Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Xây dựng ngôi nhà chất lượng cho sản phẩm mì hảo hảo của công ty cp acecook việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 70 trang )

 

  i 

 

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ 
 
 
 

NGUYỄN THỊ LAN ANH

ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG NGÔI NHÀ CHẤT LƯỢNG CHO SẢN PHẨM
MÌ HẢO HẢO CỦA CƠNG TY CP ACECOOK VIỆT NAM
 
 

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
 

KHÓA LUẬN THẠC SĨ
 
 

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2011




ii 

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : .................................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : .................................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

 
 


iii 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------


---oOo--Tp. HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2011 .

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Lan Anh.

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 30/01/1985

Nơi sinh : Tiền Giang

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Khoá (Năm trúng tuyển) : 2009
1- TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng ngôi nhà chất lượng cho sản phẩm mì Hảo
Hảo của Cơng ty CP Acecook Việt Nam.
2- NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN:
- Phân tích thực trạng R&D của cơng ty Cổ phần Acecook Việt Nam.
- Xây dựng ngôi nhà chất lượng cho sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty.
- Đưa ra một số đề xuất trong quản lý cho hoạt động R&D khi áp dụng ngôi nhà
chất lượng trong thiết kế sản phẩm.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 16/05/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 05/09/2011
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

 

 

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iv 

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành tri ân đến tất cả quý thầy cô thuộc khoa quản lý cơng
nghiệp, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi
trong q trình học tập để hồn thành khóa luận.
Song song đó tơi xin gửi lời cảm ơn đến tới tất cả các bạn học viên cao học
ngành Quản trị kinh doanh khóa 2009 đã giúp đỡ chia sẻ cùng tơi những khó khăn
trong học tập và trong thời gian thực hiện khóa luận.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các anh chị em trong
Công ty CP Acecook Việt Nam đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp thơng tin cho tơi
trong q trình thực hiện khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin chân thành tri ân sâu sắc đến cơ TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người thân trong gia
đình đã khơng ngừng động viên tơi trong q trình học tập, thông cảm và giúp đỡ tôi
trong cuộc sống để tôi an tâm trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học
Bách Khoa TP.HCM.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2011
Học viên

NGUYỄN THỊ LAN ANH


 
 




TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Khóa luận được thực hiện nhằm để phân tích thực trạng hoạt động R&D của
Cơng ty CP Acecook Việt Nam, nơi đang gặp vấn đề về thời gian nghiên cứu, giá
thành và chất lượng sản phẩm mới không đạt được mục tiêu theo kế hoạch nghiên cứu
đề ra ban đầu. Qua đó đề xuất áp dụng thử HOQ trong nghiên cứu cải tiến mì ăn liền
Hảo Hảo cùng với một số đề xuất về quản lý để việc áp dụng HOQ trong thực tế phù
hợp và đạt hiệu quả hơn. Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết chính là
cơng cụ triển khai chức năng chất lượng (QFD). Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu
thứ cấp để phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề hiện nay của
công ty. Đề tài cũng sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn
trực tiếp khách hàng và xử lý chủ yếu bằng giấy bút để phục vụ trong q trình xây
dựng ngơi nhà chất lượng trong nghiên cứu cải tiến mì ăn liền Hảo Hảo. Kết quả ngôi
nhà chất lượng cho thấy được bốn yếu tố kỹ thuật quan trọng cần cải tiến là chỉ tiêu
cảm quan vị, chỉ tiêu cảm quan sợi, trọng lượng súp và hàm lượng tinh bột trong vắt
mì. Kết quả phân tích cũng chứng minh việc áp dụng HOQ trong nghiên cứu cải tiến
mì ăn liền là khả thi và có thể rút ngắn được thời gian nghiên cứu còn 50-60% so với
phương pháp nghiên cứu hiện nay tại công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và
nguồn lực, khóa luận khơng áp dụng triệt để được HOQ trong nghiên cứu cải tiến mì
ăn liền Hảo Hảo, nhóm QFD chưa thật sự hoạt động đúng nghĩa, không thể tập hợp lại
thực hiện động não tập thể được mà chỉ đóng góp vào xây dựng HOQ thơng qua tham
khảo ý kiến từng người. Khóa luận cũng trình bày đặc trưng trong ngành thực phẩm và
quy trình nghiên cứu hiện tại của cơng ty gây khó khăn trong q trình áp dụng HOQ,
qua đấy đưa ra một số đề xuất về quản lý trong hoạt động R&D khi áp dụng HOQ
trong thiết kế sản phẩm để đạt hiệu quả hơn.


 
 


vi 

MỤC LỤC 
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ ........................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................................ v
MỤC LỤC .......................................................................................................................... vi
MỤC LỤC HÌNH .............................................................................................................. ix
MỤC LỤC BẢNG .............................................................................................................. x
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................... xi
Chương 1.

TỔNG QUAN......................................................................................... 1

1.1

Lý do hình thành đề tài .......................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu .................................................................................................................. 3

1.3

Ý nghĩa ................................................................................................................... 4


1.4

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4

1.4.1

Quy trình thực hiện ......................................................................................... 4

1.4.2

Loại hình nghiên cứu ...................................................................................... 5

1.4.3

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 5

1.4.4

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5

1.4.5

Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 5

1.4.5.1 Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................ 5
1.4.5.2 Dữ liệu sơ cấp .............................................................................................. 5
1.4.6
1.5
 

 

Xử lý dữ liệu ................................................................................................... 6

Bố cục nghiên cứu ................................................................................................. 6


vii 

Chương 2.
2.1

NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH .................. 8

Lý thuyết về hoạt động R&D ................................................................................ 8

2.1.1

Chức năng R&D ............................................................................................. 8

2.1.2

Các thành phần hợp thành sản phẩm và các giai đoạn phát triển sản phẩm 9

2.1.3

Các công cụ, kỹ thuật thường dùng trong thiết kế sản phẩm ..................... 10

2.2 Lý thuyết về Kỹ thuật Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function
Deployement – QFD) ..................................................................................................... 11

Chương 3.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM ...................................................................... 23
3.1

Mô tả thực trạng hoạt động R&D ....................................................................... 23

3.1.1

Quy trình nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới của cơng ty .................. 23

3.1.2

Phân tích thực trạng hoạt động R&D .......................................................... 25

3.2 Nhận dạng các nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian, chi phí và chất lượng
sản phẩm một cách hệ thống qua biểu đồ nhân quả theo quá trình ............................. 27
Chương 4.

ÁP DỤNG MA TRẬN NGƠI NHÀ CHẤT LƯỢNG TRONG

THIẾT KẾ SẢN PHẨM ................................................................................................. 31

 
 

4.1


Xác định yêu cầu khách hàng (Tiếng nói khách hàng) ..................................... 32

4.2

Đánh giá tính cạnh tranh ..................................................................................... 34

4.3

Lựa chọn đặc tính kỹ thuật .................................................................................. 36

4.4

Thiết lập mục tiêu chất lượng ............................................................................. 39

4.5

Ma trận quan hệ giữa đặc tính kỹ thuật và yêu cầu khách hàng ....................... 42

4.6

Xác định mức độ quan trọng của mỗi đặc tính kỹ thuật.................................... 44

4.7

Nêu bật mâu thuẫn ............................................................................................... 47


viii 

4.8


Đánh giá chung về việc áp dụng HOQ trong cải tiến mì ăn liền Hảo Hảo ...... 49

Chương 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 53

5.1

Kết luận ................................................................................................................ 53

5.2

Kiến nghị .............................................................................................................. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 55
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 57

 
 


ix 

MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình thực hiện khóa luận. ........................................................................... 4
Hình 2.1.Các phần hợp thành sản phẩm. ............................................................................ 9
Hình 2.2. Ngơi nhà chất lượng – HOQ............................................................................. 13
Hình 2.3. Các giai đoạn phát triển của ngôi nhà chất lượng. .......................................... 14
Hình 2.4. u cầu của khách hàng (tiếng nói khách hàng)............................................. 16

Hình 2.5. Phân tích cạnh tranh. ......................................................................................... 17
Hình 2.6. Các yêu cầu thiết kế: Tiếng nói của tổ chức. ................................................... 18
Hình 2.7. Các mục tiêu thiết kế......................................................................................... 19
Hình 2.8. Ma trận quan hệ giữa yêu cầu khách hàng và đặc tính kỹ thuật..................... 20
Hình 2.9. Ma trận tương quan giữa các đặc tính thiết kế. ............................................... 21
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của cơng ty CP Acecook
Việt Nam. ........................................................................................................................... 24
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu cơng thức mới sản phẩm mì ăn liền tại cơng ty CP
Acecook Việt Nam. ........................................................................................................... 26
Hình 3.3. Biểu đồ nhân quả theo quá trình xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề về
thời gian, chí phí và chất lượng sản phẩm sau quá trình R&D. ...................................... 29
Hình 4.1. Yêu cầu của khách hàng được xếp theo thứ tự ưu tiên (Tiếng nói khách
hàng). .................................................................................................................................. 34
Hình 4.2. Phân tích cạnh tranh. ......................................................................................... 36
Hình 4.3. Các đặc tính kỹ thuật (tiếng nói của tổ chức). ................................................. 38
Hình 4.4. Các mục tiêu thiết kế kỹ thuật. ......................................................................... 41
Hình 4.5. Ma trận tương quan giữa các yêu cầu khách hàng và đặc tính kỹ thuật. ....... 43
Hình 4.6. Mức độ quan trọng của mỗi đặc tính kỹ thuật. ................................................ 46
Hình 4.7. Ma trận tương quan giữa các đặc tính thiết kế. ............................................... 48 

 
 




MỤC LỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tiếng nói của khách hàng được phân nhóm và xếp theo 3 cấp. .................... 33
Bảng 4.2. Nhóm các yêu cầu của khách hàng tương quan mạnh với các chỉ tiêu cảm
quan..................................................................................................................................... 39

Bảng 4.3. Quy ước mối quan hệ yêu cầu khách hàng và đặc tính kỹ thuật. .................. 42
Bảng 4.4. Tóm tắt thời gian tiết kiệm được nhờ áp dụng HOQ trong nghiên cứu cải tiến
sản phẩm mì ăn liền. .......................................................................................................... 51 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


xi 

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
R&D: Research and Development (nghiên cứu và phát triển).
CP: Cổ phần
QFD: Quality Function Deployement (Triển khai chức năng chất lượng)

HOQ: House of Quality (ngôi nhà chất lượng)

 
 




Chương 1. TỔNG QUAN
Nội dung chương 1 của khóa luận tiếp cận vấn đề về thực trạng đã và đang diễn
ra tại công ty và nêu lên lý do thúc đẩy tác giả thực hiện thành đề tài, đưa ra mục tiêu,
nêu ý nghĩa, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
1.1

Lý do hình thành đề tài
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất

châu Á. Số liệu thống kê khơng chính thức năm 2008 cho thấy, tại Việt Nam có hơn 50
doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt từ 15% -20%. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành sản xuất mì ăn liền
sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6-7 tỷ gói trong vịng 3
năm tới. Trong cuộc đua về chủng loại và giá cả, các sản phẩm của Vina Acecook đang
dẫn đầu với khoảng 65% thị phần. Ngay sau đó là Asia Food chiếm hơn 20% thị phần.
Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của Vina
Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90%
thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Đó là chưa kể hàng chục nhãn hàng nước
ngoài đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu mã lẫn
giá cả. Có thể nói thị trường Việt Nam đã và đang diễn ra một “cuộc chiến” khốc liệt
quanh gói mì ăn liền để giành thị phần.
Vina Acecook là Công ty sản xuất và kinh doanh thực phẩm với các sản phẩm mì

ăn liền, nước mắm Đệ Nhất, Trà sữa Latte, các sản phẩm Nhật Vị, Dầu ăn Đệ Nhất.
Trong đó thế mạnh của cơng ty là các sản phẩm mì ăn liền với vị thế đang dẫn đầu chiếm
65% thị phần. Xét về thị trường mì ăn liền, hiện cơng ty đang có nhiều điểm mạnh về
nguồn lực như:
- Chiến lược: công ty đang thành cơng với chiến lược chi phí thấp và đa dạng hóa
sản phẩm, sản phẩm cơng ty có mặt ở tất cả các phân khúc theo giá cả sản phẩm
(bình dân giá từ 2000-4000 VND/gói, trung cấp giá từ 4500-6000 VND/gói, cao
cấp giá từ 7000-15000 VND/gói), chủng loại sản phẩm (mì, phở, cháo, miến, bún

 
 




ở tất cả các dạng gói, tơ ly, khay) và khẩu vị của từng khu vực địa lý trên khắp cả
nước.
- Đang là nhà dẫn đầu thị trường mì ăn liền, sở hữu nhiều nhãn hiệu nổi tiếng cùng
với thương hiệu Vina Acecook (Hảo Hảo, Hảo 100, Đệ Nhất, Lẩu Thái, Sao Sáng,
Táo Quân, Nhịp Sống, Tiếng Vang, Modern, Phở Xưa & Nay…).
- Có điều kiện tài chính mạnh mang lại lợi thế rất lớn trong các “cuộc chiến” với
các đại gia nhờ vào truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi...
- Sở hữu cơng nghệ Nhật Bản góp phần tạo ra sản phẩm với chi phí thấp, chất
lượng cao, là cơ sở để công ty thành công với logo Vina Acecook và slogan “Biểu
tượng của chất lương” (“Symbol of quality”).
- Kỹ năng cải tiến sản phẩm: có đội ngũ nhân sự nghiên cứu và phát triển (R&D)
hùng hậu (44 nhân sự) có trình độ đại học trở lên và giàu kinh nghiệm hỗ trợ công
ty thực hiện thành công chiến lược cạnh tranh đa dạng hóa sản phẩm và chi phí
thấp.
- Có 7 nhà máy, 700 đại lý phân phối rộng khắp cả nước, với mật độ bao phủ thị

trường khoảng 95% điểm bán lẻ trên tồn quốc.
Tuy Vina Acecook có rất nhiều điểm mạnh về nguồn lực, nhưng trong bối cảnh
cạnh tranh thị trường mì ăn liền hiện nay, ngồi các nhãn hàng nước ngồi thì trong nước
cũng có rất nhiều cơng ty có tầm cỡ với các nguồn lực khơng thua kém gì Acecook như
Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket …Đây điều là các cơng ty có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực mì ăn liền, chiếm thị phần chỉ theo sau Acecook, sở hữu
nhiều nhãn hàng nổi tiếng, có công nghệ tiên tiến sẵn sàng cạnh tranh với Acecook, chất
lượng sản phẩm đều đạt các tiêu chuẩn trong thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu người
tiêu dùng. Về năng lực tài chính, chính sách truyền thơng, quảng cáo khuyến mãi đều có
thể sánh ngang hàng thậm chí là mạnh hơn so với Acecook, đặc biệt là Massan rất mạnh
về quảng cáo…

 
 




Như vậy để có được vị thế dẫn đầu hiện nay thì cơng tác R&D mới là năng lực chủ
đạo, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và chi phí thấp mới chính là điểm mạnh tạo ra lợi
thế cạnh tranh bền vững cho Acecook Việt Nam.
Tuy nhiên vấn đề hiện nay của công ty là trong nhiều dự án phát triển sản phẩm
mới, theo báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của nội bộ phịng R&D, cơng tác R&D
thường xuyên gặp phải các vấn đề tương tự nhau như trễ tiến độ (gần 100%) hoặc kết quả
nghiên cứu sản phẩm không khớp yêu cầu của khách hàng theo điều tra ban đầu (khoảng
50%), giá thành sản phẩm vượt mục tiêu đề ra ban đầu (70-80%). Nếu vấn đề này không
được xem xét và giải quyết mà vẫn tiếp tục duy trì thì đây cũng là nguy cơ thể trở thành
điểm yếu của công ty về hoạt động nội bộ. Vì vậy đây cũng chính là vấn đề được ban
lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm và yêu cầu các phịng ban tích cực hỗ trợ cơng tác
R&D trong mọi khả năng có thể, khơng ngừng tăng cường nhân lực bộ phận R&D, nhân

viên R&D liên tục tăng ca… Nhưng đó chỉ là cách giải quyết cấp bách tạm thời để đối
phó với tốc độ cạnh tranh thị trường, khơng phải là giải pháp có thể sử dụng lâu dài được
vì chưa tìm ra được các nguyên nhân ‘gốc’ nên chỉ giải quyết vấn đề ở ‘ngọn’, không triệt
để mà còn nảy sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp khác nữa….
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng ngơi nhà chất lượng cho sản
phẩm mì Hảo Hảo của công ty Cổ phần Acecook Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp thạc sỹ của mình với mong muốn góp phần cung cấp thơng tin cho ban giám đốc
để ra quyết định đúng đắn kịp thời giải quyết vấn đề cấp bách này của công ty, giúp công
ty tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu lâu dài trong ngành mì ăn liền tại Việt Nam và vững bước
vươn ra thị trường thế giới.
1.2 Mục tiêu
– Phân tích thực trạng R&D của cơng ty Cổ phần Acecook Việt Nam.
– Xây dựng ngôi nhà chất lượng cho sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của cơng ty.
– Đưa ra một số đề xuất trong quản lý cho hoạt động R&D khi áp dụng ngôi nhà chất
lượng trong thiết kế sản phẩm.

 
 




1.3

Ý nghĩa
Giúp ban lãnh đạo có thơng tin chính xác và tin cậy về nguyên nhân chính gây ra

vấn đề chậm tiến độ, chất lượng sản phẩm khơng hồn tồn khớp với yêu cầu khách hàng
và giá thành sản phẩm khơng đúng như giá đề ra ban đầu. Từ đó tự tin ra quyết định cải
tiến quá trình làm việc, thành lập nhóm kết hợp các phịng ban cùng phịng R&D thử

nghiệm nghiên cứu & phát triển sản phẩm theo hướng xây dựng ma trận ngôi nhà chất
lượng. Qua đây ngồi việc có thể giúp ban lãnh đạo giải quyết được vấn đề cịn giúp nhân
viên thực hiện cơng việc trơi chảy hơn, có thể giảm lượng cơng việc cho nhân viên mà
hiệu quả công việc lại tăng lên, khắc phục tình trạng cơng việc q tải lại khơng được hệ
thống gây stress cho nhân viên.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Quy trình thực hiện

 

Hình 1.1. Quy trình thực hiện khóa luận.
 
 



 

1.4.2 Loại hình nghiên cứu
Dùng phương pháp nghiên cứu định tính dạng case study hỗ trợ trong xây dựng
ngơi nhà chất lượng.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng (tập trung vào các bà nội trợ, sinh viên,
nhân viên văn phòng), các chuyên viên kỹ thuật R&D và một số nhân viên phịng ban
khác có liên quan trong nội bộ cơng ty.
1.4.4 Phạm vi nghiên cứu
Phịng R&D và các phòng ban liên quan trong nội bộ cơng ty, chi nhánh TP.HCM
(phịng kinh doanh, marketing, sản xuất, QC, kế hoạch).
Người tiêu dùng ở Tp.HCM.
1.4.5 Thu thập dữ liệu

1.4.5.1 Dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các bài báo, internet và nội bộ doanh nghiệp phục vụ
cho phần phân tích thực trạng vấn đề.
1.4.5.2 Dữ liệu sơ cấp
Phỏng vấn sâu một số chuyên viên kỹ thuật R&D và các phòng ban liên quan
(phòng kinh doanh, marketing, sản xuất, QC, kế hoạch) thu dữ liệu sơ cấp hỗ trợ xác định
các đặc tính kỹ thuật trong xây dựng ngôi nhà chất lượng.
Thu thập dữ liệu xác định yêu cầu khách hàng: Chọn mẫu phi xác suất, lấy mẫu
phán đoán: mẫu 30 người, đối tượng là các bà nội trợ, sinh viên, nhân viên văn phòng.
Mời khách hàng dùng thử sản phẩm công ty và sản phẩm đối thủ cạnh tranh, sử dụng
thang đo 5 điểm cho đánh giả của khách hàng về sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh
tranh. Chọn khu vực đại diện ở TP.HCM.

 
 




1.4.6 Xử lý dữ liệu
Phân tích dữ liệu định tính chủ yếu bằng giấy bút và công cụ Excel.
1.5 Bố cục nghiên cứu
Chương 1 của khóa luận tiếp cận vấn đề về thực trạng đã và đang diễn ra tại công
ty và nêu lên lý do thúc đẩy tác giả thực hiện thành đề tài, đưa ra mục tiêu, nêu ý nghĩa,
phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Chương 2 lướt qua các lý thuyết về hoạt động R&D, các công cụ sử dụng trong
nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trong đó có trình bày chi tiết về lý thuyết về kỹ thuật
triển khai chức năng chất lượng QFD.
Chương 3 của khóa luận đi sâu vào phân tích thực trạng và xác định nguyên nhân
của các vấn đề. Dựa trên những phân tích tình hình, ngun nhân mà đưa ra đề xuất áp

dụng HOQ trong thiết kế sản phẩm để giải quyết vấn đề mà công tác R&D tại công ty
CP Acecook Việt Nam đang gặp phải.
Chương 4 trình bày q trình xây dựng ngơi nhà chất lượng HOQ áp dụng trong
cải tiến sản phẩm Hảo Hảo, nêu ra những khó khăn, thuận lợi và bình luận về kết quả đạt
được của từng giai đoạn,  đánh giá chung về hiệu quả của việc áp dụng HOQ trong cải
tiến sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo.
Chương 5 tổng kết lại các kết quả đã đạt được một cách ngắn gọn, trình bày những
khó khăn khi áp dụng HOQ trong lĩnh vực thực phẩm và đưa ra kiến nghị nhằm thúc đẩy,
hỗ trợ để khi áp dụng vào thực tế được nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn.
Tóm tắt chương 1:
- Lý do hình thành đề tài: Bộ phận R&D tại công ty Acecook Việt Nam rất quan
trọng quyết định sự thành cơng của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và chi phí thấp
nhưng cơng tác R&D hiện tại đang gặp 3 vấn đề nghiêm trọng: chất lượng sản phẩm sau
nghiên cứu không đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng nên thường xuyên phải chỉnh sửa,
nghiên cứu lại; thời gian nghiên cứu luôn bị chậm so với kế hoạch; và giá thành sản
phẩm sau nghiên cứu thường vượt mức giá mục tiêu.

 
 




- Mục tiêu: phân tích thực trạng R&D tại cơng ty CP Acecook Việt Nam, xây dựng
ngôi nhà chất lượng cho sản phẩm Mì ăn liền Hảo Hảo, đưa ra một số đề xuất trong
quản lý cho hoạt động R&D khi áp dụng ngôi nhà chất lượng trong thiết kế sản phẩm.
- Ý nghĩa: giúp ban lãnh đạo có đầy đủ thông tin để kịp thời ra quyết định giải
quyết vấn đề trong công tác R&D.
- Phương pháp nghiên cứu: dùng phương pháp nghiên cứu định tính hỗ trợ trong
xây dựng ngôi nhà chất lượng.


 
 




Chương 2. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
Nội dung chương 2 lướt qua các lý thuyết về hoạt động R&D, các công cụ sử dụng
trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trong đó có trình bày chi tiết về lý thuyết về kỹ
thuật triển khai chức năng chất lượng QFD.
2.1 Lý thuyết về hoạt động R&D
2.1.1 Chức năng R&D
R&D (Research and Development), thường được dịch là “nghiên cứu và phát
triển”, là cụm từ rất thường được dùng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Một bộ phận R&D chuyên nghiệp trong một tập đoàn đa quốc gia thường “bao
sân” đồng thời nhiều chức năng dưới đây:
Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D): Đây là chức năng nghiên
cứu và phát triển thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết
kế, chất liệu, đặc tính, cơng dụng mới. Ngồi ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm
còn bao gồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có. Đối
với các đơn vị cung cấp dịch vụ, chức năng này tập trung vào việc nghiên cứu và phát
triển các dịch vụ mới với nội dung mới, đem lại lợi ích mới.
Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D): Ngoài việc nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới, đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh các loại hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bộ phận R&D cịn có chức
năng nghiên cứu, phát triển các loại chất liệu bao bì mới (khác với thiết kế kiểu dáng,
màu sắc, trang trí, in ấn bao bì - thường do bộ phận marketing đảm nhiệm).

Nghiên cứu - phát triển cơng nghệ (Technology R&D): Việc nghiên cứu, tìm
kiếm công nghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm (cả cũ lẫn mới) với
chất lượng và giá thành tối ưu cũng là một trong những chức năng quan trọng của bộ
phận nghiên cứu và phát triển. Nghiên cứu - phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt
 
 




động “tình báo cơng nghệ”, nghiên cứu bí quyết cơng nghệ của đối thủ để bắt chước
hoặc phát triển công nghệ mới cho mình.
Nghiên cứu - phát triển quá trình (Process R&D): Bản chất của chức năng này là
nghiên cứu, tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắp ráp, vận hành, phối hợp… tối
ưu, được thể hiện bằng các quy trình cụ thể mang tính ứng dụng cao, đem lại hiệu suất và
hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Điển hình cho hoạt động này là việc nghiên cứu để
cải tiến, phát triển các quy trình sản xuất (đối với sản phẩm), quy trình phục vụ (đối với
dịch vụ), quy trình vận hành (đối với máy móc)… (Nguyễn Hữu Long, 2009).
2.1.2 Các thành phần hợp thành sản phẩm và các giai đoạn phát triển sản phẩm

 

Hình 2.1.Các phần hợp thành sản phẩm.
(Nguồn: B.N.Hùng, 2009)
Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới thường qua các giai đoạn:
- Nảy sinh ý tưởng
- Đánh giá khả năng thực hiện của công ty
- Các yêu cầu của khách hàng
- Đặc tính kỹ thuật thực dụng
- Những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

- Xem xét lại thiết kế
- Thử nghiệm thị trường
- Tung ra thị trường
- Đánh giá
 
 


10 

Trong đó các giai đoạn từ đặc tính kỹ thuật thực dụng đến giai đoạn thử nghiệm
thị trường là phạm vi thiết kế năng lực sản xuất và các nhóm kỹ thuật giá trị. (B.N.Hùng,
2009).
2.1.3 Các công cụ, kỹ thuật thường dùng trong thiết kế sản phẩm
Về mặt lịch sử, các cơng ty thường có các phịng (bộ phận) riêng, có phận sự và
trách nhiệm được định rõ ràng, và nhược điểm của các tổ chức này là khó ni dưỡng tư
duy tiên tiến (forward thinking). Ngày nay, ngày càng nhiều công ty bắt đầu tiếp cận cách
làm việc theo nhóm, mỗi nhóm bao gồm các đại diện từ tất cả các ngành kiến thức hoặc
các lĩnh vực chức năng khác nhau tập hợp lại để cùng thực hiện một mục tiêu cụ thể một
cách tồn diện dưới nhiều góc nhìn khác nhau, các thành viên trong nhóm có những kỹ
năng, kiến thức, kinh nghiệm khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau, đây còn gọi là kỹ
thuật song hành hay nhóm chức năng chéo (cross-functional). Nhóm chức năng chéo
cũng được thành lập trong kỹ thuật triển khai chức năng chất lượng (quality function
deployement – QFD), đây là một công cụ hỗ trợ thiết kế sản phẩm/dịch vụ được trình
bày trong phần 2.2.
Ngồi ra trong phát triển sản phẩm, cịn có một số vấn đề được nhiều cơng ty quan
tâm và theo đuổi (B.N.Hùng, 2009):
- Thiết kế vững chãi: sản phẩm được thiết kế sao cho những thay đổi sản xuất hay
lắp ráp nhỏ không ảnh hưởng đến bất lợi sản phẩm.
- Cạnh tranh dựa vào thời gian: vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn, các công

ty phát triển sản phẩm mới nhanh hơn sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với công ty phát
triển sản phẩm mới chậm hơn.
- Thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính (CAD): các kỹ sư thiết kế phát triển bức phát
họa và sử dụng máy điện toán để vẽ sản phẩm. Lợi ích của CAD là thời gian thiết kế
ngắn hơn, có sẵn cơ sở dữ liệu, chất lượng sản phẩm được cải thiện và chi phí sản xuất
giảm.
- Tài liệu về sản phẩm: cũng là các công cụ được sử dụng để thiết kế và lưu lại cho
mỗi sản phẩm, các tài liệu phổ biến bao gồm: bản vẽ kỹ thuật cho thấy kích thước, dung
 
 


11 

sai, ngun vật liệu và các mã cho nhóm cơng nghệ; danh mục các vật liệu liệt kê các bộ
phận, số lượng, nơi sử dụng và cho thấy cấu trúc sản phẩm.
2.2 Lý thuyết về Kỹ thuật Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function
Deployement – QFD)
Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function Deployement – QFD) là một
công cụ hoạch định và truyền đạt thông tin giúp cấu trúc việc phát triển sản phẩm. Nó
được xem như là một cơng cụ hỗ trợ thiết kế sản phẩm/dịch vụ. Nó xuất phát từ điều
khách hàng mong muốn, chứ không phải từ đổi mới công nghệ. QFD được sử dụng phổ
biến trong các công ty hàng đầu và thành công trên thế giới như Ford (đã có hơn 50 ứng
dụng từ QFD), Hewlett-Packard, General Motors, IBM, Kodak, Procter & Gamble,
Toyota, và Xerox (Nguồn: B.N.Hùng, N.T.Q.Loan, 2004).
QFD được phát triển lần đầu tiên vào cuối thập niên 60 bởi Yoij Akao. Trong
phạm vi TQM, QFD là một kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất bởi điểm xuất phát của
QFD là lắng nghe tiếng nói khách hàng (Voice of the customer). Nói cách khác, QFD ra
đời nhằm liên kết hiệu quả giữa ‘cái gì - what’ và ‘làm thế nào - How’ trong thiết kế sản
phẩm và thực hiện việc chuyển đổi tiếng nói khách hàng thành ngơn ngữ kỹ thuật

(Nguồn: B.N.Hùng, N.T.Q.Loan, 2004).
Nếu QFD được thực hiện đúng, nó sẽ đóng góp cho sự thành công của sản phẩm
hay dịch vụ. Khi sản phẩm được thiết kế đúng hay vượt trên mong đợi của khách hàng,
doanh thu sẽ tăng lên. Khi sử dụng QFD, cơng ty có thể làm giảm sự thay đổi thiết kế, chi
phí ban đầu sẽ thấp đi, chu kì thiết kế ngắn hơn, thơng tin nội bộ được cải thiện, ít có sự
than phiền và doanh số sẽ tăng. Một lợi ích khác của QFD là những kiến thức kỹ thuật
(hồ sơ kỹ thuật) được lưu trữ một cách có hệ thống và dễ dàng áp dụng nó cho những
thiết kế tương tự trong tương lai. Nó cũng giúp xác định lợi thế cạnh tranh cụ thể và tạo
cơ hội cung cấp những sản phẩm riêng biệt, độc đáo. Hơn nữa việc thực hiện QFD thúc
đẩy làm việc theo nhóm. QFD địi hỏi phải có một nhóm làm việc liên chức năng từ
marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất và bán hàng cùng nhau làm việc
hướng đến việc phát triển sản phẩm. Nó cung cấp quy trình và các bước thực hiện nhằm
 
 


12 

nâng cao q trình truyền thơng tin bằng cách tập trung vào ngôn ngữ của khách hàng
(Nguồn: B.N.Hùng, N.T.Q.Loan, 2004).
Một số nhà nghiên cứu về QFD cho rằng việc áp dụng QFD có thể làm (Nguồn:
B.N.Hùng, N.T.Q.Loan, 2004):
- Giảm thời gian chờ và thời gian sản xuất.
- Giảm 30 đến 50% việc các thay đổi kỹ thuật.
- Giảm 30 đến 50% chu kỳ thiết kế
- Giảm 20 đến 60% chi phí ban đầu
- Giảm 20 đến 50% các khiếu nại về bảo hành
QFD là cách thức đảm bảo chất lượng trong giai đoạn thiết kế sản phẩm. QFD
chuyển từ kiểm sốt chất lượng của q trình sản xuất sang kiểm tra chất lượng triển khai
sản phẩm. QFD mang lại những sản phẩm chất lượng tốt hơn với giá cả hợp lý.

QFD sử dụng nhiều ma trận, còn được gọi là các ngôi nhà, để liên kết các yếu tố
đầu vào và đầu ra của các giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy nhiên, phần ứng dụng
chính của QFD phần lớn chỉ dừng lại ở ma trận thứ nhất, còn gọi là ngơi nhà chất lượng
(House Of Quality – HOQ) (hình 2.1). Rất nhiều cơng ty đạt được lợi ích rất lớn khi xây
dựng xong ma trận thứ nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 5% xây dựng ma
trận thứ hai sau khi xây dựng xong ma trận thứ nhất.

 
 


13 

 

Hình 2.2. Ngơi nhà chất lượng – HOQ.
(Nguồn: B.N.Hùng, N.T.Q.Loan, 2004)
Q trình phát triển HOQ gồm có sáu giai đoạn cơ bản (hình 2.3). Đây là cơ sở
cho việc ra quyết định theo nhóm nhằm cải thiện việc hoạch định quá trình phát triển sản
phẩm/ dịch vụ.

 
 


14 

 

Hình 2.3. Các giai đoạn phát triển của ngơi nhà chất lượng.

(Nguồn: B.N.Hùng, N.T.Q.Loan, 2004)
Giai đoạn 1: Tiếng nói khách hàng gồm 3 bước cơ bản. Bước thứ nhất là phát
triển các u cầu chính của khách hàng. Bởi vì các yêu cầu khách hàng là động lực chính
của QFD, do đó cần phải có một nỗ lực đáng kể để xác định các yêu cầu này. Khi được
 
 


×