Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.78 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI </b>


T

ruyền thơng đại chúng là tồn bộ những phương tiện lan truyền thông tin như báo chí, truyền hình, phát


thanh… tới những nhóm cơng chúng lớn.


Hệ thống truyền thông đại chúng gắn liền với sự phát triển của các đô thị. Trường phái xã hội học Sicagơ
nhấn mạnh vai trị của truyền thơng đại chúng trong đời sống xã hội. Trường phái này xem truyền thông không
chỉ đơn thuần là truyền đạt thơng tin mà cịn có nhiệm vụ để xây dựng và duy trì nền văn hóa.


Đặc điểm của các phương tiện truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ thống này được truyền đến công
chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp. Nó vừa phải hướng đến các đối tượng cơng chúng nói chung,
vừa phải quan tâm tới nhu cầu thông tin của các nhóm cơng chúng cụ thể. Hoạt động của hệ thống truyền thông
đại chúng luôn chịu sự tác động từ hai phía, phía thứ nhất là các thiết chế xã hội mà phương tiện đó là cơng cụ
(như các tờ báo của các tổ chức chính trị xã hội), và phía thứ hai là cơng chúng báo chí.


Ngày nay, hệ thống truyền thơng đại chúng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thể hiện
dư luận xã hội. Sự tác động của các phương tiện truyền thơng đại chúng với các nhóm công chúng rất khác nhau,
do những khác biệt về địa vị xã hội, về quyền lợi giai cấp, về các nhân tố tâm lý và về cường độ giao tiếp đối
với phương tiện truyền thông.


Mối quan hệ giữa báo chí và cơng chúng trong q trình hình thành và thể hiện dư luận xã hội có tính chất
biện chứng. Một mặt, các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng
của công chúng, mặt khác, bản thân công chứng lại đặt ra các yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống báo
chí. Sự trưởng thành trong mối quan hệ ấy thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội của bản thân hệ thống báo chí
và của cơng chúng báo chí.


Việc nghiên cứu cơ chế hình thành và thể hiện dư luận xã hội thông qua tác động của các phương tiện
truyền thông đại chúng cần xem xét tính đặc thù của mỗi loại phương tiện thông tin. Ở nước ta, hệ thống truyền
thông đại chúng được đặt dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước, các dấu hiệu về dân số - xã hội và địa lý
được lấy làm cơ sỡ cho hoạt động xuất bản, phát hành báo chí và phát thanh, truyền hình, nhờ đó các tầng lớp
nhân dân đều có thể tiếp nhận thơng tin từ hệ thống này.



Tính đến tháng 2 năm 1995, ở Việt Nam có 376 cơ quan báo và tạp chí, với khoảng 360 triệu bản in, với đội
ngũ nhà báo khoảng 7000 người. So với các giai đoạn phát triển từ trước đến nay, báo chí trong thời kỳ đổi mới
đã có bước trưởng thành đáng kể về số lượng và chất lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>4</i> <i>Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội </i>


được từ các phương tiện truyền thông đại chúng, mà thông qua các hoạt động giao tiếp chính thức và khơng
chính thức, thơng tin cịn được sản ra từ các hoạt động giao tiếp.


Tư tưởng của C.Mác về vai trò của ý thức trong đời sống xã hội được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự
tác động của truyền thông đại chúng đối với dư luận xã hội. C.Mác chỉ ra rằng: lý luận có thể trở thành lực
lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng. Chính C.Mác cũng nói: sản phẩm của truyền thơng đại chúng
là dư luận xã hội.1.


Có ý kiến cho rằng người mở đầu cho môn khoa học nghiên cứu tác động của các phương tiện truyền thông
đại chúng đối với công chúng là M.Weber. Năm 1910, M. Weber đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho
sự cần thiết của môn xã hội học báo chí và vạch ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu là:


- Hướng vào các tập đoàn các tầng lớp xã hội khác nhau.
- Phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo.
- Coi trọng phương pháp phân tích báo chí


- Phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con người.


Lập luận của M. Weber chỉ rõ tác dụng của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng và vạch ra mối
liên hệ của các nhân tố này với hành động xã hội của các cá nhân, các tầng lớp xã hội.


Đường lối đổi mới đất nước, trong đó nổi bật lên vấn đề dân chủ hóa, đã tạo nên những chuyển biến mới
trong hoạt động báo chí, được biểu hiện trước hết ở vấn đề đổi mới thông tin, tin tức mới mẻ, có sức thuyết phục,


có tính định hướng và nội dung phong phú.


Báo chí khơng chỉ truyền đạt các thông tin của cơ quan lãnh đạo, phổ biến, giải thích đường lối chính sách,
báo chí ngày càng làm tốt chức năng là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân. Nhân dân có thể phát biểu ý kiến,
nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội.


Các tờ báo đều quan tâm đến thông tin hai chiều và nhiều chiều, nhằm trao đổi những ý kiến khác nhau về
các vấn đề được xã hội quan tâm. Do đó, khơng khí dân chủ trong hoạt động báo chí được thể hiện rõ.


Sự phổ biến các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy hệ thống này đã trở thành phương tiện của
tồn dân, đến với các cá nhân, các nhóm người trong thời gian nhất định, thường là vào thời gian rỗi. Nhờ đó
mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên chặt chẽ và phức
tạp hơn, mặt khác, các phương tiện này cũng tạo ra sự chia tách giữa cá nhân và xã hội. Sự phổ biến rộng rãi các
phương tiện truyền thông đại chúng, dẫn đến việc phân hóa thơng tin.


Các phương tiện truyền thơng đại chúng hướng đến việc hình thành dự luận xã hội, đồng thời hệ thống này
cũng là kênh thể hiện dư luận xã hội. Để thực hiện được vai trị đó, hệ thống truyền thơng đại chúng có các
nhiệm vụ sau đây:


l) Làm tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội. Tổ chức và động viên nhân dân
tham gia vào hoạt động quản lý xã hội.


2) Thông tin cho nhân dân về tình trạng của dư luận xã hội trên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm
chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp bách.


3) Tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hành động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đó.


5) Xây dựng lịng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng



6) Điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần
chúng.


Các phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng những phương pháp sau đây để thể hiện dư luận xã hội:
l) Phản ánh trực tiếp, bằng cách cho in các bức thư của người đọc, người nghe, người xem, hoặc các lời phát
biểu của đại diện các tầng lớp công chúng trên các trang báo hoặc trên sóng phát thanh, truyền hình.


2) Cho in trên báo, hoặc phát trên sóng phát thanh và truyền hình các bài phát biểu của các nhà báo cộng tác
với đại diện của các tầng lớp nhân dân, hoặc các tổ chức, đoàn thể xã hội về một chủ đề nào đó, có kèm theo lời
bình luận của các cộng tác viên, hoặc của các ban biên tập.


3) Trên cơ sở nghiên cứu, tập hợp, phân tích các ý kiến về một vấn đề nào đó, các nhà báo viết bài rồi cho in
hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình.


Thực tiễn hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy trong các vấn đề được báo chí đưa
ra công luận dẫn tới sự tranh luận của quần chúng, nghĩa là các thơng tin đó trở thành điểm khởi đầu cho sự
đánh giá của dư luận xã hội, đều có các tính chất: l) nó phản ánh được lợi ích xã hội; 2) nó có tính cấp bách; 3)
<i>nó tạo nên sự tranh luận . </i>


Các yếu tố quan niệm chung về định hướng giá trị, bề dày của kinh nghiệm chính trị, tính tích cực chính trị -
xã hội, trình độ học vấn của cơng chúng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tập hợp các cá nhân vào dịng truyền
thơng và qua hệ thống này, để họ thể hiện ý kiến của cá nhân và của nhóm xã hội mà bản thân họ là một thành
viên. Sự thống nhất giữa ý kiến của nhóm với ý kiến chung của xã hội là nhân tố quan trọng để tạo nên mối liên
kết xã hội, nhằm đảm bảo tính bền vững của dư luận xã hội.


Tính khách quan và chân thực của nội dung thơng tin có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành dư luận
xã hội. Uy tín cua nguồn tin phụ thuộc nhiều nhất vào tính chất khách quan và chân thực của thông tin. Đây là
nhân tố xác định thái độ của công chúng đối với chủ đề được báo chí khêu gợi và đề xuất, từ đó tạo nên mối liên
hệ xã hội trên cơ sở những lợi ích chung để cơng chúng tiến hành thảo luận và đánh giá. Mức độ chín muồi


trong sự đánh giá của dư luận xã hội về một chủ đề nào đó là cơ sở tạo nên hành động xã hội của các nhóm.
Điều này có nghĩa là, sự bền vững của dư luận xã hội hình thành bởi các tác động của phương tiện truyền thông
đại chúng được bộc lộ ở hai cấp độ lời nói và việc làm. Hiệu quả của dư luận xã hội được đo trên hai cấp độ đó.


Các giai đoạn hình thành dư luận xã hội với tác động của hệ thống truyền thông đại chúng diễn ra theo
những bước sau đây:


l) Công chúng làm quen với vấn đề được báo chí gợi ý, hoặc đề xuất


2) Bằng cách đăng bài của các chuyên gia am hiểu về một chủ đề nào đó nhằm kích thích lợi ích xã hội về
chủ đề đó. Việc trình bày các quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận đánh giá để tạo nên cơ sở cho tranh
luận.


3) Tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>6</i> <i>Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội </i>


hình thành dư luận xã hội. Dù vấn đề đó là quan trọng, nếu nó khơng được cơng chúng quan tâm thì hoạt động
truyền thơng cũng khơng thu được hiệu quả.


Lợi ích xã hội là nhân tố chi phối sâu sắc nhất đến sự hình thành dư luận xã hội. Lợi ích cá nhân thường rất
nhạy bén trong sự hình thành ý kiến cá nhân. Ý kiến của nhóm được coi là đơn vị đầu tiên tạo nên "chất" của dư
luận xã hội. Con đường vận động từ ý kiến cá nhân qua ý kiến nhóm, để hình thành dư luận xã hội là một quá
trình biện chứng. Sự phát triển của các "tầng" ý kiến này qui định cường độ của dư luận xã hội về một hiện
tượng xã hội nào đó.


Con đường hình thành dư luận xã hội diễn ra liên tục và chứa đầy các yếu tố tự phát nhưng đây là một q
trình có qui luật. Mặc dù, sự phát triển của dư luận xã hội được xác định bởi các qui luật khách quan, song trong
một xã hội phát triển có định hướng, thì q trình hình thành dư luận xã hội theo con đường tự phát, tất yếu cần
đến sự điều khiển của hoạt động quản lý và tổ chức xã hội. Để hoạt động này đạt được hiệu quả cần thường


xuyên quan tâm tới lợi ích của các tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội. Việc khắc phục những khác biệt, trước hết
là những khác biệt về lợi ích kinh tế, nhằm hướng tới mục đích chung, vì sự tiến bộ chung của xã hội, sẽ làm
cho hoạt động điều khiển dư luận xã hội có kết quả. Định hướng dư luận được hình thành thuận lợi khi có sự
nhất qn trong chủ trương, chính sách với quá trình tổ chức và chỉ đạo thực hiện. Nếu các chủ trương, chính
sách được đề xuất và các hành vi quản lý diễn ra theo kiểu "nói một đường, làm một nẻo" thì hoạt động định
hướng của dư luận xã hội sẽ mất tác dụng.


Sự hình thành dư luận xã hội thông qua các phương tiện truyền thơng đại chúng có mối liên hệ ngược
<i>(feedback). Nghĩa là các phương tiện này không chỉ tạo nên dư luận xã hội, mà đến lượt nó, dư luận xã hội cũng </i>
tác động trở lại tới hoạt động của hệ thống truyền thơng đại chúng, vì trong lĩnh vực thông tin sự phân chia giữa
người truyền tin (chủ thể) và người nhận (khách thể) là rất tương đối và thường diễn ra đồng thời.


Phản hồi là dòng chảy của thông tin từ nguồn tin đến nơi nhận và ngược lại. Dịng phản hồi chỉ hình thành
khi người nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của người nhận.
Phản hồi là yếu tố quan trọng nhất của q trình truyền thơng, đây là một chu trình khép kín và được thể hiện ở
các khía cạnh sau:


Q trình truyền thơng giữa con người bao giờ cũng diễn ra trong mơi trường xã hội. Do đó, liên kết xã hội
là nhân tố quan trọng để thu hút các cá nhân và các nhóm xã hội vào dịng thơng tin


Thơng tin được chia thành ba loại: a) rất cần thiết, b) có thể cần thiết, c) không cần thiết. Ba loại thông tin
này quy định nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng trên ba cấp độ: a) rất quan tâm, b) có quan tâm, c)
không quan tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Những nội dung thông tin trùng lặp và đơn điệu ở một số tờ báo dẫn đến tình trạng cơng chúng từ báo này
chuyển sang báo khác. Sự di chuyển cơng chúng báo chí có thể do nhiêu ngun nhân như người đọc thay đổi
chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp. Tuy vậy, phần lớn người đọc bỏ báo này sang báo khác là do tính đơn điệu của các
thông tin được đăng tải. Về thực chất, đây là sự giảm sút uy tín trong hoạt động của báo chí đối với cơng chúng.


Vai trị thực tế của dư luận xã hội trong đời sống xã hội được tăng cường với sự tham gia của các tầng lớp


nhân dân vào hoạt động tổ chức và quản lý các q trình xã hội, trong đó hệ thống truyền thơng đại chúng có
ảnh hưởng to lớn. Tác động của truyền thông đại chúng đối với dư luận xã hội rất tồn diện, hệ thống này khơng
chỉ tỏ rõ vai trị trong các đợt vận động chính trị, trên các tầm độ như ở các phương hướng chung, thường được
những tổ chức, đồn thể chính trị, xã hội quan tâm mà còn đi sâu vào những hiện tượng thường ngày, nhất là các
hiện tượng cấp bách, có tính đột xuất.


Hướng nghiên cứu sự tác động của hệ thống truyền thơng đại chúng với vai trị là phương tiện tổ chức và
vận động quần chúng ở mức độ đại chúng, đối với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong sự nghiệp
đổi mới đất nước và đổi mới hoạt động báo chí đang đặt ra những địi hỏi cấp bách về lý luận và thực tiễn, cần
sự tham gia của khoa học xã hội, trong đó các ngành xã hội học và tâm lý học xã hơi có vai trị rất đáng kể.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:


l) Korobeinhikov. V.S và đồng sự: Phương tiện truyền thông đại chúng và sự hình thành dư luận xã hội. M.
1989.


2) Grusin V.A: Ý kiến về thế giới và thế giới của các ý kiến M. 1988.


3) Báo chí và sự nghiệp đổi mới và hiện đại hóa đất nước (Hội nhà báo Việt Nam - Đại hội VI) Hà Nội
<i>3.1995. </i>


4) Mai Quỳnh Nam: Tạp chí Xã hội học - 3.1994: Dư luận xã hội về số con.


</div>

<!--links-->

×