Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước và khả năng chịu tải của sông vàm cỏ đông đoạn chảy qua tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.55 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH TÂY NINH
(TỪ XÃ BIÊN GIỚI – HUYỆN CHÂU THÀNH ĐẾN HUYỆN GÒ DẦU)

Chuyên ngành: Công nghệ môi trường
MSHV: 02508619

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - TPHCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN ĐINH TUẤN

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. VÕ LÊ PHÚ

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. NGUYỄN THỊ VÂN HÀ
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 09 tháng 8 năm 2011.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Nguyễn Phước Dân
2. PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn


3. TS. Võ Lê Phú
4. TS. Nguyễn Thị Vân Hà
5. TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MƠI TRƯỜNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN
Ngày, tháng, năm sinh:
27/09/1983
Chuyên ngành:
Công nghệ môi trường

MSHV: 02508619
Nơi sinh: TP.HCM
Mã số:

I.

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG

MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA SÔNG VÀM CỎ
ĐÔNG ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH TÂY NINH (TỪ XÃ BIÊN GIỚI – HUYỆN
CHÂU THÀNH ĐẾN HUYỆN GỊ DẦU)

II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

-

Thu thập thơng tin, các tài liệu, số liệu liên quan đến lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh;
Khảo sát, đo đạc, phân tích chất lượng mơi trường nước sông Vàm Cỏ Đông;
Điều tra, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các nguồn thải chính trên lưu
vực sơng Vàm Cỏ Đơng – tỉnh Tây Ninh;
Tính tốn, dự báo lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn thải
chính trên lưu vực sơng Vàm Cỏ Đơng (địa phận tỉnh Tây Ninh) đến năm
2020;
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh;
Đánh giá khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông (địa phận tỉnh Tây Ninh)
theo các kịch bản dự báo đến năm 2020;
Đề xuất các biện pháp bảo vệ chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 14/02/2012

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ


: 15/7/2011

V.

: PGS.TS. NGUYỄN ĐINH TUẤN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ ủng hộ của rất nhiều người, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người
đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn,
cán bộ hướng dẫn luận văn, thầy đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tơi hồn thành luận văn.
Tôi cũng rất biết ơn PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, thầy đã hỗ trợ kiến

thức cũng như giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện luận
văn.
Tơi trân trọng cảm ơn tất cả thầy cô Khoa Môi trường – Đại học
Bách Khoa Tp.HCM, cảm ơn tất cả đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã
giúp đỡ, hỗ trợ tơi hồn thành luận văn.


TĨM TẮT
Sơng Vàm Cỏ Đơng là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống
sông Đồng Nai, là một trong hai nguồn nước chính, quan trọng của tỉnh Tây
Ninh. Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nằm trên hầu hết địa phận tỉnh Tây Ninh,
với mục đích sử dụng chính là cấp nước cho nơng nghiệp và giao thơng thủy.
Ngồi ra, lưu vực sơng Vàm Cỏ Đơng cịn là nguồn tiếp nhận nước thải của
các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nước thải của người dân sinh sống
trên toàn lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.
Luận văn đã tiến hành điều tra thực địa tại các nguồn thải, xác định
nguyên nhân gây ơ nhiễm nguồn nước sơng Vàm Cỏ Đơng, tính tốn tải
lượng ơ nhiễm từ các nguồn thải, từ đó đánh giá khả năng chịu tải của sông
Vàm Cỏ Đông, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý nhằm bảo vệ chất
lượng nguồn nước sông không bị ô nhiễm bởi những tác động từ các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của
tỉnh.
Kết quả luận văn “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước,
khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh (đoạn
từ xã Biên Giới – huyện Châu Thành đến huyện Gị Dầu” cho thấy:
- Sơng Vàm Cỏ Đơng đã bị ô nhiễm nhẹ, mức độ ô nhiễm có dấu hiệu
gia tăng theo thời gian, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ (hàm lượng BOD5,
COD, N-NH4+ quan trắc năm 2006 tăng so với năm 2010), mức độ ơ
nhiễm tại vị trí thượng nguồn cao hơn hạ nguồn;
- Khả năng chịu tải của sơng Vàm Cỏ Đơng phía thượng nguồn đã khơng

cịn. Cịn phía hạ nguồn mặc dù khả năng chịu tải vẫn còn tuy nhiên giá
trị này tương đối thấp nên cũng có thể xem như khơng cịn.
Kết quả luận văn là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về việc
xác định tải lượng tối đa ngày thải vào LVS VCĐ, từ đó đề xuất tiêu chuẩn xả
thải vào LVS VCĐ nhằm giúp các nhà quản lý có được công cụ pháp lý quản
lý các nguồn thải, hạn chế sự gia tăng mức độ ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước
mặt LVS VCĐ.


ABSTRACT
Vam Co Dong river is one of tributaries of Vam Co River, the Dong Nai
river system, is one of two main water sources and important at Tay Ninh
Province. Vam Co Dong river basins is located on the most territory of Tay Ninh
with the purpose to supply water for agriculture and transportation. In addition,
Vam Co Dong river basins is a receiving wastewater source from industrial
activities, agriculture and domestic wastewater of the people living on the Vam Co
Dong river basins.
This thesis has conducted fieldwork at the wastes, and determine the cause
of the pollution to Vam Co Dong River, calculate the pollution load from the waste
sources, on the basis that the proposed management measures to protect the quality
of river water that is not contaminated by the effects from the operation of socioeconomic development, to ensure the province's sustainable development
objectives.
Results of the thesis "Study to assess the status of water quality, load
bearing capacity of the Vam Co Dong River flows through the province of Tay
Ninh (from social Borders - Chau Thanh, Go Dau district" shows:
- Vam Co Dong river was polluted lightly that are signs of increasing over
time, especially organic pollutants (concentration of BOD5, COD, N-NH4+ in
2006 are higher than 2010), concentration of the pollutants in upstream are
higher than downstream;
- Load of the capacity of the Vam Co Dong River has expired in upstream.

Load of the capacity of the downstream remains very low, so that it should
also be considered as no longer.
The result of thesis is the basis for implementing further researchs to
determine the maximum load of wastes can be discharged into Vam Co Dong river
basins, from that proposed discharge standard in to help managers gain the legal
tools to manage wastes, limit the increase in the level of pollution, protect the
surface water resources in Vam Co Dong river basins.


i

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. 

MỞ ĐẦU .........................................................................................1 

1.1.  Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 
1.2.  Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 
1.3.  Nội dung nghiên cứu...........................................................................................3 
1.3.1.  Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.............................................................3 
1.3.2.  Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây
Ninh .................................................................................................................3 
1.3.3.  Phân tích, đánh giá các nguồn thải gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
LVS VCĐ ...........................................................................................................3 
1.3.4.  Đánh giá khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất biện
pháp bảo vệ chất lượng nước LVS VCĐ............................................................4 
1.4.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 
1.4.1.  Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................4 
1.4.2.  Phạm vi nghiên cứu .................................................................................4 
1.5.  Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 

1.6.  Tính khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài .................................................8 
1.6.1.  Tính khoa học ..........................................................................................8 
1.6.2.  Tính thực tiễn và tính mới của đề tài .......................................................8 
CHƯƠNG 2. 

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................9 

2.1.  Tổng quan về tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam..................................9 
2.1.1.  Một số khái niệm .....................................................................................9 
2.1.2.  Suy thối tài ngun nước lưu vực sơng ở Việt Nam............................11 


ii
2.1.3.  Vấn đề quản lý tài nguyên nước ............................................................17 
2.2.  Chỉ số chất lượng nước WQI (Water Quality Index) .......................................19 
2.2.1.  Ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước.
...............................................................................................................19 
2.2.2.  Chỉ số chất lượng nước WQI theo nghiên cứu của Tôn Thất Lãng ......20 
2.2.3.  Chỉ số chất lượng nước WQI-CCME (Canadian Council of Ministers of
the Environment) ..............................................................................................22 
2.3.  Tổng quan về khả năng chịu tải của nguồn nước .............................................24 
2.3.1.  Khái niệm...............................................................................................24 
2.3.2.  Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước tại các quốc gia phát triển
trên thế giới .......................................................................................................24 
2.3.3.  Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước tại Việt Nam....................25 
2.3.4.  Cơ sở lý thuyết bài toán tính khả năng chịu tải của nguồn nước ..........27 
CHƯƠNG 3. 

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ


ĐÔNG – TỈNH TÂY NINH....................................................................................32 
3.1.  Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội lưu vực sông Vàm Cỏ Đông –
tỉnh Tây Ninh ............................................................................................................32 
3.1.1.  Điều kiện tự nhiên..................................................................................32 
3.1.2.  Tình hình phát triển kinh tế - xã hội LVS VCĐ – tỉnh Tây Ninh..........42 
3.2.  Hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đơng .............................................47 
3.2.1.  Kết quả đo đạc, phân tích ......................................................................50 
3.2.2.  Áp dụng chỉ số Chất lượng nước WQI để đánh giá chất lượng nước
sông Vàm Cỏ Đông...........................................................................................58 
3.2.3.  Nhận xét chung về chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây
Ninh 61 


iii
CHƯƠNG 4. 

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA SÔNG VÀM CỎ

ĐƠNG – TỈNH TÂY NINH....................................................................................63 
4.1.  Phân tích, đánh giá các nguồn thải chính gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh ...........................................................63 
4.1.1.  Nguồn thải sinh hoạt..............................................................................63 
4.1.2.  Nguồn thải công nghiệp.........................................................................65 
4.2.  Các chỉ tiêu đặc trưng lựa chọn để đánh giá nguồn thải...................................66 
4.3.  Tính tốn, dự báo lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm của các nguồn thải
chính thải vào LVS VCĐ – tỉnh Tây Ninh................................................................67 
4.3.1.  Cơ sở tính tốn, dự báo..........................................................................67 
4.3.2.  Kết quả tính tốn, dự báo lưu lượng nước thải; tải lượng ô nhiễm của
nước thải sinh hoạt, công nghiệp và dự báo đến năm 2020..............................73 
4.4.  Đánh giá khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh theo 3

kịch bản dự báo đến năm 2020 .................................................................................84 
4.4.1.  Cơ sở dữ liệu đầu vào ............................................................................84 
4.4.2.  Kết quả tính tốn khả năng chịu tải của sơng Vàm Cỏ Đơng theo các
kịch bản dự báo đến năm 2020 .........................................................................90 
4.4.3.  Nhận xét.................................................................................................96 
4.5.  Đề xuất biện pháp bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông ...............97 
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................100
1. Kết luận ...............................................................................................................100
2. Kiến nghị .............................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LVS

: Lưu vực sông

VCĐ

: Vàm Cỏ Đông

CLN

: Chất lượng nước

GDP

: Tổng sản phẩm trong tỉnh


BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
DN

: Doanh nghiệp

HTXL

: Hệ thống xử lý

XLNT

: Xử lý nước thải

NTSH

: Nước thải sinh hoạt

NTCN

: Nước thải cơng nghiệp

BOD5

: Nhu cầu ơxy sinh hóa

COD

: Nhu cầu ơxy hố học


TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TDS

: Tổng chất rắn hòa tan

DO

: Oxy hòa tan

T-N

: Tổng Nitơ

T-P

: Tổng Phốtpho

mg/l

: miligram trên lít

KB

: Kịch bản

KKT


: Khu kinh tế

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất


v

CCN

: Cụm công nghiệp

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

BVMT


: Bảo vệ môi trường

TX.

: Thị xã

TN

: Tây Ninh

GTNN

: Giá trị nhỏ nhất

GTTB

: Giá trị trung bình

GTLN

: Giá trị lớn nhất


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phương pháp phân tích mẫu và tiêu chuẩn so sánh ....................................7 
Bảng 2.1. Các thông số chất lượng nước và trọng số của chúng ..............................21 
Bảng 2.2. Phân loại chất lượng nguồn nước mặt theo Tôn Thất Lãng .....................21 

Bảng 2.3. Phân loại màu cho từng giá trị chỉ tiêu theo CCME.................................22 
Bảng 2.4. Phân loại chất lượng nguồn nước mặt theo CCME WQI.........................23 
Bảng 3.1. Hiện trạng các tuyến sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.....39 
Bảng 3.2. Đặc trưng hình thái lưu vực các nhánh sơng Vàm Cỏ Đông trên lãnh thổ
Tây Ninh....................................................................................................................41 
Bảng 3.3. Diễn biến dân số tỉnh Tây Ninh từ năm 2005 đến 2009...........................42 
Bảng 3.4. Thống kê các huyện thuộc LVS VCĐ năm 2009 .....................................43 
Bảng 3.5. Dân số trung bình sơ bộ năm 2009 của các huyện thuộc lưu vực sông
Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh .................................................................................44 
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh Tây Ninh qua các năm (GDP theo
giá cố định 1994).......................................................................................................45 
Bảng 3.7. Tỷ trọng các ngành kinh tế chủ yếu tỉnh Tây Ninh qua các năm .............45 
Bảng 3.8. Tình hình sản xuất nước sạch tại một số huyện – tỉnh Tây Ninh .............46 
Bảng 3.9. Vị trí lấy mẫu nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh .......................48 
Bảng 3.10. Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước sơng Vàm Cỏ Đông ........50 
Bảng 3.11. Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước sơng VCĐ theo mùa........50 
Bảng 3.12. Phân bố giá trị CCME WQI trên sông VCĐ năm 2010 .........................60 
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng nước và xả nước thải sinh hoạt trên
LVS Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh ........................................................................64 
Bảng 4.2. Thống kê nguồn thải cơng nghiệp chính trên LVSVCĐ – Tây Ninh.......65 
Bảng 4.3. Hệ số phát thải chất ô nhiễm trong NTSH................................................68 
Bảng 4.4. Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm trên bể tự hoại hoặc cơng trình tương tự....69 


vii
Bảng 4.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN/KCX .................70 
Bảng 4.6. Đặc tính nước thải công nghiệp sơ chế mủ cao su ...................................71 
Bảng 4.7. Đặc tính nước thải cơng nghiệp thuộc da .................................................71 
Bảng 4.8. Đặc tính nước thải một số ngành cơng nghiệp thực phẩm .......................72 
Bảng 4.9. Nồng độ chất ô nhiễm trong các kịch bản dự báo năm 2020 ...................73 

Bảng 4.10. Hiện trạng lưu lượng nước thải và tải lượng chất ô nhiễm trong NTSH từ
các khu đô thị trên LVS VCĐ – tỉnh Tây Ninh ........................................................74 
Bảng 4.11. Tổng hợp hiện trạng các nguồn thải cơng nghiệp chính trên LVS VCĐ –
tỉnh Tây Ninh theo ngành nghề.................................................................................75 
Bảng 4.12. Tổng hợp hiện trạng các nguồn thải cơng nghiệp chính trên lưu vực sơng
Vàm Cỏ Đơng – tỉnh Tây Ninh theo địa bàn ............................................................76 
Bảng 4.13. Dự báo lưu lượng nước thải đô thị 2020 so với hiện trạng ....................77 
Bảng 4.14. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt dự báo năm 2020.....78 
Bảng 4.15. Quy hoạch phát triển các KCN/CCN trên LVS VCĐ – tỉnh Tây Ninh
đến năm 2020 ............................................................................................................79 
Bảng 4.16. Dự báo lưu lượng nước thải công nghiệp trên lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông – tỉnh Tây Ninh đến năm 2020........................................................................81 
Bảng 4.17. Dự báo tải lượng ô nhiễm trong nước thải công nghiệp trên lưu vực sông
Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh vào năm 2020 qua 3 kịch bản.................................82 
Bảng 4.18. Phần trăm đóng góp của nước thải sinh hoạt và nước thải cơng nghiệp
theo hiện trạng và qua các kịch bản (KB) (%)..........................................................83 
Bảng 4.19. Giá trị giới hạn thông số Nito tổng và Phospho tổng .............................90 
Bảng 4.20. Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.................................90 
Bảng 4.21. Khả năng chịu tải của nguồn nước theo các kịch bản dự báo năm 2020
...................................................................................................................................95 


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các hoạt động bảo vệ tài ngun nước .....................................................17
Hình 3.1. Lưu vực sơng Vàm Cỏ Đơng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.........................33
Hình 3.2. Dân số các huyện thuộc lưu vực sông VCĐ năm 2009 (Tây Ninh) .........43
Hình 3.3. Mật độ dân số các huyện thuộc lưu vực sơng VCĐ năm 2009 (Tây Ninh)
...................................................................................................................................43

Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân tỉnh Tây Ninh qua các năm (GDP theo giá
cố định 1994).............................................................................................................45
Hình 3.5. Vị trí lấy mẫu nước mặt trên sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh..........49
Hình 3.6. Diễn biến giá trị pH trên sơng Vàm Cỏ Đơng theo mùa...........................51
Hình 3.7. Diễn biến giá trị BOD5 trên sơng Vàm Cỏ Đơng theo mùa......................52
Hình 3.8. Diễn biến giá trị COD trên sông Vàm Cỏ Đông theo mùa .......................53
Hình 3.9. Diễn biến giá trị TSS trên sơng Vàm Cỏ Đơng theo mùa.........................54
Hình 3.10. Diễn biến giá trị DO trên sơng Vàm Cỏ Đơng theo mùa........................55
Hình 3.13. Kết quả tính tốn WQI theo nghiên cứu của Tơn Thất Lãng..................58
Hình 3.14. Các vị trí lấy mẫu được sử dụng để tính tốn chỉ số WQI cho sơng Vàm
Cỏ Đơng theo nghiên cứu của Tơn Thất Lãng..........................................................59
Hình 3.15. Phân bố giá trị CCME WQI trên sơng VCĐ năm 2010..........................60
Hình 3.16. Kết quả tính CCME WQI trên sơng Vàm Cỏ Đơng ...............................60
Hình 4.4. Hiện trạng NTSH trên lưu vực sông VCĐ – tỉnh Tây Ninh năm 2009 ....74
Hình 4.5. Phân bố hiện trạng lưu lượng và tải lượng các nguồn thải chính trên LVS
VCĐ – tỉnh Tây Ninh................................................................................................75
Hình 4.6. Dự báo NTSH trên LVS VCĐ – tỉnh Tây Ninh năm 2020.......................78


ix
Hình 4.7. Sơ đồ định hướng các KCN/CCN tỉnh Tây Ninh đến năm 2020..............80
Hình 4.11. Kiểm định mực nước tại Gị Dầu từ ngày 16/4/2009 – 20/4/2009 .........86
Hình 4.12. Giá trị DO thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa khơ..............88
Hình 4.13. Giá trị TSS thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa khơ.............88
Hình 4.14. Giá trị COD thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa khơ ...........88
Hình 4.15. Giá trị BOD5 thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa khơ..........88
Hình 4.16. Giá trị ∑N thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa khơ..............88
Hình 4.17. Giá trị ∑P thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa khơ...............88
Hình 4.18. Giá trị DO thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa mưa.............89
Hình 4.19. Giá trị TSS thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa mưa............89

Hình 4.20. Giá trị COD thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa mưa ..........89
Hình 4.21. Giá trị BOD5 thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa mưa.........89
Hình 4.22. Giá trị ∑N thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa mưa.............89
Hình 4.23. Giá trị ∑P thực đo và tính tốn tại các vị trí lấy mẫu mùa mưa .............89


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông

Đồng Nai, cùng với sơng Sài Gịn là hai nguồn nước mặt chính của tỉnh Tây Ninh.
Sơng có chiều dài 220 km, bắt nguồn từ vùng đồi núi Campuchia chảy vào Việt
Nam, qua nhiều tỉnh thành như Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và
Tp.HCM. Trong đó, đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài khoảng 151 km với hệ số uốn
khúc 1,78; độ dốc lịng sơng 0,4%. Sơng Vàm Cỏ Đơng có nhiều giá trị về sản xuất
nơng nghiệp, thủy sản và vận tải.
LVS VCĐ nằm trên hầu hết địa phận tỉnh Tây Ninh, có diện tích tự nhiên
khoảng 2.594,5 km² (chiếm 64% diện tích tự nhiên tồn tỉnh). Hiện nay, có rất
nhiều hoạt động đang diễn ra trên LVS VCĐ và tất cả các hoạt động này không
nhiều thì ít đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nguồn nước.
Ước tính mỗi ngày LVS VCĐ phải tiếp nhận hơn 58.000 m³ NTSH và hơn 67.000
m³ nước thải sản xuất công nghiệp. Theo thống kê từ Sở NN&PTNT Tây Ninh, đến
năm 2010, hồ Dầu Tiếng khơng cịn hoạt động ni cá bè nhưng vẫn phát triển tự
phát dọc theo sông VCĐ, cùng với việc xả thải các loại nước thải từ các ngành nghề

công nghiệp (đặc biệt là chế biến tinh bột mì và chế biến mủ cao su) đã làm cho
mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt LVS VCĐ ngày càng tăng. Đồng thời, việc phát
triển quá mức của lục bình làm cản trở dịng chảy, gây nên hiện tượng tắc nghẽn
giao thơng, là môi trường trú ẩn của muỗi, vấn đề môi trường do sạt lở và bồi tụ
thuộc lưu vực sông cũng là hiện trạng môi trường đáng quan tâm trên LVS VCĐ.
So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước sông VCĐ năm 2006 và năm
2010 cho thấy chất lượng nước sơng VCĐ có dấu hiệu ngày càng bị ơ nhiễm, đặc
biệt là ô nhiễm chất hữu cơ (giá trị các chỉ tiêu BOD5 tăng 3.46 ÷ 22 lần, COD tăng
1.04 ÷ 4.25 lần, N-NH4+ tăng 2.32 ÷ 10.30 lần), và chủ yếu bị ô nhiễm ở những
rạch là nguồn tiếp nhận các nguồn thải như Rạch Tây Ninh, Rạch Rễ...


2
Như vậy, nếu như khơng có biện pháp quản lý hợp lý và kịp thời thì chất
lượng nước LVS VCĐ chắc chắn sẽ ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng và sẽ ngày
càng vượt quá khả năng chịu tải của nó. Khả năng chịu tải của nguồn nước hay khả
năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận
thêm một tải lượng ơ nhiễm nhất định mà vẫn đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm
trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy
chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận.
Do đó đánh giá được khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông sẽ là cơ sở để khống
chế tải lượng các chất ô nhiễm và ban hành tiêu chuẩn xả thải vào LVS VCĐ. Điều
này vừa tránh được sự quá tải của nguồn tiếp nhận ở những nơi mà mật độ dòng
thải cao, vừa tiết kiệm được chi phí kiểm sốt ơ nhiễm từ các nguồn thải ở những
nơi mà mật độ dòng thải thấp.
Bên cạnh đó, Tây Ninh cũng đang thực hiện theo Quyết định số 187/QĐTTg ngày 03/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ
môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020”, Bảo vệ môi trường
nước hệ thống sông Đồng Nai đạt tiêu chuẩn loại A.
Do đó đề tài“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước
và khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh” là

một đề tài cấp thiết, là cơ sở đề xuất các biện pháp bảo bệ môi trường nước LVS
VCĐ, nhằm giảm thiểu suy thối mơi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội bền vững.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước và khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ

Đông đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh (đoạn từ xã Biên Giới – huyện Châu Thành đến
huyện Gị Dầu), từ đó đề xuất các biện pháp khống chế các nguồn thải gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước LVS VCĐ nhằm hạn chế sự gia tăng ô nhiễm chất
lượng nước, đồng thời tăng cường công tác quản lý việc xả thải vào LVS VCĐ từ
hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản…


3

1.3.

Nội dung nghiên cứu

1.3.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
-

Tổng quan về tài nguyên nước LVS ở Việt Nam.

-

Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước WQI

(Water Quality Index).

-

Tổng quan khả năng chịu tải của nguồn nước.

1.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây
Ninh
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội LVS
VCĐ – tỉnh Tây Ninh.
- Điều tra, thu thập số liệu thủy văn, quan trắc chất lượng nước sông VCĐ qua
các năm.
- Lấy mẫu nước sông VCĐ bổ sung, phân tích các chỉ tiêu: pH, DO, BOD5,
COD, T-N, T-P, TSS, TDS, độ kiềm, độ đục.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh: áp
dụng chỉ số chất lượng nước WQI để đánh giá.
1.3.3. Phân tích, đánh giá các nguồn thải gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
LVS VCĐ
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư
trên LVS VCĐ: nguồn nước cấp, lượng nước sử dụng, hiện trạng thoát nước
thải, tỉ lệ hộ có xây dựng bể tự hoại…
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin các nguồn thải công nghiệp: các nhà
máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp trên LVS VCĐ (vị trí xả thải, lưu lượng,
thành phần nước thải…).
- Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải đến chất lượng
nước LVS VCĐ.


4
1.3.4. Đánh giá khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông và đề xuất biện pháp

bảo vệ chất lượng nước LVS VCĐ
- Tính tốn lưu lượng của các nguồn thải chính thải vào LVS VCĐ.
- Tính tốn tải lượng ô nhiễm các nguồn thải: sinh hoạt, công nghiệp.
- Tính tốn và dự báo tải lượng ơ nhiễm của các nguồn thải chính thải vào
LVS VCĐ theo 3 kịch bản dự báo đến năm 2020.
- Dự báo chất lượng nước sông VCĐ theo các kịch bản dự báo đến năm
2020.
- Đánh giá khả năng chịu tải của sông Vàm cỏ Đông.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ chất lượng nước LVS VCĐ.

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
LVS VCĐ hiện tồn tại nhiều hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến chất lượng nguồn nước sông như hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, nông
nghiệp, thủy sản… Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí thực hiện nên đề tài chủ yếu
đánh giá, dự báo lưu lượng và tải lượng ô nhiễm cho nguồn thải sinh hoạt và công
nghiệp trên LVS VCĐ thuộc tỉnh Tây Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An, và Thành phố Hồ
Chí Minh. Tuy nhiên luận văn chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi đánh giá hiện trạng
chất lượng nước và khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua tỉnh
Tây Ninh (đoạn từ xã Biên Giới – huyện Châu Thành đến huyện Gò Dầu).

1.5.

Phương pháp nghiên cứu


a. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu:
Thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu:


5
-

Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội khu vực: vị trí địa lý, địa hình,
thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, kinh tế - xã hội…

-

Các số liệu đo đạc thủy văn, quan trắc chất lượng nước khu vực nghiên cứu
(2006 – 2010).

-

Hiện trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản… và quản lý môi trường khu vực nghiên cứu (2006 – 2010).

-

Số liệu về dân số và mức độ đô thị hóa, hiện trạng cơ sở hạ tầng và vệ sinh
mơi trường đô thị…

-

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

-


Các tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến khu vực nghiên cứu
và vấn đề nghiên cứu.

b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:
Điều tra, thu thập thông tin của các nguồn thải trên LVS VCĐ:
-

Nguồn thải sinh hoạt: phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương và một số hộ

dân nhằm thu thập thơng tin về tình hình cung cấp và sử dụng nước sạch, hiện trạng
thoát nước và xử lý nước thải cục bộ… (PHỤ LỤC 2 – Phiếu thu thập thông tin
nguồn thải sinh hoạt).
-

Nguồn thải công nghiệp: phát Phiếu thu thập thông tin (PHỤ LỤC 3 –

Phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp) đến nguồn thải và tiến hành điều tra, khảo
sát trực tiếp tại các nguồn thải có phát sinh nước thải trên LVS VCĐ. Phiếu thu thập
thông tin bao gồm các thông tin sau:
o Thông tin cơ bản của DN: bao gồm tọa độ DN, tên DN, địa chỉ, ngành
nghề hoạt động, tổng số lao động, tổng diện tích và diện tích nhà xưởng,
số lượng ống khói…;
o Thơng tin trong q trình sản xuất:


6
+ Quy trình sản xuất, ngun vật liệu và hóa chất sử dụng trong q
trình sản xuất, sản phẩm chính của DN;
+ Tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất, tổng lượng nước

thải, chất lượng nước thải ra môi trường loại nào (A, B, C hay tuân
theo quy định khác) và nguồn tiếp nhận nước thải ở đâu (cống chung,
kênh, rạch hay sông suối…).
o Chất ô nhiễm phát sinh (thông tin về các loại chất thải phát sinh trong quá
trình hoạt động tại DN):
+ Nước thải: DN có phát sinh nước thải sản xuất khơng, có HTXL nước
thải khơng, nếu có thì hệ thống đã được nghiệm thu chưa.
+ Khí thải: DN có phát sinh khí thải khơng (bụi, khí thải tại nguồn, mùi,
tiếng ồn và độ rung), nếu có thì DN có lắp đặt HTXL khí thải chưa,
HTXL khí thải đó đã được nghiệm thu chưa.
+ Chất thải rắn: xem xét việc phát sinh chất thải rắn tại DN, nếu DN có
phát sinh chất thải nguy hại thì DN có Giấy đăng ký chủ nguồn thải và
Hợp đồng xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại không.
o Quan trắc định kỳ: thông tin về việc quan trắc môi trường định kỳ của DN,
xem xét tần suất quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại DN (bao
nhiêu lần/năm) có tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước
không.
c. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng nước mặt:
-

Thời gian lấy mẫu: 2 đợt (mùa khô và mùa mưa).

-

Chỉ tiêu phân tích: pH, DO, COD, BOD, tổng Nitơ, tổng Photpho, tổng chất
rắn hòa tan (TDS), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), độ đục, độ kiềm.

-

Phương pháp phân tích và tiêu chuẩn so sánh như Bảng 1.1.



7
Bảng 1.1. Phương pháp phân tích mẫu và tiêu chuẩn so sánh
STT

Chỉ
tiêu

Đơn vị
-

Phương pháp thử
Đo máy pH

Ngưỡng phát
hiện

1

pH

2

BOD5

(mg/l)

5210 B SMEWW 2005


3

3

COD

(mgO2/l)

5220 C SMEWW 2005

3

4

TSS

(mg/l)

2540 D SMEWW 2005

2

5

DO

(mg/l)

Đo máy DO WTW 315i


0 < DO < 10

6

Tổng P

(mg/l)

4500-P D SMEWW 2005

0,05

7

Tổng N

(mg/l)

4500-N C SMEWW 2005

0,05

Tiêu chuẩn so
sánh

1 < pH < 14
QCVN08:2008/
BTNMT (cột A2
và B1)


QCVN24:2009/
BTNMT (cột A)

Nguồn: Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường, năm 2010.

d. Phương pháp dự báo:
-

Sử dụng các cơng thức tốn và các kịch bản dự báo để dự báo lưu lượng và
tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải chính thải vào LVS VCĐ.

-

Sử dụng mơ hình lan truyền chất trên sông để đánh giá, dự báo khả năng chịu
tải của sông VCĐ theo các kịch bản dự báo đến năm 2020.

e. Phương pháp xử lý số liệu:
Nhập liệu, xử lý thông tin thu thập, kết quả đo đạc, thống kê dữ liệu và hiển
thị kết quả thành dạng bảng biểu, đồ thị, bản đồ để có được cái nhìn tổng thể và trực
quan. Sử dụng các phần mềm tin học như excel, SPSS, Map Info, mô hình tốn về
lan truyền chất ơ nhiễm trên sơng…
f. Phương pháp chuyên gia:
-

Tham khảo ý kiến của các cán bộ nghiên cứu và quản lý của các cơ quan
khoa học, viện nghiên cứu, các Sở, Ban ngành của Tỉnh thông qua các cuộc
trao đổi, hội thảo.

-


Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia chuyên ngành về
môi trường, tin học môi trường…


8

1.6.

Tính khoa học, thực tiễn và tính mới của đề tài

1.6.1. Tính khoa học
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để điều tra, nghiên cứu
và tính tốn khả năng chịu tải của sơng Vàm Cỏ Đơng như: tham khảo các tài liệu,
báo cáo, nghiên cứu có liên quan đến đề tài, ứng dụng mơ hình hóa để dự báo, ứng
dụng GIS để thể hiện thông tin trên bản đồ…
1.6.2. Tính thực tiễn và tính mới của đề tài
Sơng Vàm Cỏ Đơng có tầm quan trọng đối với tỉnh Tây Ninh trong các hoạt
động giao thông thủy và nuôi trồng thủy sản. Theo như báo cáo, Sông Vàm Cỏ
Đông (đặc biệt là đoạn chảy qua tỉnh Long An) đang bị đe dọa với các chất ô nhiễm
hữu cơ vượt quá tiêu chuẩn, trong khi hàm lượng ôxy trong nước ở một số đoạn
thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia nhiều lần.
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông Vàm Cỏ
Đông cũng đã được quan tâm đến, mặc dù số lượng nghiên cứu không nhiều nhưng
đã có một số nghiên cứu và báo cáo về diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ, và
gần đây nhất là nghiên cứu về khả năng chịu tải của hệ sinh thái thủy vực sông Vàm
Cỏ Đông đoạn chảy qua tỉnh Long An.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải của sông Vàm Cỏ
Đông đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh có xét đến ảnh hưởng của các tác động tự nhiên
cũng như sự biến đổi của các chất diễn ra trong dòng chảy vẫn chưa được nghiên
cứu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu là cần thiết và đây cũng là cơ sở để giúp các nhà

quản lý mơi trường tỉnh Tây Ninh có thể đề ra các biện pháp khống chế các nguồn
thải, nhằm kịp thời bảo vệ chất lượng nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông không bị ô
nhiễm.


9

CHƯƠNG 2.
2.1.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Lưu vực sông
Theo Ủy ban Quốc gia về Chương trình Thủy văn Quốc tế (2006), lưu vực
sơng có thể hiểu như sau: “Lưu vực sơng là vùng lãnh thổ mà tất cả mưa rơi trên đó
hình thành nên dịng chảy (chảy mặt và ngầm) và tiêu thốt về cùng một dịng. Lưu
vực là nguồn ni dưỡng của một con sông. Mọi hoạt động trong lưu vực đều ảnh
hưởng đến dịng sơng. Vùng tập trung nước của sơng, suối được giới hạn bởi các
đường chia nước. Lưu vực khép kín là lưu vực có đường chia nước mặt và nước
ngầm trùng nhau”.
2.1.1.2. Quản lý lưu vực sông
Nước vận động theo LVS, khơng theo địa giới hành chính. Mọi hoạt động
khai thác, sử dụng tài nguyên nước cũng như các tác động của nó đều diễn ra trên
quy mơ lưu vực. Vì vậy, về mặt khoa học cũng như thực tiễn, cần phải quản lý tài
nguyên nước theo LVS.
Cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước trên cơ sở quy hoạch LVS đã được
khẳng định là phương pháp quản lý tài nguyên nước có hiệu quả hiện nay trên thế

giới. Các nước tiên tiến cũng như các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái
Lan, Philipine, Malysia, Indonesia… đều đã thành lập các tổ chức LVS để quản lý
tổng hợp tài nguyên nước. Mạng lưới tổ chức lưu vực sơng quốc tế (IRBNO) đã
được thành lập và có trụ sở đóng tại Paris, Cộng hồ Pháp. Các mơ hình quản lý
LVS ở các nước tuy có khác nhau về hình thức và tên gọi nhưng đều được xây dựng
trên cơ sở bảo đảm vai trò của các địa phương trong LVS với sự trợ giúp cần thiết
của Chính phủ trung ương trong việc giải quyết lợi ích và chia sẻ trách nhiệm có
liên quan đến tài nguyên nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các tổ chức, cá nhân


10
trong LVS. Ở Việt Nam, việc quản lý LVS đã được quy định tại Luật Tài nguyên
nước, ban hành năm 1998. Tuy nhiên, Luật cũng chưa quy định cụ thể về quản lý
lưu vực sông, chưa quy định nguyên tắc, nội dung quản lý tổng hợp lưu vực sông…
Quản lý lưu vực sông không chỉ quản lý về mặt số lượng mà cịn quản lý về
mặt chất lượng nước. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở nước ta địi
hỏi phải có sự phối hợp giữa các địa phương vùng thượng lưu (thường có các cơ sở
gây ơ nhiễm nguồn nước) với các địa phương vùng hạ lưu (thường phải hứng chịu
hậu quả của ô nhiễm nguồn nước). Thực tế, việc xây dựng các đề án quản lý môi
trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai cho thấy, không thể
tách rời quản lý tài ngun nước với bảo vệ mơi trường có liên quan đến tài nguyên
nước.
Do đó, để khắc phục những nhược điểm về thể chế trong việc quản lý LVS,
ngày 01/12/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về Quản lý
LVS nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc quản lý tổng hợp lưu vực sông.
2.1.1.3. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Tổ chức Hợp tác về Nguồn Nước toàn cầu (GWP) định nghĩa về Quản lý
tổng hợp tài nguyên nước (Integrated Water Resources Management) như sau
“Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) là một quá trình xúc tiến việc phối hợp
quản lý và phát triển các nguồn nước, đất đai và các nguồn lực liên quan nhằm tối

ưu hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội một cách cân bằng mà không phương hại
đến tính bền vững của các hệ thống sinh thái trọng yếu” (GWP, 2000).
Cơ sở khái niệm về IWRM là có rất nhiều mục đích sử dụng các nguồn nước
có hạn phụ thuộc lẫn nhau. Nhu cầu về tưới tiêu cao và các lượng nước thốt ơ
nhiễm từ khu vực nơng nghiệp đồng nghĩa là lượng nước sạch cho sinh hoạt và cho
các ngành công nghiệp bị giảm đi; nước thải ô nhiễm từ các thành phố và khu vực
công nghiệp làm nhiễm bẩn các dịng sơng và đe dọa các hệ sinh thái; và nếu lượng
nước giữ lại trên sông để bảo vệ nghề cá và các hệ sinh thái thì nước để tưới tiêu
cho mùa màng sẽ ít đi. Có rất nhiều ví dụ như vậy để minh họa cho một thực tế là


×