Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện đại học y dược TPHCM năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN VĂN ĐỨC

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ : 60.72.07.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN VĂN ĐỨC

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ : 60.72.07.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. PHẠM VIỆT CƯỜNG

HÀ NỘI – 2018



i

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 4
1.1.2. Lợi ích và vai trị của bệnh án điện tử ...................................................... 9
1.2. Hiện trạng ứng dụng bệnh án điện tử tại Việt Nam ....................................... 12
1.2.1. Thực trạng ứng dụng ............................................................................. 12
1.2.2. Những tồn tại, khó khăn trong triển khai bệnh án điện tử tại Việt Nam .. 15
1.3. Hiện trạng ứng dụng bệnh án điện tử trên Thế giới ....................................... 17
1.4. Đánh giá ứng dụng bệnh án điện tử .............................................................. 19
1.4.1. Tiêu chí đánh giá bệnh án điện tử trên thế giới ...................................... 19
1.4.2. Tiêu chí đánh giá bệnh án điện tử tại Việt Nam ..................................... 20
1.5. Các nghiên cứu về bệnh án điện tử ............................................................... 22
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu - BV ĐHYD TPHCM .................................... 26
1.6.1. Hạ tầng mạng – phần cứng hệ thống CNTT BV ĐHYD [12] [11] ......... 26
1.6.2. Sơ đồ mạng bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM .................................. 27
1.6.3. Kiến trúc một phần mềm ứng dụng........................................................ 28
1.7. Khung lý thuyết ......................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 30
2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 30

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 30
2.4. Mẫu và chọn mẫu ........................................................................................ 30
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 31
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ..................................................................... 31
2.5.2. Tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện .............................................. 32
2.5.3. Giám sát thu thập số liệu định lượng .................................................. 32
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................... 32
2.7. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 33


ii

Nghiên cứu có các nội dung và các nhóm biến số/chủ đề chính như bảng dưới đây,
Chi tiết các biến xem trong phụ lục 1B. ............................................................... 33
2.8. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 33
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ..................... 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 35
3.2. Thông tin liên quan đến cơ sở vật chất trong việc ứng dụng hồ sơ BAĐT ..... 36
3.3. Thực trạng triển khai bệnh án điện tử ........................................................... 37
3.3.1. Mức độ sử dụng bệnh án điện tử............................................................ 37
3.3.2. Sự hỗ trợ của lãnh đạo và nhận thức của NVYT về BAĐT .................... 39
3.3.3. Nhận thức về lợi ích của ứng dụng bệnh án điện tử đối với NVYT ........ 41
3.4. Thực trạng quá trình ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử ................................... 42
3.5. Phân tích thuận lợi và khó khăn trong q trình triển khai bệnh án điện tử ... 46
3.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 46
3.5.2. Khó khăn trong q trình triển khai bệnh án điện tử .............................. 54
3.6. Mong đợi trong quá trình triển khai bệnh án điện tử ..................................... 58
3.6.1. Hỗ trợ của các cấp lãnh đạo ................................................................... 58
3.6.2. Trang thiết bị ......................................................................................... 59

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 60
4.1. Nhân lực trong việc ứng dụng HSBA ........................................................... 60
4.2. Cơ sở vật chất trong đáp ứng hồ sơ bệnh án .................................................. 61
4.3. Mức độ sử dụng BAĐT của nhân viên y tế ................................................... 62
4.4. Sự hỗ trợ của lãnh đạo, nhận thức về đào tạo và lợi ích về sử dụng bệnh án
điện tử ................................................................................................................. 63
4.5. Thuận lợi và khó khăn trong q trình ứng dụng bệnh án điện tử .................. 66
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 66
4.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 68
4.6. Điểm mạnh, điểm yếu của nghiên cứu .......................................................... 69
4.6.1. Điểm mạnh của nghiên cứu ................................................................... 69
4.6.2. Hạn chế của nghiên cứu......................................................................... 69
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 71
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

BAĐT

Bệnh án điện tử

BYT


Bộ Y tế

BS

Bác sĩ

BN

Bệnh nhân

CBYT

Cán bộ y tế

ĐHYD

Đại học Y Dược

ĐD

Điều dưỡng

ĐHYTCC

Đại học y tế công cộng

KCB

Khám chữa bệnh


IT

Công nghệ thông tin


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 35
Bảng 3.2. Trình độ tin học của đối tượng nghiên cứu............................................. 35
Bảng 3.3. Số lượng Máy tính, Máy in qua các năm ................................................ 36
Bảng 3.4. Thơng tin về đầu tư tài chính cho bệnh án điện tử .................................. 36
Bảng 3.5. Mức độ sử dụng BAĐT của Bác sĩ (n=100) ........................................... 37
Bảng 3.6. Mức độ sử dụng BAĐT của Điều dưỡng(n=50) ..................................... 38
Bảng 3.7. Sự hỗ trợ của lãnh đạo trong quá trình ứng dụng BAĐT (n=150)........... 39
Bảng 3.8. Nhận thức của nhân viên y tế về BAĐT (n=150) ................................... 40
Bảng 3.9. Nhận thức về lợi ích của bệnh án điện tử (n=150) .................................. 41
Bảng 3.10. Thuận lợi trong quá trình ứng dụng BAĐT đối với Bác sĩ (n=100) ...... 42
Bảng 3.11. Thuận lợi trong quá trình ứng dụng BAĐT đối với ĐD (n=50) ............ 43
Bảng 3.12. Khó khăn trong q trình ứng dụng BAĐT đối với Bác sĩ (n=100) ...... 44
Bảng 3.13. Khó khăn trong quá trình ứng dụng BAĐT đối với ĐD (n=50) ............ 44


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mơ tả 7 cấp độ đánh giá bệnh án điện tử theo tổ chức HIMSS .................. 19
Hình 2: Thống kê sử dụng bệnh án điện tử một số nước lớn trong năm 2015 ......... 20
Hình 3: Sơ đồ hệ thống mạng bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ...................... 27

Hình 4: Kiến trúc hệ thống phần mềm ứng dụng.................................................... 28


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề: Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế là một
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách góp phần vào cơng tác cải cách thủ tục hành chính
và giảm chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ y tế cho người dân. Trong những
ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện, bệnh án điện tử ngày càng khẳng định
được vai trị quan trọng góp phần vào vấn đề ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng triển
khai bệnh án điện tử tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, năm
2018”, kết quả sẽ góp phần cung cấp và bổ sung thơng tin khoa học về vấn đề kinh
nghiệm triển khai bệnh án điện tử, đồng thời là bước khởi đầu quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng áp dụng bệnh án điện tử tại các bệnh viện nói chung và tại Bệnh
viện Đại học Y Dược TP.HCM nói riêng.
Mục tiêu: Mơ tả thực trạng và phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình
triển khai bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, năm 2018.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mơ tả, định lượng kết hợp định tính.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng bệnh án điện tử khá cao ở
đối tượng bác sĩ và điều dưỡng, với mức độ sử dụng rất thường xuyên 67% xem về
kết quả cận lâm sàng; 66% xem diễn biến trong tờ điều trị; 66% ghi y lệnh chăm sóc.
Thuận lợi trong q trình triển khai nhân được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía lãnh đạo,
với tỷ lệ được NVYT đánh giá dao động từ 40,7% đến 60%. Bên cạnh đó, chưa có
văn bản quy định, hướng dẫn hay quá trình đào tạo chưa đầy đủ là những khó khăn
trong việc sử dụng BAĐT của NVYT.
Kết luận: Với thực trạng trên, trong quá trình triển khai rộng rãi bệnh án điện
tử bệnh viện cần mở nhiều hơn các lớp tập huấn sử dụng bệnh án điện tử cho toàn bộ
bác sĩ và điều dưỡng. Ban lãnh đạo bệnh viện luôn luôn quan tâm, hỗ trợ và đẩy mạnh

việc nâng cấp các chức năng phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân
viên y tế. Hoàn thiện và phát triển hơn nữa bệnh án điện tử, khơng ngừng hướng đến
nâng cao chất lượng chăm sóc dịch vụ của bệnh viện.
Từ khóa: thực trạng triển khai, bệnh án điện tử, Bệnh viện Đại học Y Dược
TPHCM.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế là một nhiệm vụ
quan trọng và cấp bách góp phần vào cơng tác cải cách thủ tục hành chính và giảm
chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ y tế cho người dân [4]. Hệ thống phần mềm,
hệ cơ sở dữ liệu của ngành sẽ tạo nên kho thông tin điện tử cùng với yếu tố con người
sẽ góp phần mang lại lợi ích to lớn trong việc quản lý Y tế tiện lợi, hiệu quả, nhanh
chóng và chính xác. Bệnh án điện tử (BAĐT) là một trong nhiều thành tựu ứng dụng
công nghệ thông tin trong các hoạt động của ngành y tế và là một trong các chiến
lược cải thiện việc cung cấp, hiệu quả, chất lượng và sự an toàn trong chăm sóc sức
khỏe. Việc áp dụng BAĐT mang đến nhiều lợi ích bao gồm giảm bớt sự sai sót trong
chun mơn, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, tăng cường hiệu quả và cải thiện việc
giải quyết các vấn đề liên quan người bệnh qua sự hỗ trợ trong các quyết định lâm
sàng. Bệnh án điện tử ngày càng khẳng định được vai trị quan trọng góp phần vào
vấn đề cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, đồng thời góp phần giảm chi phí
nguồn lực, tài chính trong các hoạt động quản lý, khám chữa bệnh (KCB) trong các
cơ sở chăm sóc sức khoẻ [7].
Tại Việt Nam, một số bệnh viện lớn tại các thành phố Hồ Chí Minh như Bệnh
Pháp Việt, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Quận Thủ Đức … cũng
đã bắt đầu triển khai thí điểm hồ sơ bệnh án điện tử tại một số khoa điều trị. Tuy vẫn
chưa thể bỏ hồn tồn được hồ sơ giấy, do chưa có sự cơng nhận về tính pháp lý của
BAĐT, nhưng những thành công ban đầu cũng đã cho thấy tác dụng của việc áp dụng

BAĐT tại bệnh viện. Với bệnh án điện tử, thông tin bệnh nhân sẽ được lưu trên hệ
thống máy tính và được sử dụng cho các lần tiếp theo và các cán bộ y tế sẽ có được
các thông tin về lịch sử khám, sử dụng thuốc của BN. Bệnh án điện tử cũng góp phần
cơng khai, minh bạch trong khám chữa bệnh cho BN và BN có thể biết: Kết quả xét
nghiệm, tiền thuốc lưu trong đơn, theo dõi được diễn biến bệnh nếu BN đến khám lần
sau. Các chức năng này đặc biệt quan trọng cho việc quản lý và điều trị cho các bệnh
nhân mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Việc áp dụng
BAĐT tại các bệnh viện của Việt Nam hiện vẫn đang hạn chế do nhiều vấn đề liên
quan ví dụ: Tính pháp lý, sự kết nối của các hệ thống, mã riêng biệt của bệnh nhân,
chuẩn dữ liệu. Tuy nhiên việc áp dụng BAĐT sẽ là xu thế bắt buộc và cũng là những
mục tiêu chiến lược trong việc phát triển và nâng cao chất lượng KCB của ngành Y
tế trong các năm tới đây.


2

Bộ Y Tế đã đưa ra các quy chuẩn, thông tư, chỉ thị yêu cầu các bệnh viện từng
bước triển khai bệnh án điện tử. Các thông tư chỉ thị như: Quyết định 2286/QĐ- BYT
[9], ngày 6/2/2017 của Bộ Y Tế Về việc quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra
sử dụng trong quản lý, giám định và thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiểm y tế. Nghị định 106/2011/NĐ-CP, ngày 11/23/2011 của chính phủ Sửa đổi bổ
sung một số điều Nghị định 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành.
Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị
quyết về chính phủ điện tử số 36A/NQ – CP, ngày 14/10/2015 về việc xây dựng hệ
thống bệnh án điện tử, hệ thống thông tin quản lý tiêm chủng, bệnh truyền nhiểm và
bệnh không lây nhiễm triển khai toàn quốc trước ngày 1/1/2018…
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chi Minh được thành lập ngày
18/10/2000, là bệnh viện Đa khoa, công lập, hạng I, 1000 giường bệnh. Hoạt động
theo mơ hình tự chủ hồn tồn. Hiện tại bệnh viện có 3 cơ sở, 3.460 nhân viên, trong
đó có 86 giáo sư và phó giáo sư, 99 tiến sĩ, 54 bác sĩ CKII, 369 thạc sĩ, 235 bác sĩ

CKI, đại học 833 và nhân viên khác 1.784. Bệnh viện có 11 phịng chức năng, 35
khoa lâm sàng, 14 khoa cận lâm sàng, 5 trung tâm và 26 đơn vị [11].
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã bắt đầu triển khai phần mềm quản lý
bệnh viện từ năm 2000, đến nay tất cả công việc của bệnh viện đều được quản lý bằng
phần mềm, các phần mềm sử dụng tại bệnh viện đều do nhân viên phịng Cơng nghệ
nghệ thơng tin của bệnh viện viết, nhưng đến tháng 9 năm 2016, bệnh viện bắt đầu
triển khai bệnh án điện tử, ban đầu chỉ triển khai thí điểm một khoa Ngoại tiêu hóa
gan mật, sau đó triển khai dần đến các khoa khác, đến nay, hầu hết các khoa đã triển
khai bệnh án điện tử, tuy nhiên một số khoa vẫn triển khai bệnh án điện tử chưa đồng
bộ, vẫn còn một số Bác sĩ vẫn ghi tay trong hồ sơ bệnh án, điều này dẫn đến khó khăn
trong việc đồng bộ dữ liệu trong database, cũng như tra cứu hồ sơ bệnh án của người
bệnh [12]. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Thực trạng triển khai bệnh án điện tử
tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018” với mong
muốn kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp và bổ sung thông tin khoa học về
vấn đề kinh nghiện triển khai BAĐT, đồng thời là bước khởi đầu quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng áp dụng BAĐT tại các bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện
Đại học Y Dược TP.HCM nói riêng.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng triển khai bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM, năm 2018.
2. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai bệnh án điện tử tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, năm 2018.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Bệnh án điện tử
Bệnh án điện tử (EMR - Electronic Medical Record) là phiên bản số hóa tồn
bộ lịch sử các thông tin khám điều trị của bệnh nhân trên bệnh án giấy [27].
Mục đích của bệnh án điện tử là hỗ trợ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế truy
cập, theo dõi một cách nhanh chóng tồn bộ lịch sử thơng tin của bệnh nhân nhằm
giúp việc điều trị chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại một cơ sở khám chữa bệnh
được tốt hơn.
 Các thành phần chủ yếu của bệnh án điệu tử


Thông tin hành chính.



Thơng tin mở đầu của bệnh án, bao gồm SOAP là thành phần quan

trọng nhất của bệnh án điện tử.
S : Subjective: là thông tin thu lượm từ bệnh nhân:


Lý do khám.



Bệnh sử.




Tiền sử cá nhân.



Tiền sử gia đình.



Tiền sử tiêm chủng.



Tiền sử xã hội (ma túy, rượu, thuốc lá).



Tình trạng bệnh hiện tại

O: Objective
Thơng tin khám thực thể của bác sĩ và nhận xét của Bác sĩ: ví dụ: Khám các cơ
quan, khám mắt, khám tai mũi họng. Khám, nhận xét hàng ngày trong tờ điều trị
A : Assessment
Hướng chẩn dốn
P : Plan
Kế hoạch điều trị


Thơng tin viện phí.



5



Các giấy cam kết và cho phép của bệnh nhân.



Lịch sử điều trị.



Ghi nhận diễn biến: cũng theo hướng SOAP.



Các chỉ định.



Điều trị thuốc.



Kết quả xét nghiệm.



Kết quả chẩn đoán hình ảnh.




Ghi nhận của điều dưỡng chăm sóc

Lợi ích của bệnh án điện tử: Theo dõi dữ liệu của bệnh nhân theo thời gian,
Theo dõi các thông số bệnh lý của bệnh nhân (Huyết áp, đường huyết, bạch cầu, Xác
định bệnh nhân cần khám để dự phòng, Nâng cao chất lượng điều trị.
Bệnh án điện tử cũng là hồ sơ theo dõi các thông tin của người bệnh, được tạo
ra sau một hay nhiều cuộc tiếp xúc của người bệnh với nơi cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe. Các thông tin thường bao gồm: thông tin về nhân khẩu học, các ghi
nhận về tình trạng bệnh, các vấn đề về thuốc, tiền sử bệnh tật, tiền sử tiêm phòng, các
xét nghiệm và chẩn đốn hình ảnh nếu có. Bệnh án điện tử được tự động hóa và sắp
xếp hợp lý với các quy trình làm việc của bác sĩ. Bệnh án điện tử có khả năng tạo ra
bản ghi đầy đủ về quá trình điều trị của người bệnh cũng như hỗ trợ các hoạt động
khác liên quan đến cơng tác chăm sóc trực tiếp hay gián tiếp qua các giao diện với
người sử dụng, bao gồm cả sự hỗ trợ quyết định lâm sàng dựa trên bằng chứng, quản
lý chất lượng và báo cáo kết quả. Bệnh án điện tử cũng có chức năng hỗ trợ trong
việc thu thập các dữ liệu liên quan khác như: Quản lý chất lượng bệnh viện, tài chính,
các báo cáo về đầu ra hoặc theo dõi các bệnh tật trong cộng đồng.
Một trong những điểm quan trọng của bệnh án điện tử là chúng được tạo ra và
duy trì trong một cơ sở như bệnh viện, phòng tổng hợp, hay một phòng khám. Bệnh
án điện tử không chỉ là một bản ghi theo dõi tất cả các chăm sóc cho bệnh nhân tại
một cơ sở KCB, mà BAĐT có thể được lưu giữ trong một hệ thống thông tin trao đổi
giữa các bệnh viện, khu vực sinh sống hoặc trên toàn quốc nếu như có sự kết nối với
nhau.
1.1.1.2. Một số khái niệm khác
Bệnh viện



6

Bệnh viện là nơi cung cấp các dịch vụ y tế nhằm đảm bảo chức năng bảo vệ,
chăm sóc và tăng cường sức khỏe nhân dân, thực hiện chăm sóc sức khỏe người bệnh
[8].
Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội
ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị cơ sở hạ tầng để
phục vụ. Theo quan điểm hiện đại, bệnh viện là một hệ thống, một phức hợp và một
tổ chức hoạt động:
 Một hệ thống lớn bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng chức năng, các khoa
lâm sàng, cận lâm sàng, nhân viên khác.
 Một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan từ khám bệnh, người
bệnh vào viện, chẩn đốn, điều trị, chăm sóc…
 Một tổ chức động bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, trang thiết
bị, thuốc cần có để chẩn đoán, điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra
viện hoặc phục hồi sức khỏe hoặc người bệnh tử vong.
Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án bệnh nhân là một tập hợp các thông tin về bệnh nhân. Những
thông tin này được các nhân viên y tế đưa ra sau quá trình tiếp xúc trực tiếp hoặc
gián tiếp với người bệnh. Theo truyền thống, bệnh án được viết trên giấy và được sử
dụng để lưu trữ dữ liệu về người bệnh [1].
Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR – Electronic Health Record)
Hồ sơ sức khỏe điện tử là hồ sơ bệnh án về điều trị, chăm sóc sức khỏe của
người bệnh từ khi sinh ra và chết, tất cả thông tin về y tế của các lần khám bệnh, nhập
viện điều trị, hay tiêm chủng … đều nằm trong hồ sơ sức khỏe này. Mỗi bệnh nhân
khi sinh ra sẽ có một mã code ID để lưu trữ thơng tin về y tế, Bệnh nhân có thể qua
nhiều lần khám điều trị ở các bệnh viện khác nhau, nhưng hồ sơ bệnh án được lưu trữ
thống nhất trong một Database [27].
HIS (Hospital Information System) [17]: là hệ thống thông tin bệnh viện.
Một hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) về cơ bản là một hệ thống máy tính có thể

quản lý tất cả các thông tin để cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
để làm công việc của họ một cách hiệu quả. Những hệ thống này đã có mặt kể từ khi


7

chúng được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1960 và đã phát triển theo thời
gian và hiện đại hóa các cơ sở y tế. Các máy tính khơng nhanh trong những ngày đó
và họ khơng thể cung cấp thông tin trong thời gian thực như ngày hôm nay. Các nhân
viên sử dụng chúng chủ yếu để quản lý thanh toán và kiểm kê bệnh viện. Tất cả điều
này đã thay đổi ngay bây giờ, và hệ thống thông tin bệnh viện ngày nay bao gồm sự
tích hợp tất cả các ứng dụng lâm sàng, tài chính và hành chính.
LIS (Laboratory Information System) [24]: Hệ thống thơng tin xét nghiệm. Các
chức năng chính được vận hành tương tác trên một máy tính nhỏ cho phép phịng thí
nghiệm kiểm sốt hoàn toàn việc xử lý hàng ngày. Việc thu thập các kết quả từ các
máy phân tích tự động được thực hiện thơng qua mạng vi tính/vi xử lý vi mơ. Các
liên kết được cung cấp với một máy tính chính ở trung tâm để xác định bệnh nhân
ngay lập tức và xử lý dữ liệu. LIS được thiết kế để quản lý tất cả các hoạt động liên
quan đến hoạt động của phịng thí nghiệm. Hệ thống có 14 chức năng chính: đăng ký
yêu cầu kiểm tra, xuất mẫu thu và nhãn nhận dạng, xác nhận thu thập mẫu, xuất nhãn
phụ, yêu cầu khối lượng công việc, xuất bảng tính, nhập thủ cơng kết quả kiểm tra,
tự động kết quả kiểm tra, kết quả điều tra, báo cáo sơ bộ, báo cáo cuối cùng, báo cáo
hoạt động hàng ngày, báo cáo thống kê, thanh toán.
RIS (Radiology Information System) [28]: là Hệ thống thơng tin chẩn đốn hình
ảnh. Là một phần mềm giải pháp dựa trên với các tính năng hỗ trợ hoạt động một
phịng thí nghiệm hiện đại. Các tính năng chính bao gồm hỗ trợ theo dõi luồng công
việc và theo dõi dữ liệu, thay đổi linh hoạt và giao diện trao đổi dữ liệu, hoàn toàn
"hỗ trợ việc sử dụng nó trong mơi trường được điều chỉnh". Các tính năng và cách sử
dụng LIMS đã phát triển qua nhiều năm từ theo dõi mẫu đơn giản đến lập kế hoạch
nguồn lực cơng cụ quản lý nhiều khía cạnh của tin học trong phịng thí nghiệm.

PACS (Picture Archiving and Communication System) [30]: là hệ thống lưu trữ
và truyền tải hình ảnh. Một phương tiện được vi tính hóa thay thế vai trị của phim
phóng xạ thơng thường. Đánh giá này mô tả Hammersmith PACS và thảo luận về
những lợi thế và bất lợi của hệ thống PACS.
CDR (Clinical Data Repository) Kho dữ liệu lâm sàng [23]. Là một tập hợp dữ
liệu sức khỏe với bệnh nhân làm trung tâm hạt thường được thu thập từ hệ thống


8

CNTT nhiều nguồn và nhằm hỗ trợ nhiều công dụng. Một CDR được dự định để hỗ
trợ nhiều mục đích sử dụng, không phân loại cơ sở dữ liệu trong bất kỳ ứng dụng đơn
lẻ nào. Khi một CDR giữ dữ liệu được tổ chức cụ thể cho phân tích, nó đáp ứng định
nghĩa của kho dữ liệu lâm sàng.
CDSS (Clinical Decision Support System): là Hệ thống hỗ trợ quyết định lâm
sàng [20]. Hỗ trợ quyết định lâm sàng (CDS) cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng, nhân
viên, bệnh nhân hoặc những cá nhân khác về kiến thức và thơng tin cá nhân cụ thể,
được lọc hoặc trình bày một cách thơng minh vào những thời điểm thích hợp để tăng
cường sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. CDS bao gồm nhiều công cụ để tăng cường
việc ra quyết định trong quy trình làm việc lâm sàng. Những cơng cụ này bao gồm
cảnh báo và nhắc nhở trên máy vi tính cho các nhà cung cấp và bệnh nhân chăm
sóc; hướng dẫn lâm sàng; bộ đơn đặt hàng theo điều kiện cụ thể; báo cáo và tóm tắt
dữ liệu bệnh nhân tập trung; mẫu tài liệu; hỗ trợ chẩn đốn và thơng tin tham chiếu
có liên quan theo ngữ cảnh, trong số các công cụ khác.
Tiêu chuẩn HL7 (Health Level 7 Standard) là tiêu chuẩn quốc tế cung cấp giao
thức về quản lý, trao đổi và tích hợp thơng tin y tế điện tử giữa các hệ thống thông
tin y tế.
Bệnh viện và các tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác thường có
nhiều hệ thống máy tính khác nhau, sử dụng phần mềm của nhiều cơng ty khác nhau
bao gồm các hồ sơ thanh tốn khác nhau.

Tất cả các hệ thống này giao tiếp với nhau và chia sẽ thông tin với nhau thông
qua các thông điệp HL7 và hệ thống bảo mật.
Nhờ HL7 các dữ liệu này sẽ được phân tích dễ dàng hơn trên quy mơ tồn quốc,
đặc biệt nếu được sử dụng với các công cụ khai thác cơ sở dữ liệu lớn (Big data).
Tiêu chuẩn HL7 CDA (Health Level 7 Clinical Document Architecture): HL7CDA là một tiêu chuẩn trên XML trên nền tảng HL7 nhằm xác định mã hóa, cấu trúc
và ngữ nghĩa của bệnh án điện tử để trao đổi giữa các cơ sở y tế. CDA đã được ANSI
chứng nhận. CDA có thể chứa bất kỳ thơng tin lâm sàng nào bao gồm: Thơng tin ra
viện, tóm tắt bệnh án, báo cáo chẩn đốn hình ảnh, bệnh sử, khám lâm sàng, phẫu
thuật thủ thuật, cận lâm sàng: xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh …


9

CCD (Continuity of Care Document): là tập tin điện tử về tài liệu chăm sóc sức
khỏe liên tục.
DICOM (Digital Imaging Communication in Medicine): là tiêu chuẩn quốc tế
để truyền tải, lưu trữ, truy xuất, in ấn, xử lý và hiển thị thơng tin hình ảnh y khoa.
Cơ sở dữ liệu: là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai
thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Dữ liệu: là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh
hoặc dạng tương tự.
Chương trình ký điện tử: Là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt
động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính khác
nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu.
1.1.2. Lợi ích và vai trị của bệnh án điện tử
1.1.2.1. Lịch sử phát triển của bệnh án điện tử
Hồ sơ bệnh án đầu tiên được biết đến được phát triển bởi Hyppocrates ở thế kỷ
thứ 5 trước công nguyên. Ông đã mô tả bệnh án với hai mục tiêu (1) một hồ sơ bệnh
án cần phản ánh chính xác diễn biến của bệnh; (2) một hồ sơ bệnh án nên chỉ ra
nguyên nhân có thể xảy ra của bệnh [18].

Đến năm 1960, Bệnh án điện tử đầu tiên xuất hiện ở một số nước có nền cơng
nghệ và y tế phát triển, Vào năm 1965 các nhà nghiên cứu ở Mĩ cho thấy có ít nhất
73 bệnh viện cùng các dự án hệ thông tin lâm sàng; 28 dự án về lưu trữ, truy vấn tài
liệu y học và các thông tin lâm sàng liên quan khác đã được tiến hành. Đến nay, bệnh
án điện tử đã trở thành nhu cầu cần thiết để theo dõi hồ sơ sức khỏe của Con người.
Nhiều hệ BAĐT ngày nay đã chứng minh cho sự tiên phong của các nghiên cứu từ
thời kỳ trước. Một số dự án nổi tiếng sớm được biết tới như:
COSTAR (Computer stored ambulatory record): Là hồ sơ cấp cứu lưu trên máy
tính và là một trong những hệ BAĐT được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực hồ
sơ y tế điện tử - được tạo ra bởi Barnett và các đồng nghiệp của ông ở bệnh viện
Massachusetts, Boston, Mỹ. Nó được sử dụng cho cả điều trị nội trú và ngoại trú.
HELP (Health Evaluation through Logical Processing) được tạo ra bởi Waner
và đồng nghiệp. Hệ thống này được phát triển tại Bệnh viện Latter-Day Saints - Đại


10

học Utah. Hệ thống HELP được biết tới với chức năng hỗ trợ trong các quyết định
lâm sàng.
TMR (The Medical Record): Hệ thống BAĐT của trường đại học Duke, Mỹ
được phát triển bởi Stead và Hammond. TMR là một hệ thống thơng tin có khả năng
thu thập dữ liệu về bệnh nhân trực tiếp vào cơ sở dữ liệu trong q trình điều trị và
chăm sóc bệnh nhân của nhân viên y tế.
THERESA được phát triển tại Bệnh viện Grady Memorial - Đại học Emory.
THERESA là một trong số ít những hệ BAĐT đã thành công trong việc hỗ trợ bác sĩ
trực tiếp nhập dữ liệu bệnh nhân. Và nhờ hệ thống này, bệnh viện Grady Memorial
đã có thể giải quyết được vấn đề về truy nhập dữ liệu.
1.1.2.2. Vai trò của bệnh án điện tử
Đối với Ban Giám đốc bệnh viện: Ban Giám đốc bệnh viện rất quan trọng trong
việc triển khai thành công hay thất bại bệnh án điện tử, đội ngũ CNTT phải tư vấn

cho Ban giám đốc về sự cần thiết khi triển khai hệ thống CNTT, các lợi ích mang lại,
nên đầu tư những cái gì … từ đó, Ban Giám đốc có quyết định dùng ngân sách để
đầu tư hệ thống CNTT. Mặc khác trong quá trình triển khai bệnh án điện tử, Ban
giám đốc phải đưa ra những chính sách, quy định phù hợp và kiên quyết để triển khai
thành công bệnh án điện tử: ví dụ: Quy định Bác sĩ điều trị, tự nhập máy tính về toa
thuốc, chỉ định cận lâm sàng, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc; quy định về hội
chẩn phải nhập biên bản hội chẩn vào phần mềm; quy định không cho toa thuốc, chỉ
định cận lâm sàng bằng tay, phải cho toa thuốc điện tử; Quy định Bác sĩ phẫu thuật
xong phải hoàn thành tường trình phẫu thuật trong vịng một giờ; hoặc quy định về
bảo mật user name, password của từng viên chức ….
Đối với phịng CNTT: Phịng CNTT là đơn vị chun mơn cao nhất, chịu trách
nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống CNTT của bệnh viện, phải có kiến thức về kỹ thuật
IT, phải nắm bắt công nghệ, phải đưa ra giải pháp để xây dựng hệ thống CNTT trong
bệnh viện, đồng thời, phòng CNTT sẽ tư vấn cho Ban Giám đốc đưa ra các quy định
về an toàn bảo mật khi sử dụng hệ thống CNTT, đặc biệt khi triển khai bệnh án điện
tử.


11

Đối với phòng Kế Hoạch tổng hợp: đây là phòng chịu trách nhiệm quản lý
chun mơn và quy trình nghiệp vụ của bệnh viện, việc triển khai bệnh án điện tử
dựa vào quy trình nghiệp vụ chun mơn đưa ra, do đó trong q trình xây dựng,
triển khai bệnh án điện tử, phịng kế Hoạch tổng hợp ln sát cánh cùng với đội ngũ
IT của bệnh viện.
Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng: là đơn vị trực tiếp sử dụng bệnh án điện tử,
để triển khai thành công bệnh án điện tử, phải tăng cường đào tạo, hướng dẫn cho
người dùng, phải viết phần mềm sao cho giao diện dễ sử dụng, hệ thống chạy nhanh,
các chức năng phần mềm đầy đủ … như vậy người dùng mới phấn khởi thực hiện,
góp phần vào sự thành cơng triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện.

1.1.2.3. Lợi ích của bệnh án điện tử
Đối với người bệnh:
Đối với người bệnh, bệnh án điện tử giúp họ có thể tự truy cập vào hồ sơ riêng
của mình và biết được tình trạng bệnh của mình như thế nào và đã được điều trị bằng
các thuốc gì, xét nghiệm ra sao... như vậy sẽ giảm thiểu được tối đa những xử lý
khơng chính xác khi người bệnh đi cấp cứu. Một bệnh án điện tử tiên tiến với các
chức năng tồn diện có thể gửi các nhắc nhở y tế đến điện thoại hay máy tính cá nhân
của người bệnh, nó được xem như chiếc “Phao cứu sinh” giúp người bệnh kéo dài
thêm tuổi thọ.
Bệnh án điện tử cũng góp phần cơng khai, minh bạch trong khám chữa bệnh
cho người bệnh, giúp người bệnh biết: Kết quả xét nghiệm, tiền thuốc lưu trong đơn,
theo dõi được diễn biến bệnh nếu người bệnh đến khám đều đặn. Đồng thời cũng góp
phần giảm các chi phí cho chăm sóc sức khỏe của người bệnh.


12

Đối với ngành y tế:
Bệnh án điện tử lưu trữ các dữ liệu giúp ích cho q trình khám điều trị bệnh,
chăm sóc người bệnh một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nó có thể được sử dụng để
đánh giá chất lượng chăm sóc, nghiên cứu, giáo dục và quản lý chăm sóc sức khỏe.
Hơn thế nữa dữ liệu trong máy tính giúp cho việc truy cập nhanh chóng và nhiều dữ
liệu cần thiết có thể được chia sẻ giữa các bác sĩ từ đó các bác sĩ có thể rút ra các kinh
nghiệm trong điều trị và chăm sóc người bệnh. BAĐT tiêu chuẩn hỗ trợ cải thiện hiệu
quả tiến trình cơng việc, cải thiện giao tiếp giữa bác sĩ và chuyên gia.
Bệnh án điện tử hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ y tế trong việc cung cấp điều
trị, chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Đồng thời nó cũng giúp giảm các vụ kiện
liên quan đến chun mơn bởi vì bệnh án điện tử tồn diện sẽ giúp giảm bớt các sai
sót của nhân viên y tế, thông qua các chức năng hiện đại sẵn như hệ trợ giúp trong
quyết định lâm sàng và nhắc nhở y tế.

Bệnh án điện tử còn cho chúng ta nghiên cứu và thu thập dữ liệu về các bệnh
hiếm một cách hiệu quả và đầy đủ toàn diện. Bệnh án điện tử giúp tinh giản các quy
trình làm việc lâm sàng tiết kiệm được thời gian trong khám và điều trị bệnh. Việc
duy trì các đường mịn dữ liệu và các thơng tin liên quan có thể giúp cho việc phân
tích của các nghiên cứu y tế, kiểm tốn, đảm bảo chất lượng, giám sát dịch tễ học và
giám sát dịch bệnh dễ dàng hơn.
1.2. Hiện trạng ứng dụng bệnh án điện tử tại Việt Nam
1.2.1. Thực trạng ứng dụng
Theo thống kê từ Bộ Y tế, số liệu lấy từ 19 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (chiếm
58%), các bệnh viện trực thuộc bộ có tỉ lệ triển khai các chức năng trong bệnh án điện
tử như sau:
STT
1
2
3

Chức năng
Ứng dụng phần mềm báo cáo thống kê bệnh viện (theo quy dịnh của Bộ
Y tế và cơ quan quản lý)
Kết xuất trực tiếp từ phần mềm các thông tin phục vụ báo cáo, nghiên
cứu… như mơ hình bệnh tật nhập, xuất viện; cơ cấu tài chính, thuốc, vật
tư… theo năm, quý, tháng, tuần, ngày.
Hệ thống đáp ứng đầy đủ biểu mẫu ghi chép, hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế

Tỉ lệ
95%
86%
95%



13

Chức năng

STT

Tỉ lệ

4

Quản lý Lịch hẹn khám

43%

5

Quản lý tiếp đón bệnh nhân

100%

6

Quản lý khoa/phòng khám bệnh

95%

7

Quản lý Khoa cấp cứu


90%

8

Quản lý Xét nghiệm, CĐHA, TDCN

100%

9

Quản lý Bệnh nhân nội trú

100%

10 Quản lý Bệnh nhân ngoại trú

95%

11 Quản lý Dược bệnh viện

100%

12 Quản lý Chỉ định/y lệnh

95%

13 Quản lý Viện phí, thanh tốn BHYT

100%


14 Quản lý Hóa chất & vật tư tiêu hao

100%

15 Quản lý thống kê số liệu bệnh viện

95%

16 Hỗ trợ ra quyết định trong khám và điều trị

52%

17 Quản lý Ngân hàng máu

33%

18 Quản lý Dinh dưỡng
Quản lý máy chẩn đốn hình ảnh (MRI, CT-scanner, CT-conbeam, Pet19
CT; siêu âm)
Quản lý máy xét nghiệm hóa sinh, huyết học, miễn dịch, dị ứng, máy đọc
20
kháng sinh đồ
Máy thăm dò chức năng (nội soi các loại, điện tim, điện não, lưu huyết
21
não)

33%
52%
81%
62%


Qua số liệu trên ta thấy, các phần mềm trong các bệnh viện ở Việt Nam chủ yếu
triển khai cac chức năng liên quan đến cơng tác hành chính bệnh nhân, thực sự chưa
triển khai được EMR theo đúng nghĩa.
Cũng theo Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 24 bệnh án bằng giấy đang được dùng
tại các bệnh viện. Một vài năm trở lại đây, công nghệ phát triển một cách nhanh chóng
nhất là các dịch vụ như internet và các công nghệ không dây tạo ra các phương thức
mới để quản lý thông tin. Cụ thể đối với y tế, sự cần thiết cho di động và truyền thông
ngay lập tức đã làm chuyển đổi từ việc sử dụng các bệnh án trên giấy bằng các bệnh
án điện tử.


14

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh viện cũng bắt đầu triển khai bệnh án điện
tử, như bệnh viện Pháp Việt, bệnh viện Vinmec, bệnh viện Chợ Rẫy …, tuy nhiên
chỉ ở mức bệnh án tờ điều trị, thông tin thuốc, chỉ định cận lâm sàng, thơng tin hành
chính và viện phí, chưa thực sự đúng nghĩa là bệnh án điện tử. Duy chỉ có bệnh viện
Quận Thủ Đức cũng là bệnh duy nhất trong cả nước đến thời điểm này được Bộ Y tế
và Bảo hiểm xã hội cho phép triển khai thí điểm bệnh án điện tử. Vào ngày
14/05/2015, Bệnh viện Quận Thủ Đức được Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố đồng ý cho
phép thí điểm áp dụng hồ sơ BAĐT 1 năm. Thời gian đầu triển khai bệnh viện chọn
khoa nội tiết làm thí điểm, lý do: khoảng 20 giường/ ngày, đội ngũ nhân sự nhiệt
huyết, trình độ CNTT khá. Đến nay bệnh viện đã triển khai cho tất cả các khoa lâm
sàng. Tuy nhiên hiện tại hồ sơ bệnh án điện tử được lưu trữ trên máy bằng định dạng
file pdf chữ ký số, vẫn phải in ra và lưu trữ theo quy định.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM bắt đầu triển khai áp dụng công nghệ thông
tin trong y tế vào năm 2000, ban đầu với quy mô nhỏ, bệnh viện mới thành lập, phòng
CNTT bắt đầu tự viết phần mềm quản lý bệnh viện với modul khám bệnh và nội trú,
dần dần, bệnh viện phát triển mạnh, để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh viện,

hiện nay phòng CNTT của bệnh viện đã có 40 nhân sự và đã viết hơn 70 modulse
phần mềm quản lý bệnh viện. Tất cả các công việc của bệnh viện đều được quản lý
bằng phần mềm, từ phần mềm khám bệnh, nội trú, dược, cận lâm sàng, nhân sự, tài
sản, quản lý công văn, công việc, đào tạo- nghiên cứu khoa học, dinh dưỡng tiết chế,
kiểm sốt nhiễm khuẩn, thu ngân, tài chính…. Tuy nhiên, phần mềm chủ yếu quản
lý công tác hành chính, viện phí, chưa đi sâu vào EMR, mà điều này rất cần thiết cho
công tác khám chữa bệnh. Do đó, tháng 9/2016, bệnh viện bắt đầu triển khai một
phần của bệnh án điện tử, thí điểm một vài khoa, sau đó nhân rộng đến các khoa cịn
lại. Đến nay, hầu hết các khoa đã triển khai được hồ sơ điện tử, bác sĩ khơng cịn ghi
tay trong hồ sơ nữa, phần mềm đã có những chức năng cảnh báo, tương tác thuốc và
hỗ trợ rất nhiều cho công tác khám chữa bệnh của bác sĩ và chăm sóc người bệnh của
điều dưỡng, nữ hộ sinh.


15

Việc triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện Đại học Y Dược đem lại hiệu quả
vô cùng lớn lao cho bệnh viện, tiết kiệm được chí phí cho bệnh viện, nâng chất lượng
khám chữa bệnh cho người bệnh. Nhưng so với tiêu chuẩn quốc tế thì bệnh viện Đại
học Y Dược đạt mức 4/7, so với tiêu chuẩn Việt Nam thì đạt mức nâng cao.
1.2.2. Những tồn tại, khó khăn trong triển khai bệnh án điện tử tại Việt Nam
Tại việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh án điện tử, nhưng qua tìm hiểu
và thống kê của bộ y tế, việc triển khai bệnh án điện tử tại Việt Nam có những tồn tại
khó khăn sau [2] [12] [13] [6]:
Về chi phí đầu tư: đây là bài tốn khó giải tại các bệnh viện ở Việt Nam, để
triển khai được bệnh án điện tử, trước hết phải xây dựng một hạ tầng công nghệ thông
tin ổn định, đáp ứng hoạt động của phần mềm, như xây dựng phịng Datacenter, có
các thiết bị máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật, hệ thống mạng, thiết bị đầu
cuối bao gồm có các máy tính, máy in, thiết bị mã vạch…, trung bình đầu tư một hạ
tầng phần cứng công nghệ thông tin khoảng 60 tỉ đồng. Sau khi đầu tư hạ tầng phần

cứng xong, phải đầu tư phần mềm, làm sao tất cả hoạt động của bệnh viện phải quản
lý bằng phần mềm, đặc biệt là phần mềm triển khai bệnh án điện tử.
Trung bình một phần mềm quản lý bệnh viện hạng 1 tại Việt Nam khoảng 2530 tỉ đồng, nếu sử dụng phân mềm nước ngoài như Nhật bản, Ấn Độ, Hàn Quốc của
những nước có nền y tế phát triển khoảng 2 – 10 triệu đơ la. Ngồi ra cịn chi phí bảo
trì và phát triển hàng năm.
Vấn đề công nghệ: Nhập dữ liệu luôn luôn là trở ngại đối với các chuyên gia y
tế trong việc chấp nhận sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Hầu hết các đầu vào của việc
nhập liệu có cấu trúc làm cho người sử dụng phải chọn lựa các thuật ngữ có liên quan
đến lâm sàng từ một danh sách có sẵn từ trước cũng là yếu tố gây khó khăn đối với
người sử dụng. Trên thực tế thì danh mục có sẵn từ trước lại không đầy đủ những
thuật ngữ liên quan tới lâm sàng, có thể tồn tại các thuật ngữ mà người sử dụng không
cần, trong khi các thuật ngữ cần thiết thì lại chưa được cập nhật. Việc ứng dụng hồ
sơ bệnh án điện tử trong việc ghi chép các nhận xét, ghi chú của bác sĩ trong quá trình
khám điều trị bệnh cũng là một trong các vấn đề tiêu tốn thời gian để các bác sĩ tìm


16

hiểu làm sao thực hiện cho hiệu quả. Việc tiêu tốn thời gian như thế cũng khiến các
bác sĩ ngại không muốn sử dụng công nghệ mới này.
Vấn đề về kỹ năng máy tính và cơng tác đào tạo: cũng được xem như một trong
các cản trở trong việc áp dụng bệnh án điện tử. Kỹ năng về thực hành máy tính cũng
như kiến thức về sử dụng máy tính của một số nhân viên y tế còn hạn chế nên dẫn tới
sử dụng không hiệu quả các chức năng mà phần mềm cung cấp. Một số dự án áp
dụng BAĐT đã thất bại do nguyên nhân này. Bên cạnh đó thì việc đào tạo cho người
sử dụng cũng chưa được tiến hành triệt để, việc đào tạo chưa phù hợp với đối tượng
sử dụng nên hiệu quả của việc áp dụng là không cao.
Một rào cản khác của việc ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử nữa là thiếu sự trao
đổi dữ liệu điện tử giữa hồ sơ bệnh án điện tử với các hệ thống dữ liệu lâm sàng và
cận lâm sàng khác như là: hệ thống xét nghiệm, điện quang và hệ thống chuyển tiếp.

Các dữ liệu của hồ sơ bệnh án sẽ tiếp tục thay đổi khác nhau vì bản thân chúng được
hình thành từ nhiều công nghệ khác nhau, từ các nhà sản xuất khác nhau nên cần có
sự chuẩn hóa để có sự trao đổi phù hợp giữa các dữ liệu. Nếu không có sự tích hợp
đầy đủ các thơng tin từ các phần mềm và cơ sở dữ liệu liên quan thì giảm hiệu quả
trong quá trình ứng dụng. Hơn thế nữa việc thiếu dữ liệu trong bệnh án điện tử cũng
làm giảm cơ hội phân tích điện tử để nâng cao chất lượng và giảm khả năng phân tích
nội bộ của hệ thống dẫn tới không tận dụng hết các chức năng tiềm tàng. Việc sử
dụng bệnh án điện tử có thể được tăng lên thơng qua chế độ, chính sách phù hợp.
Việc khích lệ về mặt tài chính có thể giúp cho việc sử dụng hiệu quả hơn về mặt chất
lượng cũng như tăng lên về số lượng.
Nhận thức và thái độ của nhân viên y tế: cũng là một trong các rào cản lớn
của bệnh án điện tử. Phần lớn các nhân viên y tế đã quen với việc sử dụng các hồ sơ
giấy và cảm nhận được sự tiện lợi trong việc sử dụng loại hồ sơ truyền thống này mà
khơng mất nhiều thời gian để phải tìm hiểu thêm về nó. Trong khi đó chi phí cho thời
gian ban đầu để học tập; tìm hiểu và sử dụng thành thạo hồ sơ bệnh án điện tử là rất
cao. Vì thế các nhân viên y tế càng khơng muốn sử dụng bệnh án điện tử. Trong tương
lai nên có nhiều hơn các nghiên cứu, cung cấp rõ hơn các thơng tin về lợi ích của


17

bệnh án điện tử so với bệnh án giấy (bệnh án truyền thống) để tăng cường việc áp
dụng hiệu quả “công nghệ hiện đại” này.
Các cản trở trong ứng dụng bệnh án điện tử không chỉ ở vấn đề công nghệ, chi
phí tài chính và nhận thức của chuyên gia y tế mà, cản trở này cịn đến từ phía bệnh
nhân. Đối với bệnh nhân, một rào cản khiến họ khơng nhận đầy đủ lợi ích từ bệnh án
điện tử đó là, một số bệnh nhân khơng thấy an tồn với các thông tin của họ trên một
máy chủ và có thể họ khơng muốn tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
có thể truy cập vào các thơng tin y tế của họ. Vì thế bên cạnh việc tiến hành các
nghiên cứu làm rõ lợi ích của bệnh án điện tử với ngành y tế, cũng nên tiến hành các

nghiên cứu cung cấp các thông tin rõ ràng để tạo niềm tin cho người bệnh khi sử dụng
loại hồ sơ bệnh án này. Bởi vì đối tượng sử dụng, và góp phần mang lại thành công
của hồ sơ bệnh án điện tử, không chỉ là các nhân viên y tế mà còn bao gồm cả những
người bệnh.
Để đảm bảo cho hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử được ứng dụng rộng rãi và hiệu
quả mang lại lợi ích mong muốn, cần phải có các chính sách để vượt qua được các
rào cản hiện có.
1.3. Hiện trạng ứng dụng bệnh án điện tử trên Thế giới
Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh [15] đã báo cáo rằng tỷ
lệ ứng dụng BAĐT đã tăng đều đặn lên 48,3% năm 2009, trong khi đó tỷ lệ này là
38,4% năm 2008. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy chỉ có 20,4% các bác sĩ
sử dụng một số chức năng tối thiểu của BAĐT như là: Kê đơn thuốc, chỉ định xét
nghiệm, xem kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đốn hình ảnh và ghi chú các kết quả
khám lâm sàng. Tính đến năm 2012 đã có 72% các phịng khám sử dụng BAĐT cơ
bản.
Tại Anh, năm 2005 tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia đã bắt đầu triển khai hệ thống
BAĐT. Mục đích là để cho tất cả bệnh nhân đều có hồ sơ y tế điện tử tập trung vào
năm 2010. Lorenzo - Hệ thống hồ sơ bệnh nhân đã được thông qua và đưa vào ứng
dụng tại nhiều bệnh viện trong giai đoạn này nhưng lại khơng có sự trao đổi thông
tin y tế quốc gia. Cuối cùng, hệ thống này đã bị gỡ bỏ bởi chi phí thực hiện vượt lên
quá 24 tỷ USD và được coi là một trong những thất bại CNTT đắt nhất [22].


×