Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thực trạng bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế tại hai khoa hồi sức tích cực chống độc bệnh viện quận thủ đức năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG


NGƠ TRƯƠNG NGỌC BÍCH

THỰC TRẠNG BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI HAI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC,
BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Mã số: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG


NGƠ TRƯƠNG NGỌC BÍCH

THỰC TRẠNG BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI HAI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC,
BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Mã số: 60.72.07.01


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH TÙNG

HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu, Phòng
đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức q giá cho tơi trong khóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Thanh Tùng và ThS Lê Bảo Châu đã nhiệt
tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và tạo điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức, đặc biệt là
các cán bộ cơng tác tại phịng Vật tư – Thiết bị y tế, khoa Hồi sức tích cực chống độc
A, Hồi sức tích cực chống độc B và các trưởng, phó khoa phịng nêu trên đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình triển khai
nghiên cứu tại bệnh viện.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bè bạn, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và trong quá trình học tập vừa qua.
Mặc dù đã rất cố gắng song đề tài này không tránh khỏi những mặt còn hạn chế,
rất mong nhận được sự góp ý của các chun gia để tơi rút kinh nghiệm trong quá
trình nghiên cứu sau này.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Học viên

Ngô Trương Ngọc Bích



ii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế ................................................ 4
1.1.1. Một số khái nhiệm ............................................................................................... 4
1.1.2. Các cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý trang thiết bị y tế................. 10
1.1.3. Tầm quan trọng của bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế ............................. 11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế ................... 11
1.2. Thực trạng bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế .................................................. 14
1.2.1. Thực trạng bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị trên thế giới .............................. 14
1.2.2. Thực trạng bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị tại Việt Nam ............................ 15
1.2.3. Một số nghiên cứu về thực trạng công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT ......... 16
1.3. Giới thiệu tóm tắt Bệnh viện quận Thủ Đức............................................................. 22
1.3.1. Tóm tắt lịch sử phát triển của Bệnh viện Quận Thủ Đức .................................. 22
1.3.2. Giới thiệu về phòng Vật tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Quận Thủ Đức ..... 22
1.3.3. Một số thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế của Bệnh viện quận
Thủ Đức ....................................................................................................................... 23
1.3.4. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT tại Bệnh viện Quận Thủ Đức............. 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 28
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 28
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 28
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................... 28
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................. 29
2.2.4. Công cụ thu thập dữ liệu .................................................................................... 31
2.2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá ..................................................... 31
2.2.6. Cơ sở lý thuyết xây dựng bộ công cụ và tiêu chuẩn đánh giá ........................... 35
2.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................. 36
2.3.1. Xử lý khi thu thập số liệu................................................................................... 36
2.3.2. Phân tích số liệu ................................................................................................. 36


iii
2.4. Khống chế sai số ....................................................................................................... 37
2.4. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................................. 37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 38
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 38
3.1.1. Đặc điểm trang thiết bị y tế được khảo sát ........................................................ 38
3.1.2. Một số đặc điểm của nhân viên y tế được khảo sát ........................................... 38
3.2. Thực trạng công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế .................................... 40
3.2.1. Mơ tả tình hình bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị tại bệnh viện ..................... 40
3.3.2. Đánh giá kiến thức về bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị y tế........................... 42
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động về bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT ............... 44
3.3.1. Mơi trường chính sách ....................................................................................... 44
3.3.2. Nguồn lực .......................................................................................................... 45
3.3.3. Hệ thống giám sát .............................................................................................. 52
3.3.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa .............................................. 55
Chương 4 BÀN LUẬN ........................................................................................................ 57
4.1. Thực trạng công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế .................................... 57
4.1.1. Tình hình về bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT ....................................................... 57

4.1.2. Đánh giá kiến thức về bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị y tế........................... 60
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT ............. 61
4.2.1. Mơi trường chính sách ảnh hưởng đến cơng tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT 61
4.2.2. Nguồn lực ảnh hưởng đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị ........... 62
4.2.3. Hệ thống giám sát ảnh hưởng đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT ....... 68
4.2.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa .............................................. 72
4.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 72
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy trình bảo dưỡng trang thiết bị y tế chi tiết ........................................25
Bảng 1.2. Quy trình sửa chữa trang thiết bị y tế chi tiết ...........................................26
Bảng 3.1. Thông tin chung về trang thiết bị y tế tại bệnh viện .................................38
Bảng 3.2. Số năm sử dụng trang thiết bị và thời gian hoạt động trung bình ............38
Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu..................................................38
Bảng 3.4. Chuyên mơn và trình độ chun của đối tượng nghiên cứu .....................39
Bảng 3.5. Đơn vị công tác và thâm niên công tác của đối tượng .............................39
Bảng 3.6. Tỷ lệ tham gia đào tạo về sử dụng bảo dưỡng và sửa chưa thiết bị y tế...40
Bảng 3.7. Số lần bảo dưỡng trang thiết bị so với kế hoạch ......................................40
Bảng 3.8. Số trang thiết bị được sửa chữa và thời gian sửa chữa .............................40
Bảng 3.9. Đơn vị thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa .................................................41
Bảng 3.10. Đánh giá hoạt động bảo dưỡng trang thiết bị .........................................41
Bảng 3.11. Đánh giá hoạt động sửa trang thiết bị .....................................................42
Bảng 3.12. Kiến thức về bảo dưỡng trang thiết bị y tế .............................................42

Bảng 3.13. Kiến thức đúng về sửa chữa trang thiết bị y tế .......................................43
Bảng 3.15. Cơ sở hạ tầng của kho xưởng và công cụ sửa chữa trang thiết bị y tế ...50
Bảng 3.14. Kinh phí bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế năm 2017 ...............51
Bảng 3.16. Tài liệu liên quan đến quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT ..55


v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quản lý trang thiết bị y tế theo vòng đời ...................................................8
Sơ đồ 1.2. Khung lý thuyết mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo dưỡng,
sửa chữa trang thiết bị y tế ........................................................................................21
Sơ đồ 1.3. Quy trình bảo dưỡng trang thiết bị y tế ...................................................24
Sơ đồ 1.4. Quy trình sửa chữa trang thiết bị y tế ......................................................26
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các biến số/chỉ số nghiên cứu ........................................................34
Biểu đồ 3.1. Kiến thức đúng chung về bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT .....................43


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

ECG

Máy điện tâm đồ

EEG

Máy điện não đồ

KCB

Khám chữa bệnh

KTV

Kỹ thuật viên

Monitoring

Máy theo dõi

NCV


Nghiên cứu viên

NVYT

Nhân viên y tế

PET/CT

Máy chụp cắt lớp positron

PVS

Phỏng vấn sâu

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

TTB

Trang thiết bị

TTBYT

Trang thiết bị y tế

VT-TTBYT

Vật tư Trang thiết bị y tế


WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nhằm có các đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng bệnh viện, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế tại hai khoa
Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018” với mục tiêu mơ tả
thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện bảo dưỡng, sửa
chữa trang thiết bị y tế tại hai khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện quận Thủ
Đức năm 2018.
Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp thu thập
số liệu thứ cấp kết hợp phát vấn và phỏng vấn sâu CBYT. Kết quả nghiên cứu cho
thấy công tác bảo dưỡng, sửa chữa tại bệnh viện được quan tâm nhưng thực hiện chưa
thực sự tốt. Số lần bảo dưỡng thiết bị trung bình theo kế hoạch là 3,7 ± 0,9 lần; trong
khi đó thực tế, số lần bảo dưỡng chỉ là 2,5 ± 0,8 lần. Chủ yếu việc bảo dưỡng và sửa
chữa được thực hiện bởi chính nguồn lực trong bệnh viện, với tỷ lệ lần lượt là 63,5%
và 95,2%. Về hoạt động bảo dưỡng, lý lịch ghi chép đầy đủ, có giám sát bảo dưỡng
và có chữ ký chiếm tỷ lệ rất cao đều đạt 97% nhưng tỷ lệ bảo dưỡng theo đúng yêu
cầu của nhà sản xuất thấp là 6,1%; 100% các trang thiết bị khơng có hướng dẫn bảo
dưỡng và khơng có cá nhân phụ trách theo dõi bảo dưỡng. Đối với kiến thức của nhân
viên, chỉ có 8% nhân viên tham gia các lớp đào tạo về sử dụng, bảo dưỡng và sửa
chữa TTBYT và 48% nhân viên có kiến thức đúng về bảo dưỡng, sửa chữa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT bao gồm 4
nhóm yếu tố: mơi trường chính sách tốt, được ban Lãnh đạo quan tâm đầu tư và sự
phối hợp giữa các bộ phận tương đối tốt; về nhân lực, số lượng nhân viên bảo trì sửa

chữa thiết bị của bệnh viện thiếu, hầu hết nhân viên không được đào tạo chuyên sâu
và ít được tập huấn, đào tạo lại; về cơ chế giám sát, bệnh viện chưa có cơ chế giám
sát đầy đủ và rõ ràng cũng như đội ngũ giám sát; cơ sở hạ tầng cịn hạn chế.
Từ đó, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như: Tổ chức thường xuyên các
lớp tập huấn về bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT cho nhân viên, thống kê đầy đủ các lần
sửa chữa thiết bị; nâng cấp kho xưởng, bổ sung dụng cụ bảo trì, sửa chữa thiết bị; ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý bảo trì, sửa chữa thiết bị.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả,
chất lượng của cơng tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong cơng tác
phịng bệnh và chữa bệnh. Để trang thiết bị y tế có thể sử dụng tốt, lâu dài công tác
bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị là rất quan trọng [13], [29]. Trong những năm
gần đây ngành Y tế cũng đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt công nghệ,
các cơ sở khám chữa bệnh từ trung ương tới địa phương đã được trang bị nhiều trang
thiết bị y tế hiện đại có kỹ thuật cao góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho
bệnh nhân. Tuy nhiên, công tác quản lý trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế còn
tồn tại những bất cập, trong đó nhiều cơ sở y tế được trang bị thiết bị hiện đại, đa
dạng và ngày càng được đổi mới hiện đại hơn nhưng các nhân viên sử dụng chưa có
đủ chun mơn, năng lực để khai thác và sử dụng [2], [5], [8]. Theo số liệu báo cáo
của WHO năm 1997 cho thấy ở một số nước phát triển khu vực Nam Mỹ, số lượng
TTBYT bị hỏng không sử dụng được ước tính khoảng 2 tỷ đơ la Mỹ (40% tổng giá
trị TTBYT), chi phí hàng năm cho việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm định
TTBYT khoảng 650 triệu đơ la Mỹ (13% tổng kinh phí TTBYT) [32]. Theo Trần Thị
Vân Anh, năm 2008 về đánh giá hoạt động quản lý trang thiết bị y tế tại một số cơ sở
ở nước ta, về chỉ thị 01/2003/CT-BYT của Bộ Y tế ban hành về việc tăng cường công
tác quản lý trang thiết bị y tế, các cơ sở y tế này đã cố gắng dành 5-7% tổng kinh phí
thường xuyên hàng năm cho hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế và thực hiện công
tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế. Theo nhận định của tác giả,

mức kinh phí này rất khiêm tốn, nhưng cũng đáp ứng phần nào công tác thực hiện
bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế định kỳ nhằm giúp TTBYT hoạt động ổn định,
chính xác, kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước [1]. Do đó, cơng tác
bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có vai trị vơ cùng quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng
thiết bị không xuống cấp, tuổi thọ máy tăng, giảm lãng phí về kinh tế, tránh ảnh hưởng
đến chất lượng khám chữa bệnh.
Bệnh viện quận Thủ Đức là bệnh viện đa khoa hạng I, mỗi ngày bệnh viện tiếp
nhận khám chữa bệnh trung bình khoảng 5.500 lượt bệnh nhân ngoại trú và khoảng
500 bệnh nhân điều trị nội trú. Việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại tại khoa Hồi

1


sức tích cực chống độc A và khoa Hồi sức tích cực chống độc B đã đóng góp rất lớn
trong sự phát triển và nâng cao chất lượng bệnh viện, các trang thiết bị này có vai trị
cực kỳ quan trọng trong việc cứu sống người bệnh. Nhưng với tần suất hoạt động cao,
các trang thiết bị này đang cần được chú trọng bảo dưỡng, sửa chữa tuy nhiên thực
hiện bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT đang gặp nhiều khó khăn [2].
Bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT là yếu tố cần thiết để đảm bảo thiết bị ln trong
tình trạng hoạt động tốt và đưa ra những kết quả tin cậy [33]. Câu hỏi được đặt ra là
thực trạng công tác bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT tại các khoa Hồi sức tích cực
chống độc A và khoa Hồi sức tích cực chống độc B hiện như thế nào? Các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa tại Bệnh viện quận Thủ Đức?
Tại bệnh viện chưa có nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này, chính vì thế
học viên tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bảo dưỡng, sửa chữa
trang thiết bị y tế tại hai khoa hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức
năm 2018”. Qua đó đưa ra các khuyến nghị với Ban lãnh đạo bệnh viện nhằm nâng
cao hiệu quả công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT.

2



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1) Mô tả thực trạng công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế tại hai
khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2018.
2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa
trang thiết bị y tế tại hai khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức
năm 2018.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1.1.1. Một số khái nhiệm
- Khái niệm trang thiết bị y tế:
Theo thông tư số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ [20], trang
thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất
hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với
nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm
một hoặc nhiều mục đích sau đây:
a) Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù
đắp tổn thương, chấn thương;
b) Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
d) Kiểm soát sự thụ thai;
đ) Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình
xét nghiệm;

e) Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
g) Cung cấp thơng tin cho việc chẩn đốn, theo dõi, điều trị thơng qua biện pháp
kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
Bên cạnh đó một số tài liệu cũng cho rằng: Trang thiết bị y tế là một loại hàng
hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi. Quản lý TTBYT là là một ngành đặc
thù, cần được sự quan tâm đúng mức về chính sách, nhân lực, kinh phí [9].
- Đặc điểm trang thiết bị y tế bệnh viện
Hiện nay, nhiều loại TTBYT hiện đại đang được sử dụng trong lĩnh vực khám chữa
bệnh cho con người. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, đã giúp cho việc chẩn đốn,
điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, an tồn, hiệu quả cao [9],[16],[20].

4


Mỗi loại trang thiết bị y tế có đặc điểm riêng và được sử dụng linh hoạt cho các
đối tượng khác nhau. Đặc điểm TTBYT thể hiện:
a) Trang thiết bị y tế là tài sản cố định có giá trị cao. Trang thiết bị hiện nay cho
ngành y tế thường là hiện đại nên có giá trị cao, đắt tiền. Nó được sản xuất gắn liền
với thành tựu của khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh.
b) Trang thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từ nhiều
nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện trợ, quỹ
phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm.
c) Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước có nền
khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng cao
trình độ thường xuyên.
d) Trang thiết bị y tế bao gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụng khác nhau:
Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia (Homecare) dựa trên kỹ
thuật y tế viễn thơng (Telemedicine) rất thích hợp với hồn cảnh các nước đang phát
triển và xu hướng quốc tế. Với số lượng tiêu thụ lớn vì có thể sử dụng linh hoạt ở

những vùng xa lẫn thành thị và có thể xuất khẩu đến các nước chậm tiến, chúng mang
đến lợi nhuận kinh tế cao, rất hấp dẫn đối với doanh nhân.Việc sản xuất chúng khơng
cần địi hỏi kinh nghiệm quá cao hay đầu tư lớn, phù hợp với các cơng ty mới khởi
nghiệp. Thêm vào đó, loại TTB (trang thiết bị) này có thể giúp chúng ta phát triển
một hệ thống y tế điện tử (E-Healchcare). Đây là một phương cách vừa đáp ứng nhu
cầu cấp bách vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết bị đơn giản dễ sử dụng, kết hợp với
những thiết bị khác được sử dụng trong Bệnh viện, đặc biệt là đơn vị y tế nhỏ.
Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trong các phòng
nghiên cứu khoa học. Mặc dù hiệu quả kinh tế không phát huy được ngay nhưng đây
là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu dài, nhằm tăng cường năng lực
cho bệnh viện.
Loại TTBYT thuộc cảm biến y sinh: Đây là những thiết bị được thiết kế trên
nền kiến thức khoa học và kỹ thuật cao như cơng nghệ nano và vi mạch. Nó được

5


trang bị đối với các bệnh viện lớn, kết hợp vừa nghiên cứu, vừa khám, chữa bệnh.
- Phân loại trang thiết bị y tế:
Phân loại trang thiết bị y tế khác nhau sẽ giúp đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa
các biện pháp bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị [32]. Trang thiết bị y tế bao gồm
tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, vật tư chuyên dụng và
thông dụng phục vụ cho các hoạt động phòng bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y
tế. Dựa vào các nội dung chuyên môn của y học, ngày nay người ta có thể phân ra 10
nhóm TTBYT như sau [7], [15]:
Nhóm I: Thiết bị chẩn đốn hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trưng là: Máy
chụp X-Quang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch
số hoá xoá nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm.
Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máy điện

tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não....
Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế bào,
máy ly tâm....
Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết bị như
máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim, máy sốc tim, dao
mổ điện, thiết bị tạo oxy....
Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điện sóng ngắn, tia hồng ngoại,
laser trị liệu....
Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG, Nd, Ho,
Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser....
Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng phổi, đo
thính giác, tán sỏi ngồi cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt, máy
chạy thận nhân tạo....
Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đơng như máy dị huyệt, massage, châm
cứu, điều trị từ phổi....
Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thơng thường dùng ở gia đình như huyết

6


áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử, máy chạy khí rung, điện tim....
Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế như
thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thơng tin (hệ thống máy tính), xe
ơ tơ cứu thương, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nước thải.... Ngồi phân loại có tính
chất tương đối trên đây, để đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành, Bộ trưởng Bộ y
tế đã ban hành danh mục thiết bị y tế cụ thể được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc
bảo vệ sức khoẻ bệnh nhân.
- Khái niệm bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT
+ Khái niệm quản lý TTBYT theo vòng đời
Khái niệm quản lý TTBYT là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức

thuộc lĩnh vực TTBYT đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt
động tối ưu và đảm bảo những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó, nhằm phát
triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả TTBYT được đầu tư trong ngành [22].
Diễn đàn trang thiết bị y tế toàn cầu tại Băng Cốc năm 2010 đã thống nhất đưa
ra quy trình quản lý trang thiết bị y tế theo vòng đời.

7


Dịch vụ

Kế hoạch & chiến lược
Xác định lựa
chọn đánh giá
chi phí vịng đời
Thanh lý

Lập kế hoạch
mua sắm -phân
bổ kinh phí

Nhu cầu mới &
ưu tiên

Đánh giá nhu cầu
sử dụng & thay
thế vật tư

Đánh giá hiệu
suất, lượng giá

nguy cơ, giám sát
hàng tồn kho,
kiểm tra hồ sơ

Vận hành, bảo
dưỡng

Đầu tư mua sắm:
hợp đồng, quyên
góp

Giao hàng, lắp
đặt, huấn luyện
Chạy thử

Sơ đồ 1.1. Quản lý trang thiết bị y tế theo vòng đời [34]
Do những đặc thù cũng như cơ chế quản lý thực tế hiện nay, việc quản lý trang
thiết bị y tế cần vừa phù hợp thực tế vừa đáp ứng được những yêu cầu sử dụng mới.
Do đó, trang thiết bị y tế phải được quản lý chặt chẽ theo chu trình quản lý TTBYT
theo vòng đời. Xuất phát từ nhu cầu đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác
chuyên môn, cần lập danh sách tổng hợp phân tích nhu cầu, thống nhất nhu cầu căn
cứ kế hoạch chung, lập dự trù kế hoạch đầu tư, mua sắm, thay thế các trang thiết bị y
tế và tổ chức thực hiện việc cung ứng trang thiết bị y tế theo kế hoạch và dự tốn
được duyệt. Xây dựng tính năng kỹ năng của thiết bị để tiến hành đấu thầu mua sắm
trang thiết bị. Tiếp theo là nhập thiết bị, lắp đặt, chạy thử và huấn luyện vận hành.
Khi thiết bị hết hạn bảo hành, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa. Trong quá trình sửa
chữa, trang thiết bị được khấu hao theo quy định. Khi hết khấu hao hoặc hư hỏng,
không sửa chữa được, sẽ làm thủ tục thanh lý trang thiết bị đó. Cơng tác đánh giá hiệu
suất, lượng giá nguy cơ, giám sát hàng tồn kho, kiểm tra hồ sơ được tiến hành đồng


8


bộ với tất cả các bước trên nhằm đưa ra những kế hoạch chiến lược và cung cấp những
dịch vụ phù hợp nhất cho công tác quản lý TTBYT.
+ Khái niệm bảo dưỡng TTBYT
Khái niệm: Bảo dưỡng TTBYT là biện pháp kỹ thuật để duy trì tính năng kỹ
thuật của TTBYT đảm bảo độ tin cậy, độ bền và khả năng sẵn sàng hoạt động khi cần
sử dụng [22].
Hình thức bảo dưỡng bao gồm: (1) Bảo dưỡng thường xuyên: là công việc vệ
sinh TTBYT hàng ngày, lau TTBYT sau khi sử dụng (Tất cả các TTBYT hay dùng
tại các khoa phòng). (2) Bảo dưỡng định kỳ: 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm 1 lần với tất
cả các TTBYT tại bệnh viện theo kế hoạch.
Tại các nước tiên tiến, phân loại bảo dưỡng trang thiết bị đa dạng hơn bao gồm:
(1) Bảo dưỡng phòng ngừa: Thực hiện theo kế hoạch, tiêu chí được xác định từ trước
để giảm tỉ lệ trang thiết bị ngừng hoạt động trong điều kiện chấp nhận được. (2) Bảo
dưỡng sửa chữa: Khôi phục trang thiết bị đến mức chấp nhận được. (3) Bảo dưỡng
khẩn cấp: Thực hiện ngay lập tức tránh hậu quả nghiêm trọng. (4) Bảo dưỡng
“shutdown”: Yêu cầu đưa thiết bị ra khỏi nơi sủ dụng để bảo trì [32].
Tùy thuộc vào hồn cảnh của địa phương và sự phức tạp của trang thiết bị mà
công tác bảo dưỡng được thực hiện tại cơ sở tức là được tiến hành bởi phòng VTTTBYT (Vật tư Trang thiết bị y tế) của đơn vị (Bệnh viện, các cơ sở y tế khác…)
hoặc bảo dưỡng chuyên sâu tại các xưởng bảo dưỡng khu vực và các đại lý hoặc nhà
sản xuất trong nước, nước ngoài [32].
-

Khái niệm sửa chữa TTBYT

Khái niệm: Sửa chữa TTBYT là quá trình phục hồi chức năng làm việc của TTB
(Trang thiết bị) bằng cách loại trừ các hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của chúng.
Có 2 hình thức sửa chữa TTBYT được áp dụng là: (1) Hình thức tự sửa chữa

được tiến hành bởi phòng VT-TTBYT (Vật tư Trang thiết bị y tế) của đơn vị (Bệnh
viện, các cơ sở y tế khác…) (2) Thuê sửa chữa: Thực hiện các hợp đồng kinh tế với
đơn vị sửa chữa TTBYT bao gồm: Hợp đồng ký cho việc sửa chữa một lần hỏng hóc
của một thiết bị y tế cụ thể, hợp đồng ký cho việc bảo dưỡng sửa chữa cho một thiết

9


bị y tế trong một năm, hợp đồng ký cho việc bảo dưỡng sửa chữa cho tất cả các loại
TTBYT của đơn vị trong 1 năm [22].
1.1.2. Các cơ sở pháp lý liên quan đến công tác quản lý trang thiết bị y tế
Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành
Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa
khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản [9];
Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002-2010 [18];
Chỉ thị số 01/2003/CT-BYT ngày 16/03/2003 của Bộ Y tế về việc tăng cường
công tác quản lý trang thiết bị y tế [10];
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập [19];
Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp
vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y
tế công lập [11];
Thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn việc nhập
khẩu trang thiết bị y tế [12];
Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn điều
kiện kinh doanh trang thiết bị y tế [14];
Thông tư số 162/2015/TT-BTC ngày 06/11/2015 của Bộ tài chính về quy định

chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước [6];
Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quản lý trang
thiết bị y tế [20];
Thông tư 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 quy định chi tiết phân loại trang
thiết bị y tế [15];

10


Thông tư số 46/2017/TT-BYT ngày 15/12/2017 hướng dẫn nghị định
36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế [16].
1.1.3. Tầm quan trọng của bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế
Công tác bảo dưỡng thiết bị hầu như chưa được chú trọng ở các nước đang phát
triển, hệ thống quản lý trang thiết bị trong ngành Y tế đang tập trung vào việc sửa
chữa - tức là thay thế thiết bị mà khơng tính đến bảo dưỡng, phục hồi thiết bị để làm
việc tốt. Để đảm bảo hoạt động thích hợp và kéo dài của thiết bị y tế, điều bắt buộc
là các thiết bị này được bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất [31].
Bảo dưỡng trang thiết bị y tế nhằm giảm thiểu nhu cầu sửa chữa, giảm thiểu
thời gian trang thiết bị ngưng hoạt động khơng theo kế hoạch, tối đa hóa hiệu quả chi
phí, tối đa hóa tuổi thọ của thiết bị [32].
Trong quá trình sử dụng thiết bị y tế khơng tránh khỏi những sự cố hỏng hóc cả
về phần cứng và phần mềm. Do hầu hết các thiết bị y tế đều được sản xuất tại những
nước có nền cơng nghiệp phát triển và luôn được ứng dụng những khoa học công
nghệ tiên tiến nhất nên việc sửa chữa ln địi hỏi đội ngũ kỹ sư phải có trình độ
chun mơn vững vàng và nhiều năm kinh nghiệm. Khắc phục sự cố hiệu quả và
nhanh chóng là hai nhân tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị,
tăng hiệu quả trong công tác điều trị bệnh [32], [33].
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế
Tác giả Remmelzwaal ở trung tâm tư vấn đào tạo và quản lý công nghệ, thành

phố Stuttgart, Đức đã viết một bài tổng quan gồm 5 chương về cách quản lý hiệu quả
trang thiết bị y tế tại các quốc gia đang phát triển. Bài tổng quan nêu lên các vấn đề
chính cho một hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị hiệu quả là [32]:
1. Trình độ chun mơn của cán bộ kỹ thuật cũng như các nhân viên y tế sử dụng
thiết bị.
2. Ngân sách cố định, thủ tục phê duyệt phải giúp đẩy nhanh tiến độ cho việc
mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị.

11


3. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo dưỡng phải đầy đủ; đặc biệt là các thiết
bị, dụng cụ phục vụ phải được dự trù sẵn, được cung cấp thường xuyên.
4. Hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa có nội dung đầy đủ và phải được đàm phán về
chi phí phù hợp.
5. Phương tiện vận chuyển đầy đủ, phù hợp cho trang thiết bị.
6. Thư viện kỹ thuật gồm: Tài liệu hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn vận hành hoặc,
sổ tay bộ phận, sổ số liệu các thành phần điện tử, sách tham khảo mạch điện tử.
7. Tài liệu cần phải có cấu trúc tốt và được cung cấp bằng ngơn ngữ thích hợp,
có chất lượng tốt và ln có sẵn đi kèm với trang thiết bị.
8. Hệ thống kiểm kê bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT như thống kê hàng tồn kho
bằng tay hoặc bằng máy tính; hệ thống thông tin được sử dụng để lập kế hoạch và tổ
chức lịch trình bảo dưỡng.
9. Biên bản bảo dưỡng được ghi chép đầy đủ sau mỗi lần bảo dưỡng, sửa chữa;
địi hỏi việc sử dụng thẻ cơng việc với một hệ thống nộp đơn thích hợp. Việc sử dụng
thiết bị máy tính và phần mềm bảo trì chun dụng ngày càng trở nên cần thiết và
thiết yếu cho người quản lý một hệ thống quản lý thiết bị.
10. Quản lý báo cáo bảo dưỡng bằng máy tính tạo điều kiện dễ dàng cho báo cáo
định kỳ, tài chính hoặc các hoạt động của nhân viên. Đây là một công cụ bổ ích cho
người quản lý, đặc biệt liên quan đến dự báo ngân sách yêu cầu cho các dịch vụ bảo

dưỡng, sửa chữa.
Qua tổng quan tài liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến bảo dưỡng, sửa chữa trang
thiết bị y tế có thể phân thành 6 nhóm như sau:
- Quy định chính sách:
Bộ y tế có những quyết định, thơng tư hướng dẫn quá trình bảo dướng sửa chữa
các trang thiết bị y tế như: Ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản, chỉ
thị việc tăng cường công tác quản lý trang thiết bị y tế hay thông tư hướng dẫn quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp
vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y

12


tế công lập và thông tư hướng dẫn việc nhập khẩu trang thiết bị y tế, thông tư quy
định chi tiết phân loại trang thiết bị y tế và thông tư về quản lý trang thiết bị y tế giúp
cho q trình được chặt chẽ, cụ thể hóa hơn.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng ban hành các quyết định về việc phê duyệt chính
sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002-2010 và nghị định quy định quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Bộ tài chính cũng đã ban hành thông tư về quy định chế độ quản lý, tính hao
mịn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ
chức có sử dụng ngân sách nhà nước giúp quy trình quản lý TTBYT hiệu quả hơn.
Dựa vào các quy định chính sách, bệnh viện ban hành các văn bản hướng dẫn
cụ thể trong công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các TTBYT giúp các khoa phòng
dễ dàng thực hiện, triển khai.
- Nhân lực:
Số lượng, trình độ của đội ngũ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng, chủng loại thiết bị được bảo trì, sửa chữa. Khi đội ngũ

bảo dưỡng của bệnh viện thiếu về số lượng hoặc khả năng hạn chế, buộc bệnh viện
phải thuê các đơn vị bên ngoài bảo dưỡng, sửa chữa, việc này vừa làm cho việc bảo
trì, sửa chữa khơng được kịp thời, vừa gây tốn kém thêm cho bệnh viện và đôi khi
không thực hiện được do hạn chế về kinh phí [33].
Nhân viên y tế trực tiếp sử dụng thiết bị nếu được huấn huyện vận hành, bảo
dưỡng sẽ góp phần bảo trì thiết bị, kịp thời phát hiện các bất thường để báo cáo cho
bộ phận chuyên trách bảo trì, sửa chữa. Ngược lại, nếu nhân viên sử dụng không được
huấn luyện vận hành, bảo dưỡng thiết bị đúng cách có thể gây ra lỗi sử dụng thiết bị
hoặc làm hư hỏng thiết bị [32].
- Kinh phí:
Kinh phí dành cho việc bảo trì, sửa chữa thiết bị bao gồm kinh phí đầu tư ban
đầu cho bộ phận bảo trì, chi phí duy trì hoạt động (mua sắm vật tư thay thế, hóa chất
hiệu chuẩn thiết bị, bổ sung phương tiện làm việc, trả lương cho nhân viên...), chi phí

13


trả cho các đơn vị bên ngoài khi hợp đồng bảo trì, sửa chữa thiết bị...Chi phí th bảo
trì thiết bị thường có giá trị lớn, nhất là đối với thiết bị cơng nghệ cao vì vậy ít cơ sở
y tế thực hiện khi điều kiện kinh phí của cơ sở cịn hạn hẹp.
Chi phí sửa chữa thiết bị thường khó dự đốn trước và đơi khi rất lớn vượt quá
khả năng chi trả của cơ sở y tế nên nhiều thiết bị bị hư hỏng không được sửa chữa,
gây lãng phí [32].
- Cơ sở hạ tầng, cơng cụ phục vụ cơng tác bảo trì, sửa chữa: Bao gồm kho xưởng,
các thiết bị kiểm tra, dụng cụ bảo trì, sửa chữa, sự sẵn có của vật tư thay thế; tài liệu
hướng dẫn bảo trì, sửa chữa của nhà sản xuất; hệ thống máy tính với phần mềm theo
dõi cơng tác bảo trì, sửa chữa [32], [33].
- Yếu tố quy định thực hiện, giám sát, thưởng phạt: Bao gồm các quy định,
hướng dẫn thực hiện được bệnh viện ban hành, từ đó làm căn cứ để giám sát, kiểm
tra cơng tác sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế. Xây dựng phần mềm tin học để

quản lý TTBYT một cách hiệu quả. Điều dưỡng trưởng tại khoa lâm sàng và kĩ thuật
viên trưởng tại phòng Vật tư trang thiết bị có nhiệm vụ theo dõi tn thủ quy trình
bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT. Chủ động xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra việc
thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT để có chế độ thưởng, phạt cụ thể khi khơng
tn thủ quy trình.
- Yếu tố phối hợp giữa các bên: Các khoa lâm sàng cùng phịng Vật tư làm tốt
cơng tác giám sát sử dụng, ghi chép lý lịch máy tại các khoa, để hạn chế máy hỏng
hóc. Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các khoa lâm sàng và phịng Vật tư phối
hợp, tn thủ quy trình để cơng tác này được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả.
1.2. THỰC TRẠNG BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1.2.1. Thực trạng bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị trên thế giới
Về giá trị kinh tế, TTBYT chiếm một giá trị hết sức to lớn trong y tế: Số liệu
báo cáo của WHO cho thấy khối lượng tài sản TTBYT trên toàn thế giới là một con
số rất lớn và chưa có ước tính chính xác, tuy nhiên chi phí hàng năm để duy trì hoạt
động (bảo dưỡng và sửa chữa) và bổ sung TTBYT gấp 1,5 lần chi phí thuốc chữa
bệnh trên tồn cầu. Theo một cuộc điều tra khảo sát năm 1994, WHO đã công bố ở

14


một số nước phát triển khu vực Nam Mỹ như sau [32]:
-

Tổng giá trị TTBYT khoảng 5 tỷ đô la Mỹ;

-

Số lượng TTBYT bị hỏng không sử dụng được khoảng 2 tỷ đơ la Mỹ (40%

tổng giá trị TTBYT);

-

Chi phí hàng năm cho việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm định

TTBYT khoảng 650 triệu đô la Mỹ (13% tổng kinh phí TTBYT).
Qua đó, ta thấy vai trị quan trọng của công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa
chữa TTBYT trong việc vận hành hiệu quả và tối ưu các TTBYT nhằm phát huy hiệu
quả tối đa của từng TTB.
1.2.2. Thực trạng bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị tại Việt Nam
Ngành y tế đầu tư nâng cấp TTBYT mới, hiện đại đối với các bệnh viện tuyến
tỉnh và tuyến huyện nằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.
Tập trung đầu tư TTBYT hiện đại đối với các khoa cận lâm sàng (CĐHS, Xét
nghiệm, Hóa sinh…) tại các bệnh viện tuyến tỉnh và khu vực.
Xây dựng luật TTBYT và các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực TTBYT.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả ban đầu trong hiện đại hóa TTBYT kỹ
thuật cao ở nước ta nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần được quan tâm và giải
quyết trong giai đoạn tới, cụ thể:
-

Hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTBYT

chưa được hoàn chỉnh.
-

Hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực TTBYT còn gặp nhiều hạn chế, nhiều bệnh

viện tuyến tỉnh và huyện chưa chú trọng đến kinh phí trong bảo quản, bảo dưỡng và
sửa chữa TTBYT.
-


Nguồn nhân lực trong lĩnh vực TTBYT chưa đáp ứng được nhu cầu trong việc

bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện.
-

Sản xuất trang thiết bị y tế trong nước còn yếu.

-

Đảm bảo chất lượng TTBYT còn hạn chế:

15


 Công tác kiểm chuẩn, bảo hành, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT
chưa được quan tâm đúng mức tại nhiều cơ sở y tế (nhất là các cơ sở y tế tuyến tỉnh,
tuyến huyện và phòng khám khu vực), nên TTBYT bị xuống cấp nhanh, giảm tuổi
thọ, đáp ứng trong vận hành tối ưu các TTBYT mới còn nhiều hạn chế.
 Theo kết quả của một số nghiên cứu về thực trạng đầu tư TTBYT tại các
bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thuộc 64 tỉnh, thành phố năm 2004, cho thấy TTBYT
và nhân lực trong bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa còn nhiều hạn chế và chưa đáp
ứng được nhu vầu vận hành tối ưu các TTBYT trong nhu cầu khám chữa bệnh.
1.2.3. Một số nghiên cứu về thực trạng công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết
bị y tế
1.2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Theo một khảo sát tại Bangladesh, phần lớn việc bảo dưỡng trang thiết bị của cơ
sở y tế tại đây phụ thuộc từ nhà cung cấp hoặc các tổ chức tư nhân thực hiện. Trong thời
gian bảo hành trong nhiều trường hợp nhà cung cấp chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sau đó
trách nhiệm được chuyển sang các tổ chức tư nhân. Một số trường hợp có hợp đồng bảo

dưỡng với nhà cung cấp sau khi thời hạn bảo hành hết hạn đối với thiết bị chuyên dụng
phức tạp và giá trị lớn. Chỉ có hai cơ quan cấp bộ mới có xưởng bảo dưỡng, sửa chữa
riêng. Trong quá trình khảo sát, sự sẵn có của hướng dẫn sử dụng, sổ tay sử dụng, phụ
tùng thay thế và hàng tiêu dùng đã được đăng kí có tỉ lệ thấp [30].
Nghiên cứu cũng đề cập đến việc thiếu kỹ năng của các kỹ sư làm việc tại các tổ
chức tư nhân, họ không có đủ kiến thức và kỹ năng để sửa chữa trang thiết bị y tế vì họ
khơng phải là các kỹ sư y sinh học được đào tạo đầy đủ, mà chủ yếu là các kỹ sư điện,
cơ khí, điện lạnh hoặc cơng nghệ nói chung. Giải pháp đề ra cho nhiều bệnh viện từ
cấp huyện trở lên là nên có kỹ sư y sinh học của họ hiện diện trong bệnh viện [30].
Vấn đề xử lý yêu cầu bảo dưỡng tại đây rất quan liêu và mất thời gian. Q trình
bảo dưỡng có thể mất đến 6 tháng. Một vấn đề nữa là bệnh viện và các tổ chức tư
nhân khơng có phương pháp tài chính phù hợp, tất cả các hoạt động và phụ tùng cần
thay thế phải được cấp trung ương phê duyệt, kết quả là quá trình bảo dưỡng mất
nhiều thời gian và khó kiểm sốt [30].

16


×