MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI RCV.
3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại RCV:
* Những ưu điểm:
Về bộ máy tổ chức kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo hình thức tập trung, nên việc cung cấp số
liệu giữa các phòng ban nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Do đó báo cáo hàng
tháng, quý, năm đều lập đảm bảo thời gian.
Công ty sử dụng hình thức ghi sổ là nhật ký chung, RCV sản xuất và kinh doanh chỉ
một sản phẩm là bê tông thương phẩm nên việc áp dụng hình thức sổ này là hợp lý.
Về hệ thống sổ sách, chứng từ:
Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán nói chung, sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng để
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng nhìn chung đều tuân thủ các quy định.
Công ty áp dụng tương đối đầy đủ và đúng với chế độ quy định hiện hành. Việc luân
chuyển hệ thống chứng từ được tổ chức tương đối chặt chẽ, bảo quản cận thận, giúp cho
việc quản lý tốt các yếu tố sản xuất, hạn chế thất thoát nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu thông
tin và tạo ra được mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận trong công ty. Kế toán công ty
luôn tuân thủ việc ghi chép và phản ánh theo đúng thời gian và nội dung kinh tế của các
nghiệp vụ phát sinh trong tháng.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán Navision 4.0, đã tiết kiệm sức lao động cho các
nhân viên kế toán. Các chứng từ sau khi được nhập các thông tin vào máy sẽ được lưu
trong các cặp hồ sơ, tài liệu. Các số liệu trên các sổ và các báo cáo kế toán được chương
trình xử lý trực tiếp từ các chứng từ gốc, việc tìm và sửa chữa sai sót trở nên đơn giản hơn
nhiều, khi có sai sót thì chỉ cần đối chiếu với chứng từ gốc. Việc sử dụng phần mềm kế
toán còn giúp tiết kiệm chi phí cho công ty như giấy, mực, chi phí lưu giữ toàn bộ chứng
từ, sổ sách kế toán các loại.
* Những hạn chế:
Bên cạnh những điểm mạnh vừa nêu ở trên, công tác kế toán vẫn còn một số tồn tại,
cần được tiếp tục hoàn thiện như sau:
Về báo cáo quản trị:
Hiện nay, cũng như nhiều doanh nghiệp khác ở Việt Nam, công tác kế toán tại RCV
mới chỉ tập trung vào việc lập báo cáo tài chính mà chưa quan tâm đến các báo cáo kế toán
quản trị. Trong khi đó, các báo cáo kế toán quản trị mới là tài liệu, căn cứ quan trọng trong
việc đưa ra các quyết định, lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch,
đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và nguồn vốn của công ty. Vì tầm quan trọng
đó mà công ty cần quan tâm đến việc lập các báo cáo kế toán quản trị.
Về chứng từ, tài khoản:
Công ty không sử dụng bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn công cụ, dụng cụ sẽ làm cho
việc theo dõi tình hình sử dụng các loại công cụ, dụng cụ này không chặt chẽ, tạo khẽ hở
cho sự lãng phí, gian lận.
Vì RCV là công ty của tập đoàn Readymix của Úc nên công ty sử dụng hệ thống tài
khoản kế toán của công ty mẹ, tuy chỉ khác về số hiệu so với hệ thống tài khoản kế toán
của Việt Nam nhưng như thế sẽ gây khó khăn ban đầu cho các nhân viên kế toán vốn đã
quen với hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam, gây trở ngại cho công tác hạch toán, cũng
như gây khó khăn cho các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý tài chính khi theo dõi tình hình
tài chính của công ty.
3.1.2. Đánh giá về thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
tại RCV.
3.1.2.1. Những ưu điểm:
* Về đối tượng tập hợp chi phí:
Hiện nay công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng. Với đặc
điểm chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là các đơn
đặt hàng là rất hợp lý, sẽ giúp cho ban lãnh đạo nắm được chi phí sản xuất của từng đơn
đặt hàng một cách chính xác và nhanh chóng nhất.
* Về kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành:
Hiện nay, RCV đang trên đà phát triển mạnh mẽ, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng
với số lượng khách hàng tăng lên rất nhiều, do đó nghiệp vụ phát sinh của công ty tương
đối nhiều nhưng công ty vẫn chọn kỳ tính giá thành theo tháng nhằm phù hợp với kỳ báo
cáo, cung cấp giá thành thực tế kịp thời để làm căn cứ ghi chép giá vốn và các chỉ tiêu
trong kỳ, giúp cho ban lãnh đạo công ty có quyết định đúng đắn trong quản trị doanh
nghiệp. Việc tính giá thành hàng tháng còn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra chi phí sản
xuất, kịp thời điều chỉnh những nguyên nhân gây lãng phí chi phí sản xuất.
Công ty chọn phương pháp giản đơn tính giá thành sản phẩm giúp cho việc tính giá
thành dễ dàng thuận tiện.
* Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của RCV là các đơn đặt hàng
nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết theo từng đơn đặt hàng là
rất hợp lý.
Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ
dự trữ, phương pháp này phù hợp với đặc điểm hàng tồn kho của công ty. Công ty có số
chủng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không quá nhiều mà số lần nhập xuất lại
thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp này đã giúp cho việc hạch
toán hàng tồn kho đơn giản hơn nhiều.
* Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay, công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo
thời gian là hoàn toàn hợp lý. Hình thức trả lương này khuyến khích công nhân sản xuất
tăng năng suất lao động, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập.
* Về hạch toán chi phí sản xuất chung:
Các chứng từ về chi phí sản xuất chung (phiếu xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ
dùng cho phân xưởng….) luôn được cập nhật thường xuyên và được giám sát chặt chẽ
nhằm tránh lãng phí, thất thoát.
* Về hạch toán chi phí khấu hao:
Công ty hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao
TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp. Phương pháp tính khấu hao này là rất phù hợp với tình
hình TSCĐ của doanh nghiệp: số lượng TSCĐ nhiều, nguyên giá lớn và hữu dụng như
nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ đó. Ví dụ như ô tô tải, xe trộn bê tông, hệ thống
nhà kho….
3.1.2.2. Những tồn tại:
* Về cách gọi tên và sổ sách sử dụng:
Để hạch toán chi phí SXC trong kỳ, kế toán sử dụng sổ cái TK “chi phí sản xuất
chung” và các sổ chi tiết cấp 2 để theo dõi chi tiết chi phí nhân công, vật liệu gián tiếp, chi
phí khấu hao….phát sinh tại các trạm trộn theo các hợp đồng, tuy nhiên doanh nghiệp lại
gọi các sổ chi tiết này là sổ cái. Điều này là không hợp lý vì theo quy định của chế độ hiện
hành, sổ cái phải là sổ kế toán phản ánh tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả
kinh doanh… của doanh nghiệp. Còn các sổ mở cho các tài khoản cấp 2 của TK “chi phí
sản xuất chung” với mục đích chi tiết cho sổ cái TK “chi phí sản xuất chung”.
* Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Hiện tại công ty chưa áp dụng biện pháp quản lý chi phí nguyên vật liệu theo định
mức vì vậy công ty cần tiến hành xây dựng hệ thống định mức nguyên vật liệu phù hợp với
tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và của ngành xây dựng, để góp phần quản lý chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, khuyến khích công nhân tiết kiệm VNL, giảm giá thành sản
phẩm.
* Về hạch toán lương:
RCV là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số lao động tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh hàng tháng là
tương đối lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Trong khi đó, do công nhân nghỉ phép
không đều nhau nên chi phí tiền lương phải trả cho công nhân viên nghỉ phép không đều
nhau giữa các kỳ trong năm nhưng công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương của
công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này làm ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của kỳ tính
lương nghỉ phép, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm.
* Về việc hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất:
Hiện nay, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất của công ty đều hạch toán
ngay vào TK “chi phí sản xuất chung” mà không tính đến giá trị lớn hay nhỏ, thời gian sử
dụng ngắn hay dài. Như vậy, với những loại có thời gian sử dụng dài, liên quan tới nhiều
kỳ kế toán thì việc phản ánh như các loại chi phí phân bổ một lần là không hợp lý.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG READYMIX VIỆT NAM
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại RCV.
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, để có thể đứng vững và ngày
càng phát triển, các doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn nhằm cạnh
tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Là một thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO, Việt Nam sẽ tiếp thu được các yếu tố tiến bộ từ các nước, các doanh nghiệp
Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những
cơ hội là những thách thức như mất thị trường, tụt hậu do không đủ sức cạnh tranh, đó
cũng chính là bài toán khó cho các doanh nghiệp trong nước. Một trong những giải pháp là
doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua
việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp
phải có một hệ thống kế toán, quản trị khoa học. Thông qua các số liệu về chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm, nhà quản trị sẽ nắm bắt được chi phí sản xuất thực tế phát sinh,
giá thành sản phẩm nói chung và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nói chung, để
có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Hiện tại, RCV đã khẳng định được vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh bê tông thương phẩm, nhưng không vì thế mà có thể tránh khỏi sự cạnh
trạnh của các đối thủ. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, công ty phải không ngừng phát huy
được thế mạnh của mình cũng như tận dụng được hiệu quả nguồn lực.
Vì mục tiêu đó, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông Readymix Việt Nam:
Để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở nên hoàn thiện, hợp lý và
cung cấp thông tin kịp thời thì việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
phải đảm bảo đúng luật kế toán hiện hành, tuân thủ chế độ kế toán và các chuẩn mực kế
toán Việt Nam hiện hành.
Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
phải giải quyết được mối quan hệ hài hòa giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được, phải
đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được
chất lượng sản phẩm.
Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần
phải xây dựng dựa trên đặc điểm hoạt động sản xuất kinh đoanh, quy trình công nghệ tại
công ty, phù hợp với trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và các nhân viên kế toán
tại công ty. Do đó, công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại RCV không thể nằm ngoài định hướng phát triển của ngành xây dựng, chủ trương của
Đảng và Nhà nước.
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại RCV.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, với những kiến thức đã học được tại Trường
đại học Kinh tế Quốc Dân, kết hợp với tình hình thực tế, em xin đưa ra một vài ý kiến để
khắc phục những mặt hạn chế, nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại RCV:
* Về báo cáo quản trị:
Với đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất, công ty cần xây dựng một hệ thống báo
cáo quản trị xuất phát từ yêu cầu quản trị. Ngoài các báo cáo hiện có công ty cần tiến hành
lập thêm báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí, nhằm cung cấp cho ban
lãnh đạo cách nhìn nhận chính xác nhất về tình hình doanh thu, chi phí của công ty để từ
đó có các quyết định dài hạn và ngắn hạn phù hợp. Trong đó, chi phí được chia ra thành
định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp:
- Định phí (chi phí cố định): Là các khoản chi phí không đổi trong phạm vi giới hạn
của qui mô hoạt động. Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê đất phân xưởng…
- Biến phí (chi phí biến đổi): Là các khoản chi phí thường tỷ lệ thuận với kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh hay quy mô động, ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp,….