Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.37 KB, 44 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<i><b>Tp. HCM – 2018 </b></i>
<b>TRƯỞNG KHOA </b>
<b>Huỳnh Thị Tuyết Hồng </b>
<b>TỔ TRƯỞNG </b>
<b>BỘ MÔN </b>
<b>Trương Hiền </b>
<b>CHỦ NHIỆM </b>
<b>ĐỀ TÀI </b>
<b>Nguyễn Thị Lan Em </b>
<b>HIỆU TRƯỞNG </b>
<b>DUYỆT </b>
Mục tiêu của Giáo dục dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa của nước ta là Đào tạo một
lớp người mới cho tương lai với đủ các tiêu chí là có đạo đức, phẩm chất tốt, có kiến
thức văn hóa sâu rộng và có một thể chất khỏe mạnh. Cả 3 tiêu chí này đều có tầm quan
trọng như nhau và chính nó sẽ hình thành nên một con người phát triển tồn diện.
Bóng rổ là một trong những môn thể thao hội tụ đầy đủ và thể hiện rất cao về
tính đối kháng, tính tập thể. Bóng rổ giúp phát triển rất tốt các tố chất như: Nhanh –
mạnh – bền – khéo léo và kỹ thuật. Cho nên Giảng viên Thể dục thể thao thường lấy
mơn bóng rổ nhằm phát triển và bổ trợ cho nhiều môn thể thao khác. Bản thân mơn
bóng rổ có một sức hút rất lớn với mọi người, Đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên
tham gia tập luyện.
Cuốn giáo trình giảng dạy này được biên soạn phù hợp với chương trình, thời
lượng đối với một học sinh - sinh viên hệ Cao đẳng.
Giáo trình gồm 2 chương:
Chương 1:- Sơ lược lịch sử và q trình phát triển của mơn bóng rổ.
- Phương pháp các kỹ thuật cơ bản.
Chương 2: Những điều luật cơ bản trong bóng rổ.
<b>Chương 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BÓNG RỔ………...……….1 </b>
<b>1. SỰ PHÁT TRIỂN MƠN BĨNG RỔ……….1 </b>
<b>2. Q TRÌNH PHÁT TRIỂN MƠN BĨNG RỔ THẾ GIỚI……….2 </b>
<b>3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MƠN BĨNG RỔ Ở VIỆT NAM ... 2 </b>
<b>4. PHƯƠNG PHÁP CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN ... 3 </b>
<b>4.1. Khát quát ... 3 </b>
4.2. Phương pháp các kỹ thuật cơ bản ... 4
4.2.1. Các kỹ thuật chuyền bắt bóng cơ bản ... 4
4.2.1.1. Khái niệm ... 4
4.2.1.2. Phân loại ... 4
4.2.1.3. Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp ... 4
4.2.1.4. Phương pháp kỹ thuật chuyền và bắt bóng hai tay trước ngực
trực tiếp ... 6
4.2.2 Các kỹ thuật dẫn bóng cơ bản ... 8
4.2.2.1. Khái niệm ... 8
4.2.2.2. Phân loại ... 8
4.2.2.3. Các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng ... 8
4.2.3 Các kỹ thuật ném rổ cơ bản ... 10
4.2.3.1. Khái niệm ... 10
4.2.3.2. Phân loại ... 10
4.2.3.3. Kỹ thuật tại chỗ và nhảy ném rổ 1 tay trên vai ... 11
<b>Chương 2: LUẬT BÓNG RỔ ... 14 </b>
<b>1. NHỮNG ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN TRONG MƠN BĨNG RỔ ... 14 </b>
<b>2. KÍCH THƯỚC SÂN BÃI VÀ TRANG THIẾT BỊ ... 15 </b>
<b>3. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THI ĐẤU BÓNG RỔ ... 18 </b>
3.1. Một số qui định cơ bản về đội bóng ... 18
3.2. Một số qui định cơ bản về trận đấu bóng rổ ... 19
3.6. Một số qui định cơ bản để tiến hành hội ý... 24
3.7. Một số qui định cơ bản để tiến hành thay người ... 26
<b>4. PHẠM LUẬT VÀ LỖI CÁ NHÂN ... 28 </b>
4.1. Những kiến thức cơ bản về luật và lỗi ... 28
4.2. Những điều luật thường áp dụng trong thi đấu ... 31
4.2.1. Luật dẫn bóng ... 31
4.2.2. Chạy bước... 32
4.2.3. Các điều luật về thời gian ... 33
4.2.4. Bóng trở về sân sau ... 34
4.3. Các hình thức phạm lỗi thường xảy ra trong thi đấu ... 34
4.3.1. Lỗi cá nhân ... 34
4.3.2. Lỗi đồng đội ... 35
4.3.3. Lỗi hai bên ... 35
4.3.4. Lỗi kỹ thuật ... 35
4.3.5. Lỗi phản tinh thần thể thao ... 37
4.3.6. Lỗi trục xuất ... 37
Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có năm
người trên sân. Mục đích của trận đấu là nhằm ghi nhiều điểm bằng cách cố gắng đưa
bóng vào rổ đối phương một cách đúng luật và hạn chế khơng cho đối phương ném
bóng vào rổ mình. Bóng rổ là một trong những môn thể thao thịnh hành và được ưa
chuộng nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Philippines,…
- Hiểu biết sự phát triển bóng rổ thế giới và trong nước, hình thành kỹ năng
thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của bóng rổ, củng cố kỹ năng, kỹ xảo
vận động cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động thể dục ở các trường cũng như
công tác phong trào. Ý nghĩa, tác dụng của luyện tập mơn bóng rổ đối với học sinh-
sinh viên.
- Phân tích được kỹ thuật mơn bóng rổ. Thực hiện khá chính xác kỹ thuật cơ bản.
- Có ý thức tự giác tập luyện, xác định được động cơ học tập đúng đắn phát
triển thể lực chuyên môn.
Bóng rổ ra đời năm 1891, do Dr.James Naismith – giảng viên giáo dục thể chất
của học viện Springfield thuộc bang Massacusets (Mỹ) phát minh.
Khi sáng tạo ra mơn bóng rổ, ơng đã sử dụng và phát triển mơn này từ những
trị chơi đơn giản và đã phổ biến từ rất lâu ở Mỹ. từ hơn 2500 trước đây, những người
bộ tộc da đỏ In – ki và Mause sống trên lãnh thổ Mehico hiện nay đã có trị chơi “Poc
–tơ-poc”. Hình thức trị chơi này là những người tham gia tìm cách dùng vai, thân
hoặc chân (không được dùng tay) để đưa bóng vào một cái vòng bằng đá gắn trên
tường cao.
có 9 người chơi, sau đó giảm xuống cịn 7 và sau củng chỉ còn 5 người trên sân. Năm
1892 NaiSmith đã soạn thảo ra sách “Luật bóng rổ” gồm có 15 điều luật được áp dụng
cho những trận thi đấu bóng rổ đầu tiên. Và cơ bản phần lớn trong những điều luật này
vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Từ năm 1892 sau khi luật bóng rổ chính thức đầu tiên được ban hành và có
những cuộc thi đấu chính thức theo luật này thì hệ thống kỹ - chiến thuật bóng rổ được
hình thành và phát triển rất nhanh. Trong chiến thuật đã bắt đầu xuất hiện chiến thuật
tấn cơng và chiến thuật phịng thủ; xác định được vị trí và chức năng của từng đấu thủ
trên sân. Về sau, môn bóng rổ phát triển dần sang các nước phương Đông như Nhật
Bản, Trung Quốc, Philippin rồi sang Châu Âu và Nam Mỹ.
Tại thế vận hội Olympic lần thứ 3 ở Saint loui (Mỹ) năm 1904 mơn bóng rổ
chính thức được thi đấu biểu diễn.
Năm 1913, giải Vơ địch bóng rổ đầu tiên của Châu Á được ổ chức ở Manila –
Thủ Đơ của Philippine.
Do mục đích trong quá trình thi đấu bóng rổ là 2 đội sẽ cùng tranh giành một
quả bóng để ném vào rổ đối phương nên trong tấn công các Vận động viên sẽ thường
xun di chuyển và hốn đổi vị trí cho nhau để tìm cách chiến các vị trí thuận lợi có
thể gây sức ép tấn cơng và ném bóng vào rổ đối phương; Bên cạnh đó, trong phịng thủ
cũng không ngừng che chắn, ngăn cản các đường di chuyển, chuyền hoặc ném rổ của
đối phương nhằm hạn chế khả năn ghi điểm của họ… Theo IU.M.PORNOVA (1997)
thì một Vận động viên bóng rổ trong mỗi trận đấu phải di chuyển nhanh và biến hóa
trên 5000m; bật nhẩy khoảng 130 – 150 lần; phối hợp tăng tốc – giảm tốc và đột biến
hướng từ 120 – 150 lần và ở những thời điểm nổ lực gắn sức nhất thì nhịp tim của một
vận động viên có thể lên tới 180 – 200 lần/phút nên sau mỗi trận đấu trọng lượng cơ
thể của một vận động viên có thể giảm đi từ 2 – 4 kg.
Mặt khác, do có sự tác động của một số điều luật qui định về thời gian khống
chế bóng, nên ngoại trừ trường hợp phản công nhanh dẫn đến kết thúc bất ngờ, thì
trong suốt quá trình triển khai thi đấu các đấu thủ trên sân thường có su hướng tấn
cơng qua nửa sân đối phương hoặc lui về phịng thủ tích cực ở nửa sân nhà, nên nhìn
chung mọi hoạt động của 10 đấu thù trên sân hầu như chỉ diễn ra trong cùng một lúc ở
cùng một nữa sân mà quyết liệt nhất vẫn là khu vực lân cận rổ cho đến những khu vực
cách vòng 3 điểm khoảng từ 1.00m đến 1.20m.
Các hành động vận động liên tục trong một không gian tương đối hạn chế như
trên địi hỏi người chơi phải có năng lực phối hợp vận động tốt, nắm vững kỹ thuật, kỹ
xảo và đặc biệt phải luôn nhạy bén khi quan sát, đánh giá mọi tình huống xảy ra để lựa
chọn hành động đáp trả một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Cần phải thấy rằng
những va chạm trực tiếp về thể chất đối với đối phương và sự căn thẳng về tâm lý do
áp lực của nhiệm vụ thi đấu hoặc từ phía trọng tài, khan giả… ln có sự tác động
mạnh mẽ lên Vận động viên nên họ cần phải nỗ lực ý chí rất lớn để vượt qua sự mệt
mỏi về thần kinh và cơ bắp có chiều hướng càng tăng dần khi về cuối trận để hoàn
thành tốt nhiệm vụ thi đấu được giao.
Chuyền bóng là đưa bóng lên trên khơng, lăn bóng hoặc làm bóng bật đất để
bóng vượt qua người phịng thủ và đến tay đồng đội ở vị trí thuận lợi nhất. Bắt bóng là
những động tác hợp lí để đón những đường chuyền đến một cách chắc chắn và sẵn
sang thực hiện các đơng tác tiếp theo. Phối hợp chuyền bắt bóng tốt sẽ tạo nên sự liên
kết chiến thuật trong tấn cơng, làm cho hàng phịng thủ của đối phương bị rối loạn và
tạo cơ hội thuận lợi để dứt điểm.
<b> </b> <b>* Các kỹ thuật tại chỗ chuyền bóng cơ bản: </b>
- Chuyển bóng 1 tay: trên vai, bên mình, dưới thấp, sau lưng…
- Chuyển bóng 2 tay: trên đầu, ngang vai, trước ngực (trực tiếp, gián tiếp )…
- Nhảy chuyền 2 tay trên đầu.
* Các kỹ thuật tại chỗ bắt bóng cơ bản:
- Bắt bóng 1 tay: trên cao, trước ngực…
- Bắt bóng 2 tay: trước ngực, dưới thấp, bắt bóng bật đất…
* Phối hợp chuyền bắt bóng:
- Di chuyển chuyền bóng một tay: bên mình, dưới thấp…
- di chuyển chuyền bóng hai tay: trước ngực (trực tiếp, gián tiếp)…
* Cách vận dụng: Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực trực tiếp là một kỹ
thuật chuyền cơ bản. Nó đơn giản có thể vận dụng chuyền nhanh và chính xác ở cự ly
gần và trung bình.
* Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai
gối khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cần bóng ở hai bên, hơi lùi về nữa sau
của bóng. Các ngón tay xịe đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay và lịng các
ngón tay, lịng bàn tay khơng chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, giữ bóng ở phía
trước bụng trên. Mắt nhìn về hướng chuyền.
tầm ngực thì cổ tay hơi bẻ ra ngoài và duỗi 2 cánh tay về hướng chuyền. Khi cách tay
gần duỗi thẳng thì phối hợp giữa lực cỗ tay và lực miết vào bóng của 3 ngón cái, trỏ,
giữa để chuyền bóng đi. Bóng ra tay cuối cùng bởi 3 ngón cái, trỏ và giữa. Sau khi
bóng rời khỏi tay, trọng tâm dồn về trước, 2 tay duỗi thẳng song song với mặt đất
<b>Hình 1.1 Kỹ thuật bắt bóng hai tay trước ngực trực tiếp </b>
* Cách vận dụng: Đây là kỹ thuật cơ bản để bắt bóng từ tất cả các hướng chuyền
đến, dễ dàng bảo vệ bóng rất tiện lợi cho việc thực hiện các động tác tiếp theo sau.
* Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau rộng bằng vai, 2 gối hơi khuỵu,
thân trên quay về hướng bóng tới. Hai tay thả lỏng, hai lòng bàn tay hướng vào nhau
với khoảng cách nhỏ hơn đường kính của bóng. Các ngón tay xịe đều tự nhiên theo
hình túi, hai ngón cái và trỏ mở theo hình bán nguyệt theo hướng bóng tới.
- Khi bắt bóng: Xác định hướng bóng đến và chủ động đưa hình tay đã tạp sẵn
về phía bóng. Đầu tiên cho bóng tiếp xúc với phẩn chai tay và lịng các ngón tay, lịng
bàn tay khơng chạm bóng, sau đó nhanh chóng kéo bóng về trước ngực để hỗn xung
đồng thời kém cỗ tay, hai tay hơi gập ở khớp khuỷu để bảo vệ bóng và chuẩn bị thực
hiện động tác tiếp theo.
<b>Hình 1.2 Bắt bóng hai tay trước ngực </b>
* Chuyền bóng khơng chính xác do trong quá trình tập ban đầu học sinh – sinh
viên dùng lực không đều hoặc tiếp xúc bóng chưa hợp lý đặc biệt là ở giai đoạn trước
khi bóng rời tay.
Biện pháp sửa chữa: Cầm bóng đúng vị trí, thả lỏng cổ tay, khi chuyền nên kép
hai khuỷu tay vào thân mình và miết tích cực các ngón tay vào bóng.
* Khơng thể chuyền bóng đi xa do động tác phối hợp lực giữa tay, chân và thân
Biện pháp sửa chữa: Cầm bóng cố định, tập chuyển lực từ chân, thân đến tay liên
tục. khi đã nhuần nhuyễn động tác thì tiếp tục kết hợp lực duỗi của tay và lực miết của
các ngón tay để chuyền bóng đi.
* Khi bắt, bóng bị bật khỏi tay hoặc lọt về sau.
Biện pháp sửa chữa: Tập chủ động tiếp xúc bóng khi đng thả lỏng 2 bàn tay với
các ngón tay xịe đều tự nhiên hình túi, thu hẹp cự ly 2 ngón cái và áp sát 2 khuỷu tay
vào thân.
<b>+ Giới thiệu kỹ thuật: </b>
Giảng viên tiến hành phân tích, giảng giải và thị phạm cho học sinh – sinh viên
nắm vững kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp theo một số bước căn
bản như sau:
* Khái quát tên, đặc điểm và cách vận dụng: Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay
trước ngực trực tiếp là 1 trong những dạng kỹ thuật cơ bản dễ thực hiện và có độ chính
xác tương đối cao nên các đấu thủ rất thường sử dụng khi phối hợp tấn công ở nhiều
cự ly và nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là khi người phòng thủ kèm khơng sát.
* Làm mẫu và phân tích kỹ thuật:
- Làm mẫu kỹ thuật chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực trực tiếp hồn
chỉnh và kết hợp với sự mơ tả bằng ngơn ngữ chính xác, giàu hình tượng để giúp học
sinh – sinh viên cảm nhận đầy đủ cấu trúc của động tác vả nhanh chóng hình thành tư
cụ thể để học sinh – sinh viên có ý thức phịng và tránh sai sót ngay khi bắt đầu tập
luyện động tác.
<i> + Tiến hành tập luyện: </i>
* Cho học sinh – sinh viên đứng tại chỗ tập tư thế chuyền và bắt bóng. Nên cho
học sinh tập từng giai đoạn của động tác cho đến khi nhuần nhuyễn rồi mới thực hiện
kỹ thuật hoàn chỉnh. Trong giai đoạn tập khơng bóng này giảng viên cần chú ý đến
trình tự, nhịp điệu và khả năng phối hợp lực khi thực hiện động tác của học sinh, nếu
phát hiện sai sót phải sửa ngay để tránh sự hình thành động tác sai về sau.
* Cho học sinh – sinh viên đứng hai hàng ngang đối diện nhau để tập tại chỗ
chuyền và bắt bóng theo trình tự từ dễ đến khó, ví dụ như cự ly (từ gần đến xa), tốc độ
(từ chậm đến nhanh) và tăng những yêu cầu về độ khó (giảm động tác thừa, tăng độ
chính xác…) để phù hợp với khả năng thực hiện kỹ thuật của học sinh.
<b>- Ký hiệu: A </b> <b> B </b>
A và B đứng đối diện, cự ly từ 3 đến 6m thực hiện tại chỗ chuyền bắt bóng.
Ngồi ra, trong quá trình tập kỹ thuật tại chỗ chuyền bắt bóng cịn có thể áp
dụng cho 3, 4 hoặc 5 người với đội hình tập luyện như sau:
<b>Hình 1.3 Đợi hình tập luyện chuyền bóng </b>
* Sau khi hồn thành các đội hình đơn giản sẽ cho học sinh – sinh viên tập các
đội hình và bài tập phức tạp hơn chẳng hạn như tập chuyền bắt bóng khi có người
phịng thủ, phối hợp với những kỹ thuật khác… hoặc cho học sinh làm quen với những
bài tập có cấu trúc và yêu cầu gần giống với những tình huống trong thi đấu để họ có
<b> </b>
truy cản liên tục khi đối phương sử dụng chiến thuật 1 kèm 1 thì các đấu thủ phải có
khả năng dẫn bóng tốt để thốt khỏi sự đeo bám và nếu có thời cơ thuật lợi cịn có thể
chủ động phản cơng. Vì vậy, dẫn bóng là một dạng kỹ thuật trọng yếu mà các đấu thủ
bóng rổ cần rèn luyện thuần thục cho cả hai tay.
Các kỹ thuật dẫn bóng cơ bản
- Tại chỗ dẫn bóng
+ Trọng tâm cao
+ Trọng tâm thấp
- Di động dẫn bóng
+ Biến tốc
+ Biến hướng
+ Quay người đổi tay
Tại chỗ dẫn bóng tầm cao:
* Cách vận dụng: Là kỹ thuật thường được vận dụng khi người khống chế bóng
* Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, 2 gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn
đều 2 chân. Hai tay thả lỏng tự nhiên và giữ bóng ngang bên hơng thuận, bàn tay thuận
đặt trên đỉnh bóng, tay khơng thuận đặt phía dưới bóng. Các ngón tay xịe đều tự
nhiên, bóng tiếp xúc với phần chai tay và lịng của các ngón tay, lịng bàn tay khơng
chạm bóng. Mắt quan sát nhìn trên sân.
- Khi dẫn bóng:
+ Từ tư thế chuẩn bị rút tay không thuận ra, lấy khuỷu tay thuận làm trụ để
dùng lực cổ tay thông qua cẳng tay đến chai tay và lịng các ngón tay ấn bóng xuống.
Sau khi bóng rời tay sẽ tiếp tục đi xuống và chạm đất tại 1 điểm cách mũi bàn chân
thuận từ 10cm đến 15cm ở ngoài thân người rổi theo qn tính bóng lại nẩy thẳng lên.
tiếp tục đưa lên theo bóng để hãm đà nẩy của bóng cho đến ngang thắng lưng thì lại
dùng sức của cổ tay và các ngón tay ấn bóng xuống lần kế tiếp.
<i><b>Hình 1.4. Tại chỗ dẫn bóng trọng tâm thấp </b></i>
* Cách vận dụng: Được vận dụng khi người phòng thủ đến gần và có hành động
truy cản hoặc cướp, phá bóng.
* Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Tương tự như kỹ thuật dẫn bóng trọng tâm cao nhưng người
thực hiện sẽ lùi chân thuận về phía sau một bước để chuyển trọng tâm xuống thấp hơn.
- Khi dẫn bóng: Các giai đoạn được thực hiện tương tự như trên nhưng ở kỹ
thuật này bóng sẽ được khống chế ngang tầm đầu gối và có tần số nhanh hơn. Tay
không dẫn bóng sẽ đặt phía trước để che chắn bóng, mắt quan sát tình hình trên sân.
Sai lầm thường mắc phải khi dẫn bóng và biện pháp sửa chữa:
* Khơng thể điều khiển bóng theo ý muốn do tiếp xúc bóng chưa tốt, chưa đúng
thời điểm hoặc do cổ tay quá cứng nên không thể khống chế bóng nhịp nhàng.
Biện pháp sửa chữa: Cố gắng giữ khuỷu tay cố định ở bên mình và thả lỏng cổ
tay để có thể chủ động di chuyển bàn tay tiếp xúc với bóng đúng vị trí, đúng thời điểm.
* Khi dẫn bóng thường bị mất bóng.
Biện pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng thuần thục cả hai tay, dùng thân trên để che
chắn, cách ly người phịng thủ với bóng và phối hợp với các động tác xoay trở để tránh
né hoặc đưa bóng ra xa tầm tay với của người phòng thủ.
<b> </b> <i><b>4.</b></i>
<i><b> 4.</b></i>
- Ý chí phẩm chất: Thể hiện qua khả năng tập trung và ý thức trách nhiệm đối
với mỗi lần ném rổ. người thực hiện kỹ thuật ném rổ cần mạng dạn, tự tin vào khả
năng của mình và tránh biểu hiện mất bình tĩnh, lo sợ hoặc căng thẳng quá mức do bị
ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài.
- Chọn vị trí tốt và đúng thời cơ: Là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện kỹ thuật ném rổ. Bên cạnh đó phải nhanh chóng xác định điểm
- Độ ổn định của động tác: Là khả năng duy trì giống nhau 1 cấu trúc động tác
qua nhiều lần thực hiện (góc độ rat ay; độ dẻo khi gập cổ tay, điều khiển lực miết của
ngón tay…) để căn cứ vào đó mà tiếp tục kéo dài độ chuẩn xác của đường bóng hoặc
có biện pháp chỉnh sửa các sai sót.
- Đường bay và độ xốy của bóng: Căn cứ vào cự ly ném xa hay gần, ném trực
tiếp hay gián tiếp mà tạo quỹ đạo bay của bóng cho phù hợp. Tuy nhiên, do sức miết
của các ngón tay vào bóng nên sau khi rời tay, bóng sẽ có xu hướng xốy theo trục
nằm ngang và ngược hướng bay.
<i> 4.</i>
<b>* Các kỹ thuật tại chỗ ném rổ cơ bản: </b>
- 1 tay: 1 tay trên cao, trên vai.
- 2 tay: 2 tay trên cao, trước ngực.
* Các kỹ thuật nhảy ném cơ bản:
- 1 tay: 1 tay trên vai.
- 2 tay: 2 tay trên cao, trước ngực.
* Các kỹ thuật di động ném rổ cơ bản:
<b>- 1 tay: 1 tay trên vai, trên cao, dưới thấp. </b>
- 2 tay: 2 tay trên cao, trước ngực, dưới thấp.
<i> 4.</i>
<b>- Kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên vai: </b>
hiện và phù hợp với nhiều loại đối tượng; vửa giữ được bóng chắc chắn vửa có thể ứng
biến linh hoạt khi cần phối hợp chuyền xiết hoặc đột phá bất ngờ.
* Phân tích kỹ thuật:
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặc hơi chếch
lên trên, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cầm bóng ở hai bên và hơi lùi về nữa sau
của bóng. Các ngón tay xịe đều tự nhiên, tiếp xúc với bóng bằng phần chai tay và lịng
các ngón tay, lịng bàn tay khơng chạm bóng. Hai cánh tay thả lỏng tự nhiên giữ bóng
trước ngực hoặc ở phía trước bụng trên. Mắt quan sát điểm ngắm rổ.
<b>Hình 1.5 Kỹ thuật cầm bóng </b>
+ Khi ném rổ:
Đưa bóng từ vị trí trước ngực lên vai, đồng lúc khuỵu đều hai gối. Khi đưa bóng
<i>lên vai, bàn tay thuận đặc dưới bóng (lúc này điểm ngắm rổ và mặt trước cẳng tay </i>
<i>cùng với hai ngón trỏ và giữ gần như nằm trên cùng 1 mặt phẳng tường tượng) và bàn </i>
tay còn lại xòe rộng tự nhiên giữ phía bên chếch về trước quả bóng.
Sau khi đưa bóng lên vai, lập tức hai chân đạp đất chuyển lực từ chân qua thân
tới vai thì duỗi cách tay về trước để chuyển lực sang khuỷu tay, khi tay gần duỗi thẳng
thì gập cổ tay và miết các ngón tay vào bóng để đẩy bóng đi. Bóng ra tay cuối cùng
bởi hai ngón trỏ và giữa. Sau khi bóng rời tay, người vươn cao, trọng tâm dồn lên chân
trước và do sức miết của các ngón tay bóng sẽ xốy ngược trở lại theo trục ngang.
<b>Hình 1.6 Kỹ thuật ném rổ </b>
- Kỹ thuật nhảy ném rổ 1 tay trên vai:
<i>* Cách vận dụng: Nhảy ném rổ 1 tay trên vai là kỹ thuật tấn công được sử dụng </i>
<i>thường xuyên trong thi đấu (chiếm 70% số lần thực hiện ném rổ). Ưu điểm của kỹ </i>
thuật này là có thể tận dụng được độ cao do bật nhảy để vượt qua tay chắn của người
phòng thủ.
* Phân tích kỹ thuật:
+ Tư thế chuẩn bị: Tương tự như kỹ thuật tại chỗ ném đã nêu trên nhưng người
ném phải hạ thấp trọng tâm bằng cách khuỵu đều hai gối để sẵn sàng nhảy ném khi có
thời cơ.
+ Khi nhảy ném: Đạp mạnh hai chân để đưa thân người bật thẳng lên khơng,
đồng thời đưa bóng từ tư thế chuẩn bị lên vai và tiếp tục duỗi tay về hướng rổ. khi cơ
thể đạt độ dừng trên không lập tức gập cổ tay để miết các ngón tay vào bóng và đẩy
bóng đi. Bóng sau cùng bởi hai ngón trỏ và giữa.
- Sai lầm lầm thường mắt khi ném rổ và biện pháp sửa chữa:
* Ném rổ ít chuẩn xác: Do trong q trình tập ban đầu cảm giác về thời gian,
không gian và khả năng điều khiển lực ném rổ của học sinh – sinh viên chưa tốt.
Biện pháp sửa chữa: Tập cảm giác tay cho học sinh – sinh viên bằng cách cho
họ đứng tại chỗ phối hợp đẩy bóng lên cao rồi bắt lại nhiều lần và tập sử dụng hai
ngón trỏ và giữa để miết tích cực vào bóng trước khi bóng rời tay.
* Đường đi thấp.
* Không lợi dụng được lực phối hợp toàn thân khi đứng tại chỗ ném rổ:
Biện pháp sửa chữa: Cho học sinh -sinh viên đứng tại chỗ tập động tác ném
khơng bóng nhiều lần cho đến khi có thể thực hiện thuần thục động tác hồn chỉnh thì
mới tập ném bóng vào rổ theo trình tự từ chậm đến nhanh.
* Không lợi dụng được lực phối hợp toàn thân khi nhảy ném rổ:
Biện pháp sửa chữa: Cho học sinh – sinh viên bật nhảy tại chỗ và lợi dụng đà
bật để đưa bóng lên vai đồng lúc vươn thân người để khi thân người lên đến điểm cao
nhất sẽ thực hiện duỗi tay ném bóng đi.
Bóng rổ ngày càng được phổ biến và phát triển trên khắp thế giới. Vận động
viên Bóng rổ ngày càng nhảy cao hơn, tốc độ thi đấu nhanh hơn và mạnh hơn. Các
<b>- Cung cấp cho học sinh - sinh viên cơ sở lý luận, kỹ năng, kiến thức, phù hợp </b>
với yêu cầu luật thi đấu bóng rổ, phương pháp tổ chức và trọng tài mơn bóng rổ. Từ đó
học sinh - sinh viên hiểu và biết vận dụng vào học tập môn học cũng như sau này ra
cơng tác.
<b>- Hình thành kỹ năng thực hành các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung của bóng </b>
rổ, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và hoạt động trong
công tác thể dục ở các trường cũng như công tác phong trào.
<i>- Qua học phần bóng rổ, học sinh - sinh viên thấy được vai trị, ý nghĩa của mơn </i>
học, xác định được động cơ học tập đúng đắn
Luật bóng rổ nói riêng và luật của các mơn thể thao nói chung chính là một hệ
thống gồm nhiều điều luật cụ thể đã được sắp xếp theo 1 trình tự nhất định. Việc bổ
sung, hạn chế hoặc sửa đổi về nội dung của bất kỳ điều luật nào trong hệ thống này dù
là nhỏ nhất cũng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận dụng và triễn khai kỹ
- chiến thuật thi đấu của từng môn thể thao trong từng thời điểm khác nhau.
Bóng rổ là một mơn thể thao tập thể mang tính đối kháng trực tiếp và có nhiều
tình huống thường xn xảy ra trong thi đấu nên nó cần phải có một hệ thông tương
Những nội dung có liên quan chưa đưa vào giáo trình này sẽ được hướng dẫn tham
khảo trực tiếp trong “Luật bóng rổ” được Ủy ban Thể dục thể thao ban hành năm 2003.
- Sân bóng rổ là 1 mặt phẳng hình chữ nhật, trên mặt phẳng khơng có vật cản.
Nền sân làm bằng gỗ, nhựa tổng hợp bằng bê tơng.
- Sân bóng rổ dài 15m x 28m, được tính từ mét trong của đường biên.
- Các đướng kẽ trên sân phải rõ ràng và rộng 5cm.
- Đường giữa sân được kẽ song song với 2 đường biên cuối san, cắt hai đường
biên dọc ở điểm chính giữa và được kéo dài thêm 15cm ở mỗi bên.
<b>Hình 2.1 Kích thước sân bóng rổ </b>
- Khu ném phạt gồm khu giới hạn và nửa vịng trịn có bán kính 1.80m.
<b>Hình 2.2 Khu vực ném phạt </b>
- Vị trí tranh bóng dọc theo khu ném phạt của các đấu thủ như sau:
+ Vạch đầu tiên cách mép trong đường cuối sân 1.75m (khơng đứng tranh bóng
+ Vị trí thứ nhật rộng 85cm và được giới hạn bởi vạch đầu tiên và vùng trung
lập là vị trí tranh bóng giành cho đấu thủ của đội phịng thủ.
+ Vị trí thứ 2 rộng 85cm liền ngay vùng trung lập là vị trí tranh bóng giành cho
đấu thủ đội tấn cơng.
<b>Hình 2.3 Kích thước khung rổ </b>
+ Vị trí thứ 3 rộng 85cm liền ngay vạch giới hạn vị trí thứ 2 là vị trí tranh bóng
giành cho đội phịng thủ.
<b>Hình 2.4 Kích thước bảng rổ </b>
Lưu ý: Tất cả những vạch này đều dài 10cm và được kẽ vuông góc với cạnh bên
của hình thang cân (khu cấm địa).
không nhỏ hơn 74.9cm và không lớn hơn 78cm… trọng lượng của bóng không nhẹ
hơn 567gr và không nặng hơn 650gr.
* Mỗi đội bóng gồm khơng quá 10 người có đủ tư cách thi đấu hoặc khơng q
12 người có đủ tư cách thi đấu cho những giải mà đội phải thi đấu hơn 3 trận. Thành
viên của 1 đội được quyền thi đấu khi anh ta được ghi tên trong tờ ghi điểm trước khi
bắt đầu trận đấu và không bị lỗi trục xuất hoặc phạm 5 lỗi.
* Đồng phục thi đấu của mỗi đội:
- Đồng phục thi đấu bóng rổ gồm áo thun ba lỗ và quần ngắn (hoặc áo liền
quần). Trong trận đấu, các đấu thủ (kể cả nam và nữ) đều phải bỏ áo trong quần.
- Áo thun của mỗi đấu thủ phải cùng một màu cho cả phía trước và phía sau
lưng. Màu của số áo phải tương phản với màu áo và được qui định như sau:
+ Số áo sau lưng ít nhất là 20cm.
+ Số áo trước ngực cao ít nhất 10cm.
+ Chiều rộng của số áo không được nhỏ hơn 2cm.
+ Sử dụng số áo từ số 4 đến số 15 và các đấu thủ cùng một đội không được
mang số áo trùng nhau.
- Đấu thủ được phép mặt quần lót dài cùng màu với quần ngắn ở phía dưới
nhưng đấu thủ khơng được mặt áo thun có tay ở bên trong áo thủn lỗ trừ khi có giấy
phép của bác sĩ và nếu được phép thì áo thun có tay phải cùng màu với áo thun 3 lỗ.
- Các đội ít nhất phải có hai bộ áo.
- Đội được ghi tên trước trong chương trình thi đấu (đội chủ nhà) sẽ mặt áo màu
sáng (thường là màu trắng). Đội được ghi tên thứ 2 trong chương trình thi đấu (đội
khách) sẽ mặt áo màu đậm. Tuy nhiên, nếu hai đội thống nhất thì họ có thể thay đổi
màu áo cho nhau.
* Một đấu thủ dự bị trở thành một đấu thủ chính thức khi Trọng tài cho phép
đấu thủ đó vào sân và 1 đấu thủ chính thức trở thành dự bị khi trọng tài cho phép đấu
thủ thay thế vào sân thi đấu.
* Trong trường hợp một đấu thủ bị chấn thương, trọng tài có thể dừng trận đấu.
Nếu chấn thương xảy ra khi bóng sống trọng tài sẽ khơng thổi cịi cho đến khi pha bóng
đó kết thúc, đó là khi đội kiểm sốt bóng đã ném rổ, mất quyền kiểm sốt bóng, đã từ
chối bóng từ cuộc chơi hoặc bóng ngồi cuộc (bóng chết). Tuy nhiên, khi cần thiết để
bảo vệ một đấu thủ bị chấn thương ngay lập tức Trọng tài có thể dừng trận đấu.
* Khi một đấu thủ phạm 5 lỗi gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật sẽ được thông
báo và phải rời khỏi trận đấu 30 giây. Nếu đấu thủ đã phạm 5 lỗi trước đó tiếp tục
phạm thêm 1 lỗi nữa, lỗi này sẽ tính cho huấn luyện viên và ghi chữ “B” trong tờ ghi
điểm.
* Một đội sẽ bị xử thua bởi tước quyền thi đấu nếu:
- Từ chối thi đấu sau khi được trọng tài giải thích sự việc xảy ra.
- Có hành động ngăn cản trận đấu.
- 15 phút sau khi trận đấu bắt đầu, đội khơng có mặt hoặc khơng đủ 5 đấu thủ
sẵng sang trên sân.
* Một đội bị xử thua vì bỏ cuộc nếu trong trận đấu một đội có ít hơn đội bạn 2
đấu thủ trên sân.
Trong hai trận đấu (sân nhà và sân khách) thì tổng số điểm thắng và thua của
đội bỏ cuộc trong lượt đi hoặc lược về sẽ bị mất điểm vì “Bỏ cuộc”.
<b>3.2. Mợt số qui định cơ bản về trận đấu bóng rổ </b>
* Một trận đấu gồm có 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút. Thời gian nghĩ giữa hiệp 1 –
hiệp 2 hoặc hiệp 3 – hiệp 4 hoặc trước hiệp phụ là 2 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp 2
và hiệp 3 là 15 phúp và 2 đội sẽ thực hiện đổi sân vào đầu hiệp 3.
* Nếu kết thúc hiệp 4 mà 2 đội hòa nhau thì sẽ tiếp tục thi đấu bằng 1 hay nhiều
hiệp phụ, mỗi hiệp 5 phút để phân thắng bại. Trong tất cả các hiệp phụ 2 đội sẽ tiếp tục
thi đấu theo hướng rổ như ở hiệp 3 và hiệp 4.
* Trận đấu không thể bắt đầu nếu 1 trong 2 đội khơng có 5 đấu thủ sẵn sang thi đấu
trên sân. Trong tất cả các trận đấu đội thứ nhất (đội chủ nhà) được chọn rổ và băng ghế
ngồi nhưng phải thơng báo cho Trọng tài chính biết trong vịng 20 phút trước trận đấu.
* Trận đấu chính thức bắt đầu bằng nhảy tranh bóng ở vịng trịn giữa sân, khi
bóng được chạm hợp lệ bởi người nhảy tranh bóng.
<b>3.3. Mợt số qui định cơ bản về cách chơi bóng </b>
<i>* Cách chơi bóng: </i>
- Trong bóng rổ chỉ có chơi bóng bằng tay.
- Cầm bóng chạy, cố ý đá bóng hoặc chặn bóng bằng bất kỳ phần nào của chân
hoặc đấm bóng bằng nắm tay là phạm luật.
- Vơ tình đá bóng hoặc chạm bóng bằng chân trên mặt sân thì khơng phạm luật.
* Kiểm sốt bóng:
- Một đấu thủ kiểm sốt bóng khi đấu thủ đang giữ bóng, dẫn bóng hoặc có
bóng sống ở vị trí được quyền sử dụng .
- Một đội kiểm sốt bóng cho đến khi một đối phương giành được quyền kiểm
sốt bóng hoặc bóng trở thành bóng chết hoặc bóng rời khỏi tay đấu thủ ném rổ hoặc
người ném phạt.
<i>* Tình trạng bóng: Bóng có thể là bóng sống hoặc bóng chết. </i>
- Bóng trở thành bóng sống khi:
+ Nhảy tranh bóng, bóng được chạm hợp lệ bởi người nhảy tranh bóng.
+ Ném phạt, khi Trọng tài đặt bóng ở vị trí thuộc quyền sở hữu của người phát
bóng biên.
- Bóng trở thành bóng chết khi:
+ Bóng và rổ hoặc bóng ném phạt vào rổ.
+ Có tiếng cịi của trọng tài trong khi bóng sống.
+ Chắc chắn bóng khơng vào rổ từ một quản ném phạt mà sau đó có:
Một hoặc nhiều quả ném phạt vào rổ.
Một xử phạt khác (ném phạt hoặc phát bóng biên).
+ Bóng bay trên khơng trong một lần ném rổ và bóng được chạm bởi một đấu
thủ của một trong 2 đội sau khi:
Trọng tài thổi còi.
Kết thúc thởi giant hi đấu của một hiệp hoặc một hiệp phụ.
Có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây.
Bóng khơng trở thành bóng chết và bóng được tính điểm nếu:
+ Bóng đang bay trong lần ném rổ mà trọng tài thổi cịi hoặc có tính hiệu âm
+ Bóng đang bay trong một lần ném phạt khi một trọng tài thổi cịi vì bất kỳ sự
vi phạm luật khác không phải của người ném phạt.
+ Đối phương phạm lỗi trong khi bóng vẫn ở trong tầm kiểm sốt của đấu thủ
có động tác ném rổ với sự di chuyển liên tục trước khi có lỗi xảy ra.
* Bóng tính điểm và giá trị của điểm:
<i>- Bóng được tính điểm là khi bóng sống lọt vào rổ từ phía trên và ở trong rổ </i>
hoặc lọt qua rổ.
- Bóng được cơng nhận nằm trong rổ khi bóng nằm trong vịng rổ và ở bên dưới
phần cao nhất của vịng rổ.
- Đội tấn cơng ném bóng vào rổ đối phương được tính điểm như sau:
+ Một quả ném phạt được tính 1 điểm.
+ Bóng vào rổ từ khu vực 2 điểm, được tính 2 điểm.
+ Bóng vào rổ từ khu vực 3 điểm, được tính 3 điểm.
- Nếu một đấu thủ vơ tình ném bóng vào rổ của mình là phạm luật và bóng
khơng được tính điểm.
- Nếu một đấu thủ ném bóng vào rổ từ phía dưới là phạm luật.
* Ngăn cản bóng vào rổ và can thiệp vào bóng trong 1 lần ném rổ:
Trong khi bóng đang bay trong lần ném rổ và sau khi trọng tài thổi cịi hoặc sau
- Ngăn cản bóng vào rổ trong 1 lần ném rồ là khi:
- Can thiệp bóng trong 1 lần ném rồ là khi:
+ Một đấu thủ phòng thủ chạm rổ hoặc chạm bảng trong khi bóng tiếp xúc với
vịng rổ.
+ Một đấu thủ đưa tay qua rổ từ phía dưới và chạm vào bóng.
+ Người phịng thủ chạm bóng hoặc chạm rổ trong khi bóng ở trong rổ.
- Xử phạt:
+ Nếu người tấn cơng vi phạm bóng sẽ khơng được tính điểm. Cho đối phương
phát bóng biên dọc nơi đường ném phạt kéo dài.
+ Nếu người phòng thủ vi phạm thì đội đối phương được tính 2 điểm khi bóng
được ném rổ ở khu vực 2 điểm hoặc tính 3 điểm khi bóng được ném rổ ở khu vực
điểm. Sau đó đội phịng thủ được phát biên ngang như là bóng vào rổ.
<b>3.4. Mợt số qui định cơ bản khi tiến hành nhảy tranh bóng </b>
* Định nghĩa:
Một lần nhảy tranh bóng được thực hiện sau khi trọng tài tung bóng giữa hai
đấu thủ của hai đội.
* Các trường hợp nhảy tranh bóng:
- Nhảy tranh bóng ở vịng trịn giữa sân khi bắt đầu hiệp 1, hiệp 3 và hiệp phụ
giữa hai đấu thủ bất kỳ của hai đội.
- Khi thổi còi hai bên cùng giữ bóng hoặc hai bên cùng phạm lỗi thì nhảy tranh
bóng sẽ được thực hiện ở vịng trịn gần nhất giữa hai bên có liên quan. Nếu có hơn 2
đấu thủ cùng giữ bóng thì Trọng tài sẽ chỉ định hai đấu thủ có chiều cao tương đương
để nhảy tranh bóng.
- Khi bóng sống kẹt ở bảng rổ hoặc khi hai trọng tài đưa ra quyết định khác
nhau… thì nhảy tranh bóng sẽ được thực hiện ở vòng tròn gần nhất giữa hai đấu thủ
bất kỳ.
- Khi khơng xác định được vịng trịn gần nhất để cho nhảy tranh bóng thì nhảy
tranh bóng sẽ được thực hiện ở vòng tròn giữa sân.
* Quy định:
- Trọng tài sẽ tung bóng lên cao (thẳng đứng) giữa hai đấu thủ, bóng được tung
lên đến điểm cao nhất mà đấu thủ có thể với tới khi nhảy lên và bóng rơ xuống giữa
hai đấu thủ.
- Hai đấu thủ nhảy tranh bóng khơng được rời khỏi vị trí của mình cho đến khi
bóng được chạm đúng luật.
- Đấu thủ nhảy tranh bóng khơng được bắt bóng hoặc chạm bóng quá hai lần
cho đến khi bóng được chạm bởi 1 trong 8 đấu thủ khác đứng ở ngồi vịng trịn hoặc
bóng đã chạm sân, chạm rổ hoặc chạm bảng.
- Các đấu thủ cùng một đội khơng được chiếm vị trí liền kề nhau ở chung quanh
vòng tròn nếu như có một đấu thủ đối phương đứng chen vào một trong những vị trí đó.
- Nếu đấu thủ nhảy tranh bóng bị chấn thương, phạm lỗi thứ 5 hoặc bị trục xuất
thì đội trưởng sẽ chỉ định đấu thủ nhảy bóng thay anh ta.
<b>3.5. Mợt số qui định cơ bản khi tiến hành phát bóng biên </b>
- Bất cứ trong tình huống ném phạt nào mà bóng vào rổ nhưng khơng được tình
điểm thì sẽ phát bóng biên dọc ở vị trí đường ném phạt kéo dài.
- Sau một hoặc nhiều quả ném phạt do lỗi kỹ thuật, lỗi phản tin thần thể thao
hoặc lỗi trục xuất bóng sẽ được phát vào sân từ điểm giữa của đường biên dọc đối diện
với bàn thư ký cho dù quả ném phạt cuối cùng có vào rổ hay không vào rổ.
- Sau một lỗi cá nhân của đội bóng đang kiểm sốt bóng sống hoặc đội được
quyền phát bóng thì đội khơng phạm lỗi sẽ được phát bóng biên gần nơi phạm lỗi nhất
* Quy định luân phiên phát bóng biên:
<i>- Được tiến hành nhằm đưa bóng vào cuộc bằng cách phát bóng biên thay vì </i>
nhảy tranh bóng (trừ những trường hợp nhảy tranh bóng khi bắt đầu hiệp 1, hiệp 3 va
hiệp phụ).
- Đội không giành được quyền kiểm soát bóng ở lần nhảy tranh bóng khi bắt
đầu hiệp 1, hiệp 3 hoặc hiệp phụ sẽ được phát bóng biên ở vị trí gần nơi nhảy tranh
bóng nhất của lần nhảy tranh bóng tiếp theo.
- Đội được quyền luân phiên phát bóng biên sẽ được cho biết bằng mũi tên luân
phiên phát bóng biên . Hướng chỉ của mũi tên được hủy bỏ ngay khi quyền luân phiên
phát bóng biên kết thúc.
- Quyền ln phiên phát bóng biên khơng cịn hiệu luật ngay khi đội phát bóng
biên vi phạm những qui định của phát bóng biên.
- Trọng tài có thể tung bóng hoặc chuyền bóng bật đất cho người phát bóng
biên với điều kiện:
+ Trọng tài đứng cách người phát bóng biên khơng q 3 đến 4 mét.
+ Người phát bóng biên điều chỉnh vị trí theo hướng dẫn của trọng tài.
+ Đội phát bóng biên khơng được có một lợi thế trái luật nào.
- Người phát bóng biên khơng được:
+ Chạm bóng trên sân trước khi bóng chạm một đấu thủ khác.
+ Bước vào trong sân trước hoặc trong khi bóng rời tay.
+ Cầm bóng quá 5 giây trước khi bóng rời tay.
+ Để bóng rời khỏi tay và chạm ngoài biên trước khi một đấu thủ trong sân
chạm bóng.
+ Ném bóng trực tiếp vào rổ.
+ Từ vị trí được Trọng tài xác định đấu thủ phát bóng biên khơng được di
chuyển sang hai bên trước hoặc trong khi rời bóng. Tuy nhiên tùy theo tình huống, cho
phép đấu thủ di chuyển về phía sau thẳng góc với đường biên.
- Những đấu thủ cịn lại khơng được:
+ Có bất kỳ phần thân thể nào vượt qua khỏi đường biên trước khi bóng được
chuyền qua đường biên.
+ Đứng gần người phát bóng biên ít hơn 1 mét khi khu vực khơng có chướng
ngại vật ở ngồi đường biên ít hơn 2 mét.
<b>3.6. Một số qui định cơ bản để tiến hành hội ý </b>
* Định nghĩa:
Hội ý là thời gian bị gián đoạn của một trận đấu được yêu cầu bởi Huấn luyện
viên của một đội.
- Cơ hội cho một lần hội ý bắt đầu khi:
+ Bóng vào rổ của đội có yêu cầu xin hội ý trước hoặc sau khi bóng vào rổ.
- Cơ hội cho một lần hội ý kết thúc khi:
+ Trọng tài cầm bóng bước vào vịng trịn cho nhảy tranh bóng.
+ Trọng tài cầm bóng hoặc khơng cầm bóng bước vào khu vực ném phạt cho
quả ném phạt thứ nhất hoặc chỉ có một quả ném phạt.
+ Bóng được đặt ở vị trí thuộc quyền sử dụng của người phát bóng biên.
- Thời gian của mỗi lần hội ý là một phút.
- Trong suốt thời gian của trận đấu mỗi đội được hội ý 5 lần. Có 2 lần hội ý ở
bất kỳ thời điểm nào của hiệp 1 và hiệp 2, 3 lần hội ý ở bất kỳ thời điểm nào của hiệp
3 và hiệp 4 và 1 lần hội ý ở mỗi hiệp phụ.
- Những lần hội ý không sử dụng sẽ không được sử dụng cho những hiệp kế
tiếp hoặc hiệp phụ.
- Mỗi lần hội ý được áp dụng cho đội mà Huấn luyện viên đã có yêu cầu trước,
trừ khi cho hội ý khi bóng vào rổ bởi đối phương mà khơng có lỗi gì xảy ra.
- Trong thời gian hội ý các đấu thủ có thể rời khỏi sân thi đấu và ngồi ở băng
ghế của đội và những người được phép ngồi ở khu vực ghế ngồi của đội có thể vào san
thi đấu miễn là họ đang ở gần khu vực ghế ngồi của đội.
- Yêu cầu hội ý chỉ bị từ chối trước khi có dấu hiệu của thư ký.
* Quy định:
- Chỉ có Huấn luyện viên trưởng hoặc phó mới có quyền xin hội ý. Huấn luyện
viên sẽ đến bàn trọng tài và nói rõ “Xin hội ý” và làm dấu hiệu xin hội ý với thư ký.
- Thư ký sẽ thông báo cho Trọng tài bằng tín hiệu âm thanh ngay khi có điều
kiện hội ý.
- Lần hội ý bắt đầu khi trọng tài thổi còi và làm dấu hiệu cho hột ý. Lần hội ý
chấm dứt khi Trọng tài thổi còi và ra hiệu cho hai đội vào sân.
* Những giới hạn:
- Không cho hội ý giữa hai quả ném phạt hoặc sau một hoặc nhiều quả ném
phạt của một lần xử phạt cho đến khi bóng trở thành bóng chết lần nữa sau khi đồng
hồ thi đấu chạy lại.
* Ngoại trừ:
+ Có lỗi xảy ra trước khi bóng sống trở lại sau quả phạt cuối hoặc chỉ có một
quả ném phạt mà xử phạt là nhảy tranh bóng hoặc phát bóng biên.
+ Trong trường hợp có nhiều đợt ném phạt do xử phạt nhiều lỗi, mỗi đợt ném
phạt sẽ xử lý riên biệt.
+ Không cho đội ghi điểm hội ý khi bóng vào rổ và đồng hồ thi đấu dừng lại ở 2
phút cuối của hiệp thứ tư hoặc hiệp phụ.
<b>3.7. Một số qui định cơ bản để tiến hành thay người </b>
- Một đội có thể thay đổi đấu thủ khi có cơ hội tahy người.
- Một cơ hội thay người có thể bắt đầu khi:
+ Bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng lại và khi trọng tài làm xong thủ tục báo lỗi
cho bàn thư ký.
+ Bóng vào rổ trong hai phút cuối của hiệp thứ tư hoặc bất kỳ hiệp phụ nào mà
đội bị bóng vào rổ có yêu cầu thay người.
- Một cơ hội thay người kết thúc khi:
+ Trọng tài cầm bóng đi vào vịng trịn cho nhảy tranh bóng.
+ Một trọng tài cầm bóng hay khơng cầm bóng đi vào khu vực ném phạt cho
ném quả phạt đầu tiên hoặc chỉ có một quả phạt.
+ Bóng ở vị trí thuộc quyền sử dụng của người phát bóng biên.
- Đấu thủ chính thức tahy ra không thể trở lại trận đấu ngay và đấu thủ dự bị đã
trở thành đấu thủ chính thức cũng khơng rời trận đấu ngay, cho đến khi đồng hồ thi
đấu chạy lại.
* Ngoại trừ:
+ Một đội có ít hơn 5 đấu thủ.
+ Một đấu thủ có liên quan đến việc sữa chữa sai lầm đang ở trong khu vực ghế
ngồi của đội sau khi được thay ra đúng luật.
* Qui định:
- Đấu thủ dự bị có quyền yêu cầu thay người. Anh ta đến báo cho bàn thư ký và
nói rõ ràng “xin thay người”, hai tay làm dấu hiệu thay người. Đấu thủ dự bị ngồi ở
ghế thay người cho đến khi có cơ hội thay người.
- Đấu thủ chính thức được thay ra không phải báo cho thư ký hoặc Trọng tài.
Anh ta được phép đi thẳng về phía ghế ngồi của đội.
- Thay người phải được thực hiện càng nhanh càng tốt. Đấu thủ phạm lỗi thứ 5
hoặc lỗi trục xuất phải được thay trong vòng 30 giây. Nếu theo nhận định của Trọng
tài có sự chậm trễ khơng lý do sẽ tính cho đội vi phạm một lần hội ý.
- Nếu có yêu cầu thay người trong khi hội ý, dấu thủ dự bị phải báo cho thư ký
hoặc Trọng tài gần nhất cho phép trước khi vào thi đấu.
- Việc xin thay người có thể được hủy bỏ chỉ trước khi thư ký tín hiệu âm thanh
thay người.
* Không được phép thay người:
- Sau một lần vi phạm, đội khơng được quyền phát bóng biên khơng được phép
thay người.
* Ngoại trừ:
+ Đội phát bóng biên có thay người.
+ Một trong hai đội phạm lỗi.
+ Trọng tài dừng trận đấu.
+ Một trong hai đội được phép hội ý.
- Giữa hoặc sau những quả ném phạt của một lần xử phạt cho đến khi bóng chết
lần nữa và khi đồng hồ thi đấu đã chạy lại.
* Ngoại trừ:
+ Có lỗi xảy ra giữa những quả ném phạt. Trong trường hợp này, Trọng tài cho
thực hiện hoàn tất những quả ném phạt và cho thay người trước khi tiến hành xử phạt
lỗi mới.
+ Có lỗi xảy ra khi bóng sống trở lại sau quả ném phạt cuối hoặc chỉ có một quả
ném phạt. Trong trường hợp này sẽ cho tahy người trước khi tiến hành xử phạt lỗi mới.
+ Có một vi phạm xảy ra trước khi bóng sống trở lại sau quả ném phạt cuối
hoặc chỉ có một quả ném phạt, mà xử phạt nhảy tranh bóng hoặc phát bóng biên.
+ Trong trường hợp có nhiều đợt ném phạt do xử phạt nhiều lỗi, mỗi lần xử
phạt sẽ được xử lý riêng biệt.
- Khơng thay đấu thủ nhảy tranh bóng hoặc đấu thủ ném phạt.
* Ngoại trừ:
+ Phạm lỗi lần thứ 5.
- Trong hai phút của hiệp thứ tư hoặc của hiệp phụ. Khi đồng hồ thi đấu dừng
lại và bóng vào rổ mà đội vừa ghi điểm có yêu cầu thay người.
* Ngoại trừ:
+ Trong hội ý.
+ Đội bị bóng vào rổ cũng có yêu cầu thay người.
+ Trọng tài cho dừng trận đấu.
* Thay thế người ném phạt:
Đấu thủ đã ném một hoặc nhiều quả phạt có thể được thay thế với điều kiện là:
- Thay người đã được yêu cầu trước khi cơ hội thay người kết thúc của quả ném
phạt đầu tiên hoặc chí có một quả ném phạt.
- Trong những trường hợp có nhiều quả ném phạt do xử phạt nhiều lỗi, mỗi lần
xử phạt sẽ được xử lý riêng biệt.
- Bóng trờ thành bóng chết sau quả ném phạt cuối hoặc chỉ có một quả ném
phạt. Nếu người ném phạt được thay, đối phương cũng có thể được cho tahy một
người với điều kiên là đã có yêu cầu thay người trước khi bóng trở thành bóng sống
của quả ném phạt cuối hoặc chỉ có một qủa ném phạt.
đáng đối với những cá nhâu có biểu hiệu tiêu cực trong thi đấu cũng chính là mục đích
tiến hành của nội dung thục tập trọng tài trong học phần thực hành bóng rổ.
<b>LUẬT </b> <b>LỖI </b> <b>GHI CHÚ </b>
<i>1. Định nghĩa: phạm luật </i>
là vi phạm các điều luật
(các điều luật này thường
có mối quan hệ mật thiết
với cách chới bóng và cách
kiểm sốt bóng của mơn
bóng rổ).
<i>2. Các trường hợp phạm </i>
<i>luật: </i>
Các tình huống dẫn dền xử
lý phạm luật thường do
đấu thủ (hoặc bóng) ở
ngồi đường biên, làm
bóng trở về sân sau, cố tình
đá bóng, phạm luật 2 lần
dẫn bóng, chạy bước, cố
tình ngăn cản bóng vào rổ
hoặc vi phạm các điều luật
về thời gian…
<i>3. Cách xử lý của Trọng </i>
<i>tài: </i>
Khi phát hiện 1 tình huống
phạm luật trọng tài thường
xử lý theo trình tự như sau:
*Thổi cịi và dùng dấu hiệu
thích hợp để dừng đồng hồ
thi đấu (lúc này bóng sẽ trở
<i>1. Định nghĩa: Lỗi là sự vi </i>
phạm những điều luật liên
quan đến va chạm cá nhân
đối với đối phương hoặc
liên quan đến đạo đức tác
phong phản tinh thần thể
<b>thao. </b>
<i>2. Các trường hợp phạm </i>
<i>lỗi: </i>
Các tình huống dẫn đến xử
lý phạm lỗi thường do vi
phạm lỗi cá nhân (khi đánh
khuỷu tay, đánh tay hoặc
cản, đẩy, ôm, kéo… người
trái phép), lỗi phản tinh
thần thể thao, lỗi trục xuất,
lỗi kỹ thuật hoặc do xảy ra
đánh nhau… trong quá
trình triển khai thi đấu.
<i>3. Cách xử lý của Trọng </i>
<i>tài: </i>
Khi phát hiện 1 tình huống
phạm lỗi trọng tài thường
xử lý theo trình tự như sau:
* Thổi còi và dùng dấu
hiệu thích hợp để dừng
đồng hồ thi đấu (lúc này
Lỗi được tính cho người
phạm lỗi và được xử phạt
bằng những điều luật thích
hợp.
<b>LUẬT </b> <b>LỖI </b> <b>GHI CHÚ </b>
thành bóng chết).
*Dùng ký hiệu để diễn đạt
điều luật mà đấu thủ vi
phạm.
* Chỉ định đối phương vị
trí phát bóng biên ở gần
nơi phạm luật nhất(ngoại
trừ các điều 26.5, 41.3,
57.4.6, 57.5.4).
*Trao bóng cho đấu thủ
phát bóng và thực hiện dấu
bóng sẽ trở thành bóng
chết).
*Chạy đến trước bàn thư
ký ra hiệu số áo, loại lỗi và
cách xử lý đối với cá nhân
phạm lỗi tùy theo từng
trường hợp sau:
- Trường hợp đấu thủ
phạm lỗi khơng có động
tác ném rổ:
Tính 1 lỗi cá nhân, 1 lỗi
đồng đội và cho đội của
đấu thủ bị phạm lỗi phát
bóng biên.
-Trường hợp đấu thủ bị
phạm lỗi đang có động tác
ném rổ:
Tính 1 lỗi cá nhân, 1 lỗi
đồng đội và sẽ căn cứ vào
1 trong 3 tình huống sau
mà cho người bị phạm lỗi
được ném 1 hoặc nhiều
quả phạt:
+Nếu đấu thủ bị phạm lỗi
nhưng vẫn ném bóng vào
rổ từ khu vực 2 điểm thì
tính 2 điểm và ném thêm 1
quả bổ túc.
+ Nếu đấu thủ bị phạm lỗi
nhưng vẫn ném bóng vào
<i>Lưu ý: </i>
- Nếu người ném phạt bị
chấn thương thì đội trưởng
có quyền chỉ định người
ném thế.
- Mỗi quả ném phạt vào rổ
sẽ tính 1 điểm.
<b>LUẬT </b> <b>LỖI </b> <b>GHI CHÚ </b>
rổ từ khu vực 3 điểm thì
tính 3 điểm và tiếp tục ném
- Trường hợp đội của đấu
thủ phạm lỗi đã quá 4 lỗi
trong hiệp đấu đó vẫn tính
1 lỗi cá nhân cho đấu thủ
phạm lỗi và người bị phạm
lỗi sẽ ném 2 quả phạt (dù
cho anh ta đã bị phạm lỗi ở
đâu và có tư thế ném rổ
hay không)
- Tham khảo điều 55 về lỗi
đồng đôi – Xử phạt.
<i> </i> <i>* Định nghĩa: Một lần dẫn bóng bắt đầu khi một đấu thủ giành được quyền </i>
kiểm sốt bóng sống trên sân, ném lăn hoặc dẫn bóng trên mặt sân và chạm bóng một
lần nữa trước khi bóng chạm đấu thủ khác.
- Lần dẫn bóng kết thúc khi đấu thủ chạm bóng đồng thời bằng cả hai tay hoặc
bóng nằm trong một hoặc cả hai tay.
- Trong khi dẫn bóng có thể ném bóng vào khơng khí, với điều kiện là bóng
chạm mặt sân trước khi tay của đấu thủ dẫn bóng chạm bóng lần nữa.
<i>* Ghi chú: Một đấu thủ khơng được dẫn bóng lần thứ hai sau khi kết thúc lần </i>
dẫn bóng thứ nhất, trừ khi anh ta mất quyền kiểm sốt bóng sống trên sân do:
- Một lần ném rổ.
- Bị đối phương chạm vào bóng.
- Chuyền bóng hoặc bóng chạm đấu thủ khác.
<i><b> 4.2.2. Chạy bước </b></i>
<i>* Định nghĩa: Chạy bước là di chuyển trái luật theo bất kỳ hướng nào của một </i>
hoặc cả hai bàn chân do vượt quá những giới hạn cho phép khi đấu thủ cầm bóng sống
trên sân.
* Hình thành chân trụ:
- Một đấu thủ thực hiện dắt bóng khi đang đứng trên sân với:
+ Hai bản chân ở trên mặt sân thì có thể dùng một trong hai bàn chân làm trụ.
Nhưng ngay khi có một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia sẽ trở thành bàn chân trụ.
+ Một bàn chân ở trên mặt sân thì bàn chân đó.
- Một đấu thủ đang di chuyển khơng bóng(đi, chạy, nhảy…)
+ Đứng lại trước khi thực hiện bắt bóng thì việc hình thành chân trụ được áp
dụng tương tự như tình huống đấu thủ đó đang đứng trên sân đã được trình bày như trên.
+ Bật lên khơng (hai chân rời mặt đất) để bắt bóng rồi rơi xuống mặt sân bằng
một chân sau đó chân kia mới chạm mặt sân thì bàn chân chạm đất đầu tiên sẽ là bàn
chân trụ.
Tuy nhiên trong tình huống này nếu đấu thủ sử dụng chân chạm đất trước để
giậm nhảy lên rồi rơi xuống đất bằng hai chân cùng lúc thì khơng có bàn chân nào làm
bàn chân trụ cả.
+ Bật lên khơng (hai chân rời mặt đất) để bắt bóng rồi rơi xuống mặt sân bằng hai
bàn chân chạm đất cùng lúc thì có thể dùng một trong hai bàn chân làm bàn chân trụ.
- Một đấu thủ dẫn bóng và bắt bóng lên khi:
+ Đang đứng tại chỗ dẫn bóng thì ngay sau khi kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất
(bóng nằm trong một hoặc cả hai tay) của đấu thủ đó, việc hình thành chân trụ sẽ được
áp dụng tương tự như tình huống anh ta đang đứng trên sân và thực hiện bắt bóng.
Tuy nhiên đối với tình huống này, sau khi đã hình thành chân trụ đấu thủ đó
cũng khơng thể tiếp tục dẫn bóng di chuyển đến vị trí khác được vì anh ta đã kết thúc
lần dẫn bóng thứ nhất (áp dụng luật dẫn bóng).
* Sau khi hình thành chân trụ:
- Nếu đấu thủ vẫn giữ bàn chân trụ có điểm tiếp xúc với mặt sân thì bàn chân
còn lại được phép bước một hoặc nhiều bước về bất cứ hướng nào mà vẫn không
phạm luật chạy bước.
- Nếu đấu thủ đã có một bàn chân trụ thì anh ta có thể nhấc bàn chân đó lên khi
thực hiện một lần chuyền bóng hoặc ném rổ nhưng khơng để nó chạm trở lại mặt sân
trước khi bóng rời tay. Và khi anh ta bắt đầu dẫn bóng thì bàn chân trụ sẽ khơng được
nhấc lên trước khi bóng chạm đất lần đầu tiên.
- Nếu đầu thủ không xác định bàn chân nào là bàn chân trụ hoặc có thể dùng
một trong hai bàn chân làm bàn chân trụ thì anh ta có thể nhấc một hoặc cả hai bàn
chân lên khi thực hiện một lần chuyền bóng hoặc ném rổ nhưng khơng được chạm trở
lại mặt sân trước khi bóng rời tay. Và anh ta bắt đầu dẫn bóng thì khơng bàn chân nào
được nhấc lên trước khi bóng chạm đất lần đầu tiên.
* Đấu thủ bị ngã, hoặc ngồi trên sân:
- Hợp lệ khi đấu thủ cầm bóng ngã xuống mặt sân hoặc trong khi nằm (hoặc
ngồi) trên sân mà giành được quyền kiểm sốt bóng.
- Phạm luật nếu đấu thủ này trượt, lăn hoặc cố đứng dạy trong khi cầm bóng.
<i><b>4.2.3. Các điều luật về thời gian </b></i>
<i>* Luật 3 giây: Một đấu thủ của đội kiểm sốt bóng sống trên sân trong khi đồng </i>
hồ thi đấu đang chạy không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục
quá 3 giây.
* Luật 5 giây: Một đấu thủ đang cầm bóng sống trên sân bị kèm sát bởi một đối
phương có vị trí phịng thủ tích cực với khoảng cách khơng hơn 1 mét thì phải chuyền
bóng, ném rổ hoặc dẫn bóng trong vịng 5 giây. Ngồi ra, đối với các đấu thủ ném
bóng biên hoặc đấu thủ ném phạt sau khi được Trọng tài trao bóng hay bóng đặt vào vị
trí sử dụng mà trong vịng 5 giây bóng vẫn chưa rời khỏi tay sẽ bị phạm luật 5 giây.
<i>* Luật 24 giây: Nếu một đội có một đấu thủ giành được quyền kiểm sốt bóng </i>
sống ở trên sân vào bất cứ lúc nào thì trong vịng 24 giây đội đó phải ném rổ. Nếu
trong thời gian 24 giây mà đội kiểm sốt bóng khơng ném rổ thì đồng hồ 24 giây sẽ
thơng báo bằng tín hiệu âm thanh.
<i><b>4.2.4. Bóng trở về sân sau </b></i>
<i>* Định nghĩa: Bóng trở về sân sau của một đội khi: </i>
- Bóng chạm sân sau.
- Bóng chạm một đấu thủ hoặc một trọng tài có phần cơ thể tiếp xúc sân sau.
- Một đấu thủ kiểm sốt bóng sống ở phần sân trước khơng được đưa bóng trở
về sân sau của đội anh ta.
- Nếu 1 đội làm bóng trở lại sân sau thì đội đối phương được phát bóng biên ở
giữa đường biên dọc.
<i>* Định nghĩa: Lỗi cá nhân của một đấu thủ có liên quan đến va chạm trái luật </i>
đối với đối phương, khơng kể là bóng sống hoặc bóng chết.
Đấu thủ không được nắm giữ, kéo, đẩy, chặn ngang hoặc cản người trái phép
chẳn hạn như không được dùng tay, vai, hông, chân, đầu gối và bàn chân… làm trở
ngại sự xoay trở của đối phương, không được cúi người một cách khơng bình thường
ra ngồi chiều ca thẳng đứng của mình, cũng khơng được có hành động thơ lỗ hoặc có
lỗi chơi thơ bạo trong thi đấu.
- Cản người là va chạm cá nhân trái luật ngăn cản sự xoay trở của đối phương
- Chặn ngang là va chạm cá nhân khi có bóng hoặc khơng có bóng bởi đẩy hoặc
di chuyển vào phần thân trên của đối phương.
- Nắm giữa là va chạm cá nhân đối với đối phương nhằm cản trở sự di chuyển tự
do của đối phương hoặc dùng tay tiếp xúc vào bất kỳ phần nào của cơ thể đối phương để
ngăn cản sự xoay trở của họ cũng là hành động trái luật của người phòng thủ.
- Đẩy người là va chạm cá nhân với bất kỳ phần nào của cơ thể khi đấu thủ có
biểu hiện dùng sức mạnh để tranh vị trí của đối phương có bóng hoặc khơng có bóng.
<i><b>4.3.2. Lỗi đồng đội </b></i>
* Định nghĩa:
- Một đội bị xử phạt lỗi đồng đội khi đã phạm 4 lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật
bởi các đấu thủ chính thức của đội đó trong 1 hiệp đấu.
- Tất cả những lỗi đồng đội phạm trong thời gian nghỉ của bất kỳ hiệp phụ nào
sẽ được tính là một phần của hiệp thứ tư.
* Xử phạt:
- Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội (quá 4 lỗi trong một hiệp) thi tất cả các lỗi
cá nhân của đấu thủ chính thức sẽ được cho ném 2 quả phạt, thay vì cho phát bóng
biên (kể cả lỗi khi khơng có động tác ném rổ).
- Nếu 1 đấu thủ của đội đang kiểm sốt bóng sống trên sân hoặc của đội được
quyền phát bóng biên phạm lỗi thì khơng cho ném 2 quả phạt.
<i><b>4.3.3. Lỗi hai bên </b></i>
<i>* Định nghĩa: Lỗi hai bên là trường hợp hai đấu thủ phạm lỗi va chạm nhau gần </i>
như cùng một thời điểm.
- Tính một lỗi cá nhân cho mỗi đấu thủ phạm lỗi. Khơng có ném phạt.
- Nếu bóng vào rổ cùng với thời điểm xảy ra lỗi thì bóng được tính điểm. Đối
phương của đội ném vào rổ được phát bóng biên ở đường cuối sân.
- Nếu khơng có đội nào hiện đang kiểm sốt bóng hoặc phát bóng biên thì cho 2
đấu thủ phạm lỗi nhảy tranh bóng ở vịng trịn gần nơi phạm lỗi.
<i><b>4.3.4. Lỗi kỹ thuật </b></i>
* Lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức:
- Định nghĩa: Lỗi kỹ thuật của một đấu thủ chính thức khơng quan tâm đến
những lời nhắm nhở của Trọng tài hoặc sử dụng các thủ đoạn như:
+ Tiếp xúc hoặc có những lời nói thiếu tơn trọng với Trọng tài, cố vấn Kỹ thuật,
các nhân viên ở bàn thư ký hoặc đối phương.
<b>+ Chọc ghẹo đối phương hoặc ngăn cản tầm nhìn của đối phương bằng cách </b>
khua tay ở gần mắt đối phương.
+ Trì hỗn trận đấu bằng cách ngăn cản không cho đấu thủ phát bóng biên vào
sân ngay.
+ Khơng giơ tay đúng cách khi có lỗi xảy ra sau khi có yêu cầu của trọng tài.
+ Thay đổi số áo mà không báo cho thư ký và trọng tài.
+ Rời sân để tạo lợi thế khơng chính đáng.
+ Treo người lên rổ để thể hiện sức mạnh của đấu thủ. Tuy nhiên, trong trường
hợp úp rổ nếu đấu thủ nắm vòng rổ rồi bỏ ra ngay và không cố ý hoặc theo nhận định
của Trọng tài thì đấu thủ đó đang nắm vịng rổ để cố gắng gây chấn thương cho bản
thân hoặc cho đấu thủ khác thì khơng phạm lỗi kỹ thuật.
<b>+ Lỗi kỹ thuật của 1 đấu thủ Là những lỗi không liên quan đến đấu thủ khác. </b>
- Xử phạt:
+ Ghi 1 lỗi kỹ thuật cho đấu thủ phạm lỗi.
+ Cho đối phương ném 1 quả phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc.
* Lỗi kỹ thuật của Huấn luyện viên, Huấn luyện viên phó, đấu thủ dự bị, người
đi theo đội:
- Định nghĩa: nếu Huấn luyện viên, Huấn luyện viên phó, đấu thủ dự bị hoặc
người đi theo đội có những lời nói thiếu tơn trọng khi tiếp xúc với trọng tài, cố vấn kỹ
thuật, các nhân viên ở bàn thư ký, đối phương hoặc tự ý rời khỏi khu vực ghế ngồi của
đội mà chưa được sự cho phép của trọng tài thì coi như Huấn luyện viên của đội đó đã
phạm lỗi kỹ thuật.
- Xử phạt:
+ Phạt 1 lỗi kỹ thuật Huấn luyện viên.
+ Cho đối phương ném 2 quả phạt và được phát bóng biên ở giữa đường biên dọc.
- Định nghĩa: Là những lỗi kỹ thuật xảy ra trong các quãng thời giang nghỉa của
trận đấu như trong khoảng 20 phút trước khi bắt đầu trận đấu, khi nghỉ giữa mỗi hiệp
hoặc nghỉ trước hiệp phụ.
của mỗi hiệp và kết thúc khi bóng chạm hợp lệ bởi một đấu thủ trên sân sau khi thực
hiện tranh bóng ở vịng trịn giữa sân hoặc phát bóng biên vào đầu mỗi hiệp tiếp sau.
- Xử phạt: Nếu thổi phạt lỗi kỹ thuật đối với:
+ Một thành viên của đội được quyền thi đấu thì lỗi sẽ được tính như lỗi của
đấu thủ chính thức và đối phương sẽ được ném 2 quả phạt. Lỗi đó sẽ tính vào một lỗi
đồng đội
+ Huấn luyện viên trưởng, Huấn luện viên phó hoặc người đi theo đội thì lỗi
được tính cho Huấn luyện viên và đối phương ném 2 quả phạt. Lỗi này khơng tính vào
lỗi đồng đội.
- Qui định: Sau khi thực hiện xong những quả ném phạt thì sẽ cho nhảy tranh
bóng ở vịng tròn giữa sân để bắt đầu trận đấu hoặc bắt đầu mỗi hiệp phụ.
<i><b>4.3.5. Lỗi phản tinh thần thể thao </b></i>
* Định nghĩa:
<i>- Lỗi phản tinh thần thể thao là lỗi cá nhân của một đấu thủ mà theo nhận định </i>
của trọng tài thì đấu thủ đó đã cố ý phạm lỗi vào đối phương.
<b>- Lỗi phản tinh thần thể thao phải được hiểu một cách nhất quán trong suốt toàn </b>
- Để xem xét là một lỗi có phản thể thao hay không, trọng tài sẽ căn cứ và thổi
phạt khi đấu thủ có hành động:
+ Gây ra va chạm mà khơng nhằm mục đích cản phá bóng.
+ Cố gắng cản phá bóng mà gây ra va chạm quá mức (lỗi nặng) nhưng nếu
trong khi cố gắng chính đáng nhằm cản phá bóng thì khơng phạm lỗi phản tinh thần
thể thao.
* Xử phạt:
- Ghi một lỗi phản tinh thần thể thao cho người phạm lỗi
- Nếu đấu thủ tái phạm lỗi phản tinh thần thể thao phải bị trục xuất.
- Đội bị phạm lỗi được ném một hoặc nhiều quả phạt và sau đó được phát bóng
biên. Số quả ném phạt được tính như sau:
+ Nếu đấu thủ bị phạm lỗi có động tác ném rổ bóng khơng vào rổ thì tùy theo vị
trí ném rổ mà cho ném 2 hoặc 3 quả phạt.
<i><b>4.3.6. Lỗi trục xuất </b></i>
* Định nghĩa:
- Bất kỳ một đấu thủ chính thức hay đấu thủ dự bị, Huấn luyện viên hay Huấn
luyện viên phó hoặc người đi theo của đội nào có hành động phản tinh thần thể thao
một cách trắng trợn cũng đều phạm lỗi trục xuất.
- Một Huấn luyện viên sẽ bị trục xuất khi:
+ Phạm 2 lỗi kỹ thuật (C) do có hành động phản tinh thần thể thao.
+ Có tổng cộng 3 lỗi kỹ thuật do hành động phản tinh thần thể thao của Huấn
luyện viên phó, đấu thủ dự bị hay người đi theo đội trong băng ghế ngồi của đội (B)
hoặc có 3 lỗi kỹ thuật mà trong đó có một lỗi kỹ thuật do chính bản thân của Huấn
luyện viên (C).
- Huấn luyện viên đã bị trục xuất sẽ được thay thế bởi Huấn luyện viên phó đã
đang ký trong tờ ghi điểm. Nếu khơng có Huấn luyện viên phó thì đội trưởng sẽ thay thế.
* Xử phạt:
- Ghi một lỗi trục xuất cho người phạm lỗi.
- Người bị trục xuất sẽ ở trong phòng thay quần áo của đội suốt trận đấu hoặc
nếu muốn sẽ được rời khỏi nhà thi đấu.
- Đội không phạm lỗi được ném phạt và phát bóng biên ở giữa biên dọc. Số quả
ném phạt được tính như lỗi phản tinh thần thể thao.
1. Nêu các lỗi tính thời gian trong thi đấu bóng rổ.
2. Trình bày Kí hiệu trọng tài bóng rổ.
<b>[1] Bóng rổ – Đại học TDTT– NXB TDTT 1975. </b>
<b>[2] Giáo trình Bóng rổ – Cao đẳng sư phạm, NXB ĐHSP, 2003. </b>
<b>[3] Tổng cục TDTT, Luật bóng rổ , NXB TDTT, 2003. </b>