Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng việc tuân thủ quy định môi trường không khói thuốc lá của chủ cửa hàng ăn uống tại quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HUỲNH THỊ BÍCH CHÂU

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ
QUY ĐỊNH MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHĨI THUỐC LÁ
CỦA CHỦ CỬA HÀNG ĂN UỐNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2018


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HUỲNH THỊ BÍCH CHÂU

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC TUÂN THỦ
QUY ĐỊNH MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHĨI THUỐC LÁ
CỦA CHỦ CỬA HÀNG ĂN UỐNG TẠI QUẬN HẢI CHÂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN NGỌC BÍCH

HÀ NỘI - 2018


i
MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu ................................................................. 4
1.2. Thực trạng phơi nhiễm khói thuốc và hút thuốc nơi cơng cộng ............................... 4
1.3. Khuyến cáo của WHO về mơi trường khơng khói thuốc ......................................... 6
1.4. Tác động của việc triển khai môi trường khơng khói thuốc lá ................................. 8
1.5. Quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng của thế giới và Việt Nam ...................... 9
1.6. Tuân thủ quy định môi trường không thuốc lá nơi công cộng trên thế giới và Việt
Nam ............................................................................................................................... 11
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tn thủ quy định khơng khói thuốc. ..................... 15
1.8. Sơ đồ khung lý thuyết ............................................................................................. 18
1.9. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ......................................................................... 22

2.3. Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................................... 22
2.4. Cỡ mẫu: ................................................................................................................... 23
2.5. Phương pháp chọn mẫu: ......................................................................................... 24
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:.............................................................. 24
2.7. Các biến số và chủ đề nghiên cứu:.......................................................................... 26
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ........................................................ 27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................................... 29
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................................ 29


ii
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .............................................................. 31
3.2. Thực trạng tn thủ quy định mơi trường khơng khói thuốc lá tại các cửa hàng ăn
uống ............................................................................................................................... 32
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định môi trường khơng khói thuốc lá37
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 46
4.1. Thực trạng tn thủ quy định mơi trường khơng khói thuốc lá tại các cửa hàng ăn
uống. .............................................................................................................................. 46
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định môi trường khơng khói thuốc lá47
4.3. Những hạn chế của nghiên cứu .............................................................................. 51
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 52
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 54
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 58


iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐTNC


:

Đối tượng nghiên cứu

BPTNMT

:

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

BYT

:

Bộ Y tế

FCTC

:

Cơng ước khung kiểm sốt thuốc lá

GATS

:

Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành
(Global Adult Tobacco Survey)


HTL

:

Hút thuốc lá

JAHR

:

Báo cáo tổng quan ngành y tế
(Joint annual health review)

KKT

:

Khơng khói thuốc lá

MTKKT

:

Mơi trường khơng khói thuốc

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học


PCTHTL

:

Phịng, chống tác hại của thuốc lá

SEATCA

:

Liên minh kiểm sốt thuốc lá Đơng Nam Á
(Southeast Asia Tobacco Control Alliance)


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3. 1.Thông tin chung về cửa hàng ăn uống .......................................................... 31
Bảng 3. 2. Thông tin chung của các chủ quán/người quản lý ....................................... 31
Bảng 3. 3. Bảng tỷ lệ tuân thủ quy định môi trường không khói thuốc ........................ 32
Bảng 3. 4. Bảng phân tích tần số tỷ lệ vi phạm các tiêu chí tuân thủ của các cửa hàng
ăn uống .........................................................................................................33

Bảng 3. 5. Mối liên quan giữa loại hình cơ sở kinh doanh và tuân thủ quy định mơi
trường khơng khói thuốc lá ..........................................................................37
Bảng 3. 6. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và tuân thủ quy định MTKKT.............. 38
Bảng 3. 7. Mối liên quan giữa hiểu biết và tuân thủ quy định MTKKT ....................... 39
Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa sự ủng hộ chính sách MTKKT tại nhà hàng và tuân thủ
quy định MTKKT ........................................................................................42


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1. 1. Bảng phân bố cơ sở kinh doanh ăn uống tại thành phố Đà Nẵng............ 21
Biểu đồ 3. 1.Tỷ lệ tuân thủ quy định mơi trường khơng khói thuốc phân theo đặc điểm
cơ sở kinh doanh ..........................................................................................33
Biểu đồ 3. 2. Các vi phạm về quy định mơi trường khơng khói thuốc tại 160 điểm quan
sát ................................................................................................................. 35
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ các vi phạm theo đặc điểm kinh doanh của cửa hàng .................... 35
Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ người chủ cơ sở/người quản lý biết có quy định cấm hút thuốc tại
nhà hàng, quán ăn. ........................................................................................40
Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ biết các bệnh do hút thuốc thụ động gây ra của các chủ cơ sở/người
quản lý các cơ sở kinh doanh ăn uống .........................................................41
Biểu đồ 3. 6. Tỷ lệ biết các bệnh do hút thuốc chủ động gây ra của các chủ cơ sở/người
quản lý các cơ sở kinh doanh ăn uống ......................................................... 42

Biểu đồ 3. 7. Tỷ lệ tiếp cận các kênh thông tin của các chủ cơ sở/người quản lý ........ 45


vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Luật phịng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) tại Việt Nam được ban hành
năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Theo quy định của luật, các nhà
hàng, quán ăn, quán caphe/giải khát thuộc địa điểm công cộng trong nhà và cấm hút
thuốc hoàn toàn. Thế nhưng theo kết quả điều GATS 2015 tại Việt Nam hay điều tra
việc thực thi luật PCTHTL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016 đều cho thấy tỷ
lệ phơi nhiễm khói thuốc tại nhà hàng và tại quán caphe/giải khát thuộc nhóm phơi
nhiễm cao nhất và vẫn còn ở mức rất cao (đều trên 80%).
Nghiên cứu “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng việc tn thủ quy định mơi
trường khơng khói thuốc lá của chủ cửa hàng ăn uống tại quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng năm 2018” được thực hiện với mục đích: 1) Mô tả thực trạng tuân thủ quy
định môi trường khơng khói thuốc lá của chủ cửa hàng ăn uống tại quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng và 2) Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định mơi
trường khơng khói thuốc lá của chủ cửa hàng ăn uống tại quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng năm 2018.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại 160 cửa hàng ăn uống lựa
chọn ngẫu nhiên theo danh sách đăng ký tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc đối với các chủ cửa hàng kết hợp quan sát trực tiếp
bằng phiếu kiểm tại các cửa hàng này. Ngoài ra 06 cuộc phỏng vấn sâu các chủ cơ
sở/người quản lý các cửa hàng trên cũng đã được tiến hành nhằm tìm hiểu những khó
khăn, thách thức trong q trình thực hiện các quy định về MTKKT. Nghiên cứu sử
dụng cách tính tần số, tỷ lệ để mô tả thực trạng tuân thủ và sử dụng kiểm định Fisher
exact, χ2 để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định mơi trường
khơng khói thuốc lá của chủ cửa hàng ăn uống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tn thủ hồn tồn quy định mơi trường

khơng khói thuốc lá tại các cửa hàng ăn uống tại quận Hải Châu cịn rất thấp (4,4%).
Tn thủ quy định mơi trường khơng khói thuốc lá tại các qn ăn tốt hơn tại các quán
caphe/giải khát hay quán kết hợp cả hai. Trong nghiên cứu này, các yếu tố được phát
hiện là có ảnh hưởng đến việc tn thủ quy định mơi trường khơng khói thuốc lá tại
các cửa hàng ăn uống bao gồm: hiểu biết về luật khơng khói thuốc, tình trạng hút


vii
thuốc của chủ cửa hàng, sự ủng hộ chính sách khơng khói thuốc tại cửa hàng ăn uống
của những người chủ cơ sở và loại hình kinh doanh. Thách thức trong việc thực hiện
quy định mơi trường khơng khói thuốc lá là sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu không đúng
về quy định của luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.
Từ những kết quả nghiên cứu đã gợi ý những đề xuất nhằm nâng cao tỷ lệ tuân
thủ quy định mơi trường khơng khói thuốc lá. Ưu tiên việc tăng cường công tác truyền
thông giúp các chủ cửa hàng biết và hiểu quy định của chính sách khơng khói thuốc.
Tiếp đến là việc thực thi nghiêm túc Luật của cơ quan thực thi chính sách mơi trường
khơng khói thuốc lá đối với nhóm đối tượng chưa được quan tâm đến là các cửa hàng
ăn uống góp phần làm giảm sự phơi nhiễm khói thuốc ở những nơi cơng cộng.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường trong lành là mục đích hướng đến của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Một mơi trường khơng khói thuốc lá (MTKKT) cũng nằm trong mục tiêu
chung ấy bởi hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc lá đã được chứng minh là gây ra
một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người [37] [30]. Thực hiện mơi trường
khơng khói thuốc đang trở thành xu thế chung của toàn thế giới.
Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) tại Việt Nam được Quốc hội
phê duyệt vào tháng 6/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, tại Điều 3 khoản 4 ghi rõ

“Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong mơi trường khơng có khói
thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá”.
Sau gần 05 năm Luật PCTHTL có hiệu lực, với nhiều biện pháp đã triển khai
thực hiện cho ra một số kết quả khả quan. So sánh kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng
thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) tại Việt Nam trước và sau khi Luật có hiệu lực
cho thấy: Tỷ lệ hút thuốc chung là 23,8% (2010) giảm cịn 22,5% (2015). Tỷ lệ phơi
nhiễm với khói thuốc thụ động năm 2015 giảm đáng kể so với năm 2010 ở hầu hết các
địa điểm, tại gia đình (từ 73,1% xuống còn 59,9%), tại nơi làm việc (từ 55,9% xuống
cịn 42,6%), trên phương tiện giao thơng cơng cộng (từ 34,4% xuống còn 19,4%), tại
trường học (từ 22,3% xuống còn 16,1%). Tuy nhiên tỷ lệ phơi nhiễm tại các quán bar
không thay đổi (từ 89,4% xuống 89,1%) và tại nhà hàng giảm rất ít (từ 84,9% xuống
cịn 80,1%). Con số trên cho thấy quán bar, nhà hàng là một trong những địa điểm bị ơ
nhiễm khói thuốc thụ động cao nhất ở nước ta và mức độ giảm ô nhiễm là thấp hơn so
với các điểm khác [2] [5].
Tại thành phố Đà Nẵng cũng tương tự, tỷ lệ phơi nhiễm khói thuốc lá tại nhà
hàng chiếm tỷ lệ rất cao (88%), tại quán caphe/giải khát/trà là 93,4% [15]. Tính đến
tháng 11/2017 theo báo cáo Sở Cơng thương, tồn thành phố có 4.414 cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống. Đà Nẵng là một trong những thành phố trọng điểm về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và là điểm đến du lịch lớn ở Việt Nam. Quận Hải Châu là
một quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn quận có 1.232 cơ sở dịch vụ
ăn uống, trong đó có 112 nhà hàng và 1.120 cơ sở ăn uống. Là thành phố phát triển
du lịch, các cơ sở dịch vụ ăn uống có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng thì việc
tuân thủ các quy định mơi trường khơng khói thuốc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ


2
ăn uống sẽ giúp tránh sự phơi nhiễm khói thuốc cho khách hàng, nhân viên phục vụ và
chính người chủ qn nhằm đảm bảo mơi trường trong lành khơng khói thuốc lá.
Có khá nhiều nghiên cứu về sự phơi nhiễm khói thuốc tại nhà hàng, nhu cầu sử
dụng nhà hàng khơng khói thuốc,…tuy nhiên nghiên cứu về việc tn thủ các quy định

mơi trường khơng khói thuốc tại nhà hàng/cửa hàng ăn uống, quán caphe/giải khát/trà
tại Việt Nam còn rất hiếm hoặc chưa được công bố.
Câu hỏi đặt ra cho những người làm cơng tác phịng chống tác hại thuốc lá là: 1)
Tại sao trong các cơ sở dịch vụ ăn uống tình trạng hút thuốc trong nhà vẫn cịn rất phổ
biến, trong khi Luật PCTHTL quy định đây là nơi cơng cộng trong nhà bị cấm hút
thuốc hồn tồn, điều này đồng nghĩa với nguy cơ phơi nhiễm khói thuốc lá thụ động
tại các cơ sở dịch vụ ăn uống rất cao?, 2) Những thuận lợi, khó khăn của người
chủ/người quản lý trong việc tuân thủ quy định MTKKT tại cơ sở của mình là gì?
Để trả lời những câu hỏi trên nghiên cứu “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
việc tuân thủ quy định môi trường không khói thuốc lá của chủ cửa hàng ăn uống
tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng năm 2018” đã được tiến hành với mong
muốn sử dụng kết quả nghiên cứu làm căn cứ đề xuất các giải pháp phù hợp giúp cho
chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu,
ngành y tế thành phố có thể có những kế hoạch hành động phù hợp, kịp thời trong
cơng tác quản lý phịng chống tác hại của thuốc lá tại các cửa hàng ăn uống tạo một
mơi trường trong lành góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành phố môi trường,
văn minh, văn hóa nơi đơ thị của Đà Nẵng.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ quy định mơi trường khơng khói thuốc lá của chủ cửa
hàng ăn uống tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng năm 2018.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định môi trường không khói
thuốc lá của chủ cửa hàng ăn uống tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng năm 2018.


4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 . Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu
thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các
dạng khác [9].
Hút thuốc thụ động là hít phải (hay cịn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu
điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút phả ra [6].
Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây
ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội [9].
Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người [9].
Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách
ngăn xung quanh [9].
Nhà hàng khơng khói thuốc nghĩa là cấm hút thuốc tại bất kỳ nơi nào trong nhà
hàng bao gồm khu ăn uống, nhà bếp và nhà vệ sinh [7].
Tuân thủ quy định môi trường khơng khói thuốc tức là giữ và làm đúng theo
quy định của pháp luật [31].
Thực thi bao gồm các hoạt động được thực hiện để tăng sự tuân thủ. Thực thi
thường đề cập đến việc kiểm tra và áp dụng các biện pháp trừng phạt cho sự không
tuân thủ để tăng sự tuân thủ [31].
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn,
đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định bao gồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin
kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể, nhà hàng của khách sạn, khu nghĩ dưỡng, nhà
hàng, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán thức ăn ngay, thực phẩm chín,… [3].
1.2. Thực trạng phơi nhiễm khói thuốc và hút thuốc nơi công cộng
1.2.1. Trên thế giới:
Trong số 22 quốc gia đã triển khai điều tra GATS, tỷ lệ phơi nhiễm khói thuốc
thống kê như sau: Tại nơi cộng cộng (gồm nơi công sở, cơ sở y tế, nhà hàng và
phương tiện giao thơng cơng cộng) có 1,2 tỷ người bị phơi nhiễm khói thuốc lá. Ở hầu
hết các nước, phơi nhiễm khói thuốc lá tại nhà hàng ở mức cao nhất ngoại trừ các
nước: Uruguay, Argentina, Ai Cập. Ở khu vực cơ sở y tế mức phơi nhiễm thấp nhất,



5
ngoại trừ các nước: Brazil, Trung Quốc, Romani,… Tại nơi làm việc, có 392 triệu
người bị phơi nhiễm khói thuốc, trong số đó tại Bangladesh, Trung Quốc, Ai cập
người làm việc bị phơi nhiễm khói thuốc từ 60% trở lên. Tại nhà có 1,5 tỷ người bị
phơi nhiễm khói thuốc, riêng Trung Quốc tỷ lệ bị phơi nhiễm trong nhà khá cao lên
đến 717 triệu người [45].
Trên toàn cầu, ước tính khoảng một phần ba người trưởng thành thường xuyên
tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động. Ước tính khoảng 700 triệu trẻ em trên toàn thế
giới - khoảng 40% trẻ em - bị phơi nhiễm đến khói thuốc lá thụ động ở nhà [42].
Tỷ lệ hút thuốc trên toàn cầu có xu hướng giảm từ 23,5% (2007) xuống 20,8%
(2015), tuy nhiên khơng đồng đều ở các nhóm thu nhập, nhóm nước thu nhập cao giảm
từ 27,5%(2007) xuống 23,1% (2015), nhóm thu nhập trung bình giảm từ 23,2% (2007)
xuống 20,8% (2015) và nhóm nước thu nhập thấp giảm từ 15% (2007) xuống 13,2%
(2015). Dự báo tỷ lệ hút thuốc trong các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ giảm
chậm hơn so với các quốc gia có thu nhập cao [43].
1.2.2. Tại Việt Nam
So sánh GATS 2015 và 2010, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động giảm
đáng kể ở hầu hết các địa điểm, trong đó tỷ lê ̣ giảm cao nhấ t là tại gia đình (từ 73,1%
xuống còn 59,9%), tỷ lê ̣ giảm thấp nhất là tại các quán rượu/cà phê/trà (từ 92,6%
xuống 89,1%) và ở nhà hàng (từ 84,9% xuống 80,7%) [2] [5]. Theo Điều tra toàn cầu
về sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên 13-15 tuổi (GYTS) 2014 tại Việt Nam cho
kết quả 47,7% học sinh thường xuyên hút thuốc thụ động tại nhà; 66,5% học sinh phơi
nhiễm với khói thuốc tại các địa điểm công cộng trong nhà [4].
Nghiên cứu “Khảo sát mức độ hút thuốc thụ động tại các địa điểm công cộng
tại Hà Nội” của Đặng Thu Trang và một số tác giả khác được thực hiện từ tháng
1/2010 đến 9/2010 tại 35 địa điểm công cộng gồm cơ quan nhà nước, bệnh viện,
trường học phổ thông cơ sở, nhà hàng và các điểm vui chơi giải trí. Nghiên cứu đặt
máy đo nồng độ nicotin tại một số địa điểm cố định trong một tuần nơi đã chọn và các
dữ liệu được thu thập về và được phân tích tại phịng thí nghiệm của Trung tâm đánh

giá phơi nhiễm, Đại học Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg. Kết quả cho thấy
nồng độ PM2.5 trong khơng khí ở trong nhà và ngoài trời tại tất cả các điểm nghiên


6
cứu đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức y tế thế giới, nồng độ PM2.5 đặc
biệt cao tại các điểm vui chơi giải trí, nhà hàng [14].
Năm 2016, điều tra đánh giá tình hình triển khai Luật phòng chống tác hại
thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Đà
Nẵng với phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. Kết quả việc thực
hiện mơi trường khơng khói thuốc lá tại các địa điểm như sau: 15,9% phơi nhiễm tại
hộ gia đình với khói thuốc lá đối với những người khơng hút thuốc, 51,1% phơi nhiễm
với khói thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà, (trong đó 81,1% phơi nhiễm hằng ngày),
32,7% phơi nhiễm khói thuốc thụ động trên phương tiện giao thông công cộng, 21,9%
tại cơ sở y tế, 11% tại cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thơng, 94,3%
phơi nhiễm khói thuốc thụ động tại khu vực trong nhà của quán giải khát, cà phê, quán
trà và 88% phơi nhiễm khói thuốc thụ động ở khu vực trong nhà của nhà hàng, quán
ăn [15].
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá cao
hàng đầu thế giới [45]. Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng
thành năm 2010, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47,4% (trung bình hai nam giới có một
người hút thuốc), ở nữ giới là 1,4% [2]. Xu hướng hút thuốc lá ở Việt Nam bắt đầu
giảm, nhưng tỷ lệ hút vẫn còn cao. Tỷ lệ hiện hút chung là 23,8% (năm 2010) và
22,5% (năm 2015). Tỷ lệ hiện hút thuốc (gồm cả thuốc lá và thuốc lào) ở nam giới từ
15 tuổi trở lên là 47,4% (năm 2010) giảm xuống còn 45,4% (năm 2015). Ở nữ giới, tỷ
lệ hiện hút năm 2010 là 1,4% và năm 2015 là 1,1% [2] [5].
1.3. Khuyến cáo của WHO về mơi trường khơng khói thuốc
Theo khuyến cáo của WHO về thực hiện mơi trường khơng khói thuốc lá, tại
điều 8 FCTC u cầu thực hiện mơi trường khơng khói thuốc tại nơi làm việc trong
nhà, nơi công cộng trong nhà và trên các phương tiện giao thông công cộng và thực

hiện mơi trường 100% khơng khói thuốc vì khơng có một mức phơi nhiễm nào là an
tồn [41].
1.3.1.Tiêu chí xây dựng MTKKT tại nhà hàng
Các tiêu chí xây dựng MTKKT tại nhà hàng gồm các tiêu chí sau:
Có nội qui hoặc biển báo cấm hút thuốc trong nhà hàng. Nội qui hoặc biển báo
cần rõ ràng và được treo hoặc đặt ở những vị trí dễ quan sát.


7
Có nhân viên thường xun nhắc nhở khách hàng khơng hút thuốc trong nhà
hàng.
Khơng có các hoạt động mua, bán, quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị các sản
phẩm thuốc lá trong nhà hàng dưới mọi hình thức.
Khơng nhận bất kì sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty sản xuất, kinh
doanh thuốc lá cho các hoạt động của nhà hàng dưới bất kì hình thức nào.
Có hình thức nhắc nhở hoặc phạt đối với nhân viên có hành vi hút thuốc lá
trong nhà hàng.
Khơng có hiện tượng hút thuốc lá trong nhà hàng.
Khơng có gạt tàn, đầu mẩu thuốc lá trong nhà hàng [7].
1.3.2. Các bước thực hiện nhà hàng khơng khói thuốc lá
Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới thực hiện môi trường KKT tại nhà
hàng, quán caphê/giải khát/trà gồm 5 bước:
Bước 1: Trang bị cho nhân viên các kiến thức cơ bản về tác hại của hút thuốc và
hút thuốc thụ động, ý nghĩa của việc xây dựng nhà hàng không khói thuốc và kỹ năng
nhắc nhở khách khơng hút thuốc.
Thơng báo qui định của pháp luật về việc cấm hút thuốc trong nhà hàng.
Phổ biến những lợi ích của việc thực thi nhà hàng khơng khói thuốc.
Trao đổi về những kỹ năng theo dõi, nhắc nhở đồng nghiệp, khách hàng không
hút thuốc lá.
Bước 2: Loại bỏ tất cả các vật dụng dành cho việc hút thuốc tại khu vực ăn

uống.
Loại bỏ các áp phích quảng cáo thuốc lá trong nhà hàng, các vật dụng như gạt
tàn, bật lửa trên bàn ăn.
Bước 3: Treo, đặt biển báo cấm hút thuốc.
Các khu vực treo biển báo: phòng ăn, nhà bếp, phòng làm việc, v.v.
Bước 4: Đào tạo cho nhân viên các kỹ năng hướng dẫn khách hàng.
Bước 5: Theo dõi thường xuyên việc thực hiện quy định cấm hút thuốc.
Phân công trách nhiệm cho nhân viên trong việc theo dõi, giám sát và nhắc nhở.
Quản lý nhà hàng cần giúp nhân viên hiểu rằng quy định nhà hàng khơng khói thuốc lá
vì lợi ích sức khỏe của họ, khơng phải nhằm lên án hành vi hút thuốc lá [7].


8
1.4. Tác động của việc triển khai môi trường không khói thuốc lá
LỢI ÍCH TRỰC TIẾP

Bảo vệ
người khơng
hút thuốc

Mơi trường
KKT

Giảm bệnh tật
và tử vong

Tăng bỏ thuốc
- Giảm tiêu
thụ
LỢI ÍCH GIÁN TIẾP

Sơ đồ 1. 1. Lợi ích của việc triển khai mơi trường khơng khói thuốc lá
Nguồn: Navas A (2007). Jonhs Hopkins Bloomberg School of Public Health
Biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền của người khơng hút thuốc được hít thở
bầu khơng khí trong lành khơng có khói thuốc lá là thực hiện mơi trường khơng khói
thuốc lá [41]. Thực hiện mơi trường khơng khói thuốc sẽ giúp giảm nguy cơ tiếp xúc
thụ động với khói thuốc cho người khơng hút thuốc, điều này đồng nghĩa với việc giúp
họ giảm số ngày nghỉ ốm và tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh do các căn bệnh
liên quan đến thuốc lá. Mơi trường khơng khói thuốc lá sẽ giúp những người nghiện
thuốc lá có thêm quyết tâm để bỏ thuốc hoặc giảm mức độ hút thuốc lá [25] [21]. Môi
trường khơng khói thuốc cũng có thể thúc đẩy mọi người thực hiện nhà cửa và ơ tơ của
họ khơng có khói thuốc để bảo vệ sức khoẻ của những người không hút thuốc, đặc biệt
là trẻ em, cũng như giảm hút thuốc lá của cả người lớn và thanh niên [34].
Một mơi trường khơng khói sẽ bảo vệ họ khỏi bị phơi nhiễm với khói thuốc
gián tiếp cho người khơng hút thuốc, đồng thời cũng sẽ giúp người hút thuốc muốn bỏ


9
thuốc lá. Ở một số nước cơng nghiệp hố rằng các chính sách khơng khói thuốc tại nơi
làm việc làm giảm tổng số thuốc lá tiêu dùng trong công nhân khoảng trung bình 29%
[43].
Chính sách mơi trường khơng khói thuốc hiệu quả luôn được sự ủng hộ của
công chúng [44], chất lượng khơng khí trong nhà được tăng cường để cải thiện sức
khoẻ của người hút thuốc và người không hút thuốc và khơng có tác động tiêu cực về
tài chính đối với doanh nghiệp [43] [32]. Mơi trường khơng khói thuốc góp phần tạo ra
nếp sống văn minh, lịch sự cho mọi cơng dân. Hình ảnh của nhà hàng được cải thiện
nhờ thực hiện tốt MTKKT, bởi đã tạo ra một môi trường dễ chịu cho khách và cũng
thể hiện sự quan tâm tới sức khỏe, sự an toàn của nhân viên.
Thực hiện tốt MTKKT sẽ góp phần làm giảm hút ở người lớn và thanh thiếu
niên [26] [34].
Nhiều bằng chứng chứng minh rằng các chính sách MTKKT khơng gây ra các

kết quả kinh tế bất lợi cho các doanh nghiệp, bao gồm cả nhà hàng và quán bar hay
làm giảm lượng khách. Thực tế, các chính sách khơng khói thuốc thường có tác động
tích cực về kinh tế đối với doanh nghiệp [21].
Nghiên cứu về quan điểm và nhu cầu của cộng đồng về nhà hàng khơng khói
thuốc tại Hà Nội năm 2009 cho thấy 71,7% khách hàng cảm thấy khó chịu khi ngửi
thấy mùi thuốc lá khi đang dùng bữa và hầu hết (91%) khách hàng ủng hộ chính sách
nhà hàng khơng khói thuốc [1].
Ngồi ra khi thực hiện chính sách MTKKT tại các nhà hàng sẽ tạo hình ảnh nhà
hàng sang trọng, lịch sự, sạch sẽ và văn minh.
1.5. Quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng của thế giới và Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới việc thực hiện mơi trường khơng khói thuốc nơi công cộng được
thông qua việc ban hành và thực thi Cơng ước khung về kiểm sốt thuốc lá (FCTC)
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với điều 8, kêu gọi việc thực hiện các biện pháp
kiểm soát để tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bảo vệ người dân khỏi phơi nhiễm với
khói thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà, nơi công cộng trong nhà, trên phương tiện
giao thơng cơng cộng và nếu thích hợp ở những nơi cơng cộng khác [12]. Đến nay đã
có hơn 190 quốc gia ký cam kết FCTC [45].


10
Năm 2008, WHO đưa ra gói MPOWER với 6 nhóm giải pháp cụ thể: Giám sát
việc sử dụng thuốc là và các chính sách ngăn chặn thuốc lá (Monitor), Bảo vệ người
dân khỏi khói thuốc lá (Protect), Cung cấp hỗ trợ cho người nghiện bỏ thuốc lá
(Offer), Cảnh báo sự nguy hiểm của thuốc lá (Warn) và Tăng cường các biện pháp
ngăn chặn các hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của thuốc lá (Enforce). Gói
giải pháp Bảo vệ người dân khỏi khói thuốc lá tập trung vào xây dựng mơi trường
khơng khói thuốc tại các địa điểm nơi làm việc trong nhà, trường học, cơ sở y tế,
phương tiện giao thông công cộng,…[40].
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 2017, luật khơng khói toàn diện

hiện tại đã được áp dụng cho gần 1,5 tỷ người ở 55 quốc gia (20% dân số toàn cầu
trong năm 2016). Tiến bộ trong việc áp dụng các luật khơng khói thuốc đặc biệt ấn
tượng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, kể từ năm 2007, 35 quốc gia có thu
nhập thấp và trung bình (chiếm 25% quốc gia toàn cầu) đã đưa ra luật pháp về khơng
khói thuốc tồn diện bao gồm tất cả các loại địa điểm công cộng [43].
1.5.2. Tại Việt Nam
Việt Nam đã ký cam kết thực hiện Công ước khung về kiểm sốt thuốc lá và
thơng qua từ tháng 12/2004, việc thực hiện mơi trường khơng khói thuốc nơi cơng
cộng được thể hiện thông qua các văn bản pháp lý hiện hành sau:
1.5.2.1. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Việc thực hiện các quy định mơi trường khơng khói thuốc tại cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống được quy định rõ tại các điều của luật:
Điều 3.Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá;
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong phịng, chống tác hại của thuốc
lá;
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm;
Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn;
Điều 16. Hoạt động tài trợ;
Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành
riêng cho người hút thuốc lá;
Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá;


11
Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm
cấm hút thuốc lá;
Điều 31. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
1.5.2.2. Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Hướng dẫn thi hành xử phạt các vi phạm tại cơ sở dịch vụ ăn uống về thực hiện

mơi trường khơng khói thuốc được quy định rõ tại các điều:
Điều 23. Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá);
Điều 24. Vi phạm quy định về bán thuốc lá;
Điều 27. Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
1.6. Tuân thủ quy định môi trường không thuốc lá nơi công cộng trên thế giới và
Việt Nam
1.6.1. Tuân thủ quy định môi trường khơng khói thuốc lá trên Thế giới.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2017, luật không khói thuốc lá
tồn diện đã được áp dụng cho gần 1,5 tỷ người ở 55 quốc gia [44]. Tuy nhiên, việc
thực thi luật pháp khơng khói thuốc tồn diện có thể là một thách thức. Số liệu về sự
tuân thủ cho thấy trong số 55 quốc gia có luật về khơng khói tồn diện, chỉ có 22 quốc
gia (40%) có tỷ lệ tuân thủ cao. Dữ liệu cũng cho thấy rằng việc thực thi luật khơng
khói thuốc là một thách thức đối với các quán cà phê, quán rượu và quán bar, nơi chỉ
có 25% báo cáo sự tuân thủ cao [43]. Các nước phát triển tuân thủ ở tỷ lệ rất cao: Úc
(98%), Hoa Kỳ (95,8%), Canada (94,5%), Anh (79,6%) [24], Trung Quốc (85,2%)
[46], Thổ Nhĩ Kỳ (từ 76% -97%) [19]. Trong khi đó, các nước đang phát triển tuân thủ
ở mức thấp: Guatemala (29%) [23], Thái Lan (57%), Malaysia (40%) [47].
Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng các luật cấm hút thuốc toàn diện ở tất cả
các khu vực làm việc trong nhà của nhà hàng, quán bar thường dẫn đến mức độ tuân
thủ cao. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng các luật khơng khói thuốc toàn diện dễ dàng
để thực thi hơn và đạt được mức tn thủ cao hơn luật khơng khói thuốc có một số
ngoại lệ (ví dụ như miễn thuế cho các khu vực cấm hút thuốc hoặc một số loại nhà
hàng hoặc quán bar nào đó)[12] [41].


12
Nghiên cứu cắt ngang sự tn thủ luật khơng khói thuốc tại các tịa nhà cơng
cộng, với phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên 884 địa điểm công cộng tại 12 thành phố
của Thổ Nhĩ Kỳ. Các điểm quan sát gồm trường đại học, trường học, bệnh viện, tịa
nhà chính phủ, trung tâm mua sắm, địa điểm đông khách (nhà hàng, quán caphe/trà,

quán caphe hiện đại -caphe/bánh ngọt, quán bar)Tuân thủ trong nghiên cứu này được
định nghĩa là khơng có người hút thuốc tại điểm quan sát (có người đang hút hay dấu
hiệu đã có người hút). Tỷ lệ tuân thủ tại một số địa điểm trong nghiên cứu được ghi
nhận ở mức rất cao: 94% quán caphe hiện đại, 93% trong nhà hàng, 78% quán caphe
truyền thống, thấp nhất là tại quán bar câu lạc bộ đêm 20%. SNghiên cứu “Làm thế
nào tn thủ tốt luật khơng khói thuốc ở Ấn Độ” đã lựa chọn 38 khu vực theo quy định
của luật trên toàn lãnh thổ Ấn Độ năm 2012-2013 với quy mơ 20.455 địa điểm được
quan sát. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá mức độ tuân thủ quy định luật khơng
khói thuốc và vai trị của hệ thống thực thi. Tuân thủ hoàn toàn được đánh giá với 5
tiêu chí: Có biển cấm hút thuốc, khơng có người hút thuốc, khơng có gạt tàn thuốc,
khơng có mẫu, tàn thuốc và khơng có mùi khói thuốc. Kết quả tuân thủ hoàn toàn
chung là 51%, thấp nhất là khu vực nhà hàng 37% và khu vực công cộng khác 27%.
Tn thủ luật khơng khói thuốc ở những nơi cơng cộng ở Ấn Độ là chưa tối ưu và chủ
yếu liên quan đến việc khơng có biển báo cấm hút thuốc. Hệ thống thực thi đã có mặt
ở hầu hết các khu vực pháp lý, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy có mối liên quan
với tuân thủ quy định cấm hút thuốc [36].
1.6.2. Tuân thủ quy định môi trường khơng khói thuốc lá tại Việt Nam
Các hoạt động kiểm sốt thuốc lá bao gồm thực hiện mơi trường khơng khói
thuốc ở Việt Nam đã được thực hiện hơn 20 năm và chính phủ Việt Nam đã thể hiện
cam kết mạnh mẽ để chống lại đại dịch thuốc lá thông qua việc ban hành và triển khai
một số chính sách với các mốc thời gian quan trọng sau:


13

Ngày thế

Ban hành NQ




giới khơng

12/2000/NQ-

877/2004/C

CP về chính

TN về phê

sách quốc gia

chuẩn cơng

về PCTHTL

ước khung

2000-2010

về kiểm sốt

khói thuốc
đầu tiên

1988

1989


2000

2001

Ban hành Luật

Chính phủ

bảo vệ sức khỏe

thành lập Ủy

nhân dân- Cấm

ban về kiểm

hút thuốc nơi

sốt thuốc lá

2004

cơng cộng

Sơ đồ 1. 2. Các mốc thời gian triển khai một số chính sách kiểm sốt thuốc lá tại Việt
Nam (1).
Chính phủ ban

Kế hoạch


Luật PCTHTL có

hành Chỉ thị

kiểm soát

hiệu lực từ ngày

12/2007/CT-

1/5/2013.

thuốc lá giai

TTg về tăng
cường cơng tác

đoạn 2011-

kiểm sốt thuốc

2020

Nhiều Thơng tư,
Nghị định được
ban hành trong



2007


2009

2010

2012

2013

CP ban hành

Luật PCTHTL

QĐ 229/QĐ-



được Quốc

TTg phê duyêt

1315/QĐ-

hội thông qua

chiến lược quốc

TTg về kế

9/2012


gia PCTHTL

hoạch hành

đến năm 2020

Sơ đồ 1. 3. Các mốc thời gian triển khai một số chính sách kiểm soát thuốc lá tại Việt
Nam (2).
Qua hai cuộc điều tra GATS 2010 và 2015 tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ phơi
nhiễm khói thuốc tại nhiều địa điểm đã giảm đáng kể, tuy vậy tại nhà hàng, quán


14
caphe đang còn ở mức rất cao. Một đánh giá về việc thực thi nhà hàng khơng khói
thuốc lá tại Hà Nội của tổ chức Health Bridge tại Việt Nam, vào tháng 5/2015 và
tháng 9/2016, mẫu chọn tại 195 nhà hàng theo danh sách đăng ký được lựa chọn ngẫu
nhiên, với 195 cuộc phỏng vấn với chủ nhà hàng/quản lý/nhân viên, 970 khách hàng (5
khách tại mỗi nhà hàng) và 10 cuộc phỏng vấn sâu với các quản lý nhà hàng và cán bộ
làm công tác thanh tra y tế. Sau hơn một năm các tỷ lệ cho thấy: các nhà hàng thực
hiện quy định khơng khói thuốc tăng từ 25,1% lên 44,1%. Các rào cản đối với nhà
hàng nơi mà quy định khơng khói thuốc đã khơng được thực hiện là mối quan tâm của
việc mất khách (40,4%), sự quan tâm của khách hàng khơng hài lịng (30,3%) và sự
tuân thủ của khách (30,3%) [20].
Tại thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện Công
ước khung về kiểm soát thuốc lá từ năm 2010 với mục tiêu hạ thấp tỷ lệ sử dụng thuốc
lá và các sản phẩm thuốc lá, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của các nhà hoạch định
chính sách và cộng đồng về việc thực hiện Công ước khung về kiểm sốt thuốc lá tại
thành phố, xây dựng mơi trường khơng khói thuốc tại những nơi cơng cộng, các cơ
quan hành chính, các cơ sở y tế và các trường học trên địa bàn thành phố [16]. Sau khi

luật PCTHTL ra đời, tại thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện
chiến lược quốc gia PCTHTL đến 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [17]. Từ năm
2010 đến nay, Đà Nẵng đã triển khai thực hiện xây dựng các mơ hình mơi trường
khơng khói thuốc: tại nơi làm việc khơng khói thuốc lá với 617 đơn vị; tại cơ sở y tế
với trên 100 cơ sở; tại cơ sở giáo dục với 332 cơ sở và tại nơi công cộng khác với 23
cơ sở làm việc/công cộng khác như khách sạn, nhà máy, xí nghiệp, bến xe. Tuy nhiên
việc xây dựng mơ hình MTKKT tại các nhà hàng, quán caphe/giải khát/trà chưa được
chú trọng [15]. Tại Đà Nẵng theo hiểu biết của tác giả là chưa có đánh giá nào về tn
thủ quy định mơi trường khơng khói thuốc, tuy nhiên theo kết quả điều tra tình hình
thực thi luật PCTHTL tại thành phố Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm khói thuốc tại
một số địa điểm theo quy định của luật hiện hành đã được giảm đáng kể so với nghiên
cứu năm 2011 của Nguyễn Út. Song khu vực vẫn còn bị phơi nhiễm với tỷ lệ rất cao
đó là: 94,3% tại khu vực trong nhà của quán giải khát, cà phê, quán trà và 88% ở khu
vực trong nhà của nhà hàng, quán ăn [15] [18]. Điều này cũng thể hiện phần nào sự
tuân thủ tại các nhà hàng, quán caphe/giải khát ở đây là chưa tốt.


15
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ quy định khơng khói thuốc.
1.7.1. Yếu tố cá nhân của chủ cơ sở kinh doanh ăn uống
Những chủ cơ sở/người quản lý các nhà hàng có những đặc điểm sau: là nam
giới, hiện đang hút thuốc, làm việc tại những nhà hàng mang tính tinh xảo (so với
những nhà hàng bình thường hoặc dành cho gia đình), có thực đơn tiếng nước ngồi
(phục vụ khách du dịch), có bán rượu, thuốc lá,…thì ít có khả năng ủng hộ chính sách
khơng khói thuốc [28]. Những người hút thuốc và tiêu thụ thuốc nhiều thì càng ít ủng
hộ lệnh cấm hút thuốc tại nhà hàng, bar. Sự ủng hộ lệnh cấm này tăng theo độ tuổi và
ở những người suy nghĩ thường xuyên về tác hại hút thuốc thụ động và tin rằng khói
thuốc của người khác có thể gây ung thư phế quản ở người không hút. Ở những nơi
người hút thuốc ủng hộ lệnh cấm thì sự tuân thủ được báo cáo càng cao [21].
1.7.2. Đặc điểm cơ sở kinh doanh

Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy tỷ lệ tn thủ chính sách
khơng thuốc lá ở những nơi quy định cấm hút thuốc hoàn toàn cao hơn so với nơi chỉ
giới hạn một số nơi [44]. Các quán bar/câu lạc bộ đêm tuân thủ kém hơn các nhà hàng,
và việc tuân thủ trong quán caphe dường như là một vấn đề [38]. Việc tuân thủ tại nhà
hàng tốt hơn ở quán caphe [19] [44].
1.7.3. Nhận thức, thái độ, đào tạo và tiếp cận thông tin của chủ cửa hàng về thực
hiện mơi trường khơng khói thuốc lá
Những người nhận thức được rằng có lệnh cấm hút thuốc trong các nhà hàng sẽ
ủng hộ lệnh cấm hoàn tồn cao hơn những người báo cáo khơng có lệnh cấm hoàn
toàn tại nhà hàng [21]. Nhận thức về quy định cấm của luật càng thấp thì tỷ lệ tuân thủ
cũng sẽ thấp [22]. Sự tuân thủ được báo cáo càng cao ở những nơi người hút thuốc ủng
hộ lệnh cấm [21]
Hiểu biết về các quy định của luật không khói thuốc ở Việt Nam cịn rất hạn
chế. Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ về Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ở
người dân phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Cạn” của Tạc Văn Nam cho
thấy: 42,75-43,5% hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ công dân theo luật PCTHTL,
18,5% hiểu đúng địa điểm công cộng là địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn trong nhà,
39,75% trả lời đúng sẽ bị xử phạt hành chính nếu có hành vi bỏ, mẫu tàn thuốc không


16
đúng nơi quy định, 30,25% trả lời đúng sẽ bị xử phạt nếu khơng treo biển có chữ hoặc
biểu tượng cấm hút thuốc [8]. Trong khi đó khảo sát việc thực thi nhà hàng khơng khói
thuốc lá tại Hà Nội của tổ chức Health Bridge cho thấy tỷ lệ đáng kể là các chủ nhà
hàng/quản lý không biết về cấm hút thuốc trong nhà ở nhà hàng. Sau hơn một năm các
tỷ lệ cho thấy: 82,6% chủ nhà hàng biết về Luật Kiểm soát Thuốc lá (tăng 12,3%) và
69,2% chủ nhà hàng biết về quy định khơng khói thuốc trong nhà (tăng 14,8%). Thách
thức trong việc thực thi môi trường khơng khói thuốc là sự hạn chế và mâu thuẫn trong
việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí mơi trường khơng khói thuốc và khơng nhắc nhở
người vi phạm quy định này [20].

Sự ủng hộ chính sách về mơi trường khơng khói thuốc của người dân rất cao.
Nghiên cứu “Quan điểm và nhu cầu của cộng đồng về nhà hàng khơng khói thuốc”
của Trần Quỳnh Anh, Đỗ Minh Sơn năm 2009 áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Kết quả cho thấy 91% khách hàng ủng hộ mơ hình nhà hàng khơng khói thuốc lá,
71,7% khách hàng cảm thấy khó chịu khi ngửi mùi khói thuốc trong khi dùng bữa [1].
Hay “Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phịng chống
tác hại thuốc lá” của Nguyễn Út và cộng sự thực hiện năm 2011 cho thấy: Người dân
có xu hướng ủng hộ các chính sách liên quan đến phòng chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ
ủng hộ luôn cao hơn tỷ lệ phản đối. Đặc biệt đối với việc cấm hút thuốc nơi công cộng
(89,2% ủng hộ hoặc rất ủng hộ) [18]. Khảo sát việc thực thi nhà hàng khơng khói
thuốc lá tại Hà Nội của tổ chức Health Bridge tại Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ chủ
nhà hàng/quản lý ủng hộ việc thực hiện các nhà hàng khơng khói thuốc đã được tăng
từ 80% đến 85,6% [20]. Theo“Sự ủng hộ và việc tuân thủ nhà hàng và quầy bar khơng
khói thuốc ở những người hút thuốc của bốn quốc gia: Những phát hiện từ cuộc điều
tra quốc gia về kiểm soát thuốc lá“ của R Borland cho kết quả: Sự tuân thủ trong các
nhà hàng nhìn chung cao và khơng liên quan đến niềm tin về tác hại của thuốc lá thụ
động hoặc hút thuốc. Những người hút thuốc ủng hộ lệnh cấm thì tn thủ càng cao.
Người hút thuốc ít ủng hộ lệnh cấm hồn tồn so với người khơng thuốc [24].
Nghiên cứu “Sự ủng hộ chính sách khơng khói thuốc của các chủ nhà hàng và
người quản lý ở Ulaanbaatar, Mông Cổ“ được tiến hành trên 475 nhà hàng tại
Ulaanbaatar bằng phỏng vấn bảng hỏi chủ nhà hàng/người quản lý và quan sát tại chỗ.
Kết quả cho thấy 6,1% nhà hàng có biển báo cấm hút thuốc, một nửa số nhà hàng quan


×