Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân một so sánh giữa tp đà lạt và tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 122 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-------------------------------------------------------------

HOÀNG THỊ PHƯƠNG
HOÀNG THỊTHẢO
PHƯƠNG THẢO

NHỮNGYẾU
YẾU TỐ
TỐ ẢNH
ẢNH HƯỞNG
HƯỞNG ĐẾN
ĐẾN QUYẾT
QUYẾT ĐỊNH
ĐỊNH ĐẦU
ĐẦU TƯ

NHỮNG
TÀI
SÁNH
HỢPTHÀNH
CỦA NGƯỜI


TÀICHÍNH
CHÍNHCÁ
CÁNHÂN.
NHÂN:SO
MỘT
SOTRƯỜNG
SÁNH GIỮA
PHỐ
DÂN HAI THÀNH
LẠT VÀ
HỒHỒ
CHÍ
MINH
ĐÀ LẠTPHỐ
VÀ ĐÀ
THÀNH
PHỐ
CHÍ
MINH
Chuyên
KINHDOANH
DOANH
Chuyênngành:
ngành:QUẢN
QUẢN TRỊ
TRỊ KINH

LUẬN VĂN
LUẬN VĂN THẠC
SĨ THẠC SĨ


Tp Hồ Chí Minh, tháng7 năm 2012
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2012


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày 5 tháng 7 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên:

HỒNG THỊ PHƯƠNG THẢO

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 16/06/1984

Nơi sinh: Đà Lạt

Chuyên ngành:

MSHV: 10800897


Quản trị kinh doanh

1. TÊN ĐỀ TÀI: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân: một
so sánh giữa thành phố Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh.
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:


Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân.



Đề xuất với cấp quản lý về lĩnh vực đầu tư tài chính các biện pháp tăng cường thu
hút đầu tư tài chính cá nhân, hỗ trợ các nhà đầu tư tài chính hoạt động hiệu quả
đem lại lợi nhuận như mong muốn, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế.

3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02/2012
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05/07/2012
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ NGUYỄN THU HIỀN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


iii


Lời cảm ơn
Đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân: một so
sánh giữa thành phố Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành thực hiện từ
tháng 2/2012 đến tháng 7/2012 dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền, và sự
đóng góp ý kiến giúp đỡ của các chuyên gia kinh tế, đầu tư, bạn bè ở Đà Lạt và TP Hồ
Chí Minh. Đề tài đã tiến hành khảo sát 237 cá nhân trong 6 kênh đầu tư Ngoại tệ, Bất
động sản, Vàng, Chứng khoán, Gửi tiết kiệm, Bảo hiểm thuộc các lĩnh vực ngành nghề
công nhân viên chức, ngân hàng, nhà đầu tư chuyên nghiệp, doanh nghiệp tại hai thành
phố Đà Lạt và Hồ Chí Minh năm 2012.
Chân thành cám ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn,
giúp tơi hồn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia Ngân
hàng Phát triển Mê kông chi nhánh Lâm Đồng, Sở kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Phát
triển Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng, các bạn bè và cá nhân đã tại điều kiện cho tôi thu
thập dữ liệu làm cơ sở thực hiện luận văn.
Người thực hiện luận văn
Hoàng Thị Phương Thảo
Lớp Cao học Quản trị kinh doanh
Khóa 3/2010.


iv

Tóm tắt đề tài
Đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân: một so sánh
giữa thành phố Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh”được thực hiện nhằm xác định những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân, vẽ mơ hình đầu tư tài chính cá
nhân, hồi quy và giải thích yếu tố tác động thuận nghịch cho từng kênh đầu tư, dự báo, đề
xuất với cấp quản lý các biện pháp tăng cường thu hút đầu tư tài chính cá nhân, hỗ trợ các
nhà đầu tư tài chính hoạt động hiệu quả đem lại lợi nhuận như mong muốn, nâng cao đời
sống và phát triển kinh tế.

Đề tài đã tiến hành khảo sát 237 đối tượng là các nhà đầu tư tài chính cá nhân ở các kênh
đầu tư Ngoại tệ, Bất động sản, Vàng, Chứng khoán, Gửi tiết kiệm, Bảo hiểm thuộc các
lĩnh vực ngành nghề công nhân viên chức, ngân hàng, nhà đầu tư chuyên nghiệp, doanh
nghiệp tại hai thành phố Đà Lạt và Hồ Chí Minh năm 2012. Sau khi tiến hành phân tích
nhân tố khám phá EFA, kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha, hồi quy Binary logistic đã
phân tích được sáu nhân tố tác động đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân đó là: Kỳ hạn
và thanh khoản, Rủi ro, An toàn về vốn và mức sinh lợi, Rủi ro môi trường vĩ mô, Thuận
tiện của kênh đầu tư, Khả năng sinh lợi có điều chỉnh với mức rủi ro. Để đưa ra quyết
định đầu tư vào một kênh nào đó chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố khác nhau,
sự tương quan thuận hay nghịch cũng như mức độ mạnh yếu khác nhau.
Đề tài cũng có một số hạn chế do đề tài mang tính chất khám phá thì số lượng mẫu càng
lớn càng thể hiện độ tin cậy cao song tác giả chỉ mới khảo sát được 237 đối tượng, do đó
có thể cịn thiếu xót chưa tìm ra đủ các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư, việc diễn
giải các kết quả nghiên cứu còn bị ảnh hưởng các ý kiến chủ quan từ tác giả. Như vậy để
tính khoa học và thực tiễn của đề tài thêm vững mạnh, cần nghiên cứu nhiều cơ sở lý
thuyết hơn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu kết hợp, mở rộng mẫu nghiên cứu để có
được bức tranh tổng thể và tồn diện hơn về đầu tư tài chính cá nhân.


v

Abstract
The topic: “The elements affect to decide to the private financial investment. The
comparison between people in Dalat and HoChiMinh City” is written to define the
elements that effect to the private financial investment, draw the model of private
financial investment, recur and explain the factor influent to each investing channel,
forecast, promote the methods to increase the private financial investment, help the works
of financial investors having the best result, raise the living standards and develop the
economy.
The topic was investigated in 237 private financial investors in Dalat and HCM city in

2012. They are working in many fields such as Foreign monetary, Immovable Property,
Gold, Stock and Share, Insurance… The forms to investigation were collected by the
popular methods in many fields, age, sex… After analyzing, there are six elements affect
to decide to private financial investment: Deadline and Refund, Unfortunate events, Safe
in Capital and Profit, Unfortunate of environment, the advantage of investment, The
ability of profit. To decide to invest in a channel influenced by many factors, the degree is
different.
The topic has some limits because it has just been investigated in 237 people, so that it
may have some mistakes. The showing of investigating result is influenced by the
subjective ideas of author. Therefore, to help the topic becomes more and more scientific
and reality, we should study more theories, connect many methods; open the form of
investigation to have the complete picture about private financial investment.


vi

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, được
thực hiện dựa trên việc tham khảo cơ sở lý thuyết về Đầu tư, Đầu tư tài chính cá nhân,
Rủi ro và Lợi nhuận, Phân bổ danh mục đầu tư của các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư trong
và ngoài nước, các số liệu trong luận văn là trung thực, việc nhận xét và đưa ra kiến nghị
từ kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích thực tế và kinh nghiệm bản thân. Kết quả nghiên
cứu chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả
Hoàng Thị Phương Thảo


vii

MỤC LỤC


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ...........................................................................................................................................................iii
Tóm tắt đề tài ....................................................................................................................................................... iv
Abstract ................................................................................................................................................................. v
Lời cam đoan ....................................................................................................................................................... vi
MỤC LỤC .......................................................................................................................................................... vii
Danh mục hình và bảng biểu .............................................................................................................................. xi
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................1
1.1

Tổng quan .............................................................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................................3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................3

1.4

Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................................................3

1.5

Cấu trúc luận văn .................................................................................................................................4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN ................................................................5
2.1 Các khái niệm cơ bản................................................................................................................................5
2.1.1 Đầu tư và hoạt động đầu tư ...............................................................................................................5
2.1.2 Đầu tư tài chính ..................................................................................................................................5
2.1.3 Đầu tư tài chính cá nhân ....................................................................................................................6
2.2 Giới thiệu về thị trường đầu tư tài chính cá nhân ...................................................................................6
2.2.1 Đặc điểm về thị trường đầu tư tài chính cá nhân .............................................................................6
2.2.2 Thị trường ngoại tệ ............................................................................................................................8
2.2.3 Thị trường Bất động sản ....................................................................................................................9


viii

2.2.4 Thị trường Bảo hiểm........................................................................................................................ 10
2.2.5 Thị trường Vàng............................................................................................................................... 11
2.2.5 Gửi tiết kiệm ngân hàng .................................................................................................................. 12
2.2.6 Thị trường Chứng khoán ................................................................................................................. 13
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân......................................................... 14
2.4 Các lý thuyết nền phục vụ cho nghiên cứu ........................................................................................... 17
2.4.1 Lý thuyết Sự tiện ích của giàu có ................................................................................................. 18
2.4.2 Lý thuyết Markowitz về đa dạng hóa danh mục đầu tư .............................................................. 19
2.4.3 Lý thuyết Thị trường hiệu quả và Hành vi tài chính .................................................................... 19
2.4.4 Phân bổ tài sản – yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của danh mục đầu tư ......................... 22
2.4.5 Lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận.................................................................................................... 23
2.5 Tổng quan các lý luận và vấn đề thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................. 26
2.6 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết .................................................................................................. 29
2.7 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 31
3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................................................. 31
3.2 Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................................................... 32

3.3 Nghiên cứu chính thức ............................................................................................................................ 35
3.3.1 Các loại thang đo sử dụng .............................................................................................................. 35
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................................................... 35
3.3.3 Thiết kế mẫu .................................................................................................................................... 35
3.4 Kế hoạch phân tích dữ liệu ..................................................................................................................... 36
3.4.1 Mã hóa thang đo............................................................................................................................... 36
3.4.2 Thống kê mơ tả ................................................................................................................................ 36
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................................................... 36
3.4.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo................................................................................................... 37


ix

3.4.5 Kiểm định mơ hình và các giả thuyết ............................................................................................. 37
3.5 Giới thiệu về mơ hình hồi quy Binary Logistic..................................................................................... 37
3.5.1 Hồi quy Binary Logistic .................................................................................................................. 37
3.5.2 Mơ hình Binary Logistic ................................................................................................................. 38
3.5.3 Hệ số ODDS..................................................................................................................................... 39
3.6 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................................................... 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 42
4.1 Mơ tả mẫu ................................................................................................................................................ 42
4.2 Phân tích nhân tố EFA ............................................................................................................................ 44
4.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo........................................................................................................... 48
4.3.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo .................................................................................................. 48
4.3.2 Khẳng định lại mơ hình nghiên cứu .............................................................................................. 50
4.4 Phân tích tương quan trước khi tiến hành phân tích hồi quy Binary Logistic .................................... 51
4.5 Phân tích hồi quy Binary Logistic.......................................................................................................... 52
4.5.1 Phân tích hồi quy Binary Logistic với kênh Ngoại tệ .................................................................. 53
4.5.2 Phân tích hồi quy Binary Logistic với kênh Bất động sản ............................................................ 56
4.5.3 Phân tích hồi quy Binary Logistic với kênh Bảo hiểm.................................................................. 59

4.5.4 Phân tích hồi quy Binary Logistic với kênh Vàng......................................................................... 61
4.5.5 Phân tích hồi quy Binary Logistic với kênh Gửi tiết kiệm ngân hàng ......................................... 63
4.5.6 Phân tích hồi quy Binary Logistic với kênh Chứng khoán ........................................................... 66
4.6 So sánh quyết định đầu tư tài chính cá nhân của nhà đầu tư hai TP Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh .... 68
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................................................ 68
4.8 Hàm ý quản lý ........................................................................................................................................ 72
4.9 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................................................... 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 76
5.1 Kiến nghị ................................................................................................................................................. 76


x

5.2 Hạn chế của đề tài ................................................................................................................................... 77
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................................................... 78
5.4 Tóm tắt chương 5 .................................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................... 79
PHỤ LỤC..............................................................................................................................................................1
Phụ lục 1a: Dàn bài phỏng vấn 5 chuyên gia .................................................................................................1
Phụ lục 1b: Dàn bài phỏng vấn nhóm 20 người .............................................................................................4
Phụ lục 2: Bảng khảo sát..................................................................................................................................6
Phụ lục 3: Mã hóa biến ....................................................................................................................................9
Phụ lục 4: Phân tích nhân tố EFA lần đầu tiên với hệ hố tải 0.4 ................................................................ 11
Phụ lục 5: Giá trị trung bình các yếu tố ảnh hưởng ................................................................................... 12
Phụ lục 6: Kiểm tra Cronbach Alpha từng nhóm nhân tố........................................................................... 14
Phụ lục 7 : So sánh sự khác nhau về lựa chọn đầu tư của người dân hai TP Đà Lạt và Hồ Chí Minh .... 16
Phụ lục 8: Lý lịch trích ngang ...................................................................................................................... 28


xi


Danh mục hình và bảng biểu
Hình /
bảng

Trang

Nội dung

Hình 2.1

Cảm nhận của nhà đầu tư về các tiêu chí đầu tư

20

Hình 2.2

Mơ hình quyết định đầu tư tài chính cá nhân

30

Hình 3.1

Quy trình thực hiện nghiên cứu

32

Bảng 3.1

Thang đo hiệu chỉnh


Hình 4.1

Hiệu chỉnh lại mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.1

Mơ tả mẫu

Bảng 4.2

Phân tích EFA lần 1

46

Bảng 4.3

Phân tích EFA lần 2

47

Bảng 4.4

Phân tích Cronbach Alpha

Bảng 4.5

Phân tích tương quan 6 nhân tố

Bảng 4.6


Omnibus test of model coefficients

Bảng 4.7

Model sumary

Bảng 4.8

Classcification table

54

Bảng 4.9

Variables in the equation

54

Bảng 4.10

Omnibus test of model coefficients

Bảng 4.11

Model sumary

Bảng 4.12

Classcification table


57

Bảng 4.13

Variables in the equation

57

34, 35
51
44, 45

48, 49
52
Phân tích hồi
quy
kênh
Ngoại tệ

Phân tích hồi
quy kênh Bất
động sản

53
53

56
56



xii

Danh mục hình và bảng biểu (tt)
Trang
Nội dung

Hình / bảng
Bảng 4.14

Omnibus test of model coefficients

Bảng 4.15

Model sumary

Bảng 4.16

Classcification table

60

Bảng 4.17

Variables in the equation

60

Bảng 4.18


Omnibus test of model coefficients

Bảng 4.19

Model sumary

Bảng 4.20

Classcification table

62

Bảng 4.21

Variables in the equation

62

Bảng 4.22

Omnibus test of model coefficients

Bảng 4.23

Model sumary

Bảng 4.24

Classcification table


Bảng 4.25

Variables in the equation

Bảng 4.26

Omnibus test of model coefficients

Bảng 4.27

Model sumary

Bảng 4.28

Classcification table

67

Bảng 4.29

Variables in the equation

67

Bảng 4.30

Phân tích hồi
quy kênh Bảo
hiểm


Phân tích hồi
quy kênh Vàng

Phân tích hồi
quy kênh Gửi
tiết kiệm ngân
hàng

59
59

61
61

63
64
64
65

Phân tích hồi
quy
kênh
Chứng khốn

Nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn kênh đầu tư

66
66

73



xiii

Danh mục từ viết tắt
BĐS: Bất động sản
KHĐT: Kế hoạch đầu tư
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TP: Thành phố
VN: Việt Nam
VNĐ: Việt Nam đồng


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan
Từ 2009 đến nay đánh dấu giai đoạn vươn vai mạnh mẽ của thị trường tài chính Việt
Nam, nền kinh tế trong nước đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước
đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập
trung bình (Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Văn kiện Đại hội XI của
Đảng). Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế đất nước đã được thực
hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng
trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm (Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011-2020, Văn kiện Đại hội XI của Đảng).
Cùng với xu thế phát triển và hội nhập, hoạt động thương mại trong đó có đầu tư tài chính
cũng từng bước nâng cao quy mơ và tính chất. Từ đời sống kinh tế của người dân được

nâng cao cùng với trình độ nhận thức, tư duy phân tích kinh tế thì hiện nay các nhà đầu tư
cá nhân đang làm mưa làm gió trên nhiều kênh đầu tư như thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản, thị trường tiển tệ và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển.
Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính
tổng đầu tư tồn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và
bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng
31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà
nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và
nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009.
Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn (Báo
cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII về tình hình kinh tế – xã hội năm
2010 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011).Theo Bộ KHĐT ngày 29.12.2011
cả nước thu hút gần 878.000 tỉ đồng tổng vốn đầu tư toàn xã hội - tăng 5,7% so với năm
2010 và bằng 34,6% GDP của năm (Báo Lao động ngày 30/12/2011)
Từ thực tế trên cho thấy, nguồn vốn đầu tư của cá nhân rất dồi dào, góp một phần hết sức
quan trọng trong việc thúc đầy phát triển hoạt động đầu tư, tích lũy từ dân chúng có ý
nghĩa lớn trong việc thể hiện sự phát triển trình độ sản xuất của người dân. Trên lý thuyết
hoạt động đầu tư và hành vi tài chính được báo cáo và nghiên cứu khá đa dạng, có thể tìm


2

thấy tài liệu tên các báo cáo khoa học nước ngoài (Sharon Collard và Zoey Breuer, 2005)
song ở Việt Nam chưa có hoặc rất ít nghiên cứu thực tế cụ thể nào về vấn đề đầu tư tài
chính cá nhân, vậy những yếu tố hay động lực nào đã thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính
cá nhân ngày càng lớn mạnh, là do sự đa dạng của các kênh đầu tư, sự phù hợp về vốn
đầu tư hay khả năng chấp nhận rủi ro của con người ngày càng tăng? Nghiên cứu những
vấn đề trên để cho thấy là Nhà nước bên cạnh có chính sách phát triển ổn định nền kinh
tế, cần hiểu rõ nhu cầu – khả năng đầu tư tài chính của người dân, để thấy được tiềm lực

tài chính của người dân là rất hùng mạnh, bên cạnh cơng việc chính người dân cịn muốn
tham gia đầu tư để tăng cường thu nhập tích lũy; từ đó các cấp quản lý có cơ sở tạo điều
kiện cho đầu tư tài chính cá nhân phát triển, cũng là tạo điều kiện nâng cao đời sống vật
chất, tiềm lực kinh tế, năng lực tài chính cho người dân.
Hơn thế nữa, năm 2012 dự báo tiếp tục là một năm còn nhiều thử thách cho kinh tế Việt
Nam. Tăng trưởng GDP có thể đạt 7 - 7.5%, nhưng Việt Nam vẫn cần một tỷ lệ đầu tư
cao, vào khoảng 40% GDP, nhằm duy trì mức tăng trưởng này. Do đó việc tìm hiểu nhu
cầu và khả năng đầu tư tài chính cá nhân cùng với việc phác thảo mơ hình đầu tư cá nhân
sẽ giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các chun gia có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình
đầu tư thực tế hiện nay.
Đà Lạt là thành phố nổi tiếng với phát triển du lịch và nông nghiệp trồng các loại nông
sản như rau củ quả và hoa, đời sống quanh năm yên bình. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí
minh là trung tâm công nghiệp, trái tim của sự phát triển kinh tế của cả nước với nhịp
sống sơi động thì người dân của hai thành phố trên cũng khơng nằm ngồi mội trường đầu
tư hấp dẫn hiện nay. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá
nhân cũng như có sự khác biệt nào khơng trong xu thế đầu tư hiện nay ở hai thành phố
với hai vị trí địa lý, cơ cấu kinh tế khác nhau, mội trường xúc tác cũng khác nhau này?
Đầu năm 2010 câu lạc bộ nhà đầu tư cá nhân vừa ra mắt tại TP.HCM với 95 thành viên.
Đây là mơ hình kết nối thơng tin đầu tư lần đầu tiên tại VN dành cho những nhà đầu tư cá
nhân. Thành viên câu lạc bộ này sẽ trao đổi thông tin với nhau, giúp các nhà đầu tư cá
nhân chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư.
Song trên thực tế, đầu tư tài chính cá nhân đang là lĩnh vực hết sức nóng hổi, bởi mỗi cá
nhân có quyết định, chịu chi phối bởi nhiều động lực và yếu tố khác nhau, các hoạt động
đầu tư hằng ngày vẫn diễn ra sơi động, vậy các yếu tố nào có ảnh hưởng và mức độ ảnh


3

hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định đầu tư tài chính cá nhân. Như vậy, để tìm
hiểu, điều tra, phân tích và trả lời các câu hỏi như sau:

 Đặc điểm của các loại hình đầu tư tài chính cá nhân?
 Các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá
nhân?
 Sự khác nhau về quyết định đầu tư giữa 2 TP Đà Lạt và TP HCM, việc phân tích so
sánh này nên được thực hiện ở 2 mục: mục so sánh sự khác biệt về tỉ trọng đầu tư
vào từng loại hình đầu tư giữa 2 thành phố; mục thứ hai là nhìn vào hệ số hồi quy
của biến dummy "Đà Lạt".
Từ đó tác giả đã hình thành đề tài:
“Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài chính cá nhân: một so sánh giữa
TP Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa kênh đầu tư tài chính cá nhân
So sánh quyết định đầu tư cá nhân của người dân ở 2 TP Đà Lạt và TP HCM, từ đó tìm ra
các yếu tố tác động dẫn đến những quyết định đầu tư tài chính khác nhau hay tương đồng
ở 2 thành phố này.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là quyết định đầu tư của các cá nhân có xét
đến đặc thù khả năng sinh lợi và rủi ro của từng loại hình đầu tư.
Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: cá nhân đầu tư được khảo sát là dân cư
của hai thành phố : Đà Lạt và TP HCM. Thời gian nghiên cứu khảo sát từ tháng 03 đến
tháng 06 năm 2012.
1.4 Ý nghĩa đề tài
Thông qua luận văn tác giả muốn trình bày thực tế tình hình mơi trường đầu tư hiện nay
tại TP Đà Lạt và TP HCM, phân tích cơ hội – lợi nhuận/ rủi ro trong việc lựa chọn các
kênh đầu tư, phân tích những yếu tố mơi trường bên trong và mơi trường bên ngồi dẫn
đến sự khác nhau trong lựa chọn đâu tư ở 2 TP Đà lạt và TP HCM; từ đó các nhà quản lý
cũng như các quỹ đầu tư hay các đơn vị kinh doanh có những chiến lược thu hút đầu tư tài


4


chính cá nhân – một mơi trường vốn khá hấp dẫn hiện nay, từ đó nâng cao chất lượng đầu
tư cũng như tăng cao khả năng sinh lợi từ các cơ hội kinh doanh.
1.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày qua 5 chương chính như sau:
Chương 1. Giới thiệu về tổng quan, mục đích nghiên cứu, đối tượng phương pháp nghiên
cứu và ý nghĩa đề tài
Chương 2. Nêu cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm cơ bản, các lý thuyết nền phục vụ
nghiên cứu; tổng quan các lý luận, các nghiên cứu trước đây và vấn đề thực trạng liên
quan đến vấn đề nghiên cứu; thiết lập mơ hình và các giả thiết nghiên cứu
Chương 3. Trình bày về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Báo cáo các kết quả nghiên cứu và đưa ra các bình luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN
Chương 1 đã giới thiệu về tổng quan, lý do chọn đề tài; mục đích nghiên cứu; đối tượng,
phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa thực tiễn và cấu trúc luận văn. Chương 2 sẽ giới thiệu về các
khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các lý thuyết nền phục vụ nghiên cứu
và mơ hình nghiên cứu cùng các giả thiết được đặt ra để giải thích và trả lời các câu hỏi
đã nêu trong lý do chọn đề tài.
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Đầu tư và hoạt động đầu tư
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình
thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan. (Khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư của Việt Nam, 2005)
Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản
xuất tương lai. Đầu tư, vì thế, cịn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản. Việc

gia tăng tư bản tư nhân (tăng thiết bị sản xuất) được gọi là đầu tư tư nhân. Việc gia tăng tư
bản xã hội được gọi là đầu tư công cộng. Mặc dù đầu tư làm tăng năng lực sản xuất (phía
cung của nền kinh tế), song việc xuất tư bản để đầu tư lại được tính vào tổng cầu. Đầu tư
tư nhân I và đầu tư công cộng G là các nhân tố quan trọng hình thành tổng cầu Y trong
phương trình: Y = C + I + G + X - M (với C là tiêu dùng cá nhân, X là xuất khẩu và M là
nhập khẩu).
Trong kinh tế học vĩ mô, đầu tư tư nhân được coi là hàm số của thu nhập và lãi suất thực
tế .
2.1.2 Đầu tư tài chính
Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư chủ yếu thơng qua hình thức mua chứng khốn,
trái phiếu hoặc các cơng cụ tài chính khác. Nhà đầu tư tài chính thơng thường chỉ nhắm
vào mục đích mua và bán chứ ít làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào
(vi.wikipedia.org).
Đầu tư tài chính là tiền mà được đặt cho một số cơng ty đầu tư tài chính, quỹ để có được
lợi nhuận trong tương lai. Đầu tư tiền tài chính có thể được sử dụng bởi cả hai cá nhân và
các cơng ty tư nhân, khơng có vấn đề cho dù họ là doanh nhân doanh nghiệp nhỏ hoặc các
tập đoàn lớn.


6

Hoạt động đầu tư tài chính là các hoạt động đầu tư vốn vào lĩnh vực kinh doanh khác,
ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/cá nhân nhằm mục đích mở rộng
cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Nói cách khác, đây là hình
thức doanh nghiệp tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả
và các cơ hội kinh doanh trên thị trường để tham gia vào các q trình kinh doanh, ngồi
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình nhằm mục đích thu lợi nhuận tối
đa trong kinh doanh.
2.1.3 Đầu tư tài chính cá nhân
Đầu tư tài chính cá nhân là việc cá nhân tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi thực

hiện đầu tư tài chính chủ yếu vào mua chứng khốn, trái phiếu hoặc các cơng cụ tài chính
khác.
Theo giới hạn của đề tài nghiên cứu, các hình thức đầu tư cá nhân có nhiều dạng, trong đó
có thể liệt kê một số loại hình đầu tư phổ biến như:
 Gửi tiết kiệm nội tệ hưởng lãi suất ngân hàng
 Mua bán bất động sản hưởng chênh lệch giá hoặc cho thuê thu lợi nhuận
 Mua bán vàng hưởng chênh lệch giá hoặc thu lãi gửi ngân hàng
 Mua bán ngoại tệ hưởng chênh lệch giá hoặc lãi gửi ngân hàng
 Mua bán chứng khoán hưởng chênh lệch giá và/hoặc chứng khoán hay lợi tức
 Mua bảo hiểm nhân thọ hưởng lãi tiết kiệm và các quyền lợi bảo hiểm
Đầu tư cá nhân có thể được thực hiện với các hình thức đầu tư gián tiếp, là hình thức đầu
tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư
chứng khốn và thơng qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không
trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. (Điều 3, Luật đầu tư của Việt Nam, 2005)
2.2 Giới thiệu về thị trường đầu tư tài chính cá nhân
2.2.1 Đặc điểm về thị trường đầu tư tài chính cá nhân
Bức tranh tồn cảnh của thị trường tài chính Việt Nam năm 2011 có dấu ấn khá sâu đậm
với nhiều màu sắc đan xen. Sau một năm thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ chặt chẽ để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11/NQ-


7

CP/2011 của Chính phủ, đến nay nền kinh tế đã đạt được một số kết quả tích cực, trong
đó có thể thấy rõ một số kết quả bước đầu trên từng bộ phận của thị trường tài chính.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả
năm chỉ ở mức 15%, thấp hơn so với kế hoạch và cũng là năm mức huy động vốn cao hơn
tốc độ cho vay vốn, đưa lãi suất huy động từ 1 tháng trở lên đều ở mức 14%/năm. Khi lãi
suất huy động vốn giảm, lãi suất cho vay đối với nền kinh tế cũng có xu hướng giảm dần,
từ đó tạo hiệu ứng tích cực từ phía nền kinh tế, từ các khách hàng vay vốn, đồng thời

cũng giúp các tổ chức tín dụng hạn chế nợ xấu do tác động hai mặt của cơ chế lãi suất
cao.
Tỷ giá hối đoái lần đầu tiên sau nhiều năm khơng có sự chêch lệch lớn với tỷ giá trên thị
trường tự do. NHNN đã điều chỉnh mạnh tỷ giá liên ngân hàng lên 10,15% (từ mức
18.932 lên mức 20.803), đồng thời hạ biên độ giao dịch xuống còn +/-1%, điều chỉnh
giảm lãi suất tiền gửi USD của doanh nghiệp và dân cư xuống còn 0,5% và 2%. Biện
pháp này đã cho phép các tổ chức tín dụng mua được ngoại tệ, thị trường có tính thanh
khoản tốt hơn, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng, đồng thời có dư bán
về NHNN, góp phần tăng được dữ trữ ngoại hối quốc gia.
Một bộ phận của thị trường tiền tệ, đó là việc huy động, cho vay và mua bán vàng miếng
có sự biến động mạnh. Từ việc dừng cho vay vàng đối với các tổ chức tín dụng, hạn chế
huy động vàng miếng trực tiếp, đến việc bán ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng
và cấp quota cho từng doanh nghiệp… những biện pháp này chưa tạo ra sự ổn định của
thị trường vàng. Loại trừ yếu tố tăng giá của thị trường thế giới, giá vàng trong nước đã
diễn biến quá phức tạp, chịu nhiều tác động bởi yếu tố đầu cơ, làm giá để trục lợi. Vì thế,
năm 2011 là năm bất ổn của thị trường vàng.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 cũng phải đối mặt với nhiều
thông tin kinh tế vĩ mô tiêu cực: sự mất giá mạnh của VND; việc điều chỉnh giá điện tăng
15%; giá xăng dầu tăng; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong những tháng đầu năm và
chính sách thắt chặt tín dụng. Vì vậy, khơng có gì ngạc nhiên khi trong phần lớn thời gian
của năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục trầm lắng và đối mặt với nhiều
khó khăn.
Trên thị trường bất động sản, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chặt chẽ cũng tác
động lớn đến một số chủ dự án và nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ, làm cho họ gần như
không bán được hàng. Ngay cả thị trường căn hộ cao cấp vốn được coi là ít chịu tác động


8

từ lạm phát, nhưng vẫn rất ít giao dịch được thực hiện. Để bán được hàng, các chủ dự án

đã dùng nhiều giải pháp như chiết khấu giá, giảm giá, kéo dài thời gian nộp tiền, hay chia
ra nhiều lần thanh toán… nhưng thị trường bất động sản vẫn trầm lắng.
Do hệ thống thị trường tài chính nước ta lệ thuộc quá lớn vào chính sách tài chính, tiền tệ,
khi chính sách tài chính tiền tệ điều hành theo hướng thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế
lạm phát, ổn định vĩ mơ, thì đã tác động tiêu cực đến từng bộ phận của thị trường ở các
mức độ khác nhau. Sự biến động của thị trường chứng khoán cũng như thị trường tiền tệ,
thị trường ngoại hối ở nước ta cho thấy hệ thống thị trường tài chính bị phân khúc, chưa
đạt sự minh bạch trong quản trị, điều hành. Bởi vậy, những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại các
chủ thể tham gia thị trường chưa được xử lý triệt để, các thông tin thị trường chưa được
cập nhật một cách chuẩn xác, trong khi yếu tố tâm lý của nhà đầu tư luôn bị chi phối nặng
nề bởi các thơng tin này. Trên thị trường vẫn cịn khoảng trống pháp lý cho những nhà
đầu cơ lũng đoạn thị trường. (Theo Thơng tin tài chính, Bộ Tài chính Việt Nam số
01+02/2012).
2.2.2 Thị trường ngoại tệ
2.2.2.1 Các đặc tính
Tính thanh khoản: thị trường hoạt động tiền tệ rất lớn và tự do cung cấp hồn tồn các vị
trí mở hoặc đóng tại bảng báo giá thị trường hiện tại. Thanh khoản cao là một nam châm
mạnh mẽ cho nhà đầu tư vì đảm bảo sự tự do mở và đóng vị trí khối lượng bất kỳ.
Tính hiệu quả: chế độ làm việc 24h, người tham gia thị trường ngoại hối không cần phải
chờ đợi để phản ứng với bất kỳ sự kiện nào, như xảy ra ở nhiều thị trường.
Khả năng tiếp cận: khả năng giao dịch 24 giờ trong ngày, bất kể vị trí địa lý: để vào thị
trường chỉ yêu cầu một máy tính kết nối với Internet. Và bây giờ, với sự phát triển công
nghệ nhanh chóng là có thể đạt được ngay giao dịch ngay cả một máy tính cầm tay hoặc
điện thoại di động.
Sự điều chỉnh linh hoạt của hệ thống tổ chức giao dịch: ở thị trường tiền tệ, vị trí lệnh có
thể được đặt ra ở một thời gian định trước theo yêu cầu của nhà đầu tư, cho phép lên lịch
thời gian hoạt động giao dịch tương lai.
Xu hướng thị trường: sự biến động tiền tệ có một khuynh hướng nhất định, có thể được
quan sát trong một khoảng thời gian. Mỗi loại tiền tệ nào cũng đều có sự thay đổi đặc tính
theo thời gian, cho phép việc dự đốn trong Forex.



9

2.2.2.2 Các thành phần tham gia
Những người tham gia thị trường trước hết là các ngân hàng thương mại lớn, qua đó các
giao dịch cơ bản được thực hiện theo các hướng dẫn của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu,
các tổ chức đầu tư, các công ty bảo hiểm và quỹ trợ cấp, bảo hộ giá và nhà đầu tư cá nhân.
2.2.3 Thị trường Bất động sản
Hầu hết ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường, thị trường BĐS đều hình thành và phát
triển qua 4 cấp độ: sơ khởi, tập trung hoá, tiền tệ hoá và tài chính hố. Trong mỗi cấp độ
phát triển của thị trường BĐS, quá trình vận động của thị trường đều có chu kỳ dao động
tương tự như nhiều thị trường khác. Chu kỳ dao động của thị trường BĐS gồm có 4 giai
đoạn: phồn vinh (sơi động), suy thối (có dấu hiệu chững lại), tiêu điều (đóng băng) và
phục hồi (nóng dần lên có thể gây “sốt”).
Thị trường BĐS mang tính vùng, tính khu vực sâu sắc và khơng tập trung, trải rộng trên
khắp các vùng miền của đất nước, mang tính địa phương sâu sắc; sự phát triển khơng đều
giữa các vùng, các miền, do điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế-văn hố-xã
hội khác nhau dẫn đến quy mơ và trình độ phát triển của thị trường BĐS khác nhau.
Thị trường BĐS chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật. BĐS là tài sản lớn của mỗi quốc
gia, là hàng hoá đặc biệt, các giao dịch về BĐS tác động mạnh mẽ đến hầu hết các hoạt
động kinh tế-xã hội. Do đó, các vấn đề về BĐS đều sự chi phối và điều chỉnh chặt chẽ của
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật riêng về BĐS, đặc biệt là hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật về đất đai và nhà ở.
Thị trường BĐS là một dạng thị trường khơng hồn hảo (thông tin không đầy đủ, thiếu 1
số tổ chức của thị trường). Đặc điểm này xuất phát từ những đặc trưng riêng của mỗi
vùng, chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên cũng như truyền thống và tập quán, thị hiếu,
tâm lý xã hội trong quá trình sử dụng BĐS. Sự tác động của Nhà nước là một trong các
yếu tố tạo nên tính khơng hồn hảo của thị trường BĐS, trong đó chủ yếu là đất đai để
thực hiện các mục tiêu phát triển chung. BĐS có tính dị biệt, tin tức thị trường hạn chế,

đất đai trên thị trường sơ cấp phụ thuộc vào quyết định của Nhà nước nên thị trường BĐS
là thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo. Mặt khác, thị trường BĐS khơng hồn hảo cịn
do tính chất khơng tái tạo được của đất, nên thị trường BĐS mang tính độc quyền, đầu cơ
nhiều hơn các thị trường hàng hoá khác.


10

Thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn và tài chính. Động thái phát
triển của thị trường này tác động tới nhiều loại thị trường trong nền kinh tế. Khi BĐS
tham gia lưu thông trên thị trường BĐS, các giá trị cũng như các quyền về BĐS được đem
ra trao đổi, mua bán, kinh doanh v.v.. giải quyết vấn đề lưu thông tiền tệ, thu hồi vốn đầu
tư và mang lại lợi nhuận cho các bên giao dịch. Điều này chứng tỏ thị trường BĐS là đầu
ra quan trọng của thị trường vốn. Ngược lại, thị trường BĐS hoạt động tốt là cơ sở để huy
động được nguồn tài chính lớn cho phát triển kinh tế thơng qua thế chấp và giải ngân
Ngồi ra, thị trường BĐS cịn có quan hệ trực tiếp với thị trường xây dựng và qua đó mà
bắc cầu tới các thị trường vật liệu xây dựng và đồ nội thất, thị trường lao động v.v.. dao
động của thị trường này có ảnh hưởng lan toả tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế
quốc dân.
2.2.4 Thị trường Bảo hiểm
Trong khoảng 7 năm trở lại đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao
so với GDP, tỷ trọng tổng doanh thu phí bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh. Thị
trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn tiềm năng rất lớn để khai thác và vẫn còn cơ hội cho
những doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) mới. Sự đa dạng về thu nhập, ngành nghề, độ
tuổi, sở thích của người tiêu dùng đòi hỏi các DNBH phải nắm bắt và thiết kế được những
danh mục sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
Tính đến nay, Việt Nam đã có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động. Ngồi ra cịn có sự
hiện diện của hơn 33 văn phịng đại diện của các cơng ty bảo hiểm và cơng ty mơi giới
bảo hiểm nước ngồi. Rất nhiều loại sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân

thọ liên quan tới bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm… đã
được triển khai cung cấp cho khách hàng đáp ứng phần nào nhu cầu phong phú, đa dạng
của người tham gia bảo hiểm và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cho khách
hàng.
Do tính chất khắc nghiệt của việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các công ty bảo
hiểm phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng mạng lưới phân
phối và điều quan trọng là đánh thức nhu cầu bảo hiểm từ người dân thông qua việc nâng
cao chất lượng dịch vụ giám định và giải quyết bồi thường. Ngày nay, bảo hiểm khơng
cịn là từ q xa lạ với cộng đồng xã hội. Người dân đã bắt đầu nhận thức đầy đủ vai trò
và tầm quan trọng của bảo hiểm đối với cuộc sống cộng đồng và cuộc sống cá nhân.


11

Chính sự tương tác này đã làm cho “miếng bánh” thị phần bảo hiểm được mở rộng chứ
không bị thu hẹp, co cụm như thời gian trước đó.
Với dân số khoảng 89 triệu người và hầu hết các công ty Bảo hiểm trong nước đều còn
non trẻ, thị trường Bảo hiểm Việt Nam được coi là mảnh đất màu mỡ chưa được khai thác
triệt để.
2.2.5 Thị trường Vàng
Vàng được lựa chọn như một sự bảo đảm chống lại những biến động lớn thường xảy ra
khi giá trị truyền thống của các tài sản cơ bản biến động trong thời kỳ hỗn loạn.
Vàng là một sản phẩm đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư qua nhiều thế kỷ nhằm bảo vệ sự
giàu có vàng là thiên đường dự phịng trong trường có sự biến động lớn về chính trị và
kinh tế qua các thời kỳ. Ngày nay sự lôi cuốn này vẫn cịn duy trì và được tơn trọng với
ngay cả những nhà đầu tư hiện đại. Dù sao, vẫn có vơ số các lý do khác để làm nền tảng
cơ bản trong đầu tư nhằm khôi phục sự quan tâm đầu tư về Vàng trong thời gian gần đây.
Trong thời kỳ biến động và khơng chắc chắn, thường có những dấu hiệu điển hình như
“một cuộc tháo chạy về chất lượng” khi các nhà đầu tư tìm kiếm phương thức khác nhau
nhằm bảo vệ nguồn vốn của họ bằng cách dịch chuyển tài sản của họ sang những sản

phẩm lưu trữ có giá trị và an tồn. Vàng là một trong số những tài sản tài chính hữu ích
khi mà các tài sản tài chính khác khơng cịn đủ mức độ tin cậy trong việc thanh tốn thì
một nhu cầu di tản tất yếu để tránh rủi ro. Do vậy Vàng được lựa chọn như một sự bảo
đảm chống lại những biến động lớn thường xảy ra khi giá trị truyền thống của các tài sản
cơ bản biến động trong thời kỳ hỗn loạn. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư lúc nào cũng
có cả Vàng thường tốt hơn (mạnh hơn), ít biến động thay đổi hơn so với những thứ khác.
Chu kỳ thị trường có thể lên hay xuống nhưng về dài hạn Vàng luôn giữ được sức mạnh
trong việc mua bán. Giá trị của nó trong các khoảng thời gian nhất định ngay cả khi các
loại hàng hóa và dịch vụ ổn định, nó vẫn có thể được mua bán và ln duy trì một tình
trạng ổn định rõ nét nhất. Và kết quả là Vàng thường được mua để tính tốn ảnh hưởng
của lạm phát, cũng như sự mất giá của các loại tiền tệ.
Vàng thường được sử dụng như là một công cụ hiệu quả chống lại sự giảm giá trị của
đồng Đô la Mỹ trong các giao dịch tiền tệ chính trên thế giới. Nếu Đô la Mỹ tốt Vàng sẽ
giảm giá ngược lại khi đồng Đơ la giảm nó sẽ tác động tới các loại tiền tệ chính khác trên
thị trường, các loại tiền tệ này sẽ tăng giá trị hơn so với Vàng. Khi đó gía Vàng sẽ tăng


12

lên. Do đó nó cũng có giá trị thực như các tài sản khác, Vàng vẫn rất hiệu quả để bảo vệ
chống lại đồng Đô la yếu.
Trên hết Vàng là một biểu tượng ít biến động hơn so với các loại hàng hóa và chứng
khốn khác. Chính điều này Vàng được coi như là một dạng tiền tệ. Khi có tài sản này với
sự biến động thấp trong danh mục đầu tư nó sẽ giảm thiểu các rủi ro bất thường nhưng
vẫn kèm theo đó là một khoản lợi nhuận mọng đợi hiệu quả. Các nhân tố rủi ro trong mơi
trường tự nhiên có thể ảnh hưởng tới giá Vàng thường rất ít so với ảnh hưởng của các tài
sản khác nên sẽ dễ dàng quản lý rủi ro hơn.
2.2.5 Gửi tiết kiệm ngân hàng
Tình hình lãi suất từ 2011 đến 2012 đã có chuyển biến rất nhiều và diễn biến khá phức tạp
qua các thời kỳ. Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng được phân tích như: do ảnh hưởng từ phía

tình hình kinh tế vĩ mơ, dặc biệt là từ tình hình lạm phát leo thang, từ những chính sách
chưa đủ mạnh của NHNN, từ sự bất cập và cạnh tranh không lành mạnh của hệ thống
ngân hàng.
Lạm phát tăng cao tác động đến xu hướng tăng mạnh của lãi suất huy động và cho vay
trên thị trường. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành thơng tư 02/2011/TT-NHNN quy
định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14%/năm,
nhằm tránh một cuộc đua lãi suất không lành mạnh giữa các ngân hàng, gây bất ổn cho hệ
thống. Trước những diễn biến khá phúc tạp của thị trường tài chính nói chung và của lãi
suất nói riêng thì khơng chỉ các NHTM mà kể cả những đối tượng khác như người gửi
tiền và người cần vay vốn cũng phải có những quyết định đúng đắn và hợp lý với tình
hình biến động cũng như có lợi nhất cho mình mà vẫn đảm bảo đúng theo các quy định
của NHNN.
Đối với đối tượng gửi tiền: Trong tình thế, mặt bằng chung của lãi suất tiền gửi ở tất cả
các ngân hàng là 14% thì một điều dễ hiểu là các ngân hàng lớn, ngân hàng cổ phần nhà
nước là có uy tín và thu hút được người gửi tiền hơn cả. Đây cũng là điều dễ hiểu. Tuy
nhiên, người gửi tiền cũng cần xem xét cho kỹ ở tất cả các khía cạnh về lợi ích tài chính,
về uy tín, về sự tiện lợi, về chất lượng dịch vụ, về mối quan hệ lâu dài của hai bên đã có
từ lâu...để đi tới quyết định gửi tiền ở đâu và kỳ hạn bao nhiêu để tối đa hóa lợi ích của
mình.


×