Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong công tác xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHÙNG QUỐC SƠN

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM TRONG CƠNG TÁC XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN CẤP CƠ SỞ Ở QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An - 2017


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHÙNG QUỐC SƠN

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM TRONG CƠNG TÁC XÂY DỰNG
CHÍNH QUYỀN CẤP CƠ SỞ Ở QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH TRUNG THÀNH

Nghệ An - 2017


1
LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Đinh Trung Thành
người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hồn thành luận
văn này.
Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong khoa
Giáo dục chính trị và khoa sau đại học Đại học Vinh – đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong
suốt q trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận
Phú Nhuận đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hồn chỉnh.

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
Học viên thực hiện
Phùng Quốc Sơn


2

MỤC LỤC

Trang bìa.
Lời cảm ơn.
Mục lục.
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 4
B. NỘI DUNG .................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN............................... 9
TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN...................... 9
1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và công tác tham gia xây dựng Chính quyền... 9
1.2. Nội dung và phương thức phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tham gia xây dựng chính quyền................................................................................. 14
1.3 Mặt trận tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền là một tất yếu
khách quan .................................................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 37
Chương 2........................................................................................................................... 39
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG
THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CẤP CƠ SỞ Ở QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................................... 39
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú
Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 39
2.2 Thực trạng vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia xây dựng chính
quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua ............. 43
2.3 Đánh giá vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia xây dựng chính
quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh .................................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 85
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................... 86
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ............................. 86
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH
QUYỀN CẤP CƠ SỞ Ở QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 86



3
3.1 Quan điểm phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia xây dựng
chính quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ......................... 86
3.2 Một số giải pháp phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia xây
dựng chính quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ................ 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 110
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 112
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 114
E. PHỤ LỤC................................................................................................................. 118


4

A.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Là một bộ phận trong hệ thống chính trị nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong
việc tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Hiến pháp năm 2013
nêu rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Điều đó khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận không thể
thiếu được của hệ thống chính trị nước ta.
Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận, Thành phố

Hồ Chí Minh phát huy tốt vai trị của mình trong tham gia xây dựng chính quyền
ở cơ sở, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức và động viên quần
chúng tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền vững mạnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận luôn xác định tham gia xây
dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình hoạt động. Vì vậy, cùng với việc nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp từ cơ sở đến
quận phối hợp đổi mới nội dung, chương trình tiếp xúc cử tri, tạo điều kiện để
cử tri đóng góp ý kiến tham gia xây dựng chính quyền, nhất là trong công tác
quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng tiến trình đổi mới đất nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú
Nhuận tham gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở đạt được một số kết quả quan
trọng nhưng còn một số hạn chế cần khắc phục. Hiện nay, việc tham gia xây
dựng chính quyền cấp cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp còn gặp


5
những khó khăn, cản trở thậm chí là rào cản, như quy định về nội dung, hình
thức, phương pháp để tham gia xây dựng nhà nước nằm rải rác ở nhiều văn bản
của Đảng, của Nhà nước; quy định về trách nhiệm các cấp ủy đảng, cơ quan nhà
nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tiếp nhận và giải trình việc
tiếp nhận ý kiến đóng góp, tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp còn
thiếu và chưa cụ thể. Đội ngũ cán bộ của Mặt trận cịn nhiều hạn chế về trình độ
và năng lực cơng tác. Nguồn kinh phí được cấp cịn eo hẹp, do đó hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở nhiều phường còn lúng túng, bị động... Bên cạnh
đó, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan nhà nước các cấp chưa nhận thức đầy
đủ, đúng đắn về vai trị, trách nhiệm tham gia xây dựng chính quyền của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Những cản trở, khó khăn kể trên đã làm giảm sút chất
lượng, hiệu quả tham gia xây dựng xây dựng chính quyền cấp cơ sở của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề "Phát huy vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong cơng tác xây dựng chính quyền cấp cơ
sở ở quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh" để làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ của mình.
Vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong từng lĩnh vực cụ thể như
bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, hoặc ở lĩnh
vực giám sát ... đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu,
nhà khoa học. Tiêu biểu cho những cơng trình đó, có thể kể đến:
- Nguyễn Thị Hiền Oanh (2006), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Nxb Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
- Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (chủ biên) (2007), Đổi mới tổ
chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức chính trị xã
hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


6
- Đào Trí Úc (Chủ biên) (2008), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt
động của bộ máy Đảng và Nhà nước-một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Lan (2008), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng
sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay: LATS Chính trị học: 62.31.20.01, Học
viện CTQG Hồ Chí Minh.
- Huỳnh Đảm (2009), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần tăng cường
và phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc, Tạp chí Cộng Sản, Tháng 9. Số 803.
- Vũ Thị Loan (2013), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải là một tổ chức
chính trị có tính xã hội, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 6.
- Trần Thọ Ánh (2012), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (chủ biên), Nguyễn Thị
Hồng Diễm (2009), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Vũ Thị Như Hoa (2013), Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay: LATS Chính trị học : 62.31.20.01,
Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
- Vũ Hồng Anh (chủ biên), Dương Văn Sao, Đinh Thị Mai (2013), Phản
biện xã hội trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước của quốc hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan, luận văn hệ thống hóa những
vấn đề cơ bản về phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác
tham gia xây dựng chính quyền, về nội dung, phương thức tham gia xây dựng
chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn
làm rõ thực trạng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong cơng
tác tham gia xây dựng chính quyền trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ


7
Chí Minh để làm cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp đổi mới, phát huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tham gia xây dựng chính quyền trong
giai đoạn hiện nay
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong cơng tác tham gia xây dựng chính quyền; trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tham gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí
Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tham gia xây dựng Nhà nước.

- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tham gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí
Minh.
- Đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tham gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Đề tài nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây
dựng chính quyền cấp cơ sở.
Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quận
Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm của chủ


8
nghĩa Mác – Lê Nin và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và về chính sách
đại đồn kết tồn dân tộc.

- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra đối với
luận văn, nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic,
thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát thực tiễn, phương pháp chuyên gia và
phương pháp điều tra xã hội học. Bên cạnh đó, cịn sử dụng phương pháp khai
thác và sử dụng các tư liệu qua thực tiễn cơng tác để hồn chỉnh luận văn.

6. Những đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở.
Đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong xây dựng chính quyền cấp cơ sở.
Cung cấp thêm luận cứ, luận chứng cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền,
MTTQViệt Nam trong việc tăng cường mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và Đảng, Chính quyền.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tham gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở
Chương 2: Thực trạng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham
gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền cấp cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay.


9

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN
TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơng tác tham gia xây dựng chính
quyền
1.1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh – hình thức tổ chức đầu tiên của
Mặt trận Dân tộc thống nhất để tập hợp mọi lực lượng yêu nước làm cách mạng
giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường hơn 87 năm qua, lịch sử cách mạng
Việt Nam luôn có sự đóng góp to lớn của tổ chức Mặt trận.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, với những hình thức tổ chức và tên gọi
khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam không ngừng lớn mạnh,
trưởng thành, đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt
Nam.
Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cách mạng, Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng Mặt trận
Dân tộc thống nhất, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy
vai trò của Mặt trận trong sự nghiệp cách mạng. Để thể chế hóa đường lối, chủ
trương của Đảng về công tác Mặt trận trong thời kỳ phát triển mới của đất nước,
năm 1999 Quốc hội đã ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và tại kỳ họp
thứ 9, Quốc hội khóa XIII, ngày 9-6-2015, đã thơng qua Luật Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016, trong đó quy định vị trí, vai
trị, quyền, trách nhiệm, tổ chức, hoạt động, mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam với Nhà nước, nhân dân và các tổ chức ... Đây là những vấn đề rất cơ
bản cần nắm vững và quán triệt cả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của
đội ngũ cán bộ Mặt trận.


10
Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định “Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức
chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu
trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tơn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngồi”. [32, tr.7]
Liên minh chính trị là sự liên kết các lực lượng với nhau thành một khối
thống nhất để thực hiện mục tiêu chính trị chung là giành, giữ chính quyền và sử

dụng chính quyền để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng; xây dựng
cuốc sống ấm no; hạnh phúc cho nhân dân. Mục tiêu chung đó ở mỗi giai đoạn
cũng khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng và lợi ích cơ bản của các lực
lượng tham gia liên minh. Mục tiêu chung trong giai đoạn cách mạng hiện nay là
: “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo củ nhân dân để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình,
độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” làm điểm tương đồng”. [8, tr.158]
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân và của dân tộc
Việt Nam thực hiện sự liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội
khác nhau bằng việc thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đây là nét đặc sắc
sáng tạo của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân của kối
liên minh đó và nền tảng của khối liên minh là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
Tổ chức liên minh chính trị bao gồm:
- Tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các tổ chức chính trị - xã hội: Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam,
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.


11
- Các tổ chức xã hội: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt
Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Y học cổ
truyền Việt Nam ...
- Quân đội nhân dân Việt Nam - tiền thân là Đội Việt Nam Tuyên truyền
giải phóng quân - là thành viên của Mặt trận Việt Minh, nay kế tục truỳen thống
đó, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các cá nhân tiêu biểu là người có uy tín cao, có quan hệ và ảnh hưởng
tốt đối với một giai cấp, một tầng lớp xã hội, một dân tộc, một tôn giáo, một

cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngồi... Thơng qua những cá nhân
tiêu biểu này, Mặt trận Tổ quốc có thể tập hợp, mở rộng khối đại doàn kết toàn
dân tộc, cùng nhau thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động chung
vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khơng có hội viên, chỉ có các thành
viên tổ chức và các thành viên cá nhân. Mặt trận Tổ quốc được tổ chức theo
nguyên tắc liên hiệp tự nguyện của các thành viên. Các thành viên tham gia Mặt
trận đều có địa vị bình đẳng và độc lập với nhau.
Là tổ chức liên minh chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức
theo cấp hành chính: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là
cấp huyện); xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp hành chính có
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Dưới cấp xã có Ban Công tác Mặt trận ở
khu dân cư.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua cũng ghi
rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người
Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của


12
hệ thống chính trị là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản
Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận...” [5, tr.86–87]
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một phần của hệ thống chính trị. Điều này
xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, xuất
phát từ thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân
dân. Đây còn là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống từ khi có Đảng là có Mặt
trận. Sau khi giành được chính quyền, Đảng, chính quyền, mặt trận là những bộ

phận hợp thành hệ thống chính trị. Tuy vai trị, vị trí, chức năng và phương thức
hoạt động có khác nhau nhưng đều là công cụ để thực hiện và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân và cùng có chung một mục đích là phấn đấu xây dựng một
nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, có vị trí xứng
đáng trên trường quốc tế.
“Mặt trận Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” - điều đó
xác định rõ hơn vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị. Đảng Cộng
sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận.
1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta ln coi trọng vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền, đề cao vai trị giám
sát và tham gia góp ý kiến của các tổ chức này.
Nghị quyết Đại hội X Đảng ta đã tiếp tục khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trị rất quan trọng trong việc tập hợp,
vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”. [6, tr.86]
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “toàn bộ hoạt động của Đảng phải
xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân” Nhà nước có


13
quyền và trách nhiệm trọng đại là quản lý và điều hành đất nước trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng phải bằng pháp luật và pháp luật đó phải
xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Để đạt được mục
đích đó thì q trình xây dựng chính sách, pháp luật cần lấy và tiếp thu ý kiến
của nhân dân thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân và ở mức độ cao hơn
là “phản biện xã hội”. Thực tiễn những năm qua, có những chính sách, pháp luật

chưa thực sự đi vào cuộc sống, trong những lý do chủ yếu đó là cịn có những vi
phạm từ phía cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, do vậy, rất cần có sự giám
sát của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (4-2001) đã khẳng định: "Động lực chủ
yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân", đồng thời Đảng cũng chỉ rõ
muốn đồn kết thì phải đảm bảo lợi ích của các tầng lớp nhân dân, sự kết hợp hài
hồ các lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của
các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng tại mục X về “phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc ...” đã chỉ rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay là: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trị rất quan trọng
trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện
cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đưa các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước; các chương trình kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh
vào cuộc sống nhân dân, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội. Nhà
nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đồn thể nhân dân thực hiện tốt vai trị
giám sát và phản biện xã hội” [6, tr.124]
Như vậy, là sau khi thống nhất các tổ chức Mặt trận cho đến khi chính thức
phát động cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, Đảng ln chú trọng bổ sung, hồn
thiện về vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận, những đổi mới về kinh tế diễn ra sôi động
trong xã hội đã dần thúc đẩy việc đổi mới hoạt động của Mặt trận.


14
Nhìn từ lịch sử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trước chính quyền, khi
chưa có chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đã đảm nhiệm một số chức năng của chính quyền ở vùng căn cứ địa cách mạng,
vùng mới giải phóng như Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam trước đây. Khi cách mạng thành công, chính quyền ra đời, chính
quyền được xây dựng và củng cố trên cơ sở nền tảng của khối đại đoàn kết tồn

dân tộc. Nhìn lại q trình hình thành và phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đã khẳng định rõ bản chất cơ bản, xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức ln trung thành với lợi ích của nhân
dân, ra sức xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp tất cả
các lực lượng trong xã hội thành một khối thống nhất, nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả dân tộc để thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ của
cách mạng đề ra trong từng giai đoạn lịch sử. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực và
củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm tốt vai trị là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân, là cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước;
đã, đang và sẽ thực hiện tốt vai trị đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của
nhân dân như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nêu ra, đồng thời là nơi phối
hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên.
1.2. Nội dung và phương thức phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tham gia xây dựng chính quyền
1.2.1 Nội dung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng
Chính quyền
1.2.1.1. Tham gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân
các cấp


15
Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định về nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tự nguyện, hiệp thương dân
chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Nguyên tắc hiệp thương dân chủ là
nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và được cụ thể hố trong q trình thực hiện nhiệm vụ lựa chọn, giới thiệu người
ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước.

Nhìn lại một số cuộc bầu cử gần đây cho thấy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
đã tổ chức các hội nghị hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đảm bảo
dân chủ và đúng luật; đây là kết quả quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự
thành công của cuộc bầu cử và đảm bảo chất lượng của đại biểu. Quá trình xem
xét, thảo luận tại các hội nghị hiệp thương đều diễn ra khá sơi nổi, mang tính
xây dựng cao, thể hiện được khơng khí ngày càng dân chủ. Trong quá trình hiệp
thương, nhiều trường hợp dù đã được các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cả trung
ương và địa phương giới thiệu ra ứng cử; nhưng nếu phát hiện vi phạm pháp luật
hay khơng được nhân dân tín nhiệm, không đủ tiêu chuẩn về năng lực và phẩm
chất đạo đức đều bị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa ra khỏi danh sách hiệp
thương. Qua các bước hiệp thương, về cơ bản những người ứng cử do Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam lựa chọn đều có đủ tiêu chuẩn, đảm bảo được cơ cấu thành
phần đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo quy định của pháp luật thì việc tổ chức các hội nghị lấy kiến nhận xét
và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử được tổ chức ở nơi người
ứng cử cư trú thường xuyên do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì. Việc lựa chọn của cử
tri nơi cư trú đối với người ứng cử rất quan trọng. Sự tín nhiệm của cử tri nơi cư
trú sẽ là một trong những cơ sở quan trọng nhất để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
xem xét, lựa chọn để giới thiệu người ra ứng cử.
Việc tham gia phối hợp chỉ đạo và tổ chức hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc giữa
người ứng cử với cử tri để thực hiện quyền vận động bầu cử là một công đoạn


16
rất quan trọng của mỗi cuộc bầu cử. Đây có thể được coi là giai đoạn sôi động,
hấp dẫn và cuốn hút nhất trong cuộc bầu cử. Pháp luật về bầu cử cho phép
những người ứng cử có quyền vận động bầu cử cho mình.
Đối với việc thực hiện quyền giám sát trong bầu cử. Đây là một nhiệm vụ
rất khó khăn, địi hỏi Mặt trận các cấp phải chủ động, linh hoạt và sáng tạo nhằm

góp phần vào thắng lợi của mỗi cuộc bầu cử.
Về tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trình ra kỳ họp
Quốc hội trong thời gian qua là do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam chủ trì phối hợp, thực hiện. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri là nguồn
thông tin quan trọng để Quốc hội ra quyết định đúng đắn, phù hợp với lợi ích của
nhân dân, đồng thời làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức ở trung ương và ở địa phương
kiểm tra hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục những bất cập trong quản lý
nhà nước.
1.2.1.2. Tổ chức hiệp thương với các tổ chức thành viên, giới thiệu những người
đủ tiêu chuẩn làm hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân các cấp, tham gia
vào hoạt động hành pháp của Nhà nước
Một là Tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán
Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ủy viên Hội
đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán Tòa
án quân sự Trung ương. Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn thẩm phán do
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao. Hội đồng này có các thành viên gồm: Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao làm Chủ tịch; 1 Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án
quân sự Trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; đại diện lãnh đạo
Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và Ban Chấp hành Trương Hội Luật gia Việt Nam.
Hai là tham gia Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên
Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ủy viên Hội đồng tuyển


17
chọn kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Danh sách ủy viên Hội đồng
này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hội đồng này có 5 thành viên bao gồm: Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch; đại diện lãnh đạo Bộ Quốc

phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Luật
gia Việt Nam.
Ba là hiệp thương lựa chọn giới thiệu người để Hội đồng nhân dân
bầu làm hội thẩm Tòa án nhân dân; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm
nhân dân
Hội thẩm Tòa án nhân dân địa phương do Họi đồng nhân dân bầu theo sự
giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân
quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống
nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
1.2.1.3. Phát huy sức mạnh của hệ thống các cơ quan quản lý hành chính
Một là tham gia cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật
Theo sự hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận cấp trên, chủ trương của cấp ủy
đảng địa phương hoặc theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương phối hợp với
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hoặc chủ trì phối hợp với các tổ chức
thành viên trong việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và của chính quyền địa phương.
Về nội dung tuyên truyền, theo kế hoạch của Chính phủ, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền địa phương mà tổ chức tuyên
truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước và của chính quyền địa
phương.
Về nội dung tuyên truyền, theo kế hoạch của Chính phủ, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, chính quyền địa phương mà tổ chức tuyên truyền phổ biến


18
chính sách, pháp luật trong nhân dân, như chính sách thuế, Pháp luật về đất đai,
về khiếu nại, tố cáo; Pháp lệnh tôn giáo, Luật Giao thông đường bộ ... hoặc
tuyên truyền vận động thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo, chính

sách Việt kiều...
Về hình thức tun truyền vận động, nên đề ra nhiều hình thức như: thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, thơng qua các cuộc vận
động chính trị của các tổ chức thành viên; các hội nghị chuyên đề theo các đối
tượng xã; thông qua những người tiêu biểu; thông qua việc tổ chức các phong
trào rộng lớn trong nhân dân như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào giúp nhau làm kinh tế, phong trào
bảo vệ trật tự an toàn trên địa bàn khu dân cư, phong trào thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí ... Tun truyền bằng panơ, áp phích, các hình thức cổ động, tờ
gấp..., nhất là đẩy mạnh hình thức tuyên truyền miệng, tùy đậc điểm từng địa
phương.
Về chỉ đạo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giao nhiệm vụ cho Ban dân chủ - pháp luậ phối hợp với Hội đồng phổ biến
giáo dục pháp luật của địa phương có chương trình hàng năm tuyên truyền, giáo
dục nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương... Qua tuyên truyền,
vận động mà thu thập ý kiến, kiến nghị của nhân dân về những điểm khơng phù
hợp để có kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và
hợp lịng dân.
Cơng tác tun truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc
các cấp ở địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.
Sau khi Ban Bí thư có Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9-12-2003 về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Thủ tướng Chính phủ có
Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg, ngày 16-12-2004 phê duyệt chương trình


19
hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm

2010. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có đề án “Xây dựng và đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư”, gọi tắt là
“Đề án 2-212”, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đã có thông tri hướng dẫn các cấp Mặt trận địa phương tiếp tục đẩy mạnh
công tác này và thực hiện “Đề án 2-212” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại địa
phương mình.
Hai là tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18-2-1998 về xây dựng và
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở giao trách nhiệm cho Mặt trận Tổ quốc ba
nhiệm vụ sau đây:
+ Tuyên truyền trong nhân dân về Chỉ thị này và Quy chế dân chủ ở cơ
sở, làm cho mọi người hiểu và sử dụng đúng các quyền đã được quy định trong
Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời chấp hành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ
của cơng dân.
+ Phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở.
+ Giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ngày 20-4-2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày
01-7-2007.
Ngày 17-4-2008, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CPUBTWMTTQVN hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn, trong đó có hướng dẫn cụ thể việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cấp xã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân
dân cấp xã bầu. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cần


20
hướng dẫn công tác Mặt trận tham gia thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
theo các văn bản pháp luật mới ban hành.

Ba là tham gia tố tụng
Có thể nói các quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tham gia
tố tụng ở các văn bản pháp luật kể trên đã thể hiện rất cao tính chất dân chủ trong
các hoạt động tố tụng, một lĩnh vực thơng thường địi hỏi tính mệnh lệnh, tính
cưỡng chế là chủ yếu.
Trong lĩnh vực tố tụng hình sự: đối với những vụ án lớn, nhất là những vụ
có tác động lớn đến dư luận nhân dân hoặc có liên quan đến các đối tượng là
những người tiêu biểu như chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số, người Việt Nam ở
nước ngoài, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao giờ cũng có sự quan tâm theo
dõi và kịp thời kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đảm bảo sự
công minh của pháp luật. Những kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường
xuất phát từ dư luận nhân dân, từ đơn thư khiếu nại tố cáo, sau khi Mặt trận đã xác
minh trực tiếp, thấy có cơ sở đã hình thành quan điểm kiến nghị của mình, vì thế
nhiều kiến nghị của Mặt trận đã được các cơ quan có thẩm quyền tôn trọng xem
xét, xử lý kịp thời.
Trong các lĩnh vực tố tụng khác như dân sự, lao động, hành chính: Sự
tham gia của Mặt trận thường khơng trực tiếp mà chủ yếu làm công tác hỗ trợ
cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiến hành hoà giải giữa các bên đương
sự hoặc vận động đương sự thi hành bản án có hiệu lực pháp luật.
Thơng qua đội ngũ Hội thẩm nhân dân, Mặt trận thực hiện quyền giám sát
của mình đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Vấn đề này tuy cịn có nhiều ý
kiến khác nhau nhưng trong thực tế đã được các cấp Mặt trận vận dụng có hiệu
quả. Nhiều Hội thẩm nhân dân thường xuyên giữ mối liên hệ với Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc để thơng báo cho Mặt trận tình hình cơng tác tham gia xét xử của
Hội thẩm giúp Mặt trận có thêm thơng tin để thực hiện chức năng giám sát.
Bốn là tham gia công tác đặc xá


21
Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đặc xá, thực hiện

chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân
tộc ta đối với người phạm tội bị kết án phạt tù, khuyến khích họ phấn đấu, rèn
luyện trở thành người có ích cho xã hội. Nhà nước đã ban hành Luật đặc xá.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của
Chủ tịch nước đối với mỗi đợt đặc xá, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp có trách
nhiệm tham gia cơng tác đặc xá với những công việc sau đây:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tuyên truyền trong nhân dân ý nghĩa
chính trị, xã hội nhân đạo sâu sắc của chủ trương đặc xá.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương phối hợp với và đoàn thể
cùng cấp bàn kế hoạch quản lý, giúp đỡ, giáo dục, những người được tha tù
trước thời hạn trở về địa phương mau chóng hịa nhập cộng đồng, nhất là giúp
họ tìm cơng ăn việc làm ổ định đời sống, phấn đấu trở thành cơng dân ương
thiện, có ích cho xã hội.
Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trân Tổ quốc các cấp phối hợp với các tổ
chức thành viên cùng cấp phối hợp với các tô chức thành viên cùng cấp giám sát
việc thi hành quyết định đặc xá và các văn bản pháp luật có liên quan, góp phần
đảm bảo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đặc

1.2.1.4. Tham gia công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo và giám sát
qiải quyết khiếu nại tố cáo.
Khiếu nại tố cáo đang là vấn đề bức xúc trong xã hội diễn ra ở mọi nơi,
mọi cấp mà trước hết là ơ cơ sở. Việc tiếp dân trước đây chưa đặt ra trong hệ
thống Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhưng từ sau khi Nhà nước
ban hành Luật khiếu nại, tố cáo, trong đó có quy định Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam có trách nhiệm tiếp dân thì đến nay về cơ bản trụ sở của Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tổ chức tiếp dân. Việc tiếp dân sôi động nhất


22
thường diễn ra trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân

dân.
Việc phối hợp với cơ quan Nhà nước, các tổ chức thành viên của Mặt trận
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thể hiện rõ nét chức năng tham gia xây dựng
và củng cố chính quyền của Mặt trận.
1.2.1.5. Tham gia xây dựng pháp luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật ở tất cả các
khâu, từ việc trình dự án luật ra trước Quốc hội cho đến việc tham gia ý kiến vào
các dự án luật do cơ quan Nhà nước soạn thảo; tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho nhân dân và giám sát việc thi hành pháp luật.
Hoạt động có tính nổi bật hơn cả là, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam mỗi năm đã tham gia ý kiến vào hàng chục dự án luật, pháp lệnh, nghị
định. Nhiều bản góp ý do biết phát huy trí tuệ của đội ngũ tư vấn, cộng tác viên
và mở rộng đối tượng góp ý mà có chất lượng cao, có sắc thái riêng của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, được cơ quan soạn thảo trân trọng tiếp thu và được Quốc
hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận.
1.2.1.6. Vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào quần chúng,
cùng Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, phát huy hiệu quả
quản lý nhà nước
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, phổ biến nhân dân hiểu biết các
chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước để nhân dân thực hiện tốt quyền
làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
Phối hợp cùng các cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện các chính sách
dân tộc, tơn giáo, chính sách vay vốn xố đói giảm nghèo, phối hợp cùng Hội
đồng nhân dân địa phương triển khai, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở
cơ sở.


23

Tổ chức các cuộc vận động lớn trên quy mô cả nước thu hút sự đồng tình
của quần chúng nhân dân nhằm xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng đất nước
giàu đẹp, văn minh như cuộc vận động Tồn dân đồn kết xây dựng cuộc sống
văn hóa ở khu dân cư.
Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, với phương châm “Nhà nước
và nhân dân cùng làm” toàn xã hội cùng lo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận
động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng và thực hiện các chính sách xã hội có
hiệu quả.
1.2.1.7. Giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công
chức Nhà nước; thực hiện hoạt động phản biện xã hội.
Trong hệ thống chính trị, theo quy định hiện hành thì Đảng, Nhà nước và
Mặt trận đều có vai trị giám sát theo vị trí chức năng của tổ chức mình. Nhân
dân với quyền dân chủ trực tiếp hiện vai trị giám sát có tổ chức thơng qua Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Là giám sát mang tính nhân dân, giám sát của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân được hiểu là việc
xem xét, phát hiện, kiến nghị với cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước có thẩm
quyền xem xét, xử lý. Mục đích giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ
chức chính trị - xã hội và nhân dân nhằm góp phần thực hiện nghiêm túc và có
hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng và đối
ngoại; kiến nghị khắc phục những sai sót, yếu kém và sửa đổi, bổ sung những
quy định khơng cịn phù hợp; phát hiện những nhân tố mới, những mặt tích
cực; phát huy dân chủ, động viên nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng,
Nhà nước.
Một là giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước
Từ thực tiễn hoạt động và điều kiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nội
dung giám sát hoạt động và điều kiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nội dung
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước chủ yếu tập trung vào: Giám sát việc



×