Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________________________________________________________________________________________

NGUYỄN THỊ HÀ

NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA TỔ CHỨC ĐỒN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO
DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO THANH NIÊN
HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________________________________________________________________________________________

NGUYỄN THỊ HÀ

NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA TỔ CHỨC ĐỒN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO
DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO THANH NIÊN
HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

NGHỆ AN - 2017


1
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến trường
Đại học Vinh, Khoa Giáo dục Chính trị, Phịng Đào tạo Sau đại học, đặc biệt là
PGS.TS Nguyễn Lương Bằng đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tơi với
những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và
hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã trực tiếp truyền đạt những
kiến thức khoa học về chuyên ngành Chính trị học cho bản thân tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban thường vụ Huyện ủy, Ban Thường vụ
Huyện đồn Thiệu Hóa đã tạo mọi điều kiện và thời gian cho tơi hồn thành
chương trình khóa học. Xin cảm ơn Đồn các xã, thị trấn, đoàn và chi đoàn trực
thuộc đã tạo điều kiện, cung cấp những thông tin, số liệu tin cậy trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
ln động viên giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Dù đã nổ lực rất nhiều, song trong q trình thực hiện luận văn, khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được sự quan
tâm góp ý kiến quý báu của quý lãnh đạo, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2017.
Tác giả


Nguyễn Thị Hà


2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................. 2
DAN MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................. 5
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
B. NỘI DUNG..................................................................................................... 12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA TỔ CHỨC ĐỒN THANH
NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA
YÊU NƯỚC CHO THANH NIÊN ..................................................................... 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ........................................ 12
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trị của tổ chức Đồn Thanh niên
Cộng sản ........................................................................................................ 24
1.3. Chủ nghĩa yêu nước và vai trò của tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên ......... 30
Kết luận Chương 1......................................................................................... 43
Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRỊ CỦA TỔ CHỨC ĐỒN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU
NƯỚC CHO THANH NIÊN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA ... 45
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trị của chức Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................................................ 45
2.2. Đánh giá vai trị của tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước

cho thanh niên ................................................................................................ 54


3
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện vai trị của tổ chức
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên ............................... 70
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 73
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA
TỔ CHỨC ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC
GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO THANH NIÊN HUYỆN THIỆU
HÓA, TỈNH THANH HĨA ................................................................................ 75
3.1. Quan điểm về vai trị của tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho thanh niên....................................................................................... 75
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng vai trị của tổ chức Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay ........................ 79
Kết luận Chương 3......................................................................................... 96
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
D. DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO ...................................................... 100


4
DAN MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Từ diễn giải


1

ATGT

An toàn giao thơng

2

BCH

Ban chấp hành

3

BTV

Ban thường vụ

4

CLB

Câu lạc bộ

5

ĐVTN

Đồn viên thanh niên


6

ĐVTTN

Đoàn viên thanh thiếu niên

7

LLVT

Lực lượng vũ trang

8

TTN

Thanh thiếu niên

9

THCS

Trung học cơ sở

10

THPT

Trung học phổ thông


11

UBND

Ủy ban nhân dân


5
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê số lượng đoàn viên thanh niên............................................ 52
Bảng 2.2. Kết quả công tác giáo dục của đồn ................................................... 61
Bảng 2.3. Kết quả cơng tác tuyên truyền pháp luật ............................................ 61
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện các phong trào tình nguyện ................................... 64
Bảng 2.5. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm ................. 67


6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thanh niên là lực lượng
đóng vai trị rất quan trọng, họ là lực lượng xung kích trong các cuộc đấu tranh
cách mạng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội, là lực lượng đi
đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Đánh giá về
vai trị và vị trí của thanh niên trong quá trình phát triển lịch sử xã hội, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đánh giá là
lực lượng đơng đảo đang góp phần quan trọng vào mọi hoạt động của đời sống
xã hội, là lực lượng đang lớn lên, đang trưởng thành, có khả năng thích ứng
nhanh nhạy trước những biến động của xã hội.
Đảng ta ln đề cao vai trị và xác định thanh niên là lượng xung kích

cách mạng, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của
Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng ta đã
đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức
thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng
của Đảng và dân tộc. Từ đó, xây dựng được thế hệ thanh niên trong thời kỳ mới
“có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khoẻ, tư duy năng động và hành động sáng
tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước,
ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; khơng ngại khó khăn, gian
khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý thức
vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng,
quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu”.
Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm
sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành kỷ luật,
sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc, thờ ơ, lãnh cảm với những
vấn đề xã hội; tình trạng tội phạm trong thanh niên gia tăng và diễn biến ngày


7
càng phức tạp... Thực trạng trên xuất phát từ nhiều ngun nhân như: một số cấp
ủy đảng, chính quyền, đồn thể chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh
niên và việc bồi dưỡng, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên; Vai trị của
tổ chức đồn và đội ngũ cán bộ đoàn ở nhiều nơi chưa được phát huy; nội dung,
hình thức, phương pháp hoạt động đồn cịn nhiều hạn chế; một bộ phận thanh
niên thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống; sự chống
phá của các thế lực thù địch và những tiêu cực của nền kinh tế thị trường... đã và
đang tác động không nhỏ đến công tác giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước
cho thanh niên.
Nhận thức rõ vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc
giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, thời gian qua Huyện đồn Thiệu
Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

thanh niên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú bước đầu đem lại kết qủa.
Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục, đó là: Chưa phát huy hết
vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho thanh niên; nhận thức của một số cấp bộ Đồn, cán bộ đồn về cơng
tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên còn hạn chế, nội dung, hình
thức, phương thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước của Đồn chưa đáp ứng kịp u
cầu của tình hình thanh niên và sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Chính vì vậy, cần phải nâng cao vai trị của tổ chức Đồn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh trong việc tăng cường công tác giáo dục thế hệ trẻ, chú trọng
và nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, giúp họ thấm
nhuần mục tiêu, lý tưởng cách mạng, từ đó động viên, khích lệ, làm cho họ có ý
thức và trách nhiệm hơn nữa đối với vận mệnh của đất nước, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xây dựng quê hương Thiệu Hóa,
ngày càng giàu đẹp, văn minh. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn: “Nâng
cao vai trò của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ


8
nghĩa yêu nước cho thanh niên huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” có ý
nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên là một đề tài có sức thu hút
lớn đối với các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều tài liệu, cơng trình nghiên cứu ở
dưới những góc độ khác nhau được cơng bố. Đến nay đã có một số cơng trình
nghiên cứu, một số cuốn sách viết về giáo dục chủ nghĩa yêu nước của thanh
niên, có thể chia làm 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Vấn đề về cơng tác thanh niên bao gồm các cơng trình của các
tác giả Dương Tự Đam (2002), Định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội;
Đồn Văn Thái (2002), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Trần Thị Quy

Nhơn (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị thanh niên trong cách mạng Việt
Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng,
Các cơng trình nghiên cứu trên đều có chung quan điểm là: Thanh niên có
vị trí, vai trị quan trọng trong xã hội, cho nên Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã
hội cần phải quan tâm tác động một cách có ý thức tới thanh niên, tạo điều kiện
thuận lợi cho thanh niên phát triển, trưởng thành và phát huy vai trò làm chủ
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhóm 2: Vấn đề giáo dục thanh niên bao gồm các cơng trình của các
tác giả PGS.TS Lại Quốc Khánh - Phan Duy Anh (2013), “Giáo dục truyền
thống cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tuyên
giáo, số 9. Trần Viết Hơn (2005), Giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên
trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, Tạp chí Dân vận. Nguyễn Văn
Bắc (2006), Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với việc
giáo dục, rèn luyện cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ
Chính trị học, Hà Nội.


9
Vấn đề giáo dục thanh niên phải được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, đồng thời là nhiệm vụ chung của toàn xã
hội, trong đó Đồn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là nịng cốt.
Nhóm 3: Vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên bao gồm:
Tiến sỹ Lương Gia Ban “Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (1999). Phó Giáo sư. Tiến sỹ
Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2008) “Từ chủ
nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”. PGS.TS.
Bùi Đình Phong (2008), “Chủ nghĩa u nước Hồ Chí Minh thời kỳ mở cửa, hội
nhập quốc tế”, đề tài khoa học cấp bộ, mã số B08 - 02, Hà Nội. Nguyễn Thị
Ánh Tuyết (2014), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho Đoàn viên,
thanh niên huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. TS. Nguyễn

Lương Bằng - Lê Thị Thanh Hà, Thông báo khoa học, Đại học Vinh, số 31
(2003), “Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong tầng lớp sinh viên Việt Nam hiện
nay”.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên đều có ý nghĩa quan trọng
về mặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu rất phong phú, thiết thực để nghiên
cứu vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên. Tuy nhiên, đến nay
chưa có cơng trình nào đề cập một cách trực tiếp, chuyên sâu đến việc nâng cao
vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho thanh niên huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, tác giả chọn vấn
đề “Nâng cao vai trò của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo
dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”
nghiên cứu khơng trùng lặp với các cơng trình cơng bố ở trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo
dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong
giai đoạn hiện nay.


10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ
Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên hiện nay.
- Khảo sát, thực trạng vai trị của tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho thanh niên.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra phương hướng và đề xuất giải
pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc
giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vấn đề vai trị của tổ chức Đồn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên rất rộng, đa dạng và
phong phú. Song, trong giới hạn một luận văn Thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung đi sâu
nghiên cứu vai trị của Tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục
chủ nghĩa yêu nước cho đối tượng là thanh niên.
- Đề tài thực hiện thông qua khảo sát tại các tổ chức cơ sở Đoàn trên địa
bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2012 – 2017).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học như: Lơgíc
- lịch sử, phân tích, tổng hợp, phỏng vấn, khảo sát, điều tra xã hội học...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn


11
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh
niên, đề tài góp phần làm rõ hơn vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh
trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên trên
địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
Thơng qua luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của các cấp bộ Đoàn từ huyện đến cơ sở,
nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục chủ
nghĩa u nước đối với thanh niên nói chung và thanh niên huyện Thiệu Hóa,
tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chủ
nghĩa yêu nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương, 8 tiết.


12
B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐỒN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA
YÊU NƯỚC CHO THANH NIÊN
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm Thanh niên
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: "Thanh niên là người còn trẻ, đang
ở độ tuổi trưởng thành" [50, tr.387]. Thanh niên thường được xem như một
nhóm xã hội lứa tuổi hoặc một lát cắt chu kỳ sống của con người (tuổi thanh
xuân), có sự khác nhau với các nhóm đối tượng lứa tuổi khác vì có một số đặc
điểm tâm lí do lứa tuổi. Khi xem xét vấn đề thanh niên vấn đề được đặt ra là
giới hạn của tuổi thanh niên thường được bắt đầu từ tuổi nào đến tuổi nào trong
đời sống con người? Có nhiều quan niệm khác nhau và cách trả lời khác nhau
của mỗi lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Tuy nhiên, tính chung nhất của các
khoa học trong việc xác định lứa tuổi thanh niên là xuất phát từ sự thừa nhận
tính chất hai mặt của thanh niên (mặt xã hội và mặt sinh học) trong việc nghiên
cứu các quá trình phát triển sinh học, tâm lý và xã hội của lứa tuổi thanh niên,
chỉ ra những qui luật phát triển của lứa tuổi, cũng như sự thống nhất, tương
quan giữa các giai đoạn của quá trình phát triển lứa tuổi. Trong tâm lý học,
việc xác định lứa tuổi thanh niên được căn cứ trên sự hình thành của các quá
trình tâm lý được qui định bởi các qui luật phát triển sinh học của cá thể cũng
như các nhân tố xã hội trong mối quan hệ qua lại của chúng. Sự phát triển tâm
lý của các lứa tuổi thường trải qua những bước nhảy vọt trong quá trình phát

triển tâm lý liên tục.
Việc xem xét phạm trù thanh niên không đơn thuần dừng lại ở các yếu tố
độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý mà điều quan trọng là phải xét thanh niên ở tính


13
chất xã hội từ mối quan hệ xã hội mà nó làm chủ thể, chịu sự tác động và chi
phối của các quan hệ xã hội. Trong các mối quan hệ xã hội ấy, người ta nhấn
mạnh các vấn đề như: thanh niên có vai trị quan trọng trong hiện tại, là lớp
người có trách nhiệm xây dựng và làm chủ tương lai, họ vừa là khách thể vừa là
chủ thể của q trình xã hội hóa. Xã hội hóa là một quá trình chuẩn bị cho lớp
người trẻ tuổi tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội một cách chủ động.
Nói cách khác, đó là q trình biến lớp người trẻ tuổi từ chỗ là đối tượng của xã
hội hóa thành chủ thể của xã hội. Khi xem xét sự phát triển trong vai trò của
thanh niên với xã hội ta thấy trải qua ba giai đoạn cơ bản. Giai đoạn thứ nhất,
thanh niên chủ yếu đóng vai trò là đối tượng của những tác động xã hội dưới
những điều kiện khác nhau của chúng. Giai đoạn thứ hai, thanh niên bắt đầu
đóng vai trị là yếu tố của lực lượng sản xuất và là người mang các quan hệ sản
xuất và tất cả các quan hệ xã hội khác. Giai đoạn này, trong khi vẫn là đối tượng
của những tác động xã hội, thanh niên đã là chủ thể của quá trình xã hội. Trong
giai đoạn thứ ba, thanh niên đã hoàn toàn thể hiện là yếu tố của các lực lượng
sản xuất và là người mang tất cả các quan hệ xã hội, thể hiện tồn bộ xã hội
đương thời của mình, và do đó tự phủ định tư cách thanh niên của mình.
Việc phân chia giai đoạn lứa tuổi chủ yếu dựa trên sự thay đổi vị trí xã hội
và hoạt động xã hội của cá nhân, đồng thời chú ý nhiều vào những thuộc tính
của tuổi thanh niên với tư cách là một nhóm dân cư - xã hội. Các nhà xã hội học
không chỉ chú ý tới giới hạn giữa lứa tuổi thiếu niên và tuổi lứa thanh niên mà
còn tới ranh giới và tiêu chuẩn xác định thời kỳ quá độ trở thành người lớn.
Dưới góc độ xã hội học:
Thanh niên là một nhóm dân số xã hội lớn, với các đặc điểm được xác

định bởi vai trị, vị trí của hệ thống tái sản xuất và phát triển xã hội, các nhân tố
này gắn liền với các quá trình tâm lý xã hội, với tính khơng đồng nhất về chính
trị - xã hội, với các yếu tố đặc thù trong vị trí xã hội của tầng lớp này [39, tr.56].


14
Thanh niên là những người ở độ tuổi đang hình thành và phát triển nhân
cách. Độ tuổi này được tính khác nhau tùy từng nước. Có nước tính từ 14, 15
tuổi, thậm chí 13, đến 24, 25 tuổi. Phần đơng các nước tính từ 15 đến 30 tuổi.
Theo nhà tâm lý học Nga L.C. Vưgôtxki, cơ sở xác định các thời kỳ lứa tuổi dựa
vào thời điểm phát triển tâm lý có đột biến. Độ tuổi này được coi như thời kỳ
chuyển tiếp từ tuổi thơ bị phụ thuộc sang giai đoạn hoạt động độc lập và bắt đầu
có trách nhiệm công dân. Từ hướng tiếp cận này "xã hội học chú ý vào vai trò xã
hội, định hướng giá trị và những vấn đề liên quan tới việc chuẩn bị cho thanh
niên bước vào cuộc sống lao động" [42, tr.7].
Theo quy định của Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thơng qua có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 tại Điều 1 quy định: "Thanh niên… là công
dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi" [40, tr.12]. Luận văn này
lấy độ tuổi thanh niên quy định trong Luật Thanh niên là căn cứ để nghiên cứu.
1.1.2. Khái niệm tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Về tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tại Điều 33 của Luật
Thanh niên năm 2007 quy định: "Tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của
thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... bao gồm Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh và các tổ chức khác của thanh niên... được tổ chức và hoạt động theo điều
lệ của tổ chức và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật" [40, tr.17].
Đồng thời nêu rõ: "Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức
chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong
trào thanh niên" [40, tr.18] Theo Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí

Minh năm 2007:
Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh


15
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn
đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh...
"Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội
chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nịng
cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt
Nam" [23, tr.31].
1.1.3. Khái niệm Hội liên hiệp thanh niên
Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi
của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ
Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội LHTN Việt Nam hoạt
động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam. Hội LHTN Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới.
Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Hội LHTN
Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang: Đoàn kết mọi tầng lớp thanh
niên đóng góp xứng đáng cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bước vào thời kỳ mới, Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần
yêu nước, lịng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tài năng và sức trẻ của
thanh niên, đoàn kết mọi thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn
đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì dân giàu, nước mạnh, xã

hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của tuổi trẻ.
Hội LHTN Việt Nam đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác bình
đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong


16
cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.
1.1.4. Khái quát chung về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa
yêu nước
1.1.4.1. Khái niệm yêu nước và chủ nghĩa yêu nước
Yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua
hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập. Yêu nước là
trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến của nhân dân các quốc gia, của
các dân tộc trên thế giới. Tình cảm yêu nước bắt nguồn từ yêu nhà, yêu quê
hương xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Cùng với sự phát triển của ý thức
xã hội, tình cảm đó được nâng lên thành tư tưởng yêu nước, chi phối hành động
của mỗi con người. Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, gắn liền với
sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tư tưởng yêu nước có thể phát triển thành chủ
nghĩa yêu nước, là cơ sở lý luận, chi phối quan niệm sống, tồn tại và phát triển
của cả dân tộc.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm khoa học, đúng đắn và
logic về khái niệm “yêu nước”. Theo tác giả Trần Văn Giàu thì “yêu nước được
hình thành từ hai khái niệm “yêu” và “nước”. “Yêu” theo nghĩa chung nhất, là
trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao và được
gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. “Nước” ở đây có
nghĩa là đất nước, quê hương, Tổ quốc, quốc gia, non sông” [26, tr.38].
Mặt khác, khái niệm “nước” khi gắn với khái niệm “u” thì nó khơng chỉ
dừng lại ở khía cạnh thiên nhiên, địa lý, lãnh thổ nữa mà nó bao hàm cả con
người, cộng đồng và cả phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc sinh sống

trên lãnh thổ đó. “Yêu nước là một khái niệm thuộc về phạm trù đạo đức, tình
cảm của nhân dân ở mỗi quốc gia. Tinh thần yêu nước là sự kết hợp chặt chẽ
giữa lý trí với tình cảm cách mạng, tinh thần u nước khơng phải là tình cảm


17
bình thường mà tình cảm đó đã đạt đến trình độ, giá trị cao về tư tưởng cũng
như lý luận chính trị, nó mang tính tự giác và bền vững” [26, tr.23].
Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến ở mọi dân tộc.
Tùy theo những điều kiện địa lý tự nhiên, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa,
sự phát triển kinh tế - xã hội, tâm lý dân tộc,… mà tư tưởng, tình cảm yêu nước
có những đặc điểm khác nhau, đối với mỗi dân tộc cũng khác nhau.
Yêu nước Việt Nam không phải chỉ là khái niệm trừu tượng mà có nội
dung rất cụ thể, vì nước là tập hợp của làng, làng là cộng đồng của dân. Do đó,
yêu nước là yêu làng, tình u đó được hình thành và phát triển trong q trình
lịch sử và văn hố chung. Đó là mẫu số chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Điều này được thể hiện sâu sắc trong các câu truyện huyền thoại Việt Nam,
trong lễ hội và phong tục tập qn Việt Nam. Văn hố có vị trí quan trọng trong
sự phát triển của dân tộc Việt Nam, trong đó yêu nước là bậc thang giá trị cao
nhất của văn hố. Vì vậy, bảo vệ văn hố dân tộc chủ yếu là bảo vệ bản sắc dân
tộc gắn với bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia. Ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia cũng là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã
hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, là lòng tự hào
về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Trải
qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, gắn liền với sự nghiệp dựng nước và
giữ nước, tư tưởng yêu nước có thể phát triển thành chủ nghĩa yêu nước và nó
cũng là cơ sở lý luận chi phối quan niệm sống, tồn tại và phát triển của cả dân
tộc. Hay nói cách khác “yêu nước” là ngun tắc đạo đức chính trị, một tình cảm
xã hội mà nội dung bao trùm của nó là tình u và lòng trung thành với Tổ quốc,

là sự tự hào về quá khứ và hiện tại về Tổ quốc, đất nước mình, là sự quyết tâm
và ý chí bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ non sông đất nước.
Yêu nước là truyền thống văn hóa đứng đầu trong bảng giá trị văn hóa
tinh thần của dân tộc ta. Nó ăn sâu vào máu, vào tâm tư, tình cảm, vào tiềm thức


18
của mỗi con người Việt Nam. Mỗi khi có giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước
của dân tộc ta lại trỗi dậy thành làn sóng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước
và bán nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Để minh chứng về vấn đề này, một
viên tướng quân sự của Mỹ đã từng thú nhận rằng: Mặc dù đã đẩy chiến tranh
lên mức độ cao nhất, với sự hỗ trợ đắc lực của vũ khí chiến đấu hiện đại nhưng
vẫn bị chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đánh bại. Chúng phải thốt lên: Đây là vùng
đất ma qủy, Việt Cộng không phải là người, Việt Cộng không phải cấu tạo bằng
da bằng thịt. Và đây cũng chính là nguyên nhân giúp quân và dân ta dành thắng
lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã
hội, là một phạm trù thuộc lĩnh vực ý thức xã hội bao gồm tư tưởng và tình cảm
của một dân tộc. Nội dung chính của chủ nghĩa u nước là tình u và lịng
trung thành với Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, đã là người Việt Nam, đã là con
Lạc cháu Hồng thì ít hay nhiều, ai cũng có lịng u nước. Đây là truyền thống
mang tính chất nhân đạo và nhân văn cao cả. Theo Hồ Chí Minh, yêu nước là
truyền thống quý báu của dân tộc ta. Người viết: “Dân ta có một lịng nồng nàn
u nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành làn sóng vơ cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
lũ bán nước và lũ cướp nước” [36, tr.247]. Lịch sử nghìn năm của dân tộc Việt
Nam đã ghi nhận những trang oanh liệt của nhân dân đấu tranh để xây dựng
nước nhà và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc mình.

Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ
thời cổ đại đến hiện đại. Tinh thần u nước ln giữ vị trí chuẩn mực cao nhất
của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt
Nam, là động lực nội sinh to lớn của cộng đồng dân tộc Việt Nam, tạo nên sức


19
mạnh vô địch trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc
xây dựng đất nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành giá trị truyền thống
quý báu được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử, là ngun khí quốc gia và
là giá trị văn hóa tinh thần vô giá, là sức mạnh phi thường cho dân tộc ta vượt
qua nhiều khó khăn, thử thách.
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một phạm trù thuộc lĩnh vực tư
tưởng và tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Tổ quốc. Nội dung chính của
chủ nghĩa u nước là tình u và lịng trung thành với Tổ quốc. Trong thời kỳ
hịa bình ngày nay, chủ nghĩa yêu nước cũng có sự khác biệt so với thời chiến.
Nó khơng cịn là hình ảnh cầm súng xơng pha ngồi chiến trường để tiêu diệt
địch mà lại vơ cùng gần gũi và thân quen. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu
nước có khi rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi ẩn giấu kín đáo rất khó nhận ra.
Yêu nước trở thành sức mạnh tiềm tàng thường trực trong lịng dân tộc, là nguồn
lực khơng bao giờ cạn trong suốt chiều dài lịch sử đất nước và là đặc trưng tiêu
biểu của tính cách con người Việt Nam. Vì thế, chúng ta cần phải thường xuyên
khơi dậy, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa yêu nước. Hiện nay, nước
ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện
thắng lợi sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, vững
bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự nghiệp hết sức vẻ vang nhưng đầy khó
khăn gian khổ, phức tạp và chưa có tiền lệ. Để hoàn thành sự nghiệp này, một
động lực quan trọng hàng đầu là phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước trong mỗi
con người Việt Nam, trong đó tầng lớp thanh niên là người chủ tương lai của đất
nước để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng đề ra.

1.1.4.2. Cơ sở hình thành, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng khơng có cái gì ra đời từ mảnh đất
trống không, mà phải dựa trên những cơ sở nhất định. Chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam được hình thành và phát triển trên nguyên lý đó.


20
Thứ nhất: đó là sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, với quê hương
xứ sở và cộng đồng.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đơng Nam Á, với bờ biển kéo
dài, nằm trên các tuyến giao thơng đường biển huyết mạch, khí hậu và tài
ngun thiên nhiên ưu đãi: khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao và môi trường
sinh thái phong phú rất thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp. Song, bên
cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi ấy thì cũng có những khó khăn nhất
định, thậm chí cịn khắc nghiệt, như: bão tố, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh... đầy thử
thách đối với con người. Vì vậy, trong quá trình tổ tiên ta trụ lại khai phá mảnh
đất này, đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên. Điều đó làm cho sự cố kết
cộng đồng, sự gắn bó giữa các thành viên lại với nhau trở thành yêu cầu tự
nguyện, tất yếu để tồn tại và phát triển. Tất cả những thành tựu trong quá trình
xây dựng quê hương xứ sở đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của
bao thế hệ cha ơng. Từ đó, mọi người dân Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa
với quê hương, xứ sở. Đó là một cơ sở bền chắc cho tình u q hương đất
nước.
Bên cạnh đó, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế nông
nghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều đó tự nó
tạo nên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với nhau, cùng nhau chung tay
góp sức khai thác thiên nhiên, làm cơng trình thủy lợi để dẫn thủy nhập điền,
đắp đê phịng lũ lụt, xây dựng xóm làng đất nước. Từ những đặc điểm đó đã tạo
nên sự cố kết của cộng đồng người Việt từ rất sớm. Tình yêu bắt nguồn một
cách tự nhiên, giản dị từ tình u làng xóm, quê hương. Từ những xúc cảm với

cây đa, bến nước, sân đình, với lũy tre làng, với những mái nhà đơn sơ, với
những con đường thân thuộc, đó chính là tình u Tổ quốc, tình u đối với non
sơng, đất nước.


21
Thứ hai: Quá trình lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Đất nước ta có vị trí địa lí rất quan trọng, do đó lịch sử nước ta là lịch sử
của dựng nước luôn luôn gắn liền với giữ nước. Chống giặc ngoại xâm là đặc
điểm của nhiều dân tộc trên thế giới để tồn tại và phát triển. Mỗi nước có một
kiểu đấu tranh chống giặc ngoại xâm khác nhau, riêng đối với nước ta việc
chống giặc ngoại xâm có những đặc điểm sau đây:
Hiếm có một dân tộc nào như dân tộc ta phải chống ngoại xâm nhiều lần.
Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ III trước Công nguyên đến cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, trong hơn 22 thế kỷ ấy thì có hơn 12 thế kỷ
dân tộc ta phải tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ách đơ
hộ của nước ngồi. Độ dài thời gian, tần số xuất hiện, số lượng các cuộc kháng
chiến và khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam lớn hơn nhiều so
với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới.
Trong các cuộc chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta phải đương đầu với
những kẻ thù mạnh hơn ta rất nhiều. Đó là các cuộc đấu tranh lịch sử giữa dân
tộc ta với nhiều đế chế phong kiến hùng mạnh bậc nhất ở phương Đông thời cổ trung đại và với các cường quốc tư bản chủ nghĩa thời cận - hiện đại. Các cuộc
chiến đấu rất khơng cân sức đó đã diễn ra hết sức ác liệt nhưng cuối cùng dân
tộc ta đều giành được thắng lợi. Như vậy, có thể nói rằng sự sống cịn và con
đường chiến thắng kẻ thù của dân tộc ta là do biết huy động sức mạnh đại đoàn
kết của toàn dân tộc.
Việc bảo vệ đất nước và bảo vệ giống nịi, bảo vệ bản sắc dân tộc có quan
hệ gắn bó rất mật thiết với nhau, hỗ trợ tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển.
Qua hàng ngàn năm đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã ra
sức thực hiện ý đồ thâm độc đồng hóa dân tộc ta, hàng trăm năm nơ dịch nhân

dân ta, bọn thực dân, đế quốc phương Tây đã ráo riết thực hiện chính sách chia
rẽ dân tộc ta, đồng hóa văn hóa với chiêu bài “khai hóa văn minh”. Song, tất cả
các âm mưu, thủ đoạn đó của chúng đều thất bại hoàn toàn.


22
Từ những đặc điểm trên đây đã tác động rất sâu sắc đến tồn bộ tiến trình
lịch sử của dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa Việt Nam và
các sản phẩm tinh thần của dân tộc. Nó rèn giũa, hun đúc chủ nghĩa yêu nước
của dân tộc, truyền thống đồn kết, ý chí thống nhất đấu tranh, thống nhất dân
tộc; tạo nên khí phách anh hùng, quật cường của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng
chịu đựng mọi hy sinh gian khổ bảo vệ nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và
chủ quyền quốc gia, dân tộc. Đó là cơ sở vững chắc, là nội dung quan trọng của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Ba là: Nền văn hoá thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
Nét tiêu biểu, đặc sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam là sự phong phú,
đa dạng và thống nhất cao. Đặc điểm này được thể hiện trong quá trình hình
thành và phát triển của nền văn hố Việt Nam:
Văn hóa Việt Nam là sự hịa nhập của ba trung tâm văn hóa trong thời kỳ
cổ đại: Đó là văn hóa Đơng Sơn với nhà nước Văn Lang Âu Lạc ở miền Bắc;
văn hóa Sa Huỳnh với Vương quốc Chăm Pa ở miền Trung và văn hóa Ĩc Eo
với Vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, các
nền văn hóa đó đã nhập vào dịng chảy chung của văn hóa Việt Nam. Trong đó
văn hố Đơng Sơn giữ vai trò chủ yếu qua các thời: Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại
Nam tới Việt Nam ngày nay. Đó là tính đa dạng và thống nhất của lịch sử văn
hoá Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc
anh em cùng sinh sống, làm ăn trên lãnh thổ. Trong đó, dân tộc Kinh (Việt)
chiếm khoảng 87% dân số, sống tập trung ở đồng bằng, đô thị và rải rác ở miền
núi, trung du. Các dân tộc thiểu số còn lại chiếm khoảng 13%, chủ yếu sống ở

miền núi, trung du. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng tạo nên bức tranh đầy
màu sắc, đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam.
Mặt khác, tuy có nhiều dân tộc sinh sống nhưng có một tộc người đa số
(người Kinh) tạo thành một trung tâm phát triển của lịch sử - văn hóa. Đồng
thời, các tộc người đó lại sống gắn bó với nhau trong một quốc gia thống nhất


23
lâu đời dưới sự quản lý của Nhà nước Trung ương thống nhất. Trong quá trình
dựng nước và giữ nước càng gắn bó các tộc người lại trong một vận mệnh
chung, cả cộng đồng có một cơ sở chung, một nền văn hố thống nhất trong tính
đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh cộng đồng dân tộc Việt Nam. Quá trình
dựng nước và giữ nước càng làm gắn bó các tộc người lại trong một vận mệnh
chung, cả cộng đồng có một nền văn hóa thống nhất trong tính đa dạng, một ý
thức chung về vận mệnh cộng đồng và về một tổ tiên chung là vua Hùng.
Như vậy, sự hình thành mang tính đa dạng và phong phú nhưng thống
nhất cao của nền văn hóa gắn liền với sự thống nhất của cộng đồng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước, ý thức cộng đồng trên
nền tảng gắn kết từng thành viên với gia đình; gia đình - làng, xã - dân tộc, Tổ
quốc, là một bộ phận tạo thành nền văn hóa Việt Nam, vừa kết tinh những giá trị
tiêu biểu, vừa chi phối sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
Bốn là: Q trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia, dân tộc
Việt Nam.
Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia dân tộc Việt Nam
cũng là một cơ sở của chủ nghĩa yêu nước. Sự phát triển của xã hội loài người
diễn ra qua các hình thái kinh tế xã hội kế tiếp nhau. Từ hình thái kinh tế xã hội
Cộng sản nguyên thủy  Chiếm hữu nô lệ  Phong kiến  Tư bản chủ nghĩa
và cuối cùng là Chủ nghĩa Cộng sản mà giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội. Hình
thái kinh tế xã hội sau bao giờ cũng kế thừa các giá trị của hình thái kinh tế xã
hội trước. Trong quy luật vận động chung đó, do những điều kiện, đặc điểm

riêng của mình mà mỗi quốc gia có thể phát triển, bỏ qua hình thái kinh tế xã hội
này hay hình thái kinh tế xã hội khác. Những điều kiện, đặc điểm riêng đó của
mỗi nước trong các nấc thang phát triển đều có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát
triển văn hóa, trong đó có chủ nghĩa yêu nước. Quá trình hình thành và thống
nhất dân tộc Việt Nam có những đặc điểm sau đây:


×