Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIVAIDS và một số yếu tố liên quan tại thành phố sa đéc tỉnh đồng tháp năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH THỊ NGỌC ĐIỆP

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
TRONG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGHÀNH: 8720701

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH THỊ NGỌC ĐIỆP

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
TRONG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGHÀNH: 8720701

GIAO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG


Hà Nội – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Lời đâu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
q Thầy, Cơ, Ban Giám Hiệu, Phịng Quản lý đào tạo sau đại học và quý Thầy –
Cô của Trường Đại học Y tế cơng cộng đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức
quý báu và hướng dẫn tận tình cho lớp Thạc sĩ y tế cơng cộng khóa 21-3A ở Đồng
Tháp trong suốt thời gian hai năm học 2018-2019 vừa qua,
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn đến giáo
viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Thu Hà, TS, Nguyễn Khánh Phương, đã tận tình
hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báo, tạo
mọi điều kiện để giúp tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn học viên lớp Thạc sĩ
y tế công cộng khóa 21-3A ở Đồng Tháp trong suốt thời gian hai năm học 20182019 đã có những ý kiến đóng góp q báo giúp tơi trong khi làm luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm kiểm sốt bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, Khoa
Phòng chống HIV/AIDS của Trung tâm kiểm sốt bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, Phịng
khám ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS ở thành phố Sa Đéc, các cộng tác viên,
đồng đẳng viên trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều
tra, phỏng vấn cũng như cung cấp những tài liệu tham khảo giúp tơi thu thập được
những thơng tin chính xác, trung thực để làm cơ sở hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng với những kết quả đạt được trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẽ
với tất cả các bạn đồng nghiệp tham khảo.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên: Huỳnh Thị Ngọc Điệp


i


MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Acquired Immuno – Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải)

ARV

Antiretrovirus – thuốc kháng retrovirus

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm Y tế

BHYTTN

Bảo hiểm y tế tự nguyện

CD4

Tế bào bạch cầu được tạo ra do đáp ứng của hệ miễn dịch

CSĐT


Cơ sở điều trị

CDC

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

CNTND

Chứng minh thư nhân dân

CSYT

Cơ sở Y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HGĐ

Hộ gia đình

HIV

Human Immunodeficiency Virus (là vi rút gây suy giảm miễn dịch
ở người)

KCB

Khám chữa bệnh


LTMC

Lây truyền mẹ con

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NLĐ

Người lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

PEPFAR

Chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phịng
chống HIV/AIDS

PVS

Phỏng vấn sâu

TLN

Thảo luận nhóm


TTLT

Thơng tư liên tịch

NTCH

Nhiễm trùng cơ hội

TYT

Trạm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

YTDP

Y tế dự phòng


ii

MỤC LỤC

MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm Y tế ..................................................................................4
1.1.2. Điều trị ARV .....................................................................................................4
1.2. Chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế dành cho người nhiễm HIV...........6
1.2.1. Tổng hợp các văn bản chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế dành cho người
nhiễm HIV/AIDS ........................................................................................................6
1.2.2. Quy định về đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế của người có HIV/AIDS. ..7
1.2.3. Quyền lợi khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS khi sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế trong khám chữa bệnh .................................................................................9
1.3. Lộ trình chi trả bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV/AIDS năm 2019-2020
...................................................................................................................................11
1.4. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...........................................12
1.4.1. Nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................12
1.4.2. Nghiên cứu trong nước....................................................................................13
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ....................................................................16
1.5.2. Bảo hiểm Y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Đồng Tháp............17
1.5.3. Bảo hiểm Y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Đồng Tháp............18
1.5. Khung lý thuyết ................................................................................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................19
2.1. Người cần nghiên cứu ......................................................................................20
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................20
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ......................................................................20


iii

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...............................................................21

2.4.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................21
2.4.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................21
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................21
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................21
2.5.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................21
2.5.3. Quy trình thu thập, cập nhật dữ liệu ................................................................22
2.6. Biến số nghiên cứu ...........................................................................................22
2.6.1. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................22
2.6.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................23
2.7. Khái niệm sử dụng thang đo và tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá ......................23
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................25
2.8.1. Nhập liệu và quản lý số liệu ............................................................................25
2.8.2. Xử lý, phân tích số liệu ...................................................................................25
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .....................................................27
3.1.1. Thông tin nhân khẩu, xã hội học của đối tượng nghiên cứu ...........................27
3.1.2. Thơng tin về tình trạng tha gia bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu .......28
3.2. Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh ...................30
3.3. Một số yếu tố liên đến thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người
nhiễm HIV/AIDS .....................................................................................................32
3.3.1. Yếu tố cá nhân ...............................................................................................32
3.3.1.1. Yếu tố nhân khẩu xã hội học .....................................................................32
3.3.1.2. Kiến thức, thái độ người nhiễm HIV ........................................................33
3.3.2. Yếu tố hộ gia đình, bạn bè ............................................................................36
3.3.3. Yếu tố dịch vụ y tế .........................................................................................38
Chương 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................42


iv


4.1. Đặc điểm chung của đối tượng ........................................................................42
4.2. Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh .........42
4.3. Một số yếu tố liên quan trong việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám
chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS. ...............................................................44
4.3.1. Nguyên nhân người nhiễm HIV/ không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoặc chỉ sử
dụng một số lần .........................................................................................................44
4.3.2. Yếu tố cá nhân liên quan đến thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong
khám chữa bệnh của người nhiễm HIV ....................................................................45
4.3.3. Yếu tố dịch vụ y tế liên quan đến thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong
khám chữa bệnh của người nhiễm HIV ....................................................................46
4.3. Một số ưu điểm và hạn chế của đề tài ............................................................48
KẾT LUẬN ..............................................................................................................49
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................51
Phụ lục 2. PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM CHO NGƯỜI
NHIỄM HIV/AIDS..................................................................................................11
Phụ lục 3. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO KHOA PHỊNG
CHỐNG HIV/AIDS CỦA TRUNG TÂM KIỂM SỐT BỆNH TẬT TỈNH
ĐỒNG THÁP ...........................................................................................................14
Phụ lục 4. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ KHÁM NGOẠI
TRÚ/CÁN BỘ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ TẠI PKNT TP. SA ĐÉC .....................16
Phụ lục 5. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ....18
Phụ lục 6. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .....................................................................23


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin nhân khẩu - xã hội học của đối tượng nghiên cứu…………...27
Bảng 3.1: Thông tin nhân khẩu học - xã hội học của đối tượng nghiên cứu (tt)…..28

Bảng 3.2: Thơng tin về tình trạng tham gia bảo hiểm y tế ………………………..30
Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người có HIV………………31
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu xã hội học và việc sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế trong khám chữa bệnh …………………………………………………..32
Bảng 3.5. Kiến thức và thái độ của đối tượng về việc sử dụng thẻ BHYT………...33
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa yếu tố kiến thức, thái độ của đối tượng và việc sử
dụng thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh …………………………………………..35
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa yếu tố hộ gia đình, bạn bè với việc sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế trong khám chữa bệnh …………………………………………………..36
Bảng 3.8. Lý do không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người
nhiễm HIV …………………………………………………………………………38
Bảng 3.9: Sự kì thị đối với người nhiễm HIV/AIDS khi sử dụng bảo hiểm y tế ….39
Bảng 3.10: Truyền thông và tư vấn về bảo hiểm y tế ……………………………..39
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa các yếu tố dịch vụ y tế và thông tin truyền thông về
sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS ………………………….40


vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế liên
quan đến HIV/AIDS được Chính phủ, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội thống nhất trong
việc chi trả qua Bảo hiểm y tế. Người nhiễm HIV/AIDS khơng có bảo hiểm y tế
xem là gánh nặng trong quá trình điều trị HIV/AIDS của bản thân và gia đình, xã
hội. Vì vậy việc tìm hiểu tình hình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân
HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính, 210
người nhiễm HIV/AIDS tham gia nghiên cứu với mục đích mơ tả thực trạng sử
dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS và một
số yếu tố liên quan, tại thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp năm 2019.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế với các loại thẻ: tự nguyện
54,3%, loại thẻ thuộc hộ nghèo 5,2%, cận nghèo 7,1%, được cơ sở điều trị cấp 31%.
Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh trong 12 tháng qua: có sử dụng
59,5%, không sử dụng 40,5%. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh
thông thường 57,1%, trong điều trị ARV 2,4%. Tần suất sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
khám chữa bệnh tất cả các lần khám là 97,6%, một số lần 2,4%.
Đối tượng có kiến thức tích cực về bảo hiểm y tế đạt 87,6% (nam có tỷ lệ
85,8%, nữ có tỷ lệ 98,7%). Về thái độ tích cực sự cần thiết của bảo hiểm y tế đối
với người nhiễm HIV/AIDS đạt tỷ lệ là 100% trong đó sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
trong khám chữa bệnh được bảo mật thông tin là 100%. Bị kỳ thị và phân biệt đối
xử là 98,1%;
Người nhiễm HIV/AIDS là nam giới sử dụng bảo hiểm y tế ở tất cả các lần
KCB cao hơn nữ giới, có ý nghĩa thống kê (p<0,05), có mối liên quan giữa thu
nhập, tình trạng hôn nhân và việc sử dụng bảo hiểm y tế của người nhiễm
HIV/AIDS (p<0.05). Người nhiễm HIV/AIDS có số người chung sống trong hộ gia
đình trên 4 người có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh 100%, hộ gia
đình có ít hơn 4 người có tỷ lệ 55,7%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Người nhiễm
HIV/AIDS có tình trạng kinh tế gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế trong khám chữa bệnh 100%, người nhiễm có kinh tế hộ gia đình từ trung


vii

bình trở lên 53,8%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Người nhiễm HIV/AIDS sống
chung với người thân thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh 57,7%,
sống một mình 85,7%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Người nhiễm HIV/AIDS được
bạn và người thân cung cấp thông tin thì sử dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa
bệnh 72,1%, có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn trước khi sử dụng BHYT thì sử dụng
BHYT ở tất cả các lần khám chữa bệnh cao hơn đối tượng khơng được tư vấn có ý

nghĩa thống kê (p<0,05). Chất lượng thuốc ARV được đảm bảo là 100%, chờ đợi
lâu khi khám chữa bệnh là 61,4% và 81% thanh toán khám chữa bệnh bằng thẻ bảo
hiểm y tế.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy địa phương cần tiến hành tập huấn cho cán bộ
y tế tại các cơ sở y tế nhằm thay đổi thái độ, hành vi của cán bộ y tế đối với người
nhiễm HIV/AIDS để đảm bảo người nhiễm HIV/AIDS không cảm thấy kỳ thị và
phân biệt đối xử khi khám chữa bệnh tại phòng khám. Tăng cường công tác truyền
thông đối với người nhiễm HIV về việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa
bệnh đến cộng tác viên, đồng đẳng viên và người thân, hộ gia đình của người
nhiễm, động viên người nhiễm không lo ngại việc bị kỳ thi, phân biệt đối xử, an tâm
và tự tin hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Đảm bảo thực hiện các thủ tục khám chữa
bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế được diễn ra nhanh chóng,
kịp thời, thuận lợi và đảm bảo tính bảo mật cho người nhiễm HIV/AIDS. Trực tiếp
tư vấn và truyền thông cho người nhiễm HIV/AIDS đến sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh và người thân đi cùng về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh
trong thời gian tới.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người trên thế giới. Theo số
liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tính đến cuối năm 2017, khoảng
36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV. Trong khi đó, 59% số người lớn và
52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus
(ARV) suốt cuộc đời [5]. WHO đề ra chiến lược nhằm đạt được mục tiêu 90 – 90 –
90. Nhưng hiện tại trên toàn cầu kinh phí dành cho hoạt động phịng chống
HIV/AIDS bị cắt giảm nhiều [7],[5].
Trong bối cảnh đó, Bảo hiểm y tế được xác định là nguồn tài chính bền vững
và đảm bảo công bằng trong việc hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe

tồn dân nói chung cũng như chăm sóc điều trị cho người có HIV/AIDS. Bảo hiểm
y tế tồn dân hướng tới sự cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện chia sẻ
giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao
động với trẻ em, người già. Với mức đóng khơng cao nhưng khi không may mắc
bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo, phải chi phí lớn, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ
được khám, chữa bệnh chu đáo, không phân biệt giàu nghèo. Hiện nay, việc chi trả
chi phí khám, chữa bệnh và sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được
Chính phủ, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội thống nhất trong việc chi trả qua Bảo hiểm
y tế [3].
Theo kết quả nghiên cứu trên 235 đối tượng tham gia nghiên cứu tại cơ sở
chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trung tâm y tế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
năm 2017 của Hoàng Quỳnh Anh [1], tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để
khám chữa bệnh trong trong 12 tháng qua là 92%, trong đó 70% sử dụng ở tất cả
các lần khám, tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có kiến thức đạt về bảo hiểm y tế là
32,8%, thái độ đạt về bảo hiểm y tế là 37,9%. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng
thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh là kiến thức về bảo hiểm y tế (p<0,01), thái
độ về bảo hiểm y tế (p=0,012) [1]. Cũng với kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng
Trọng Vinh năm 2018 trên 152 bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV tại 02 phòng
khám ngoại trú tỉnh Ninh Thuận cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có thẻ và sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế khi khám chữa bệnh trong 12 tháng qua 69,44%, có sử dụng tất cả các lần


2

khám trong 12 tháng qua là 80%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế khi khám chữa bệnh của đối tượng nghiên cứu là khơng hài lịng với chất
lượng của dịch vụ y tế có tỷ lệ 45,5%, thời gian khám bảo hiểm y tế lâu chiếm tỷ lệ
32%, bị kỳ thị và phân biệt đối xử có tỷ lệ là 4,55%.
Trước tình hình chung của cả nước, Đồng Tháp đã áp dụng bảo hiểm y tế và
hướng đến 100% người HIV/AIDS có bảo hiểm y tế đến năm 2020 [4], [7]. Theo

tiêu chí chung của Trung ương quy định thì Đồng Tháp chỉ điều tra, thống kê được
bảo hiểm y tế là 1.762/1.812 bệnh nhân (đạt 97,2%) và tính đến cuối năm 2019 tỉnh
Đồng Tháp có số người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế là 2.018 người
trên tổng số 2.540 người nhiễm HIV/AIDS quản lý được (tương ứng với tỷ lệ
79,5%). Riêng thành phố Sa Đéc tính đến cuối năm 2019 có số người nhiễm
HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế là 500 người trên tổng số 540 người nhiễm
HIV/AIDS quản lý được (có tỷ lệ 92,6%).
Trước tình hình trên, thành phó Sa Đéc đang gặp khó khăn trong việc người
nhiễm HIV/AIDS sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (100%). Mặc dù, có nhiều rào cản gây
ảnh hưởng cụ thể như bệnh nhân chưa hiểu biết đầy đủ về lợi ích và sự cần thiết của
bảo hiểm y tế; thiếu thông tin về thủ tục và cách thức mua bảo hiểm y tế; e ngại tiếp
xúc với cơ quan hành chính địa phương; hạn chế về khả năng chi trả khi mua tự
nguyện; sợ tham gia bảo hiểm y tế sẽ bị phát hiện; lộ danh tính; chưa quyết tâm tiếp
cận với bảo hiểm y tế [12]. Vì vậy, tơi đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sử
dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS và
một số yếu tố liên quan tại thành phố Sa Đéc năm 2019", nhằm tìm hiểu tình
hình sử dụng bảo hiểm y tế và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng bảo hiểm y
tế của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu
quả hơn.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của
người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan trong việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp năm 2019.



4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm Y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật bảo hiểm y tế [5] [6].
1.1.2. Điều trị ARV
- Mục đích của điều trị ARV: Điều trị ARV để ngăn chặn tối đa và lâu dài
quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể; phục hồi chức năng miễn dịch [10].
- Lợi ích của điều trị ARV sớm: Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên
quan tới HIV; dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn
tình/bạn chích); dự phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con [10].
- Nguyên tắt điều trị ARV: Điều trị ARV ngay khi người bệnh được chuẩn
đoán nhiễm HIV; phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV; đảm bảo tuân thủ
điều trị hàng ngày, liên tục, suốt đời [10].
- Chuẩn bị điều trị ARV
Những nội dung cần thực hiện trước khi người bệnh bắt đầu điều trị ARV:
Đánh giá tình trạng bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh đồng nhiễm, dinh dưỡng,
các bệnh khác nếu có, đặc biệt bệnh lao và viêm gan C, vấn đề tương tác thuốc để
cân nhắc chỉ định phát đồ ARV hoặc điều chỉnh liều [10].
Tư vấn cho người bệnh về lợi ích của điều trị ARV trong cải thiện sức khỏe
người bệnh, giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con và giảm lây truyền HIV sang
người khác, đặc biệt giảm lây truyền HIV qua quan hệ tình dục [10].
Thơng báo cho người bệnh về u cầu tuân thủ điều trị, tác dụng phụ có thể có
của thuốc ARV, lịch tái khám, lĩnh thuốc, các xét nghiệm cần thiết khi bắt đầu điều
trị và theo dõi điều trị ARV. Với trẻ nhiễm HIV, bao gồm cả trẻ vị thành niên, cần

bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của trẻ vào thời điểm thích hợp [10].
Rà sốt và bổ sung các xét nghiệm cần thiết theo quy định bao gồm xét
nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV hoặc xét nghiệm PCR dương tính của trẻ
dưới 18 tháng tuổi [10].


5

Thảo luận với người bệnh, người hỗ trợ điều trị của người bệnh, người chăm
sóc trẻ về nguyện vọng điều trị, các vấn đề có thể gặp phải trong tuân thủ điều trị và
các biện pháp giải quyết phù hợp với người bệnh [10].
Tư vấn về các biện pháp dự phịng lây nhiễm HIV khác như quan hệ tình dục
an toàn, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, sử dụng bơm
kim tiêm sạch và giới thiệu người bệnh đến các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự
phòng lây nhiễm HIV [10].
Tư vấn giới thiệu vợ/chồng/bạn chích, con của mẹ nhiễm HIV, anh/chị/em của
trẻ nhiễm HIV đi xét nghiệm HIV [10].
- Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV
Tất cả người nhiễm HIV không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng và số lượng tế
bào CD4 [10].
Trẻ dưới 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính hoặc có
kháng thể kháng HIV dương tính đồng thời có biểu hiện sau: nấm miệng, viêm phổi
nặng, nhiễm trùng nặng hoặc có bất kỳ bệnh lý nào của giai đoạn AIDS. Ngừng
điều trị ARV khi trẻ được xác định khơng nhiễm HIV [10].
Mẹ có xét nghiệm sàng lọc có kết quả phản ứng với kháng thể kháng HIV khi
chuyển dạ hoặc sau sinh hoặc đang cho con bú: tư vấn và điều trị ARV ngay cho mẹ
đồng thời làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV. Nếu kết quả xét nghiệm khẳng
định nhiễm HIV của mẹ âm tính thì ngừng điều trị ARV [10]
- Tiêu chuẩn xác định người bệnh điều trị ARV ổn khi có các tiêu chuẩn sau:
+ Người lớn đang điều trị ARV từ 12 tháng trở lên;

+ Tải lượng HIV hai lần liên tiếp dưới 200 bản sao/ml. Trường hợp không
làm được xét nghiệm tải lượng HIV, có thể dựa vào số lượng tế bào CD4 tăng lên
khi điều trị ARV hoặc trên 200 tế bào/mm3 ;
+ Không mang thai;
+ Không đang cho con bú;
+ Khơng có tác dụng phụ của thuốc;
+ Khơng có bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh lý
+ Tuân thủ điều trị tốt.[10]


6

1.2. Chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế dành cho người nhiễm HIV
1.2.1. Tổng hợp các văn bản chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế dành
cho người nhiễm HIV/AIDS
Tên văn bản

STT
01

Nội dung

Luật số 64/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 Phòng chống nhiễm vi rút gây
năm 2006

ra hội chứng suy giảm miễn
dịch

mắc


phải



người

(HIV/AIDS) của Quốc hội
nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
02

Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày Luật bảo hiểm y tế của Quốc
14 tháng 11 năm 2008

hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa 12

03

Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số
năm 2014

điều của Luật bảo hiểm y tế
Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa 13

04

Cơng văn Số: 9293/BYT-AIDS ngày 27 V/v Kiện toàn cơ sở điều trị và
tháng 11 năm 2015


thực hiện khám chữa bệnh bảo
hiểm

y

tế

cho

người

nhiễm HIV/AIDS
05

Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01 Về việc ban hành “Hướng dẫn
tháng 12 năm 2017

Điều

trị



chăm

sóc

HIV/AIDS” của Bộ Y tế
06


Công văn Số: 3577/BYT-AIDS

Về việc mở rộng khám chữa

ngày 25 tháng 6 năm 2018

bệnh và điều trị bằng thuốc
ARV cho người nhiễm HIV
qua Bảo hiểm Y tế

07

Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 Quy định chi tiết và hướng dẫn
tháng 10 năm 2018

biện pháp thi hành một số điều


7

của Luật bảo hiểm y tế
08

Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26 Hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm
tháng 10 năm 2018

y tế và khám bệnh, chữa bệnh
Bảo hiểm y tế liên quan đến
HIV/AIDS của Bộ Y tế


1.2.2. Quy định về đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế của người có
HIV/AIDS.
- Đối với trường hợp người nhiễm HIV lần đầu đến điều trị HIV/AIDS tại cơ
sở y tế có chức năng điều trị HIV/AIDS (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị HIV/AIDS)
hoặc người được cơ sở điều trị HIV phát hiện bị nhiễm HIV:
+ Trường hợp người bệnh chưa có thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng được hỗ
trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế: Cơ sở điều trị HIV/AIDS hướng dẫn người bệnh
thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế và lập danh sách những người
đó gửi đơn vị chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi tắt là đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh) trong thời gian
05 ngày làm việc, trước ngày cuối cùng của tháng đó để lập danh sách hỗ trợ chi phí
đóng bảo hiểm y tế. Trường hợp người bệnh đến khám hoặc từ ngày người được
phát hiện nhiễm HIV trong khoảng thời gian ít hơn 05 ngày tính đến ngày cuối
tháng thì chuyển việc lập danh sách sang tháng tiếp theo;
+ Trường hợp người bệnh đã có thẻ bảo hiểm y tế, đang khám bệnh, chữa
bệnh đúng tuyến và thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế: sau khi
thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng, cơ sở điều trị HIV/AIDS lập danh sách người
bệnh tham gia bảo hiểm y tế và gửi đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh trong thời
gian 30 ngày trước ngày thẻ bảo hiểm y tế hết thời hạn sử dụng;
+ Trường hợp người bệnh đã có thẻ bảo hiểm y tế, đang khám bệnh, chữa
bệnh không đúng tuyến và thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế:
sau khi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng, cơ sở điều trị HIV/AIDS giới thiệu người
bệnh về cơ sở điều trị HIV/AIDS phù hợp với tuyến khám bệnh, chữa bệnh của
người đó để được lập danh sách hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại
điểm a khoản này;


8


+ Trước ngày 15 hằng tháng, đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tổng hợp
danh sách đề nghị hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế của tất cả các cơ sở điều trị
HIV/AIDS trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế và
các bộ, ngành) và gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị
cấp thẻ bảo hiểm y tế do đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh gửi đến, Bảo hiểm xã
hội tỉnh có trách nhiệm rà sốt để tránh cấp trùng lặp thẻ bảo hiểm y tế và cung cấp
thông tin về thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của từng người bệnh trong danh
sách;
+ Căn cứ thông tin do cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh cung cấp và mức hỗ trợ
chi phí đóng bảo hiểm y tế đối với từng nhóm đối tượng đã được Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt hằng năm, đơn vị phịng, chống HIV/AIDS tỉnh có trách nhiệm:
- Lập danh sách người bệnh được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế từ nguồn
do đơn vị phòng, chống HIV/AIDS được giao quản lý (nếu có) và danh sách người
bệnh đề nghị địa phương hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế để gửi Sở Y tế, trong đó
phải xác định cụ thể các trường hợp được hỗ trợ tồn bộ chi phí đóng bảo hiểm y tế
và trường hợp được hỗ trợ một phần chi phí đóng bảo hiểm y tế;
- Lập danh sách người bệnh không được hỗ trợ tồn bộ chi phí đóng bảo
hiểm y tế (nếu có) và số tiền cụ thể mà người bệnh phải đóng để gửi cơ sở điều trị
HIV/AIDS nơi người bệnh đăng ký điều trị.
+ Sau khi nhận được thông tin của đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Sở
Y tế có trách nhiệm chuyển phần kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đã được phê
duyệt cho Bảo hiểm xã hội vào trước ngày 10 của tháng đầu mỗi quý để thực hiện
cấp thẻ bảo hiểm y tế.
+ Cơ sở điều trị HIV/AIDS có trách nhiệm:
- Thơng báo cho người bệnh biết và thực hiện thu phần kinh phí người bệnh
phải đóng (nếu có) để chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- Thông báo danh sách người đã tham gia bảo hiểm y tế và phần kinh phí hỗ
trợ đóng bảo hiểm y tế bằng văn bản cho đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;



9

- Nhận ảnh do người bệnh tự cung cấp trong trường hợp người bệnh khơng
có giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ xác nhận nhân thân để chuyển cho Bảo hiểm xã hội
cấp thẻ bảo hiểm y tế có ảnh.
- Đối với người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế không thuộc trường hợp
người nhiễm HIV lần đầu tiên đến điều trị HIV tại cơ sở y tế có chứa năng điều trị
HIV/AIDS thì tự đóng bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình theo quy định tại
khoản 7 Điều 9 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật
bảo hiểm y tế. Việc giảm trừ mức đóng thực hiện theo quy định của pháp luật bảo
hiểm y tế hiện hành [6].
1.2.3. Quyền lợi khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS khi sử dụng
thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh
1.2.3.1. Về dịch vụ y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV và người tham gia bảo hiểm y tế khi
sử dụng các dịch vụ chăm sóc, điều trị liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền
lợi theo phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y
tế (trừ trường hợp đã được các nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả).
- Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y tế liên
quan đến HIV/AIDS được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả:
+ Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác
chi trả);
+ Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ
mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu khơng được các nguồn kinh
phí khác chi trả;
+ Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
+ Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng vi rút HIV và dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;

+ Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh;
+ Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm
với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề
nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả);


10

+ Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội [6].
1.2.3.2. Về mức hưởng khi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế
Được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và khơng giới hạn tỷ lệ
thanh tốn một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với: người
hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, thương binh,… Được hưởng 100%
chi phí khám chữa bệnh và có áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh tốn đối với người có
cơng cách mạng, người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã, 100% chi phí
khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm
liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm
lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh khơng
đúng tuyến.
Được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hưởng lương hưu, trợ
cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân vủa người có cơng cách mạng (trừ cha
đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ, người có cơng ni dưỡng liệt sỹ), người
thuộc hộ cận nghèo.
Được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được
hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không
đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng: Tại bệnh viện

tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú. Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi
phí điều trị nội trú; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm
2021 trong phạm vi cả nước. Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh,
chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi
phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám
bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh
viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế


11

tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn
tỉnh có mức hưởng theo quy định.
Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y
tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại
xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo
hiểm y tế thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện,
điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng
theo quy định.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội
trú theo mức hưởng quy định cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám
bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh
trong phạm vi cả nước.
Chính phủ đã quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh
bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo
yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định.”[5][6]
1.3. Lộ trình chi trả bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV/AIDS năm 20192020
Trong thời gian vừa qua, quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho điều trị nhiễm trùng cơ

hội, các xét nghiệm khác cho người bệnh nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế. Hiện
nay, theo thống kê, năm 2019 sẽ có khoảng 48.000 người nhiễm HIV có thẻ bảo
hiểm y tế sử dụng thuốc ARV. Đến năm 2020, số người nhiễm HIV còn lại sẽ được
cấp thuốc ARV từ quỹ bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các văn
bản hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiện toàn và ký hợp đồng khám, chữa bệnh Bảo
hiểm y tvới các cơ sở điều trị HIV/AIDS; xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân điều trị
ARV phục vụ cho việc theo dõi thanh toán thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế và thiết
lập hệ thống thông tin quản lý đến từng bệnh nhân tham gia điều trị ARV.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng phối hợp với Bộ Y tế xác định nhu cầu, đấu
thầu mua thuốc, cung ứng thuốc ARV đến cơ sở điều trị, sử dụng thuốc, thanh quyết
toán với mục tiêu điều trị tốt nhất cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế và bảo


12

đảm tốt nhất quyền lợi cho người bệnh. Phác đồ ARV được lựa chọn để mua bằng
quỹ bảo hiểm y tế là phác đồ Bậc 1, với những thuốc thông dụng và có sẵn ở Việt
Nam. Để chuẩn bị cho nguồn thuốc ARV năm 2019, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã
phối hợp với Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia tổ chức đấu thầu thuốc
ARV với kết quả tốt, giá cạnh tranh. Các đơn vị trúng thầu sẽ cung cấp, giao hàng
cho các cơ sở điều trị trong tháng 02/2019, theo đúng tiến độ dự kiến.
- Kinh phí thực hiện dự án 2.455 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách nhà nước: Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương 877 tỷ đồng; vốn
ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 400 tỷ đồng; vốn ODA và viện trợ 1.178
tỷ đồng [9].
1.4. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Nghiên cứu nước ngoài
1.4.1.1. Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của
người có HIV/AIDS

Qua nghiên cứu của Beniamin Johns năm 2012. Nghiên cứu 843 đối tượng
điều trị ARV, kết quả cho biết tỷ lệ đáng quan tâm từ người nhiễm HIV/AIDS điều
trị ARV có bảo hiểm y tế là 53%; nguyên nhân người nhiễm HIV/AIDS không cần
bảo hiểm y tế là 20%, người nhiễm HIV/AIDS khơng có điều kiện mua bảo hiểm y
tế 27%, người nhiễm HIV/AIDS khó tham gia/các thủ tục vì giấy tờ phức tạp 13%,
khác 48%) [2].
Nghiên cứu của Arleen A. Leibowitz (2013) trong một nghiên cứu tại 43 bộ
phận dịch vụ HIV/AIDS tại California cho thấy người nhiễm được chuyển đến hệ
thống bảo hiểm y tế có quản lý, tỷ lệ người bị nhiễm HIV được quỹ bảo hiểm y tế
trả đã tăng từ 16,9% lên 55,5%, số người được chăm sóc qua bảo hiểm y tế tăng gấp
3 lần, từ 44 bệnh nhân/đơn vị cung cấp dịch vụ lên 148 bệnh nhân/được cung cấp
dịch vụ [1].
1.4.1.2. Yếu tố liên quan khi sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế của người có
HIV/AIDS
Nghiên cứu Beniamin Johns và cộng sự (2012) trên 843 đối tượng điều trị
ARV “về chi tiêu và bảo hiểm y tế của bệnh nhân điều trị ARV được tiến hành trên
toàn bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012” với phương pháp chọn


13

mẫu chùm phân tầng 3 giai đoạn. Kết quả cho thấy: người nhiễm HIV/AIDS điều trị
ARV có bảo hiểm y tế là 53%, lý do không tham gia bảo hiểm y tế là khơng cần bảo
hiểm y tế 20%, khó tham gia vì các thủ tục giấy tờ phức tạp 13%, khơng có tiền để
mua bảo hiểm y tế là 27% và chỉ có 30% người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo
hiểm y tế đang được điều trị tại các cơ sở y tế ký hợp đồng với bảo hiểm y tế [2].
1.4.2. Nghiên cứu trong nước
1.4.2.1. Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của
người có HIV/AIDS
Theo nghiên cứu về bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS ở Ninh Bình

và Đồng Tháp của Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng (CCRD) vào năm
2013. Đây là nghiên cứu cắt ngang với 484 người nhiễm HIV tại phòng khám ngoại
trú, tỷ lệ người nhiễm HIVdự định tham gia bảo hiểm y tế 86% trong đó Ninh Bình
là 84,6%, Đồng Tháp là 87,3% [8].
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu: Cục Phịng, chống HIV/AIDS, Chương
trình phối hợp của tổ chức Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ
trung ương năm 2015 về “Đánh giá việc tham gia và sử dụng bảo hiểm y tế nhà
nước trong chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV”. Về định tính trên 120 người
nhiễm HIV cho thấy: Thơng tin về quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho
người nhiễm HIV chưa rõ ràng, chính xác. Quy định mua bảo hiểm y tế theo hộ gia
đình làm giảm khả năng tham gia của người nhiễm HIV. Kỳ thị và phân biệt đối xử
với người nhiễm HIV trong gia đình, cộng đồng, cơ sở y tế và nơi làm việc; tự kỳ
thị; và nỗi sợ bị kỳ thị: Mặt khác, họ phản ánh về tình trạng kỳ thị và phân biệt đối
xử còn tồn tại ở các cơ sở y tế không cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS có bảo
hiểm y tế. Thủ tục hành chính phức tạp và thời gian xử lý hồ sơ kéo dài khi mua bảo
hiểm y tế theo hộ gia đình Thủ tục hành chính phức tạp và thời gian xử lý hồ sơ kéo
dài khi thanh quyết toán bảo hiểm y tế [20].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Vịnh (2016) cắt ngang trên 315 người nhiễm
HIV/AIDS đang điều trị ARV tại 3 phòng khám ngoại trú tỉnh Bắc Giang: Các lý do
tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là: mắc bệnh HIV/AIDS chiếm tỷ lệ 57,5% [7].
Nghiên cứu cắt ngang cùng kết hợp định lượng và định tính trên 203 người
nhiễm HIV đang điều trị tại cơ sở điều trị ARV thuộc bệnh viện đa khoa huyện Vũ


14

Đức và Kiến Xương, tỉnh Thái Bình của Tạ Thị Liên Hương (2018). Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Trong số 198 bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì tỷ lệ sử dụng đạt
100%. Nhưng vẫn cịn có đối tượng chỉ sử dụng một số lần (12,1%) hoặc chỉ sử
dụng khi KCB liên quan đến HIV/AIDS (2%)[4].

1.4.2.2. Yếu tố liên quan khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người có
HIV/AIDS
- Nhóm yếu tố cá nhân
Theo kết quả nghiên cứu cắt ngang của Trung tâm Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2015 đã xác định một số yếu tố liên quan khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của
người có HIV/AIDS bao gồm: người bệnh sợ bị lộ thơng tin về tình trạng nhiễm
HIV là 27,5%; [3]
Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng và định tính trên 203 người nhiễm
HIV đang điều trị tại cơ sở điều trị ARV thuộc bệnh viện đa khoa huyện Vũ Đức và
Kiến Xương, tỉnh Thái Bình của Tạ Thị Liên Hương (2018) cũng cho thấy những lý
do tương tự bao gồm: tâm lý lo sợ lộ thông tin nhiễm HIV/AIDS (57,6%) [4]
Nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng với định tính của Phạm Trọng
Hồng Vinh (2018), được tiến hành nghiên cứu định lượng trên 152 bệnh nhân
AIDS đang điều trị ARV tại 02 phòng khám ngoại trú tỉnh Ninh Thuận cho thấy lý
do chính khiến người bệnh khơng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh
là sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử 100% [14]
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Lệ Quyên (2013) “Bảo hiểm sức khỏe cho
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam” được thực hiện ở nhiều địa điểm bao
gồm 3 bệnh viện và 5 phòng khám ngoại trú Hà Nội và Nam định cho biết: trong số
1.133 người bệnh HIV/ AIDS. Khoảng 36,4% thiếu những thông tin về bảo hiểm y
tế, 21,0% cảm thấy khó khăn khi truy cập bảo hiểm y tế. Trong thanh toán bảo hiểm
y tế lần lượt là 19,9 và 18,6%. Hồi quy đa biến cho thấy thiếu thơng tin về bảo hiểm
y tế và cảm giác khó tiếp cận bảo hiểm y tế là chính việc có bảo hiểm y tế trong
những người có HIV [17].
Nghiên cứu cắt ngang cùng kết hợp định lượng và định tính trên 203 người
nhiễm HIV đang điều trị tại cơ sở điều trị ARV thuộc bệnh viện đa khoa huyện Vũ
Đức và Kiến Xương, tỉnh Thái Bình của Tạ Thị Liên Hương (2018). Kết quả nghiên


15


cứu cho thấy: Lý do không sử dụng hay chỉ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế một số lần
chủ yếu do tâm lý lo sợ lộ thông tin nhiễm HIV/AIDS (57,6%) kế đến là do chất
lượng dịch vụ phục vụ kém, hay phải chờ đợi lâu (18,2%), vẫn còn 12,1 % khơng
sử dụng được do trái tuyến [4].
- Nhóm yếu tố hộ gia đình: đồng đẳng viên, cộng tác viên, bạn bè và người
thân trong việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.
Nghiên cứu của Phạm Hoàng Trọng Vinh (2018) trên 152 bệnh nhân
HIV/AIDS về “Thự trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân AIDS tại 02
phòng khám tỉnh Ninh Thuận năm 2018”. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân
HIV/AIDS nhận được sự ủng hộ của gia đình trong việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
trong khám chữa bệnh đạt tỷ lệ 86%, nhận được thông tin và sự ủng hộ của bạn bè,
người thân 32,89% [14]
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu: Cục Phịng, chống HIV/AIDS, Chương
trình phối hợp của tổ chức Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ
trung ương năm 2015 về “Đánh giá việc tham gia và sử dụng bảo hiểm y tế nhà
nước trong chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV”. Về định tính trên 120 người
nhiễm HIV cho thấy sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong gia đình.[20]
- Nhóm yếu tố dịch vụ y tế
Tương tự như vậy, nghiên cứu của Hoàng Quỳnh Anh (2017) trên 235 đối
tượng tham gia nghiên cứu về mô tả thực trạng mua, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của
bệnh nhân HIV/AIDS tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trung tâm y tế thành
phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái cho thấy yếu tố liên quan đến việc không sử dụng thẻ
bảo hiểm y tế chủ yếu là do phải chờ đợi lâu (78,1%), bị kỳ thị, phân biệt đối xử
chiếm 58,1% [1].
Theo kết quả nghiên cứu cắt ngang của Trung tâm Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2015 đã xác định một số yếu tố liên quan khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của
người có HIV/AIDS bao gồm: thời gian chờ đợi được khám bệnh lâu là 19,5%; khó
khăn trong chuyển tuyến là 14,%; khó khăn trong thủ tục thanh toán là 9% và khác
là 12% [12].

Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng và định tính trên 203 người nhiễm
HIV đang điều trị tại cơ sở điều trị ARV thuộc bệnh viện đa khoa huyện Vũ Đức và


×