của sự suy thoái, xuống cấp
trầm trọng của một số vùng chè trong nước từ các thập kỷ trước do cơ sở hạ tầng
yếu kém, thiếu vốn đầu tư thâm canh và đổi mới thiết bị, đời sống người lao

động khó khăn, thêm vào đó là sự trì trệ của một số khâu trong bộ máy quản lý.
Một số người trồng chè phải từ giã ngành chè để chuyển sang ngành sản xuất
khác, công nhân làm chè không có tình thần lao động- sản xuất, cho đến cuối
năm 1995 - sau khi thành lập Tổng công ty chè, các nhà máy quản lý đã tìm ra
một lối thoát mới, ngày đêm lo liệu tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn, táo bạo
5
Sinh viên: Lê Thị Thủy
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
hành động và nghiên cứu, chịu trách nhiệm đối với từng quyết định quản lý, tìm
chiến lược phát triển lâu dài và sách lược phát triển cho từng giai đoạn.
Tổng công ty luôn là động lực thúc đẩy, góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế, kỹ thuật chè nói riêng đối với ngành nông nghiệp - công nghiệp thực
phẩm và kinh tế trung du miền núi nước ta nói chung. Vì vậy TCT đã tạo nên
mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa các đơn vị với TCT và giữa các đơn vị với
nhau. Nhờ đó mà đã thu hút được phần lớn người lao động, công nhân vào tham
6
Sinh viên: Lê Thị Thủy
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
7
Sinh viên: Lê Thị Thủy
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
gia họat động sản xuất và chế biến chè.
Trong Bảng 1 ta thấy Tổng số lao động của TCT đã tăng đều trong 3 năm
1998-2000 chứng tỏ sự lớn mạnh của tổng công ty cả về quy mô cũng như khối
lượng sản xuất. Tổng số lao động của TCT năm 1999 tăng 857 người so với năm
1998 tức tăng 6,9%. Năm 2000 tăng 960 người so với năm 1999 tức là tăng
7,2%.Số lao động trực tiếp cũng tăng lên. Tuy nhiên sang đến năm 2001 và 2002

,Tổng số lao động của TCT bắt đầu giảm đi do thực hiện chế độ tinh giảm bộ
máy quản lý cùng với một số thay đổi trong cơ cấu lao động của các đơn vị
thành viên. Tổng số lao động năm 2001 giảm 897 người so với năm 2000. Năm
2002 tổng số lao động của TCT chỉ còn 13.230 tức là giảm 100 người so với
năm 2001
Tổng công ty thực hiện đổi mới căn bản và cương quyết bộ máy cán bộ quản lý -
đIều hành tăng cường khâu đào tạo và nâng cấp học vấn để từng bước trẻ hoá
đội ngũ từ TCT đến hầu hết các đơn vị thành viên đặc biệt là các doanh nghiệp
có biểu hiện yếu kém trì trệ lâu dài hoặc ách tắc về trình độ quản lý gây ảnh
hưởng tiêu cực đến sản xuất và tâm lý công nhân lao động.
Cụ thể: số lao động có trình độ đại học và trên đại hoc tăng dần qua các
năm. Số lao động có trình độ Cao đẳng và trung cấp ngày càng chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng số lao động. Điều này thể hiện sự phát triển của TCT ngày càng đi
vào hiện đại hoá cùng với việc ứng dụng các tiến bộ của KHKT vào dây chuyền
sản xuất.
Tóm lại lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng có ý
nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của xí nghiệp, các yếu tố khác chỉ là yếu
tố vật chất đơn thuần mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của
con người. Do vậy vấn đề quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả là một vấn
đề phức tạp và khó khăn vì TCT không chỉ thuê, phân công lao động và trả
lương cho công nhân viên mà còn phải tạo đIều kiện tốt cho họ phát triển khả
năng, phục vụ tốt nhất cho công việc.
8
Sinh viên: Lê Thị Thủy
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
Số lượng CC(%
)
Số lượng CC(%

)
Số lượng CC(%
)
Số lượng
Tổng số LĐ 12.400 100 13.257 100 14.217 100 13.320
I.Phân theo
T/C LĐ
-LĐ gián tiếp 1.093 8,82 1.054 7,95 1.115 7,81
-LĐ trực tiếp 11.307 91,18 12.203 92,05 13.102 92,16
II.Phân theo
Ngành
-Ngành SXKD 11.927 96,18 12.860 97,00 13.846 97,4
-Ngoài SXKD 473 3,82 397 3,00 371 2,60
III.Phân theo
Trình độ
-Trên đại học 25 0,20 27 0,20 28 0,20
-Đại học 581 4,69 613 4,62 638 4,49
-CĐ_TC 2.383 19,22 2.654 20,02 2.899 20,19
-CNKT 3.494 28,18 3.826 29,13 4.431 31,17
Chưa qua ĐT 5.917 47,71 6.101 46,02 6.221 43,75
Bảng 1:Tình hình lao động của tổng công ty chè Việt Nam
9
Sinh viên: Lê Thị Thủy
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
3.Các sản phẩm chủ yếu của tổng công ty
Để phục vụ một lượng khách hàng lớn như vậy, và để đáp ứng được nhu
cầu thị trường với mong muốn mở rộng thêm thị phần . hiện nay, Tổng công ty
chè Việt Nam đã sản xuất các mặt hàng sau: Chè đen, chè xanh, chè CTC….
Bảng 2 : Các sản phẩm của Tổng công ty chè Việt Nam

Các sản phẩm
ĐVT
1998 1999 2000 2001 2002 %02/98
chè đen Tấn 16.002 17.390 19822 27.071 25.416 158,8
chè xanh Tấn 238 429 1022 1.148 3.035 1275,6
chè nội tiêu Tấn 1.660 1.730 1213 1.094 1.011 60,8
Tổng số Tấn 17.900 19.549 22157 29.313 29.461 164,6
Nguồn: Báo cáo tổng hợp_Tổng công ty chè Việt nam
Cùng vói việc đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu , Tổng công ty chè Việt
Nam cũng coi trọng thị hiếu người tiêu dùng và cải tiến mẫu
mã bao bì để hấp dẫn người tiêu dùng, để phù hợp đặc điểm
của từng thị trường
4.Diện tích, sản lượng chè của TCT(Nguồn nguyên liệu)
Trong một vài năm gần đây, cây chè đã phát triển rất
mạnh ở trung du và miền núi phía Bắc. Vì vậy trong hai kỳ kế
hoạch 5 năm 1996 - 2000 và 2001 - 2005 chè đã góp phần
tăng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo
cho đồng bào miền núi.
Từ năm 1995 khi mà quy luật kinh tế thị trường tác động
mạnh vào sản xuất và khi đó kinh tế tư nhân cũng khẳng định
được chỗ đứng của mình thì cả diện tích, năng xuất và sản
lượng cũng tăng vượt bậc.
10
Sinh viên: Lê Thị Thủy
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
Tổng công ty đã nghiên cứu và thanh lý một số đồi chè
lâu năm và đưa vào trồng mới một số giống chè phù hợp và
thích ứng với khí hậu đất đai. Bên cạnh đó nhà nước còn dùng

nhiều chính sách để phát triển cây chè.Vì vậy qua biểu ta thấy
diện tích chè tổng số tăng đều trong 4 năm. Năm 2001, diện
tích chè tổng số là 6.246 ha tăng lên 242 ha tức là tăng 4,03%
so với năm 2000. Năm 2000 tăng 7,4% tức là tăng lên 414ha
so với năm 1999. Năm1999 tăng 7,79% tức là tăng 104ha so
với năm 1998.
Cùng với sự tăng lên của diện tích chè tổng số thì diện tích chè
kinh doanh cũng tăng lên. Năm 2001 diện tích chè kinh doanh
là 5.553 ha tăng lên 1,01% so với năm 2000. Năm 2000 diện
tích chè kinh doanh là 5468ha tăng lên 148ha so với năm
1999. Năm1999 đạt 5320 ha tăng so với năm 1998 7,3%.
Tuy nhiên trong năm 2002, diện tích chè tổng số của toàn
TCT chỉ còn 5.792 ha giảm 7,27% so với năm 2001. Nhưng
không vì thế mà năng suất của các đồi chè giảm. qua bảng ta
có thể thấy từ năm 1998 đến năm 2002, năng suất chè liên tục
tăng. Đó là do TCT luôn nhận thức được tầm quan trọng của
nguyên liệu chè búp tươi đối với kết quả sản xuất kinh doanh
của ngành chè và quan tâm sát sao trong công tác chỉ đạo điều
hành khâu sản xuất nông nghiệp.
11
Sinh viên: Lê Thị Thủy
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
Trong vụ chè năm 1998 đã phục hồi và thay thế hơn 300 ha
chủ yếu là do các hộ gia đình công nhân trồng. Diện tích chè
kinh doanh được đặc biệt đầu tư với phân bón cao hơn, tưới
đầy đủ hơn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác làm cho
cây chè tốt hơn. Vụ chè năm 98 là một vụ bội thu năng suất
bình quân tăng lên đến 6,7 tấn/ha (tăng 1,7tấn/ha so với vụ chè
năm 97).

Và cho đến cuối vụ chè năm 1999 tất cả các vườn chè đã
được đầu tư chăm sóc qua đông đúng kỹ thuật. Khâu đốn chè
cũng được thực hiện đúng yêu cầu kỹ thụât. Các vườn chè đã
được phủ cỏ, ép xanh và phân bón hữu cơ tổng hợp để giữ ẩm
và tăng độ mùn cho đất vì vậy đã làm cho năng suất và sản
lượng chè tăng vượt bậc (năng suất chè năm 99 là 7,1tấn/ha
tăng 5,97% so với năm 98).
Trong năm 2000, TCT đã hoàn thành được chương trình 2
triệu hom giống chè, mặt khác thực hiện CNH-HĐH nông
nghiệp và nông thôn, TCT đã đưa chương trình đốn, hái máy
thí đIểm vào 2 công ty (Mộc Châu và Sông Cầu), kết quả là:
chè phát triển tốt, mặt tán đều đẹp. Vì vậy những vườn chè hái
bằng máy năng suất tăng đáng kể. Năm 2000 năng suất bình
quân toàn TCT đạt 7,68 tấn/ha tăng 8,17% so với năm 1999.
Sang năm 2001 phát huy tốt những mặt tích cực đã đạt
được trong 3 năm trước đối với công tác chăm sóc cây chè
12
Sinh viên: Lê Thị Thủy
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
cùng với sự phát triển của những giống chè mới năng suất chè
tăng lên rất nhanh đạt 8,82 tấn/ha tức là tăng 1,14tấn/ha so với
năm 2000.
Năm 2002 công tác thâm canh đã được chú ý, 21.245
tấn phân hữu cơ và 2010 tấn phân vi sinh đã được bón cho các
đồi chè, 2113 ha chè đã được phủ cỏ ép xanh, lượng phân vô
cơ sử dụng đã giảm 35% so với năm 2001. Nhiều đơn vị như
Mộc Châu, Long Phú, Phú Đa, Quân chu, Liên sơn, đã tổ chức
tốt công tác bảo vệ thực vật, giảm thiểu việc sử dụng thuốc
sâu. Năng suất sản lượng chè búp tươi tại các đơn vị thành

viên đạt 10,10 tấn/ha tức là tăng 10% so với năm trước(Xem
bảng 3)
Bên cạnh những đIểm tích cực như trên, còn nhiều điểm
nảy sinh chưa tốt trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến nguồn
nguyên liệu còn kém chất lượng.Cụ thể là: phần lớn giống chè
của ta vẫn là các giống PH1, Shan,Trung du không có chất
lượng cao so với giống chè của thế giới, trồng chè hạt còn
chiếm 30-40% diện tích, tình trạng chăm sóc, đốn, thu hái ở
nhiều công ty còn chưa đúng quy trình kỹ thuật, nhiều đồi chè
bị suy thoái nghiêm trọng chưa được khắc phục. Một số đơn vị
vẫn còn sử dụng các loại thuăc trừ sâu bị hạn chế như Basa,
Sheol, Shẻha…Công tác khuyến nông ở các đơn vị Mộc châu,
Sông cầu, Liên sơn, Quân chu đã làm tốt, những đơn vị khác
13
Sinh viên: Lê Thị Thủy
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
chưa thực sự quan tâm đúng mức. Nhiều đơn vị chưa triển
khai đầy đủ việc thực hiện quyết định 80 của Thủ tướng Chính
phủ (chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá
thông qua hợp đồng). Hơn thế, với sự bùng nổ của nhiều
doanh nghiệp và hộ chế biến chè trong 3 năm gần đây phân bố
không tương xứng với quy mô sản xuất nông nghiệp gây ra sự
cạnh tranh mua bán nguyên liệu. Qua báo cáo của các đơn vị
trong TCT cho thấy: TCT có sản lượng nguyên liệu tự sản
xuất chiếm 49,7% mua ngoàI chiếm 50,3%, như vậy nguồn
nguyên liệu chủ động còn thấp. Ngoài ra, giá thu mua nguyên
liệu không phản ánh đúng chất lượng, thường lẫn loại vượt từ
1-2 cấp.. làm cho chất lượng nguyên liệu đầu vào bị giảm sút
ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm chè.

5.Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của Tổng công
ty
Trong nền kinh tế thị trường thì chất lượng sản phẩm là
vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp. Điều đó lại thể hiện rõ
nét khi tình hình giá cả thị trường giảm sút. Trong 2 năm qua,
vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra hàng đầu cho mỗi
doanh nghiệp chè. Ngay từ đầu năm, Tổng công ty đã thông
báo cho
mọi đơn vị thành viên đặt chỉ tiêu sản xuất sản phẩm chè cấp
cao không dưới 7%. Do vậy, các đơn vị đã tiến hành đồng bộ
14
Sinh viên: Lê Thị Thủy
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
các giải pháp để nâng cao tỷ lệ mặt hàng chè cấp cao. Phần
lớn máy móc thiết bị chế biến được cải tiến để đáp ứng
nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, công nhân chế biến
được hướng dẫn lại quy trình công nghệ để nâng cao chất
lượng chè thành phẩm . Những nhà máy
mới đưa vào sản xuất, công nhân chưa có kinh nghiệm, thì
Tổng công ty đã cử
chuyên gia đến hướng dẫn cụ thể, giúp đơn vị tìm các giải pháp tối ưu trong
mọi công đoạn chế biến. Trong khâu thu mua nguyên liệu cho chế biến, các đơn
vị đã rất chú ý đến tình hình thuốc sâu, kiên quyết không mua chè tươi bị nghi
có thuốc cấm nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm. Do vậy,
chất lượng sản phẩm chè đã được nâng lên.
Cụ thể
Về chế biến chè: Cả nước có khoảng 75 cơ sở chế biến công nghiệp, với
tổng công suất 1.191 tấn tươi/ ngày ( Chế biến trên 60% sản lượng búp tươi hiện
có ) và chủ yếu là chế biến chè xuất khẩu ( 858 tấn/ ngày). Trong số các cơ sở

chế biến trên thì tổng công ty chè quản lý 28 cơ sở với tổng công suất 598 tấn
tươi/ ngày. Hiện nay Tổng công ty tập trung chỉ đạo tu sửa hoàn chỉnh thiết bị do
đó sản lượng sản phẩm tăng đáng kể. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm vẫn chưa
cao do chất lượng nguyên liệu xấu, mặt khác do thiết bị công nghệ. Đây là mặt
yếu cần phải có chiến lược, giải pháp và biện pháp cấp bách kiên quyết nhằm
nâng cao chất lượng để giữ vững thị trường tiêu thụ
* Chế biến chè đen xuất khẩu:
Chế biến theo công nghệ Orthodox và CTC, thiết bị orthodox
nhập từ Liên Xô cũ vào những năm 1957- 1977 đến nay đều
đã cũ, sửa chữa và thay thế bằng các phụ tùng trong nước
15
Sinh viên: Lê Thị Thủy
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
nhiều lần, tuy vẫn đang hoạt động song đã bộc lộ những nhược
điểm ở các khâu; lên men, sấy, hút bụi phòng sàng… nên đã
ảnh hưởng Những năm 1980 nhập của ấn độ gồm 6 dây
chuyền thiết bị chế biến chè đen theo công nghệ CTC nhưng
nhìn chung sản xuất vẫn không đạt hiệu quả cao
16
Sinh viên: Lê Thị Thủy
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Kinh doanh quốc tế 41A
Bảng 3 : Diện tích, năng suất và sản lượng chè búp tươi
Chỉ tiêu đvt 1998 1999 2000 2001 2002 Tỷ lệ (%)
99/98 00/99 01/00 02/01
Tổng
diện
Tích chè
Ha 5.168 5.590 6.004 6.246 5.792 107,79 107,41 104,0

3
92,73
Diện
tích
Chè KD
Ha 4.958 5.320 5.468 5.553 5.121 107,30 102,78 101,5
5
92,22
Năng
suất
Tấn/h
a
6,70 7,10 7,68 8,82 10,1 105,97 108,17 114,8
4
114,5
5
17
Sinh viên: Lê Thị Thủy
17

×