Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ mầm non 3 5 tuổi trên địa bàn thành phố mỹ tho năm 2018 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN NGỌC NGÂN HÀ

TÌNH TRẠNG THỪA CÂN-BÉO PHÌ Ở TRẺ
MẦM NON 3-5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ
THO NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG TRÍ

Hà Nội, tháng 8 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN NGỌC NGÂN HÀ

TÌNH TRẠNG THỪA CÂN-BÉO PHÌ Ở TRẺ
MẦM NON 3-5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO
NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ QUANG TRÍ

Hà Nội, tháng 8 năm 2018


i

MỤC LỤC
Contents
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4
1.1.Tổng quan về thừa cân-béo phì .......................................................................4
1.1.1. Định nghĩa thừa cân-béo phì............................................................................. 4
1.1.2. Cách đánh giá tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em ..................................... 4
1.1.3. Sinh lý bệnh ........................................................................................................ 5
1.1.4. Nguyên nhân thừa cân-béo phì trẻ em ............................................................. 5

1.2. Tình trạng thừa cân-béo phì trên thế giới và Việt Nam .................................7
1.2.1.Tình hình thừa cân-béo phì trên thế giới .......................................................... 7
1.2.2. Tình hình thừa cân-béo phì tại các nước phát triển ....................................... 8
1.2.3. Tình hình thừa cân-béo phì tại các nước đang phát triển.............................. 8
1.2.4. Tình hình thừa cân-béo phì tại Việt Nam ...................................................... 10
1.2.5.Tình trạng thừa cân-béo phì tại các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long: ......... 11

1.3.Tình trạng dinh dưỡng tại địa bàn nghiên cứu ..............................................11
1.4. Yếu tố nguy cơ TC-BP ở trẻ em lứa tuổi học đường ...................................12
1.4.1 Các yếu tố liên quan đến trẻ ............................................................................ 13
1.4.2.Yếu tố gia đình .................................................................................................. 16

1.4.3 Kinh tế-văn hóa-xã hội ..................................................................................... 17
1.4.4 Địa dư ................................................................................................................. 18

1.5. Thông tin địa bàn nghiên cứu .......................................................................18
1.5.1. Thông tin chung ............................................................................................... 18
1.5.2 Số trường học, số học sinh và tình trạng dinh dưỡng Mầm non trên địa bàn
thành phố Mỹ Tho ...................................................................................................... 19

KHUNG LÝ THUYẾT......................................................................................20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................21


ii

2.2.1.Thời gian nghiên cứu:....................................................................................... 21
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: ...................................................................................... 21

2.3.Thiết kế nghiên cứu: ......................................................................................21
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: .....................................................................................21
2.5. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu ....................................................23
2.6.1 Mục tiêu 1 .......................................................................................................... 23
2.6.2 Mục tiêu 2 .......................................................................................................... 24
2.6.3. Công cụ thu thập số liệu: ................................................................................. 24

2.7. Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................25
2. 8. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ...................................................................26
2.9. Hạn chế nghiên cứu, sai số, biện pháp khắc phục ........................................27

2.9.1. Sai lệch trong việc cân trọng lượng và đo chiều cao của học sinh ............... 27
2.9.2. Sai lệch thông tin từ phía người được điều tra do sai lệch hồi tưởng hoặc
không hợp tác .............................................................................................................. 27
2.9.3. Sai số nhớ lại trong điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm ........................... 27
2.9.4 Sở thích của trẻ được đánh giá khách quan bởi cha, mẹ của trẻ ................. 27
2.9.5 Không điều tra khẩu phần ăn của trẻ ............................................................. 27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................28
3.1. Thông tin chung ............................................................................................28
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ................................................................................. 28
3.1.2. Tần suất tiêu thụ thực phẩm ........................................................................... 30
3.1.3. Đánh giá kiến thức của phụ huynh về TC-BP............................................... 33

3.2. Tình trạng thừa cân-béo phì .........................................................................35
3. 3. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân-béo phì ............................................37
3.3.1.Mối liên quan giữa TC-BP của trẻ với đặc điểm nhân khẩu học ................. 37
3.3.2. Mối liên quan giữa TC-BP của trẻ theo các đặc tính nghề nghiệp, trình độ
học vấn của cha mẹ, yếu tố gia đình, di truyền ........................................................ 40
3.3.3. Mối liên quan giữa TC-BP ở trẻ với thói quen ăn uống của trẻ .................. 42
3.3.4. Liên quan giữa thừa cân béo phì với chế độ vận động của trẻ .................... 46
3.3.5. Liên quan giữa TC-BP với nơi cư trú ............................................................ 47


iii

3.3.6. Liên quan giữa chính sách kinh tế, xã hội với TC-BP ................................. 48
3.3.7 Mối liên quan giữa kiến thức của phụ huynh và TC-BP.............................. 49
3.3.8. Phân tích hồi quy đa biến ................................................................................ 50

Chương 4: BÀN LUẬN .....................................................................................52

4.1. Tình trạng thừa cân- béo phì ở trẻ mầm non 3-5 tuổi tại thành phố Mỹ Tho
năm 2018 ............................................................................................................52
4.2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ mầm non 3-5
tuổi ......................................................................................................................54
4.2.1. Liên quan giữa TC-BP của trẻ với đặc điểm nhân khẩu học ...................... 54
4.2.2. Liên quan giữa TC-BP với các yếu tố gia đình ............................................. 56
4.2.3. Mối liên quan giữa TC-BP ở trẻ với thói quen ăn uống của trẻ .................. 58
4.2.4 Liên quan giữa TC-BP và hoạt động thể lực của trẻ ..................................... 62
4.2.5 Liên quan giữa TC-BP và nơi cư trú của trẻ.................................................. 63
4.2.6 Liên quan giữa TC-BP với hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội .................... 63
4.2.7 Liên quan kiến thức của phụ huynh về TC-BP với TC-BP của trẻ ............. 64
4.2.8 Liên quan giữa các yếu tố khi phân tích đa biến ........................................... 64
4.2.9 Điểm mạnh và điểm yếu của đề tài .................................................................. 64

Chương 5: KẾT LUẬN .....................................................................................66
5.1.Tình trạng thừa cân- béo phì ở trẻ mầm non từ 3-5 tuổi trên địa bàn thành
phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang ..............................................................................66
5.2.Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân- béo phì ở trẻ mầm non từ 3-5
tuổi trên địa bàn thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang .........................................66
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ.............................................................................68
6.1. Đối với trường học .......................................................................................68
6.2. Đối với Ngành giáo dục và Ngành Y tế địa phương ....................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................69
Phụ lục 1: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ..............................................................79
Phụ lục 2: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU NHÂN TRẮC ..............................86
Phụ lục 3: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TC-BP ................................87
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN................................................................................87
Phụ lục 4: PHIẾU ĐIỀU TRA TẦN XUẤT TIÊU THỤ THỰC PHẨM .....96



iv

Phụ lục 5: SỐ LỚP VÀ SỐ TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN: ....100
Phụ lục 6: CÁCH CHỌN TRƯỜNG VÀ TRẺ NGHIÊN CỨU ..................102


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Chỉ số khối cơ thể

ĐHYTCC

Đại học Y tế công cộng

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTV

Điều tra viên

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


SDD

Suy dinh dưỡng

TC-BP

Thừa cân-béo phì

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPMT

Thành phố Mỹ Tho

TTYT.TPMT

Trung tâm Y tế thành phố Mỹ Tho

TTYTDP

Trung tâm Y tế dự phòng

WHO

Tổ chức y tế thế giới


vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1.Bản đờ thành phố Mỹ Tho ........................................................................19
Biểu đồ 1. 1.Biểu diễn xu hướng thừa cân - béo phì ở trẻ mầm non [58] ..................9
Biểu đồ 1. 2. So sánh tỉ lệ TC-BP của TPMT ...........................................................12
Biểu đồ 3. 1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ nghiên cứu ..........................................36
Biểu đồ 3. 2. Tình trạng thừa cân, béo phì theo tuổi .................................................37


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỉ lệ thừa cân và béo phì vùng (> 2 SD cân nặng theo chiều cao trung
bình) ở trẻ em trong độ tuổi 0-5 tuổi, bởi Liên Hiệp Quốc (UN): 1990-2020 [59] ....9
Bảng 1.2. Tỉ lệ thừa cân-béo phì 2000-2011 ở trẻ từ 0.5 đến 11 tuổi tại Việt Nam
[24] ............................................................................................................................10
Bảng 2. 1.Quy đổi tần suất tiêu thụ thực phẩm tương đương hàng ngày [106] ........26
Bảng 3. 1.Thông tin về nhân khẩu học của trẻ ..........................................................28
Bảng 3. 2. Thông tin cha, mẹ của trẻ tham gia trả lời phỏng vấn .............................28
Bảng 3. 3. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trung bình quy đổi theo ngày (lần/ngày) (TB
± SD) .........................................................................................................................30
Bảng 3. 4. Thực trạng kiến thức của phụ huynh về TC-BP ......................................33
Bảng 3. 5. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ tham gia nghiên cứu ..............35
Bảng 3. 6. Tỉ lệ thừa cân, béo phì theo giới ..............................................................36
Bảng 3. 7. Tỉ lệ TC-BP theo khu vực sống ...............................................................37
Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và TC-BP ..........................37
Bảng 3. 9. Mối liên quan giữa thứ tự sinh của trẻ và TC-BP....................................38
Bảng 3. 10. Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ và TC-BP ........................39
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn ..............39

Bảng 3. 12. Mối liên quan đặc tính nghề nghiệp, trình độ học vấn ..........................40
Bảng 3. 13. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của cha, mẹ và TC-BP ..............41
Bảng 3. 14. Mối liên quan thái độ của phụ huynh khi trẻ mập mạp, ........................42
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa loại sữa bé sử dụng .................................................42
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của trẻ và TC-BP ......................43
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa tần suất tiêu thụ thực phẩm và TC-BP (TB±SD) ...45
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa chế độ vận động của trẻ và TC-BP ........................46
Bảng 3. 19. Liên quan giữa thời gian hoạt động tĩnh tại, thời gian vận động...........47
Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa nơi cư trú và TC-BP của trẻ ...................................47
Bảng 3. 21. Liên quan giữa quảng cáo thực phẩm và TC-BP của trẻ .......................48
Bảng 3. 22. Liên quan giữa hành vi của cha, mẹ với hoạt động giải trí ...................48
Bảng 3. 23. Mối liên quan giữa kiến thức của phụ huynh và TC-BP của trẻ ...........49
Bảng 3. 24. Mối liên quan giữa các yếu tố và TC-BP của trẻ...................................50


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Béo phì ở trẻ em đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu về sức khoẻ
cộng đồng [102]. Trẻ em bị thừa cân-béo phì (TC-BP) thời thơ ấu sẽ để lại những
hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như nguy cơ tim mạch, sức khoẻ tâm thần kém:
trẻ bị tự ti, thụ động,… Thừa cân-béo phì đặt ra một gánh nặng kinh tế đáng kể về
hệ thống chăm sóc sức khoẻ tồn cầu. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Tình
trạng thừa cân, béo phì ở trẻ mầm non 3-5 tuổi trên địa bàn thành phố Mỹ Tho năm
2018 và một số yếu tố liên quan ” nhằm xây dựng biện pháp can thiệp và phòng
ngừa sớm TC-BP ở trẻ nhỏ tránh những gánh nặng bệnh tật, gánh nặng tâm lý cho
trẻ khi trưởng thành.
Mục tiêu: Mơ tả tình trạng thừa cân-béo phì ở và xác định một số yếu tố liên
quan đến tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ mầm non từ 3-5 tuổi tại thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2018.

Phương pháp: Nghiên cứu với thiết kế cắt ngang mô tả và phân tích được
tiến hành trên 397 trẻ cùng cha, mẹ trẻ đang học tại các trường mầm non trên địa
bàn thành phố Mỹ Tho. Sử dụng bộ câu hỏi điều tra, cân đo nhân trắc, sau đó sử
dụng phần mềm WHO Anthro và WHO AnthroPlus, SPSS 22.0 để nhập và phân
tích số liệu.
Kết quả: Tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở trẻ từ 3-5 tuổi trên địa bàn nghiên cứu
là 30 % (14.6% là thừa cân và 15.4% là béo phì). Tỉ lệ thừa cân, béo phì của nam là
38,7% gấp 1,67 lần tỉ lệ thừa cân, béo phì của nữ 23,2%. Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở
nhóm 3 tuổi có tỉ lệ thấp nhất 20%, nhóm 4 tuổi 22,6%, nhóm 5 tuổi 54,4%. Tỉ lệ
TC-BP của trẻ sống ở vùng nội ô thành phố Mỹ Tho là 28% và vùng ven thành phố
Mỹ Tho là 31,9%.
Trong nghiên cứu này tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố: Trẻ trai có tỉ lệ
thừa cân béo phì cao gấp 2,1 lần trẻ gái; tỉ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng
dần theo tuổi; trẻ có cân nặng sơ sinh <3500g có tỉ lệ thừa cân béo thấp hơn so với
trẻ có cân nặng sơ sinh ≥ 3500g; trẻ bú sữa bình có tỉ lệ TC-BP cao hơn so với trẻ
khác; trẻ ăn nhanh, nhiều; trẻ thích ăn đồ béo; trẻ thích ăn đồ ngọt; trẻ thích ăn thức


ix

ăn nhanh có tỉ lệ TC-BP cao hơn các trẻ khác. Trẻ TC-BP có tần suất tiêu thụ sữa và
sản phẩm từ sữa 2,4 lần/ngày so với trẻ bình thường là 2,87 lần/ngày. Cha, mẹ bị
TC-BP sinh con bị thừa cân, béo phì cao hơn so với trẻ có cha, mẹ khơng bị TC-BP.
Trẻ TC-BP có thời gian hoạt động tĩnh tại mỗi ngày lớn hơn trẻ bình thường là 23
phút.
Kết luận: Tỉ lệ TC-BP ở trẻ mầm non tại thành phố Mỹ Tho rất cao và
tăng dần theo tuổi của trẻ, đây là vấn đề sức khỏe cần quan tâm, cần có biện pháp
can thiệp sớm truyền thơng giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng hợp lý và chế độ vận
động cho học sinh và phụ huynh nhằm góp phần dự phịng và kiểm sốt một số
bệnh khơng lây nhiễm khi trưởng thành.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thừa cân-béo phì đang nổi lên như một vấn đề sức khỏe cộng đồng hàng đầu
ở các nước đã phát triển và đang phát triển [71], [87]. Trẻ em bị TC-BP thời thơ ấu
sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như nguy cơ tim mạch, sức khoẻ
tâm thần kém: trẻ bị tự ti, thụ động,… TC-BP đặt ra một gánh nặng kinh tế đáng kể
về hệ thống chăm sóc sức khoẻ tồn cầu [52]. Trẻ bị TC-BP lúc nhỏ sẽ có nguy cơ
kéo dài vào tuổi trưởng thành, giảm chất lượng cuộc sống, làm tăng nguy cơ cho
bệnh tật suốt đời và tử vong sớm [19], [52].
Thừa cân-béo phì có thể phịng ngừa được nhưng việc điều trị lại rất khó
khăn, tốn kém và hầu như khơng có kết quả. Phịng ngừa được béo phì ở trẻ em sẽ
góp phần làm giảm tỉ lệ béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
khơng lây có liên quan đến béo phì và giảm chi phí y tế [19].
Theo tổ chức Y tế thế giới năm 2016, khoảng 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị
thừa cân-béo phì. Thừa cân-béo phì khơng chỉ là một vấn đề ở các quốc gia có thu
nhập cao mà đang gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở
các khu vực thành thị. Ở Châu Phi, số trẻ em thừa cân dưới 5 tuổi đã tăng gần 50%
kể từ năm 2000. Ở Châu Á, vào năm 2016, gần một nửa số trẻ dưới 5 tuổi bị thừa
cân hoặc béo phì [90].
Tại Việt Nam, tỉ lệ TC-BP ở trẻ em < 5 tuổi có xu hướng gia tăng đáng báo
động. Năm 2004, vùng thành thị có 5,5% trẻ em TC-BP và chỉ có 1,7% trẻ em nơng
thơn TC-BP đến năm 2011 có đến 29% trẻ TC-BP ở thành thị và 5,6% trẻ TC-BP ở
vùng nông thôn [24]. Theo báo cáo của Hội dinh dưỡng Việt Nam TC-BP từ trẻ em
tuổi tiền học đường và học đường đến tuổi trưởng thành đang gia tăng ở Việt Nam,
nhất là ở các thành phố lớn. Tỷ lệ TC-BP ở trẻ dưới 5 tuổi ở TPHCM đã gia tăng
gấp ba lần trong hơn 10 năm qua, từ 3,7% lên 11,5%.

Theo Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/12/2012 của thủ tướng Chính phủ
quyết định về phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và
tầm nhìn 2030 tại mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em có nêu là
khống chế tỉ lệ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở


2

các thành phố lớn năm 2015 và duy trì ở các năm tiếp theo để thực hiện được mục
tiêu này chúng ta cần có những giải pháp tích cực và can thiệp sớm để phịng chống
thừa cân-béo phì ở trẻ ngay từ bậc học Mầm non.
Thành phố Mỹ Tho hiện nay là trung tâm của tỉnh Tiền Giang là đô thị loại 1
trực thuộc tỉnh, nền kinh tế của thành phố Mỹ Tho ngày càng phát triển làm cho đời
sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu và đáp ứng về ăn uống, giải
trí của người dân cũng thay đổi hơn trước. Theo báo cáo thống kê của Phòng Giáo
dục-Đào tạo thành phố Mỹ Tho, hiện nay TC-BP ở các bậc học trên địa bàn đang
tăng theo các năm, năm học 2015-2016 tỉ lệ TC-BP trẻ mầm non là 11,5%, năm học
2016-2017 tỉ lệ TC-BP ở trẻ Mầm non là 12.7%, đầu năm học 2017-2018 béo phì
Mầm non trên địa bàn là 13.45% nhưng đây chỉ là số liệu thơ do các trường báo cáo
về Phịng giáo dục-Đào tạo mà chưa có nghiên cứu thực tế. Vậy“ Tỉ lệ TC-BP thực
tế ở trẻ Mầm non trên địa bàn thành phố Mỹ Tho hiện nay như thế nào và yếu tố
nào liên quan đến thừa cân-béo phì của trẻ?”. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ mầm non 3-5 tuổi trên địa
bàn thành phố Mỹ Tho năm 2018 và một số yếu tố liên quan” nghiên cứu này
nhằm để đánh giá thực trạng thừa cân-béo phì và xác định các yếu tố liên quan đến
thừa cân-béo phì ở trẻ mầm non qua đó đề xuất với Phịng giáo dục-Đào tạo và phụ
huynh học sinh có hướng can thiệp sớm phịng chống thừa cân-béo phì ở trẻ tránh
những hậu quả về sau.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ 3-5 tuổi tại một số trường mầm
non thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ 3-5
tuổi tại một số trường mầm non thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2018.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Tổng quan về thừa cân-béo phì
1.1.1. Định nghĩa thừa cân-béo phì
Thừa cân: là sự tích lũy chất béo bất thường hoặc quá mức có thể ảnh hưởng
sức khỏe [90].
Béo phì: Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng có
khối lượng chất béo đủ lớn để tăng nguy cơ bệnh tật, thay đổi thể chất, tâm lý và có
thể gây tử vong [48].
1.1.2. Cách đánh giá tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em [6]
Đánh giá tình trạng thừa cân-béo phì của trẻ từ 0-60 tháng tuổi thơng qua chỉ
số Z-scores (đơn vị độ lệch chuẩn) của chỉ số cân nặng theo chiều cao so với chuẩn
tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới năm 2005.
Đánh giá

Chỉ số Z-score
< -3 SD

Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ nặng


-3 SD ≤ Z-score < -2 SD

Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy cịm

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD

Trẻ bình thường

2 SD > Z-score ≤ 3 SD

Trẻ thừa cân

> 3 SD

Trẻ béo phì

Sử dụng bảng Z-score chỉ số BMI theo tuổi và giới cho trẻ từ 5-19 tuổi cho
trẻ > 60 tháng tuổi đến <72 tháng tuổi (Z-score WHO 2007).
Đánh giá

Chỉ số Z-score
< -3 SD

Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng

< -2 SD

Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa


-2 SD ≤ Z-score ≤ 1 SD

Trẻ bình thường

>1 SD

Trẻ thừa cân

> 2 SD

Trẻ béo phì


5

1.1.3. Sinh lý bệnh [47]
Béo phì là do sự phát triển quá mức của mô mỡ, là tập hợp của các tế bào mỡ
ở dưới da, cạnh các phủ tạng. Các tế bào mỡ trong mô mỡ tăng dự trữ mỡ theo hai
cách:
- Gia tăng số lượng tế bào mỡ.
Trong giai đoạn đầu, sự tích lũy mỡ trong mơ mỡ chủ yếu là gia tăng kích
thước tế bào, do đó chế độ can thiệp phù hợp trong giai đoạn này có thể giúp cân
nặng giảm nhanh và ổn định lâu dài. Béo phì càng kéo dài, bên cạnh sự gia tăng
kích thước tế bào sẽ có hiện tượng tăng phân bào để thành lập các tế bào mỡ mới.
Khi béo phì đã đến giai đoạn này, các can thiệp có thể giúp giảm cân nặng trong
giai đoạn đầu chủ yếu là do hiện tượng giảm kích thước tế bào mỡ, nhưng trong giai
đoạn tiếp theo cân nặng thường giảm chậm và rất khó duy trì cân nặng lâu dài, do
số lượng tế bào mỡ thường rất khó giảm.
Bên cạnh các tế bào mỡ tập trung thành mô mỡ, trong các trường hợp béo
phì nặng cũng có kèm theo hiện tượng gia tăng lượng lipid tự do trong tuần hoàn

máu và sự hiện diện của tế bào mỡ trong các mô của cơ quan.
1.1.4. Nguyên nhân thừa cân-béo phì trẻ em [48]
Trên 90% trường hợp béo phì là do yếu tố ngoại sinh, tức là do ăn uống, chế
độ vận động, sinh hoạt, chỉ có khơng đến 10% là do di truyền và bệnh lý, thường
gặp trong các bệnh lý về gen, nội tiết có thể nguyên phát hay thứ phát [47].
1.1.4.1. Béo phì do yếu tố ngoại sinh
Trẻ em của thế hệ hiện tại đang sống trong môi trường rất thuận lợi để phát
sinh béo phì, trong đó trọng lượng rất dễ dàng vượt quá mức bình thường, nếu trẻ
em khơng có ý thức và nỗ lực. Thừa cân-béo phì cịn do các hành vi cá nhân khơng
lành mạnh hoặc các mơi trường xung quanh, bao gồm cả gia đình, nhà trường, xã
hội và bị ảnh hưởng bởi các hệ thống vĩ mơ như ngành cơng nghiệp thực phẩm và
chính phủ [95].
-

Hành vi cá nhân


6

Thói quen ăn uống khơng lành mạnh: Tiêu thụ năng lượng thực phẩm dày
đặc, thực phẩm tinh chế đóng gói, tiêu thụ nhiều đường và đồ uống ngọt, ăn vặt quá
nhiều, bỏ bữa và ăn ít trái cây, rau quả có liên quan đến chứng béo phì [53].
-

Thiếu hoạt động thể chất

Tăng thời gian ngồi trước màn hình (tivi, máy tính, điện thoại) và giảm thời
gian ngủ [77].
-


Ảnh hưởng mơi trường

+ Gia đình: Các phong cách và hành vi ni dạy con cái cũng như việc cha,
mẹ chăm sóc chế độ ăn uống cho trẻ và các mơ hình hoạt động thể chất, việc lựa
chọn thực phẩm và tập thể dục của đứa trẻ.
Các yếu tố nguy cơ như mẹ tiểu đường, hút thuốc lá, cách cho trẻ ăn khi sơ
sinh, thời gian ngủ, tỷ lệ tăng cân sau khi sinh của mẹ cũng liên quan đến béo phì
của trẻ [94].
+ Trường học: Mơi trường học đường có thể làm gia tăng tình trạng béo phì
ở trẻ nếu khơng có sự nhấn mạnh về dinh dưỡng và giáo dục thể chất.
Thiếu sân chơi và các cơ sở thể thao, bữa ăn trưa của trường khơng lành
mạnh và sự sẵn có của những điều không tốt: đồ ăn nhẹ và đồ uống trong trường
hoặc khu vực lân cận tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em [65, 69].
+ Vùng lân cận: Những yếu tố như sự sẵn có của thực phẩm và cửa hàng tạp
hố, khơng gian cơng viên, khu vực dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp có thể làm
trung gian nguy cơ bệnh béo phì [56].
-

Ảnh hưởng môi trường vĩ mô

+ Công nghiệp thực phẩm: Sản xuất chất béo, đường, các hình thức tiếp thị,
quảng cáo thực phẩm, chiến thuật bán hàng tích cực và việc ghi nhãn không rõ ràng
làm hạn chế khả năng lựa chọn thực phẩm hợp lý của người tiêu dùng.
-

Chính phủ

+ Chính phủ có trách nhiệm cung cấp mơi trường an tồn có lợi cho hoạt
động thể chất như sân chơi, phịng tập thể dục, khu vực dành cho người đi bộ.



7

+ Các chính sách dinh dưỡng lành mạnh cũng cần thiết để hạn chế sự sẵn có
các đồ ăn nhẹ không lành mạnh, nhãn thức ăn rõ ràng và kiểm sốt giá cả của trái
cây và rau.
1.1.4.2. Béo phì do yếu tố nội sinh và di truyền
- Bệnh lý nội tạng, các yếu tố di truyền khác.
- Nguyên nhân nội tiết: Suy giáp, suy giáp cận lâm sàng được quan sát thấy
trong khoảng 10% bệnh nhân bị thừa cân.
- Yếu tố di truyền: Do bố, mẹ bị thừa cân-béo phì
1.2. Tình trạng thừa cân-béo phì trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.Tình hình thừa cân-béo phì trên thế giới
Tỷ lệ béo phì ở trẻ em đã đạt đến cấp báo động yêu cầu hành động khẩn cấp.
Trong năm 2010, hơn 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được báo cáo là thừa cân trên tồn
thế giới [89].
Tỷ lệ thừa cân-béo phì ở các nước phương Tây và các nước công nghiệp hoá
cao nhất, nhưng vẫn thấp ở một số nước đang phát triển. Tỷ lệ này cũng khác nhau
theo tuổi và giới tính [102].
Theo WHO ở Châu Á và các vùng Địa Trung Hải phía Đơng có tỷ lệ thừa
cân-béo phì cao hơn so với Châu Âu (20-30%), cao hơn Đông Nam Á, Tây Thái
Bình Dương và Châu Phi (10-20%). Năm 2010 tổng cộng có 43 triệu trẻ em (35
triệu ở các nước đang phát triển) được ước tính là thừa cân hoặc béo phì; 92 triệu
người có nguy cơ thừa cân. Tỷ lệ thừa cân và béo phì trên tồn cầu đã tăng đáng kể
kể từ năm 1990, ở trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, từ khoảng 4% năm 1990 lên 7% năm
2010. Nếu xu hướng này tiếp tục, tỷ lệ hiện mắc đạt đến 9% hoặc 60 triệu người
vào năm 2020 [102].
Trong giai đoạn 1990-2000 tình hình thừa cân-béo phì gia tăng tương đối
nhanh, đến năm 2002 ước tính trên tồn cầu có 155 triệu trẻ lứa tuổi học đường bị
thừa cân-béo phì. Tuy nhiên, tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ có khác biệt theo khu vực

[84].


8

Tỉ lệ thừa cân-béo phì của trẻ em Châu Phi là 8,5% năm 2010, ước tính năm
2020 sẽ là 12,7%. Tỉ lệ béo phì ở các nước phát triển cao gấp 2 lần các nước đang
phát triển [57].
1.2.2. Tình hình thừa cân-béo phì tại các nước phát triển
Tại các nước đã phát triển, thừa cân-béo phì đang gia tăng đến mức báo động
và là một nạn dịch [63]
Tỉ lệ tăng hàng năm trong 2010-2014 của béo phì trẻ trai thành thị, trẻ gái
thành thị, trẻ trai nông thôn, trẻ em gái nông thôn là 0,62%, 0,42%, 0,79% và 0,49%
[100].
Tại Mỹ năm 2003-2004 tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ 2-5 tuổi tại Mỹ là 26,2%.
Thừa cân-béo phì trẻ em hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng tại Mỹ [82].Tỉ lệ
hiện mắc bệnh béo phì thay đổi theo nhóm tuổi và nhóm dân tộc cho cả nam giới và
nữ giới [59]. Giai đoạn 2009-2010 tỉ lệ béo phì theo độ tuổi ở nam giới là 35,5% và
35,8% nữ giới [60]. Giai đoạn 2013-2014 tỉ lệ béo phì theo độ tuổi là 35,0% ở nam
giới và 40,4% ở phụ nữ [61]. Tại Hoa Kỳ tỉ lệ thừa cân ở trẻ em độ tuổi đi học và
thiếu niên đã tăng hơn ba lần, từ 5% đến > 16% trong ba thập kỷ qua [62].
Tại Úc năm 2014 có 27,6% trẻ em bị thừa cân. Giữa năm 2007-2008 và
2014-2015, tỉ lệ thừa cân-béo trẻ em tăng từ 24,7% lên 27,6% [70].
1.2.3. Tình hình thừa cân-béo phì tại các nước đang phát triển
Vấn nạn béo phì khơng chỉ của riêng các nước phát triển mà đang có xu
hướng tăng cao ở cả các nước đang phát triển. Trong năm 2010, trên thế giới có 43
triệu trẻ em trong đó với 35 triệu ở các nước đang phát triển bị thừa cân-béo phì và
92 triệu trẻ em có nguy cơ thừa cân [49]. Tỉ lệ thừa cân toàn cầu và trẻ em béo phì
đang gia tăng. Vào năm 1990, tỉ lệ thừa cân-béo phì tồn cầu là 4,2%; năm 2000 là
5,1%; trong năm 2010 nó là 6,7% và năm 2020 là tỉ lệ ước tính là 9,1% [49].

Ở Châu Á, tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ mầm non là 3,2% vào năm 1990
tăng lên 4,9% trong năm 2010 ước tính năm 2020 là 6,8%. Năm 1990 có 12,4 triệu
trẻ em ở Châu Á bị béo phì đến năm 2010 tăng lên 18 triệu ước tính đến năm 2020,
sẽ có 24 triệu người trẻ em ở châu Á sẽ bị béo phì. Riêng Đơng Nam Á, số trẻ em
béo phì tăng từ 1,2 triệu lên 2,5 triệu trong 20 năm. Thừa cân-béo phì mầm non trên


9

thế giới đang gia tăng và tăng từ 4,2% vào năm 1990 đến 6,7% trong năm 2010. Xu
hướng này dự kiến đạt 9,1% hoặc ≈60 triệu năm 2020. Tỉ lệ ước tính lứa tuổi mầm
non thừa cân và béo phì ở châu Phi trong năm 2010 là 8,5% và dự kiến sẽ đạt
12,7% trong năm 2020 [57].
Bảng 1.1. Tỉ lệ thừa cân và béo phì vùng (> 2 SD cân nặng theo chiều cao trung
bình) ở trẻ em trong độ tuổi 0-5 tuổi, bởi Liên Hiệp Quốc (UN): 1990-2020 [57]
Vùng Liên hợp quốc

1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020
%

Châu phi

4.0

4.7

5.7

6.9


8.5

10.4

12.7

Châu Á

3.2

3.4

3.7

4.2

4.9

5.7

6.8

Châu Mỹ Latinh

6.8

6.8

6.8


6.9

6.9

7.0

7.2

Châu Đại Dương

2.9

3.1

3.2

3.3

3.5

3.6

3.8

Các nước phát triển

7.9

8.8


9.7

10.6

11.7

12.9

14.1

Toàn cầu

4.2

4.6

5.1

5.8

6.7

7.8

9.1

Biểu đồ 1. 1.Biểu diễn xu hướng thừa cân - béo phì ở trẻ mầm non [57]
Châu Á vào năm 2010, dự kiến đến 24 triệu người bị thừa cân-béo phì. Các
chương trình và giải pháp can thiệp phải được thực hiện để giải quyết những vấn đề
nghiêm trọng về sức khoẻ ảnh hưởng đến trẻ em các nước ASEAN [51].



10

1.2.4. Tình hình thừa cân-béo phì tại Việt Nam
Trước năm 1985, tỉ lệ thừa cân-béo phì ở học sinh mẫu giáo và tiểu học tại
Việt Nam hầu như không đáng kể. Trongnhững năm gần đây, tỉ lệ thừa cân-béo phì
ở trẻ em có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn. Kết quả của tổng
điều tra dinh dưỡng tồn quốc cho thấy tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi
là1,1% (năm 1999), 2,7% (năm 2000) [7] .
Tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em < 5 tuổi năm 2010 là 5,6%; tỉ lệ béo phì
riêng là 2,8%. Kết quả này cho thấy tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi quá mức
5% mức đặt ra khống chế trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 20012010, thậm chí ở vùng thành thị tỉ lệ thừa cân- béo phì là 6,5% [1].
Xu hướng thừa cân, béo phì gia tăng đáng báo động. Năm 2004, vùng thành
thị có 5,5% trẻ em TC-BP và chỉ có 1,7% trẻ em nơng thơn TC-BP đến năm 2011
có đến 29% trẻ TC-BP ở thành thị và 5,6 trẻ TC-BP ở vùng nông thôn [24].
Bảng 1.2. Tỉ lệ thừa cân-béo phì 2000-2011 ở trẻ từ 0.5 đến 11 tuổi tại
Việt Nam [24]
STT Năm

Thành thị

Nông thôn

Cả nước

1

2000


0.9

0.5

0.7

2

2010

14.8

6.2

8.2

3

2011

29.0

5.6

11.6

Tại TPHCM tỉ lệ trẻ < 5 tuổi bị thừa cân-béo phì tăng từ 3,7% năm 2000 lên
10,7% năm 2010 [44]. Nghiên cứu của Mai Thị Mỹ Thiện, Lê Nguyễn Thành Un,
Trương Trọng Hồng tỉ lệ thừa cân-béo phì tại trường mầm non nội thành TPHCM
là 47% và mầm non ngoại thành là 22.2% [27].

Năm 2013 tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ 4-9 tuổi là 39,9% (tỉ lệ thừa cân là
21,9% và tỉ lệ béo phì là 18,0%); tỉ lệ thừa cân-béo phì tăng dần theo lứa tuổi và học
sinh nam có tỉ lệ cao hơn học sinh nữ [25].
Nghiên cứu Phùng Đức Nhật, 2014, tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ mẫu
giáo tại quận 5, TPHCM là 21,1% trong đó thừa cân 13,2%, béo phì là 8% [32].


11

Nghiên cứu Trần Thu Hà về thực trạng thừa cân-béo phì ở trẻ 4-6 tuổi tại 2
trường mầm non xã Mỹ Yên, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2015 cho thấy tỉ lệ trẻ
4-6 tuổi bị thừa cân-béo phì là 10,7% trong đó thừa cân 4% , béo phì 6,7% [12].
Nghiên cứu Phan Thị Ngọc Nhanh và Lê Ngọc Phượng, 2016 tỉ lệ thừa cânbéo phì trẻ từ 5-6 tuổi tại thành phố Long Xuyên, An Giang là 17,4% trong đó 10%
thừa cân, 7,4% béo phì [31].
Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn năm
2030 khẳng định nhiệm vụ cải thiện dinh dưỡng là trách nhiệm của các ngành, các
cấp và mọi người dân. Cần phấn đấu bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố
quan trọng nhằm hướng tới phát triển tồn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của
người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nội dung cụ thể của Chiến lược
bao gồm 6 mục tiêu cụ thể trong đó mục tiêu thứ tư là từng bước kiểm sốt có hiệu
quả tình trạng thừa cân-béo phì [2].
1.2.5.Tình trạng thừa cân-béo phì tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long:
Cũng theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2011 tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị
TC-BP tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 3,6% đến năm 2014 là 5,6% [9].
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2011 tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị TC-BP
tại thành phố Cần Thơ là 3,4% thì đến năm 2014 tỉ lệ này là 5,6% [9].
1.3.Tình trạng dinh dưỡng tại địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Tiền Giang có tổng số 11 huyện thị thành. Trong đó, TPMT là đơ thị
loại 1 trực thuộc tỉnh, là trung tâm, văn hoá, chịnh trị xã hội của tỉnh, là điểm dừng

chân của lộ trình về miền Tây cũng là nơi thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và
ngoài nước. Cùng với sự phát triển đó là nguy cơ mất an tồn vệ sinh thực phẩm,
mất cân bằng dinh dưỡng và dịch bệnh có nguy cơ gia tăng và bùng phát mạnh.
Tình trạng thừa cân-béo phì trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh theo số liệu thống
kê của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Tiền Giang năm 2017 ở một số huyện trên địa
bàn như sau:


12

16
14
12

12.7

%

10
8
6

7.7

4
2

Mầm non

14.7


8
3.7

Nhà trẻ
Mẫu giáo

5.2
5.9 5.2

5.2

3.9
4
1.8

0
Tỉnh

Chợ Gạo

TPMT

Châu Thành

Huyện

Biểu đồ 1. 2. So sánh tỉ lệ TC-BP của TPMT
và các huyện lân cận trong tỉnh
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tình trạng béo phì của TPMT đang ở mức cao

vượt tỉ lệ chung của toàn tỉnh và 2 huyện lân cận.
Theo đề tài nghiên cứu của Bác sĩ Trần Kim Châu tại trường mầm non Hùng
Vương năm học 2016-2017 tại trường có 109/829 (tỉ lệ 13.15%) trẻ dưới 5 tuổi bị
thừa cân-béo phì.
1.4. Yếu tố nguy cơ TC-BP ở trẻ em lứa tuổi học đường
Béo phì là hậu quả của sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng
lượng tiêu hao trong thời gian dài song song với giảm hoạt động thể lực trong một
lối sống tĩnh tại. Sự mất cân bằng này có thể do tăng năng lượng ăn vào hay giảm
năng lượng tiêu hao hoặc cả hai. Một số nghiên cứu cho rằng ngun nhân cịn có
thể do yếu tố di truyền. Có tới 75% các trường hợp béo phì ở trẻ em kéo dài, tồn tại
đến tuổi trưởng thành và khó điều trị [19].
Có các nhóm nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ thừa cân-béo phì tại cộng đồng:
do yếu tố di truyền, thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, các yếu tố kinh tế - văn
hóa - địa dư. Các yếu tố di truyền được thể hiện quan việc trẻ dễ bị TC-BP khi có
cha hoặc mẹ bị TC-BP. Trẻ có cha bị TC-BP có nguy cơ TC-BP gấp 2,3 lần, trẻ có
mẹ TC-BP có nguy cơ TC-BP gấp 1,9 lần trẻ khơng có cha hoặc mẹ bị TC-BP [21].


13

Tại Việt Nam, giai đoạn 2000 đến 2010 có sự gia tăng lượng thực phẩm tiêu
thụ trên đầu người về các chất: thịt, cá, trứng sữa, chất béo nên nguy cơ thừa cânbéo phì cũng gia tăng [8].
1.4.1 Các yếu tố liên quan đến trẻ
1.4.1.1 Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống
Trong số các yếu tố lối sống, hành vi ăn uống đã được chứng minh là một
yếu tố liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI), thừa cân và béo phì [78].
Việc gia tăng chất ngọt và béo trong khẩu phần cùng với giảm ăn hoặc ít ăn
rau, trái cây là một đặc điểm của những người thừa cân-béo phì [13] , [50].
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa thói quen ăn uống
và tình trạng thừa cân-béo phì của trẻ. Trẻ thừa cân-béo phì thường có thói quen háu

ăn, ăn nhanh, ăn nhiều và ăn nhiều bữa trong ngày hoặc có ăn thêm bữa phụ buổi tối
trước khi đi ngủ [36]. Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ có sở thích ăn chất đường,
chất béo có nguy cơ thừa cân-béo phì cao hơn trẻ khơng có sở thích trên [30].
Nghiên cứu Trần Thu Hà năm 2015 tại Hà Nội 35.8% trẻ TC-BP ăn nhanh,
10.2% trẻ TC-BP vừa xem tivi vừa ăn, 27,7% trẻ TCBP ăn nhiều hơn giới hạn,
11,6% trẻ TCBP do ăn đêm [11].
Các thực phẩm ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn ngày càng đa dạng và được
sử dụng trên khắp thế giới, thường là các thực phẩm nhiều chất béo, bán kèm với
nước giải khát có đường. Các loại bữa ăn này cung cấp nhiều năng lượng nhưng
không cân đối về thành phần bữa ăn. Loại bữa ăn này phù hợp với lối sống công
nghiệp khi thời gian ăn ngắn với nhu cầu cung cấp nhiều năng lượng trong bữa ăn
nhưng ăn thường xuyên dễ gây thừa cân-béo phì [64]. Tại Mỹ khẩu phần thức ăn
nhanh vừa rẻ tiền vừa có năng lượng cao, lại chứa nhiều chất béo vượt hơn nhu cầu
năng lượng của bữa ăn. Đây được nhận định là lý do khiến dịch thừa cân-béo phì
tăng nhanh ở Mỹ [87].
Theo J. O. Hill, thức ăn của chúng ta ngày nay có lượng mỡ rất cao và chế độ
ăn nhiều mỡ được xem như là nguyên nhân thúc đẩy béo phì bằng cách tăng năng
lượng ăn vào dẫn đến một cân bằng năng lượng dương và gây tăng cân [68].
Nguyễn Thị Kim Hoa nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến


14

thừa cân-béo phì ở trẻ từ 2-5 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Huế năm
2009 xác định trẻ thường xuyên ăn thức ăn béo, giàu năng lượng có nguy cơ thừa
cân-béo phì gấp 3,4 lần so với trẻ khơng có thói quen này [16].
1.4.1.2. Hoạt động thể lực
Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng của tỉ lệ thừa cân-béo phì đi song song
với giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn. Trước đây, khẩu phần
mỡ tăng là yếu tố chủ yếu làm tăng TC-BP thì hiện nay sự giảm hoạt động đã là một

yếu tố chính. Thời gian dành cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói
chuyện qua điện thoại, lái xe, ăn uống… cao hơn. Sự giảm vận động tại nơi học tập,
làm việc và tại gia đình cịn nghiêm trọng hơn với giảm mức tập thể dục và luyện
tập [58], [67].
Nghiên cứu của Klesges, tỉ lệ trao đổi chất trong suốt quá trình xem tivi hạ
thấp một cách đáng kể và có mối liên quan giữa TC-BP và thời gian xem tivi [73].
Nghiên cứu của Ian Janssen và các cộng sự, 2004 cho thấy xem truyền hình
và khơng hoạt động thể chất có liên quan chặt chẽ với thừa cân và béo phì ở thanh
niên Canada [72].
Tăng hoạt động thể chất khơng chỉ có tiềm năng để giúp giải quyết vấn đề
béo phì mà cịn giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe quan trọng khác [85].
Trịnh Thị Thanh Thủy so sánh thời gian xem truyền hình, chơi điện tử của
nhóm thừa cân-béo phì và nhóm chứng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05), lần lượt là 79,6 phút/ngày so với 53,3 phút/ngày [43].
Kiểu sống tĩnh tại có vai trị quan trọng ảnh hưởng tới TC-BP. Như vậy cần
phải có các bước tích cực khuyến khích phát triển các hoạt động thể lực trong cộng
đồng. Một nguyên nhân góp phần làm gia tăng thừa cân-béo phì ở trẻ em hiện nay
là tình trạng trẻ em ngày càng ít vận động, ít tiêu hao năng lượng hơn. Khơng gian
vui chơi giải trí cho trẻ em tại các thành phố lớn ngày càng bị thu hẹp do đơ thị hóa
và do thiếu sót trong qui hoạch khơng gian đơ thị của các cấp có thẩm quyền cũng
là một yếu tố quan trọng cho nguy cơ thừa-cân béo phì ở trẻ em.
Trẻ em ngày càng quen thuộc với truyền hình, trị chơi điện tử, máy vi tính,
gia tăng thời gian học tập và qua đó gia tăng các hoạt động tĩnh tại. Gia tăng các


×