BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG
TRỊNH XN QUANG
TÌNH TRẠNG STRESS CỦA ĐIỀU DƯỠNG CÁC KHOA LÂM
SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
Hà Nội- 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG
TRỊNH XN QUANG
TÌNH TRẠNG STRESS CỦA ĐIỀU DƯỠNG CÁC KHOA LÂM
SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TẠ VĂN TRẦM
Hà Nội- 2018
I
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, Em đã nhận được
nhiều sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, của
quý thầy cô, của các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Em chân thành cảm ơn: Hội đồng đạo đức, Hội đồng khoa học; Ban Giám Hiệu
nhà trường, Phòng đào tạo sau đại học, quý Thầy Cô các Bộ môn trường Đại học Y tế
Công cộng; Ban Giám Đốc, đội ngũ cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang; các anh chị bạn bè cùng lớp thạc sĩ Y tế Cơng cộng khóa 20 Tiền Giang đã tận
tình chia sẽ kinh nghiệm, cung cấp tài liệu tạo điểu kiện thuận lợi, đóng góp những ý
kiến quý báu cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS TS BS Tạ Văn Trầm và
Cô Ths Trần Thị Thu Thủy đã hướng dẫn khoa học, luôn tận tâm bồi dưỡng kiến thức,
phương pháp nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ học viên hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù rất cố gắng trong q trình thực hiện, song luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, học viên kính mong nhận được những lời chỉ dẫn ân cần của các thầy
cô, ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Tiền Giang, tháng 8 năm 2018
Trịnh Xuân Quang
II
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. I
MỤC LỤC................................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... VI
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………….5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu về stress và điều dưỡng ................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về stress ............................................................................................ 4
1.1.2. Các khái niệm về Điều dưỡng…...………………………………………………7
1.1.3 Các mức độ của stress ......................................................................................... 5
1.1.4.Các biểu hiện của stress ...................................................................................... 6
1.1.5.Ảnh hưởng của stress .......................................................................................... 7
1.1.6. Nguyên nhân của stress...................................................................................... 7
1.2.Thực trạng stress của điều dưỡng trên Thế giới và Việt Nam ....................... 8
1.2.1.Thực trạng stress của điều dưỡng trên Thế giới ................................................... 8
1.2.2. Thực trạng stress tại Việt Nam ......................................................................... 11
1.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng ......................................... 13
1.3. 1.Yếu tố cá nhân ................................................................................................. 13
1.3.2.Yếu tố gia đình ................................................................................................. 13
1.3.3.Yếu tố cơng việc ............................................................................................... 14
1.3.4.Yếu tố mơi trường văn hóa, xã hội .................................................................... 16
1.4.Giới thiệu về bộ công cụ DASS 21 của Lovibond ......................................... 17
III
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 20
1.6. Khung lý thuyết ............................................................................................ 21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................23
2.4. Cỡ mẫu .......................................................................................................... 23
2.4.1. Cỡ mẫu cho cấu phần định lượng ..................................................................... 23
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính .................................................................... 24
2.5. Cơng cụ và phương pháp thu thập số liệu ................................................... 24
2.5.1.Công cụ thu thập số liệu.................................................................................... 24
2.5.2.Cách thức thu thập số liệu ............................................................................... 257
2.5.3. Điều tra viên .................................................................................................... 25
2.5.4. Quy trình giám sát………………………………………………………….......28
2.6.Quản lý và phân tích số liệu .......................................................................... 26
2.6.1.Quản lý số liệu .................................................................................................. 26
2.6.2.Phân tích số liệu................................................................................................ 26
2.7. Biến số trong nghiên cứu .............................................................................. 27
2.8. Các tiêu chí đánh giá điều dưỡng bị stress ................................................... 27
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 28
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................30
3.1. Đặc điểm cá nhân và gia đình của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) ........... 302
3.2. Tỷ lệ điều dưỡng bị stress tại các khoa lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa
Trung tâm Tiền Giang năm 2018........................................................................ 40
IV
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng lâm sàng tại
bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang ......................................................... 40
Chương 4 BÀN LUẬN..............................................................................................61
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................61
4.2. Tình trạng stress của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng tại bệnh viện Đa
khoa Trung tâm Tiền Giang, năm 2018.............................................................. 62
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng ở các khoa
lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang .................................... 64
4.3.1. Mối liên quan giữa tình trạng stress với yếu tố về đặc điểm cá nhân ................ 64
4.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng stress với yếu tố về gia đình ............................... 66
4.3.3. Mối liên quan giữa tình trạng stress với yếu tố xã hội ...................................... 67
4.3.4. Mối liên quan giữa tình trạng stress với áp lực công việc ................................. 68
4.3.5. Mối liên quan giữa tình trạng stress với mơi trường làm việc ........................... 70
4.3.6. Mối liên quan giữa tình trạng stress với các mối quan hệ nơi làm việc ............. 73
4.3.7. Mối liên quan giữa tình trạng stress với tổ chức cơng việc và mức độ động viên
khuyến khích ............................................................................................................. 79
4.4. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................ 76
KẾT LUẬN ...........................................................................................................78
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………….83
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..84
Phụ lục 1 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.........................................................................88
Phụ lục 2 PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ......................................89
Phụ lục 3 PHIẾU ĐIỀU TRA ..................................................................................90
Phụ lục 4 NỘI DUNG HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM ................................97
V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐK
Bệnh viện Đa khoa
BHYT
Bảo hiểm y tế
CSNB
Chăm sóc người bệnh
CS I
Chăm sóc cấp I
CS II
Chăm sóc cấp II
CS III
Chăm sóc cấp III
DASS
Thang đánh giá trầm cảm, lo âu, stress (Depression,
Anxiety and Stress Scale)
ĐVKK
Động viên khuyến khích
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
ĐTV
Điều tra viên
ILO
Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour
Organization)
NB
Người bệnh
NNNB
Người nhà người bệnh
NIOSH
Viện Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ
(National Institute for Occupational Safety and Health)
NVYT
Nhân viên y tế
SAS
Thang đánh giá lo âu Zung (Self-Rating Anxiety Scale)
SKTT
Sức khỏe tâm thần
SLNB
Số lượng người bệnh
TLN
Thảo luận nhóm
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
VI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các mức độ stress theo Dass 21 của Lovibond…………………………….....22
Bảng 2: Điểm về các mức độ stress theo Dass 21-stress của Lovibond ....................... 30
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 32
Bảng 3.2.Thông tin về yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu ................................. 33
Bảng 3.3.Thông tin về yếu tố xã hội của đối tượng nghiên cứu .................................... 34
Bảng 3.4: Đặc điểm về nội dung và áp lực công việc của ĐTNC ................................. 35
Bảng 3.5: Đặc điểm về môi trường làm việc của ĐTNC .............................................. 36
Bảng 3.6: Đặc điểm về mối quan hệ của ĐTNC .......................................................... 37
Bảng 3.7: Đặc điểm về ĐVKK và phát triển nghề nghiệp ............................................ 39
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ stress của điều dưỡng theo mức độ ................................................. 40
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và stress .................................. 40
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa yếu tố gia đình và tình trạng stress ................................ 44
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố xã hội và tình trạng stress.................................. 46
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nội dung và áp lực công việc với stress ....................... 47
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa môi trường làm việc với stress .................................... 50
Bảng 3.13: Mối quan hệ của ĐTNC tại nơi làm việc liên quan với stress ..................... 58
Bảng 3.14: Mối liên quan của tổ chức công việc và ĐVKK với stress ......................... 61
Bảng 3.15: Mối liên quan của tình trạng stress đối với các yếu tố bằng phân tích hồi qui
Logistic: ...................................................................................................................... 41
VII
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sức khỏe tâm thần ngày càng được quan
tâm, trong đó stress là vấn đề khá phổ biến và gây nên nhiều hậu quả nặng nề, Điều
dưỡng là nghề đặc thù, đặc biệt là điều dưỡng khối lâm sàng là những người có thời
gian tiếp xúc, chứng kiến những bệnh tật, đau đớn của bệnh nhân cũng như các yếu
tố nguy cơ liên quan đến công việc hàng ngày dễ dẫn đến stress.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018, với phương
pháp mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, theo trình tự định lượng trước
và định tính sau; thu thập thơng tin qua bộ câu hỏi tự điền với sự tham gia của 316 điều
dưỡng viên các khoa lâm sàng được tiến hành tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang với mục tiêu: Xác định tình trạng stress và các yếu tố có liên quan đến tình
trạng stress điều dưỡng viên lâm sàng.
Bộ câu hỏi tự điền sử dụng Thang đo DASS 21 để xác định tỷ lệ và mức độ stress.
Kết hợp thảo luận nhóm các Điều dưỡng có mức độ stress vừa, stress nặng và nhóm
nặng – rất nặng, các câu hỏi tập trung vào những yếu tố được xem là liên quan đến
tình trang stress của ĐDV. Độ tin cậy của bộ câu hỏi điều tra stress có hệ số tin cậy
(giá trị Cronbach’ Anpha) khá cao là 0,779. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi
Data 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0, sử dụng hồi quy logistic để loại bỏ yếu tố
nhiễu khi tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Các thơng tin định tính thu được, được gỡ
băng, tổng hợp và phân tích theo nhóm chủ đề liên quan nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ stress của điều dưỡng tại khoa lâm sàng của
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018 là 21,5%; trong đó các mức độ
nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 12,6%, 5,4%, 3,2% và 0,3%. Kết quả phân tích
hồi quy logistic đa biến xác định được một số yếu tố liên quan với stress của điều
dưỡng: ĐDV trực trên 5 ngày/tháng có khả năng stress cao gấp 2,18 lần (p= 0,045),
ĐDV làm việc trong mơi trường có nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm bị stress cao
gấp 4 lần (p= 0,022), ĐD phải chăm sóc hơn 20 bệnh nhân /ngày bị stress gấp 4,89
lần so với ĐD chăm sóc ít hơn 20 bệnh nhân/ ngày (p= 0,004); Với ĐDV thường
VIII
xuyên chứng kiến các phản ứng không tốt của người bệnh, người nhà bị stress cao
gấp 3,96 lần (p=0,009), trong khi đó, ĐDV phải chăm sóc con dưới 5 tuổi bị stress
cao gấp 4,52 lần (p=0,001), Ngoài ra, ĐDV là người đem lại nguồn thu nhập chính
trong gia đình bị stress cao 3,58 lần (p= 0,001).
Khuyến nghị: Bệnh viện cần tăng thêm ĐD để đủ nhân lực chăm sóc bệnh
nhân, cải thiện môi trường làm việc nhằm hạn chế tối đa các yếu tố lây nhiễm cho
ĐD, tăng cường các biện pháp bảo vệ ĐD trước những thái độ không tốt của bệnh
nhân và người nhà. Đồng thời bệnh viện cần tiến hành sàng lọc stress trong toàn
bệnh viện để phát hiện sớm và có hướng can thiệp kịp thời, có thêm các nghiên cứu
chuyên sâu để đánh giá nguy cơ thực sự dẫn đến stress các đối tượng khác trong
bệnh viện.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái hoàn
toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ giới hạn ở tình trạng
khơng bệnh, tật”, qua đó có thể thấy sức khỏe tinh thần là một trong những thành tố
quan trọng cấu thành sức khỏe cho mỗi cá nhân[34].
Theo TCYTTG, loài người đã trải qua “thời đại bệnh truyền nhiễm”, “thời đại
bệnh thể xác” và đang chuyển sang “thời đại bệnh tinh thần” trong thế kỷ XXI [18],
[37]. Stress liên quan đến nghề nghiệp là một trong những căn bệnh hàng đầu gây
tổn thương đến người lao động. Những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy hậu quả
xấu của tình trạng stress kéo dài liên tục làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm
thần, trong đó có stress, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người lao
động như tăng nguy cơ bị huyết áp cao, rối loạn vận mạch, bệnh tim mạch, rối loạn
giấc ngủ,… Stress không chỉ ảnh hưởng đến từng cá thể bao gồm chất lượng công
việc, giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng xung quanh.
Theo khảo sát của Viện Sức khỏe và An tồn nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH)
năm 2007, có 40% người được hỏi cho rằng, stress là nguyên nhân chính khiến người
lao động phải đi bệnh viện [37].
Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người
dân ngày càng nâng cao, địi hỏi ngành y tế phải nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ,
do vậy áp lực công việc ngày càng lớn [1]. Sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ
nhân viên y tế bao gồm cả ĐDV có thể bị stress cao. Những ảnh hưởng của stress liên
quan nghề nghiệp lại diễn biến trong thời gian kéo dài, nên việc đánh giá đầy đủ
những tác động của nó đối với sức khỏe của các nhân viên y tế (NVYT) là một việc
làm hết sức cần thiết.
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang là bệnh viện Đa khoa hạng I có
phân tuyến chun mơn cao nhất của ngành Y tế trong tỉnh Tiền Giang.Tổng số
giường kế hoạch là 780, thực kê là: 1.256 giường. Công suất sử dụng giường bệnh
128%. Tổng số nhân viên là: 855. Cơ cấu tổ chức gồm Ban Giám đốc, 8 phòng chức
2
năng, 20 khoa lâm sàng và 07 khoa cận lâm sàng. Số bệnh nhân điều trị nội trú
trung bình 1.300 – 1.400/ ngày; biên chế Điều dưỡng lâm sàng 358, Điều dưỡng
chăm sóc trung bình 10 – 15 bệnh nhân/ ngày.
Đi đôi với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao là gia tăng áp lực công
việc cho NVYT, trong đó phải kể đến đối tượng điều dưỡng. Đây là lực lượng lao
động chiếm phần lớn trong tổng số nhân viên bệnh viện, là những người trực tiếp có
mặt điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân, đây là nhóm nhân viên chịu nhiều áp lực hơn
về công việc (thời gian làm việc, trực đêm, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân...) so với
các nhân viên khác trong bệnh viện (trừ bác sĩ). ĐD là nghề đặc thù chịu nhiều áp lực
cả về thể chất lẫn tinh thần, hàng ngày họ phải tiếp xúc hàng loạt các tình huống có thể
gây căng thẳng như: khối lượng công việc nhiều, nguy cơ lây nhiễm, mơi trường làm
việc khơng an tồn…Tình trạng q tải bệnh nhân cùng với nhân lực điều dưỡng còn
thiếu, một số áp lực từ người bệnh như: nhu cầu chăm sóc ngày càng cao, thái độ
khơng tốt của bệnh nhân và người nhà, áp lực từ những qui định thủ tục hành chính
quá nhiều và chồng chéo, các khoản thanh tốn chi phí BHYT... ít nhiều gây stress
cho điều dưỡng.
Ngồi ra, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào về stress của nhân viên y tế
nói chung hay điều dưỡng nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
Do vậy, tơi tiến hành nghiên cứu “ Tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm
sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
năm 2018”. Từ kết quả thu được đề xuất một số giải pháp thiết thực, hiệu quả góp
phần giảm thiểu vấn đề stress cho nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa
Trung tâm Tiền Giang, năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm
sàng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, năm 2018.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về stress và điều dưỡng
1.1.1. Khái niệm về stress
Trong cuộc sống hiện đại, thuật ngữ stress xuất hiện ngày càng nhiều, bao
gồm các biểu hiện khó chịu hay những áp lực của đời sống cá nhân. Bác sĩ chuyên
khoa thần kinh nổi tiếng của Hoa Kỳ - Walter Cannon - là người đầu tiên đưa ra
khái niệm về stress vào năm 1915. Theo ông, stress là biểu hiện khó chịu hay những
áp lực của đời sống cá nhân [23].
Hiện nay, stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi, tuy nhiên mỗi tác giả
sử dụng so với thời kỳ đầu, các nghiên cứu về stress đã có nhiều phát triển đáng kể.
Dưới đây là một số định nghĩa về stress: “Stress xuất hiện khi cá nhân nhận thấy
rằng, họ khơng thể ứng phó được với những yêu cầu cuộc sống hằng ngày hoặc cơ
thể khỏe mạnh của họ không được đảm bảo” (R.S.Lazarus, 1966) [35]. “Stress là
kết quả của sự mất cân bằng giữa yêu cầu và nguồn lực” (R.S.Lazarus và
S.Folkman, 1984) [27]. Stress bao gồm 2 khía cạnh: Tình huống stress dùng để chỉ
tác nhân kích thích gây ra stress và đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái cơ thể con
người phản ứng với stress (Đỗ Mạnh Tôn, 2008) [18].
Stress do nghề nghiệp được Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về sức khỏe
và an toàn nghề nghiệp (NIOSH) định nghĩa là “những phản ứng về thể chất và cảm
xúc tiêu cực xảy ra khi có những địi hỏi của cơng việc nhưng chưa tương xứng với
năng lực hoặc nhu cầu của người làm việc”(NIOSH) [32].
Stress liên quan nghề nghiệp: là sự tương tác giữa các điều kiện lao động với
đặc trưng của người lao động khiến cho các chức năng bình thường về tâm lý hay
sinh lý hoặc cả hai bị thay đổi. Nói cách khác stress nghề nghiệp là những địi hỏi
lao động vượt q năng lực ứng phó của người lao động [9].
Như vậy có thể xem stress như sự đáp ứng của con người trước một nhu cầu
hoặc là sự tương tác trong mối quan hệ giữa con người với mơi trường xung quanh.
Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh
học và tập tính. Stress đặt con người vào q trình sắp xếp thích ứng với mơi trường
5
xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu đựng những tác động của
mơi trường. Nói theo cách khác, stress bình thường góp phần làm cho cơ thể thích
nghi. Nếu đáp ứng của cá nhân với stress khơng đầy đủ, khơng thích hợp và cơ thể
khơng tạo ra được một cân bằng mới thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối
loạn, dẫn đến những thay đổi về sinh lý, tâm lý, hành vi tạo ra những stress bệnh lý
cấp tính hoặc kéo dài [13].
1.1.2. Các khái niệm về điều dưỡng
Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ
sự hồi phục của họ. Người điều dưỡng có 4 vai trị: Người chăm sóc, người truyền
đạt thơng tin, người giáo viên, người tư vấn, người biện hộ cho người bệnh [14].
TCYTTG đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng, hộ sinh (gọi
chung là điều dưỡng) cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế
nên đã đưa ra nhiều nghị quyết về củng cố và tăng cường dịch vụ điều dưỡng tồn
cầu phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng có trình độ được coi là chiến lược quan
trọng để tăng cường sự tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ y tế, cũng như
đảm bảo công bằng trong ngành y tế [15].
Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp. Y học ngày càng phát triển đòi hỏi
phải nâng cao kiến thức và trình độ chuyên nghiệp của điều dưỡng. Việc đào tạo
điều dưỡng ở bậc đại học và sau đại học đã tạo ra sự thay đổi về mối quan hệ giữa
người thầy thuốc và người điều dưỡng, người điều dưỡng trở thành cộng sự của
người thầy thuốc, một thành viên của nhóm chăm sóc thay vì chỉ là người thực hiện
у lệnh. Bác sĩ và điều dưỡng là hai nghề có định hướng khác nhau: bác sĩ làm nhiệm
vụ chẩn đốn và điều trị. Điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho
người bệnh về thể chất và tinh thần [15].
1.1.3 Các mức độ của stress
Theo Đặng Phương Kiệt [9] stress có 3 mức độ, trong đó stress ở mức độ nhẹ
là mức độ làm cho chủ thể cảm nhận như một thách thức, có thể là một kích thích
làm tăng thành tích. Stress ở mức độ vừa là mức độ phá vỡ ứng xử, có thể dẫn đến
những hành động lặp đi lặp lại. Stress ở mức độ nặng là mức độ ngăn chặn ứng xử
và gây ra những phản ứng lệch lạc.
6
Nguyễn Thành Khải [8] lại chia stress thành 3 mức độ dựa trên sự cảm nhận
của chính chủ thể gồm mức độ rất căng thẳng khi chủ thể cảm nhận về mặt tâm lý là
rất căng thẳng, khó chịu. Mức độ căng thẳng khi chủ thể cảm nhận có sự căng thẳng
cảm xúc, nếu mức độ này kéo dài sẽ chuyển qua mức độ rất căng thẳng. Mức độ thứ
ba là ít căng thẳng khi chủ thể cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng
nhẹ. Tuy nhiên việc phân chia này mang tính tương đối, khơng có những tiêu chuẩn
cụ thể để có thể phân biệt được sự khác nhau rõ rệt giữa các mức độ.
Nguyễn Thị Hải [5] lại phân chia mức độ stress thành 3 mức độ: ít trầm trọng
khi stress chỉ biểu hiện ở một mặt, khơng kéo dài, chủ thể có thể tự khắc phục được;
mức độ thứ hai là trầm trọng biểu hiện ở hai hay một số mặt, lặp đi lặp lại trong thời
gian tương đối dài, phải khắc phục trong một thời gian nhất định; mức độ thứ ba là
rất trầm trọng biểu hiện ở nhiều mặt, diễn ra trong thời gian dài, phải khắc phục
trong thời gian rất dài.
1.1.4.Các biểu hiện của stress
Stress tiêu cực có thể phá vỡ cân bằng trong cuộc sống của con người làm
nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như: suy kiệt, lo âu, trầm cảm ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bản thân và xã hội [19].
Nhưng nếu nhìn nhận ở khía cạnh tích cực thì stress là phản ứng khơng thể
thiếu ở con người, là biểu hiện đáp ứng của cá nhân đối với những yếu tố tác nhân,
hay tình huống trong cuộc sống con người phải đối mặt. Stress tích cực giúp chúng
ta thích nghi, hịa hợp để cùng sống chung với stress, biến nó thành động lực giúp
con người phát triển [9].
Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất thường về thể chất, cảm xúc,
nhận thức và hành vi. Có thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu rối
loạn giấc ngủ cùng những biểu hiện khó chịu khác. Stress cịn đi kèm với cảm giác
bất an, giận dữ hoặc sợ hãi. Người bị stress thường có các biểu hiện thực thể (như
tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi, thở ngắn hơi, ra mồ hôi. Biểu hiện
về cảm xúc (như cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, buồn bã, chán nản, thờ ơ, khơng
thân thiện, sa sút tinh thần…); Có những hành vi như lạm dụng chất kích thích
(rượu, bia, thuốc lá...) dễ gây hấn, bất cần đời, xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày (ăn
7
uống, giấc ngủ), mất tập trung, hay quên, xa lánh mọi người, có vấn đề về tình dục..
.Nếu stress kéo dài sẽ tổn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy
yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn và
làm tăng nguy cơ tử vong [16].
1.1.5.Ảnh hưởng của stress
Một số ảnh hưởng sinh lý, đồng thời là những biểu hiện cụ thể của stress [9]:
Ảnh hưởng đến tim: rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh, mạnh), một số căng
thẳng về tinh thần hoặc tình cảm, gây ra quá trình thiếu máu cơ tim cục bộ.
Ảnh hưởng đến hệ bài tiết: đổ mồ hôi một cách khác thường (mồ hôi tay)
Ảnh hưởng đến cơ khớp: khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi; lưng, cổ, hàm
hay mặt dễ bị đơ hoặc đau nhức.
Ảnh hưởng đến da: da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn,
có khi cịn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm…
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: khó tiêu, đầy hơi, buồn nơn và chướng bụng, tiêu
chảy hoặc táo bón. Đồng thời tạo ra những thay đổi trong ăn uống (ăn không ngon
miệng, ăn quá nhiều hoặc ít hơn bình thường, khơng muốn ăn) dẫn đến cơ thể giảm
cân đột ngột.
Ảnh hưởng hệ sinh sản: Giảm nhu cầu tình dục, lãnh cảm, giao hợp đau, xuất
tinh sớm…Đối với nữ thì có sự rối loạn kinh nguyệt, đau hơn khi hành kinh.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ: làm rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ chập chờn,
hay
thức giấc, hay có ác mộng.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: gây ra các chứng nhức đầu (đau nửa đầu, chóng
mặt, hoa mắt và nhiều trường hợp gây ra chứng suy nhược thần kinh).
1.1.6. Nguyên nhân của stress
Giống như các chứng bệnh tâm thần khác, cho đến nay khoa học vẫn chưa
tìm ra được ngun nhân chính xác gây ra stress. Các nhà khoa học cho rằng stress
có tính chất tự diễn tiến trong thời gian dài hoặc xảy ra một cách đột ngột quá sức
chịu đựng của cá nhân. Nguyên nhân có thể xuất phát từ mơi trường bên ngồi,
cũng có thể xuất phát từ chính bên trong con người. Cùng một sự kiện tác động
8
nhưng mỗi người sẽ có những nhận định riêng về sự kiện đó mang tính đe dọa, có
hại hay thách thức và sẽ có các biểu hiện mức độ stress khác nhau. Sự khác biệt đó
là do ở mỗi người có q trình nhận thức diễn ra khơng như nhau. Như vậy nguyên
nhân xuất phát từ chính bản thân mỗi người là nguyên nhân quan trọng và có ảnh
hưởng rất lớn đến mức độ stress của mỗi cá nhân [41].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố liên quan gây ra stress như các yếu tố
thảm hoạ thiên nhiên (động đất, sóng thần, bão, lũ lụt...), các yếu tố xã hội nói
chung (chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, tắc đường...), các yếu tố cá nhân (tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, vị trí cơng tác...), các yếu tố về công việc (nội dung công
việc, môi trường làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, sự động viên khuyến
khích và phát triển trong nghề nghiệp..), các yếu tố gia đình (mất người thân, xung
đột với các thành viên trong gia đình, ly thân/ly hơn…) (Đặng Phương Kiệt, 2004)
[9], (E.B.Faragher, 2004) [23].
Như vậy các yếu tố gây ra stress, có thể được chia theo các cấp độ cá nhân,
gia đình, tổ chức đơn vị và môi trường (tự nhiên và xã hội).Việc phân chia các yếu
tố gây stress chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, một cá nhân bị stress có thể do
nhiều ngun nhân khác nhau cùng tích hợp lại. Ví dụ như một nhân viên Điều
dưỡng bị rơi vào tình trạng stress, ngun nhân có thể xuất phát từ việc cô ấy bị quá
tải trong công việc. Tuy nhiên, việc q tải trong cơng việc đã có thể không trở
thành nguyên nhân gây stress nếu cô ấy không phải lo lắng về đứa con đang bị ốm ở
nhà. Do đó, việc xác định chính xác ngun nhân gây nên tình trạng stress của cá
nhân khơng phải là việc đơn giản (Niosh, 2007) [33].
1.2.Thực trạng stress của điều dưỡng trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1.Thực trạng stress của điều dưỡng trên Thế giới
Một nghiên cứu tiền cứu được tiến hành tại Trường Đại học Y khoa Harran,
Sanliurfa, Thổ Nhĩ Kỳ của T.Ulas và các cộng sự (2013), đánh giá các thơng số oxy
hóa gây stress ở 70 điều dưỡng làm việc ca ngày từ 8 giờ - 16 giờ (8 giờ) và 70 điều
dưỡng làm việc ca đêm từ 16 giờ - 8 giờ (16 giờ) trong đơn vị hồi sức tích cực. Kết
quả phát hiện rằng, các thơng số stress tăng lên vào cuối ca trực [38] .
Hơn nữa, điều kiện làm việc căng thẳng có liên quan đến khả năng làm việc
9
giữa các NVYT, và có nhiều yếu tố quan trọng gây stress tại các phòng khám và
bệnh viện nơi mà nhân viên điều dưỡng thường làm việc [38] [28].
Nghiên cứu định tính của Mohsen Adib và cộng sự (2012), được tiến hành ở
Kashan, Iran. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn sâu cá nhân với 19 điều dưỡng
có ít nhất hai năm kinh nghiệm và khơng có tiền sử của bệnh tâm thần. Ba nội dung
được phỏng vấn sâu gồm: nhận thức của điều dưỡng về stress nghề nghiệp, sự quan
tâm đến nghề nghiệp và sự ưu tiên giữa sự nghiệp và cuộc sống gia đình. Kết quả
nêu lên rằng stress nghề nghiệp được định nghĩa là một điều kiện gây ra bởi các môi
trường làm việc mà trong đó điều dưỡng bị áp lực tác động tiêu cực đến chăm sóc
điều dưỡng và cũng phá vỡ gia đình, cuộc sống cá nhân của họ. Một số ý kiến cho
rằng cường độ stress có liên quan đến tuổi tác, kinh nghiệm làm việc, giờ làm việc
trong tuần, nơi làm việc và nhân cách của điều dưỡng [22].
Stress cũng phát sinh từ việc thiếu chuẩn bị, thay đổi đột ngột tại nơi làm việc.
Có ý kiến cho rằng: khi bạn đột nhiên chuyển sang một công việc mới, vấn đề này
có thể tạo ra stress, bởi vì các đồng nghiệp mà bạn làm việc cùng nhau được thay
đổi và hoàn cảnh của người bệnh cũng khác nhau [22].
Theo quan điểm của điều dưỡng, những phát hiện như sau: (1) Luân phiên
cơng việc giữa các điều dưỡng có thể có ảnh hưởng đến sự hài lịng cơng việc của
họ, (2) Ln chuyển cơng việc có thể có ảnh hưởng đến cam kết của tổ chức, (3)
Việc làm hài lịng có thể có một tác động tích cực cam kết tổ chức, (4) Vai trị căng
thẳng giữa các điều dưỡng có thể có một tác động tiêu cực về sự hài lịng cơng việc
của họ, và (5) Vai trị căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực tổ chức của
họ [40].
Mặt khác, stress lại xảy ra khi đang làm việc bởi những lo lắng về cơng việc
gia đình như một lời tâm sự của một điều dưỡng, chị ấy nói rằng: "Khi các con được
đưa đến nhà trẻ bệnh viện, tơi ln nghĩ về các con của mình. Tơi ln sợ có gì đã
xảy ra với nó khơng ? Bởi vì người quản lý trường mẫu giáo là một người già đã
khơng thể tự chăm sóc mình..." [22]. Điều này cho thấy rằng: cô ấy đang mất tập
trung trong cơng việc, thay vì suy nghĩ về người bệnh, cơ ấy quan tâm đến các con
của mình trong trung tâm giữ trẻ. Hậu quả có thể xảy ra, gần nhất là dễ sai sót
10
chuyên môn và xa hơn là giảm chất lượng công việc.
Tình trạng thiếu điều dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân chính của
stress nghề nghiệp, thiếu sự phối hợp, sự chậm trễ, khơng có các bác sĩ, sự tranh
chấp giữa các bác sĩ và điều dưỡng đều xảy ra stress. Stress cũng liên quan đến
quản lý điều dưỡng: thái độ khơng chính xác, lên án tất cả các tình huống, trừng
phạt không công bằng. Nghiên cứu của Adid Hajbaghery (2007) trên 151 điều
dưỡng tại Iran cũng nêu ra thiếu sự hỗ trợ và sự thân mật giữa các nhân viên điều
dưỡng cũng sẽ dẫn đến gia tăng stress nghề nghiệp. Căng thẳng cũng có liên quan
đến người bệnh như: số lượng người bệnh nặng và làm việc với các người bệnh có
nguy cơ cao hoặc stress chẳng hạn như: sự mất lòng tin của người bệnh và thân
nhân của họ, chịu đựng sự lạm dụng và xúc phạm, sự vơ ơn của một số người bệnh
và gia đình của họ [22], [30].
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trong năm 2010 tại thành phố Campo
Grande của Theme Filhavà cộng sự (2013), sử dụng thang đo DASS 21 để nghiên
cứu trên 134 nhân viên điều dưỡng (điều dưỡng, kỹ thuật viên và trợ lý điều dưỡng)
thông qua phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi gửi phong bì đến các đối tượng nghiên
cứu. Kết quả cho thấy: tình trạng stress cao trong số nam (32,5%), nhân viên trẻ tuổi
(dưới 35 tuổi) (43,4%) chiếm đa số [31].
Nghiên cứu của Sharifah Zainiyah (2011) sử dụng thang đo DASS 21 để đánh
giá tình trạng stress trên 110 điều dưỡng tại một bệnh viện Kuala Lumpur. Kết quả
thu được tỷ lệ stress là 23,6%, trong đó mức độ nhẹ là 13,6%, vừa là 5,5%, nặng là
0,9% và rất nặng là 3,6%. Hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu loại trừ tất cả các
đối tượng nữ đang mang thai và nam điều dưỡng.Trong khi phụ nữ đang mang thai
có thể là người khá nhạy cảm với stress, hay nam điều dưỡng trong một số nghiên
cứu lại bị stress nhiều hơn nữ điều dưỡng [36].
Nghiên cứu định tính của Oliveira và cộng sự (2013), làm việc trong phịng
cấp cứu là một cơng việc cực kỳ khó tính, xử lý các thủ tục phức tạp phải được thực
hiện trong cách đơn giản, đây là một tình huống gây stress nhiều nhất. Số lượng lớn
các trường hợp người bệnh cần điều trị ngoại trú, công việc tổ chức và môi trường
gây ra rất nhiều áp lực, quá tải về thể chất và cảm xúc trong các hoạt động hàng
11
ngày của họ. Trong phòng cấp cứu, điều dưỡng phải làm việc gấp đôi để vượt qua
những hạn chế; dẫn đến tình trạng sức khỏe dễ xấu đi và có nguy cơ tâm thần. Mối
quan hệ giữa các cá nhân, đối phó với cơn đau và cái chết; đối phó với điều kiện
làm việc không lành mạnh, cấu trúc quản lý cứng nhắc, thiếu trách nhiệm trong ra
quyết định; làm việc theo ca; làm việc dưới áp lực thời gian và quá tải. Cuối cùng,
thiếu nguồn lực điều dưỡng gây ra stress và những thay đổi đáng kể trong thực hiện
công việc của điều dưỡng [25].
Từ một số nghiên cứu trên thế giới ở trên cho thấy: các nghiên cứu đã phần
nào mơ tả được tình trạng stress trong nhân viên điều dưỡng. Một số nghiên cứu đã
đi sâu tìm hiểu các yếu tố liên quan và đưa ra được các cảnh báo hữu ích để cải
thiện tình hình. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan được chỉ ra còn ít nên khi phân tích
tìm mối liên quan cho kết quả chưa đầy đủ. Hầu hết các nghiên cứu là cắt ngang nên
các tác giả cũng chưa thể đưa ra bất cứ kết luận nào về nguyên nhân gây ra các vấn
đề SKTT trong số các nguy cơ được tìm thấy. Chúng tơi cũng chưa tìm thấy nghiên
cứu nào có sự kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa với việc sử
dụng các thang đo sàng lọc để đưa ra chẩn đoán xác định cho các vấn đề SKTT
được nghiên cứu.
1.2.2. Thực trạng stress tại Việt Nam
Mặc dù chưa có thống kê, báo cáo chính thức nào đề cập đến số lượng
NVYT bị các vấn đề về sức khỏe tinh thần trên cả nước nhưng đã có một số nghiên
cứu về tình trạng stress của nhân viên y tế trong đó có nhân viên điều dưỡng tại một
số đơn vị.
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) tại huyện
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đánh giá tình trạng stress và các yếu tố liên quan ở CBYT
hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Với bộ câu hỏi
soạn sẳn và phát vấn 149 đối tượng tham gia nghiên cứu là nhân viên y tế , kết quả cho
thấy khoảng 27% nhân viên y tế có stress ở mức thường xuyên [19].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy (2011) đánh giá trạng thái stress trên
đối tượng CBYT khối lâm sàng tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Có 120 CBYT
khối lâm sàng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội tham gia nghiên cứu. Tác giả sử dụng
12
thang đo DASS 21 xác định tình trạng stress của CBYT. Kết quả thu được có 36,9%
CBYT có biểu hiện stress, 41,5% biểu hiện lo âu và 15,3% có biểu hiện trầm cảm
[16]
Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết năm 2013 về tình trạng stress, lo âu trầm cảm
của CBYT khối lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, Bệnh viện Đa
khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan” nhằm mô tả tỷ lệ stress, lo
âu, trầm cảm và xác định một số yếu tố liên quan đến các tình trạng này. Trong nghiên
cứu này, tác giả dùng thang đo DASS 21 để phát vấn và thu thập số liệu nhằm xác định nhằm mô tả
tỷ lệ stress CBYT. Kết quả cho thấy tỷ lệ CBYT có biểu hiện stress tại Bệnh viện Đa
khoa Thành phố Vinh là 16,8% thấp hơn tại Bệnh viện Đa khoa 115 là 24,5%, trong
khi đó tỷ lệ stress của đối tượng nghiên cứu chung là 20,4% [16].
Nghiên cứu của Dương Thành Hiệp về “Tình trạng stress của điều dưỡng, hộ sinh ở
8 khoa lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2014 và một
số yếu tố liên quan” nhằm xác định tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh bị stress và một số yếu tố
liên quan cho tình trạng này. Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định
tính và định lượng được thực hiện với 246 điều dưỡng, hộ sinh.Thu thập số liệu
định lượng thông qua phát vấn bộ câu hỏi được xây dựng dựa vào bộ công cụ DASS
21 của Lovibond đã được chuẩn hoá tại Việt Nam. Kết quả cho thấy có 56,9% nhân
viên điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh
Bến Tre có nguy cơ bị stress [6]
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến
căng thẳng của điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, năm
2015”. Tác giả sử dụng bộ công cụ DASS 21 của Lovibond đã được chuẩn hoá tại
Việt Nam để thu thập số liệu với mục tiêu mơ tả tình trạng căng thẳng và xác định
các yếu tố có liên quan đến tình trạng căng thẳng điều dưỡng viên lâm sàng; Kết quả
nghiên cứu: 483 điều dưỡng viên lâm sàng có tỷ lệ bị căng thẳng tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bình Định là 18%. Trong số 87 trường hợp bị căng thẳng thì số ít các
trường hợp căng thẳng nặng (12,6%) và rất nặng (5,7%), đa số là bị căng thẳng nhẹ
(50,6%) và vừa (31,0%)[20].
Ngoài ra, năm 2015 tác giả Bạch Nguyên Ngọc nghiên cứu về “Stress nghề
13
nghiệp và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia
Lai”. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mơ tả cắt ngang, có phân tích, kết hợp phương
pháp nghiên cứu định lượng. Thơng tin được thu thập qua bộ câu hỏi tự điền với sự
tham gia của 250 điều dưỡng khối lâm sàng BVĐK tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu sử
dụng bộ công cụ chuẩn DASS 21 của Lovibond để xác định tỷ lệ stress. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng viên lâm sàng của BVĐK tỉnh Gia Lai khơng
có biểu hiện stress là 74,8% và có biểu hiện stress là 25,2%. Trong đó các mức độ
nhẹ, vừa, nặng lần lượt là (10,4%, 8,8%, 6%), khơng có mức độ rất nặng [10].
1.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng
1.3. 1.Yếu tố cá nhân
Nghiên cứu của Khalid S. Al-Gelban (2006) sử dụng thang đo DASS 42 để
đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên đối tượng là 304 bác sỹ ở vùng Aseer
Saudi Arabia. Tác giả cũng đã đưa vào tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng stress,
lo âu và trầm cảm với một số yếu tơ như: tuổi, giới tính, quốc tịch, tình trạng hơng
nhân, bằng cấp và số năm kinh nghiệm. Kết quả xác định được hai yếu tố liên quan
có ý nghĩa thống kê với trạng thái stress là giới tính và trình độ chun mơn, trong
đó nữ giới bị stress nhiều hơn nam giới [26].
Nghiên cứu của 3 tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh
(2008) tiến hành tại ba địa điểm là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh
viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Châu Thành - Hậu Giang
nhằm đánh giá tình trạng stress trên đối tượng là nhân viên điều dưỡng. Kết quả
nghiên cứu xác định được yếu tố thâm niên cơng tác liên quan có ý nghĩa thống kê đến
tình trạng stress [12].
Nghiên cứu của Mai Hịa Nhung thì nhóm điều dưỡng viên từ 30 tuổi trở
xuống có biểu hiện stress gấp 6,6 lần so với nhóm điều dưỡng viên từ 30 tuổi trở lên
(p=0,002). Nhóm điều dưỡng viên có thâm niên làm việc tại bệnh viện dưới 10 năm
có biểu hiện stress gấp 3,1 lần so với nhóm điều dưỡng có thâm niên làm việc tại
bệnh viện trên 10 năm (p=0,039) [11].
1.3.2.Yếu tố gia đình
Nghiên cứu của 3 tác giả Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) tại huyện
14
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đánh giá tình trạng stress và các yếu tố liên quan ở CBYT
hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Nghiên cứu đã
mở rộng đến các yếu tố cá nhân như: mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hàng xóm,
hay tham gia các hoạt động thể lực, tuy nhiên chưa tìm thấy mối quan hệ giữa tình
trạng stress và các yếu tố này [19].
Nghiên cứu của Trần Thị Thúy tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và nghiên
cứu của Đậu Thị Tuyết tại 2 bệnh viện ( Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh và
Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An) đã đưa một số yếu tố gia đình vào để tìm hiểu
mối liên quan với tình trạng stress như: số con, chăm sóc con nhỏ dưới 5 tuổi, chăm
sóc người thân già yếu, bệnh tật, thu nhập chính trong gia đình, nhà riêng ổn định,
mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên
quan nào có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng stress và các yếu tố này [16] .
Tác giả Dương Thành Hiệp nghiên cứu “Tình trạng stress của điều dưỡng, hộ
sinh ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2014 và
một số yếu tố liên quan” đã xác định được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
việc phải chăm sóc con nhỏ dưới 5 tuổi và stress. Các điều dưỡng, hộ sinh phải
chăm sóc con nhỏ có nguy cơ bị stress cao hơn 1,9 lần so với những người khơng có
hồn cảnh này (p=0,021) [6].
1.3.3.Yếu tố cơng việc
Nghiên cứu của Sharifah Zainiyah (2011) sử dụng thang đo DASS 21 để
đánh giá tình trạng stress trên 110 điều dưỡng tại một bệnh viện Kuala Lumpur.
Nghiên cứu cũng chỉ đưa ra một số ít yếu tố để tìm mối liên quan với trạng thái
stress như: tuổi, tình trạng hơn nhân, khoa phịng cơng tác, tình trạng tài chính và
thời gian làm việc. Kết quả là tác giả chỉ tìm thấy một yếu tố liên quan duy nhất với
stress có ý nghĩa thống kê là khoa phịng cơng tác của điều dưỡng [36].
Một số nghiên cứu đã kết luận rằng việc lập kế hoạch công việc không đầy
đủ và một lịch trình tổ chức làm việc kém có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra,
các nghiên cứu trước đây khi làm việc ca đêm cũng gây ra căng thẳng ảnh hưởng
đến sinh lý bệnh, hành vi lối sống và điều kiện làm việc của điều dưỡng [26] [23] .
Nghiên cứu của Michigan trên 105 điều dưỡng làm việc ca 12 giờ và 99 điều
15
dưỡng làm việc ca 8 giờ. Kết quả cũng đã khám phá rằng, vai trị của stress có liên
quan đến thời gian một ca làm việc của điều dưỡng. Ở những điều dưỡng làm việc
với ca 12 giờ thì mức độ stress cao hơn đáng kể so với điều dưỡng làm việc với ca 8
giờ. Một nghiên cứu khác của Balan cũng chứng minh rằng, điều dưỡng làm việc ca
12 giờ (n=96) sẽ có một số bất lợi nhiều hơn so với điều dưỡng làm việc ca 8 giờ
(n=30) như: mệt mỏi nhiều hơn, lo lắng, kiệt sức tình cảm [22].
Nghiên cứu của 3 tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh
(2008) tiến hành tại ba địa điểm là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh
viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Châu Thành - Hậu Giang
nhằm đánh giá tình trạng stress trên đối tượng là nhân viên điều dưỡng. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố có thể gây stress cho điều dưỡng bao gồm: làm việc
quá nhiều giờ (>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều
kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh,
dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người nhà, thu nhập chưa
thỏa đáng và công việc ít cơ hội thăng tiến[12].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy (2011) đánh giá trạng thái stress trên
đối tượng CBYT khối lâm sàng tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Tác giả sử dụng
thang đo DASS 21 nghiên cứu trên đối tượng CBYT. Kết quả phân tích hồi quy
logistic đa biến cho thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê làm tăng trạng
thái stress là: Số buổi trực trong/tháng; cảm nhận cơng việc ít hứng thú; thường
xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại; cảm nhận thấy mối quan hệ của họ với bệnh
nhân không tốt [16].
Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết năm 2013 về “tình trạng stress, lo âu trầm
cảm của CBYT khối lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, Bệnh viện
Đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan” nhằm mô tả tỷ lệ
stress, lo âu, trầm cảm và xác định một số yếu tố liên quan đến các tình trạng này.
Kết quả sau khi kiểm soát nhiễu đã xác định được 1 yếu tố liên quan đến tình trạng
stress ở Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh là mức độ hứng thú trong cơng việc; 2
yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An là nhiệt độ
nơi làm việc và nguy cơ lây nhiễm bệnh tật [21].