Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp tăng khả năng thành công của dự án xây dựng khu vực công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-----------------

NGUYỄN CHÁNH TÀI

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG THÀNH
CÔNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU VỰC CÔNG

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành

: 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...........................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...........................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm 2012.


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KTXD


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

----------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN CHÁNH TÀI

MSHV: 10080298


Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1982

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Công nghệ và quản lý xây dựng

Mã số : 60.58.90

I. TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG
KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU VỰC CÔNG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nhận dạng những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án xây
dựng khu vực công.
- Đánh giá ảnh hưởng những nhân tố đến sự thành công của dự án xây dựng khu
vực công.
- Đề xuất các giải pháp để làm tăng khả năng thành công của dự án xây dựng khu
vực công.
- Xếp hạng các giải pháp tăng khả năng thành công của dự án xây dựng khu vực
công.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2012
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/6/2012
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả thực hiện đề tài, tác giả đã được sự hướng dẫn sâu sát,
nhiệt tình của thầy hướng dẫn, sự giúp đỡ của các tổ chức, các cá nhân. Nhân đây,
tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ. Đặc biệt,
tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Lưu Trường Văn đã nhiệt tình
hướng dẫn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Xây dựng Đồng Tháp đã tạo
điều kiện cho tác giả thực hiện nghiên cứu, xin cảm ơn các cá nhân, các chuyên gia
đã có những ý kiến trả lời, ý kiến góp ý trong q trình khảo sát để thực hiện luận
văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô trong bộ môn Thi công và Quản
lý xây dựng, khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí
Minh và các thầy, cơ đã giảng dạy, hướng dẫn của Chương trình cao học ngành
Cơng nghệ và Quản lý xây dựng khóa 2010.
Cuối cùng, tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tác giả trong khóa học vừa qua.

Tác giả

Nguyễn Chánh Tài


TĨM TẮT
Dự án xây dựng cơng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước. Xác định được các yếu tố thành công và các giải pháp sẽ góp phần làm
tăng sự thành cơng của dự án xây dựng công. Một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi
với 39 nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án xây dựng công được thu
thập từ 116 chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp đã từng
tham gia dự án xây dựng công đã được tiến hành. Bằng phương pháp phân tích cấu
trúc – Structural Equation Modeling (SEM), nghiên cứu đã xác định được 23 nhân
tố phân làm 07 nhóm ảnh hưởng mạnh đến sự thành công của dự án là tổ chức và
quản lý dự án; tầm nhìn và thái độ của chủ đầu tư; năng lực của nhà thầu; bản chất
dự án; ảnh hưởng của môi trường bên ngồi, tn thủ quy định và hồ sơ; cơng tác
giải phóng mặt bằng thuận lợi, giao mặt bằng đúng tiến độ. Với kết quả phân tích
giải pháp bằng cơng cụ triển khai chức năng chất lượng (Quality Fuction
Deployment -QFD), nghiên cứu đã đề xuất được những giải pháp chung nhằm làm
tăng khả năng thành công của dự án xây dựng công. Những giải pháp được đánh giá
cao như là tạo một kênh thông tin chung thông suốt cho tất cả các bên; lựa chọn
nhà thầu chú trọng vấn đề năng lực kinh nghiệm thực tế; giao chủ đầu tư có năng
lực, nắm bắt rõ các yêu cầu, tính chất của dự án; nội dung hợp đồng quy định
quyền lợi trách nhiệm rõ ràng, một nghĩa; dự kiến được những rủi ro có thể xảy ra
để có biện pháp đối phó. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính
sách, các bên tham gia dự án xây dựng cơng có cơ sở tham khảo từ đó có một chiến
lược, chính sách hợp lý và có những biện pháp cụ thể để làm tăng sự thành công của
dự án xây dựng cơng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


ABSTRACT
Public construction projects have great influence on economic - social
development of the country. Identify the success factors and solutions will
contribute to increasing the success of public construction projects. A survey by
questionnaire with 39 factors affecting the success of construction projects were
collected from 116 experts in the field of civil and industry construction engaged in
public construction projects. Using Structural Equation Modeling (SEM), this

research has identified 23 factors classify into 07 groups that are strongly affect the
success of the project included: organization and management project; vision and
attitude of the owner; contractor capacity; nature of projects; impact of external
environment; comply with regulations and documents; site clearance conveniently,
over the ground on schedule. Result of analysis with Quality Function Deployment
(QFD), this research has proposed general solutions for increasing the chances of
public construction project success. The solutions are evaluated well such as
establishing general communication channel for all parties; emphasizing on real
capacity and experience when choice constructor; choice capacity owner and they
are clearly understand requirements and nature of the project; contract define
rights and responsibilities clearly, one way to understanding; forecasting risk can
happen to solving. Result of this research help the officers, parties to have
appropriate polities and specific measures to increasing the success of public
construction projects, it contributes to economic – social development of the
country.


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................... 1
1.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
1.5. Đóng góp của nghiên cứu ..................................................................... 5
Chương 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 6
2.1. Các khái niệm ....................................................................................... 6

2.2. Các công cụ sử dụng ............................................................................. 8
2.2.1. Mơ hình SEM ........................................................................... 8
2.2.2. Quality function Deployment ................................................. 19
2.3. Tổng quan những nhân tố thành công của dự án xây dựng đã
được nghiên cứu trước đây. ................................................................. 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 30
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 30
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................... 32
3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ ..................................................... 33
3.2.2. Khảo sát thử nghiệm nhân tố thành công. ............................. 35
3.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi chính thức ............................................ 35
3.3. Xác định kích thước mẫu ..................................................................... 35
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ THÀNH CƠNG ................................. 37
4.1. Khảo sát thử nghiệm (Pilot test) ......................................................... 37
4.2. Khảo sát chính thức ............................................................................. 40
4.3. Phân tích dữ liệu ................................................................................... 42
i


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

4.3.1. Thống kê mô tả .............................................................................. 42
4.3.2. Kiểm định thang đo ...................................................................... 46
4.3.3. Trung bình và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố... 47
4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA). ........................................... 50
4.3.5. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .......................................... 56
4.3.6. Mơ hình SEM ............................................................................... 66
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG CỦA

DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG ............................................................................... 73
5.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 73
5.2. Áp dụng Quality Function Deployment (QFD) để phân tích các
giải pháp thành công ................................................................................... 81
5.2.1. Xác định yêu cầu ........................................................................... 82
5.2.2. Nhận dạng các giải pháp. ............................................................. 83
5.2.3. Chấm điểm các giải pháp – Xác định ma trận quan hệ. ........... 85
5.2.4. Đánh giá các giải pháp. ................................................................. 85
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 89
6.1. Kết luận ................................................................................................ 89
6.2. Kiến nghị ............................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 92
PHỤ LỤC:............................................................................................................. 96

ii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Vốn đầu tư ngành xây dựng qua các năm. ............................................ 1
Bảng 1.2. Đầu tư vốn Nhà nước ngành xây dựng qua các năm ........................... 1
Bảng 2.1. So sánh xếp hạng các nhân tố thành công quan trọng theo loại dự án
từ một số nghiên cứu trước đây.............................................................................. 29
Bảng 3.1. Nhân tố thành công của dự án xây dựng công tiến hành kiểm tra thử
nghiệm. ................................................................................................................... 33
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát thử nghiệm các nhân tố thành công ........................... 37
Bảng 4.2. Hệ số Cronbach's Alpha ........................................................................ 40

Bảng 4.3. Các nhân tố thêm vào, bớt ra cho bảng câu hỏi chính thức .................. 40
Bảng 4.4. Nhân tố thành cơng tiến hành khảo sát chính thức ............................... 40
Bảng 4.5. Vai trị người được khảo sát. ................................................................. 43
Bảng 4.6. Số dự án xây dựng công người được khảo sát đã tham gia. ................. 43
Bảng 4.7.Vị trí của người được khảo sát trong đơn vị hiện đang công tác ........... 44
Bảng 4.8. Số năm công tác của những người được khảo sát. ................................ 45
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach's Alpha tổng thể .......................................................... 46
Bảng 4.10. Hệ số Cronbach's Alpha If Item Delected. .......................................... 46
Bảng 4.11. Trung bình xếp hạng tốp 10 nhân tố xếp hạng cao nhất ..................... 48
Bảng 4.12. So sánh giữa các loại dự án ................................................................. 50
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test. ........................................ 51
Bảng 4.14. Kết quả Total Variance Explained. ..................................................... 52
Bảng 4.15. Bảng kết quả hệ số nhân tố tải sau khi đã loại bỏ các giá trị nhỏ hơn
0.55 ......................................................................................................................... 52
Bảng 4.16. Các nhân tố trong thành phần 1........................................................... 54
Bảng 4.17. Các nhân tố trong thành phần 2........................................................... 54
iii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

Bảng 4.18. Các nhân tố trong thành phần 3........................................................... 54
Bảng 4.19. Các nhân tố trong thành phần 4........................................................... 55
Bảng 4.20. Các nhân tố trong thành phần 5........................................................... 55
Bảng 4.21. Các nhân tố trong thành phần 6........................................................... 55
Bảng 4.22. Thành phần đưa vào để CFA............................................................... 56
Bảng 4.23. Bảng tổng kết các chỉ số đánh giá mơ hình......................................... 62
Bảng 4.24. Bảng trọng số hồi quy đã được chuẩn hóa .......................................... 64

Bảng 4.25. Hệ số tương quan giữa từng cặp các khái niệm .................................. 65
Bảng 4.26. Kết quả các trọng số hồi quy đã chuẩn hóa......................................... 68
Bảng 5.1. Các yêu cầu quan trọng của sự thành công của dự án .......................... 82
Bảng 5.2. Các giải pháp ......................................................................................... 83
Bảng 5.3. Kết quả phân tích kết quả các giải pháp................................................ 88

iv


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mơ hình thành cơng theo quan điểm vi mơ, vĩ mơ ............................... 6
Hình 2.2. Bốn khía cạnh dự án thành cơng của Shenha ........................................ 7
Hình 2.3. Mơ hình khung đo lường thành cơng của dự án ................................... 7
Hình 2.4. Mơ hình biểu diễn quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn
theo mơ hình truyền thống ..................................................................................... 10
Hình 2.5. Mơ hình biểu diễn quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn
theo mơ hình SEM ................................................................................................ 10
Hình 2.6. Các phần tử cơ bản trong mơ hình SEM .............................................. 11
Hình 2.7. Biến trung gian trong mơ hình SEM .................................................... 12
Hình 2.8. Biến chỉ báo cấu tạo và chỉ báo phản ánh trong mơ hình SEM ........... 12
Hình 2.9. Mơ hình đo lường ................................................................................. 13
Hình 2.10. Mơ hình xác lập .................................................................................. 14
Hình 2.11. Mơ hình khơng xác lập ....................................................................... 14
Hình 2.12. Mơ hình bảo hịa ................................................................................. 15
Hình 2.13. Mơ hình độc lập .................................................................................. 16
Hình 2.14. Mơ hình đo lường và mơ hình cấu trúc của SEM .............................. 16

Hình 2.15. Bốn giai đoạn của QFD ....................................................................... 21
Hình 2.16. Ngơi nhà chất lượng ............................................................................ 22
Hình 2.17. Các nhân tố ảnh hưởng thành cơng của dự án .................................... 27
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 30
Hình 3.2. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ............................................................. 32
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện vai trị người được khảo sát........................................ 43
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện số dự án xây dựng công người được khảo sát đã
tham gia. ................................................................................................................. 44
v


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện vị trí của người được khảo sát .................................... 45
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của người được khảo sát ........... 46
Hình 4.5. Mơ hình CFA......................................................................................... 58
Hình 4.6. Sơ đồ kết quả CFA ban đầu chưa được chuẩn hóa ............................... 59
Hình 4.7. Sơ đồ kết quả CFA ban đầu đã chuẩn hóa............................................. 60
Hình 4.8. Sơ đồ kết quả CFA của mơ hình hiệu chỉnh chưa chuẩn hóa ............... 64
Hình 4.9. Sơ đồ kết quả CFA của mơ hình hiệu chỉnh đã chuẩn hóa ................... 65
Hình 4.10. Mơ hình SEM ban đầu......................................................................... 71
Hình 4.11. Sơ đồ kết quả SEM chưa chuẩn hóa .................................................... 72
Hình 4.12. Sơ đồ kết quả SEM đã chuẩn hóa ........................................................ 73
Hình 5.1. Xác định nhu cầu của khách hàng ......................................................... 74
Hình 5.2. Đánh giá mức độ quan trọng của mỗi yêu cầu ...................................... 75
Hình 5.3. Đánh giá đối thủ tương ứng với mỗi u cầu ........................................ 75
Hình 5.4. Mơ tả kỹ thuật – tiếng nói của kỹ sư. .................................................... 76
Hình 5.5. Hướng cải tiến mơ tả kỹ thuật ............................................................... 76

Hình 5.6. Ma trận quan hệ. .................................................................................... 77
Hình 5.7. Sự khó khăn về mặt tổ chức .................................................................. 78
Hình 5.8. Đánh giá mơ tả kỹ thuật của đối thủ ...................................................... 79
Hình 5.9. Giá trị mục tiêu ...................................................................................... 80
Hình 5.10. Ma trận tương quan ............................................................................. 81
Hình 5.11. Tầm quan trọng tuyệt đối .................................................................... 82

vi


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu chung
Dự án xây dựng cơng đóng vai trị tích cực trong phát triển xã hội. Ở Việt
Nam, cùng với đà phát triển của xã hội, vốn dành cho đầu tư xây dựng ngày càng
tăng. Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng thì vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách
nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao.
Bảng 1.1: Vốn đầu tư ngành xây dựng qua các năm.
Năm

2005

2007

2008


2009

2010

Giá trị (Tỷ đồng)

7859

11320

11995

12491

13482

Nguồn: Tổng cục thống kê.
Bảng 1.2. Đầu tư vốn Nhà nước ngành xây dựng qua các năm.
Năm

2005

2007

2008

2009

2010


Giá trị (Tỷ đồng)

4843

6194

6262

7192

7615

Nguồn: Tổng cục thống kê.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề nổi lên trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản như
tình trạng thất thốt, lãng phí, thiếu cơng khai minh bạch, quan liêu, tham nhũng
hay tình trạng dự án xây dựng chậm tiến độ, vượt ngân sách,… làm ảnh hưởng
nhiều đến nền kinh tế của đất nước, đến sự phát triển của xã hội.
Tình trạng thất thốt, lãng phí vốn Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản là
một vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, là một trong những nguyên nhân
suy yếu các nguồn lực phát triển của đất nước. Đầu tư ngân sách Nhà nước và đầu
tư của doanh nghiệp Nhà nước còn dàn trải, thất thoát, kém hiệu quả, con số thất
thoát trong xây dựng theo một số chuyên gia là từ 20% đến 30% (báo Thanh tra
Việt Nam, đăng ngày 7/1/2011) .

HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 1


Luận văn thạc sĩ


GVHD: TS Lưu Trường Văn

Nhiều dự án xây dựng chậm tiến độ, vượt ngân sách dự án dẫn đến giảm lợi
nhuận, giảm lòng tin của nhân dân đối với Chính phủ (Long Le-Hoai, 2008). Có
đến 99% dự án xây dựng chậm tiến độ và ỳ ạch ở cơng tác giải phóng mặt bằng
(báo Dân trí, đăng ngày 16/12/2011).
Vấn đề công khai, minh bạch trong dự án xây dựng thuộc khu vực cơng cịn
nhiều hạn chế, những khâu chưa công khai minh bạch thường xảy ra là: minh bạch
về chủ trương đầu tư và quá trình phê chuẩn dự án đầu tư, đặc biệt với những dự án
đầu tư công hoặc sử dụng vốn ODA; minh bạch về vấn đề đất đai cho dự án (nguồn
đất ở đâu, diện tích bao nhiêu...); minh bạch trong hoạt động đấu thầu, hiện tượng
phổ biến là lúc đấu thầu thì giá bên trúng thầu đưa ra rất phải chăng, thế rồi sau đấy
đến khâu gọi là "thương lượng hợp đồng", giá bị đội lên vượt quá giá trị trúng thầu;
minh bạch trong công tác giám sát và quản lý dự án (báo Pháp luật, đăng ngày
16/11/2011).
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Dự án đầu tư xây dựng khu vực công luôn chiếm tỷ trọng cao trong ngành xây
dựng, sự thành công hay thất bại của dự án loại này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội
về nhiều mặt như nhu cầu chăm sóc sức khỏe, đi lại, nhà ở,…, nó cịn gây lãng phí
của cải xã hội nếu để xảy ra những dự án chậm trễ, kém chất lượng, vượt kinh
phí,…
Mặt khác, dự án xây dựng cơng trình thuộc khu vực cơng ln đi kèm với một
trình tự thủ tục tương đối phức tạp, trải qua nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị đầu
tư đến giai đoạn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, liên đới tới nhiều cơ quan
Nhà nước như cơ quan quản lý về xây dựng, cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng,
kho bạc,…. Ngồi ra, dự án này còn bị tác động của nhiều yếu tố khác như tiềm lực
về tài chính, hiệu quả kinh tế, xã hội, sự công khai, minh bạch, cơ chế chính
sách,…. Do đó, đạt được sự thành cơng của dự án là rất khó.
Cơng tác đấu thầu dự án đầu tư xây dựng cơng cũng có nhiều vấn đề cần phải

xem xét. Có rất nhiều cơng trình đấu thầu kéo dài xảy ra chủ yếu ở vốn Nhà nước.
Hiện tượng cục bộ địa phương, nể nang trong tổ chức lựa chọn nhà thầu,… cũng

HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 2


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thầu từ đó ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng
cơng trình, dự án.
Trong những nghiên cứu về sự thành công của dự án xây dựng trước đây tại
Việt Nam như nghiên cứu của Long N.D và cộng sự, 2003; Hoàng Thái Sơn, 2007;
Đặng Ngọc Châu, 2011, đều nghiên cứu về dự án bao gồm cả khu vực công và tư
nhân. Tuy nhiên, dự án xây dựng cơng và tư nhân có nhiều điểm khác biệt nhau do
đó sự thành cơng của từng loại dự án này cũng khác nhau, dự án xây dựng cơng và
tư có khác biệt nhau đáng kể ở các yếu tố thành công như: Hiểu phạm vi lợi nhuận
của các bên liên quan; Khám phá sự cần thiết và những ràng buộc của các bên liên
quan đối với dự án; Dự báo ảnh hưởng của các bên liên quan một cách chính
xác;….(Jing Yang vcs, 2009). Tại Việt Nam, tuy chưa có nghiên cứu so sánh sự
khác biệt về những nhân tố thành công của dự án xây dựng công nhưng theo quy
định của hệ thống pháp luật thì dự án xây dựng cơng và tư nhân có nhiều điểm khác
biệt như về thủ tục, trình tự đầu tư, sử dụng vốn,…, cụ thể như quy định của Luật
đấu thầu (số 61/2005/QH11) chỉ áp dụng cho vốn nhà nước chiếm từ 30% trở lên,
những trường hợp cịn lại thì khuyến khích áp dụng, quy định này sẽ tạo ra sự khác
biệt đáng kể trong thi cơng xây dựng cơng trình giữa cơng và tư; …Vấn đề thất
thốt lãng phí hầu như chỉ xảy ra ở dự án xây dựng vốn Nhà nước. Thực tế cho thấy

đầu tư xây dựng cơ bản ở khu vực kinh tế tư nhân, ở khu vực đầu tư trực tiếp nước
ngồi (FDI) hầu như khơng có thất thốt, lãng phí do quản lý cũng rất ít xảy ra. Do
vậy cụm từ "thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản" chỉ đúng và diễn ra
phổ biến ở các dự án thuộc khu vực kinh tế Nhà nước, đặc biệt là các dự án từ ngân
sách Nhà nước (báo Người lao động, đăng ngày 17/11/2003). Một vấn đề khác biệt
nữa giữa dự án xây dựng công và tư nhân đó là cơng tác đền bù, giải phóng mặt
bằng. Công tác này của dự án khu vực công thường xuyên chậm trễ nguyên nhân là
do cơ chế chính sách khơng phù hợp, gây mâu thuẫn về lợi ích giữa Nhà nước với
người dân làm ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng xây dựng.
Các nhà hoạch định chính sách, chủ đầu tư dự án, các đơn vị khác tham gia
trong đầu tư dự án xây dựng công cần thiết phải xác định nhân tố nào là quan
trọng đối với sự thành cơng dự án xây dựng cơng, có sự khác biệt giữa những
nhân tố thành công của dự án xây dựng công và những dự án khác, biện pháp
HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 3


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

nào có hiệu quả để tăng sự thành công của dự án từ đó sẽ có những biện pháp,
chính sách điều chỉnh phù hợp nhằm tăng tỷ lệ thành công, giảm những ảnh hưởng
xấu, giảm thất thốt, lãng phí trong ngành xây dựng, đặc biệt là những dự án xây
dựng công. Một nghiên cứu đánh giá những nhân tố thành công và các giải pháp
làm tăng khả năng thành công cho dự án xây dựng thuộc khu vực công là rất cần
thiết.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các mục tiêu sau:

- Nhận dạng những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án xây
dựng thuộc khu vực công dựa vào những nghiên cứu trước và khảo sát các chuyên
gia có kinh nghiệm đã từng tham gia dự án xây dựng công.
- Đánh giá ảnh hưởng những nhân tố đến sự thành công của dự án xây dựng
khu vực công, rút ra được những nhân tố quan trọng cho thành công của dự án xây
dựng công từ số liệu thu thập được qua bảng câu hỏi sau đó dùng mơ hình cấu trúc
(Structural Equation Modeling- SEM) để phân tích.
- Đề xuất các giải pháp để làm tăng khả năng thành công của dự án xây dựng
khu vực công trên cơ sở khảo sát ý kiến của của các chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm.
- Xếp hạng các giải pháp tăng khả năng thành công của dự án xây dựng khu
vực công (dùng ma trận Whats – Hows của Quality Function Deployment - QFD).
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu dựa trên cơ sở khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng
đã từng tham gia các trong các dự án dân dụng, công nghiệp thuộc khu vực công và
đang công tác tại các đơn vị:
+ Sở Xây dựng
+ Ban Quản lý dự án tỉnh, huyện.
+ Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế.
+ Các công ty xây dựng Nhà nước
HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 4


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

+ Các công ty xây dựng tư nhân có tham gia dự án xây dựng công.

- Khu vực khảo sát: tỉnh Đồng Tháp.
- Đối tượng nghiên cứu là những dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp sử
dụng 100% vốn nhà nước.
1.5. Đóng góp của nghiên cứu
Áp dụng một mơ hình tích hợp để để đánh giá những yếu tố thành công của dự
án xây dựng cơng.
Giúp các nhà hoạch định chính sách, chủ đầu tư, các bên tham gia khác trong
dự án xây dựng thuộc khu vực công nhận dạng các nhân tố thành công.
Trên cơ sở các biện pháp làm tăng sự thành công của dự án xây dựng công
theo đề xuất của nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách sẽ có kế hoạch, biện
pháp nhằm tăng tỷ lệ thành cơng của dự án. Nhờ đó giảm được thiệt hại cho ngân
sách, nền kinh tế và tăng cường vấn đề an sinh xã hội.

HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 5


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Các khái niệm
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm
phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở (Theo khoản 17, điều 3, Luật Xây dựng).

- Dự án xây dựng công trình thuộc khu vực cơng là những dự án xây dựng
cơng trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Thành công: theo từ điển tiếng việt, thành công là đạt được kết quả, mục
đích như dự định; theo từ điển Oxford thành cơng (success) là hồn thành mục tiêu
hay mục đích (the accomplishment of an aim or purpose).
- Thành cơng của dự án xây dựng:
Khái niệm thành công của dự án cịn khá mơ hồ, mang tính định tính, tương
đối và thực sự khó khăn để đánh giá (Sơn, 2007). Mỗi người có nhận dạng về thành
cơng của dự án rất khác nhau, có người quan tâm đến từng khía cạnh như tiến độ,
chi phí, chất lượng,….,có người quan tâm đến sự kết hợp nhiều yếu tố trên.

Dự án thành cơng

Quan điểm vi mơ:
- Thời hạn
- Chi phí
- Chất lượng
- Năng suất
- An tồn

Quan điểm vĩ mơ:
- Thời hạn
- Hài lịng
- Tiện lợi
- Vận hành

Hình 2.1: Mơ hình thành cơng theo quan điểm vi mô, vĩ mô
HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 6



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn
Dự án hiệu quả:
- Đo lường ngắn hạn
- Hoàn thành đúng thời gian?
- Trong giới hạn ngân sách?

Dự án thành công

Tác động đến khách hàng:
- Mối quan hệ với khách hàng và/hoặc
người hưởng thành quả
- Đáp ứng hiệu quả đo lường?
- Công năng của trang thiết bị?
- Đặc tính kỹ thuật
Kinh doanh thành cơng:
Biện pháp hiệu quả về thời gian, vịng
lặp, năng suất, chất lượng và cải tiến
tổng hợp của hiệu quả tổ chức
Chuẩn bị cho tương lai:
- Định hướng dài hạn
- Chuẩn bị tổ chức và hạ tầng cơng nghệ
cho tương lai

Hình 2.2: Bốn khía cạnh dự án thành cơng của Shenha
Chi phí
Thời gian

Chất lượng

Sức khỏe và
an tồn

Dự án
thành cơng

Lợi nhuận
thương
mại/giá trị

Sự hài lịng
của các bên
Mơi trường
thực hiện

Người sử dụng
mong đợi/ hài
lịng

Hình 2.3: Mơ hình khung đo lường thành cơng của dự án

HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 7


Luận văn thạc sĩ


GVHD: TS Lưu Trường Văn

+ Mơ hình thành công của Lim và Mohamed được diễn tả theo hình 2.1.
+ Shenha và cộng sự thì thành cơng của dự án được diễn tả theo hình 2.2.
+ Mơ hình khung để đánh giá thành công của dự án của Chan và cộng sự
(2004) được diễn tả theo hình 2.3.
+ Thành cơng theo nghiên cứu của Hồng Thái Sơn (2007) bao gồm 4 yếu tố:
Thời gian, chi phí, chất lượng, an tồn.
2.2. Các cơng cụ sử dụng
2.2.1. Mơ hình SEM (Nguồn: Nguyễn Đức Kỳ, 2009)
Mơ hình SEM (Structural Equation Modeling) là sự mở rộng của mơ hình
tuyến tính tổng qt (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp
phương trình hồi quy cùng một lúc.
SEM có thể cho một mơ hình phức hợp phù hợp với dữ liệu như các bộ dữ liệu
khảo sát trong dài hạn (longitudinal), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), các mơ
hình khơng chuẩn hố,cơ sở dữ liệu có cấu trúc sai số tự tương quan, dữ liệu với các
biến số không chuẩn (Non-Normality) , hay dữ liệu bị thiếu (missing data).
Đặc biệt, SEM sử dụng để ước lượng các mơ hình đo lường (Mesurement
Model) và mơ hình cấu trúc (Structure Model) của bài tốn lý thuyết đa biến.
Mơ hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (Latent Variables) và
các biến quan sát (observed variables). Nó cung cấp thơng tin về thuộc tính đo
lường của biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị).
Mơ hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau. Các mối
quan hệ này có thể mơ tả những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu
quan tâm.
Mơ hình SEM phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích
nhân tố và phân tích mối quan hệ hỗ tương (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để
cho phép chúng ta kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mơ hình. Khác với những
kỹ thuật thống kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng
cặp nhân tố (phần tử) trong mơ hình cổ điển (mơ hình đo lường), SEM cho phép

ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mơ hình, ước lượng mối quan hệ
HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 8


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả
đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive)
và không ổn định (non-recursive), đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể
cả sai số đo và tương quan phần dư. Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định
(CFA) mơ hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mơ hình phù hợp nhất trong các
mơ hình đề nghị.
* Cơng dụng và lợi thế của mơ hình mạng (SEM):
 Kiểm định các giả thuyết về các quan hệ nhân quả có phù hợp (FIT) với dữ

liệu thực nghiệm hay không.
 Kiểm định khẳng định (Confirmating) các quan hệ giữa các biến.
 Kiểm định các quan hệ giữa các biến quan sát và không quan sát (biến tiềm

ẩn).
 Là phương pháp tổ hợp phương pháp hồi quy, phương pháp phân tích nhân

tố, phân tích phương sai.
 Ước lượng độ giá trị khái niệm (cấu trúc nhân tố) của các độ đo trước khi

phân tích sơ đồ đường (path analysis).

 Cho phép thực hiện đồng thời nhiều biến phụ thuộc (nội sinh).
 Cung cấp các chỉ số độ phù hợp cho các mơ hình kiểm định.
 Cho phép cải thiện các mơ hình kém phù hợp bằng cách sử dụng linh hoạt

các hệ số điều chỉnh MI (Modification Indices).
 SEM cung cấp các cơng cụ có giá trị về thống kê, khi dùng thông tin đo

lường để hiệu chuẩn các quan hệ giả thuyết giữa các biến tiềm ẩn.
 SEM giúp giả thuyết các mơ hình, kiểm định thống kê chúng (vì EFA và

hồi quy có thể khơng bền vững nhất quán về mặt thống kê).
 SEM thường là một phức hợp giữa một số lượng lớn các biến quan sát và

tiềm ẩn, các phần dư và sai số.

HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 9


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

- SEM giả định có một cấu trúc nhân quả giữa các biến tiềm ẩn có thể là các tổ
hợp tuyến tính của các biến quan sát, hoặc là các biến tham gia trong một chuỗi
nhân quả.
* Các phần tử trong mơ hình mạng (SEM)
- Biến quan sát (Observed variable): còn gọi là biến chỉ báo (cấu tạo/phản
ánh), biến đo lường, biến ngoại sinh hay biến độc lập…tùy trường hợp cụ thể.

- Biến tiềm ẩn (Latent Variable): còn gọi là nhân tố, biến nội sinh hay biến
phụ thuộc trong mơ hình truyền thống (hình 2.4). Trái lại, trong mơ hình SEM, biến
tiềm ẩn trực tiếp ảnh hưởng kết quả hay giá trị của biến quan sát và biểu diễn dưới
dạng hình ellipse (F) như hình 2.5.

V1
Biến quan sát

V2

F
(Biến tiềm ẩn)

V3

Hình 2.4. Mơ hình biểu diễn quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn
theo mơ hình truyền thống

Biến quan sát

V1
F
(Biến tiềm ẩn)

V2

V3

Hình 2.5. Mơ hình biểu diễn quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn
theo mơ hình SEM

- Số hạng sai số và phần dư (Error & Disturbance):

HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 10


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

Số hạng sai số ei biểu thị sai số của các biến đo lường, trong khi di biểu thị cho
nhiễu hoặc sai số liên quan với giá trị dự báo của các nhân tố (biến) nội sinh từ các
nhân tố (biến) ngoại sinh hay còn gọi là phần dư của ước lượng hồi quy.
Trong mơ hình đo lường của SEM (hình 2.6), mỗi biến nội sinh có một số
hạng sai số (ei) hay nhiễu (di), nó thể hiện tính khơng chắc chắn và khơng chính xác
của sự đo lường, đồng thời nó cịn thể hiện tính chất này cho cả các biến chưa được
phát hiện và khơng được đo lường trong mơ hình.

e1

e2

e3

e4

V1

V2


V3

V4

F1

F2

d1

F3

V1

V1

e5

e6

Hình 2.6. Các phần tử cơ bản trong mơ hình SEM
Biến trung gian (Mediator): Gọi X là biến nguyên nhân gốc, M là biến trung
gian và Y là biến kết quả theo hình 2.7

HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 11



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn
X

Y

M

Hình 2.7. Biến trung gian trong mơ hình SEM
- Biến chỉ báo phản ánh (Reflective Indicators) có quan hệ liên đới với nhau,
sự thay đổi của một biến chỉ báo này kéo theo sự thay đổi của biến chỉ báo khác thể
hiện qua tính nhất quán cục bộ được đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.
- Biến chỉ báo cấu tạo (Formative Indicators) không cần thiết có liên quan với
nhau, sự thay đổi của một biến chỉ báo này không ảnh hưởng đến các biến chỉ báo
khác, do vậy khơng áp dụng đo tính nhất quán.
Hai khái niệm này được phối hợp lại trong mơ hình nghiên cứu trong đó biến
chỉ báo cấu tạo là nguyên nhân trong khi biến chỉ báo phản ánh thì phản ánh kết
quả (hình 2.8)

V1
V2

V3
Biến chỉ báo cấu tạo

V'1

Khái niệm


V'2

V'3
Biến chỉ báo phản ánh

Hình 2.8. Biến chỉ báo cấu tạo và chỉ báo phản ánh trong mơ hình SEM
* Các dạng mơ hình:
- Mơ hình đo lường: (cịn gọi là mơ hình nhân tố, mơ hình ngồi) diễn tả cách
các biến quan sát thể hiện và giải thích các biến tiềm ẩn thế nào: tức là diễn tả cấu
trúc nhân tố (biến tiềm ẩn), đồng thời diễn tả các đặc tính đo lường (độ tin cậy, độ
giá trị) của các biến quan sát. Các mơ hình đo lường cho các biến độc lập có thể đơn
hướng, có thể tương quan hay có thể xác định các biến tiềm ẩn bậc cao hơn. Mô
HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 12


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS Lưu Trường Văn

hình đo lường (hình 2.9) cho thấy các liên hệ thống kê giữa các biến quan sát, ta có
thể dùng để chuẩn hố mơ hình cấu trúc cơ bản. Các biến tiềm ẩn được nối kết bằng
các quan hệ dạng hồi quy chuẩn hoá, tức là ước lượng các giá trị cho các hệ số hồi
quy.
Mơ hình đo lường dùng phân tích nhân tố để đánh giá mức độ mà biến quan
sát tải lên các khái niệm tiềm ẩn của chúng. Để đánh giá độ giá trị (hội tụ và phân
biệt) của các biến quan sát sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và
ma trận Covariance dựa trên mô hình SEM.
Sai số

e1

Biến quan sát (V1)

Sai số
e2

Biến quan sát (V2)

Sai số
e3

Biến quan sát (V3)

F
(Biến tiềm ẩn)

Hình 2.9. Mơ hình đo lường
- Mơ hình cấu trúc: Xác định các liên kết (quan hệ nhân quả) giữa các biến
tiềm ẩn bằng mũi tên nối kết, và gán cho chúng các phương sai giải thích và chưa
giải thích, tạo thành cấu trúc nhân quả cơ bản. Biến tiềm ẩn được ước lượng bằng
hồi quy bội của các biến quan sát. Mơ hình SEM không cho phép sử dụng khái niệm
biểu thị bởi biến quan sát đơn. Thông thường biến tiềm ẩn đo lường bởi ít nhất là
trên một biến, hay từ 3 đến tối đa là 7 biến quan sát
Mơ hình SEM có thể có nhiều dạng khác nhau:
+ Một biến tiềm ẩn độc lập đơn có thể dự báo một biến tiềm ẩn phụ thuộc đơn.
+ Vài biến tiềm ẩn có thể tương quan trong dự báo một biến phụ thuộc nào đó.
+ Một biến tiềm ẩn độc lập có thể dự báo một biến tiềm ẩn khác, rồi biến này
lại dự báo một biến thứ ba.
- Mơ hình xác lập (recursive)

Mơ hình có 02 đặc điểm cơ bản :
HVTH: Nguyễn Chánh Tài

Trang 13


×