Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 72 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC


LÊ HẢI NAM


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI


VÀ PHIM CHỤP CLVT



TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Ở NGƯỜI LỚN


TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC


LÊ HẢI NAM




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI


VÀ PHIM CHỤP CLVT



TRONG VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Ở NGƯỜI LỚN


TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA


Khóa: QH.2014.Y



Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS VÕ THANH QUANG


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

i


LỜI CẢM ƠN



Khi được giao đề tài khóa luận này, tơi có cơ hội được làm nghiên cứu,
được học hỏi thêm nhiều điều về lĩnh vực mà tôi đam mê. Trong q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu
từ phía các thầy cơ, bạn bè và những người thân của tôi.


Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Võ
Thanh Quang – Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng khoa Y Dược – Đại học
quốc gia Hà Nội là người trực tiếp hướng dẫn cho tôi và tạo điều kiện để tôi
thu thập số liệu tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương trong suốt quá trình
thực hiện đề tài khóa luận.


Tơi xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS. Nguyễn Tuấn Sơn – giáo vụ bộ
môn Tai Mũi Họng khoa Y Dược – Đại học quốc gia Hà Nội là người đã cung
cấp thông tin, giúp tôi giải quyết nhiều vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tơi hồn thành luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Y Dược, Ban giám đốc
bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, cùng tồn thể các thầy cơ bộ môn Tai
Mũi Họng, các bác sỹ tại khoa mũi xoang - bệnh viện Tai Mũi Họng trung
ương đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện
nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.


Cuối cùng tôi xin biết ơn gia đình, bạn bè ln động viên, và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình học tập và thực


hiện khóa luận này.


Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ii


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



BN : Bệnh nhân


CT Scan(Computed Tomography Scan) : Phim cắt lớp vi tính


CLVT : Cắt lớp vi tính


DD- TQ : Dạ dày- thực quản


PHLN : Phức hợp lỗ ngách



VA(Végétations Adenoïdes) : Tổ chức VA


VMXMT : Viêm mũi xoang mãn tính


VMX : Viêm mũi xoang


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 3.1: Tỉ lệ giới (n=58) ... 23


Bảng 3.2: Tiền sử bệnh mũi xoang (n=58) ... 24


Bảng 3.3:Tiền sử các bệnh lý liên quan (n=58) ... 24


Bảng 3.4: Lý do vào viện (n=58) ... 25


Bảng 3.5: Phân bố triệu chứng cơ năng (n=58) ... 26


Bảng 3.6: Đặc điểm triệu chứng chảy mũi (n=58) ... 27


Bảng 3.7: Đặc điểm triệu chứng ngạt mũi (n=58) ... 27


Bảng 3.8: Đặc điểm đau nhức sọ mặt (n=40) ... 28


Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng giảm, mất ngửi (n=47) ... 29


Bảng 3.10: Đặc điểm triệu chứng ho, hắt hơi (n=41) ... 29



Bảng 3.11: Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng (n=58)... 32


Bảng 3.12: Hình ảnh nội soi khe giữa (n=58) ... 32


Bảng 3.13: Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới (n=58) ... 33


Bảng 3.14: Tình trạng bệnh lý các cơ quan lân cận (n=58) ... 33


Bảng 3.15: Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT (n=58) ... 35


Bảng 3.16: Đặc điểm tổn thương PHLN trên phim CT (n=58) ... 35


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



Biểu đồ 3. 1: Thời gian mắc bệnh (n=58) ... 24


Biểu đồ 3. 2: Tiền sử mắc các bệnh lý toàn thân ... 25


Biểu đồ 3. 3: Vị trí đau nhức sọ mặt(n=40) ... 28


Biểu đồ 3. 4: Đặc điểm triệu chứng toàn thân (n=58) ... 30


Biểu đồ 3. 5: Đặc điểm triệu chứng sưng nề (n=58) ... 31


Biểu đồ 3. 6: Dấu hiệu đau khi ấn các điểm đặc biệt (n=58) ... 31


Biểu đồ 3. 7: Phân bố tổn thương các xoang trên phim CT (n=58) ... 34



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 1.1. Thành ngồi hốc mũi . ... 5


Hình 1.2. Thiết đồ đứng ngang qua mũi xoang ... 6


Hình 1.3. Thiết đồ cắt ngang qua mũi xoang ... 7


Hình 1.4. Hình ảnh vi thể niêm mạc mũi bình thường ... 8


Hình 1.5: Dẫn lưu niêm dịch trong xoang hàm ... 9


Hình 1.6: Đường vận chuyển niêm dịch trong xoang trán ... 10


Hình 1.7: Con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang ... 11


Hình 1.8. Hình ảnh vi thể niêm mạc mũi trong VMXMT ... 13


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

vii


MỤC LỤC



ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ... 3


1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: ... 3



1.1.1. Trên thế giới ... 3


1.1.2. Ở Việt nam ... 3


1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG ... 4


1.2.1. Đại thể ... 4


1.2.2. Vi thể ... 7


1.3. SINH LÝ MŨI XOANG ... 8


1.3.1. Sự thơng khí ... 8


1.3.2. Sự dẫn lưu bình thường của xoang ... 8


1.3.3 Những chức năng chính của hệ thống mũi xoang ... 11


1.4. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH. ... 12


1.4.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ... 12


1.4.2. Lâm sàng ... 13


1.4.3. Phim CT mũi xoang ... 15


CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 17


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ... 17



2.1.1. Mẫu nghiên cứu ... 17


2.1.2. Thời gian nghiên cứu ... 17


2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ... 17


2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn ... 17


2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ ... 17


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 18


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ... 18


2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: ... 18


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

viii


2.2.4. Tiêu chí nghiên cứu ... 18


2.2.4. Thời điểm đánh giá ... 20


2.2.5. Phương tiện nghiên cứu ... 20


2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ... 21


2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ... 21


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 23



3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ... 23


3.1.1. Về giới và tuổi ... 23


3.1.2. Tiền sử ... 23


3.1.3. Lý do vào viện ... 25


3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ... 26


3.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng ... 26


3.2.2. Triệu chứng chảy mũi ... 26


3.2.3. Triệu chứng ngạt tắc mũi ... 27


3.2.4. Triệu chứng đau nhức sọ mặt ... 27


3.2.5. Triệu chứng ngửi kém, mất ngửi ... 29


3.2.6. Triệu chứng ho, hắt hơi ... 29


3.2.7. Triệu chứng toàn thân ... 30


3.2.8. Triệu chứng sưng nề ở mặt ... 30


3.2.9. Ấn các điểm đau ... 31


3.3. HÌNH ẢNH NỘI SOI ... 32



3.3.1. Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng ... 32


3.3.2. Hình ảnh nội soi khe giữa ... 32


3.3.3. Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới ... 33


3.3.4. Bệnh lý các cơ quan lân cận ... 33


3.4. HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CT ... 34


3.4.1. Phân bố tổn thương các xoang trên phim CT ... 34


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

ix


3.4.3. Tổn thương phức hợp lỗ ngách ... 35


3.4.4. Phân độ theo thang điểm Lund-Mackey ... 35


3.4.5. Các tổn thương khác trên CT ... 36


CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ... 37


4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ... 37


4.1.1. Về giới và tuổi ... 37


4.1.2. Tiền sử ... 37


4.1.4. Lý do vào viện ... 38



4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ... 38


4.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng ... 38


4.2.2. Triệu chứng chảy mũi ... 39


4.2.3. Triệu chứng ngạt tắc mũi ... 40


4.2.4. Triệu chứng đau nhức sọ mặt ... 40


4.2.5. Triệu chứng rối loạn ngửi ... 41


4.2.6. Triệu chứng ho, hắt hơi ... 41


4.2.7. Triệu chứng toàn thân ... 42


4.2.8. Triệu chứng sưng nề ở mặt ... 42


4.2.9. Ấn các điểm đau ... 42


4.3. HÌNH ẢNH NỘI SOI ... 43


4.3.1 Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng ... 43


4.3.2. Hình ảnh nội soi khe giữa ... 43


4.3.3. Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới ... 43


4.3.4. Bệnh lý các cơ quan lân cận ... 44



4.4. HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CT ... 45


4.4.1. Tổn thương các xoang trên phim CT ... 45


4.4.2. Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT ... 45


3.4.3. Tổn thương phức hợp lỗ ngách ... 45


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

x


4.4.9. Các tổn thương khác trên CT ... 46


KẾT LUẬN ... 47


KIẾN NGHỊ ... 49


TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 50


BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ... 54


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

1


ĐẶT VẤN ĐỀ



Viêm mũi xoang (VMX) là sự phản ứng viêm của niêm mạc hốc mũi và
xoang có thể có hoặc không bao gồm tổn thương xương. Ngày nay, thuật
ngữ “viêm mũi xoang” đã được thay thế cho thuật ngữ “viêm xoang” do
niêm mạc mũi và xoang đều có cấu trúc là niêm mạc hô hấp và liên hệ mật
thiết với nhau về giải phẫu, sinh lý cũng như cơ chế sinh bệnh. Theo hội
mũi xoang châu Âu, dựa vào thời gian mắc bệnh, viêm mũi xoang được


chia làm viêm mũi xoang cấp và viêm mũi xoang mạn tính.


Viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) là tình trạng viêm niêm mạc của
mũi và các xoang cạnh mũi kéo dài trên 12 tuần.VMXMT còn được phân
thành hai thể là thể có polyp và thể khơng có polyp [25]


VMXMT là một trong những bệnh mạn tính hay gặp với tỷ lệ mắc bệnh
ở châu Mỹ khoảng 14%, châu Âu khoảng 10,9% [25]. Ở Việt Nam tỷ lệ
mắc bệnh ước tính 2-5% và 86,8% ở độ tuổi 16-50 [14]. Bệnh có xu hướng
ngày càng tăng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu, khói thuốc lá,... Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe,
chất lượng sống do ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ, đau nhức mặt, rối loạn giấc
ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, đồng thời có thể dẫn đến các biến chứng như
viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới, biến chứng mắt và nội sọ, … [3].


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

2


Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương là đơn vị đầu ngành về Tai Mũi
Họng của Việt Nam, hàng năm có hàng vạn bệnh nhân đến khám bệnh và
điều trị, trong đó số lượng lớn lớn bệnh nhân có bệnh lí viêm mũi xoang
mạn tính ở độ tuổi từ 18 trở lên.


Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị
viêm mũi xoang, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong viêm mũi
xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương”
được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau:


1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại
bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

3


CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN


1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Trên thế giới


Bệnh viêm mũi xoang được nghiên cứu từ thời Hippocrate (460 –
377 trước công nguyên ), đến thế kỷ XIII Saligno đã miêu tả bệnh học của
xoang hàm.


Năm 1981, Potter đã nghiên cứu và đưa ra giải phẫu học và bệnh học
viêm mũi xoang [38].


Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của viêm mũi xoang đã được trình
bày trong nhiều nghiên cứu:


 Năm 2007, Kaliner, Michael nêu mơ hình sinh bệnh học của viêm
mũi xoang mạn tính, chẩn đoán và điều trị [29].


 Ảnh hưởng của các bệnh lý khác đến viêm mũi xoang: năm 1999,
Annesi-Maesano I. chỉ ra mỗi liên hệ giữa hen xuyễn và viêm mũi xoang
[20]; trào ngược thanh quản trong viêm mũi xoang mạn theo Dinis, Subtil
(2006) [24]; Năm 2005, Del Gaudio nêu Trào ngược mũi họng trực
tiếp của axit dạ dày là một yếu tố góp phần trong viêm mũi họng mãn tính.


 Năm 2007, Hopkins, Browne, Lund trình bày phân độ viêm mũi
xoang mạn tính theo bảng điểm Lund – Mackay [27].



1.1.2. Ở Việt nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

4


 Năm 2000, Võ Văn Khoa nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng trên
bệnh nhân viêm mũi xoang mạn chỉ ra triệu chứng cơ năng hay gặp nhất ở
người mắc viêm mũi xoang mạn là chảy mũi và ngạt mũi chiếm tỉ lệ lần
lượt là 92,5% và 94,8% [8].


 Năm 2004, Võ Thanh Quang nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng có giá trị quan trọng trong chẩn đốn và điều trị [16] với các
triệu chứng cơ năng, thực thể, các bệnh lý kèm theo thường gặp và đặc
điểm trên hình ảnh nội soi, phim chụp CLVT và các xét nghiệm khác ở
bệnh nhân viêm mũi xoang.


 Phạm Thanh sơn nghiên cứu bệnh lý viêm xoang hàm mạn tính đối
chiếu nội soi và chụp cắt lớp vi tính năm 2006 tại Đại Học Y Hà Nội [18].


 Năm 2013, Đàm Thị Lan Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính người lớn
khơng có polyp mũi theo EPOS 2012 [10]


 Nguyễn Đăng Huy, Lâm Huyền Trân nghiên các cấu trúc bất
thường giải phẫu vùng mũi xoang trên hình ảnh nội soi, CTs ở bệnh nhân
viêm mũi xoang mạn năm 2012 [6]


1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG
1.2.1. Đại thể


1.1.1.1. Hốc mũi



Là một khoang rỗng nằm ở trung tâm khối xương mặt, được vách mũi chia
dọc thành hai bên trái và phải, mỗi bên bao gồm bốn thành [7]:


 Thành trên ( trần ổ mũi ):là thành xương ngăn cách ổ mũi với hộp sọ do
các xương mũi, xương trán, mảnh sàng và thân xương bướm tạo nên.


 Thành dưới (sàn mũi): là thành xương ngăn cách ổ mũi với ổ miệng
do mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

5


 Thành ngoài: chủ yếu do xương hàm trên, mê đạo sàng và xương cuốn
mũi dưới tạo nên. Thành này gồ ghề do có ba cuốn mũi, đi từ dưới lên trên
gồm: cuốn dưới, cuốn giữa, cuốn trên. Vùng nằm trên cuốn mũi trên là ngách
bướm sàng, vùng dưới-ngoài mỗi cuốn mũi là ba ngách mũi có tên tương ứng:
ngách mũi trên, giữa và dưới.


Hình 1.1. Thành ngồi hốc mũi [13].


+ Ngách mũi trên: có lỗ thơng của nhóm xoang sàng sau, xoang bướm, dẫn
lưu xuống cửa mũi sau.


+ Ngách mũi giữa: có vị trí mở thơng của xoang trán, xoang hàm trên và
nhóm xoang sàng trước tạo nên phức hợp lỗ ngách (PHLN). Đây là vùng
giải phẫu đóng vai trị quan trọng trong cơ chế sinh bệnh viêm xoang [12].
+ Ngách mũi dưới: là nơi đổ vào của ống lệ mũi.


1.1.1.2. Các xoang cạnh mũi



 Xoang hàm: là hốc rỗng nằm trong xương hàm trên với thể tích trung
bình ở người lớn Việt Nam khoảng 12 cm3 [2]. Xoang có hình tháp đồng
dạng với xương hàm trên gồm ba mặt, đáy và đỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

6


+ Đỉnh: nằm về phía xương gị má.
+ Ba mặt :


 Mặt trước là mặt má.


 Mặt trên là mặt ổ mắt, cấu tạo sàn ổ mắt.
 Mặt sau liên quan đến hố chân bướm hàm.


 Xoang trán: là hốc rỗng nằm trong xương trán, có vách xương ngăn
đôi thành xoang trán trái và phải. Thành trước dày khoảng 3-4 mm, thành sau
dày khoảng 1 mm, ngăn cách xoang trán với màng não cứng và thùy trán.
Thành trong là vách xương giữa 2 xoang. Đáy xoang nằm trên ổ mắt và các
xoang sàng trước, thu hẹp dần thành hình phễu (phễu trán), đi chếch xuống
dưới và ra sau tạo nên ngách trán.


Hình 1.2. Thiết đồ đứng ngang qua mũi xoang [9]


 Xoang sàng: là một hệ thống có từ 5-15 hốc xương nhỏ gọi là các tế
bào sàng, nằm trong hai khối bên của xương sàng. Mỗi tế bào có lỗ dẫn lưu
riêng đường kính khoảng 1-2mm [4]. Mảnh nền cuốn giữa chia xoang sàng
thành các nhóm sàng trước và sàng sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

7



thành một ụ nằm ngang tầm với cuốn giữa ngay trước đầu dưới ngách
trán gọi là Agger nasi hay “đê mũi”.


+ Xoang sàng sau: gồm những tế bào nằm sau mảnh nền cuốn giữa và
dẫn lưu vào ngách mũi trên.


 Xoang bướm: là hốc xương nằm trong xương bướm và được một vách
xương mỏng ngăn chia thành xoang bướm phải và xoang bướm trái với kích
thước mỗi chiều khoảng 2 cm. Lỗ thơng xoang hình bầu dục, nằm ở thành trước
và đổ vào hốc mũi ở ngách bướm sàng [36].


Hình 1.3. Thiết đồ cắt ngang qua mũi xoang [13].
1.2.2. Vi thể


1.2.2.1. Lớp biểu mô: gồm bốn loại tế bào [28,40]:


 Tế bào trụ giả tầng có lơng chuyển: chiếm 80% số lượng tế bào biểu
mô niêm mạc xoang. Bề mặt tế bào có các vi nhung mao và khoảng 200-300
lông chuyển.


 Tế bào trụ khơng có lơng chuyển: bề mặt được bao phủ bởi các vi
nhung mao kích thước 2 x 0,1µ có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt của
biểu mô, cung cấp chất dịch cho khoảng liên lông chuyển.


 Tế bào tuyến (Goblet): chức năng tiết ra dịch nhầy giàu hydrate
carbone, tạo nên lớp niêm dịch bao phủ bề mặt biểu mô.


 Tế bào đáy: nằm trên màng đáy,tạo nguồn biệt hóa trở thành các tế bào
biểu mơ khác nhau.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

8


 Niêm dịch là dung dịch gồm hai lớp gel ở trên, sol ở dưới. Lớp gel đặc
hơn, làm nhiệm vụ bắt giữ các dị vật, còn lớp sol lỏng hơn, tạo môi trường
hoạt động cho các lông chuyển.


 Niêm dịch có khả năng thay đổi độ pH rất nhanh, từ acid (pH=3) có thể
trở về pH=7 chỉ trong vài phút.


 Thành phần sinh hóa của niêm dịch gồm 95% nước, 3% chất hữu cơ và
2% muối khoáng. Chất hữu cơ chứa rất nhiều mucin làm cho dịch nhầy có độ
đàn hồi và độ nhớt cao. Mucin là thành phần hữu cơ quan trọng nhất trong
niêm dịch, là một glycoprotein phân tử lượng lớn,có tính acid nhẹ cóvai trị
chính tạo nên độ nhớt của niêm dịch và bảo vệ niêm mạc trong trường hợp
nhiệt độ, độ ẩm thấp [34,40].


1.2.2.3. Lớp mô liên kết dưới biểu mô.


Ngăn cách với lớp biểu mô bởi màng đáy, gồm những tế bào thuộc hệ
thống liên võng và mạch máu, thần kinh nằm giữa biểu mô và màng xương.


Hình 1.4. Hình ảnh vi thể niêm mạc mũi bình thường [26]
1.3. SINH LÝ MŨI XOANG


1.3.1. Sự thơng khí


Sự thơng khí của xoang liên quan đến hai yếu tố:
- Kích thước của lỗ thơng mũi xoang


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

9



Sự dẫn lưu của xoang chủ yếu là dẫn lưu theo hệ thống lông nhầy, nhờ
hai chức năng tiết dịch và vận chuyển của tế bào lông. Sự dẫn lưu bình
thường của niêm dịch xoang lại phụ thuộc vào số lượng và thành phần của
dịch tiết, hoạt động của lông chuyển, độ quánh của dịch tiết và tình trạng lỗ
ostium, đặc biệt là vùng phức hợp lỗ ngách, bất kỳ một sự cản trở nào của
vùng này đều có thể gây tắc nghẽn sự dẫn lưu của xoang dẫn đến viêm xoang.


* Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang
+ Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang hàm :


Trong xoang hàm sự vận chuyển của dịch tiết bắt đầu từ đáy xoang rồi
lan ra xung quanh lên các thành của xoang theo kiểu hình sao [32], dịch vận
chuyển dọc theo trần xoang, từ đây dịch tiết được vận chuyển về lỗ ostium
chính của xoang hàm dù chỉ có một lỗ thơng hoặc có thêm lỗ thơng xoang
hàm phụ hoặc khi mở lỗ thơng xoang hàm qua khe dưới [37,39]


Hình 1.5: Dẫn lưu niêm dịch trong xoang hàm [15]
+ Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang sàng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

10


tiết vào vùng phễu sàng thuộc khe giữa. Tất cả các tế bào sàng sau thì đổ
dịch tiết vào khe bướm sàng.


+ Vận chuyển niêm dịch trong xoang trán :


Hình 1.6: Đường vận chuyển niêm dịch trong xoang trán [15]
Chỉ có xoang trán có đặc điểm vận chuyển niêm dịch riêng biệt, Niêm
dịch bắt đầu vận chuyển từ thành trong của xoang (hay vách liên xoang) đi


lên phía trên rồi dọc theo thân của xoang trán ra phía sau và ra phía ngoài rồi
đi dọc theo thành trước và sau của xoang trán để cùng hội tụ về lỗ thông của
xoang trán dọc theo thành bên của lỗ này. Tuy vậy chỉ có một phần thốt ra
ngồi, cịn một phần lại đi qua lỗ thông xoang đến thành trong của xoang để
tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển niêm dịch trong xoang [15].


+ Vận chuyển niêm dịch trong xoang bướm:


Vận chuyển niêm dịch trong xoang bướm tuỳ thuộc vào lỗ thông của
xoang. Thông thường niêm dịch được vận chuyển theo đường xốy trơn ốc
mà đỉnh của đường xốy này là lỗ thơng của xoang bướm, từ đó niêm dịch đi
xuống đổ vào khe bướm sàng [15].


* Sự vận chuyển niêm dịch ngoài xoang (trên vách mũi - xoang)


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

11


tiết vượt qua phần sau mỏm móc rồi di theo mặt trong cuốn giữa đến vùng
mũi họng, rồi dịch tiết vượt qua phần trước và dưới của loa vòi [15].


- Thứ hai là dịch tiết từ xoang sàng sau và xoang bướm đổ ra rồi hội tụ
lại ở khe bướm sàng. Từ đây dịch tiết được vận chuyển đến phần sau và trên
của họng rồi đi đến sau loa vòi [15].


Hình 1.7: Con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang [15]
1.3.3 Những chức năng chính của hệ thống mũi xoang


- Chức năng thở: là quan trọng nhất, khơng khí trước khi đến phổi được
làm êm, và lọc sạch nhờ hệ thống mũi xoang. Điều này có tác dụng bảo vệ
đường hơ hấp dưới và đảm bảo cho q trình hơ hấp ở phế nang diễn ra bình


thường.


- Chức năng ngửi: Là chức năng riêng biệt của mũi được thực hiện ở
tầng trên của mũi. Các tế bào khứu giác ở đây tập trung lại thành dây thần
kinh khứu giác, cho cảm giác về mùi.


- Ngoài ra hệ thống mũi xoang cịn có vai trị:


* Phát âm: Hệ thống mũi xoang đóng vai trị một hộp cộng hưởng và
tham gia hình thành một số âm. Mũi tạo ra âm sắc và độ vang riêng biệt trong
tiếng nói của từng người. Xoang có vai trị như hộp cộng hưởng.


* Cách âm


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

12


1.4. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH.
1.4.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


− Nguyên nhân [3]:


+ Virus, vi khuẩn: viêm Amiđan, viêm họng
+ Dị ứng


+ Chất kích thích


+ Cấu trúc bất thường: VA, vách ngăn, dị vật, khối u
+ Hội chứng trào ngược


+ Yếu tố thuận lợi: lạnh đột ngột, cơ thể suy yếu, chấn thương...


− Cơ chế bệnh sinh của VMXMT [35]:


+ Tắc lỗ thông mũi xoang


Các nguyên nhân khác nhau gây phù nề niêm mạc mũi quanh lỗ thông
xoang tự nhiên, dẫn đến bít tắc, mất thơng khí làm cho áp lực trong xoang
giảm. Tình trạng thiếu oxy và giảm áp lực trong xoang kéo dài dẫn đến hiện
tượng viêm dày niêm mạc trong xoang, suy yếu các tế bào biểu mô gây tăng
xuất tiết và rối loạn chức năng hệ thống nhầy lông chuyển.


+ Ứ đọng dịch trong xoang:


Do hiện tượng phù nề và tăng xuất tiết, rối loạn chức năng hệ thống lông
nhầy dẫn đến mất chức năng dẫn lưu, làm ứ đọng dịch trong xoang.


+ Bội nhiễm trong xoang


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

13


Hình 1.8. Hình ảnh vi thể niêm mạc mũi trong VMXMT [26]
1.4.2. Lâm sàng


1.4.2.1. Triệu chứng cơ năng.
− Triệu chứng cơ năng chính:


+ Ngạt tắc mũi: ngạt một bên hoặc hai bên, thỉnh thoảng hay thường
xuyên, mức độ ngạt nhẹ, ngạt vừa hay ngạt tắc hồn tồn khơng thể thở
được bằng mũi.


+ Chảy mũi: chảy một bên hay hai bên, mũi trước, mũi sau hay cả trước


và sau. Chảy mũi dịch loãng trong, mủ nhày, mủ vàng xanh đặc bẩn, hay lẫn
máu, có mùi hơi, tanh hoặc khơng có mùi. Số lượng dịch ít, vừa hay nhiều.


+ Đau nhức mặt: các điểm đau có thể là ở góc mũi mắt, vùng má, thái
dương, vùng trán hoặc đau sâu trong hố mắt. Đơi khi bệnh nhân thấy đau ê
ẩm tê bì một vùng của mặt tương ứng với vùng xoang viêm.


+ Rối loạn khứu giác: từ mức nhẹ như giảm ngửi, ngửi kém đến mất
ngửi hoàn toàn. Trường hợp nặng bệnh nhân xuất hiện rối loạn mùi.


− Triệu chứng cơ năng phụ:
+ Ho dai dẳng.


+ Đau tai, ù tai, nghe kém hoặc có cảm giác đầy, căng nặng trong tai
trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng viêm tai giữa ứ dịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

14


+ Hắt hơi, ngứa mũi.


+ Rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy.


+ Mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng làm việc, không tập trung ảnh hưởng
đến sức làm việc trí óc.


1.4.2.2. Triệu chứng thực thể
− Triệu chứng tồn tồn thân:


+ Thường khơng có biểu hiện gì rõ rệt, có thể có triệu chứng người mệt
mỏi kéo dài, chán ăn, suy nhược, kèm sốt



− Khám:


+ Sưng nề nửa mặt hoặc vùng má 2 bên
+ Ấn đau ở một số vị trí:


- Điểm hố nanh (điểm mặt trước xoang hàm): Vị trí ngang cánh mũi ra
phía ngồi 0.5-1cm. Dùng đầu ngón tay ấn lực vừa phải, từng bên. Nhận
định khi bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt.


- Điểm Ewing (điểm mặt trước xoang trán): Vị trí đầu trên trong của
cung mày cùng bên. Dùng đầu ngón tay ấn lực vừa phải, từng bên. Nhân
định khi bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt.


- Điểm Grunwald (Điểm mặt trước xoang sàng trước): Vị trí ở góc trên
trong hốc mắt. Dùng đầu ngón tay ấn lực vừa phải, từng bên. Nhân định khi
bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt.


1.4.2.3. Hình ảnh nội soi mũi.


 Niêm mạc mũi: xung huyết hoặc nhợt nhạt, phù nề, thối hóa tạo thành
polyp. Các khe và sàn mũi ứ đọng dịch, mủ. Có thể phát hiện các bất thường
cấu trúc như cuốn giữa/mỏm móc đảo chiều, lệch vẹo vách ngăn.


 Polyp mũi được chia thành 4 độ theo Harley [31]:
+ Độ 1: Polyp khu trú gọn trong PHLN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

15


+ Độ 3: Polyp phát triển ra ngách giữa đến lưng cuốn.


+ Độ 4: Polyp che kín tồn bộ hốc mũi ra tận cửa mũi sau.
1.4.3. Phim CT mũi xoang


+ Hình ảnh: dày niêm mạc xoang, mờ các xoang tồn bộ hoặc một phần,
PHLN bị bít tắc.


+ Áp dụng hệ thống thang điểm Lund-Mackey dùng để tính điểm và phân
độ VMXMT [9]:


Hình ảnh tổn thương ghi nhận trên CT Scan theo LUND – MACKEY [17]
cho điểm từ 0 đến 2 điểm như sau:


Hình ảnh tổn thương ghi nhận trên CT Scan Điểm
Tổn thương các


xoang mỗi bên


Bình thường 0


Mờ bán phần 1


Mờ toàn phần 2


Tổn thương phức
hợp lỗ ngách


Không tắc nghẽn 0


Bít tắc 2



Xoang Bên trái Bên phải


Trán 0-2 0-2


Sàng trước 0-2 0-2


Sàng sau 0-2 0-2


Hàm 0-2 0-2


Bướm 0-2 0-2


PHLN 0 hoặc 2 0 hoặc 2


Phân độ VMXMT theo Lund-Mackey [9]:


Độ Điểm CLVT mũi xoang


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

16


II 5-9


III 10-14


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

17


CHƯƠNG 2



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


2.1.1. Mẫu nghiên cứu


Gồm 58 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được khám và chẩn đoán viêm mũi
xoang mạn tính và đang điều trị nội trú tại khoa mũi xoang - bệnh viện Tai
Mũi Họng trung ương.


2.1.2. Thời gian nghiên cứu


Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu


Khoa mũi xoang – Bệnh viên Tai Mũi Họng trung ương
2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn


+ Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên


+ Tất cả các BN đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng, nội soi mũi xoang,
chụp CLVT mũi xoang và được chẩn đoán VMXMT theo tiêu chuẩn của
EPOS 2012:


 Thời gian: các triệu chứng kéo dài > 12 tuần.


 Có ít nhất 2 triệu chứng cơ năng, trong đó phải có 1 triệu chứng
chính là chảy mũi hoặc ngạt tắc mũi, có thể kèm theo đau nhức sọ
mặt hoặc giảm, mất ngửi.


 Nội soi mũi họng


 CLVT mũi xoang: có thể có hình ảnh PHLN bị bít tắc và/hoặc mờ


các xoang.


+ Được điều trị nội trú tại khoa mũi xoang - bệnh viên Tai Mũi Họng
trung ương.


+ Được nhóm nghiên cứu theo dõi và đánh giá trực tiếp.
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

18


 Rối loạn nhận thức.


 Tiền sử bệnh vùng đầu mặt cổ và tồn thân có thể ảnh hưởng đến đánh
giá kết quả (tắc hẹp lỗ mũi bẩm sinh hay mắc phải, chấn thương, …).


 Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:


 Nghiên cứu tiến cứu, mô tả từng trường hợp
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu:


 Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo ước lượng 1 tỉ lệ, nhưng do thời gian nghiên
cứu ngắn nên chọn mẫu thuận tiện.


 Chọn mẫu: Lấy toàn bộ bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán
viêm mũi xoang mạn tính điều trị tại khoa mũi xoang – bệnh viên Tai Mũi
Họng trung ương trong thời gian nghiên cứu.


2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu



 Các thông tin chung: Do nghiên cứu viên phỏng vấn bệnh nhân theo
mẫu bệnh án thống nhất.


 Khám lâm sàng: Do bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng thực hiện.


 Nọi soi Tai Mũi Họng: Được thực hiện tại phòng nội soi bệnh viện Tai
Mũi Họng trung ương – Do bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng thực hiện.


 Phim chụp CLVT mũi xoang từ 2-64 lát cắt với 2 tư thế coronal và
axial, thực hiện tại khoa chẩn đốn hình ảnh bệnh viện Tai Mũi Họng trung
ương.


2.2.4. Tiêu chí nghiên cứu


2.2.4.1. Nội dung và chỉ số cho mục tiêu 1


Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn
 Đặc điểm chung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

19


+ Tuổi: chia theo các nhóm tuổi: từ 18-30 tuổi, từ 31-45 tuổi, từ 41-60 tuổi
và trên 60 tuổi.


+ Tiền sử:


- Tiền sử mũi xoang


- Thời gian mắc bệnh (là thời gian bệnh nhân bắt đầu có các biểu hiện


triệu chứng mũi xoang đến thời điểm khám bệnh): dưới 12 tháng, từ 1- đủ 3
năm, từ trên 3 – đủ 5 năm, trên 5 năm.


- Tiền sử các bệnh lý liên quan: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, hội
chứng trào ngược dạ dày – thực quản, hút thuốc lá,…


+ Lý do vào viện: Chảy mũi, ngạt tắc mũi, đau nhức sọ mặt, rối loạn ngửi
và ho, hắt hơi.


 Đặc điểm lâm sàng:
+ Triệu chứng cơ năng:


 Ngạt mũi: Tính chất, thời gian, mức độ


Đánh giá mức độ ngạt mũi bằng gương Glatzel. Đặt gương sát cửa mũi
trước, bệnh nhân tự thở đều và đánh giá độ ngạt bằng vết mờ trước gương:


- Vết mờ đến vòng số 3 là khơng ngạt
- Vết mờ đến vịng số 2 là ngạt nhẹ
- Vết mờ đến vòng số 1 là ngạt vừa
- Vết mờ trong vòng số 1 là ngạt nặng.
 Chảy mũi: tính chất dịch, vị trí, thời gian,…
 Đau đầu: vị trí, thời gian, mức độ


Có 3 mức độ đau đầu:


- Đau nhẹ: Không ảnh hưởng đến sinh hoạt


- Đau vừa: Ảnh hưởng đến sinh hoạt nhưng dùng thuốc giảm đau thơng
thường có đáp ứng tốt



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

20


 Rối loạn ngửi: mức độ, thời gian
 Ho, hắt hơi: mức độ, thời gian


+ Triệu chứng toàn thân: tri giác, nhiệt độ, da, niêm mạc,…


+ Triệu chứng thực thể: sưng nề, ấn các điểm đau (điểm hố nanh, điểm
Ewing, điểm Grunwald


2.2.4.2. Nội dung và chỉ số cho mục tiêu 2


Mô tả hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT của viêm mũi xoang mạn
tính ở người lớn


 Hình ảnh nội soi


 Tình trạng hốc mũi : dị hình vách ngăn, polyp, dịch ở sàn mũi, niêm
mạc phù nề…


 Tình trạng khe giữa : niêm mạc phù nề, ứ đọng dịch mủ, có mủ,…
 Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới: q phát hoặc thối hóa, khe trên có
dịch


 Bệnh lý các cơ quan lân cận phát hiện qua nội soi : Viêm amidan, viêm
họng mạn tính, viêm tai giữa, viêm thanh quản,…


 Hình ảnh CLVT:



 Đặc điểm tổn thương của các xoang
 Tình trạng phức hợp lỗ ngách


 Phân độ VMXMT dựa theo thang điểm Lund-Mackey [12]:


 Các đặc điểm khác phát hiện trên phim CT: Vẹo vách ngăn, có polyp
2.2.4. Thời điểm đánh giá


 Ngay khi vào viện đến trước khi bệnh nhân phẫu thuật.
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu


 Bệnh án nghiên cứu


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

21


 Gương Glatzel
 Bộ nội soi


+ Sử dụng bộ nội soi mũi xoang của hãng Karl Storz
+ Nguồn sáng lạnh Halogen 150W


+ Dây dẫn sáng bằng sợi thủy tinh quang học


+ Ống nọi soi 0 độ, 30 độ, 70 độ GERMANY RICHARDS 2,7mm x
18cm


+ Camera Endovision và màn hình. Thiết bị chụp ảnh Karl Storz và
máy ảnh kỹ thuật số SONY


Hình 2. 5: Bộ nội soi Tai Mũi Họng


 Phim chụp CLVT mũi xoang.


2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU


 Các số liệu được xử lý theo các thuật toán thống kê y học.


 Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý số liệu bằng phần
mềm Stata 15.0


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

22


 Nghiên cứu được sự chấp thuận của bệnh viện Tai Mũi Họng Trung
Ương


 Tất cả các bệnh nhân đều đồng ý hoặc người nhà đồng ý cho phép
nghiên cứu. Bệnh nhân và người nhà được giải thích rõ ràng những lợi ích và
những biến chứng có thể xảy ra khi thăm khám nội soi. Kết quả được thông
báo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

23


CHƯƠNG 3



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG


3.1.1. Về giới và tuổi


Đặc điểm Số BN Tỷ lệ (%)



Giới Nam 31 53,4


Nữ 27 46,6


Nhóm tuổi


Từ 18-30 tuổi 10 17,2


Từ 31-45 tuổi 14 24,1


Từ 45-60 tuổi 18 31,0


Trên 60 tuổi 16 27,6


Bảng 3.1: Tỉ lệ giới (n=58)
Nhận xét:


 Tỷ lệ nam giới chiếm 31/58 (53,4%), nữ giới chiếm 27/58 (46,6%),
tỷ lệ nam: nữ là 1,1:1. Tỷ lệ nam lớn hơn nữ khơng có ý nghĩa thống kê với
p > 0,05.


 Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 47,17 ± 15,32 (thấp nhất 18 tuổi, cao
nhất 73 tuổi). Các bệnh nhân được chia làm 4 nhóm tuổi: Trong đó nhóm tuổi từ
46-60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 31,0% và ít gặp ở nhóm tuổi từ 18-30 tuổi với
17,2%.


3.1.2. Tiền sử


a. Tiền sử mũi xoang



Tiền sử bệnh mũi xoang Số BN Tỉ lệ (%)
BN chưa từng mắc các triệu chứng bệnh lý mũi xoang 0 0
BN từng có triệu chứng nhưng khơng điều trị 4 6,9
BN bị nhiều lần trong năm, tự điều trị 20 35,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

24


Bảng 3.2: Tiền sử bệnh mũi xoang (n=58)
Nhận xét:


 Tất cả các bệnh nhân đều có các triệu chứng của bệnh lý mũi xoang từ
trước, trong đó bệnh nhân đã từng vào viện vì bệnh lý mũi xoang là 34/58 BN
chiếm tỉ lệ cao nhất 58,6%


Biểu đồ 3.1: Thời gian mắc bệnh (n=58)
Nhận xét:


 Trong các nhóm nghiên cứu, thời gian mắc bệnh cao nhất ở nhóm trên 5
năm với 28/58 BN chiếm 48,3%; nhóm có thời gian mắc bệnh thấp nhất là dưới
12 tháng với 2/58 BN chiếm 3,4%.


b. Tiền sử các bệnh lý liên quan


Bảng 3.3:Tiền sử các bệnh lý liên quan (n=58)
Nhận xét:


Dưới 12
tháng


Từ 1 - đủ 3


năm


Từ 3 - đủ 5
năm


Trên 5 năm
0,00%


10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%


3,4%


29,3% <sub>19,0%</sub>


48,3%


Tiền sử Số BN Tỉ lệ (%)


Viêm mũi dị ứng 12 20,7


Hen phế quản 9 15,5


Trào ngược dạ dày thực quản 6 10,3


Hút thuốc lá 19 32,8



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

25


 Tỉ lệ bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính có hút thuốc lá chiếm 32,8%,
và chủ yếu là ở nam giới; số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng là 12/58 chiếm 20,7%;
tỉ lệ bệnh nhân bị hen phế quản là 15,5%.


c. Tiền sử bệnh lý toàn thân


Biểu đồ 3.2: Tiền sử mắc các bệnh lý toàn thân
Nhận xét:


 Tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân kèm theo là 36,8%, các bệnh lý
toàn thân thường gặp trong nghiên cứu là: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,
viêm gan, viêm khớp dạng thấp,… bệnh nhân mắc bệnh thường ở độ tuổi cao.
3.1.3. Lý do vào viện


Bảng 3.4: Lý do vào viện (n=58)
Nhận xét:


 Lý do khiến các bệnh nhân vào viện nhiều nhất là ngạt tắc mũi và chảy
mũi, trong đó có 51/58 bệnh nhân vào viện vì ngạt tắc mũi chiếm tỉ lệ 87,9% và có
42/58 bệnh nhân vì chảy mũi chiếm 72,4%.


63,2%


36,8%


Mắc bệnh lý toàn thân Khỏe mạnh


Lý do vào viện Số BN Tỉ lệ (%)



Chảy mũi 42 72,4


Ngạt tắc mũi 51 87,9


Đau nhức sọ mặt 9 15,5


Ngửi kém, mất ngửi 6 10,3


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

26


 Các lý do khác khiến bệnh nhân vào viện là đau nhức sọ mặt 15,5%; ngửi
kém, mất ngửi 10,3% và ho, hắt hơi 3,4%.


3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
3.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng


Bảng 3.5: Phân bố triệu chứng cơ năng (n=58)
Nhận xét:


 Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng chảy mũi và ngạt tắc mũi.
Triệu chứng ít gặp nhất là đau đầu, có 40/58 bệnh nhân bị đau đầu, chiếm
69,0%. Có 41/58 bệnh nhân có triệu chứng ho, hắt hơi chiếm 70,7% và có
47/58 bệnh nhân xuất hiện giảm, mất ngửi chiếm 81,0%.


3.2.2. Triệu chứng chảy mũi


Triệu chứng cơ năng Số BN Tỉ lệ (%)


Chảy mũi 58 100



Ngạt, tắc mũi 58 100


Đau nhức sọ mặt 40 69,0


Giảm, mất ngửi 47 81,0


Ho, hắt hơi 41 70,7


Triệu chứng chảy mũi Số BN Tỉ lệ (%)


Vị trí


Chảy mũi trước 9 15,5


Chảy mũi sau 14 21,1


Chảy mũi trước và sau 35 60,3


Màu sắc


Dịch nhầy không màu 31 53,5


Dịch đục 6 10,3


Dịch vàng xanh 21 36,2


Tính chất Mủ đặc 18 31,0


Dịch nhày 40 69,0



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

27


Bảng 3.6: Đặc điểm triệu chứng chảy mũi (n=58)
Nhận xét:


 Vị trí chảy mũi nhiều nhất là chảy cả mũi trước và sau, có 35/58 bệnh
nhân chiếm 60,3%; Màu sắc dịch mũi thường gặp là dịch nhầy khơng màu, có
31 bệnh nhân chiếm 53,5%, dịch đục có tỉ lệ ít nhất 10,3% với 6 bệnh nhân.


 Tính chất dịch chủ yếu là dịch nhày, có 40 bệnh nhân chiếm 69,0%. Có
39 bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi liên tục chiếm 67,2% và 19 bệnh nhân
chảy mũi từng lúc chiếm 32,8%.


3.2.3. Triệu chứng ngạt tắc mũi


Đặc điểm triệu chứng ngạt mũi Số BN Tỉ lệ (%)


Mức độ


Nhẹ 6 10,3


Trung bình 27 46,6


Nặng 25 43,1


Vị trí 1 bên 18 31,0


2 bên 40 69,0



Thời gian Liên tục 36 62,0


Từng lúc 22 38,0


Bảng 3.7: Đặc điểm triệu chứng ngạt mũi (n=58)
Nhận xét:


 Nhóm bệnh nhân bị ngạt tắc mũi mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao
nhất 46,6% với 27/58 bệnh nhân; Có 6/58 bệnh nhân bị ngạt tắc mũi với mức
độ nhẹ, chiếm 10,3%.


 Có 18/58 bệnh nhân có triệu chứng ngạt tắc mũi một bên chiếm 31% và
tỉ lệ bệnh nhân bị ngạt tắc mũi cả 2 bên có số lượng đơng hơn là 40/58 chiếm
69%. Có 36/58 bệnh nhân bị ngạt tắc mũi liên tục chiếm 62%.


3.2.4. Triệu chứng đau nhức sọ mặt


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

28


Có 40/58 bệnh nhân có triệu chứng đau nhức sọ mặt chiếm 69,0% (Bảng
3.5). Bảng và biểu đồ dưới đây chỉ xét trên 40 bệnh nhân này (n=40)


Biểu đồ 3. 3: Vị trí đau nhức sọ mặt(n=40)


 Những vị trí đau nhức sọ mặt thường gặp là ở trước mặt với 30 bệnh
nhân, chiếm 75,0%; vị trí ở trán có 23 bệnh nhân, chiếm 57,5%. Một số vị trí
đau nhức sọ mặt ít gặp hơn: ở góc mũi mắt chiếm 40%, và ở đỉnh chẩm chiếm
27,5%


Mức độ



Tính chất


Nhẹ Trung bình Nặng


N


%
SL Tỷ lệ


% SL


Tỷ lệ


% SL


Tỷ lệ
%


Từng lúc 17 42,5 11 27,5 0 - 28 70,0


Liên tục 0 - 4 10,0 8 20,0 12 30,0


N 17 42,5 15 37,5 8 20,0 40 100


Bảng 3.8: Đặc điểm đau nhức sọ mặt (n=40)
Nhận xét:


 Tính chất đau đầu từng lúc gặp ở nhiều bệnh nhân hơn với 28/40 bệnh
nhân bị đau nhức sọ mặt chiếm 70% và đau đầu với tính chất liên tục có 12/40


bệnh nhân chiếm 30%


0 10 20 30 40 50 60 70 80


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

29


 Mức độ đau đầu nhẹ có 17/40 bệnh nhân chiếm 42,5%, mức độ trung
bình có 15/40 bệnh nhân chiếm 37,5% và mức độ đau đầu nặng gặp ít hơn với
8/40 bệnh nhân chiếm 20%


3.2.5. Triệu chứng ngửi kém, mất ngửi


 Có 47/58 bệnh nhân có triệu chứng giảm hoặc mất ngửi (Bảng 3.5), vì
vậy đặc điểm của triệu chứng sẽ thống kê trên 47 bệnh nhân này (n=47)


Mức độ
Tính chất


Giảm ngửi Mất ngửi hoàn toàn


N %


SL Tỷ lệ


% SL Tỷ lệ %


Từng lúc 32 68,1 0 - 32 68,1


Liên tục 10 21,3 5 10,6 17 31,9



N 42 89,4 5 10,6 47 100


Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng giảm, mất ngửi (n=47)
Nhận xét:


 Triệu chứng mất ngửi hoàn tồn có, liên tục có 5/47 bệnh nhân chiểm
10,6%; triệu chứng giảm ngửi thường gặp hơn có 42/47 bệnh nhân chiếm
89,4%.


3.2.6. Triệu chứng ho, hắt hơi


 Có 41/58 bệnh nhân có triệu chứng ho, hắt hơi (Bảng 3.5), vì vậy đặc
điểm của triệu chứng sẽ thống kê trên 41 bệnh nhân này (n=41)


Mức độ
Tính chất


Vừa phải Dai dẳng kéo dài


N %


SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %


Khơng có đờm 20 48,8 0 - 20 48,8


Có đờm 16 39,0 5 12,2 21 51,2


N 36 87,8 5 12,2 41 100


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

30



Nhận xét:


 Có 5/41 bệnh nhân có triệu chứng ho, hắt hơi dai dẳng kéo dài chiếm
12,2% và có 36/41 bệnh nhân bị ho, hắt hơi khơng liên tục chiếm 87,8%.
3.2.7. Triệu chứng tồn thân


Biểu đồ 3. 4: Đặc điểm triệu chứng toàn thân (n=58)
Nhận xét:


 Tất cả các bệnh nhân đều có tri giác tỉnh, tiếp xúc tốt (100%), khơng có
bệnh nhân nào có tình trạng lơ mơ, giảm tri giác. Hầu hết bệnh nhân đều có
da niêm mạc hồng với 56/58 bệnh nhân chiếm 96,6% và có 2/58 bệnh nhân có
da nhợt, niêm mạc kém hồng chiếm 3,4%.


 Có 42/58 bệnh nhân có nhiệt độ bình thường chiếm 72,4%; Có 16/58
bệnh nhân có biểu hiện sốt (thường sốt nhẹ, nhiệt độ dưới 38,5oC) chiếm
27,6%. Bệnh nhân bị viêm mũi xoang thường cảm thấy mệt mỏi, có 40/58
bệnh nhân chiếm 69,0%.


3.2.8. Triệu chứng sưng nề ở mặt


100 <sub>96,6</sub>


72,4


93,1 100


31
0%



10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%


Tri giác Da, niêm mạc Nhiệt độ Suy nhược Sờ thấy hạch Mệt mỏi


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

31


Biểu đồ 3. 5: Đặc điểm triệu chứng sưng nề (n=58)
Nhận xét:


 Có 44/58 bệnh nhân khơng có triệu chứng sưng nề chiếm 76%; trong
các bệnh nhân có triệu chứng sưng nề, thì sưng nề vùng má 2 bên thường gặp
hơn có 12/58 bệnh nhân chiếm 21%; và có 2/58 bệnh nhân có triệu chứng
sưng nề nửa mặt chiếm 3%.


3.2.9. Ấn các điểm đau


Biểu đồ 3. 6: Dấu hiệu đau khi ấn các điểm đặc biệt (n=58)
Nhận xét:


76%


3%


21%


Không sưng nề Sưng nề nửa mặt Sưng vùng má 2 bên


29,3


48,3 62,1


70,7


51,7 37,9


0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%


Điểm hố nanh Điểm Ewing Điểm Gruwald


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

32



 Thường gặp bệnh nhân có đau khi ấn điểm hố nanh với 41/58 bệnh
nhân chiếm 70,7%; có 22 bệnh nhân bị đau khi ấn điểm Gruwald (bờ trong
trên hố mắt) chiếm 37,9%; và có 30/58 bệnh nhân bị đau khi ấn điểm Ewing
(bờ trong trên cung mày) chiếm 37,9%.


3.3. HÌNH ẢNH NỘI SOI


3.3.1. Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng


Tình trạng chung hốc mũi Số BN (N) Tỷ lệ(%)


Phù nề niêm mạc 56 96,6


Dịch ở sàn mũi 53 91,3


Dị hình vách ngăn 9 15,5


Polyp 23 39,7


Bảng 3.11: Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng (n=58)
Nhận xét:


 Có 53/58 bệnh nhân có dịch ở sàn mũi chiếm 91,3%; tình trạng niêm
mạc hốc mũi phù nề có 56/58 bệnh nhân chiếm 96,6%. Trường hợp dị hình
vách ngăn nhìn thấy trên nội soi có 9/58 bệnh nhân chiếm 15,5%; và có 23/58
bệnh nhân có polyp qua sát thấy trên nội soi chiếm 39,7%.


3.3.2. Hình ảnh nội soi khe giữa


Tình trạng Số BN Tỉ lệ (%)



Niêm mạc khe giữa nề 55 94,8


Khe giữa ứ đọng
dịch mủ (54/58 BN)


Mủ nhầy 11 13,8


Đặc trắng 11 19,0


Đặc vàng 29 50,0


Đặc xanh 3 5,2


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

33


 Có 55/58 bệnh nhân có hình ảnh niêm mạc khe giữa bị nề trên nội soi
chiếm 94,8%; Khe giữa ứ đọng dịch mủ có 54/48 bệnh nhân chiếm 93,1%,
trong đó, màu sắc mủ đặc vàng thường gặp với 29/58 bệnh nhân nghiên cứu
chiếm 50,0%.


3.3.3. Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới


Tình trạng Số BN Tỉ lệ (%)


Cuốn giữa Quá phát 45 77,6


Thối hóa 10 17,2


Cuốn dưới Q phát 14 21,1



Thối hóa 6 10,3


Bảng 3.13: Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới (n=58)
Nhận xét:


 Có 45/58 bệnh nhân có cuốn giữa quá phát chiếm 77,6%, cuốn giữa
thối hóa có 10/58 bệnh nhân chiếm 17,2%. Có 14/58 bệnh nhân có cuốn
dưới quá phát chiếm 21,1%, cuốn dưới thối hóa có 6/58 bệnh nhân chiếm
10,3%.


3.3.4. Bệnh lý các cơ quan lân cận


Bệnh lý cơ quan kế cận Số BN (N) Tỷ lệ (%)


Viêm VA 2 3,4


Viêm Amydan tái diễn 10 17,2


Viêm họng mạn tính 37 63,8


Viêm tai giữa 2 3,4


Viêm thanh quản 10 17,2


Viêm phế quản 3 5,2


Bệnh răng miệng 11 19,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

34



 Bệnh lý cơ quan lân cận hay gặp nhất là viêm họng mạn tính có 37/58
bệnh nhân chiếm 63,8%; các bệnh lý ít gặp như viêm VA và viêm tai giữa có
2/58 bệnh nhân chiếm 3,4%.


3.4. HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CT


3.4.1. Phân bố tổn thương các xoang trên phim CT


Biểu đồ 3. 7: Phân bố tổn thương các xoang trên phim CT (n=58)
Nhận xét:


 Trên phim chụp CT, tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều có tổn thương
xoang hàm (100%), xoang sàng sau ít gặp tổn thương nhất có 21/58 bệnh
nhân chiếm 36,2%.


3.4.2. Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT


Tổn thương trên phim CT Số BN Tỉ lệ(%)
Xoang hàm (58/58 BN) Mờ bán phần 24 41,4


Mờ toàn phần 34 58,6
Xoang sàng trước (48/58 BN) Mờ bán phần 45 77,6


Mờ toàn phần 3 5,2


Xoang trán (39/58 BN) Mờ bán phần 28 48,3
Mờ toàn phần 11 19,0


Xoang



hàm sàng trướcXoang


Xoang trán Xoang


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

35


Xoang sàng sau (21/58 BN) Mờ bán phần 18 31,0


Mờ toàn phần 3 5,2


Xoag bướm (24/58 BN) Mờ bán phần 21 36,2


Mờ toàn phần 3 5,2


Bảng 3.15: Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT (n=58)
Nhận xét:


 Trên phim CT, hình ảnh tổn thương các xoang là mờ toàn phần và mờ
bán phần, có thể ở 1 bên hoặc 2 bên. Xoang hàm thường có tổn thương mờ
tồn phần, các xoang còn lại tổn thương mờ bán phần gặp nhiều hơn.


3.4.3. Tổn thương phức hợp lỗ ngách


Đặc điểm trên CT Số BN Tỉ lệ (%)


Khơng bít tắc 10 17,2


Bít tắc 48 82,8



Bảng 3.16: Đặc điểm tổn thương PHLN trên phim CT (n=58)
Nhận xét:


 Phức hợp lỗ ngách có hình ảnh bị bít tắc có 48/58 bệnh nhân chiếm
82,2%, có thể có xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên.


3.4.4. Phân độ theo thang điểm Lund-Mackey


Biểu đồ 3. 8: Phân độ VMXMT theo thang điểm Lund-Mackey (n=58)
Nhận xét:


Độ I Độ II Độ III Độ IV


0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%


3.5%


31.0%


50.0%


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

36


 Dựa vào thang điểm Lund-Mackey viêm mũi xoang mạn tính chia làm
4 độ, trong đó độ III thường gặp nhất với 29/58 bệnh nhân chiếm 50%, ít gặp


nhất là độ I với 2/58 bệnh nhân chiếm 3,5%


3.4.5. Các tổn thương khác trên CT


Tổn thương trên CT Số BN (N) Tỉ lệ (%)
Tình trạng vách ngăn Bình thường 33 56,9


Vẹo vách ngăn 25 43,1


Polyp Khơng có polyp 25 43,1


Có polyp 33 56,9


Bảng 3.17: Các tổn thương khác trên phim CT (n=58)
Nhận xét:


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

37


CHƯƠNG 4


BÀN LUẬN


4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG


4.1.1. Về giới và tuổi


 Trong số 58 bệnh nhân nghiên cứu, nam chiếm 31/58 (53,4%), nữ
chiếm 27/56 (46,6%), tỷ lệ nam : nữ là 1,1:1. Tuy nhiên chênh lệch không lớn
và cỡ mẫu nhỏ, điều này cho thấy khơng có sự khác biệt về giới trên bệnh
nhân viêm mũi xoang mạn tính với p>0,05. Kết quả này tương tự với nghiên
cứu của Trịnh Thị Hồng Loan [11], Đàm Thị Lan [10], Ling và Kountakis
[33]. Trong phần lớn các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng


như y văn trên thế giới đều không nêu lên sự khác nhau về giới.


 Về tuổi, tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 47,17 ± 15,32,
tuổi cao nhất là 73 tuổi, tuổi thấp nhất là 18 tuổi, có sự khác biệt với nghiên
cứu của Đàm Thị Lan (35,5 tuổi) [10]. Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
được chia theo 4 nhóm tuổi, trong đó, nhóm tuổi 45-60 chiếm tỷ lệ cao nhất
31,0%, Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Đàm Thị Lan cho thấy
lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là 31-45 tuổi [10] và nghiên cứu của Võ Thanh
Quang lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là 35-44 tuổi [16]. Theo chúng tôi những
khác biệt kể trên là do khác nhau về cỡ mẫu và những bệnh nhân được thu
thập tại bệnh viện nên không đại diện cho cộng đồng.


4.1.2. Tiền sử


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

38


đi khám muộn, khi triệu chứng mũi xoang đã nặng hơn, ảnh hưởng đến chức
năng nhiều.


 Bệnh nhân có tiền sử viêm mũi dị ứng và hút thuốc lá chiếm tỷ lệ là
20,7%, có 32,8%. Trường hợp kèm theo hen phế quản là 15,5%, theo
Annesi-Maesano và cộng sự đã tổng kết trong nghiên cứu cho thấy có 34% viêm mũi
xoang mạn tính có kèm theo hen [20], kết quả này cao hơn nghiên cứu của
chúng tôi, điều này có thể lý giải do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ.
Tiền sử khác như: Dị ứng thức ăn, trào ngược dạ dày thực quản chiếm tỷ lệ
thấp hơn lần lượt là 6,9% và 10,3%, điều này cho thấy sự liên quan giữa bệnh
viêm mũi xoang và các bệnh lý khác, nó cũng là nguyên nhân gây nên bệnh
viêm mũi xoang.


4.1.4. Lý do vào viện



 Chúng tơi nhận thấy lí do chính khiến bệnh nhân đi khám gồm có ngạt
tắc mũi (chiếm tỷ lệ 87,9%) và chảy nước mũi (72,4%). Đây là những khó
chịu gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động ở bệnh nhân
VMXMT. Các triệu chứng như đau nhức sọ mặt và mất ngửi thường là những
khó chịu có tính chất âm ỉ, tiến triển chậm và ảnh hưởng không thật sự rõ rệt
nên là lý do đi khám bệnh của một số ít bệnh nhân. Kết quả trên cũng phù hợp
với nghiên cứu của Đàm Thị Lan [10] và Võ Văn Khoa [8].


 Ngoài ra, các lý do khác là đau nhức sọ mặt, giảm ngửi và ho, hắt hơi
dai dẳng có tỉ lệ thấp lần lượt là 15,5%, 10,3%, 3,4%.


4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
4.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

39


nhân chảy mũi gặp ở 100%, kết quả này phù hợp so với nghiên cứu của Đàm
Thị Lan là 90% [10], Kaliner là 93% [29], cao hơn so với các nghiên cứu của
Ngô Văn Công 79% [1]. Theo chúng tôi, sự khác biệt kể trên là do đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân VMXMT đang điều trị nội trú
tại khoa mũi xoang - bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương và hầu hết bệnh
nhân có chỉ định phẫu thuật, vì thế các trường hợp này có biểu hiện nặng hơn
so với các bệnh nhân đến khám bệnh vì VMXMT thơng thường.


 Triệu chứng rối loạn ngửi có ở 81,0% bệnh nhân, cao hơn so với Đàm
Thị Lan (47%) [10]. Theo chúng tôi, bên cạnh các tổn thương như phù nề
niêm mạc, dịch viêm làm tổn thương niêm mạc khứu giác thì sự có mặt của
polyp mũi làm nặng thêm tình trạng tắc nghẽn, khiến khơng khí khơng lên
được vùng khứu giác. Triệu chứng đau nhức sọ mặt chiếm tỷ lệ 69,0% phù


hợp nghiên cứu của Đàm Thị Lan là 81% [10]. Điều này có thể giải thích do
mức độ chèn ép trên niêm mạc mũi, ứ đọng dịch mủ và thay đổi áp lực khác
nhau trong xoang dẫn đến bệnh nhân có triệu chứng trên. Ngoài ra, triệu
chứng ho, hắt hơi chiếm 70,7% cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc
của bệnh nhân.


4.2.2. Triệu chứng chảy mũi


 Chảy mũi là triệu chứng rất đặc trưng và gây nhiều khó chịu cho BN
VMXMT, về đặc điểm của chảy mũi được chia làm 4 nhóm nghiên cứu: Vị
trí, màu sắc, tính chất và thời gian. Trong nghiên cứu của chúng tơi có 58/58
bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

40


 Theo chúng tơi, tính chất chảy mũi là một triệu chứng quan trọng
khơng những có giá trị trong chẩn đoán bệnh mà cịn có giá trị trong việc
đánh giá mức độ viêm mũi xoang, trên những bệnh nhân có dịch nhầy đục
hoặc màu vàng xanh thì bao giờ các triệu chứng khác đi kèm theo cũng nhiều
hơn và nặng nề hơn.


4.2.3. Triệu chứng ngạt tắc mũi


 Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 100% bệnh nhân có triệu chứng
ngạt mũi, trong đó ngạt mũi 1 bên chiếm tỷ lệ 31,0%; 2 bên chiếm 69,0%. Kết
quả này tương tự so với Đàm Thị Lan cho thấy hầu hết bệnh nhân ngạt mũi 2
bên (85,3%). Chủ yếu ngạt liên tục 36/58 chiếm 62%, khác biệt so với Đàm
Thị Lan ngạt mũi từng lúc 58/61(95%) [10].


 Ngạt mũi được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, trung bình, nặng. Trong đó


ngạt mũi nhẹ có 6/58 BN chiếm 10,3%, ngạt mũi mũi mức độ trung bình có
27/58 BN chiếm 46,6% , ngạt mũi nặng có 25/58 BN chiếm 43,1%. Kết quả
này tương tự với nghiên cứu của Đặng Thanh [19].


 Ngạt tắc mũi tuy là một dấu hiệu chủ quan nhưng có thể xác định và
đánh giá được thông qua thăm khám, là triệu chứng hay gặp trong VMXMT
nên rất có giá trị trong chẩn đốn. Hơn nữa ngạt tắc mũi ở mũi gây nên vòng
xoắn bệnh lý và làm tăng, nặng lên các triệu chứng khác.


4.2.4. Triệu chứng đau nhức sọ mặt


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

41


 Vị trí đau nhức vùng sọ mặt hay gặp nhất là vùng trước mặt có 30/40
BN chiếm 70%, Vùng trán có 23/40 BN chiếm 57,5%, Theo Becker [21] đau
nhức vùng trán thể hiện tình trạng viêm của xoang trán, đau vùng trước mặt
tương ứng với vị trí xoang hàm. Các vị trí khác ít gặp hơn: Vùng góc mũi có
16/40 BN chiếm 40%, vùng đỉnh chẩm có 11/40 BN chiếm 27,5%. Kết quả
của chúng tôi khác với tác giả Võ Thanh Quang, vị trí đau hay gặp nhất là
vùng đỉnh-chẩm chiếm 71,21% [16]. Tuy nhiên đau nhức vùng sọ mặt là triệu
chứng chủ quan của người bệnh, khơng đặc hiệu và có thể gặp ở nhiều bệnh
khác nhau. Trong đau đầu vùng trán-đỉnh rất khó phân biệt được nguyên nhân
do viêm nhiễm, ứ đọng trong xoang hay do căng thẳng, lo âu, hay phản ứng
thần kinh khác.


4.2.5. Triệu chứng rối loạn ngửi


 Rối loạn ngửi là dấu hiệu rất khó đánh giá, phụ thuộc nhiều vào cảm
giác chủ quan của người bệnh. Trong VMXMT, rối loạn ngửi là do tình trạng
phù nề niêm mạc trong mũi gây nên ngạt tắc mũi, do đó làm giảm sự lưu


thơng khơng khí lên khe khứu, mặt khác quá trình viêm mũi xoang kéo dài
gây tổn thương tế bào thần kinh khứu giác ở khe khứu gây nên rối loạn ngửi.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của niêm mạc và mức độ ngạt tắc mũi mà
bệnh nhân có thể gặp giảm ngửi hay mất ngửi.


 Kết quả nghiên cứu của chúng tơi có 47/58 BN rối loạn ngửi chiếm
81,0%, trong đó giảm ngửi có 42/58 BN chiếm 72,4%. Mất ngửi có 5/58 BN
chiếm 8,6%. Nghiên cứu của chúng tơi có tỷ lệ cao hơn với nghiên cứu Võ
Thanh Quang là 30,95% [16], tương tự nghiên cứu của Đặng Thanh 66,9%


[19].


4.2.6. Triệu chứng ho, hắt hơi


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

42


Có 5/41 bệnh nhân có triệu chứng ho, hắt hơi dai dẳng kéo dài chiếm 12,2%
và có 36/41 bệnh nhân bị ho, hắt hơi không liên tục chiếm 87,8%. Triệu
chứng ho, hắt hơi có kèm đờm có 21 bệnh nhân chiếm 51,2% và có 20 bệnh
nhân ho, hắt hơi khơng có đờm chiếm 48,8%.


4.2.7. Triệu chứng toàn thân


 Tất cả các bệnh nhân đều có tri giác tỉnh, tiếp xúc tốt (100%), khơng có
bệnh nhân nào có tình trạng lơ mơ, giảm tri giác. Hầu hết bệnh nhân đều có
da niêm mạc hồng với 56/58 bệnh nhân chiếm 96,6% và có 2/58 bệnh nhân có
da nhợt, niêm mạc kém hồng chiếm 3,4%.


 Có 42/58 bệnh nhân có nhiệt độ bình thường chiếm 72,4%; Có 16/58
bệnh nhân có biểu hiện sốt (thường sốt nhẹ, nhiệt độ dưới 38,5oC) chiếm


27,6%. Biểu hiện triệu chứng suy nhược thường ở trên bệnh nhân lớn tuổi và
có tình trạng bệnh lý nền phối hợp, có 4/58 bệnh nhân suy nhược chiếm 6,9%;
bệnh nhân bị viêm mũi xoang thường cảm thấy mệt mỏi, có 40/58 bệnh nhân
chiếm 69,0%.


 Số liệu trên tương tự với nghiên cứu của nhiều tác giả về đặc điểm lâm
sàng của viêm mũi xoang như Võ Văn Khoa [10], Phạm Thanh Sơn [18]
4.2.8. Triệu chứng sưng nề ở mặt


 Có 14/58 bệnh nhân có triệu chứng sưng nề chiếm 24,0%, tỉ lệ này
tương tự của Đàm Thị Lan là 18,8% [10], của Bhattacharyya là 16,4% [22].


 Trong các bệnh nhân có triệu chứng sưng nề, thì sưng nề vùng má 2
bên thường gặp hơn có 12/58 bệnh nhân chiếm 21%; và có 2/58 bệnh nhân có
triệu chứng sưng nề nửa mặt chiếm 3%.


4.2.9. Ấn các điểm đau


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

43


bị đau khi ấn điểm Gruwald (bờ trong trên hố mắt) chiếm 37,9%; và có 30/58
bệnh nhân bị đau khi ấn điểm Ewing (bờ trong trên cung mày) chiếm 37,9%.
4.3. HÌNH ẢNH NỘI SOI


4.3.1 Tình trạng chung của hốc mũi, vịm họng


 Trên hình ảnh nội soi, có 53/58 bệnh nhân có dịch ở sản mũi chiếm
91,3%; tình trạng niêm mạc phù nề có 56/58 bệnh nhân chiếm 96,6%. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi tương tự với tác giả Võ Thanh Quang với 92,86%
[16], Phạm Thanh Sơn là 91,3% [18].



 Tình trạng dị hình vách ngăn nhìn thấy trên nội soi có 9/58 bệnh nhân
chiếm 15,5%; và có 23/58 bệnh nhân có polyp qua sát thấy trên nội soi chiếm
39,7%. Kết quả trên cho thấy những cản trở về cơ học là một trong những
nguyên nhân gây ra viêm mũi xoang. Nó cản trở con đường vận chuyển niêm
dịch gây ra tình trạng ứ đọng dịch mũi xoang và gây nên viêm mũi xoang.
4.3.2. Hình ảnh nội soi khe giữa


 Khe giữa ảnh hưởng rất lớn đến sự lưu thông của các xoang, khi niêm
mạc khe giữa bị phù nề và mủ đọng ở khe giữa làm cho khe giữa hẹp lại làm
cản trở q trình lưu thơng của các xoang và góp phần tạo ra vịng xoắn bênh
lý của viêm mũi xoang. Trong nghiên cứu có 55/58 bệnh nhân có hình ảnh
niêm mạc khe giữa bị nề trên nội soi chiếm 94,8%; Khe giữa ứ đọng dịch mủ
có 54/48 bệnh nhân chiếm 93,1%. Kết quả này của chúng tôi tương tự với
nghiên cứu của Phạm Thế Sơn là 94,4% [18].


 Đặc điểm của dịch mủ trong viêm mũi xoag mạn tính: mủ đặc vàng
thường gặp với 29/58 bệnh nhân nghiên cứu chiếm 50,0%. Màu sắc của dịch
mủ có ý nghĩa trong tiên lượng bệnh và giải thích các triệu chứng cơ năng
bệnh nhân gặp phải.


4.3.3. Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

44


niêm dịch, dẫn đến ứ đọng dịch trong xoang. Theo Võ Thanh Quang [17],
cuốn giữa thường q phát, có khi thối hóa thành polyp, khe giữa có mủ nếu
có viêm nhóm xoang trước; Cuốn dưới phì đại, khe trên có mủ nếu viêm
nhóm xoang sau.



 Trên hình ảnh nội soi cho thấy tình trạng cuốn giữa và dưới quá phát
thường gặp hơn thoái hóa, có 77,6% bệnh nhân có cuốn giữa quá phát và
21,1% có cuốn dưới quá phát. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu
của Đàm Thị Lan [10].


4.3.4. Bệnh lý các cơ quan lân cận


 Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 37/58 BN viêm họng mạn tính
chiếm tỷ lệ cao nhất 63,8% và viêm amidan tái diễn với 10/58 BN chiếm
17,2%. Trong VMXMT, dịch mủ chảy từ ngách mũi ra cửa mũi sau xuống
họng, gây nên tình trạng Viêm họng viêm amydan nếu trong trường hợp viêm
mũi xoang không được điều trị hiệu quả. Mặt khác Viêm họng-Amydan
không điều trị hiệu quả cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi
xoang do niêm mạc mũi họng có tính liên tục với nhau.


 Viêm VA trong số bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính nghiên cứu có
2/58 BN chiếm 3,4%. Những trường hợp này đều là VA tồn dư quá phát.
Viêm VA gây nên cản trở cơ học khiến dịch mũi xoang không lưu thông
được, gây nên tình trạng ứ đọng dịch, dẫn tới viêm mũi xoang.


 Viêm thanh quản và Viêm phế quản có 10/58 BN , 3/58 BN chiếm tỷ lệ
lần lượt là 17,2% và 5,2%. Tình trạng này do dịch mũi xoang chảy xuống
thành sau họng, xuống thanh quản gây nên tình trạng viêm thanh quản, nặng
hơn là tình trạng viêm phế quản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

45


 Viêm mũi xoang do nguyên nhân răng miệng cũng được đề cập tới
trong y văn cũng như nhiều tài liệu nguyên cứu, trong nghiên cứu của chúng
tơi có 11/58 BN bị bệnh về răng miệng trong nhóm bệnh nhân viêm mũi


xoang mạn tính, chiếm 19,0%. Tình trạng viêm mũi xoang do răng gây viêm
xoang hàm một bên, có thể có ở hai bên. Bệnh lý về răng miệng hay gặp là
sâu răng, viêm chân răng, viêm quanh cuống, viêm tủy răng…


4.4. HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CT
4.4.1. Tổn thương các xoang trên phim CT


 Nghiên cứu cho thấy trên phim chụp CT, tất cả các bệnh nhân nghiên
cứu đều có tổn thương xoang hàm (100%), xoang sàng sau ít gặp tổn thương
nhất có 21/58 bệnh nhân chiếm 36,2%


 Các xoang cịn lại có tổn thương trên CT: Xoang sàng trước có 48/58
BN chiếm 82,8%; xoang trán có 39 BN chiếm 67,3%; xoang bướm có 24 BN
chiếm 41,4%. Từ kết quả ghiên cứu ta thấy thứ tự các xoang bị viêm là xoang
hàm, xoang sàng trước, đến xoang trán, xoang bướm và xoang sàng sau. Kết
quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Ngô Vương Mỹ Nhân [14], Nguyễn
Đăng Huy [15] đưa ra thứ tự là xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán,
xoang sàng sau và xoang bướm là ít gặp nhất.


4.4.2. Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT


 Trên phim CT, hình ảnh tổn thương các xoang là mờ bán phần và mờ
tồn phần, có thể xuất hiện 1 bên hoặc cả 2 bên. Nghiên cứu cho thấy xoang
hàm có tổn thương mờ tồn phần chiếm 58,6% nhiều hơn mờ bán phần với
41,4%. Các xoang cịn lại có tổn thương thường gặp là mờ bán phần. Kết quả
này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Đăng Huy [6]


3.4.3. Tổn thương phức hợp lỗ ngách


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

46



48/58 bệnh nhân chiếm 82,8%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Đăng Huy [6].


4.4.8. Phân độ VMXMT theo thang điểm Lund-Mackey


 Dựa vào thang điểm Lund-Mackey, nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy
tổng điểm CLVT các xoang là 10,8±2,4, kết quả này thấp hơn so với của Ngô
Văn Công [34] nghiên cứu trên bệnh nhân polyp mũi xoang 2 bên là 18±4,71,
điều này không chứng tỏ sai lệch kết quả nghiên cứu, vì đối tượng nghiên cứu
của Ngơ Văn Cơng [1] có tổn thương cả 2 bên xoang.


 Phân độ viêm mũi xoang mạn tính dựa vào thang điểm Lund-Mackey
viêm mũi xoang mạn tính chia làm 4 độ, trong đó độ III thường gặp nhất với
29/58 bệnh nhân chiếm 50%, ít gặp nhất là độ I với 2/58 bệnh nhân chiếm
3,5%; độ II có 18 BN chiếm 31% và độ IV có 9 BN chiếm 15,5%. Dựa vào
kết quả nghiên cứu ta thấy thứ tự phân độ thường gặp trong viêm mũi xoang
mạn tính là độ III, độ II, độ IV và độ I. Kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi
cao hơn so với Nguyễn Đăng Huy nghiên cứu trên bệnh nhân VMXMT từ
10-16 tuổi cho thấy mức độ tổn thương các xoang hay gặp là độ I [14]. Sự
khác nhau này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân
VMXMT độ tuổi >18.


4.4.9. Các tổn thương khác trên CT


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

47


KẾT LUẬN



Qua nghiên cứu 58 bệnh nhân, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:


1. Về đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn


 Viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn gặp ở cả nam và nữ với tỉ lệ gần
tương đương nhau (tỉ lệ nam:nữ là 1,1:1). Độ tuổi trung bình các bệnh nhân
nghiên cứu là 47,17 ± 15,32, gặp nhiều ở nhóm tuổi từ 46-60 (31%).


 Thời gian mắc bệnh thường kéo dài trên 5 năm (48%). Tiền sử các
bệnh lý liên quan là: Viêm mũi dị ứng (20,7%), hen phế quản (15,5%), trào
ngược dạ dày thực quản (10,3%), dị ứng thức ăn (6,9%) và có thói quen hút
thuốc lá (32,8%).


 Lý do vào viện thường gặp nhất là chảy mũi (72,4%) và ngạt tắc mũi
(87,9%), các lý do khác là đau nhức sọ mặt, rối loạn ngửi và ho, hắt hơi ít gặp
hơn.


 Triệu chứng cơ năng quan trọng nhất là ngạt mũi (100%) và chảy mũi
chiếm tỷ lệ (100%). Ngoài ra, triệu chứng đau đầu, rối loạn ngửi, ho hắt hơi
lần lượt là 69%, 81% và 70,7%.


 Một số triệu chứng toàn thân trên bệnh nhân: sốt (27,6%), suy nhược
(6,9%), mệt mỏi (69,0%). Khám lâm sàng có 24% bệnh nhân có triệu chứng
sưng nề ở mặt; các điểm hố nanh, điểm Ewing và điểm Grunwald ấn đau trên
một số bệnh nhân.


2. Hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT của viêm mũi xoang mạn tính ở
người lớn


a. Hình ảnh nội soi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

48



 Hình ảnh niêm mạc khe giữa nề chiếm 94,8%, ứ đọng dịch 93,1%;
87,9% bệnh nhân có mủ ở khe giữa với tính chất khác nhau trong đó thường
gặp là mủ đặc vàng với 50% bệnh nhân.


 Tình trạng cuốn mũi giữa quá phát chiếm 77,6% và thối hóa là 17.2%;
Cuốn dưới q phát chiếm 21,1% và thối hóa chiếm 10,3%.


 Các bệnh lý của cơ quan lân cận quan sát được trên nội soi là viêm
họng mạn thường gặp nhất chiếm 63,8%; viêm VA 3,4%, viêm amydan tái
diễn 17,2%, viêm tai giữa 3,4%, viêm thanh quản 17,2%, viêm phế quản
5,2%, bệnh răng miệng 19%.


b. Hình ảnh phim chụp CT


 Tổn thương các xoang trên phim CT theo thứ tự là: xoang hàm (100%),
xoang sàng trước (82,8%), xoang trán (67,3%), xoang bướm (41,1%) và
xoang sàng sau (36,2%).


 Phân độ VMXMT dựa theo thang điểm Lund-Mackey thường gặp nhất
là độ III (50%), tiếp theo là độ II (31,0%), độ IV (15,5%) và độ I (3,5%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

49


KIẾN NGHỊ



Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân ở các tuyến cơ sở hiểu biết
hơn về biểu hiện và triệu chứng của bệnh lý viêm mũi xoang, để có thể phát
hiện và điều trị sớm



Cần trang bị những dụng cụ, thiết bị cần thiết cho các bác sỹ khám
chuyên khoa Tai Mũi Họng để phục vụ cho việc khám, chẩn đoán, điều trị và
theo dõi sau điều trị cho bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

50


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


[1] Ngô Văn Công, Nguyễn Đình Bảng, Huỳnh Khắc Cường (2009), Hiệu
quả ngăn ngừa tái phát polyp mũi xoang sau phẫu thuật nội soi bằng
steroid xịt liều cao. Chuyên đề Mắt-TMH, 13(1), 68-75.


[2] Võ Thị Ngọc Hân (2004), Khảo sát hình thái học xoang hàm, Luận văn
Thạc sỹ Y học, ĐH Y-Dược TP Hồ Chí Minh.


[3] Phạm Khánh Hịa (2012), Viêm mũi mạn tính, Tai Mũi Họng ( dùng cho
đào tạo Bác sĩ đa khoa), tái bản lần thứ hai, NXB Giáo Dục Việt Nam,
Hà Nội, 61-64.


[4] Đỗ Xuân Hợp (1995), Giải phẫu Đầu-Mặt-Cổ, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, 390-397.


[5] Phạm Kiên Hữu (2000), Phẫu thuật nội soi mũi xoang qua 213 trường
hợp mổ tại bệnh viện nhân dân Gia Định, Luận án tiến sỹ Y học, ĐHY
Dược TP Hồ Chí Minh.


[6] Nguyễn Đăng Huy, Lâm Huyền Trân (2012), Các cấu trúc bất thường
giải phẫu vùng mũi xoang trên hình ảnh nội soi, CTs ở bệnh nhân viêm
mũi xoang mạn từ 10 đến 16 tuổi, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh,


16(1), 149-155.


[7] Nguyễn Văn Huy (2006), Mũi và thần kinh khứu giác, Giải phẫu người,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 172.


[8] Võ Văn Khoa (2000), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học
trong viêm xoang mạn tính”. Luận án tiến sỹ y học, Đại Học Y Hà Nội.
[9] Nguyễn Hữu Khơi, Phạm Kiên Hữu, Nguyễn Hồng Nam (2005), Phẫu


thuật nội soi mũi xoang kèm Atlas minh họa, Nhà xuất bản đại học quốc
gia TP Hồ Chí Minh, 24.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

51


đánh giá kết quả điều trị viêm mũi xoang mạn tính người lớn khơng có
polyp mũi theo EPOS 2012, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học y
Hà Nội.


[11] Trịnh Thị Hồng Loan (2003), “Viêm mũi xoang mạn tính và hiện tượng
kháng kháng sinh hiện nay”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa,
Trường Đại học Y Hà Nội p. 53.


[12] Lê Văn Lợi (1998), Phẫu thuật nội soi mũi xoang, Phẫu thuật thông
thường Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 145-146.


[13] Netter F.H (2010), Vùng mũi, Atlas giải phẫu người, tái bản lần thứ 4,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 37-48.


[14] Ngô Vương Mỹ Nhân, Bùi Văn Te, Bùi Thị Xuân Nga và cộng sự
(2013), Sự tương quan giữa nội soi mũi xoang và CTscan trong viêm mũi


xoang mạn. Kỉ yếu Hội Nghị Khoa học Bệnh viện An Giang, Khoa TMH,
tháng 10-2013, Bệnh viện An Giang, 129-137.


[15] Nguyễn Tấn Phong (1998), "Phẫu thuật nội soi chức năng mũi - xoang".
nhà xuất bản y học, Hà nội.


[16] Võ Thanh Quang (2004), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa
xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi - xoang”, Luận án
Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.


[17] Võ Thanh Quang (2012), "Giáo trình Tai Mũi Họng", nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


[18] Phạm Thanh Sơn (2006), “ Nghiên cứu bệnh lý viêm xoang hàm mạn
tính đối chiếu nội soi và chụp cắt lớp vi tính ”. Luận văn thạc sỹ y học,
Đại Học Y Hà Nội.


[19] Đặng Thanh, Nguyễn Lưu Trình (2012), Đề xuất phương pháp phân độ
viêm mũi xoang mạn tính qua triệu chứng cơ năng, Tạp chí Y Học Việt
Nam, 389(1), 23-29.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

52


[20] Annesi-Maesano I. (1999), Epidemiological evidence of the occurrence
of rhinitis and sinusitis in asthmatics. Allergy, 54(57), 7-13.


[21] Becker W., N.H., Pfaltz C. (1989), Hals- Nasen- Ohren Heilkunde
Thieme, Stuttgart 1989.


[22] Bhattacharyya N. (2003), The economic burden and symptom


manifestatitons of chronic rhinosinusitis. Am J Rhinol, 17, 27-32.


[23] DelGaudio J. (2005), Direct nasopharyngeal reflux of gastric acid is a
contributing factor in refractory chronic rhinosinusitis. Laryngoscope,
115, 946-957.


[24] Dinis P., Subtil J. (2006), Helicobacter pylori and laryngopharyngeal
reflux in chronic rhinosinusitis. Otolaryngo Head Neck, 134, 67-72.
[25] Fokkens W., Lund V., Mullol J., et al (2012), European position paper


on rhinosinusitis and nasal polyps 2012. Rhinology 2012, 50(23), 5-216.
[26] Gudis D., Zhao K., Cohen A. (2012), Acquired cilia dysfunction in


chronic rhinosinusitis, American Journal of Rhinol Allergy, 26, 1-6.
[27] Hopkins C., Browne P., Lund V., et al (2007), The Lund-Mackay staging


system for chronic rhinosinusitis: How is it used and what does it predict
?, Otolaryngol Head Neck Surg,137, 555-561.


[28] Houtmeyers E., Gosselink R., Gayan-Ramirez G., et al. (1999),
Regulation of mucociliary clearance in health and disease. Eur Respir J
1999, 13, 1177-88.


[29] Kaliner, Michael A. (2007), Chronic Rhinosinusitis Partterns of Illness.
Chronic Rhinosinusitis: Pathogenesis and Medical Management, 1-16.
[30] Kennedy D., Suh D. (2011), Treatment Options for Chronic


Rhinosinusitis. Proceedings of the American Thoracic Society, 8(1),
132-140.



</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

53


endoscopic sinus surgery for nasal polyp ”. Health technology
Assessment, vol .7, no.17, pp:1-9.


[32] Klein G.L (1998), Ciprofloxacin versus cefuroxime axetil in the
treatment of adult patients with acute bacterial sinusitis. Journal of
Otolaryngology, 27 p. 10-16


[33] Ling and Kountakis (2007), I.S.o.C.R., Laryngoscope 117 ,June 2007 :
1090- 1093.


[34] Lockhart A., Bayle J. (1998), Mucus et transport d'électrolytes et de l'eau
par epithélium dé voies aériennes. Mucus et maladies respiratoires,
Excerpta Medica, 93-100.


[35] Lund J., Kennedy W. (1997), Staging for rhinosinusitis, Otolaryngol
Head Neck Surg, 117, 35-40.


[36] Lusk R., McAlister B., Fouley A. (1996), Anatomic variation in pediatric
chronic sinusitis: a CT study. Otolaryngol Clin North Am, 29(1), 75-91.
[37] Parsons D. S (1996), Chronic Sinusitis. Otolaryngologic Clinic of North


America, 29: p. 1-8


[38] Potter, G.D. (1981), Sinus anatomy and pathology. Bull N Y Acad Med,
57(7): p. 591-4.


[39] Row Cannon C (1994), Endoscopic management of conchabullosa. Head
and Neck surgery - Otolaryngology, JB. Lippincott company,


Philadelphia, USA, 110 p. 75 - 91.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

54


BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


I. Hành chính


1. Họ và tên:...
2. Tuổi:... 3. Giới: Nam o Nữ o
4. Nghề nghiệp:... 5. Dân tộc:………….
6. Địa chỉ:...
7. Điện thoại:...
8. Ngày vào viện:...
9. Chẩn đoán:...
II. Tiền sử


1. Bản thân:


 Tiền sử bệnh lý viêm mũi xoang


o Đã từng vào viện vì các triệu chứng của viêm mũi xoang
o Đã từng tự điều trị các triệu chứng của viêm mũi xoang
o Đã từng có các triệu chứng nhưng khơng điều trị gì
o Bị nhiều lần trong 1 năm


o Chưa từng bị các triệu chứng về mũi xoang


 Thời gian mắc bệnh (Thời gian bắt đầu có các triệu chứng mũi xoang
đến thời điểm khám bệnh)



o Dưới 12 tháng
o Từ 1-3 năm
o Từ 3-5 năm
o Trên 5 năm
 Bệnh lý khác:


o Viêm mũi dị ứng
o Hen phế quản


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

55


o Hút thuốc lá


o Bệnh lý liên quan khác (Ghi rõ:……….
………
2. Gia đình: ……….
………
III. Bệnh sử


1. Lý do vào viện:
o Chảy mũi
o Ngạt tắc mũi


o Ngửi kém, mất ngửi
o Ho có đờm kéo dài
o Đau nhức sọ mặt


2. Hỏi bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân:
 Biểu hiện cụ thể của triệu chứng chính



o Chảy mũi:
- Vị trí


i. Chảy mũi trước ii. Chảy mũi sau iii. Chảy mũi trước và sau
- Màu sắc


i. Màu vàng ii. Màu xanh
- Thời gian


i. Liên tục ii. Từng lúc
- Tính chất:


i. Mủ đặc ii. Nhày
o Ngạt mũi:


- Vị trí


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

56


i. Liên tục ii. Từng lúc
- Mức độ


i. nhẹ ii. Vừa iii. Nặng


o Đau đầu:
- Vị trí


i. Trán ii. Thái dương iii. Đỉnh chẩm
- Tính chất



i. Liên tục ii. Từng lúc
- Mức độ


i: Đau nhẹ: Không ảnh hưởng đến sinh hoạt


ii: Đau vừa: Ảnh hưởng đến sinh hoạt, dùng thuốc đáp ứng tốt
iii: Đau nặng: Đau dữ dội, dùng thuốc giảm đau ít có kết quả


o Ho:


i. Ho mức độ vừa phải ii. Ho dai dẳng kéo dài
o Mất ngửi:


- Tính chất


i. Liên tục ii. Từng lúc
- Mức độ


i. Vừa phải ii. Mất ngửi hoàn toàn
IV. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng


 Triệu chứng toàn thân


o Tri giác: i. Tỉnh ii. Lơ mơ
o Da niêm mạc: i. Hồng ii. Nhạt
o Suy nhược


o Mệt mỏi
o Sốt



 Triệu chứng thực thể
o Sưng nề:


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

57


i. Điểm hố nanh


ii. Điểm Ewing (đầu trong cung mày)
iii. Điểm Gruwald (Bờ trong trên hố mắt)
iv: Đau ở các vị trí khác


 Hình ảnh nội soi khe giữa
o Bị phù nề


o Có bờ Kauffman
o Ứ đọng dịch
o Mủ:


i. Mủ nhày ii. Đặc trắng ii. Đặc xanh iii. Đặc vàng
 Tình trạng chung của hốc mũi, vòm họng


o Cuốn giữa quá phát, khe giữa có mủ (Viêm nhóm xoang trước)
o Cuốn đi phì đại, khe trên có mủ (Viêm nhóm xoang sau)
o Niêm mạc phù nề


o Vẹo vách ngăn
o Polyp


 Bệnh lý cơ quan lân cận
o Viêm amidan



o Viêm V.A
o Viêm mũi họng
o Viêm phế quản quản
o Viên tai giữa


 Hình ảnh C-T


o Các xoag bị tổn thương nhìn thấy trên C-T


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

58


v. Xoang bướm + Mờ bán phần + Mờ toàn phần
o Tổn thương phức hợp lỗ ngách


i. Khơng tắc nghẽn ii. Tắc nghẽn tồn phần
o Hình ảnh xoang tổn thương trên C-T


i. Mờ đều cản quang ii. Không đều
o Trình trạng hốc mũi


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

59


DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU



STT Mã bệnh nhận Tên bệnh nhân Tuổi Giới


1 19120063794 Mai Phúc N 26 Nam


2 19110060700 Dương Thị N 57 Nữ



3 19120066580 Vũ Thị Đ 45 Nữ


4 19120065921 Trần Huy T 42 Nam


5 19090065697 Bùi Đình Q 56 Nam


6 19110068963 Nguyễn Thị N 55 Nữ


7 19120048990 Bạch Hải Đ 34 Nam


8 19110066634 Trần Quang H 18 Nam


9 19110062727 Nguyễn Thị B 48 Nữ


10 19110062816 Nguyễn Tài K 67 Nam


11 19100071118 Lò Văn Đ 18 Nam


12 19090057280 Nguyễn Hoàng Đ 73 Nam


13 19110065164 Hoàng Thị T 43 Nữ


14 19110069621 Nguyễn Duy T 67 Nam


15 19110061285 Nguyễn Văn Ư 23 Nam


16 19100069412 Nguyễn Huy D 62 Nam


17 19110062296 Dương Tất T 67 Nam



18 19110052642 Nguyễn Thị T 57 Nữ


19 19110063629 Nguyễn Văn A 68 Nam


20 19110054539 Đặng Văn H 61 Nam


21 19110056276 Nguyễn Văn T 31 Nam


22 19110050237 Phạm Thị T 43 Nữ


23 19110048990 Phạm Huy H 35 Nam


24 19080066240 Nguyễn Mai H 19 Nữ


25 19120052268 Lưu Đức S 57 Nam


26 19120052293 Nguyễn Thị T 68 Nữ


27 19110066099 Dương Thị H 61 Nữ


28 19120049205 Trần Phương T 31 Nữ


29 19120052190 Nguyễn Văn L 43 Nam


30 19090054135 Hà Văn T 35 Nam


31 19090065827 Nguyễn Thị Thu H 46 Nữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

60



33 19100070542 Lương Thị H 64 Nữ


34 19110070526 Đào Văn T 38 Nam


35 19110053029 Đặng Thị H 54 Nữ


36 19080053125 Tạ Văn S 25 Nam


37 19090060673 Nguyễn Thị T 45 Nữ


38 19090063854 Đỗ Thị T 62 Nữ


39 19090063911 Nguyễn Văn H 43 Nam


40 19090060854 Nguyễn Thị Thanh H 24 Nữ


41 19120052728 Nguyễn Văn K 56 Nam


42 19090059798 Nguyễn Tiến S 35 Nam


43 19090050501 Hà Thị H 43 Nữ


44 19100050421 Trần Thị T 24 Nữ


45 19080051986 Phạm Thị C 55 Nữ


46 19100052408 Lê Thị L 56 Nữ


47 19100051791 Bùi Xuân K 19 Nam



48 19110051516 Dương Văn T 42 Nam


49 19100067608 Nguyễn Quang H 72 Nam


50 19100067544 Đặng Anh T 46 Nam


51 19110067237 Đỗ Tuấn T 67 Nam


52 19110063920 Nguyễn Huy H 45 Nam


53 19100055239 Bùi Thị Thanh T 61 Nữ


54 19120063858 Trần Phương H 60 Nữ


55 19090050528 Nguyễn Quỳnh T 55 Nữ


56 20010050299 Trần Thảo V 43 Nữ


57 20010050827 Nguyễn Thị H 45 Nữ


</div>

<!--links-->

×