Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi và một số yếu tố liên quan tại khoa ung bướu, bệnh viện phổi trung ương năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.59 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

DỖN TRUNG ĐẠT

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
KHOA UNG BƯỚU, BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

DỖN TRUNG ĐẠT

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
UNG THƯ PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
KHOA UNG BƯỚU, BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐỖ MAI HOA



HÀ NỘI, 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình của q Thầy Cơ. Với lịng kính
trọng và biết ơn sâu sẳc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Y tế công cộng; Bệnh
viện Phổi Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đơ tơi trong q trình thực hiện
luận văn. Đặc biệt là PGS.TS. Đỗ Mai Hoa đã tận tâm giúp đõ, hướng dẫn cho tơi thực hiện
và hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc, toàn thể nhân viên của khoa Ung bướu - Bệnh viện Phổi
Trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quỷ Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp và rất
mong nhận được những đóng góp quỷ báu của Q Thầy Cơ để tơi hồn thành luận văn tốt
hơn.
Sau cùng xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên chia sẻ
về tinh thần, công sức, giúp đõ tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thành luận
văn.


ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
1.1. Ung thư phổi .................................................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................................... 4

1.1.2 Phân loại giai đoạn UTP .............................................................................................. 4
1.1.3 Một số yếu tố nguy cơ ................................................................................................ 5
1.1.3.1 Hút thuốc lá .............................................................................................................. 5
1.1.3.2. Yếu tố nguy cơ do nghề nghiệp ............................................................................... 5
1.1.3.3. Yếu tố di truyền ....................................................................................................... 5
1.1.4 Các phương pháp điều trị ............................................................................................ 5
1.1.4.1. Phẫu thuật ................................................................................................................ 6
1.1.4.2. Xạ trị ........................................................................................................................ 6
1.1.4.3. Hóa trị ...................................................................................................................... 6
1.1.4.4. Điều trị nhắm trúng đích.......................................................................................... 6
1.2 Tình hình mắc bệnh UTP trên thế giới và Việt Nam ..................................................... 6
1.2.1 Tình hình mắc bệnh UTP trên thế giới. ....................................................................... 6
1.2.2 Tình hình mắc bệnh UTP ở Việt Nam......................................................................... 7
1.3. Chất lượng cuộc sống .................................................................................................... 9
1.3.1. Khái niệm Chất lượng cuộc sống ............................................................................... 9
1.3.2. Phương pháp đánh giá CLCS ................................................................................... 11
1.4 Bộ công cụ đánh giá CLCS .......................................................................................... 11
1.4.1 Bộ công cụ đánh giá CLCS chung ............................................................................ 12
1.4.2 Bộ công cụ đo lường đặc hiệu ................................................................................... 13
1.5 Nghiên cứu về CLCS của người bệnh UTP ................................................................. 16
1.5.1 Nghiên cứu trên thế giới về CLCS của người bệnh UTP .......................................... 16
1.5.2 Nghiên cứu CLCS người bệnh UTP tại Việt Nam .................................................... 19
KHUNG LÝ THUYẾT .....................................................................................................22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................24
2.1 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................. 24


iii
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu: ................................................................................... 24
2.3 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................... 24

2.4 Cỡ mẫu , kỹ thuật chọn mẫu ......................................................................................... 24
2.5 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................................ 25
2.6 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................... 26
2.7 Các biến số nghiên cứu................................................................................................. 27
2.8 Cách tính điểm CLCS ................................................................................................... 28
2.9 Thu thập và Xử lý số liệu ............................................................................................ 30
2.10 Đạo đức nghiên cứu .................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ, BÀN LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ..........................32
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 32
3.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 32
3.1.2 Điểm CLCS đo lường bằng bộ công cụ QLQ-C30 ................................................... 37
3.1.3 Mối liên quan giữa các chỉ số sức khỏe của bộ câu hỏi QLQ-C30 và các yếu tố đặc
điểm cá nhân và lâm sàng ................................................................................................... 44
3.1.4 Điểm CLCS đo lường bằng bộ cơng cụ QLQ-C13 ................................................... 70
3.1.5 Mơ hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến CLCS sức khỏe tổng quát
của người bệnh UTP ........................................................................................................... 76
3.2 BÀN LUẬN ................................................................................................................. 77
3.3 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 79
3.4 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................93


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLCS

Chất lượng cuộc sống


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

KTBN

Không tế bào nhỏ

SD

Độ lệch chuẩn

UTP

Ung thư phổi

TBN

Tế bào nhỏ

TCYTTG


Tổ chức y tế thế giới


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình mới mắc/tử vong 10 bệnh ung thư phổ biến trên thế giới ..................7
Bảng 1.2. Tình hình một số thể ung thư/100.000 dân của nam giới tại một số tỉnh ở Việt
Nam.....................................................................................................................................10
Bảng 1.3. Tình hình một số thể ung thư/100.000 dân của nữ giới tại một số tỉnh ở Việt Nam
............................................................................................................................................10
Bảng 1.4. Cấu trúc bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 ............................................................14
Bảng 1.5. Cấu trúc bộ câu hỏi EORTC QLQ-LC13 ..........................................................15
Bảng 2.1. Tính điểm trung bình của các câu hỏi ở các vấn đề ...........................................29
Bảng 3.1: Đặc điểm cá nhân và lâm sàng của người bệnh trong nghiên cứu.....................32
Bảng 3.2: Đặc điểm về phương thức chi trả của người bệnh .............................................36
Bảng 3.3: Đặc điểm hỗ trợ từ CSYT và gia đình, xã hội ...................................................38
Bảng 3.4: Tỉ lệ lĩnh vực chức năng triệu chứng .................................................................41
Bảng 3.5: Tỉ lệ lĩnh vực sức khỏe thể chất và hoạt động ...................................................44
Bảng 3.6: Tỉ lệ lĩnh vực chức năng nhận thức, cảm xúc, xã hội, tài chính .......................45
Bảng 3.7: Điểm CLCS của người bệnh UTP theo các khía cạnh .......................................46
Bảng 3.8: Điểm CLCS sức khỏe tổng quát phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và lâm
sàng .....................................................................................................................................48
Bảng 3.9: Điểm CLCS chức năng thể chất phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và lâm
sàng .....................................................................................................................................50
Bảng 3.10: Điểm CLCS chức năng hoạt động phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và
lâm sàng ..............................................................................................................................52
Bảng 3.11: Điểm CLCS chức năng cảm xúc phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và lâm
sàng .....................................................................................................................................55
Bảng 3.12: Điểm CLCS chức năng nhận thức phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và
lâm sàng ..............................................................................................................................57

Bảng 3.13: Điểm CLCS chức năng xã hội phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và lâm
sàng .....................................................................................................................................59
Bảng 3.14: Điểm CLCS triệu chứng mệt mỏi phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và
lâm sàng ..............................................................................................................................61


vi
Bảng 3.15: Điểm CLCS triệu chứng đau phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và lâm
sàng .....................................................................................................................................64
Bảng 3.16: Điểm CLCS triệu chứng mất ngủ phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và
lâm sàng ..............................................................................................................................67
Bảng 3.17: Điểm CLCS triệu chứng mất cảm giác ngon miệng phân chia theo một số đặc
điểm cá nhân và lâm sàng ...................................................................................................69
Bảng 3.18: Vấn đề khó khăn tài chính phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và

lâm

sàng .....................................................................................................................................71
Bảng 3.19: Tỉ lệ các vấn đề triệu chứng theo bộ câu hỏi QLQ-LC13 ................................73
Bảng 3.20: Tỉ lệ các tác dụng phụ theo bộ câu hỏi QLQ-LC13 .........................................74
Bảng 3.21: Điểm CLCS của người bệnh UTP theo các mặt của bộ câu hỏi QLQ-LC13 ..74
Bảng 3.22: Vấn đề triệu chứng phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và lâm sàng ......75
Bảng 3.23. Vấn đề tác dụng phụ phân chia theo một số đặc điểm cá nhân và lâm sàng ...76
Bảng 3.24.Mơ hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến CLCS sức khỏe
tổng quát của người bệnh UTP theo bộ công cụ QLQ-C30 ...............................................78


vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu chất lượng cuộc sống của người

bệnh ung thư phổi và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
ung thư phổi tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018.
Đây là nghiên cứu cắt ngang có phân tích. Thơng tin được thu thập qua phỏng
vấn 161 người bệnh ung thư phổi được điều trị tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi
Trung ương (4/2018- 6/2018) bằng Bộ công cụ QLQ-C30 phiên bản 3 kết hợp với bộ
công cụ QLQ-LC13.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm CLCS sức khỏe tổng quát của người bệnh ở
mức trung bình (57,8 điểm), điểm trung bình CLCS chức năng hoạt động (67,3 điểm) là
tương đối tốt cao hơn điểm trung bình CLCS chức năng thể chất (66,9 điểm), chức năng
cảm xúc (55,6 điểm), chức năng nhận thức (57,9 điểm) và điểm chức năng xã hội là
thấp nhất (46,3 điểm). Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ (34,3 điểm), triệu chứng mệt
mỏi (31,1 điểm), mất cảm giác ngon miệng (22,7 điểm) ảnh hưởng lớn đến CLCS của
người bệnh. Các triệu chứng buồn nơn và tiêu chảy ít gặp ở người bệnh với điểm trung
bình dưới 12 điểm. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bốn yếu tố có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê đến điểm CLCS tổng quát qua phân tích đa biến, bao gồm: chức năng
cảm xúc (nhóm người bệnh có chỉ số cảm xúc cao có điểm CLCS cao hơn các nhóm
cịn lại), triệu chứng buồn nơn (bệnh nhân có triệu chứng nơn thì điểm CLCS thấp hơn),
tác dụng phụ của quá trình điều trị (nhóm bệnh nhân gặp tác dụng phụ có điểm CLCS
thấp hơn nhóm cịn lại) và số lần nhập viện (nhóm người bệnh có số lần nhập viện
nhiều có điểm CLCS càng thấp).
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố dự báo điểm CLCS sức khỏe tổng
quát của người bệnh ung thư phổi (giới, tính trạng hơn nhân, tác dụng phụ, số lần nhập
viện…). Những thông tin này làm cơ sở định hướng cho các các bác sĩ, điều dưỡng
đánh giá, hướng dẫn giúp người bệnh lựa chọn quyết định phương pháp điều trị phù
hợp nhất với tình trạng người bệnh, cũng như tư vấn về các tác dụng phụ khơng mong
muốn trong q trình điều trị của người bệnh.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính phổ biến, nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu trong các bệnh ung thư và đang trở thành mối lo ngại đe dọa sức khỏe, sự
phát triển của toàn cầu. Theo ghi nhận của Globocan năm 2012, ước tính có 1,8 triệu
trường hợp mới mắc chiếm 12,9% trong tổng số người bệnh UTP, 58% trong số đó xảy ra
ở các nước kém phát triển và 1,59 triệu người chết chiếm 19,4% trong tổng số các bệnh
ung thư [70].
Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do ung thư đứng hàng 49/184 quốc gia. Ước tính,
mỗi năm cả nước có khoảng 125.000 ca ung thư mới và hơn 94.000 ca tử vong do ung thư
[19]. UTP có tỷ lệ người mắc và tử vong đứng hàng đầu ở nam giới và đứng hàng thứ 3 ở
nữ giới và ngày càng tăng lên hơn do các yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này đang ngày
càng gia tăng trong cuộc sống [5].
Kết quả nghiên cứu chi phí điều trị ung thư tại các quốc gia Đông Nam Á cho thấy,
người bệnh ung thư Việt Nam hiện đang phải gánh chịu những hệ lụy tài chính nghiêm
trọng và tỷ lệ tử vong lên đến 55% trong vòng một năm sau khi được chẩn đốn. Trong
đó, việc sử dụng chi phí hộ gia đình cho điều trị dẫn đến 41% người bệnh sau 1 năm chẩn
đoán phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính nặng nề. Thêm nữa, hầu hết người
bệnh được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn muộn, chỉ có 14% người bệnh ung thư phát hiện
ở giai đoạn sớm dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và gánh nặng vật chất cũng như tinh thần cho
người bệnh và hệ thống chăm sóc sức khỏe và toàn xã hội đặc biệt là đối với những nước
có thu nhập thấp và trung bình [21]. Trong những nỗ lực nhằm kiểm sốt và phịng chống
bệnh ung thư Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03
năm 2015 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch,
đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm
khác, giai đoạn 2015-2025. Mục tiêu của Chương trình này là giảm tỷ lệ mới mắc, tử
vong và cải thiện CLCS trong đó UTP là bệnh ung thư hàng đầu được đề cập ưu tiên giải
quyết trong giai đoạn này [5].
Chất lượng cuộc sống (CLCS), đó là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung
nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội,
cũng như đánh giá mức độ hài lòng về sức khỏe thể chất, tinh thần, các mối quan hệ xã
hội và môi trường sống [62]. Đo lường CLCS của người bệnh khơng những đóng vai trị



2
quan trọng trong việc đánh giá tác động của bệnh tật đến tình trạng sức khỏe thể chất, đời
sống tâm lý và tinh thầncủa người bệnh đặc biệt đối với người bệnh Ung thư cịn có ý
nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng điều trị, dự báo tiên lượng bệnh, đánh giá
diễn biến và theo dõi bệnh, quyết định xử trí lâm sàng, giao tiếp giữa người bệnh và thày
thuốc trong quá trình điều trị [43,59].
Điều trị UTP là một q trình địi hỏi người bệnh và gia đình có sự kiên trì, niềm tin
và nỗ lực rất lớn cả về vật chất và tinh thần. Việc phát hiện, chẩn đoán đúng và điều trị
các triệu chứng thực thể và tâm lý cũng như hỗ trợ tâm linh ở những người bệnh bị đe dọa
tính mạng khơng những giúp cho việc tuân thủ điều trị trong phác đồ điều trị triệt căn, mà
còn nâng cao CLCS cũng như kéo dài thời gian sống thêm cho họ. Các can thiệp chăm
sóc sức khỏe hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện sức khỏe và CLCS cho người
bệnh, vì vậy đánh giá CLCS để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị hay can
thiệp chăm sóc giảm nhẹ là một nhu cầu tất yếu.
Trên thế giới đã có các nghiên cứu về CLCS của người bệnh UTP với rất nhiều công
cụ đánh giá được đề xuất nhưng hầu hết các nghiên cứu đều tập trung tới khía cạnh hiệu
quả điều trị của thuốc và các kỹ thuật điều trị [43]. Trong khi đó tài liệu tổng quan ở Việt
Nam cho thấy có rất ít nghiên cứu về CLCS của người bệnh ung thư nói chung và người
bệnh UTP nói riêng và đặc biệt tại Bệnh viện Phổi Trung ương chưa có nghiên cứu nào về
CLCS của người bệnh UTP.
Là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về chuyên khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh
viện Phổi Trung ương có Trung tâm UTP Quốc gia cung cấp dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán
và điều trị UTP tiêu chuẩn, tiên tiến, trong đó khoa Ung bướu là khoa đáp ứng nhu cầu về
điều trị và chăm sóc người bệnh UTP. Theo Quyết định phân bổ giường kế hoạch tại các
khoa năm 2017, người bệnh được điều trị tại khoa Ung bướu chiếm tỷ lệ cao nhất trong
tổng số người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện [2].
Xuất phát từ những phân tích trên, và để có một cái nhìn tồn diện về CLCS của
người bệnh bị UTP tại khoa Ung bướu và đưa ra những khuyến nghị, giải pháp phù hợp

nhằm nâng cao chất lượng, dịch vụ điều trị, đào tạo cho nhân viên y tế và có những giải
pháp hỗ trợ tinh thần và tâm lý cho người bệnh của nhân viên công tác xã hội, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi và một số yếu
tố liên quan tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018”


3
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi điều trị tại khoa Ung bướu Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư
phổi điều trị tại khoa Ung bướu - Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2018.


4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Ung thư phổi
1.1.1 Khái niệm
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác nhân sinh ung
thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức khơng tn theo các cơ chế kiểm sốt
về phát triển của cơ thể [10].
UTP là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mơ tả qua sự tăng sinh
tế bào khơng thể kiểm sốt trong các mô phổi [68].
UTP phân loại thành ung thư nguyên phát xuất phát trực tiếp từ phổi và ung thư di
căn, là ung thư mà tế bào ung thư lây lan từ vị trí ban đầu đến một phần khác của cơ thể.
Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm đến cả ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát
[10].
UTP thường được chia làm hai loại chính: UTP tế bào nhỏ và UTP không phải tế
bào nhỏ
+ UTP không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn UTP tế bào nhỏ (khoảng 85%).
+ UTP tế bào nhỏ ít gặp hơn chiếm 15% trong UTP. Loại ung thư này phát triển

nhanh hơn và di căn sớm đến các cơ quan khác [12].
1.1.2 Phân loại giai đoạn UTP
+ Giai đoạn I: tế bào ung thư rất giống các tế bào thông thường khác, dạng nhỏ và
chỉ hoạt động trong khu vực vùng phổi, không lây lan sang những khu vực lân cận.
+ Giai đoạn II: tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành,
màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim.
+ Giai đoạn IIIA, IIIB: Các tế bào ung thư đã xâm lấn đến lồng ngực, tim và phổi,
các mạch máu cũng bị ảnh hưởng.
+ Giai đoạn IV: giai đoạn cuối là thời điểm mà khối u ác tính ở phổi đã phát triển và
xâm lấn đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Khoảng 30% người được chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn (giai đoạn 1 hoặc giai
đoạn 2), 30% bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn 3 vào thời điểm chẩn đoán và 40%
người ở giai đoạn 4 ung thư phổi, giai đoạn tiến triển nhất của bệnh [10]..


5
1.1.3 Một số yếu tố nguy cơ
1.1.3.1 Hút thuốc lá
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là ngun nhân chính gây ra các ca tử
vong trên tồn thế giới. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong
đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người khơng hút
thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc
lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại. Trong khói
thuốc lá có hơn 4.000 hóa chất, trong đó có hơn 200 loại hố chất có hại cho sức khoẻ và
có tới hơn 40 chất gây ung thư [19]. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc UTP cao hơn so
với người khơng hút thuốc lá từ 6 đến 30 lần tùy theo tuổi bắt đầu hút và số lượng thuốc
hút tính theo đơn vị bao năm (bao năm= số bao hút mỗi ngày x số năm hút). Hút thuốc lá
thụ động làm tăng nguy cơ UTP lên gấp 1,5 lần so với người khơng tiếp xúc với khói
thuốc [9].
1.1.3.2. Yếu tố nguy cơ do nghề nghiệp

Yếu tố nguy cơ do nghề nghiệp phổ biến nhất của UTP là phơi nhiễm amiăng.
Năm 1973, IARC đã đưa ra kết luận amiăng gây UTP, thời gian tiềm tàng sau khi phơi
nhiễm từ 20-40 năm [71]. Nhiễm phóng xạ radon có liên quan đến 10% các trường hợp
UTP, nó là nguyên nhân thứ 2 gây UTP tại Mỹ khoảng 3000-3600 ca UTP hàng năm.
Bên cạnh đó một số chất hóa học gây UTP như: benryllium, ête, hydrocarbon thơm đa
vịng, crơm, nickel và những hợp chất asen vô cơ [12].
1.1.3.3. Yếu tố di truyền
Người ta thấy các nhiễm sắc thể bị mất đoạn trong nhiều tế bào UTP, nổi bật là sự
mất nhiễm sắc thể vùng 3p21. Gen p53, gen đã được nghiên cứu rộng rãi trong UTP tế
bào nhỏ bị biến đổi trong mọi týp của UTP. Ngày càng nhiều các đột biến được phát hiện
trong UTP. Các đột biến EGFR, KRAS, ALK được hiểu biết sâu sắc nhất trong điều trị
nhắm trúng đích phân tử UTP... [8]
Ngồi ra, việc người bệnh đã có tiền căn bệnh phổi trước đó như bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, xơ phổi nguyên phát hoặc lao phổi cũng làm tăng tỷ lệ phát sinh UTP
[12],
1.1.4 Các phương pháp điều trị
Điều trị UTP bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và điều trị đích. Chỉ định điều


6
trị UTP phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, chức năng hơ hấp và tồn trạng người bệnh…
Điều trị có thể đơn thuần hoặc phối hợp nhiều phương pháp.
1.1.4.1. Phẫu thuật
Là phương pháp điều trị tốt nhất, được lựa chọn đầu tiên đối với UTP giai đoạn
còn phẫu thuật được. Được chỉ định cho người bệnh giai đoạn I, II, IIIA có chọn lọc (có
chức năng phổi, tim cho phép và các khơng có bệnh nội khoa nặng phối hợp), khi mà thể
trạng người bệnh cịn tốt, ít đau, chưa có giảm cân và ho máu, tổn thương khu trú [8, 17].
1.1.4.2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các bức xạ ion hóa có năng lượng cao, sử dụng phổ
biến trong mọi giai đoạn UTP với những mục tiêu khác nhau: bổ trợ, xạ triệt căn, xạ trị

triệu chứng chống chèn ép và tắc nghẽn, giảm đau, điều trị và dự phịng di căn não. Xạ trị
có thể được điều trị đơn độc hay kết hợp: trong mổ, trước mổ, sau mổ. Hoá kết hợp xạ trị
(hoá xạ lần lượt, hố xạ đồng thời) [8, 12].
1.1.4.3. Hóa trị
Điều trị hóa chất là phương pháp sử dụng các thuốc ức chế sự phát triển, nhân lên
của tế bào ung thư và thải loại chúng ra khỏi cơ thể, thông qua phản ứng hủy tế bào và
độc với tế bào. Hóa chất thường được chỉ định: Giai đoạn IV, IIIB, IIIA; trường hợp
chống chỉ định hoặc người bệnh từ chối phẫu thuật, xạ trị [11, 17] .
1.1.4.4. Điều trị nhắm trúng đích
Điều trị đích là phương pháp tác động vào các phân tử đích đặc hiệu cần thiết cho
q trình sinh ung thư và phát triển của tế bào ung thư. Điều trị nhắm trúng đích phân tử
đang là hướng phát triển và là tiến bộ trong điều trị UTP hiện nay. Các thuốc điều trị đích
tác dụng chọn lọc lên tế bào ung thư ở mức phân tử, sinh hóa, di truyền mà không ảnh
hưởng lên chức năng của tế bào bình thường [12].
1.2 Tình hình mắc bệnh UTP trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình mắc bệnh UTP trên thế giới.
UTP là bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Theo
Globocan-2012 UTP đứng hàng đầu ở nam giới với 1,2 triệu ca chiếm 16,7% trong tổng
số ca mới mắc ở tất cả các loại ung thư, tỷ lệ mắc theo tuổi cao nhất ở các nước Đông Âu
(53,5/100.000 dân) và Đông Á (50,4/100.000 dân), tỷ lệ mắc thấp nhất ở các nước Trung
và Tây Phi (1.,7-2,0/100.000 dân). Ở nữ giới, tỷ lệ mắc thấp hơn và sự khác biệt giữa các


7
chủng tộc ít. UTP đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh ung thư thường gặp ở nữ với
583.000 ca mới mắc trong năm 2012 (chiếm 8,7 % trong số các loại ung thư) và đứng thứ
2 về tử vong do ung thư với 491.000 ca (chiếm tỷ lệ 12,8%). UTP ở nữ gặp nhiều nhất tại
Bắc Mỹ (33,8/100.000), Bắc Âu (23,7/100.000) và Đông Á (19,2/100.000), thấp nhất tại
Tây và Trung Phi (1,1/100.000 và 0,8/100.000) [61] .
Theo Hội nghiên cứu ung thư quốc tế, tại Châu âu có khoảng 2.886.800 trường hợp

ung thư mới được phát hiện và 1.711.000 trường hợp tử vong do ung thư. Hầu hết các
trường hợp mới mắc là UTP (13,2%), sau đó là ung thư đại tràng (13,0%), và ung thư vú
(12,8%). UTP vẫn đứng hàng đầu trong các nguyên nhân chết do ung thư (20%), sau đó là
ung thư đại tràng (11.9%) và ung thư dạ dày (8,1%) [53].
Tại Hoa Kỳ, UTP là loại ung thư gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở
cả hai giới, với khoảng 215.020 người bệnh UTP mới mắc và 161.480 người bệnh tử
vong hàng năm [71].
Bảng 1.1: Tình hình mới mắc/tử vong 10 bệnh ung thư phổ biến trên thế giới

Ước tính số ca mới mắc

Ước tính số ca tử vong
(Nguồn: Globocan Facts & Figures 3rd Edition 2012)

1.2.2 Tình hình mắc bệnh UTP ở Việt Nam
Theo Globocan 2012, ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 16.082 ca UTP mới mắc
ở nam giới (chiếm 22,8% ca ung thư), 5.783 ca (chiếm 10,6%) ở nữ, tỷ lệ mắc chuẩn theo
tuổi ở nam là 41,1/100.000 dân, ở nữ là 12,2/100.000 dân, tử vong ước tính 14.401 ca
(chiếm 24,5%) ở nam và 5.158 ở nữ (14,4%). UTP đứng đầu về tỷ lệ mắc theo tuổi ở cả
hai giới [61] .
Theo ghi nhận ung thư giai đoạn năm 2008-2010, tỷ lệ mắc UTP chuẩn theo tuổi ở
nam đã tăng từ 29,3/100.000 dân (2000) lên 35,1/100.000 dân (2010) và từ 6,5/100.000


8
Tại Hà Nội, thành phố có tỷ lệ mắc theo tuổi cao nhất, tỷ lệ này là 39,8/100.000 dân (giai
đoạn 2004 – 2008) ở nam và 10,5/100.000 dân (giai đoạn 2004 – 2008) ở nữ [3].

Bảng 1.2. Tình hình một số thể ung thư/100.000 dân của nam giới tại một
số tỉnh ở Việt Nam [3].


Bảng 1.3. Tình hình một số thể ung thư/100.000 dân của nữ giới tại một số
tỉnh ở Việt Nam [3].

Tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai, số các trường hợp UTP nhập viện tăng đều
hàng năm: Năm 2000 có 6.905 trường hợp UTP, năm 2013 có 22.000 trường hợp, dự tính
đến năm 2020 có 34.000 trường hợp UTP.


9
Biểu đồ 1.1: Tình hình gia tăng bệnh UTP qua các năm

(Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai 2013)

1.3. Chất lượng cuộc sống
1.3.1. Khái niệm Chất lượng cuộc sống
Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa: Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn
thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là khơng có bệnh
hay thương tật [23]. Như vậy, chỉ quan tâm chữa trị bệnh tật là chưa đủ, mà phải quan tâm
đến cuộc sống của con người về khía cạnh tinh thần và xã hội.
CLCS được coi là một vấn đề quan trọng của sức khỏe nhưng cho đến nay trên thế
giới vẫn chưa có một định nghĩa chung nhất về CLCS.
Trong những năm 1960 và những năm 1970, CLCS thường được xác định trên
toàn cầu với sự kết hợp ý tưởng về sự hài lịng/khơng hài lịng và hạnh phúc/ không hạnh
phúc [66]. Theo Abrams (1973), CLCS là mức độ hài lịng hoặc khơng hài lịng được cảm
nhận bởi con người với các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của họ [67] và Andrew
(1974), CLCS như là mức độ niềm vui và sự hài lòng đặc trưng cho tồn tại của con người
[65].
Trong những năm 1980 và những năm 1990, định nghĩa về CLCS thường được
chia thành một loạt các khía cạnh và xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. George

và Bearon (1980) định nghĩa CLCS theo bốn khía cạnh cơ bản là: sức khỏe chung, tình
trạng chức năng và tình trạng kinh tế xã hội, sự hài lòng với cuộc sống và các yếu tố liên
quan, sự tự tin và các yếu tố liên quan [63]. Ferrans và Power (1985) định nghĩa CLCS
như là nhận thức hay cảm giác hạnh phúc của con người bắt nguồn từ sự hài lịng hoặc
khơng hài lịng với các lĩnh vực của cuộc sống quan trọng đối với họ. Mơ hình này bao


10
gồm bốn lĩnh vực: sức khỏe và chức năng, tâm lý/tâm linh, kinh tế xã hội và gia đình
[34].
Năm 1995, nhóm nghiên cứu về CLCS thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHOQOLGroup) đã đưa ra định nghĩa về CLCS như sau: CLCS là những cảm nhận của các cá nhân
về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và
liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ [52].
CLCS là một khái niệm đa chiều, vì vậy các khía cạnh của CLCS được nhiều
ngành nhiều lĩnh vực phân tích theo các tiêu chí khác nhau: tâm lý học, khoa học chính
trị, lĩnh vực xã hội học, kinh tế...Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực y tế, tình trạng sức
khoẻ bao gồm cả sức khoể thể chất và sức khoẻ tâm thần được xem là khía cạnh quan
trọng nhất của CLCS, tuy nhiên CLCS còn liên quan đến nhiều yếu tố khác trong đời
sống xã hội của người bệnh [15]. Trong các nghiên cứu về UTP, tác giả Camps (2009)
[27] đã tổng kết 3 khía cạnh cơ bản trong khái niệm CLCS bao gồm:
Khía cạnh thể chất: Đề cập đến khả năng chức năng và khả năng làm việc. Khả
năng chức năng là khả năng thực hiện các chức năng về thể chất của người bệnh như vận
động, hoạt động các chức năng sống của cơ thể như chức năng hô hấp, tiêu hóa, thần
kinh, tim mạch…Việc đánh giá các chức năng dùng để đánh giá được mức độ phục hồi
của người bệnh về các chức năng thể chất. Khả năng làm việc là khả năng người bệnh có
thể thực hiện các công việc như nội trợ hay công việc xã hội lấy thu nhập.
Khía cạnh tinh thần: được thể hiện và đánh giá qua các hoạt động tâm sinh lý của
con người thông qua các đặc điểm:
+ Những trạng thái về tinh thần, cảm xúc như thoải mái, lo lắng, buồn chán, trầm
cảm…

+ Những năng lực về tinh thần như: giải trí, giao tiếp, ham muốn…
+ Những hoạt động tâm linh: tín ngưỡng, tơn giáo.
Các nghiên cứu hiện nay đều đánh giá ảnh hưởng tâm sinh lý là rất quan trọng với
hiệu quả điều trị đối với người bệnh ung thư, người bệnh nếu có tinh thần thoải mái, lạc
quan và có hiểu biết cơ bản về bệnh sẽ giúp hiệu quản điều trị tốt hơn [59].
Khía cạnh xã hội: đề cập đến ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và các mối quan
hệ xã hội và các vấn đề về tài chính như chi phí điều trị, giảm hoặc mất thu nhập.


11
Mối quan hệ, sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và của các xã hội đối với người bệnh
trong quá trình điều trị là những yếu tố tác động tích cực đến người bệnh. Nếu người bệnh
được đối xử đúng mực, những vướng mắc tồn tại được tích cực giải quyết thì CLCS của
người bệnh sẽ được cải thiện [26].
Một tổng quan hệ thống nghiên cứu trên 151 bài báo của Montazeri (2008) từ
1970-1995 cũng tổng kết 3 khía cạnh cơ bản trong khái niệm CLCS thường được sử dụng
trong các nghiên cứu đối với UTP. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tơi sẽ
nghiên cứu về CLCS liên quan đến sức khỏe, sử dụng khái niệm của WHO và ba khía
cạnh được tổng kết trong các nghiên cứu về CLCS người bệnh UTP [46].
1.3.2. Phương pháp đánh giá CLCS
Tùy thuộc vào quan điểm cá nhân của từng tác giả, mục đích nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu mà sử dụng những phương pháp đánh giá CLCS khác nhau. Nhìn
chung, có hai nhóm phương pháp đánh giá CLCS cơ bản là đánh giá trực tiếp và đánh giá
gián tiếp.
1.3.2.1 Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này CLCS được đo trực tiếp và tổng thể thông qua hệ số chất
lượng sống liên quan đến một điều kiện sức khỏe nhất định. Hiện nay có ba phương pháp
được sử dụng khá phổ biến là phương pháp trao đổi thời gian, phương pháp thang điểm
trực giác và phương pháp đặt cược. Các phương pháp đo lường CLCS trực tiếp có ưu
điểm là ngắn ngọn, cho kết quả nhanh chóng và khơng làm mất nhiều công sức và thời

gian của người được phỏng vấn. Phương pháp trực tiếp thường được áp dụng trong các
trường hợp đánh giá kinh tế y tế [62].
1.3.2.2 Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp đánh giá là phương pháp sử dụng các bộ cơng cụ đa thuộc
tính để đánh giá CLCS của người bệnh qua các chỉ số đo lường các khía cạnh khác nhau
của cuộc sống như khía cạnh thể chất, tinh thần, xã hội, mơi trường [15]... Cho đến nay,
các thang đo CLCS vẫn tiếp tục được phát triển và hồn thiện.
1.4 Bộ cơng cụ đánh giá CLCS
Hiện nay có nhiều bộ cơng cụ khác nhau đã được xây dựng để đánh giá CLCS
người bệnh và vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện, bao gồm các bộ công cụ đánh
giá CLCS chung và các bộ công cụ đánh giá CLCS theo bệnh đặc thù.


12
Bộ công cụ đánh giá CLCS chung là bộ công cụ giúp đo lường CLCS một cách
tổng quát, đưa ra kết quả nhanh và áp dụng rộng rãi ở các đối tượng. Tuy nhiên nhược
điểm của loại bộ công cụ này là chưa đánh giá các vấn đề chuyên sâu của đối tượng cụ thể
đang mắc một bệnh lý cụ thể do đó chưa đủ thơng tin để đánh giá CLCS một cách đầy đủ.
Bộ công cụ đo lường chuyên sâu: là bộ công cụ được thiết kế riêng cho các loại đối
tượng khác nhau như theo bệnh lý, theo đặc điểm cá nhân như tuổi, giới, chủng tộc,…Ưu
điểm của bộ công cụ này là đánh giá mức độ bệnh tật và mức độ CLCS rất cụ thể và phù
hợp với nhóm đối tượng nghiên cứu riêng.
1.4.1 Bộ cơng cụ đánh giá CLCS chung
Trên thế giới có nhiều bộ cơng cụ đánh giá CLCS chung đã được xây dựng và sử
dụng phổ biến, các bộ công cụ này đánh giá CLCS chung đề cập khá đầy đủ và toàn diện
các khía cạnh của CLCS. Trong đó, một số bộ cơng cụ đánh giá CLCS chung được sử
dụng phổ biến như SF-36,WHOQOL-lOO, WHOQOL-BREF, EQ-5D.
Short form - 36 (SF - 36) được phát triển bởi Ware và Sherboume năm 1992, là bộ
công cụ đánh giá CLCS chung được sử dụng rộng rãi nhất, bao gồm 36 mục được nhóm
vào 8 lĩnh vực: chức năng thể chất (physical functioning), vai trò của thể chất (rolephysical), đau tồn thân (bodily pain), sức khỏe nói chung (general health), sức sống

(vitality), chức năng xã hội (social functioning), vai trò của cảm xúc (role-emotional) và
sức khỏe tâm thần (mental health). Tám lĩnh vực này có thể tóm gọn vào hai khía cạnh là
sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Đây là bộ công cụ tự đánh giá, có số lượng câu
hỏi khơng nhiều, khơng mất nhiều thời gian để hồn thành. Tuy nhiên, bộ cơng cụ này
chủ yếu đánh giá CLCS liên quan lĩnh vực sức khỏe chứ khơng đánh giá tồn diện các
khía cạnh của CLCS, thường được dùng kết hợp với bộ công cụ khác cho đối tượng và
bệnh lý khác nhau khi cần những đánh giá sâu hơn [54].
WHOQOL-lOO được Tổ chức Y tế thế giới công bố vào năm 1995, là bộ cơng cụ
đo lường CLCS tồn diện và chi tiết nhất, đa số các nghiên cứu đã sử dụng bộ cơng cụ,
được chuẩn hóa và sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang
phát triển ở Châu Á. Đây cũng được xem là bộ cơng cụ đo lường nhiều nhất các khía cạnh
của CLCS bao gồm 6 khía cạnh: khía cạnh thể chất, tâm lý, xã hội, tâm linh, kinh tế và
môi trường. WHOQOL-lOO bao gồm 100 câu hỏi, mỗi câu tương ứng với năm ý trả lời
theo thang đo Likert 5 điểm. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi trong bộ công cụ này khá nhiều,
thời gian tự đánh giá lâu (mất khoảng 45 phút) nên khó thực hiện đặc biệt là đối với người
bệnh ung thư nói chung và người bệnh UTP nói riêng [72].


13
WHOQOL-BREF là phiên bản rút ngắn của WHOQOL-100 được Tổ chức Y tế thế
giới công bố năm 1997, bao gồm 26 câu hỏi, đánh giá theo thang điểm Likert 5 mức. Đề
cập đến 4 khía cạnh cơ bản của CLCS gồm khía cạnh sức khỏe thể chất, tâm lý, các mối
quan hệ xã hội và môi trường [73].
EQ-5D (European QoL) đánh giá 5 vấn đề của tình trạng sức khỏe: nhanh nhẹn, tự
chăm sóc, hoạt động bình thường, đau/khó chịu và lo lắng/trầm cảm. Mỗi phạm trù gồm 3
mức độ đánh giá, từ 1 (khơng có vấn đề) đến 3 (nhiều vấn đề) và một câu hỏi đánh giá
tình trạng sức khỏe chung (VAS). Đây là bộ câu hỏi khá đơn giản, không bao quát hết các
phạm trù quan trọng của tình trạng sức khỏe.
1.4.2 Bộ cơng cụ đo lường đặc hiệu
Do tính phức tạp của bệnh UTP và đặc điểm khác nhau của các nhóm người bệnh

trong các nghiên cứu nên khơng thể có được một bộ cơng cụ nào vừa có tính bao qt, lại
vừa đủ nhạy để nói lên những biến đổi có ý nghĩa lâm sàng trong những kết quả điều trị
trên người bệnh trong mọi giai đoạn của q trình chăm sóc y tế. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu trong lĩnh vực này đã cố gắng xây dựng được một số bộ câu hỏi “cốt lõi” để
lượng giá kết quả của UTP. Trong y văn đã ghi nhận rất nhiều các nghiên cứu về các bộ
công cụ đo lường CLCS đặc trưng cho người bệnh ung thư nói chung và UTP nói riêng
[46]. Nhiều tác giả chỉ ra các bộ công cụ đo lường CLCS đặc trưng cho người bệnh UTP
như LCSS, FACT-L hay EORTC QLQ-C30 [45].
Bộ công cụ FACT-L được tổ chức FACIT (Functional Assessment of Chronic
Illness Therapy) phát triển năm 1987, dùng để đánh giá đa chiều CLCS người bệnh UTP,
có tất cả 44 mục về 5 khía cạnh sức khoẻ thể chất, gia đình-xã hội, cảm xúc, chức năng,
UTP (triệu chứng, chức năng nhận thức, hối tiếc về thuốc lá) và hiện thường được sử
dụng trong các thử nghiệm lâm sàng UTP giai đoạn II và III [28, 55].
LCSS được phát triển từ năm 1994 bởi Hollen và các cộng sự thiết kế như một
thước đo cụ thể về CLCS, đặc biệt đối với việc sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng, đánh
giá sáu triệu chứng chính liên quan đến UTP và ảnh hưởng của chúng đến triệu chứng đau
toàn thể, các hoạt động chức năng và CLCS tổng thể [40].
EORTC QLQ-C30 được Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư châu Âu nghiên
cứu và phát triển (EORTC). Bộ câu hỏi cốt lõi thế hệ đầu tiên là EORTC QLQ-C36, được
phát triển vào năm 1987. Sau đó, các phiên bản mới hơn được phát triển dựa vào phiên
bản này cho tới nay đã qua bốn lần chỉnh sửa phiên bản mới nhất được cập nhật năm 2000
là EORTC QLQ-C30 Phiên bản 3.0. Phiên bản 3.0 hiện là phiên bản tiêu chuẩn của QLQ-


14
C30, và được EORTC khuyến cáo sử dụng cho tất cả các nghiên cứu mới, trừ khi các nhà
nghiên cứu muốn duy trì sự tương thích với các nghiên cứu trước, sử dụng các phiên bản
trước của QLQ-C30.
Bộ câu hỏi này kết hợp các vấn đề khác nhau liên quan đến các bệnh ung thư khác
nhau và do đó nó trở thành bộ câu hỏi cốt lõi để đánh giá CLCS của người bệnh ung thư

nói chung. Các EORTC QLQ-C30 là một bảng câu hỏi 30 mục bao gồm các lĩnh vực đa
mục (gồm một số câu hỏi trong một mục) và các đơn mục phản ánh đa chiều về chất
lượng của cuộc sống. Nó kết hợp năm khía cạnh chức năng (thể chất, hoạt động, nhận
thức, tình cảm, xã hội), ba thang triệu chứng (mệt mỏi; đau đớn; buồn nôn, nôn), và một
thang sức khỏe tổng quát. Các mặt riêng còn lại đánh giá triệu chứng khác, thường thấy
của người bệnh ung thư (khó thở, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn giấc ngủ, táo bón,
tiêu chảy), cũng như các nhận thức ảnh hưởng tài chính của bệnh và điều trị.
Bảng 1.4. Cấu trúc bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 Phiên bản 3.0 [64]
Lĩnh vực

Vấn đề

Số câu hỏi

Số thứ tự câu hỏi

Tình trạng
sức khỏe

Sức khỏe tổng quát

2

29, 30

Chức năng thể chất

5

1,2,3,4,5


Chức năng hoạt động

2

6,7

Chức năng nhận thức

2

20, 25

Chức năng cảm xúc

4

21, 22, 23,24

Chức năng xã hội

2

26, 27

Mệt mỏi

3

10, 12, 18


Buồn nơn và nơn

2

14, 15

Đau

2

9, 19

Khó thở

1

8

Rối loạn giấc ngủ

1

11

Mất cảm giác ngon miệng

1

13


Táo bón

1

16

Tiêu chảy

1

17

Tác động tài chính

1

28

Chức năng

Triệu chứng

Tác động
tài chính


15
Bộ câu hỏi đã được dịch ra hơn 100 ngôn ngữ, và được sử dụng trong hơn 3.000
nghiên cứu trên tồn thế giới. Nó cũng thích hợp với nhiều loại ung thư khác nhau: vú,

thực quản, buồng trứng, dạ dày, cổ tử cung...[64].
Ở Việt Nam, tác giả Bùi Ngọc Dũng đã sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ-C30 để
đánh giá CLCS bệnh nhân Leukemia tại viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (năm
2008) [4], tác giả Nguyễn Thái Bảo sử dụng phối hợp bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 để
đánh giá CLCS người bệnh ung thư vú được điều tại khoa Ung bướu-Bệnh viện Trung
ương Huế (năm 2010) [14]. Tại Bệnh viện K Trung ương (năm 2012) các tác giả Trần
Bảo Ngọc, Bùi Diệu, Nguyễn Tuyết Mai đã sử dụng phối hợp EORTC QLQ-C30 và QLQ
H&N35 để đánh giá CLCS người bệnh ung thư đầu mặt cổ [20].
Bộ câu hỏi EORTC QLQ-LC13 cũng do nhóm nghiên cứu về CLCS của Tổ chức
nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu nghiên cứu và phát triển và công bố năm 1994.
Bộ câu hỏi này là mô đun được xây dựng và kết hợp bổ sung với bộ câu hỏi cốt lõi
EORTC QLQ-C30 để khảo sát CLCS của người bệnh UTP. Cấu trúc bảng câu hỏi UTP
bao gồm 13 câu chia làm hai lĩnh vực cả đa mục và đơn mục giúp các chun gia chăm
sóc sức khỏe đánh giá tồn diện về các triệu chứng liên quan UTP và các tác dụng phụ
của q trình hóa trị và xạ trị. Lĩnh vực triệu chứng liên quan đến UTP (ho, ho ra máu,
khó thở và đau) và các tác dụng phụ (rụng tóc; ngứa bàn tay,bàn chân; Đau miệng và khó
nuốt) và được phân chia thành thang điểm 4 mức từ 1 (khơng có) đến 4 (rất nhiều).
Bảng 1.5. Cấu trúc bộ câu hỏi EORTC QLQ-LC13 [25]
Lĩnh vực

Triệu chứng

Tác dụng phụ
(ADR)

Vấn đề

Số câu hỏi

Số thứ tự câu hỏi


Ho/Ho máu

2

1,2

Khó thở

3

3,4,5

Đau

4

10,11,12,13

Viêm lưỡi miệng

1

6

Khó nuốt

1

7


Ngừa tay, bàn chân

1

8

Rụng tóc

1

9


16
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng phối hợp hai bộ câu hỏi EORTC
QLQ-C30 và EORTC QLQ-LC13 để đánh giá CLCS người bệnh UTP. Một số nghiên
cứu có thể kể đến là: Thử nghiệm TORCH - thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đánh giá
CLCS hai nhóm người bệnh hóa trị và sử dụng erlotinib trong điều trị UTP không tế bào
nhỏ, nghiên cứu đánh giá CLCS của người bệnh tại các thời điểm trước điều trị và sau
mỗi ba tuần điều trị [31]. Thử nghiệm LUX-Lung1-thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, pha
IIb, III trên người bệnh UTP KTBN giai đoạn IIIb và IV được điều trị với erlotinib hoặc
gefitinib, nghiên cứu đánh giá CLCS của người bệnh tại các thời điểm trước điều trị và
sau mỗi hai tuần điều trị trong hai tháng đầu và sau mỗi bốn tuần sau đó [39]. Nghiên cứu
của Alain Gelibter và cộng sự: “Tác động của Gefitinib lên CLCS của người bệnh UTP
KTBN” nghiên cứu thực hiện ở một bệnh viện của Italy với người bệnh giai đoạn IIIb –
IV và sử dụng hai bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 và EORTC QLQ-LC13 để đánh giá tại
các thời điểm trước điều trị và sau một tháng điều trị [36].
Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi này và cho thấy nó
đủ tin cậy và phù hợp cho nghiên cứu CLCS ở người bệnh UTP.

Nghiên cứu của chúng tơi có mục đích mơ tả CLCS tương đối tồn diện của người
bệnh UTP, vì vậy chúng tơi sử dụng phối hợp hai bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 và
EORTC QLQ-LC13 để đánh giá CLCS người bệnh UTP vì nó được sử dụng tương đối
phổ biến đối với người bệnh UTP, khơng q dài và tương đối tồn diện vì có thể đánh
giá CLCS liên quan tới nhiều khía cạnh sức khỏe đồng thời đã được dịch sang tiếng Việt
và sử dụng trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam [64].
1.5 Nghiên cứu về CLCS của người bệnh UTP
1.5.1 Nghiên cứu trên thế giới về CLCS của người bệnh UTP
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về CLCS của người bệnh UTP. Các tác giả
trên thế giới đã sử dụng các bộ công cụ khác nhau và phương pháp tiến hành khác nhau.
Kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy có sự khác biệt về điểm CLCS giữa các nhóm
yếu tố nhân khẩu – xã hội/nghề nghiệp: Giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn…[4].
Một cuộc đánh giá toàn diện về CLCS của các người bệnh UTP đã đo lường 50 bộ
công cụ và xác định bộ cơng cụ tốt nhất. Đó là bộ câu hỏi về CLCS của người mắc UTP
EORTC (EORTC-LC13), kết hợp với các câu hỏi cơ bản về ung thư (QLQ-C30). Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự giảm nhẹ các triệu chứng, các can thiệp về tâm lý xã hội,
và sự hiểu biết về cảm xúc và mối quan tâm của người bệnh góp phần cải thiện CLCS ở
người bệnh UTP [46].


×