Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.65 KB, 20 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
I. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU
THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY BÁNH KẸO
HẢI HÀ
1/ Về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty có trình độ chuyên môn giỏi, vì kinh nghiệm
thực tế, hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và
chính xác.
Tuy nhiên, việc phân công bố trí công việc cho các nhân viên kế toán chưa
đồng đều và hợp lý. Kế toán tiêu thụ phải kiêm quá nhiều công việc như theo dõi,
hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, thuế GTGT đầu ra, đồng thời phải xác
định kết quả tiêu thụ với số lượng nghiệp vụ phát sinh trong ngày khá lớn, trong
khi đó, kế toán vốn bằng tiền lại được chia cho 2 người phụ trách.
2/ Về tổ chức chừng từ kế toán ban đầu
Việc lập phiếu nhập kho thành 4 liên sử dụng ở các bộ phận giúp cho việc
theo dõi được chính xác số lượng nhập kho hàng ngày.
Tuy nhiên, việc lập phiếu nhập kho thành phẩm trong nhiều TH là chưa hợp
lý vì người nhập kho thành phẩm và người lập phiếu nhập khi thành phẩm là khác
nhau do đó có thể gây ra gian lận, và không có cơ sở để quy kết trách nhiệm khi có
hao hụt, mất mát, hư hỏng...
3/ Về hình thức tổ chức kế toán và hệ thống sổ kế toán
Công ty đã tuân thủ theo đúng các nguyên tắc của hình thức kế toán nhật ký
chứng từ, ngoài ra còn vận dụng linh hoạt trong một số TH để phù hợp với đặc thủ
của công ty. Mặt khác số lượng sổ sách khá phong phú và chi tiết đã phản ánh đầy
đủ các thông tin kế toán trên các khía cạnh khác nhau, trở thành công cụ đắc lực
cho quản trị và phân tích kinh doanh.
Tuy nhiên, khi lập bảng kê số 5 để hạch toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp, kế toán không phản ánh chi tiết theo từng khoản mục chi phí
nên không cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý. Báo cáo nhập - xuất - tồn


thành phẩm của công ty không có chức năng tính giá thành thực tế thành phẩm và
cũng không theo mẫu bảng kê số 8 của Bộ tài chính. Mặt khác công ty không mở
sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh theo từng hoạt động mà được thực hiện trên
nhật ký chứng từ số 8 nên không đánh giá được chính xác kết quả của từng hoạt
động.
4/ Về công tác hạch toán thành phẩm
* Công tác quản lý thành phẩm: Công tác kế toán thành phẩm được theo dõi,
quản lý theo từng loại, từng thứ, từng kho thành phẩm và chi tiết theo từng khách
hàng. Đồng thời thành phẩm cũng được bảo quản rất khoa học và hợp lý.
Tuy nhiên việc theo dõi tình hình biến động thành phẩm ở công ty còn trùng
lặp, công tác hạch toán ở phòng kinh doanh là không cần thiết. Mặt khác, việc theo
dõi thành phẩm ở dưới kho chưa kịp thời, hợp lý, hạn chế chức năng kiểm tra,
giảm sát kịp thời, chi tiết thành phẩm của thủ kho.
* Về đánh giá thành phẩm: Phù hợp với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ của
Công ty, giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán.
Tuy nhiên, việc đánh giá thành phẩm chỉ được tiến hành vào cuối thánh nên
khối lượng công việc bị dồn vào cuối tháng, ảnh hưởng đến việc lập báo cáo tài
chính và cung cấp thông tin không kịp thời cho quản lý.
* Về việc lập hệ thống định mức hao hụt và dự phòng giảm giá hàng tồn
kho: Công ty chưa đề ra được định mức cho hàng tồn kho nên trong nhiều TH
thành phẩm bị hao hụt số lượng lớn không rõ nguyên nhân được kế toán tính vào
chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, công ty cũng chưa lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho mặc dù số thành phẩm tồn kho cuối kỳ tương đối lớn.
5/ Về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất
kinh doanh
Nhìn chung, công tác kế toán tiêu thụ ở công ty hiện nay tương đối đạt hiệu
quả, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho quản lý. Công tác quản lý bán hàng,
theo dõi thanh toán công nợ với từng khách hàng được tiến hành liên tục, đều đặn.
Song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định cần được cải tiến và hoàn
thiện. Cụ thể là:

* Về phương thức bán hàng: Công ty nên thay đổi phương thức bán hàng đối
với các đại lý cho phù hợp không nên chỉ áp dụng hình thức bán buôn trực tiếp:
Hàng chỉ được xuất khỏi kho khi khách hàng đã chấp nhận thanh toán. Đồng thời
công ty nên có những chính sách khuyến mại phù hợp để thu hút các nhà phân phối
trú trọng đến sản phẩm của mình.
* Về kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu: Doanh thu bán
hàng được phản ánh kịp thời và chi tiết theo từng hoá đơn, từng loại thành phẩm và
từng hình thức thanh toán. Còn đối với các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, kế
toán chỉ hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại mà không thực hiện các khoản
giảm giá hàng bán, bớt giá và chiết khấu, các khoản này được phòng kinh doanh
trừ thẳng vào trong giá bán của thành phẩm công ty chưa có những chính sách phù
hợp đối với khách hàng thanh toán nhanh (trước hạn) và tác động đối với khách
hàng nợ quá hạn. Cuối kỳ, công ty có danh sách thưởng cho các đại lý tiêu thụ
được nhiều thành phẩm hay các đại lý bán được nhiều sản phẩm mới. Kế toán ghi:
Nợ TK641 Thưởng cho đại lý
Có 111, 112 Nếu thanh toán ngay bằng tiền mặt
Có 131 Nếu trừ vào số nợ phải thu của đại lý
Kế toán đã phản ánh không đúng khoản tiền thưởng này. Thực chất đây là
khoản chiết khấu Thương mại (hồi khấu) dành cho khách hàng.
* Về việc hạch toán các khoản phải thu và trích lập dự phòng phải thu khó
đòi: Các khoản phải thu được kế toán theo dõi trên bảng theo dõi số dư của khách
hàng đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Việc theo dõi, quản lý và thu
hồi công nợ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên công ty chưa có những biện pháp,
phương hướng cụ thể để giải quyết tình trạng này. Mặc dù vậy, kế toán vẫn không
thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi, với các khoản nợ không có khả
năng thu hồi, sau khi có Quyết định của Ban Giám đốc Công ty, kế toán hạch toán
trực tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp (Nợ TK642 và Có TK131) làm tăng đột
biến chi phí quản lý doanh nghiệp và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
* Về hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Kế toán

Công ty tập hợp khoản chi phí này không chi tiết theo từng khoản mục, cuối kỳ,
không tiến hành phân bổ cho số thành phẩm đã tiêu thụ, số thành phẩm tồn kho
cuối kỳ mà được kết chuyển hết cho số hàng bán ra trong kỳ. Do đó khó kiểm soát
các khoản mục chi phí và kế toán không xác định được chính xác kết quả sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
Với những TSCĐ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, kế toán TSCĐ thực hiện trích khấu hao và phân bổ vào chi phí quản lý
doanh nghiệp. Như vậy, trong chi phí bán hàng không có khoản mục chi phí khấu
hao TSCĐ, mặc dù trên thực thế có 1 bộ phận TSCĐ sử dụng phục vụ cho hoạt
động bán hàng như xe vận chuyển, quầy hàng giới thiệu sản phẩm...
* Về hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh: Hiện nay, Công ty hạch toán
kết quả kinh doanh tổng hợp của các loại thành phẩm bán ra chứ chưa mở sổ chi
tiết cho từng loại thành phẩm, từng hoạt động nên không phản ánh chính xác và
cung cấp đầy đủ, chi tiết kết quả của từng thành phẩm, từng hoạt động nên việc lập
kế hoạch sản xuất, xác định kết cấu sản xuất và tiêu thụ thành phẩm cho kỳ tới gặp
nhiều khó khăn.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG
TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty Bánh kẹo
Hải Hà, có thể nói việc tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định
kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được những kết quả tốt, phù hợp với quy mô và
đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Song bên cạnh đó vẫn còn một số
điểm chưa hợp lý.
Từ những kiến thức mà em đã được học ở trường và qua quá trình thực tập,
nghiên cứu thực tế tại công ty em xin đưa ra một số kiến nghị với mong muốn góp
một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện phần hành kế toán này của
công ty.
1/ Về thủ tục lập và luân chuyển chứng từ ban đầu
Để đảm bảo tính pháp lý và nghiệp vụ nhập kho không bị tách rời thì người

lập phiếu nhập kho đồng thời phải là người nhập kho thành phẩm. Vì vậy khi sản
phẩm đã hoàn thành và đủ điều kiện nhập kho, người trưởng ca sản xuất số thành
phẩm đó sẽ lên phòng kinh doanh lập phiếu nhập kho sau đó xuống kho để tiến
hành thủ tục nhập kho thành phẩm. Điều này sẽ tránh được hiện tượng tiêu cực có
thể xảy ra giữa người lập phiếu nhập kho và thủ kho thành phẩm.
2/ Về hạch toán chi tiết và quản lý thành phẩm
+ Việc hạch toán chi tiết thành phẩm chỉ tiến hành ở hai bộ phận là phòng tài
vụ và kho thành phẩm. Phòng kinh doanh chỉ cần lấy số liệu do kế toán thành
phẩm cung cấp.
+ Để kịp thời và chính xác tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm đồng
thời cung cấp thông tin được nhanh chóng thủ kho có thể lập sổ theo dõi tình hình
nhập - xuất - tồn kho thành phẩm hàng ngày theo mẫu số 23 thay vì theo dõi trên 2
sổ khác nhau là sổ nhập kho và sổ xuất kho thành phẩm.
Cách ghi sổ này như sau:
- Khi nhập kho thành phẩm, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, tiến hành
ghi số phiếu nhập kho, tên người nhập, ngày tháng và số thực nhập kho vào các cột
tương ứng theo từng loại thành phẩm.
- Khi xuất kho thành phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT thủ
kho tiến hành xít kho thành phẩm và ghi số phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT, ngày
tháng, tên người nhập hàng, số lượng thực xuất vào các cột tương ứng theo từng
loại thành phẩm.
- Cuối ngày, căn cứ vào số dư đầu ngày, tình hình nhập, xuất trong ngày tính
ra số tồn cuối ngày theo từng loại thành phẩm (số tồn cuối ngày = số tiền đầu ngày
+ số nhập trong ngày - số xuất trong ngày).
3/ Về việc lập định mức hao hụt và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
* Lập định mức hao hụt hàng tồn kho: Phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật
nên phối hợp người kiểm để đề ra định mức hao hụt cho từng loại thành phẩm tồn
kho căn cứ vào thực tế hao hụt của các kỳ trước. Định kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm
kê:
- Nếu thành phẩm thiếu trong định mức, kế toán phản ánh giá trị thành phẩm

thiếu theo bút toán:
Nợ TK 642
Có TK155
- Nếu thành phẩm thiếu ngoài định mức
+ Thiếu do thủ kho, bảo vệ thì phải bồi thường, có thể bằng tiền hoặc
trừ dần vào lương:
Nợ TK 111 (Nợ TK334)
Có TK155
+ Thiếu do chưa xác định được nguyên nhân:
Nợ TK 138 (1381)
Có TK155
* Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Với các doanh nghiệp có khối lượng thành phẩm tiêu thụ và tồn kho nhiều
như Công ty Bánh kẹo Hải Hà thì việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cần
thiết. Theo em, kế toán nên mở thêm tài khoản 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho".
- Đối với thành phẩm nhập kho để bán, kế toán ghi:
Nợ TK642 (6426)
Có TK159
- Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số đã trích lập dự phòng năm trước và tình
hình biến động giá cả năm nay, kế toán phản ánh 2 bút toán sau:
+ BT1: Hoàn nhập dự phòng năm trước
Nợ TK159
Có TK721
+ BT2: Trích lập dự phòng cho năm sau:
Nợ TK624 (6246)
Có TK159
4/ Về đánh giá thành phẩm
Để có thể phản ánh chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm hàng
ngày theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị (theo giá hạch toán), giúp cho việc lập kế

hoạch nhập - xuất - tồn vật tư, thành phẩm được hợp lý hơn, theo em, Công ty nên
xây dựng một hệ thống giá hạch toán cho từng loại bánh kẹo căn cứ vào các yếu tố
liên quan để sản xuất thành phẩm đó. công ty có thể sử dụng giá vốn thực tế thành
phẩm bình quân của kỳ trước (hoặc giá khấu hao) làm giá hạch toán. Khi đó, muốn
tính được giá trị của thành phẩm nhập - xuất - tồn kho thành phẩm hàng ngày ta
căn cứ vào đơn giá thực tế bình quân của kỳ trước (giá kế hoạch) và số lượng thành
phẩm nhập kho, xuất kho để tính. Khi đó sổ kế toán chi tiết thành phẩm sẽ thêm
cột "đơn giá hạch toán". Đến cuối tháng (cuối kỳ hạch toán) sau khi xác định được
trị giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho (căn cứ vào bảng tính giá thành thành
phẩm), kế toán sẽ xác định hệ số giá giữa giá hạch toán và giá thực tế để tính giá
thực tế của thành phẩm xuất kho, tồn kho cuối tháng (cuối kỳ hạch toán) để ghi sổ
kế toán tổng hợp.
Giả sử trường hợp kẹo hoa quả, nếu công ty lấy gía bình quân thực tế đầu kỳ
của nó là: 9100 đồng/kg làm đơn giá hạch toán thì trong kỳ khi có nghiệp vụ xuất
bán kẹo hoa quả phát sinh hàng ngày sẽ được kế toán hạch toán trên sổ chi tiết
thành phẩm như sau:
Trị giá hạch toán kẹo hoa quả nhập, xuất kho bằng số lượng, nhập, xuất kho
x 9100.
Ví dụ: Theo phiếu nhập số 315 ngày 16/05/2002 thì trị giá hạch toán của kẹo
hoa quả là: 1000 x 9100 = 9.100.000đồng.
Kế toán sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 632: Giá vốn kẹo hoa quả đem bán
Có TK 155: Trị giá hạch toán xuất kho kẹo hoa quả
Cuối kỳ, việc xác định giá vốn thực tế của kẹo hoa quả thông qua hệ số giá
giữa giá thực tế và giá hạch toán được thực hiện trên bảng kê 8, bảng kê 9 theo
mẫu của Bộ tài chính:
Hệ số giá = = 1,0035
Trị giá vốn thực tế kẹo hoa quả xuất kho = Trị giá hạch toán kẹo hoa quả x
1,0035:

×