Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và một số yếu tố liên quan tại huyện xay tha ny, thủ đô viêng chăn, lào năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TITTHASONE SOUNSAVATH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NI CON BẰNG SỮA MẸ HỒN TỒN
TRONG 6 THÁNG ĐẦU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
HUYỆN XAY THA NY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TITTHASONE SOUNSAVATH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NI CON BẰNG SỮA MẸ HỒN TỒN
TRONG 6 THÁNG ĐẦU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
HUYỆN XAY THA NY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, LÀO 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. ĐINH THỊ PHƯƠNG HÒA


HÀ NỘI, 2018


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của thầy cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phịng Quản lý Đào tạo Sau đại
học, các thầy cơ, Trường Đại học Y tế cơng cộng đã có nhiều cơng sức đào tạo, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn đến PGS.TS. Đinh Thị Phương Hịa và Ths. Dương Kim Tuấn là thầy, cô giáo
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bệnh viện huyện Xay tha ny
cùng các bạn đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu làm luận văn.
Sau cùng tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các bạn trong lớp Thạc sỹ Y tế
Cơng cộng khóa 20 và người thân trong gia đình đã cùng tơi chia sẻ những khó khăn
và dành cho tơi những tình cảm, động viên q báu trong suốt q trình học tập và
hồn thành luận văn này./.
Hà Nôi, tháng 10 năm 2018


iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... viii
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Một số kiến thức cơ bản về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ ......................... 4
1.1.1.Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .............................................. 4
1.1.2. Lợi ích của ni con bằng sữa mẹ ............................................................. 5
1.2. Kiến thức và thực hànhnuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và
một số yếu tố liên quan ........................................................................................... 8
1.2.1. Một số nghiên cứu về Kiến thức và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu ......................................................................................... 8
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành ni con bằng sữa mẹ hồn tồn 11
Yếu tố từ phía trẻ ...................................................................................................... 11
1.3. Thơng tin chung về địa bàn nghiên cứu: huyện Xay Tha Ny ........................ 13
KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................................ 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 16
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 16
2.4. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 16
2.5. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 16
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 17
2.6.1. Công cu ̣ thu thâ ̣p số liê ̣u .......................................................................... 17
2.6.2. Phương pháp thu thâ ̣p số liê ̣u .................................................................. 17
2.7. Các biến số ..................................................................................................... 18
2.8. Các khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ........................................... 18
2.8.1. Các khái niệm .......................................................................................... 18
2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá ................................................................................. 18
2.9. Quản lý và phân tích số liệu ........................................................................... 19
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................... 19
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ............................. 19

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 21
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 21
3.2. Thực trạng ni con bằng sữa mẹ hồn tồn ................................................. 22
3.2.1. Tỷ lệ ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu .......................... 22
3.3. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn .............................................. 24
3.4. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành NCBSMHT ....................... 29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 33
4.1. Kiến thức và thực trạng ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu tại
địa bàn nghiên cứu ................................................................................................ 33
4.1.1.Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ................ 33
4.1.2. Thực hành ni con hồn tồn bằng sữa mẹ ........................................... 35
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
............................................................................................................................... 36


iv

4.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 38
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 39
1. Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu của bà
mẹ có con từ 7-12 tháng tuổi: ............................................................................... 39
2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu. .............................................................................................................. 39
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 41
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 43
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ............................. 43
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ......................................................... 45
THÔNG TIN CHUNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM .................................................. 45
M1: THỰC HÀNH NCBSM ............................................................................. 46

KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ NCBSM ......................................................... 48
M2. KIẾN THỨC VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ....................................... 48
M3: TIẾP CẬN VỚI CÁN BỘ Y TẾ ................................................................ 51
M4: TIẾP CẬN TRUYỀN THÔNG.................................................................. 53
M5:ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC ............................................................................ 54
PHỤ LỤC 3. BIẾN SỐ ......................................................................................... 57


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=181) ......................... 21
Bảng 3.2. Thông tin về trẻ (n=181) .......................................................................... 22
Bảng 3.3: Tỷ lệ trẻ cho ăn thêm trước 6 tháng (n=93) ............................................. 23
Bảng 3.4. Lý do cho trẻ ăn thêm 6 tháng (n=93)...................................................... 23
Bảng 3.5. Các loại thức ăn thêm............................................................................... 23
Bảng 3.5: Kiến thức về NCBSMHT......................................................................... 24
Bảng 3.6: Kiến thức về lợi ích của ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn ...................... 25
Bảng 3.7: Kiến thức về sữa non ............................................................................... 26
Bảng 3.8: Kiến thức về cách giải quyết khi sữa mẹ không đủ cho trẻ ..................... 26
Bảng 3.9: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ trong một số hoàn cảnh đặc biệt..... 27
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành NCBSMHT ...................... 29
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của bà mẹ với thực hành
NCBSMHT ............................................................................................................... 29
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của bà mẹ với thực hành
NCBSMHT ............................................................................................................... 30
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa việc tiếp cận thông tin với thực hành NCBSMHT trong thời gian 6 tháng đầu sau sinh ......................................................................... 31
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa việc tiếp cận thông tin với thực hành NCBSMHT - qua
các phương tiện thông tin đại chúng (Thời gian trước sinh và sau sinh) ................. 31
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa điều kiện làm việc và cấu trúc hộ gia đình với thực

hành NCBSM HT ..................................................................................................... 32


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ................... 22
Biểu đồ 3.2. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn .................................... 28


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

NCBSMHT

Nuôi con bằng sữa mẹ hồn tồn

NCBSM

Ni con bằng sữa mẹ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

UNICEF


Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc – United Nations
Children’s Fund

WHO

Tổ chức y tế Thế giới – World Health Organization


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu là cách nuôi trẻ nhỏ lý
tưởng nhất, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng kể cả vitamin và khống chất cần thiết
cho trẻ mà khơng cần bổ sung thêm bất cứ loại thức ăn, nước uống nào. Tuy nhiên, chỉ
có 40% trẻ em trên thế giới được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nhằm tìm
hiểu nguyên nhân để cải thiện hiện trạng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Kiến
thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và một số yếu tố
liên quan của bà mẹ có con từ 7 đến 12 tháng tuổi tại huyện Xay Tha Ny, thủ đô Viêng
Chăn, Lào năm 2018” với 2 mục tiêu: 1, Mô tả Kiến thức và thực hành nuôi con bằng
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và 2, Xác định một số yếu tố liên quan đến ni
con bằng sữa mẹ hồn tồn ở bà mẹ có con từ 7 đến 12 tháng tuổi. Nghiên cứu cắt
ngang trên 181 bà mẹ có con từ 7 đến 12 tháng tuổi. Thu thập số liệu qua phỏng vấn
trực tiếp các bà mẹ bằng bộ câu hỏi có cấu trúc. Số liệu được nhập trên phần mềm
Epidata 3.1 và được phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt về ni con bằng sữa
mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu là 72,9%. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu đạt tỷ lệ 48,6%. Trong số trẻ cho ăn thêm trước 6 tháng, có 24,2%
được cho ăn thêm trong vòng 2 tháng đầu; 67,1% cho ăn thêm tại thời điểm 4 tháng và
và 31,9% cho ăn thêm trước 6 tháng. Lý do chính khơng cho trẻ bú mẹ hồn tồn là mẹ

khơng đủ sữa (52,2%); trẻ quấy khóc (45,7%) và 20,7% do mẹ phải đi làm. Nghiên
cứu của chúng tơi khơng tìm được mối liên quan nào có ý nghĩa thống kê tới thực hành
ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên có sự khác biệt là tỷ lệ
phụ nữ người dân tộc Mon-khơme thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hồn tồn (37,5%)
thấp hơn hai nhóm dân tộc Lào-tai và Hmong-Dao (49,5). Cần thúc đẩy việc áp dụng
kiến thức vào thực tế nhằm cải thiện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ở các
bà mẹ ở địa bàn nghiên cứu cũng như trong cả nước. Các can thiệp của chương trình
ni con bằng sữa mẹ cần ưu tiên tăng cường cho nhóm bà mẹ người dân tộc Mon –
Khowme. Các can thiệp của chương trình ni con bằng sữa mẹ cần ưu tiên tăng
cường cho nhóm bà mẹ người dân tộc Mon-Khowme.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bú mẹ hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho
bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác, kể cả nước trắng, trừ trường hợp phải uống bổ sung các
vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Cũng theo khuyến nghị của
WHO, cần cho trẻbú mẹ hồn tồn trong6 tháng đầu sau đẻ. Vì trong giai đoạn này, chỉ có
sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng kể cả vitamin và khống
chất cần thiết cho trẻ [34].
Ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT)trong 6tháng đầu đời là can thiệp giảm tỷ
lệ bệnh tật, tử vong hiệu quả nhất cho trẻ em vì sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ phòng bệnh,
đặc biệt là viêm phổi và tiêu chảy [24]. Theo một số nghiên cứu, chỉ riêng can thiệp cho trẻ
bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cứu sống được hơn 1 triệu trẻ em hàng
năm [25].
Sữa mẹ còn là yếu tố thúc đẩy phát triển hệ thống miễn dịch, đáp ứng tích cực với tiêm
phịng vác xin giúp trẻ hồn thiện chức năng miễn dịch sau này. Nuôi con bằng sữa mẹ hồn
tồn đặc biệt quan trọng ở các nước có thu nhập thấp, nơi có nguy cơ cao là thực phẩm chứa
vi khuẩn hoặc ký sinh trình và nguồn nước bị ơ nhiễm. Bú mẹ hồn tồn làm giảm nguy cơ

trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm thông qua việc ăn bổ sung các thực phẩm khác.. Nuôi con
bằng sữa mẹ cịn mang lại lợi ích cho bà mẹ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng các bà mẹ cho
con bú, giảm 6% nguy cơ phát triển ung thư vú xâm lấn; ngăn chặn khoảng 20.000 ca tử
vong do ung thư vú mỗi năm đối với việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ [25].
Mặc dù lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ nói chung và NCBSMHT đã được khẳng
định nhưng nhiều bà mẹ vẫn chưa hiểu biết đầy đủ và thực hành đúng về NCBSMHT cũng
như thực hành đúng. Đặc biệt, tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu vẫn cịn thấp và
có xu hướng giảm. Số liệu của WHO và UNICEF cho thấy chỉ 40% trẻ em trên thế giới được
bú sữa mẹ hoàn tồn trong 6 tháng đầu và chỉ có 23 quốc gia có tỷ lệ NCBSMHT trên 60%
[10].
Ở Lào, tỷ lệ NCBSMHTtrong 6 tháng đầu cũng tương tự như thống kê trong toàn cầu là
40% với tỷ lệ ở thành thị (38%) thấp hơn so với nông thôn (41%)[30].
Huyện Xay Tha Ny là huyện ngoại thành của Thủ đô Viêng Chăn là khu vực nằm ở
hai bên bờ sông Ngừm. Huyện Xay Tha Ny bao gồm 11 trạm y tế xã có 104 làng, có dân số
196,600 người, trong đó nữ 98,300 người.Tổng số hộ là 39,400 hộ. Dân số của huyện Xay
Tha Ny chiếm 24% trong 9 huyện của Thủ đơ Viêng Chăn. Mặc dù nguồn thu nhập chính
của huyện là nơng nghiệp (70%) nhưng trong địa bàn cómột số nhà máy và khu công nghiệp


2

hoạt động là cơ sở thu hút nhiều bà mẹ đến làm việc. Đó cũng là nguyên nhân khiến một bộ
phận các bà mẹ phải đi làm sớm sau khi sinh, ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú mẹ, đặc biệt là
bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Xay Tha Ny thì
tỷ lệ trẻ được bú mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu năm 2017 là 30%, thấp hơn so với tỷ lệ trẻ
được bú mẹ hoàn toàn trên toàn quốc[17].
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng NCBSM ở một vùng ngoại thành đang có xu hướng
cơng nghiệp hóa như huyện Xay Tha Ny. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng nuôi
con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và một số yếu tố liên quan tại huyện Xay Tha Ny ,
Thủ đô Viêng Chăn, Lào, năm 2018”. Các kết quả thu được sẽ làm cơ sở để đề xuất các can

thiệp phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn ở địa bàn nghiên cứu.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức và thực hành ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu của
bà mẹ có contừ 7 đến 12 tháng tuổitại huyện Xay Tha Ny, Thủ đô Viêng Chăn năm
2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành ni con bằng sữa mẹhồn tồn trong
6 tháng đầu ởbà mẹ có con từ 7 đến 12 tháng tuổitại huyện Xay Tha Ny, Thủ đô
Viêng Chăn năm 2018.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số kiến thức cơ bản về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ
1.1.1.Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Sữa mẹ là sữa do vú mẹ sản xuất ra trong thời gian mang thai và cho con bú. Sữa mẹ
có đầy đủ tất cả cá thành phần dinh dưỡng mà trẻ cần, bao gồm chất béo, đạm, đường,
vitamin, muối khoáng và nước. Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ dễ tiêu hóa, hấp
thu, có sẵn trong bầu vú mẹ, khơng mất công chuẩn bị.
Cơ chết tiết sữa mẹ: Khi mang thai, ngực của người mẹ sẵn sàng để sản xuất sữa.
Vào quý 2 của thai kỳ, tuyến vú bắt đầu tạo sữa non. Sữa này có màu vàng, đặc dính, rất giàu
chất dinh dưỡng và các kháng thể. Sau khi bé chào đời và rau thai đã bong, cơ thể mẹ bắt đầu
sản xuất nhiều sữa hơn. Trong vài ngày tiếp theo, lượng sữa tiếp tục tăng và sữa đổi màu
trắng, trơng có vẻ lỗng hơn.
Giải phẫu tuyến vú [6]:
Cấu trúc vú gồm 3 mơ chính: mơ tuyến, mơ mỡ và mơ liên kết. Vú các bà mẹ có thể to nhỏ

khác nhau tùy thuộc thành phần mô mỡ và mơ liên kết nhiều hay ít, cịn số lượng mơ tuyến
vú thì hầu như tương đương nhau. Tính từ ngồi vào trong vú gồm 5 lớp: da, mỡ dưới da và
tổ chức liên kết, dây chằng cooper treo vú, mô tuyến, mô sau tuyến.
Phần mô tuyến được chia thành 15-20 thuỳ, sắp theo hình nan hoa, tập trung về núm vú. Mỗi
thùy gồm 38-80 tiểu thùy, có nhiều nang sữa.
Sữa từ các tiểu thuỳ đổ vào các ống góp ở mỗi thuỳ (đường kính khoảng 2 mm), rồi tới các
xoang chứa sữa dưới quầng vú (đường kính 5-8 mm). Có tất cả 5 -10 ống dẫn sữa mở ra ở
núm vú. Do cấu tạo đặc biệt của tuyến vú nên tắc sữa có thể xảy ra ở một hay nhiều nang
sữa, một hoặc nhiều tiểu thùy, một hay nhiều thùy tuyến vú.
Trong sữa mẹ bao gồm sữa non, sữa trưởng thành, sữa đầu và sữa cuối [7].
Sữa non: Sữa mẹ được bài tiết trong 3 ngày đầu được gọi là sữa non
Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, trong đó chứa nhiều chất chống nhiễm khuẩn để bảo vệ cơ
thể, đặc biệt là kháng thể chống mắc bệnh tiêu chảy và viêm đường hô hấp (2 bệnh hay gặp ở
trẻ nhỏ).
- Sữa non chứa nhiều vitamin A làm giảm nhiễm khuẩn nặng và phòng các bệnh về mắt.
- Sữa non cịn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc đẩy phân su, ngăn chặn vàng da.
- Sữa non có yếu tố phát triển, giúp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ phát triển nhanh sau khi
sinh, đề phòng chống dị ứng và không dung nạp với các thức ăn khác.


5

- Thành phần sữa non cũng chưa 1 lượng chất đạm cao hơn sũa trưởng thành, nhằm giúp trẻ
tăng tạo đề kháng chống lại nhiễm trùng sau khi rời khỏi cơ thể mẹ.
Sữa trưởng thành (ổn định)
Là sữa mẹ sản xuất ra sau đẻ vài ngày (thường sau 3 ngày). Số lượng nhiều hơn, vú có cảm
giác cứng và nặng, người ta gọi là hiện tượng sữa về. Sữa lúc này trắng đục hơn sữa non.
Sữa đầu
- Là sữa được sản xuất vào đầu bữa bú, số lượng nhiều, sữa đầu có nhiều nước, protein và
đường.

- Trẻ bú mẹ chủ yếu nhận được đủ nước khi bú sữa đầu nên khơng cần uống thêm nước ngay
cả khi trời nóng nực.
- Sữa có vị lờ lợ gần giống orezol giúp trẻ được bù đắp đầy đủ điện giải.
- Nếu trẻ chỉ bú sữa đầu sẽ chóng đói và khơng bụ bẫm do thiếu năng lượng.
Sữa cuối
- Trơng đặc hơn vì có nhiều chất béo và có màu vàng hơn sữa đầu. Chất béo cung cấp năng
lượng cho bữa bú và cung cấp thêm cả một số vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K
nên cần cho trẻ bú kiệt hết một bên vú mỗi bữa bú để trẻ nhận được đầy đủ lượng chất béo
cần thiết.
- Trẻ được bú sữa cuối sẽ no lâu hơn, đủ giá trị dinh dưỡng và trẻ bụ bẫm hơn những trẻ chỉ
bú sữa đầu.
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách nuôi dưỡng trong đó trẻ trực tiếp bú sữa mẹ hoặc được
ni bằng sữa mẹ vắt ra [33].
Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn là chỉ cho trẻ bú mẹ mà khơng cho ăn, uống bất
kỳ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ trường hợp phải uống bổ sung các
vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc[11], [33].
Bú sớm: là cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh [33]
Sữa non: là sữa mẹ có trong 2 – 3 ngày sau đẻ
1.1.2. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, lý tưởng nhất cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa
mẹ là phương pháp tối ưu nhất trong thực hành ni dưỡng trẻ vì có đó là biện pháp ni con
tự nhiên, bảo đàm sự phát triển hồn hảo cho trẻ, bảo vệ sức khỏe cho mẹ, mang lại lợi ích
kinh tế cho gia đình, cộng đồng và xã hội.


6

Lợi ích đối với trẻ:
Sữa mẹ giúp trẻ chống lại bệnh tật đồng thời tăng cường sức khỏe và thúc đẩy sự tăng
trưởng tối ưu của trẻ.Sữa mẹ có cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn đối với trẻ. Khi đứa trẻ vừa

sinh ra, sữa mẹ chính là yếu tố miễn dịch đầu tiên giúp trẻ chống lại bệnh tật đồng thời có
chứa các thành phần giúp phát triển và hồn thiện hệ thống miễn dịch về sau. Chính vì thế,
trẻ được bú sữa mẹ ít mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và một số bệnh khác so với trẻ
không được bú mẹ..NCBSM cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là có liên quan đến
khả năng giảm mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch và béo phì khi ở tuổi
trưởng thành [32]
Sữa mẹ là thức ăn duy nhất đáp ứng nhu cầu lớn lên và phát triển của trẻ. Sữa mẹ thay
đổi thành phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ trong các cữ bú cũng như trong suốt thời
gian trẻ bú mẹ. Khi đứa trẻ lớn lên, các thành phần trong sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng
những nhu cầu của trẻ đang lớn, điều mà các sản phẩm thay thế sữa mẹ khơng có được.
Với các lợi ích về dinh dưỡng, miễn dịch và các yếu tố cho sự lớn lên, phát triển, sữa mẹ
được khẳng định là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ mà không một thức ăn, nước uống nào
có thể thay thế được. Nếu như tất cả các bà mẹ sinh con hàng năm đều cho con bú thì có thể
ngăn ngừa được 823 000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm cho dù họ ở quốc gia giàu hay
nghèo nào trên thế giới[25].
Đối với các trẻ từ 0-6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu trẻ, thúc đẩy sự phát triển cơ thể của trẻ và kích thích sự phát triển của não. Sữa
mẹ khơng chỉ là nguồn thức ăn hoàn hảo nhất, được hấp thu hiệu quả nhấtđối với trẻ dưới 6
tháng mà còn cung cấp đầy đủ nước cho trẻ, ngay cả khi thời tiết nóng nực. Sữa mẹ ln
sạch, sẵn sàng và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, nhấtlà trong những trường hợp khó khăn,
khẩn cấp như bão lụt, chiến tranh [3].
Trẻ bú mẹ hoàn toàn bao gồm cả bú sớm và hồn tồn trong vịng 1 giờ đầu sau đẻ.
Bú sớm trong vòng 1 giờ sau đẻ là cung cấp cho trẻ nguồn sữa non q giá có trong bầu vú
mẹ và có thể sẵn sàng cho con bú ngay sau khi sinh. Sữa non chứa nhiều kháng thể,là “liều
vắc xin đầu tiên” giúp trẻ chống nhiều bệnh nhiễm khuẩn mà trẻ có thể mắc khi lần đầu tiếp
xúc với mơi trường mới lại ngồi tử cung mẹ. Sữa non cịn có tác dụng xổ nhẹ, giúp thải
phân su giảm mức độ vàng da. Sữa non chứa nhiều yếu tố tăng trưởng giúp hoàn thiện cấu
trúc của ruột. Sữa non chứa nhiều vitamin A có tác dụng làm giảm độ nặng của các bệnh
nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ dị ứng. Sữa non là thức ăn phù hợp nhất với trẻ mới sinh đồng
thời cũng tạo nền tảng vững chắc cho sự lớn lên và phát triển của trẻ[35].



7

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đặc biệt mang quan trọngđối với trẻ sơ
sinh đẻ non và nhẹ cân. Ngồi những lợi ích của sữa mẹ đối với tất cả các trẻ nói chung, sữa
mẹ giúp trẻ đẻ non hồn thiện bộ máy tiêu hóa, tăng cân, giảm nguy cơ một số bệnh hay xẩy
ra ở trẻ đẻ non như viêm ruột hoại tử, nhiễm khuẩn huyết.v.v Trẻ đẻ non, nhẹ cân được nuôi
bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ giảm đáng kể nguy cơ tử vong trong giai đoạn sơ sinh và di chứng
tinh thần, vận động về sau [25], [25].
Lợi ích đối với bà mẹ
Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau thuận lợi, co hồi tử cung tốt, giảm nguy
cơ mất máu cho mẹ. Trẻ bú mẹ ngay và thường xuyên tăng cường q trìnhtạo sữa và phịng
cương tức sữa cho mẹ. Ni con bằng sữa mẹ là hình ảnh đẹp về gắn bó mẹ con, tạo tâm lý
thoải mái, tình cảm ấm áp giúp bà mẹ thoải mái, vui vẻ giảm nguy cơ trầm cảm. NCBSM
kéo dài được chứng minh là giảm nguy cơ bị loãng xương, đái đường và tăng huyết áp của
mẹ[3],[3].
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của
mẹ như giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung…đồng thời là một biện pháp tránh
thai hiệu quả cho mẹ, [3],[3].
Lợi ích với xã hội:
Ni con bằng sữa mẹ giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe. Kinh phí cho y tế
của một đất nước mà trẻ được bú mẹ hoàn toàn thấp hơn những nước mà trẻ khơng được bú
mẹ hồn tồn vì phải tốn chi phí cho bệnh tật, thuốc men và bệnh viện.WHO cũng vừa công
bố một nghiên cứu cho thấy, nếu tỷ lệ trẻ trên toàn thế giới được bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu đời tăng từ 40% lên 50% trong 10 năm tới, thì có 520.000 trẻ sẽ được cứu sống và
thế giới sẽ tiết kiệmđược 300 tỷ USD [10]
Ni con bằng sữa mẹ góp phần tăng lực lượng lao động. Những bà mẹ cho con bú
làm việc ít hơn nhưng con của họ thì ít bệnh hơn. Do đó, chi phí cho y tế cho việc th mướn
lao động thấp hơn nhưng năng suất lao động cao hơn. Bên cảnh đó, việc cho con bú cũng

góp phần bảo vệ mơi trường sống vì như thế sẽ có ít chai sữa và các vật dụng liên quan đến
việc cho con bú ngồi thải ra mơi trường hơn [3]


8

1.2. Kiến thức và thực hànhni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và một
số yếu tố liên quan
1.2.1. Một số nghiên cứu về Kiến thức và thực hành về ni con bằng sữa mẹ hồn tồn
trong 6 tháng đầu
1.2.1.1. Trên thế giới
Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu:
Các chương trình truyền thơng về NCBSMnói chung và lợi ích củaNCBSMHT đã
được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kiến thức BMHT còn chưa đạt mức
mong muốn. Theo điều tra của Alive&Thive (2012) ở Việt Nam, trong 11 câu hỏi về kiến
thức NCBSM thìtrung bình các bà mẹ trả lời đúng chỉ là 5,6 câu. Khoảng ba phần tư những
người tham gia nghiên cứu hiểu rằng trẻ cần được cho bú ngay hoặc trong vòng 1 giờ. Tỷ lệ
bà mẹ biết BMHT trong 6 tháng đầulà 83,9% nhưng chỉ 52,5% thấy cho trẻ chỉ bú sữa mẹ
trong 6 tháng đầu là tốt [12].
Kiến thức về NCBSMHT khác nhau tùy theo thời gian và địa bàn nghiên cứu ở Việt
Nam. Nghiên cứu của Bùi Thị Duyên ở 1 huyện miền núi Bắc Trung bộ năm 2013 cho thấy
chỉ có 33,9% bà mẹ có kiến thức đạt về NCBSMHT[13], thấp hơn nhiều so với nghiên cứu
của Đỗ Ngọc Ánh ở 1 huyện miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2015với tỷ lệ bà mẹ có kiến
thức đạt về BMHT trong 6 tháng đầu là 77,9%. Lợi ích NCBSMHT mà bà mẹ biết ít nhất là
có lợi ích kinh tế (30,1%), giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn (28,6%)[12]. Trong một nghiên cứu ở 1
xã ở đồng bằng số Cửu long, Nguyễn Kim Tuyết (2010) bà mẹ có trình độ cấp 1 chiếm
43,1%, cấp hai chiếm 35,4%. Kiến thức của bà mẹ về định nghĩa cho trẻ bú sữa mẹ hoàn
toàn 6 tháng đầu chỉ đạt 44,5% và không biết 55,5%. Kiến thức về lợi ích của việc
NCBSMHT: khơng biết chiếm 39,7%, nhiều chất dinh dưỡng 29,7%, hợp vệ sinh 12,4%,
tiện lợi, ít tốn thời gian 18,2%[15].

Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu:Tổ chức Y tế Thế giới
công bố đánh giá nuôi con bằng sữa mẹ toàn cầu nhận định rằng 194 quốc gia đều thất bại
trong việc ni con bằng sữa mẹ hồn tồn. Theo báo cáo từ các nước, chỉ có 40% trẻ sơ
sinh dưới 6 tháng tuổi trên thế giới được bú mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu đời và chỉ có 23
quốc gia có tỷ lệ bú mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu của trẻ đạt trên 60% [10].
Tại Hoa Kỳ tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ là ưu tiên số một trong chương trình mục
tiêu quốc gia. Tuy nhiên, tỷ lệ bú sữa sớm và bú hoàn tồn vẫn thấp hơn các chương trình
mục tiêu quốc gia khác. Hoa Kỳ đã kêu gọi hành động trong năm 2011 với các sáng kiến
phản ánh trong Chương trình Healthy People 2020 nhằm tăng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn và bú


9

mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu lên 81,9% và 25%. Vào năm 2013, tỷ lệ bú mẹ trong 6 tháng
là 49% tăng từ 41,5% năm 2007 [23].
Theo báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2009 của UNICEF cho thấy, chỉ có 38%
trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hồn tồn. Trong đó, tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa
mẹ hoàn toàn ở các nước đang phát triển là 39% và tỷ lệ này ở nhóm các nước kém phát triển
là 37% [31].
Tại Ấn Độ cuộc khảo sát sức khỏe gia đình quốc gia, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 0
đến 5 tháng tuổi được bú sữa mẹ là hơn 48,3% tại nông thôn và 57,1% tại nông thôn Tây
Bengal [21].
Tại Việt Nam,các hoạt động về khuyến khích NCBSM có từ những năm đầu của thập kỷ 80
và các hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã được đưa vào các
chương trình y tế quốc gia về sức khỏe bà mẹ và trẻ em [2]. Tuy vậy, số liệu điều tra của
Viện Dinh Dưỡng cho thấy tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu khá thấp 24,3% và không
tăng lên trong giai đoạn gần đây[3].Kết quả điều tra của Dự án Alive&Thrive năm 2012 tại
11 tỉnh của Việt Nam cho thấy NCBSMHT trong 6 tháng đầu là 20,2%. Các tỉnh có tỷ lệ
NCBSMHT trong 6 tháng đầu khá thấp là Khánh Hòa 0,6%, Đà Nẵng 3,5%, Cà Mau 6,5%
và Tiền Giang 11,6%. Tỷ lệ NCBSMHT giảm dần trong 6 tháng đầu; tỷ lệ NCBSMHT là

41,4% ở trẻ 1 tháng tuổi giảm xuống còn 6,2% ở trẻ 5 tháng tuổi[12].
Hơn một phần ba trẻ bị ốm trong 2 tuần trước khi phỏng vấn (36%), với 29,5% trẻ
dưới 6 tháng tuổi và khoảng 45% trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi. Có 23,6% trẻ được bú mẹ
hoàn toàn bị ốm so với 31% trẻ khơng được bú mẹ hồn tồn.
Một nghiên cứu của Nguyễn Thị Thịnh (2014) [9]tại Cao Bằng của các bà mẹ người
dân tộc H’Mông cho thấy tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 39,6% cao hơn
so với mục tiêu về tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu của Bộ Y tế là 25,5%.


10

1.2.1.2. Tại Lào
Nuôi con bằng sữa mẹ đã được đưa vào Thông tư hướng dẫn của BYT Lào từ năm
2004, trong đó qui định các thực hành NCBSM theo khuyến nghị của WHO về thời gian bú
sớm, BMHT và cho ăn bổ sung hợp lý. Để hỗ trợ việc NCBSM, đặc biệt là cho trẻ BMHT,
Luật Lao động của Lào đã cho bà mẹ được nghỉ đẻ 5 tháng sau sinh. Tuy nhiên tỷ lệ cho con
BMHT vẫn con thấp, mặc dù đã có một số cải thiện trong vài thập kỷ qua.
Theo báo cáo điều tra NCBSM của quốc gia Lào năm 2000 – 2011 cho thấy tỷ lệ bý
sớm trong vòng 24 giờ đầu tăng 10% và tỷ lệ NCBSMHT từ 0-5 tháng tăng lên 14%.

Nghiên cứu của Mr. Phukhao Hương Păn Nha về nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn
bộ sung của bà mẹ có con từ 0-2 tuổi tại huyện Ba Chiêng, tỉnh Chăm Pa Sắc, năm 2009 cho
thấy bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt tỷ lệ 26,9%, và bà mẹ cho con bú
sớm sau khi sinh 30 phút chiếm tỷ lệ 39,6% [19].
Kết quả điều tra giai đoạn 2011-2012 (Lao Social Indicator Survey(LSIS) trong toàn quốc
cho thấy tỷ lệ các bà mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu có tăng lên ở
mức 40%. Tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu ở nông thôn (41%) cao hơn ở thành thị
(38%), thấp nhất là ở Thủ đô Viêng Chăn chỉ đạt 30%[30].
Một nghiên cứu khác của KhănThong KEOMUNGKHUN tại bệnh viện Ma Hô Sột,
Thủ đô Viêng Chăn, năm 2014 cho thấy tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu là 37,2%[18].

Tỷ lệ NCBSMHT khác nhau rõ rệt theo từng dân tộc, cao nhất là dân tộc Hmong-Mieu
(68%), dân tộc Mon-Kmer là 38,5% và thấp hơn là dân tộc Lao-Tay (33%)[18]. Nghiên cứu
của KhănThongcho thấy sự khác biệt tỷ lệ NCBSMHT theo kinh tế gia đình, các bà mẹ trong


11

gia đình nghèo cho con bú bằng sữa mẹ hồn toàn cao hơn hẳn (46,6%) sơ với các bà mẹ
trong gia đình khá giả (34,1%) [18].
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Các rào cản và hỗ trợ cho việc NCBSMHT đã được xác định sau 20 năm nghiên cứu
từ 19 quốc gia. Đó là các nhóm yếu tố chính bao gồm yếu tố về phía người mẹ, về phía trẻ,
các dịch vụ y tế, gia đình và xã hội[29].
Các yếu tố về phía mẹ: Các yếu tố đặc trưng các nhân của người mẹ như tuổi, trình
độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, bệnh lý của mẹ, hiểu biết của bà mẹ về
NCBSMHT được một số tác giả chứng minh là có liên quan đến thực hành NCMSMHT.
Nghiên cứu của Nghiên cứu của Hông Chăn SAVATPHAI (2007) tại huyện Nan,
tỉnh Lng Pha Bang, Lào cho thấy: trình độ học vấn của các bà mẹ có ảnh hưởng đến ni
con bằng sữa mẹ hồn tồn từ 0-6 tháng tuổi. Các bà mẹ có trình đọ học vấn cấp 2 trợ lên là
thành công về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tốt hơn các bà mẹ có trình
độ học vấn cấp 1 và mù chữ 62%[18]. Các bà mẹ có trình độ học vấn của bà mẹ cao cũng là
các bà mẹ hiểu biết nhiều hơn về BMHT. Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hiểu hiết và thực hành về NCBSMHT của bà mẹ
[12], [12].Khi các bà mẹ tin rằng cho trẻ uống nước hoặc sữa bột trước 6 tháng tuổi là thích
hợp vì trẻ có nhu cầu, thiếu sữa mẹ, trẻ khát nước hoặc do thời tiết nóng sẽ cho ăn, uống
thêm, khơng cho trẻ BMHT [28].
Chăm sóc bà mẹ trong thời gian mang thai và sinh đẻ cũng có ảnh hưởng quan trọng đến
thực hành NCBSMHT về sau. Các bà mẹ đi khám thai trước sinh con tại cơ sở y tế có thành
cơng cao về ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [20]. Nghiên cứu của Alive
and Thrive về thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở 11 tỉnh năm 2012 cho thấy chỉ

có 55% số trẻ sơ sinh được bú sớm trong vịng 1 giờ đầu, trong đó tỷ lệ cho trẻ bú sớm ở
miền núi cao hơn hẳn so với đồng bằng (70% ở miền núi và 30% ở đồng bằng). Tỷ lệ cho
con bú sớm ở những bà mẹ sinh con trạm y tế cao hơn (40%) so với ở các bệnh viện (32%)
[1]. Các biến chứng sau sinh của bà mẹ cũng là yếu tố gây cản trở bà mẹ ni con hồn tồn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Các bà mẹ mổ đẻ hầu như không cho con bú hoàn toàn ngay
sau sinh, hậu quả là tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn thấp hơn so với các bà mẹ sinh thường [22],[22].
Yếu tố từ phía trẻ
Yếu tố thuộc về trẻ như tuổi, thứ tự trẻ, cân nặng khi đẻ và bệnh lý có ảnh hưởng đến
thực hành bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nghiên cứu của Alive and Thrive ở Việt Nam cho
thấy tỷ lệ BMHT giảm dần theo độ tuổi của. Tỷ lệ BMHT giảm từ 41,4% ở trẻ sơ sinh dưới 1


12

tháng tuổi tới chỉ 6,2% ở trẻ 5 tháng tuổi[12]. Các trẻ là con thứ 2 trở lên được bú sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu tốt hơn trẻ là con đầu được chứng minh ở một số nghiên cứu ở
Lào [22].
Yếu tố từ phía gia đình:
Vai trị của người cha trong thực hành NCBSM được quan tâm nhiều trong những năm
gần đây. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm cho thấy mối liên quan giữa kiến thức của
người cha với thái độ của họ về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Ở nhóm đẻ thường có mối liên
quan giữa kiến thức, thái độ, sự hỗ trợ của người cha về nuôi con bằng sữa mẹ với thực hành
NCBSMHT tính đến thời điểm ra viện[8]. Nghiên cứu của Trần Hữu Bích năm 2012 về vai
trị của người cha trong nuôi con bằng sữa mẹ cho thấy những người chồng có kiến thức thái
độ NCBSMHT tốt sẽ hỗ trợ bà mẹ thực hành cho con bú hoàn toàn cao hơn nhóm khơng có
sự hỗ trợ của người chồng. Kết quả can thiệp sau 1 năm với sự tham gia của người cha ở Chí
Linh, Hải Dương, Việt Nam đã tăng tỷ lệ NCBSMHT gấp 2 lần [3].
Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Ánh về yếu tố ảnh hưởng đến bú sớm và BMHT, cho thấy
các bà mẹ không được ủng hộ của gia đình có tỷ lệ cho con bú sớm và BMHT thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với các bà mẹ có gia đình hỗ trợ [2].

Yếu tố xã hội:
Các yếu tố quyết định việc nuôi con bằng sữa mẹ đòi hỏi nhiều biện pháp hỗ trợ ở
nhiều cấp độ, từ các chính xã pháp lý tới thái độ và giá trị xã hội; việc làm và điều kiện làm
việc của phụ nữ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Việc tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ
ảnh hưởng tiêu cực đến nuôi con bằng sữa mẹ [26].Các nhân tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng
đến việc ni con bằng sữa mẹ hồn tốn cũng được đề cập đến của nghiên cứu ở các nước
khác như các bà mẹ sống ở khu nhà ổ chuột Nairobi, Kenya làm việc ở các khu vực tư nhân
như ở Malaysia đều có tỷ lệ NCBSMHT thấp hơn các bà mẹ khác [27], [28].
Ở Việt Nam đã có những điều khoản nhằm hỗ trợ việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu
như Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2006/NĐ-CP quy định về việc kinh doanh và sử
dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em nhằm tăng cường NCBSM nói chung và
NCBSMHT[14].
Tiếp cận thơng tin và các can thiệp nâng cao kiến thức cho bà mẹ:
Thông tin trên các phương tiện truyền thông đai chúng, sách báo cũng như tư vấn của
nhân viên y tế là các hỗ trợ tích cực nâng cáo kiến thức, thực hành về NCBSM của các bà
mẹ..Nghiên cứu của Bùi Thị Duyên thhông tin về NCBSMHT mà bà mẹ được nhận phần lớn


13

là từ nguồn thông tin đại chúng như radio, tivi, báo chiếm tới 71,4%. Nghiên cứu phân tích
một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hànhNCBSMHT của các bà mẹ cho thấy ngồi
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn và kiến thức
của bà mẹcịn có mối liên quan giữa sự tiếp nhận thông tin về NCBSMHT từ phương tiện
thông tin địa phương[1].
Can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức của Alive&Thive từ năm 2000 đến năm
2014các phòng tư vấn "Mặt trời bé thơ" cho kết quả là tỷ lệ ni con bằng sữa mẹ hồn tồn
đã tăng từ 19% lên 58%, tức là lên gấp 3 lần trên địa bàn có các phịng tư vấn "Mặt trời bé
thơ" hoạt động[16]
1.3. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu: huyện Xay Tha Ny

Xay Tha Ny là một trong 9 huyện của Thủ đô Viêng Chăn nằm ở hai bên bờ sơng
Ngừm có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh
lỵ của Thủ đô Viêng Chăn, cách Thủ đô Viêng Chăn 7 km dọc theo quốc lộ 13 Nam, theo
hướng Đơng - Đơng Nam.
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ. Xay
Tha Ny là huyện trọng điểm phát triển của Thủ đơ Viêng Chăn có Đại học Quốc gia Đơng
Độc, có sân thể thao Quốc gia, có nhiều cơng ty và nhà máy như nhà máy Bia Năm Khong,
nhà máy Coca Cola... có đường Quốc lộ 13 từ miền Bắc đến miền Nam chạy qua là những
điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp - dịch vụ và
nơng lâm nghiệp) và hình thành các khu cơng nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ
hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho cơng cuộc
cơng nghiệp hóa của huyện.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế xã hội do
các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Huyện Xay Tha Ny đang nằm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có
những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc.
Quy mơ dân số trung bình của huyện Xay Tha Ny tính đến năm 2016 là 196,600
người, trong đó nữ có 98,399 người, diện tích của huyện có 80,860 km2., gồm 11 xã và 11
trạm y tế, và 104 làng.
Xay Tha Ny là huyện có nhiều dân tộc anh em, những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc
và được chia thành 4 nhóm: Lao-tai, Hmong-Dao, Mon- Khơ Me, Hán -Tây Tạng.Về tôn
giáo: trên địa bàn huyện chủ yếu là Đạo Phật (chiếm khoảng85%).
Với đặc trưng huyện Xay Tha Ny gần đây phát triển rất nhiều nhà máy, khu công


14

nghiệp thu hút nhiều nhân công trong huyện, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thời
gian làm việc tương đối dài do đó các bà mẹ có những khó khăn trong việc cho trẻ bú sữa
mẹ, vì vậy đa số các bà mẹ cho con ăn dặm khi trẻ được 3-4 tháng. Theo số liệu thống kê của

Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản huyện Xay Tha Ny thì tỷ lệ ni con hồn tồn bằng sữa
mẹ trong 6 tháng đầu thấp 30%, thấp hơn so với tỷ lệ chung của Quốc gia là 40%[17].
Theo chính sách của chính phủ năm 2016 các bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi đi khám
bệnh tại cơ sở y tế của nhà nước được miền phí như: phụ nữ mang thai đi khám thai khơng
nốp tiền, phụ nữ có thai đi sinh con không nộp tiền, các trẻ em <5 tuổi đi chữa bệnh, tiêm
chủng không nộp tiền và các bà mẹ khi sinh con được nghỉ 5 tháng tuổi.


15

KHUNG LÝ THUYẾT
Yếu tố từ con:
Yếu tố từ mẹ:

Đặc
điểm nhân khẩu
học: Tuổi, giới,
nghề nghiệp, số
lươ ̣ng con
▪ Sức khỏe sau
sinh
▪ Cách sinh con
(mổ,
sinh
thường)
▪ Kiến thức về
NCBSM

NCBSMHT
- NCBSMHT và

lợi ích
- NCBSM
đối
với trẻ/bà mẹThực hành cho
bú sớm trong
vòng 1h sau đẻ

- Trọng lượng khi sinh,
- Giới tính
- Là con thứ mấy
- Tình trạng sức khỏe trẻ sau sinh

Thực hành NCBSMHT
- Nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong thời gian từ
0-6 tháng tuổi.
- NCBSMHT trong 4 tháng
- Cho trẻ bú sớm sau sinh

Yếu tố liên quan khác
▪ Chính sách nghỉ đẻ
▪ Điều kiện làm việc: thời gian làm việc,
▪ Tình trạng kinh tế hộ gia đình
▪ Hỗ trợ từ gia đình
▪ Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc
▪ Sống cùng bố mẹ vợ/chồng
▪ Hỗ trợ từ chồng
▪ Chương trình quảng cáo sữa trên truyền
hình


Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên mơ hình
“Mơi trường xã hội” và các kết quả từ báo cáo
điều tra ban đầu về Thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ của dự án Alive & Thrive [5]

Tiếp cận thông tin về
NCBSMHT
- Thông tin nhận được về
NCBSMHTHT
khi
mang thai và sau khi
sinh
- Nguồn
thông
tin:NCBSMHTtừ cán
bộ
y
tế;
NCBSMHTtruyền
thông đại chúng (TV,
loa/đài, Internet)


16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ có con từ 7 -12 tháng tuổi ít nhất 6 tháng trước ngày điều tra và sống tại
huyện Xay Tha Ny, Thủ đơ ViêngChăn.
Tiêu chí loại trừ đối tượng:

-

Các bà mẹ không cho con bú.

-

Các bà mẹ khơng có khả năng trả lời các câu hỏi do bệnh nặng, các vấn đề tâm
thần hoặc thần kinh.

-

Đối tượng không hợp tác chỉ được xác định khi điều tra viên tới vận động tại
hộ gia đình 3 lần không thành công, đối tượng chuyển, tử vong.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018
Địa điểm: Huyện Xay Tha Ny, Thủ đô Viêng Chăn, Lào.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.4. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính dựa trên công thức sau:

12− / 2 . p.(1 − p)
n=
d2
Trong đó:
n: là số bà me ̣ cần điều tra
p: Tỷ lệ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại Thủ đô Viêng Chăn theo điề u
tra Quố c gia (Lao Social Indicator Survey(LSIS)2011-2012)[30] là 30%
d: Độ chính xác tuyệt đối (lấy d = 0,07)

α: Chọn mức ý nghĩa thống kê 95%, có α = 0,05.
Z 1-α/2: Giá trị thu được bằng cách tra bảng Z, có α = 0,05; Z = 1,96.
Từ các dữ liệu trên, cỡ mẫu tối thiểu được làm tròn là 165, thêm 10% từ chối trả lời làm tròn
mẫu là 181.
2.5. Phương pháp chọn mẫu
* Chọn mẫu ngẫu nhiên:
Chọn mẫu ngẫu nhiên hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bốc thăm ngẫu nhiên 6 xã trong tổng số 11 xã trong huyện


×