Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đề xuất mô hình hoạt động trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đại học quốc gia tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.93 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA: QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP

 

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG
TRUNG TÂM SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

GVHD: TS. Trần Thị Kim Loan
HVTH: Lê Đăng Quang
MSHV: 09170773
Khóa: 2009



TP.HCM, 6/2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TS. Trần Thị Kim Loan
Cán bộ hướng dẫn khoa học :..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................................
PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................................
TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: . . . . . Lê
. . . Đăng
. . . . . .Quang
......................
Ngày, tháng, năm sinh : . .06/12/1985
...................

Giới tính : Nam / Nữ

Nơi sinh : . . .Tỉnh
. . . .Long
. . . . .An
........


Chuyên ngành : . . . . . .Quản
. . . . .trị. .kinh
. . . . doanh
..............................................
Khoá (Năm trúng tuyển) : . . .2009
........
1- TÊN ĐỀ TÀI: . .ĐỀ
. . . .XUẤT
. . . . . . .MÔ
. . . . HÌNH
. . . . . . .HOẠT
. . . . . . .ĐỘNG
. . . . . . . TRUNG
. . . . . . . . .TÂM
. . . . . .SỞ
. . . HỮU
. . . . . . TRÍ
. . . . .TUỆ
.....
. .VÀ
. . . .CHUYỂN
. . . . . . . . . . GIAO
. . . . . . .CÔNG
. . . . . . .NGHỆ
. . . . . . . -. .ĐẠI
. . .. .HỌC
. . . . . QUỐC
. . . . . . . .GIA
. . . . TP.
. . . . HCM

............

2- NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN: . Tìm
. . . . hiểu
. . . . các
. . . .mơ
. . .hình
. . . . hoạt
. . . . động
. . . . . của
. . . .các
. . . trung
. . . . . tâm,
. . . . các
. . . .đơn
. . . .vị
. .bộ
. . .phận
. . . . phụ
. . . . trách
. . . . .Sở
. . .hữu
. . . .trí
. . tuệ
...ở
. . các
. . . nước
. . . . . trên
. . . . thế
. . . giới

. . . . cũng
. . . . .như
. . . .bài
. . . học
. . . .kinh
. . . . nghiệm
.......
. .về
. . .các
. . .mơ
. . . hình
. . . . .hoạt
. . . .động
. . . . .của
. . . các
. . . .trung
. . . . .tâm
. . . .Sở
. . hữu
. . . . trí
. . .tuệ
. . .và
. . Chuyển
. . . . . . . .giao
. . . .cơng
. . . . .nghệ..
......
. .Phân
. . . . .tích
. . . .thực

. . . .trạng
. . . . .về
. . .Sở
. . hữu
. . . . trí
. . .tuệ
. . .và
. . Chuyển
. . . . . . . .giao
. . . .công
. . . . .nghệ
. . . . trong
. . . . . Đại
. . . . học
. . . .Quốc
.......
. .gia
. . . Thành
. . . . . . phố
. . . .Hồ
. . . Chí
. . . .Minh.
. . . . . .Từ
. . .đó
. . đề
. . .xuất
. . . . mô
. . . hình
. . . . .hoạt
. . . .động

. . . . .của
. . . Trung
. . . . . . tâm
. . . .Sở
. . .hữu
.....
. .trí
. . tuệ
. . . .và
. . Chuyển
. . . . . . . giao
. . . . công
. . . . . nghệ.
...................................................
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
..............................................................................
.........................
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : . . . 16/5/2011
..................
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : . . . 01/9/2011
..................
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . .TS.
. . . .Trần
. . . . Thị
. . . .Kim
. . . . Loan
.....................................
Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

TS. Trần Thị Kim Loan

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô Khoa Quản lý Công nghiệp đã giúp
em có được kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tham gia chương trình sau đại
học.
Chân thành cảm ơn cơ Trần Thị Kim Loan đã trực tiếp giúp em hoàn thành khóa
luận này. Khóa luận là sự thể hiện phần nào kết quả khối kiến thức mà em đã tích
lũy được.
Thành thật cảm ơn Thầy Đức và các Thầy Cô đã có đóng góp để khóa luận của em
được tốt hơn và có giá trị hơn. Những ý kiến phản biện là những kiến thức quý báu
để em học hỏi và tìm thấy hướng đi đúng đắn.
Cuối cùng xin cảm ơn những người thân, bạn bè là những người đã cho em cuộc
sống, hỗ trợ em trên con đường học vấn, và giúp em hồn thành tốt nhất bài khóa
luận.
Xin chân thành cảm ơn!


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Đề tài: “Đề xuất mơ hình hoạt động Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao cơng
nghệ - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện vào lúc Trung
tâm vừa mới thành lập, các thủ tục hành chính pháp lý để Trung tâm chính thức đi
vào hoạt động đang khẩn trương thực hiện.
Khóa luận được thực hiện bằng cách phân tích các lợi thế, khó khăn, thế mạnh và

thách thức đồng thời dựa trên mơ hình của các quốc gia phát triển, mơ hình khai
thác tài sản trí tuệ giữa đại học và doanh nghiệp, mơ hình trung tâm Sở hữu trí tuệ
của quốc gia trong khu vực, mơ hình quản trị và khai thác trong trường đại học,
trong viện nghiên cứu. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các nước cho thấy, bên
cạnh việc phải nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách mới (ví dụ như chính
sách về sở hữu trí tuệ, chính sách về tuyển chọn, quản lý thực hiện đề tài, dự án
khoa học và công nghệ,...), “Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao cơng
nghệ”, phải có một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ gồm hai bộ phận: bộ phận xác lập quyền
tài sản trí tuệ và bộ phận chuyển giao tài sản trí tuệ (bao gồm việc tìm kiếm khảo sát
thị trường, ký kết hợp đồng chuyển giao và xây dựng các doanh nghiệp để ươm tạo
cơng nghệ) đóng vai trị là đơn vị trung gian, giúp ĐHQG-HCM xây dựng văn hóa
về sở hữu trí tuệ, đăng ký và quản lý các tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của ĐHQGHCM, xây dựng quan hệ doanh nghiệp - đại học và thúc đẩy hoạt động chuyển giao
cơng nghệ.
Nghiên cứu này nhằm đóng góp vào việc xây dựng Trung tâm, giúp Trung tâm vận
hành hoạt động tốt ngay từ lúc đầu mà không cần phải qua nhiều lần hồn thiện và
sửa chữa mơ hình.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1

Giới thiệu đề tài ............................................................................................ 1

1.1.1

Lý do thực hiện đề tài ............................................................................ 1

1.1.2


Mục tiêu thực hiện đề tài ....................................................................... 2

1.1.3

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................... 2

1.1.4

Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3

1.1.5

Phương pháp thực hiện.......................................................................... 3

1.1.6

Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................ 5

1.2

Bố cục khóa luận .......................................................................................... 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 6
2.1

Khái niệm về Sở hữu trí tuệ .......................................................................... 6

2.2

Khái niệm về Chuyển giao công nghệ ........................................................... 7


2.3

Vai trị của bảo hộ sở hữu trí tuệ với phát triển kinh tế .................................. 7

2.4

Tài sản trí tuệ và quyền đối với tài sản trí tuệ ................................................ 9

2.5

Hệ thống bảo hộ Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam .............................................. 10

2.6

Giới thiệu một số mơ hình các Trung tâm Sở hữu trí tuệ phổ biến hiện nay

trên thế giới ........................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CƠNG NGHỆ VÀ SỞ
HỮU TRÍ TUỆ TẠI ĐHQG – HCM ..................................................................... 15
3.1

Tiềm năng KH&CN của ĐHQG-HCM ....................................................... 15

3.2

Kết quả hoạt động KH&CN tại ĐHQG-HCM ............................................. 18

3.3


Những hạn chế của hoạt động Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao cơng nghệ tại

ĐHQG-HCM ......................................................................................................... 21
3.4

Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động chuyển giao và thương mại hóa cơng nghệ .. 23

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH TRUNG TÂM SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ
CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ TẠI ĐHQG – HCM ........................................... 25
4.1

Kết quả phân tích ........................................................................................ 25


4.1.1

Kết quả thăm dò ý kiến ........................................................................ 25

4.1.2

Nội dung và kết quả phỏng vấn trực tiếp .............................................. 27

4.2

Các mơ hình tổ chức ................................................................................... 27

4.2.1

Mơ hình quản trị và khai thác tài sản trí tuệ trong đại học / viện nghiên


cứu

............................................................................................................ 27

4.2.2

Mơ hình quản trị và khai thác tài sản trí tuệ của IP Center - Thái Lan ....
............................................................................................................ 32

4.2.3

Mơ hình quản trị và khai thác tài sản trí tuệ liên kết đại học – doanh

nghiệp đặc trưng ................................................................................................ 34
4.3

Mục tiêu và nhiệm vụ của Trung tâm .......................................................... 35

4.4

Cơ sơ pháp lý .............................................................................................. 36

4.5

Phân tích SWOT ......................................................................................... 36

4.6

Đề xuất mơ hình tổ chức của Trung tâm ..................................................... 38


4.7

Cơ chế hoạt động ........................................................................................ 42

4.8

Phương án tổ chức hoạt động ...................................................................... 44

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 48
5.1

Kết luận ...................................................................................................... 48

5.2

Kiến nghị .................................................................................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 52
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 56


DANH MỤC HÌNH - BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Quy trình thực hiện khóa luận ................................................................... 4
Hình 3.1: Thống kê doanh thu chuyển giao cơng nghệ của ĐHQG-HCM .............. 21
Hình 3.2: Mơ hình quản lý theo hàng dọc của ĐHQG-HCM.................................. 22
Hình 4.1 Mơ hình quản lý Sở hữu trí tuệ trong Đại học. ........................................ 29
Hình 4.2 Mơ hình quản lý hoạt động Sở hữu trí tuệ của Viện nghiên cứu ............. 30
Hình 4.3 : Sơ đồ tương tác của Trung tâm IP với nền kinh tế. ................................ 32
Hình 4.4 : Sơ đồ tổ chức của Trung tâm IP. ........................................................... 32

Hình 4.5: Mơ hình liên kết đại học – doanh nghiệp đặc trưng. ............................... 34
Hình 4.6: Mơ hình trung tâm quản trị và khai thác tài sản trí tuệ ........................... 39
Hình 4.7: Tương tác giữa TT SHTT&CGCN với các TT CGCN/hệ thống các PTN
Trọng điểm Quốc gia, Trọng điểm ĐHQG-HCM .................................................. 40
Hình 4.8: Sự đồng hành của TT SHTT&CGCN với các nhà khoa học trong bảo hộ
và khai thác thương mại đối với các kết quả nghiên cứu ........................................ 41
Hình 4.9: Sơ đồ tổ chức của TT SHTT&CGCN..................................................... 42
Bảng 3.1: So sánh tổng thu từ hoạt động KHCN (bao gồm kinh phí đầu tư cho PTN,
các đề tài, dự án KHCN và doanh thu CGCN) với tổng học phí và kinh phí từ các
nguồn khác. ........................................................................................................... 16
Bảng 3.2: Bảng thống kê các loại tài sản trí tuệ của ĐHQG-HCM đăng ký tại Cục
Sở hữu trí tuệ......................................................................................................... 19
Bảng 4.1: Phân tích đặc trưng mơ hình quản trị và khai thác tài sản trí tuệ trong đại
học / viện nghiên cứu ............................................................................................ 31
Bảng 4.2: Phân tích đặc trưng mơ hình quản trị và khai thác tài sản trí tuệ của IP
Center - Thái Lan .................................................................................................. 33
Bảng 4.1: Phân tích đặc trưng mơ hình quản lý...................................................... 34


-1-

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.1 Lý do thực hiện đề tài
Sở hữu trí tuệ đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, nó là một trong những điều
kiện quan trọng giúp tạo ra, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ - yếu tố quyết định
khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế hiện đại. Sở hữu trí tuệ đã trở thành một
hoạt động với tính chuyên nghiệp ngày càng tăng và phạm vi ngày càng mở rộng

đối với hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, địi hỏi phải có trung tâm với các
chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành sở hữu trí tuệ.
Trên thế giới, việc thành lập các trung tâm sở hữu trí tuệ đã hình thành từ rất lâu
trong các trường đại học, các viện nghiên cứu… Thậm chí, các trường cũng đã mở
các ngành luật về sở hữu trí tuệ. Các trung tâm về sở hữu trí tuệ là nơi đăng kí, quản
lí các nguồn tài sản cũng như nguồn vốn trí tuệ của các trường đại học, đồng thời
cũng là nơi trung gian thực hiện các giao dịch liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế: sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề nóng lên sớm nhất khơng phải chuyện giảm
thuế, chuyện nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phân phối hay ngân hàng
mà chính chuyện sở hữu trí tuệ.
Nhưng cho đến hơm nay, nội dung của cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ vẫn chưa được
phổ biến một cách triệt để đến những cá nhân, tổ chức có những hoạt động làm phát
sinh tài sản trí tuệ, cụ thể là các trường Đại học/Viện nghiên cứu – nơi có rất nhiều
đề tài nghiên cứu khoa học.
Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng hoạt động kinh doanh của mình khơng liên quan gì
đến vấn đề sở hữu trí tuệ nếu mình khơng có các đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng
ký. Tuy nhiên, mơi trường pháp lý với cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ đã đặt mọi


-2-

doanh nghiệp vào những ràng buộc và có thể sẽ bị rơi vào các vụ kiện tụng, tranh
chấp với những người khác.
Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang gây nhiều tác động xấu tới môi
trường cạnh tranh, xã hội và đầu tư trong nước cũng như quyền lợi của các nhà sản
xuất, kinh doanh và thiệt hại đến cả quyền, lợi ích của người tiêu dùng.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tập trung rất nhiều các
trường thành viên và trung tâm. Với lực lượng hùng mạnh như vậy, việc sở hữu
nhiều các tài sản trí tuệ và chuyển giao như thế nào cho đạt hiệu quả là vấn đề đặt ra

ở đây.
ĐHQG-HCM vừa thành lập Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ
(TT SHTT&CGCN). Để tổ chức hoạt động hiệu quả cần có một mơ hình hoạt động
cụ thể. Trả lời cho câu hỏi “Mối quan hệ giữa Trung tâm với ĐHQG-HCM, và với
các doanh nghiệp bên ngoài như thế nào?”, trong nghiên cứu này sẽ phân tích so
sánh kinh nghiệm quốc tế tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, và tại các trường Đại học hàng đầu
của ASEAN để đưa ra một mơ hình hoạt động phù hợp với Việt Nam nói chung và
tại ĐHQG-HCM nói riêng, vai trị, vị trí của TT SHTT&CGCN trong ĐHQG-HCM
đáp ứng mục đích thành lập trung tâm là thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hoạt động
chuyển giao và thương mại hóa cơng nghệ, gia tăng đóng góp từ xã hội trên ngân
sách nhà nước cho sự nghiệp KH&CN.
1.1.2 Mục tiêu thực hiện đề tài
Tìm hiểu các mơ hình hoạt động của các trung tâm, các đơn vị, bộ phận phụ trách
Sở hữu trí tuệ ở các nước trên thế giới cũng như bài học kinh nghiệm về các mơ
hình hoạt động của các trung tâm SHTT&CGCN.
Phân tích thực trạng về SHTT&CGCN trong ĐHQG-HCM.
Từ đó đề xuất mơ hình hoạt động của Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao
cơng nghệ.
1.1.3

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Bảo hộ Sở hữu trí tuệ có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của
một quốc gia. Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp quy định về bảo hộ Sở hữu
trí tuệ riêng. Là một đại học chất lượng cao và có uy tín, phấn đấu trở thành đại học


-3-

nghiên cứu và quản lý có hiệu quả các tài sản trí tuệ nhằm vừa cung cấp dịch vụ

giáo dục có giá trị, vừa đẩy mạnh hoạt động ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn và phổ biến tri thức tới cộng đồng, vừa tạo dựng một mạng lưới liên kết
giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu với các doanh nghiệp, các chuyên gia quản
lý chuyên ngành hoặc quản trị kinh doanh. Do vậy, việc thành lập Trung tâm Sở
hữu trí tuệ và Chuyển giao cơng nghệ là nhu cầu cấp bách và việc đề xuất mô hình
hoạt động cho TTSHTT&CGCN tại ĐHQG-HCM để Trung tâm có thể đi vào hoạt
động nhanh chóng từ đó đẩy mạnh hoạt động chuyển giao và thương mại hóa cơng
nghệ tại ĐHQG-HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời xây dựng
phương án hồn thiện, triển khai nhân rộng mơ hình đã xây dựng. Đề tài mong
muốn đóng góp một số mơ hình nghiên cứu đã được sử dụng trên thế giới áp dụng
vào thực tiễn tại Việt Nam và lựa chọn mơ hình phù hợp nhất áp dụng cho trung
tâm SHTT & CGCN đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến SHTT&CGCN
trong ĐHQG-HCM. Kết quả của đề tài sẽ giúp cho Giám đốc Trung tâm
SHTT&CGCN cũng như Ban Giám đốc ĐHQG-HCM có chiến lược hợp lý phát
triển trung tâm theo xu hướng chung của thế giới và phù hợp với thực tiễn Việt
Nam nói riêng.
1.1.4

Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp khoa
học công nghệ, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Phạm vi trong Đại học Quốc gia TP.HCM và các tổ chức tại TP.HCM.
1.1.5 Phương pháp thực hiện
Phương pháp lý luận: Tìm hiểu cơ sở lý luận từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như:
các luận văn, sách vở, báo chí và internet, các nghiên cứu về Nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế về phát triển các trung tâm SHTT & CGCN, phân tích thực trạng
của các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, nghiên cứu các mơ hình ở
các quốc gia từ đó đề xuất mơ hình hoạt động.
Phương pháp thăm dị ý kiến:

a. Mục đích:


-4-

- Khảo sát tính hợp lý của mơ hình đề xuất;
- Tìm hiểu các ảnh hưởng có thể tác động khi lập mơ hình.
b. u cầu:
Sử dụng bảng câu hỏi “Phiếu thăm dò ý kiến” và phát cho các phòng quản lý khoa
học của các đơn vị thành viên và các cá nhân, đơn vị có liên quan. Việc thiết kế
bảng câu hỏi sẽ được thực hiện qua ba giai đoạn: giai đoạn 1 tiến hành phỏng vấn
trực tiếp một số chuyên gia để xác định các thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi,
giai đoạn 2 thiết kế bảng câu hỏi dựa vào các thông tin đã thu thập ở giai đoạn 1 sau
đó phát bảng câu hỏi cho một số đối tượng trả lời để lấy ý kiến về nội dung và từ
ngữ sử dụng của bảng câu hỏi, giai đoạn 3 thiết kế bảng câu hỏi hoàn chỉnh.
Phương pháp phỏng vấn:
a. Mục đích:
- Đánh giá tính phù hợp và khả thi của các mơ hình đề xuất;
- Bổ sung thêm cho việc tìm hiểu và một số giải pháp được kiến nghị.
b. Đối tượng phỏng vấn:
Nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (Trưởng phịng Sở hữu trí
tuệ–Sở KH&CN: TS. Đào Minh Đức, các quản trị viên Sở hữu trí tuệ chuyên ngành
Luật, Phó Trưởng phịng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Tp.HCM: Bà Nguyễn
Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc vườn ươm khu cơng nghệ cao: Ơng Trần Tuấn Anh, Phó
Giám đốc trung tâm Neptech: Nguyễn Quang Huy,…), …

Hình 1.1 Quy trình thực hiện khóa luận


-5-


1.1.6 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các số liệu thứ cấp:
Các số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam, tình hình Sở
hữu trí tuệ, các báo cáo về kinh tế khi gia nhập WTO, thơng tin về các tài sản trí tuệ,
các số liệu về khả năng phát triển lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, các mơ hình đang được áp
dụng tại các quốc gia …
Nguồn số liệu thứ cấp này sẽ được thu thập từ:
- Cục đo lường và thống kê
- Số liệu nghiên cứu của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) và NOIP (Cục Sở
hữu trí tuệ Việt Nam), các trường đại học có liên kết hợp tác với ĐHQG-HCM, các
website của các trường Đại học ở các khu vực phát triển về Sở hữu trí tuệ …
1.2 BỐ CỤC KHÓA LUẬN
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Giới thiệu về đề tài và bố cục của đề tài
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nhằm giúp cho đề tài nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn, nghiên cứu cần dựa
trên một cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc phân tích kết quả nghiên cứu thực tế.
Cơ sở lý thuyết là căn cứ cho các nhận xét và phát biểu các kết quả phân tích có giá
trị khoa học. Vì lý do đó, để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, trong chương này sẽ
trình bày những lý thuyết liên quan như khái niệm và sơ lược các mô hình trung tâm
Sở hữu trí tuệ ở các Trường đại học trên thế giới.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI ĐHQG –HCM
Hiện trạng về khoa học công nghệ, những mặt được và chưa được về quản lý tài
sản trí tuệ và nhu cầu thành lập một tổ chức quản lý về tài sản trí tuệ. Cơ sở để xây
dựng mơ hình cho Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao cơng nghệ.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH TT SHTT&CGCN TẠI ĐHQG – HCM
Phân tích và đề xuất mơ hình Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao cơng nghệ
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Rút ra kết luận, đề xuất giải pháp và những hướng nghiên cứu tiếp theo



-6-

2.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương 2 giới thiệu tổng quan các khái niệm về Sở hữu trí tuệ và sơ lược
các mơ hình trung tâm Sở hữu trí tuệ đang hoạt động hiệu quả ở các Trường đại
học trên thế giới. Giới thiệu về hệ thống bảo hộ Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Sở hữu
trí tuệ có tầm quan trọng, đặc biệt đối với đại học đa ngành đa lĩnh vực.
2.1 KHÁI NIỆM VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Tài sản trí tuệ là những sản phẩm của nỗ lực đầu tư sáng tạo, chúng được vật chất
hóa dưới dạng các tác phẩm văn học nghệ thuật như truyện, tiểu thuyết, tranh vẽ,
ảnh chụp, thơ, bài hát, bản nhạc, phim, tác phẩm điêu khắc... hay các tác phẩm khoa
học như sách giáo khoa, cơng trình nghiên cứu, cơ sở dữ liệu, tài liệu kỹ thuật…
Theo tiến sỹ Kamil Idris (sách “Sở hữu trí tuệ một cơng cụ đắc lực để phát triển
kinh tế” của Tổ chức WIPO do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam dịch, phát hành năm
2005) thì tài sản trí tuệ là thuật ngữ mơ tả những ý tưởng sáng chế, những công
nghệ, những tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn học, những cái vơ hình khi mới
được tạo ra nhưng trở nên đáng giá dưới dạng sản phẩm hữu hình. Tài sản trí tuệ là
sự áp dụng thương mại tư duy tưởng tượng để giải quyết một thách thức kỹ thuật
hay nghệ thuật. Tài sản trí tuệ khơng phải là bản thân sản phẩm mà là ý tưởng đặc
biệt đằng sau sản phẩm, là cách thức thể hiện ý tưởng đó và là cách thức riêng mà
sản phẩm được gọi tên và mô tả. Từ tài sản được sử dụng để mô tả giá trị đối với
sáng chế, tác phẩm và tên gọi mà cá nhân hay tập thể yêu cầu quyền sở hữu. Tài sản
trí tuệ có thể là uy tín, phong cách kinh doanh mà doanh nghiệp hay cá nhân có
được. Dùng thuật ngữ tài sản trí tuệ là nói đến khía cạnh giá trị vật chất đối với các

kết quả có được từ lao động trí óc.
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả từ hoạt
động tư duy, sáng tạo của con người. Theo Điều 2(VIII) của Công ước Stockholm
ngày 14 tháng 7 năm 1967, sở hữu trí tuệ được định nghĩa là các quyền liên quan tới


-7-

các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, sự thể hiện của các nghệ sĩ biểu diễn,
bản ghi âm, bản ghi hình, sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của loài người, phát
minh khoa học, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu (hàng hố), nhãn hiệu dịch vụ,
tên và chỉ dẫn thương mại, quyền (bảo vệ) chống cạnh tranh không lành mạnh, và
mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực cơng nghiệp, khoa
học, văn học hay nghệ thuật.
2.2 KHÁI NIỆM CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ
Chuyển giao cơng nghệ là hình thức chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu (bán) hoặc
quyền sử dụng (cấp li xăng) một cơng nghệ hoặc bí quyết kỹ thuật đã được bảo hộ
cho người khác hoặc pháp nhân khác (người mua).
Hình thức chuyển giao cơng nghệ được thực hiện thơng qua mối quan hệ pháp lý
mang tính thoả thuận về bản chất. Điều này có nghĩa rằng bên giao (chủ sở hữu)
đồng ý chuyển giao và bên nhận (người mua) đồng ý tiếp nhận các quyền , sự cho
phép hoặc bí quyết kỹ thuật được chuyển giao.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp thoả thuận được sử dụng. Theo luật Sở hữu trí tuệ
của Việt Nam có hai hình thức chính như sau:
Bán hoặc chuyển nhượng quyền Sở hữu trí tuệ: ở hình thức này người chủ sở hữu
bán toàn bộ độc quyền đối với sáng chế được bảo hộ và người mua mua các độc
quyền đó, trong trường hợp sự chuyển giao các độc quyền trên khơng có sự hạn chế
về thời gian và các điều kiện khác của chủ sở hữu gọi là chuyển nhượng.
Chuyển giao quyền sử dụng li xăng: hình thức cấp li xăng là việc chủ sở hữu cho
phép một người hoặc một pháp nhân một hoặc một số quyền trong phạm vi các đặc

quyền của mình. Tuy nhiên, phạm vi sử dụng của hình thức này chỉ áp dụng trong
thời hạn bảo hộ sáng chế và tại lãnh thổ một nước nhất định.
2.3 VAI TRỊ CỦA BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
Kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 sẽ chuyển từ nền kinh tế dựa trên đầu tư phát triển
sản xuất sang nền kinh tế dựa trên sáng tạo trong đó tài sản trí tuệ , được xem là tài


-8-

sản vơ hình có vị trí đặc biệt quan trọng, bảo đảm lợi thế thương mại và khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp. Xác lập và bảo hộ quyền sở hữu đối với các tài
sản trí tuệ, thường được gọi tắt là sở hữu trí tuệ vì vậy có ý nghĩa hết sức quan
trọng, có ý nghĩa sống cịn đối với các doanh nghiệp. Những nghiên cứu tại Mỹ cho
thấy 2/3 giá trị của các doanh nghiệp lớn của Mỹ là tài sản vơ hình, trong đó tài sản
trí tuệ góp phần quan trọng. Những doanh nghiệp sử dụng nhiều tài sản trí tuệ tạo ra
72% nhiều hơn giá trị gia tăng (giá bán trừ cho chi phí nguyên vật liệu) trên một
nhân công so với các doanh nghiệp sử dụng ít/hoặc khơng sử dụng tài sản trí tuệ.
Ngày nay, bảo hộ sở hữu trí tuệ là một cơng cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã
hội và là trụ cột trong các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Những nghiên cứu
đồng thực hiện bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Đại học Liên hiệp
quốc đối với 6 quốc gia Châu Á (bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Malaysia và Việt Nam) cho thấy sự “ tương quan thuận giữa tính chặt chẽ của
hệ thống pháp luật bảo hộ tài sản trí tuệ và sự phát triển kinh tế của quốc gia” [6].
Nghiên cứu đối với trường hợp của Việt Nam dẫn đến những kết luận chính sau:
-

Đối với việc tạo tài sản trí tuệ: đăng ký sáng chế tương quan thuận với chỉ số
IP và FDI.


-

Đối với phát triển kinh tế: tăng trưởng GDP tương quan thuận với chỉ số IP
và tài chính tư.

Nếu lấy chỉ số IP làm cơ sở, để tạo ra môi trường thuận lợi nhằm mục tiêu thúc đẩy
việc tạo tài sản trí tuệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ và tạo giá trị trên cơ sở các tài sản trí
tuệ cần phải bảo đảm các yếu tố quan trọng sau:
Hạ tầng
-

Hệ thống luật pháp tồn diện về sở hữu trí tuệ và hiệu quả thực thi cao;

-

Cam kết của chính phủ trong việc nâng cao sự quan tâm của công chúng và
chia sẻ quan điểm với doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến tài sản trí
tuệ;

-

Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết nhằm làm thuận lợi quá trình hợp tác và chuyển
giao công nghệ.


-9-

Thị trường
-


Thị trường lớn và đa dạng;

-

Đối xử công bằng và tạo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư nước
ngồi trực tiếp thơng qua các chính sách ưu tiên thu hút đầu tư của chính phủ
và đơn giản hóa thủ tục hành chánh.

Con người và văn hóa
-

Nguồn nhân lực với những kỹ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực công
nghệ cao và các vấn đề liên quan đến tài sản trí tuệ;

-

Sự tồn tại các chương trình khuyến khích mọi người có suy nghĩ sáng tạo và
tinh thần đổi mới, cũng như chia sẻ cởi mở hay chuyển giao kiến thức;

-

Mức độ cảm nhận của xã hội và nhận thức của công chúng về các vấn đề liên
quan đến đến tài sản trí tuệ.

2.4 TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN TRÍ TUỆ
Tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Nhằm ghi nhận,
khuyến khích hoạt động sáng tạo và bảo vệ những lợi ích liên quan (bao gồm lợi ích
tài chính và phi tài chính), nhà nước cần có những quy phạm pháp luật bảo hộ các
quyền đối với tài sản trí tuệ. Tùy theo bản chất của tài sản trí tuệ, quyền sở hữu đối
với tài sản trí tuệ được chia thành hai loại: quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác

giả:
Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng
chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng
đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do
pháp luật quy định. Quyền đối với các giống cây trồng mới, trong chừng mực nào
đấy thuộc nhóm quyền sở hữu cơng nghiệp.
Bản quyền: là quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do
mình sáng tạo.


-10-

2.5 HỆ THỐNG BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM
Những phân tích trên cho thấy bảo hộ sở hữu trí tuệ có vai trị hết sức quan trọng
đối với phát triển kinh tế của một quốc gia. Bên cạnh tính giới hạn về thời gian (ví
dụ: 20 năm đối với sáng chế, 10 năm đối với giải pháp hữu ích), bảo hộ sở hữu trí
tuệ có tính giới hạn về khơng gian, tức bảo hộ sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực tại quốc
gia đăng ký bảo hộ, ngoại trừ quốc gia đấy có tham gia những Hiệp định, Cơng
ước,… quốc tế. Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp quy định về bảo hộ sở hữu
trí tuệ riêng, có tác dụng: (1) Bảo đảm cân bằng lợi ích trên phương diện tài chính
giữa chủ sở hữu của tài sản trí tuệ và cá nhân/tổ chức sử dụng tài sản trí tuệ; (2)
Khuyến khích sự sáng tạo, phổ biến và triển khai ứng dụng các sáng tạo trong thực
tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Những văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến bảo hộ sở hữu trí
tuệ bao gồm:
Bộ luật hình sự (1999)
Điều 131

: Vi phạm quyền tác giả


Điều 156-158 : Sản xuất hàng giả
Điều 171

: Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

Luật hải quan (2001)
Luật cạnh tranh (2004)
Luật thương mại (2005)
Bộ luật dân sự (2005)
Điều 736-757 : Chuyển giao quyền
Luật sở hữu trí tuệ (2005), Luật sở hữu trí tuệ (2009)
Việt Nam cũng tham gia các hiệp ước, hiệp định quốc tế quan trọng sau:
Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS+) (có
hiệu lực từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 11/01/2007);
Công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Việt Nam trở
thành thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp kể từ
ngày 08.03.1949);


-11-

Công ước Berne (1886) về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (có
hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 26/10/2004);
Hiệp ước hợp tác về sáng chế PCT (Việt Nam là thành viên của PCT từ ngày
10/03/1993).
Tại Việt Nam, quản lý nhà nước đối với quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền do
hai cơ quan khác nhau quản lý:
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (National Office of Intellectual Property of Viet
Nam) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý
nhà


nước

đối

với

quyền

sở

hữu

công

nghiệp

(website:

);
Cục bản quyền tác giả (Copyright Office of Viet Nam) trực thuộc Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
quyền tác giả (website: )
Mặc dù có một hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ khá đầy đủ,
và tham gia gần như đầy đủ những Hiệp định, Công ước quốc tế quan trọng nhất về
bảo hộ sở hữu trí tuệ, tuy nhiên hiệu quả thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
hiện tại rất thấp. Hiệu quả thực thi tại Việt Nam thấp do nhiều nguyên nhân, nhưng
nguyên nhân chính là do những quy định hiện hành về xử phạt hành chánh của Việt
Nam (Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ) đối với những vi phạm về sở hữu trí tuệ cịn q nhẹ, khơng đủ răn đe. Nhiều

doanh nghiệp xem việc bị xử phạt vi phạm hành chính như là một rủi ro và doanh
nghiệp sẵn sàng chấp nhận. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, xử phạt nặng những
hành vi phạm về sở hữu trí tuệ là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả thực thi
của hệ thống bảo hộ tài sản trí tuệ.
Quan niệm buông lỏng chủ động thực thi sở hữu trí tuệ nhằm mở đường thốt để
các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ việc ăn cắp, sao chép các cơng
nghệ nước ngồi tại một số quốc gia đang phát triển là một quan niệm hoàn toàn sai
lầm. Trên thực tế, bng lỏng thực thi sở hữu trí tuệ có tác dụng tiêu cực đến phát
triển kinh tế-xã hội quốc gia, cụ thể:


-12-

Hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ lỏng lẻo, hiệu quả thực thi kém khơng khuyến
khích hoạt động sáng tạo và đầu tư cho hoạt động sáng tạo;
Hoạt động sáng tạo khơng được khuyến khích, dẫn đến nền khoa học kỹ
thuật vốn đã lạc hậu ngày càng thụt lùi dẫn đến năng lực cạnh tranh kinh tế
quốc tế yếu kém;
Hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ lỏng lẻo, hiệu quả thực thi kém không thu hút
được đầu tư nước ngoài trực tiếp vốn rất quan trọng đối với quốc gia đang
phát triển;
Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy khả năng cạnh và lợi thế quốc gia ngày
nay được thúc đẩy bởi sự tiến bộ công nghệ dựa trên tri thức vốn chỉ có thể đạt
được thơng qua các hoạt động sáng tạo, được thúc đẩy nhờ vào một hệ thống bảo hộ
sở hữu trí tuệ mạnh, hiện đại và được thực thi tốt [6]. Trong đó đã đề nghị 22 vấn
đề tầm chính sách và định hướng quốc gia nhằm xây dựng một hệ thống bảo hộ sở
hữu trí tuệ, trong đấy có vấn đề xây dựng mối liên hệ năng động và tương hỗ giữa
đại học/viện nghiên cứu và doanh nghiệp.
2.6 GIỚI THIỆU MỘT SỐ MƠ HÌNH CÁC TRUNG TÂM SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHỔ BIẾN HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI

Tại Hoa Kỳ [14]
Nhiều trường Đại học có văn phịng chuyển giao công nghệ để thực thi việc đăng ký
bản quyền, quản lý và chuyển giao công nghệ từ trường Đại học đến doanh nghiệp.
Hoa Kỳ đã thành lập hiệp hội quản lý công nghệ của các trường Đại học AUTM
(Association of University Technology Managers).
Nhờ các văn phịng chuyển giao cơng nghệ (từ năm 1980), hoạt động chuyển giao
công nghệ của các trường Đại học đã tăng lên đáng kể và góp phần không nhỏ cho
sự tăng trưởng kinh tế Hoa kỳ:
-

Khoảng 27.322 công nghệ được chuyển giao từ Trường đại học (1980 –
2006);

-

Hơn 200 trường đại học có tổ chức hoạt động CGCN (tăng 8 lần năm 1980);


-13-

-

Số lượng sáng chế được đăng ký từ các Trường đại học tăng lên rất nhanh
(khoảng 250 năm 1980, 3933 năm 2002);

-

Tổng doanh thu về bản quyền năm 2003 là 1306 tỷ đô la, tăng 5,7% so với
năm 2002;


-

CGCN trong các trường đại học giúp tăng thêm 40 tỷ đô la cho nền kinh tế
Hoa Kỳ và tạo ra 270.000 việc làm.

Tại Nhật Bản [15]
Tại Nhật Bản, việc thiết lập các văn phịng chuyển giao cơng nghệ (technology
transfer office) trong các đại học còn được đưa lên thành chiến lược quốc gia. Nhằm
triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ năm 2002, đặc biệt là phổ biến và nâng cao
công tác quản lý sở hữu trí tuệ, thiết lập bộ phận quản lý sở hữu trí tuệ trong các
trường đại học, Chính phủ Nhật Bản thơng qua Cục sáng chế Nhật Bản và Viện
sáng kiến, sáng chế Nhật Bản, đã tiến hành đào tạo và cung cấp chuyên gia cho 17
trường Đại học của Nhật Bản.
Hoạt động đặc trưng của văn phịng chuyển giao cơng nghệ tại một số trường Đại
học của Nhật bản bao gồm:
Các hoạt động liên quan đến sáng chế:
-

Thông tin và tư vấn;

-

Tra cứu và đánh giá;

-

Liên hệ với luật sư để chuẩn bị hồ sơ đăng ký, duy trì và quản lý sáng chế;

-


Tìm nguồn hỗ trợ tài chính.
Các hoạt động về CGCN:

-

Liên kết giữa những tổ chức có nhu cầu cơng nghệ với những đơn vị của
trường;

-

Tư vấn và hỗ trợ đàm phán chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

-

Xây dựng và chuẩn bị và kiểm soát hợp đồng;

-

Phân bổ tiền bản quyền hàng năm.
Các hoạt động khác:

-

Tham dự các triển lãm và diễn đàn;


-14-

-


Làm các brochures/tờ rơi/bản giới thiệu;

-

Phát triển và quản lý quyền Sở hữu trí tuệ;

-

Khởi tạo và phát triển sở hữu trí tuệ trong các trường Đại học và quảng bá
đến các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài trường.

Một số nước ASEAN [10]
Indonesia và Malaysia đã đi trước một bước trong việc thiết lập cơ quan quản lý sở
hữu trí tuệ và chuyển giao cơng nghệ trong các trường Đại học và trung tâm nghiên
cứu: cung cấp các kỹ năng quản lý quyền sở hữu trí tuệ, làm nhiệm vụ tư vấn hướng
dẫn tra cứu thông tin sáng chế và các chức năng khác… với mục tiêu phát triển nền
kinh tế quốc dân dựa trên tri thức.
Tại Singapore, nhiều trường Đại học đã thành lập văn phòng xúc tiến chuyển giao
công nghệ dưới tên gọi ILO (ĐHQG Singapore) hoặc ITTO (Đại học Công nghệ
Nanyang) và hoạt động rất hiệu quả. Các văn phòng đã nhận được rất nhiều hỗ trợ
của chính phủ (từ cơ quan sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS)) trong việc cung cấp các
dịch vụ phụ trợ như:
-

Xác định các lĩnh vực công nghệ chiến lược

-

Nghiên cứu công nghệ và thị trường


-

Lập bản đồ và tra cứu bằng độc quyền sáng chế

-

Quản lý sở hữu trí tuệ.

IPOS hiện cịn hỗ trợ các tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ này hoạt động
như những trung tâm thơng tin cơng nghệ.
Nhờ những nỗ lực và chính sách đúng đắn, Indonesia và Malaisia và Singapore đã
vươn lên trở thành những ngôi sao mới về công nghệ và kinh tế ở Châu Á.
Để tránh thất thoát và lãng phí các tài sản trí tuệ cần xây dựng một tổ chức dựa
trên các mơ hình mẫu các trung tâm trên thế giới đã làm, nhưng đồng thời phải phù
hợp với thực tế Việt Nam. Trong chương tiếp theo là phần phân tích tình hình Khoa
học Cơng nghệ và Sở hữu trí tuệ tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.


-15-

3.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CƠNG NGHỆ VÀ
SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI ĐHQG – HCM
Chương 3 trình bày hiện trạng về khoa học công nghệ, những mặt được và chưa
được về quản lý tài sản trí tuệ và nhu cầu thành lập một tổ chức quản lý về tài sản
trí tuệ. Cơ sở để xây dựng mơ hình cho Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao
cơng nghệ.

3.1 TIỀM NĂNG KH&CN CỦA ĐHQG-HCM
Một trong những thế mạnh của ĐHQG-HCM là hoạt động chuyển giao công nghệ
với các hợp đồng trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật quan trọng của TP.HCM và
các tỉnh phía Nam. Những thành tựu về chuyển giao công nghệ đạt được trên cơ sở
những nền tảng sau:
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu: Với mơ hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHCM xây dựng đội ngũ cán bộ đông và mạnh trong các lĩnh vực: kỹ thuật – công
nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kinh tế và khoa học
quản lý phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Hiện nay, tổng số cán bộ, viên chức của ĐHQG-HCM là 4.050 người (so với năm
2001 là 2.322 người, tăng 1,74 lần) với 2.337 cán bộ giảng dạy (so với năm 2001 là
1.661 người, tăng 1,4 lần), 1.759 cán bộ có trình độ sau đại học, trong đó: Tiến sĩ:
588 (so với năm 2001 là 368, tăng 1,6 lần), Thạc sĩ: 1.171 (so với năm 2001 là 479,
tăng 2.44 lần). Số Giáo sư và Phó Giáo sư là 150 người (so với năm 2001 là 80 tăng 1.9 lần) với nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và
ngồi nước. [1]
Hệ thống PTN nghiên cứu: Một trong những chủ trương quan trọng của ĐHQGHCM giai đoạn qua là tập trung đầu tư xây dựng hệ thống các phịng thí nghiệm
(PTN) với các trang thiết bị hiện đại phục vụ NCKH, phát triển công nghệ và đào
tạo chất lượng cao. Việc đầu tư này được thực hiện theo định hướng phát triển các


-16-

chương trình KH&CN trọng điểm của ĐHQG-HCM, thế mạnh các đơn vị thành
viên và theo tinh thần tập trung đầu tư cho các nhóm nghiên cứu mạnh, khai thác sử
dụng chung, khơng đầu tư dàn trải.
Nhờ kiên trì thực hiện chủ trương trên, từ 2001 đến nay ĐHQG-HCM đã và đang
đầu tư xây dựng 64 phịng thí nghiệm với tổng kinh phí đầu tư gần 1000 tỷ đồng,
trong đó phải kể đến những dự án được đầu tư lớn như [1]:
-

PTN trọng điểm quốc gia Điều khiển số - Kỹ thuật hệ thống (69,7 tỷ)


-

PTN trọng điểm quốc gia Vật liệu Polymer-Composite (64,6 tỷ)

-

PTN Công nghệ Nano (112,2 tỷ)

-

PTN Công nghệ sinh học phân tử (26,7 tỷ)

-

PTN Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (40 tỷ)

-

PTN Công nghệ và chất lượng môi trường (79,6 tỷ)

Trong hệ thống các PTN ngoài 02 PTN trọng điểm quốc gia, hiện ĐHQG-HCM
đang tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các PTN trọng điểm cấp ĐHQGHCM với mục đích tạo nên những tập thể nghiên cứu mạnh, các trung tâm xuất sắc
có khả năng tạo đột phá trong KH&CN. Tính đến tháng 11/2010, ĐHQG-HCM đã
công nhận 9 PTN trọng điểm cấp ĐHQG-HCM.
Bảng 3.1: So sánh tổng thu từ hoạt động KHCN (bao gồm kinh phí đầu tư cho PTN,
các đề tài, dự án KHCN và doanh thu CGCN) với tổng học phí và kinh phí từ các
nguồn khác (đơn vị: triệu VNĐ). [1]
Năm


Tổng thu từ hoạt động
KHCN (đầu tư cho KHCN +
doanh thu CGCN)

Tổng thu từ đào tạo
(học phí)

Kinh phí từ các
nguồn khác

2003

78.719

135.426

14.192

2004

95.158

138.300

32.478

2005

112.003


168.916

24.641

2006

118.204

178.145

36.081

2007

197.704

193.109

42.239

2008

221.837

296.530

73.765


-17-


Năm

Tổng thu từ hoạt động
KHCN (đầu tư cho KHCN +
doanh thu CGCN)

Tổng thu từ đào tạo
(học phí)

Kinh phí từ các
nguồn khác

2009

254.471

339.164

108.843

2010

281.316

376.109 (*)

138.009

(*): Số ước thực hiện


Hệ thống Trung tâm chuyển giao công nghệ: ĐHQG-HCM hiện quản lý 21 trung
tâm chuyển giao cơng nghệ được hình thành từ các trung tâm hoạt động NCKHLĐSX (trước 1985) & các trung tâm thành lập theo nghị định 35/HĐBT (19861995), bao gồm: Trường ĐH Bách khoa: 08; Trường ĐH KHTN: 03; Trường ĐH
KHXH&NV: 02; Trường ĐHCNTT: 02; Viện Môi trường–Tài nguyên: 02; Khu
Công nghệ phần mềm: 03 và Phịng thí nghiệm Cơng nghệ Nano. Thời gian qua,
các trung tâm này đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập cầu nối giữa nhà
trường và doanh nghiệp, là nơi các cán bộ giảng dạy thực hiện các hợp đồng chuyển
giao công nghệ, tư vấn, dịch vụ KHCN và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tếxã hội của TP.HCM và các tỉnh thành thuộc khu vực phía Nam. Đến nay cơ chế
quản lý và hoạt động của các trung tâm khơng cịn phù hợp dẫn đến tình trạng
khơng có động lực phát triển. Một trong những giải pháp cho tình trạng này là Nghị
định 115 và Nghị định 80 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
KHCN công lập và doanh nghiệp KHCN.
Thời gian qua ĐHQG-HCM đã triển khai bài bản, đảm bảo theo đúng quy định
công tác chuyển đổi các đơn vị trực thuộc theo NĐ115, bao gồm các bước: quy
trình chuẩn bị hồ sơ và thẩm định các cấp cho các đề án chuyển đổi theo NĐ115 và
NĐ80 theo sát các văn bản pháp quy của Nhà nước đồng thời phù hợp với điều kiện
thực tế tại ĐHQG-HCM; xây dựng các biểu mẫu hồ sơ đề án và các hướng dẫn triển
khai, đánh giá đề án chỉnh sửa sau thẩm định… Đến ngày 31/6/2011, ĐHQG-HCM
đã tiến hành thẩm định tài sản cấp ĐHQG tất cả các tổ chức KHCN thuộc diện
chuyển đổi, thẩm định đề án cấp ĐHQG cho 14/21 tổ chức KH&CN, trong 7 tổ
chức còn lại có 01 tổ chức chuyển đổi theo mơ hình doanh nghiệp KHCN, 04 tổ


×