Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận Lớp bồi dưỡng ngạch Kế Toán Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.07 KB, 17 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH

KHĨA BỒI DƯỠNG NGẠCH KẾ TỐN VIÊN
Tở chức tại: Sóc Trăng
Từ ngày 14 tháng 08 năm 2020
đến ngày 06 tháng 11 năm 2020

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHI SAI NGUỒN THU HỘ, CHI HỘ
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU

Người thực hiện: Võ Thị Oanh
Chức vụ: Kế Tốn
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu

Sóc Trăng, tháng 11 năm 2020


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH

KHĨA BỒI DƯỠNG NGẠCH KẾ TỐN VIÊN
Tở chức tại: Sóc Trăng
Từ ngày 14 tháng 08 năm 2020
đến ngày 06 tháng 11 năm 2020

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHI SAI NGUỒN THU HỘ, CHI HỘ
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU


Người thực hiện: Võ Thị Oanh
Chức vụ: Kế Tốn
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu
CHỮ KÝ HỌC VIÊN

Sóc Trăng, tháng 11 năm 2020


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
PHẦN 1: MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1 Hồn cảnh ra đời của tình huống:............................................................................3
1.2 Mơ tả tình huống.....................................................................................................3
PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ TỪ TÌNH HUỐNG
2.1 Cơ sở lý luận:..........................................................................................................4
2.2 Nguyên nhân xảy ra tình huống...............................................................................4
2.3 Tác động - Hậu quả.................................................................................................7
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
3.1 Mục tiêu:................................................................................................................ 9
3.2 Xây đựng phương án:..............................................................................................9
3.2.1 Phương án 1.......................................................................................................... 9
3.2.2 Phương án 2........................................................................................................10
3.2.3 Phương án 3........................................................................................................10
3.3 Tổ chức thực hiện phương án được chọn:..............................................................11
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận.................................................................................................................13
4.2 Kiến nghị.............................................................................................................. 13




LỜI MỞ ĐẦU
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào
cũng phải tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp. Trong đó, kế tốn vừa được coi là
một nghề, một cơng việc, vừa được coi là một công cụ quản lý, giám sát chặt
chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thơng tin đầy đủ,
trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý
điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Chính vì
vậy, ở bất kỳ nơi nào, lúc nào xã hội đều đòi hòi người làm cơng tác kế tốn phải
có đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp chính là tài sản “vơ hình” quý giá
của người hành nghề, nhất là đối với người làm cơng tác kế tốn trong các cơ
quan nhà nước, bởi nghề nghiệp của họ có liên quan mật thiết đến việc sử dụng
tiền từ ngân sách nhà nước, các loại tài sản do Nhà nước đầu tư. Do đó, sự vi
phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kế toán trong các cơ quan nhà
nước dù ở mức độ nào cũng sẽ khiến cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của
nhân dân bị xâm phạm.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế
thì các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng
bước đi vào phát triển ổn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào công cuộc
đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị hành chính Nhà nước
như đơn vị sự nghiệp y tế, văn hóa, thơng tin, giáo dục,…Trong đó Trưởng Tiểu
Học Võ Thị Sáu là một đơn vị hành chính sự nghiệp giáo dục, hoạt động bằng
nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, và các nguồn kinh phí khác như: thu sự
nghiệp, phí, lệ phí hay nhận viện trợ biếu tặng theo ngun tắc khơng bồi hồn
trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình hoạt động, Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu phải có nhiệm
vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhà nước, các tiêu chuẩn định mức,
các quy định về chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành.
Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường quản lý

kiểm sốt chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất
lượng cơng tác kế tốn tại Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu.
Chính vì vậy, cơng việc của kế toán tại Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu phải
tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm sốt nguồn kinh phí,
tình hình sử dụng và quyết tốn kinh phí,…
Ngồi cơng tác chun mơn thì bộ phận kế tốn phải có trách nhiệm báo
cáo, tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo, cụ thể ở đây là Hiệu Trưởng về các vấn đề
liên quan đến công tác quản lý tài chính tại trường, để Hiệu Trưởng có cái nhìn
tổng quan và đưa ra các quyết định về việc sử dụng Ngân sách một các hợp lý và
tuân thủ đúng các Quy định về quản lý Ngân sách Nhà nước.
Trang 1 / 13


Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kế toán tại đơn vị và dựa vào
những kiến thức đã học thông qua lớp Bồi dưỡng Quản lý Nhà nước ngạch Kế
Tốn Viên, tơi chọn đề tài “Xử lý tình huống chi sai nguồn thu hộ - chi hộ tại
Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu”. Thơng qua tình huống nhằm rút ra bài học về
việc tăng cường, nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu đơn vị; cần chú
trọng việc lựa chọn đội ngủ cán bộ quản lý có đủ trình độ và tâm huyết trong
cơng tác; Đối với bộ phận kế tốn ln trao dồi kiến thức chun mơn, thường
xun cập nhật những quy định mới góp phần quản lý chặt chẽ việc sử dụng
Ngân sách Nhà nước.
Với sự hiểu biết còn hạn chế, thời gian đầu tư cho nghiên cứu chưa nhiều
nên khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo để nội dung trình bày trên được hồn thiện
hơn, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý một cách thiết thực nhất.

Trang 2 / 13



PHẦN 1: MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1 Hồn cảnh ra đời của tình huống:
Vào cuối năm 2018, Phịng Giáo Dục và Đào Tạo (GD & ĐT) Thành phố
Sóc Trăng nhận được đơn thư của phụ huynh học sinh (PHHS) về việc Trường
Tiểu Học Võ Thị Sáu có các hoạt động thu – chi khơng minh bạch tài chính.
Trước tình hình đó Phịng GD & ĐT Thành Phố Sóc Trăng đã ra Quyết định số
15/QĐ-KTr ngày 22/02/2019, V/v thành lập Đoàn kiểm tra cơng tác quản lý tài
chính tại Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu. Kế tốn Phịng GD & ĐT Thành phố
chủ trì kiểm tra việc thu-chi của đơn vị trường Tiểu Học Võ Thị Sáu cùng với
Ban thanh tra nhân dân tại đơn vị Trường, mục đích là xác nhận tình trạng thuchi tại đơn vị và xác minh phản ánh theo đơn thư của PHHS có đúng hay khơng.
Thực hiện quyết định kiểm tra số15/QĐ-KTr ngày 25/02/2019 đoàn kiểm
tra của Phòng GD & ĐT đã bắt đầu làm việc tại đơn vị Trường Tiểu Học Võ Thị
Sáu, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu-chi tài chính, các
nguồn thu chi khác trên sổ sách kế toán tại đơn vị Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu
Thành Phố Sóc Trăng.
1.2 Mơ tả tình huống
Từ ngày 25 tháng 2 năm 2019 đến ngày 04 tháng 3 năm 2019, Đoàn kiểm
tra đã tiến hành kiểm tra tại đơn vị Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu, Đoàn đã làm
việc với các cá nhân, bộ phận có liên quan và tiến hành kiểm tra xác minh trực
tiếp các nội dung cần kiểm tra và phát hiện ra một số bất thường trong 2 năm
học (2017-2018; 2018-2019) liên tiếp như sau:
- Các khoản thu đầu năm: học bạ, giấy thi, phù hiệu, sổ liên lạc, sổ khám
sức khỏe,…) chưa cập nhật kịp thời và chứng từ chưa hợp lý.
- Nguồn thu học phí chưa thu được, số lượng thất thu cịn quá nhiều
nhưng hồ sơ lưu giải thích chưa hợp lý. Số lượng học sinh miễn giảm khơng có
đơn miễn giảm và xác nhận của lãnh đạo nhà trường, khơng có danh sách học
sinh đính kèm trong hồ sơ.
- Nguồn thu dịch vụ (căn tin, giữ xe, thuê sân bãi…): nguồn thu cịn tồn
nhưng khơng báo cáo số dư tồn quỹ 13.354.000 đồng chi cịn sai mục đích,
trùng lắp.

- Quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh còn chi sai quy định hướng dẫn của
điều lệ Ban đại diện Cha Mẹ học sinh 22.000.000 đồng. Quỹ vận động khen
thưởng cho học sinh chưa rõ ràng, chi sai mục đích nhiều.
- Quỹ dạy thêm học thêm quản lý chưa chặt chẽ, giáo viên thu tiền trực
tiếp nên khơng có biên lai thu tiền, số dư không rõ ràng.

Trang 3 / 13


PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
2.1 Cơ sở lý luận:
Căn cứ vào chứng từ kế toán được lưu tại đơn vị Trường, Đồn kiểm tra
nhận thấy có những điểm cần chú ý trong quyết toán thu chi các khoản “thu hộ
chi hộ” như sau:
- Các khoản thu đầu năm học như học bạ, giấy thi, phù hiệu, sổ liên lạc,
sổ khám sức khỏe cho học sinh đầu cấp còn chưa hợp lý. Các chứng từ thu chưa
phản ánh đầy đủ nội dung thu theo từng tiểu mục. Chứng từ chi chưa đúng theo
quy định của kế toán vì cịn sử dụng hóa đơn bán lẻ cho giá trị thanh tốn cao.
- Nguồn thu học phí kế tốn thể hiện hồ sơ không đầy đủ. Báo cáo thu
học phí khơng đủ 100% vì có những trường hợp miễn giảm học phí theo quy
định Nhà nước – HS thuộc con em hộ cận nghèo, hộ nghèo theo quy định.
- Nguồn thu dịch vụ có các khoản thu như thu căn tin, giữ xe, cho thuê
sân bãi hợp lý, chứng từ đầy đủ. Các mục chi được ghi cụ thể và đầy đủ nhưng
lại không đúng quy định chi của mục chi từ dịch vụ đã được hướng dẫn.
- Quỹ của Ban đại diện hội Cha Mẹ học sinh không rõ ràng và cịn bỏ
lửng (số treo) vì vẫn chưa có chứng từ tham chiếu với sổ sách lưu tại đơn vị.
Việc sử dụng nguồn tiền này chưa đúng với quy định của Nhà nước đặt ra. Quỹ
vận động khen thưởng cho học sinh cuối năm học chưa rõ ràng và khơng đúng
mục đích chi như dự kiến ban đầu đặt ra. Khen thưởng học sinh đạt danh hiệu
học sinh Giỏi, học sinh Tiên Tiến…là hợp lý nhưng cịn có chi khen thưởng cho

học sinh tham gia phong trào Đội, Đồn thanh niên….là khơng hợp lý. Số tiền
cịn dư lại chi sửa chữa nhà để xe học sinh trong khi giữ xe đã đấu thầu và cụ thể
việc sửa chữa này là trách nhiệm của nhà cung cấp trúng thầu. Đây là chi sai
hoàn toàn số tiền 17.580.000 đ
- Quản lý quỹ dạy thêm học thêm chưa hợp lý. Bảng tổng hợp thu-chi
khơng rõ ràng. Khơng có biên lai thu tiền, phiếu chi, phiếu thu lưu trong hồ sơ
mà chỉ có bảng tổng hợp thu-chi danh sách đính kèm. Và ở đây là Giáo viên chủ
nhiệm lớp thu tiền trực tiếp từ học sinh.
2.2 Nguyên nhân xảy ra tình huống
Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu là đơn vị được thành lập và hoạt động hơn
11 năm tiền thân là Trưởng Tiểu Học Phường 9. Đội ngủ giáo viên, nhân viên
còn trẻ và năng động. Ban Giám Hiệu nhà trường cũng được điều chuyển từ một
số đơn vị khác đến.
Hiệu trưởng T.T.A nhà trường được điều chuyển về Trường Tiểu Học Võ
Thị Sáu khi chưa hết nhiệm kỳ ở đơn vị cũ. Thời gian công tác ở cương vị Thủ
trưởng đơn vị bắt đầu bước sang năm thứ 7. Trong hơn 15 năm cơng tác tại
ngành, ơng ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trang 4 / 13


Từ khi nhận nhiệm vụ ở đơn vị mới, ông T.T.A vẫn hăng hái làm việc. Do
địa bàn thuộc vùng dân tộc người Khmer sinh sống nhiều nên việc biết ngôn ngữ
và chữ viết Khmer cũng là một lợi thế của ông T.T.A. Khi tiếp xúc với PHHS và
học sinh khơng hiểu rõ tiếng Việt thì ơng có thể giải thích từ ngữ thật rõ ràng và
dễ hiểu nhất. Đây cũng là một lợi thế khi phân công ông T.T.A là người dân tộc
Khmer về Quản lý đơn vị Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu cũng nằm trên địa bàn
vùng có nhiều học sinh người dân tộc Khmer.
Và bộ phận kế tốn một bộ phận mới hồn tồn tại đơn vị Trường Tiểu
Học Võ Thị Sáu. Kế toán của trường là bà V.T.B một kế toán mới ra trường và
được nhận vào làm khi đơn vị mới được thành lập. Hơn 11 năm hoạt động

Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu chưa phát sinh những vấn đề không tốt liên quan
đến quyền lợi của Giáo viên, Công nhân viên, người lao động như tiền lương,
tiền nghỉ ốm đau, thai sản hay các chế độ liên quan của mọi người. Điều này
chứng minh kế toán đơn vị cũng rõ ràng minh bạch cơng khai về tài chính trong
11 năm hoạt động vừa qua.
Căn cứ vào tình hình hiện tại của đơn vị trường.
Căn cứ vào những quy định cụ thể của Phòng GD & ĐT Thành phố Sóc
Trăng về việc sử dụng nguồn thu hộ chi hộ thì đơn vị đã có sai sót rất lớn trong
việc sử dụng nguồn quỹ này. Cụ thể là:
Tiền mua phù hiệu năm học 2017-2018 là 6.840.000 đồng có hóa đơn bán
hàng của đơn vị bán hàng nhưng khơng có làm hợp đồng.
Chi photo phiếu khám sức khỏe cho học sinh khối 5 năm học 2018-2019
là 840.000 đồng khơng có hóa đơn bán hàng, hóa đơn lẻ do Trường tự ghi chưa
đúng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính
phủ về hóa đơn bán hàng hóa.
Chi tiền photo đề thi, in ấn giấy thi hóa đơn chỉ ghi đơn giản số tiền mà
khơng có số lượng và đơn giá cụ thể trên hóa đơn bán hàng để thanh tốn.
Người mua hàng khơng kí tên vào ơ “người mua hàng” để hợp lệ chứng từ.
Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu nằm trong địa bàn đặc biệt khó khăn nên
việc thu học phí, miễm giảm học phí sẽ có những thay đổi đáng kể. Thu học phí
căn cứ theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm
2015 của Chính phủ, Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm
2017 của Chủ tịch UBND tỉnh sóc Trăng và Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND
ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng.
Việc thu học phí khơng đủ số lượng, giải thích việc miễn giảm học phí
cho đối tượng học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo chưa có hổ sơ lưu minh
chứng hợp lý. Bộ phận thu giải thích do học có tên trong hổ sơ nhận hỗ trợ chi
phí học tập nên đương nhiên được miễn giảm học phí.
Căn cứ vào quy định của Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 đã
hướng dẫn về miễn giảm học phí, nếu học sinh thuộc đối tượng được miễn giảm

Trang 5 / 13


học phí thì phải làm đơn và có lưu hồ sơ cụ thể để minh chứng cho nguồn thu
này tại đơn vị. Việc trả lời là đối tượng học sinh được nhận hỗ trợ chi phí học
tập thì khơng làm hồ sơ lưu miễn giảm thu học phí là một thiếu sót lớn.
Thất thu học phí năm học 2017-2018: 22.410.000 đồng
Riêng năm học 2018-2019 số thất thu học phí là 39.420.000 đồng
Nguồn thu học phí Trường phải nộp vào KBNN để chi cải cách tiền
lương, chi hoạt động theo quy chế chi tiêu nội bộ chứng từ chi đầy đủ, mở sổ
theo dõi, đối chiếu, báo cáo định kỳ.
Thu dịch vụ bao gồn căn tin, giữ xe, thuê săn bãi có hổ sơ lưu hợp lý.
Nhưng khi thu xong khơng nộp vào KBNN là sai quy định của Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn căn tin giữ xe thực hiện 40% cải cách tiền
lương 60% chi hoạt động sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong quy chế chi
tiêu nội bộ phải ghi cụ thể.
Nguồn thu này Trường lại chi khen thưởng cho CB.GV.CNV cuối mỗi
năm học với số tiền là 47.000.000 đồng, điều này là sai theo quy định tại Nghị
định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về thi hành một số điều
của Luật thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó Trường cịn xuất chi tham quan du
lịch cho cán bộ giáo viên, công nhân viên với số tiền là 7.500.000 đồng là sai
quy định vì khơng có văn bản nào hướng dẫn cho phép chi. Tiền mặt đến thời
điểm kiểm tra là 25.495.000 đồng nhưng trên sổ sách là 45.495.000 đồng. Số
chênh lệch cho giao viên trường tạm ứng.
Quỹ Ban đại diện hộ Cha Mẹ học sinh thực hiện theo Thông tư
51/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc ban
hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh hướng dẫn. Qua kiểm tra chứng từ tại
đây, Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu chi quà Tết, chi quà cho ngày 20/11, chi liên
hoan cuối năm trong 2 năm học 2017-2018; 2018-2019 với tổng số tiền là

27.800.000 đồng. Đây là chi sai quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư
51/2011.
Khoản vận động chi khen thưởng cho học sinh đạt thành tích cao trong
năm học 2018-2019 là 33.655.000 đồng. Trường chi khen thưởng cho học sinh
30.650.000 đồng, còn lại Trường chi khen thưởng cho Giáo viên dạy giỏi là
3.000.000 đồng là sai hồn tồn.
Nguồn thu phí dạy thêm học thêm của đơn vị được quy định theo TT
17/2012/T-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo,
QĐ 07/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Sóc Trăng.
Theo đó thì Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu đã làm sai Khoản 1 Điều 14 mục c vì
theo quy định: “Nhà trường phải mở đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi
việc thu, sử dụng nguồn thu từ dạy thêm, học thêm, thực hiện công khai, minh
bạch, dân chủ. Nghiêm cấm mọi trường hợp để ngoài sổ sách các khoản thu, chi
Trang 6 / 13


từ nguồn thu dạy thêm, học thêm. Nhà trường tổ chức thu, chi và thanh toán tiền
học thêm qua bộ phận tài vụ nhà trường, giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu
tiền học thêm”.
Ở đây đơn vị Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu đã sai quy định là để giao viên
chủ nhiệm thu tiền dạy thêm học thêm trực tiếp của học sinh. Kế tốn trường
khơng mở sổ sách theo dõi mà chỉ ghi vào quyển sổ tay số tiền còn lại là 20%
được giáo viên nộp về dành để chi cho cán bộ quản lý và sữa chữa cơ sở vật chất
theo thỏa thuận ban đầu với hội Cha mẹ học sinh. Định kỳ báo cáo cho Ông
T.T.A là hiệu trưởng nhà trường. Đây là sai hoàn toàn theo quy định về tài chính.
2.3 Tác động - Hậu quả
Việc mua hàng hóa khơng có hóa đơn là sai quy định.
Hóa đơn tự ghi mua hàng của Trường là khơng đúng có thể gây hiểu nhầm
là ghi khống hóa đơn. Tạo suy nghĩ lệch lạc của mọi người về vấn đề tài chính
khơng trung thực.

Chi sai nguồn, sai mục đích ban đầu dễ làm mất cân đối các khoản thu
chi, khó theo dõi các nguồn thu và số liệu báo cáo không rõ rang dễ gây hiểu
lầm trong Quản lý tài chính.
Thu học phí khơng kiểm sốt và khơng lưu hồ sơ sẽ tạo kẻ hỡ trong việc
Quản lý tài chính dẫn đến có những thơng tin khơng hay trong PHHS và tạo tiền
lệ cho việc khơng đóng học phí của HS đang học tại trường.
Số thu học phí sẽ được chi cải cách tiền lương và nếu thất thu sẽ ảnh
hưởng đến nguồn chi này. Có thể khơng đủ chi lương cho cán bộ giao viên, công
nhân viên trong đơn vị, chi hoạt động sẽ bị hạn chế và không tạo động lực để
mọi người phấn đấu. Điều này có thể làm giảm uy tín của lãnh đạo Nhà trường
đối với cán bộ giao viên, công nhân viên trong đơn vị. Giảm sự tin tưởng của
cấp trên đối với lãnh đạo vì Quản lý khơng chặc chẽ về vấn đề tài chính. Và
quan trọng là khơng đảm bảo tính cơng bằng theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu hộ chi hộ nếu khơng đúng mục đích chi sẽ tạo dư luận
không hay tại đơn vị. Nhất là khen thưởng cho giáo viên từ nguồn tiền vận động
khen thưởng cho học sinh. Điều này dễ gây mất lòng tin của PHHS đối với Nhà
trường vì vận động chỉ để khen thưởng cho học sinh mà thôi. Hiệu trưởng
Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu quyết định chi tham quan du lịch sai hồn tồn vì
khơng có văn bản nào hướng dẫn cho phép chi. Tiền mặt tồn quỹ lại không khớp
với sổ sách làm mất niểm tin đối với người Quản lý, người phụ trách. Và dễ gây
mất đoàn kết nội bộ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau. Quyền lợi của
PHHS dễ thấy như bị xâm hại.
Việc để tồn quỹ cao cũng mang đến nhiều rủi ro cho đơn vị, cho thủ quỹ
nhà trường. Số tiền mặt tại quỹ lại khơng chính xác và được cho giáo viên mượn
tạm là khơng đúng ngun tắc tài chính. Điều này dễ gây hiểu lầm từ chính nội
bộ đơn vị và thông tin sẽ bị lệch lạc đi dễ dẫn đến khó Quản lý.
Trang 7 / 13


Quỹ Ban đại diện hội Cha Mẹ học sinh được hình thành từ sự đóng góp

của Cha Mẹ học sinh một cách tự nguyện. Nhà nước ban hành Thông tư
51/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc ban
hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm hướng dẫn sử dụng quỹ một
cách đúng đắn nhất. Mục tiêu chỉ sử dụng cho học sinh là chính và thơng qua
Cha Mẹ học sinh nhằm giúp đỡ những học sinh có hồn cảnh khó khăn một cách
trực tiếp nhất. Nhà trường lại chi cho giáo viên quà Tết, quà 20/11…Sử dụng sai
với mục đích ban đầu của Quỹ Cha Mẹ học sinh và khơng có sự đồng thuận của
PHHS với Nhà trường sẽ dễ gây bức xúc trong PHHS.
Vận động khen thưởng học sinh từ Cha Mẹ học sinh - cùng chung tay
khuyến khích các em đạt những thành tích tốt trong học tập. Điều này nên duy
trì vì hiệu quả rất lớn. Nhưng đã vận động để khen học thì chỉ sử dụng tài chính
cho mục tiêu đã đề ra, các khoản khen thưởng cho phong trào Đồn, Đội là sai.
Khen thưởng giáo viên thì đã có nguồn khác và đã có quy định cụ thể. Việc
buông lỏng Quản lý hay chi không như mục tiêu ban đầu đề ra khi vận động sẽ
làm các thành viên tham gia, các mạnh thường quân đóng góp, tất cả mọi người
trong đơn vị, PHHS không tin tưởng,dễ gây bất bình trong dư luận gây ảnh
hưởng đến cơng tác dân vận; Cơng tác xã hội hóa giáo dục làm cho người dân
nghi ngờ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Quản lý tài chính mà khơng mở sổ thì khơng cách nào để Quản lý chặt
chẽ và chính xác và sai luật quy định. Việc để giáo viên trực tiếp thu tiền học
sinh là một trong những điểm nhạy cảm nhất mà Nhà trường cần tránh. Giáo
viên nhận tiền từ học sinh sẽ dễ mất đi sự tơn kính của học sinh đối với người
thầy, người cô đang truyền đạt kiến thức cho mình. Đây là điểm rất dễ gây hậu
quả sau này.

Trang 8 / 13


PHẦN 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
3.1 Mục tiêu:

Kiểm tra để thấy cịn nhiều thiếu sót, nhiều kẻ hở trong Quản lý tài chính.
Kiểm tra để nhìn nhận lại năng lực làm việc của cá nhân, tập thể hay của chính
cơ quan Quản lý đơn vị.
Để xảy ra những sai phạm, vi phạm nêu trên cần phải được xử lý kịp thời
và nghiêm túc theo đúng quy định.
Củng cố lại tổ chức của Trường, chấn chỉnh lại việc thực hiện theo đúng
chuyên môn nghiệp vụ, chức năng của từng bộ phận.
Chấn chỉnh việc thu-chi tài chính từ các nguồn vận động khác, nguồn thu
hộ chi hộ. Thu hồi các khoản chi không hợp lý, công khai rõ ràng minh bạch tất
cả các khoản thu chi theo định kỳ.
Giải toả những vướng mắc, thông tin sai lệch của những đối tượng liên
quan, đồng thời cũng giải thích rõ ràng cho PHHS có con em đang học tập tại
Trường.
3.2 Xây đựng phương án:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những đổi mới trong
cơng tác Quản lý cán bộ cơng chức, từng bước xây dựng bộ máy chính quyền
các cấp đáp ứng tương xứng với sự phát triển của nước nhà. Trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ một số cán bộ cơng chức cịn thiếu tinh thần trách nhiệm
trong công việc, buông lỏng trong Quản lý, tạo nhiều kẻ hở do đó tạo ra những
bất bình trong dư luận, những sai phạm về tài chính… Những sai lầm đó cần
được phát hiện và xử lý kịp thời dứt điểm góp phần xây dựng Nhà nước “trong
sạch, vững mạnh, cơng bằng, dân chủ, văn minh”.
Do việc cơng khai tài chính nguồn NSNN q rõ ràng và khơng có sự
phản hồi của giáo viên, công nhân viên nên Hiệu trưởng lơ là trong Quản lý các
khoản thu hộ chi hộ, hay do Hiệu trưởng được tham mưu làm cho gọn để giảm
bớt thủ tục giấy tờ không cần thiết.
3.2.1 Phương án 1
Dựa vào kết luận của Đòan kiểm tra, Đại diện Đồn kiềm tra mời Ơng
T.T.A - Hiệu trưởng nhà trường, và bà V.T.B kế toán trường gặp trực tiếp.Yêu
cầu:

- Viết cam kết không tái phạm.
- Thu hồi tiền chi sai gửi vào KBNN (Quỹ thu dịch vụ là 74.500.000
đồng) Trong đó: Tiền tham quan: 7.500.000đ; Tiền giáo viên tạm ứng:
20.000.000 đồng; Tiền khen thưởng cuối năm các năm học cho giáo viên
47.000.000 đồng.
- Thu hồi và hoàn trả tiền quỹ Cha Mẹ học sinh: 17.580.000 đồng.
Trang 9 / 13


- Thu hồi tiền quỹ vận động khen thưởng học sinh chi cho giáo viên:
3.000.000 đồng.
Đề nghị UBND Thành phố Sóc Trăng ra quyết định kỷ luật Ơng T.T.A và
bà V.T.B hình thức cảnh cáo.
Ưu điểm và hạn chế:
- Giải quyết nhanh, kịp thời sự việc, không gây xáo trộn vấn đề nhân sự
tại đơn vị Trường.
- Dễ gây bất bình trong dư luận.
- Xử lý này khơng có tính răn đe người khác, làm cho người thực thi
nhiệm vụ khơng thấy được hậu quả do mình gây ra.
3.2.2 Phương án 2
Dựa vào kết luận của Đòan kiểm tra, Đại diện Đồn kiềm tra mời Ơng
T.T.A - Hiệu trưởng nhà trường, và bà V.T.B kế tốn trường trực tiếp thơng báo:
Thu hồi các khoản chi sai mục đích về nhập quỹ hoặc nộp vào TK NHKBNN theo quy định.
Đề nghị UBND ra quyết định bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương đối
với ông T.T.A - thủ trưởng đơn vị và bà V.T.B và luân chuyển công tác sang đơn
vị khác.
Ưu điểm và hạn chế:
- Giải quyết nhanh, trấn an dư luận, đơn vị xáo trộn về tổ chức nhân sự.
- Khó thu hồi các khoản chi sai.
- Dễ tạo tâm lý ức chế cho các đối tượng.

3.2.3 Phương án 3
Xét về tính chất mức độ sai phạm trong Quản lý, sử dụng tài chính tại
Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu, các cơ quan đơn vị có liên quan kiểm điểm trách
nhiệm đối với các cá nhân sau:
- Khiển trách đối với ông T.T.A Hiệu trưởng Trường Tiểu Học Võ Thị
Sáu với vai trò là người đứng đầu đơn vị chưa thực hiện tốt công tác chỉ đạo
Quản lý tài chính dẫn đến thất thu học phí, thu các khoản dịch vụ không nộp vào
TK KBNN. Duyệt chi tiền khen thưởng cuối năm học, hỗ trợ du lịch cho giáo
viên sai quy định, sai mục đích.
- Khiển trách đối với bà V.T.B kế toán trường Tiểu Học Võ Thị Sáu, do
chưa tham mưu tốt cho lãnh đạo trong Quản lý và sử dụng tài chính. Theo dõi
thiếu chặt chẽ nguồn thu tại đơn vị. Báo cáo chưa chính xác các quỹ tiền mặt.
Chứng từ chi chưa đúng về trình tự thủ tục quy định và mục đích.
- Thu hồi các khoản chi sai, chi khơng đúng mục đích về tại nguồn vốn
có. Nộp vào TK KBNN. Hồn chỉnh hồ sơ sổ sách theo quy định.
Ưu điểm và hạn chế:
- Giải quyết hợp tình hợp lý.
- Thu hồi được khoản chi sai nguồn, sai mục đích.
Trang 10 / 13


- Giải quyết được đơn thư tố cáo khiếu nại về tài chính tại đơn vị.
- Các đối tượng liên quan nhìn thấy được vấn đề cịn yếu kém trong
Quản lý của mình mà rút kinh nghiệm.
3.3 Tở chức thực hiện phương án được chọn:
Trong 3 phương án trên, tôi chọn phương án 3 là hợp tình hợp lý nhất.
Như đã phân tích ở trên, với cách giải quyết này Ông T.T.A và bà V.T.B sẽ nhìn
thấy được khuyết điểm của mình và sẽ tránh được sai lầm cho thời gian tiếp theo
trong Quản lý về tài chính tại đơn vị Quản lý.
Các bước thực hiện phương án 3:

Bước 1: Nguyên nhân để kiểm tra
Sau khi nhận được đơn thư của PHHS, của GV về việc thu-chi tài chính
tại đơn vị Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu, Phòng GĐĐT Thành phố Sóc Trăng
thành lập ban kiểm tra đến đơn vị Trường. Phối hợp với Ban Giám Hiệu Nhà
trường, Ban thanh tra nhân dân tại đơn vị Trường, Cơng đồn Cơ sở Trường
Tiểu Học Võ Thị Sáu và các đối tượng liên quan.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra đơn vị Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu
- Kiểm tra về công tác Quản lý nhân sự, Quản lý chuyên môn, kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ năm học tại đơn vị theo chỉ đạo của cơ quan Quản lý
cấp trên (Phòng GD & ĐT Thành phố Sóc Trăng)
- Kiểm tra Quản lý tài chính cơ sở: Quản lý tài chính của NSNN, tài
chính từ các nguồn khác tại đơn vị. Hồ sơ Quản lý tài chính (thu-chi) được lưu
tại đơn vị, của Hiệu trưởng, của Kế toán, của Thủ quỹ nhà trường. Q trình
kiểm tra có sự chứng kiến của các phịng ban liên quan: Chủ tịch Cơng đồn Cơ
sở, Ban Giám Hiệu, Ban thanh tra, Ban đại hiện hội cha mẹ học sinh, kế tốn
trường, thủ quỹ....
Sau khi kiểm tra, đồn kiểm tra họp, tổng hợp và lấy ý kiến tất cả các bộ
phận để đưa ra kết luận.
Bước 3: Thông báo kết luận kiểm tra
Đồn kiểm tra thơng báo kết luận kiểm tra trước hội đồng Trường Tiểu
Học Võ Thị Sáu và có mặt của chính quyền địa phương, ban đại diện hội cha mẹ
học sinh Trường Tiểu Học Võ Thị Sáu. Nêu những mặt làm tốt và cần phát huy,
những yếu kém còn tồn tại cần hạn chế khắc phục. Nêu rõ những sai phạm trong
Quản lý thu chi tài chính của Ơng T.T.A và bà V.T.B. Biên bản chi tiết về sai
phạm tài chính được lập riêng và giải quyết trong khoản thời gian nhất định. Và
yêu cầu Ông A và bà B có hướng giải quyết trong việc thu hồi tiền theo yêu cầu
của Ban kiểm tra.
Các nội dung trên biên bản, yêu cầu ông T.T.A hẹn thời hạn cuối cùng để
xử lý giải quyết và báo cáo chi tiết bằng văn bản, nộp về đơn vị chủ quản,
UBND Thành phố. Đồng thời ông T.T.A và bà V.T.B viết bản tự kiểm điểm bản

thân về những sai phạm của mình. Yêu cầu tổ chức một buổi họp hội đồng Nhà
Trang 11 / 13


trường và đề nghị hình thức khiển trách đối với ông A - hiệu trưởng và bà B - kế
toán.
Bước 4: Kết quả xử lý
Dựa vào kết luận của Ban kiểm tra,theo quy định về phân cấp Quản lý,
Phòng GD & ĐT Thành phố tham mưu UBND Thành phố lập Hội đồng kỷ luật
và ra quyết định kỷ luật ông T.T.A và bà V.T.B theo kết luận kiểm tra và ý kiến
tập thể là hình thức khiển trách.

Trang 12 / 13


PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Trong thời đại 4.0, việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngủ cán bộ cơng chức,
viên chức có năng lực phẩm chất đạo đức là một nhu cầu cấp thiết. Cán bộ cơng
chức viên chức là lực lượng nồng cốt góp phần năng cao hiệu quả Quản lý của
Nhà nước. Một cán bộ Quản lý phải biết tổ chức và điều chỉnh bằng quyền thôi
chưa đủ mà phải điều chỉnh hành vi để đạt được mục tiêu mà Nhà nước đề ra
trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Ở đây chúng ta rút ra bài học là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác Quản lý Nhà nước, tuyên truyền phổ biến chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ công chức viên chức và
mọi người dân hiểu rõ và tự giác thực hiện. Nâng cao vai trò lãnh đạo của người
đứng đầu đơn vị, đặc biệt chú trọng việc lựa chọn đội ngủ cán bộ Quản lý có đủ
trình độ và tâm huyết trong công tác.
4.2 Kiến nghị

- Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về quản lý cán bộ công chức viên
chức hoàn chỉnh hơn, sâu sát hơn và mang tính kịp thời hơn. Ví dụ như trường
hợp trên, cần có Quyết định kịp thời, trực tiếp để giải quyết nhanh, tránh để lâu
ngày lại gây dư luận xấu.
- GD & ĐT cần có những văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện những
vấn đề liên quan dến lĩnh vực GD & ĐT thông suốt từ Trung ương đến địa
phương, tránh chồng chéo nhau làm giảm hiệu lực văn bản.
- Đơn vị chủ quản cần tăng cường hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngủ cán bộ công chức viên chức. Công tác giáo
dục pháp luật cho đội ngủ để đảm bảo đáp ứng với nhu cầu xã hội, nhu cầu công
việc được giao.
- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng để tạo động lực cho sự phát triển,
chế độ khen thưởng tương xứng với thành tích đạt được.
- Và chế độ tiền lương phải tương xứng với vị trí phân cơng việc làm để
cán bộ công chức viên chức chuyên tâm cống hiến.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện làm đề tài: Với sự hiểu biết còn hạn
chế, thời gian đầu tư cho nghiên cứu có hạn nên khơng tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cơ
giáo để nội dung trình bày trên được hồn thiện hơn, có thể vận dụng vào thực
tiễn quản lý một cách thiết thực hơn./.

Trang 13 / 13



×