Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Sự hài lòng của người bệnh đến khám, chữa bệnh ngoại trú và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa khám bệnh, bệnh viện trường đại học tây nguyên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHÙNG THỊ HỒNG NGỌC

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN ĐƢỜNG SINH DỤC DƢỚI
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ H’MƠNG
CĨ CHỒNG TẠI XÃ ĐĂK R’MĂNG, HUYỆN ĐĂKGLONG,
TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHÙNG THỊ HỒNG NGỌC

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN ĐƢỜNG SINH DỤC DƢỚI
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ H’MƠNG
CĨ CHỒNG TẠI XÃ ĐĂK R’MĂNG, HUYỆN ĐĂK GLONG,
TỈNH ĐĂK NÔNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐINH THỊ PHƢƠNG HÕA



HÀ NỘI - 2018


i
Lời cảm ơn
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
Quý cơ quan, thầy cô, đồng nghiệp, các anh chị em, bạn bè và gia đình. Tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Phòng Công tác học sinh sinh
viên, các Thầy cô, các Cán bộ Viên chức trường Đại học Y tế Công cộng đã tạo điều
kiện giúp đỡ và dạy dỗ tôi trong q trình học tập.
PGS.TS Đinh Thị Phƣơng Hịa, ThS Đồn Thị Thùy Dƣơng là những người
Cô hướng dẫn, hỗ trợ đã giúp đỡ và định hướng tận tình, cung cấp nhiều kiến thức bổ
ích để tơi hồn thành luận văn.
Q Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tơi những ý kiến q
báu để tơi hồn thành luận văn này.
Trạm y tế Xã Đăk R’măng, Trung tâm Y tế huyện Đăk Glong, Trung tâm
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đăk Nơng đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt
nhất có thể để tơi hồn thành luận văn.
Bà con, các Chị em tại xã Đăk R’măng đã đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu
của tôi.
Để hồn thành luận văn này có sự đóng góp, động viên khích lệ, giúp đỡ rất
lớn, sự chia sẻ của những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệpđã luôn luôn
đi cùng động viên giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018


ii
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của tơi hồn tồn trung thực và khơng
trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được công bố trước đó.
Tác giả


iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU............................................................................. vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn ........................................................... 4
1.2. Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ..................................................................... 4
1.3. Thực trạng và một số yếu tố liên quan về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ... 8
1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu....................................................................... 15
1.5. Khung lý thuyết ................................................................................................. 17
Chương 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 19
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 20
2.6. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 21
2.7. Các biến số nghiên cứu...................................................................................... 22
2.8. Các tiêu chuẩn đánh giá ..................................................................................... 22
2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 25

3.1. Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 25
3.2. Thực trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên
cứu ............................................................................................................................ 27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục
dưới ........................................................................................................................... 31
Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 48
4.1. Thực trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ................................. 48


iv
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục
dưới ........................................................................................................................... 53
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 63
4.4. Những đóng góp của nghiên cứu....................................................................... 64
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 65
1. Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới .................................................... 65
2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ......................... 65
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 66
1. Đối với ngành y tế. ............................................................................................... 66
2. Đối với phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 - 49 tuổi. ................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 67
Phụ Lục 1: Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 72
Phụ Lục 2: Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức - thực hành nhiễm khuẩn đường sinh dục
dưới ........................................................................................................................... 77
Phụ Lục 3: Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu .......................................................... 81
Phụ Lục 4: Câu hỏi phỏng vấn ................................................................................. 81
Phụ lục 5: PHIẾU KHÁM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG ............................ 90
Phụ lục 6: PHIẾU XÉT NGHIỆM ........................................................................... 92



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AĐ:

Âm đạo

AH:

Âm hộ

AIDS :

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired
Immune Deficiency Syndrome)

BPSD:

Bộ phận sinh dục

BPTT:

Biện pháp tránh thai

CTC:

Cổ tử cung

CSSKSS:

Chăm sóc sức khỏe sinh sản


DCTC:

Dụng cụ tử cung

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

HIV:

Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người (Human Immunodeficiency Virus)

LTQĐTD:

Lây truyền qua đường tình dục

NKĐSD:

Nhiễm khuẩn đường sinh dục

NKĐSDD:

Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

NKLTQĐTD:

Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục


PN:

Phụ nữ

QHTD

Quan hệ tình dục

QHVC

Quan hệ vợ chồng

RTIs:

Nhiễm khuẩn đường sinh sản (Reproductive tract
infections)

SKSS:

Sức khỏe sinh sản

STIs:

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually
Transmitted Infections)

TT:

Trung tâm


TTYT:

Trung tâm Y tế

VC

Vợ, chồng

VNĐSD:

Viêm nhiễm đường sinh dục

VNĐSDD:

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu ...................... 25
Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa và kế hoạch hóa gia đình

26

Bảng 3.3. Đặc điểm về điều kiện môi trường……………………………….……......27
Bảng 3.4. Phân bố tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ................. 28
Bảng 3.5. Phân bố tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

29


Bảng 3.6. Các loại tổn thương

30

Bảng 3.7. Tác nhân gây bệnh

31

Bảng 3.8. Hiểu biết về bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

32

Bảng 3.9. Yếu tố liên quan đến hiểu biết về bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới 33
Bảng 3.10. Kiến thức về phòng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

34

Bảng 3.11. Thực hành vệ sinh khi có kinh nguyệt

35

Bảng 3.12. Thực hành vệ sinh bộ phận sinh dục

36

Bảng 3.13. Thực hành vệ sinh khi quan hệ tình dục

37

Bảng 3.14. Khám và điều trị phụ khoa của đối tượng nghiên cứu


38

Bảng 3.15. Phong tục tập quán ảnh hưởng đến đối tượng tiếp cận dịch vụ

40

Bảng 3.16. Quan tâm của người chồng về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

40

Bảng 3.17. Tiếp cận thông tin về bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

41

Bảng 3.18. Dịch vụ y tế về bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của đối tượng
nghiên cứu

42

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng mắc bệnh 43
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa với tình trạng mắc bệnh

44

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các yếu tố mơi trường, văn hóa xã hội với tình trạng
mắc bệnh

45


Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tiếp cận với chất lượng dịch vụ y tế với tình trạng
mắc bệnh

46

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức, thực với tình trạng mắc bệnh

46


vii
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

28

Biểu đồ 3.2. Phân bố tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

30

Biểu đồ 3.3. Đánh giá kiến thức về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của đối tượng
nghiên cứu

35

Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá chung về thực hành của đối tượng nghiên cứu

39



viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD) là một vấn đề của y tế cơng
cộng của tồn cầu, là nguyên nhân quan trọng gây bệnh tật và tử vong cho phụ nữ tại
các khu vực nghèo trên thế giới. Theo Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc, mỗi năm có
khoảng 340 triệu phụ nữ mắc NKĐSDD trong đó có khoảng 1 triệu người mắc mới
[29]. Việt Nam là một nước có tỷ lệ mắc bệnh cao và vẫn chưa có xu hướng giảm.
Đề tài: “Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và một số yếu tố liên
quan ở phụ nữ người H’Mông từ 18 - 49 tuổi có chồng tại xã Đăk R’Măng, huyện Đăk
Glong, tỉnh Đăk Nông năm 2018” được thực hiện với 2 mục tiêu 1) Mô tả thực trạng
NKĐSDD ở phụ nữ người H’Mông và 2) Xác định một số yếu tố liên quan đến tình
trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ người H’Mơng từ 18 49 tuổi có chồng tại xã ĐăkR’Măng - Huyện ĐăkGlong -Tỉnh ĐăkNông năm 2018.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 260 phụ nữ dân
tộc H’Mơng có chồng trong độ tuổi từ 18 - 49 từ tháng 2 - 7/2018, tham gia nghiên
cứu qua chọn mẫu toàn bộ, khám lâm sàng và soi tươi dịch âm đạo được sử dụng để
chẩn đốn tình trạng mắc bệnh và tác nhân gây bệnh, bộ câu hỏi có cấu trúc phỏng vấn
trực tiếp được sử dụng để xác định yếu tố liên quan.
Kết quả tỷ lệ mắc NKĐSDD là79,6%, trong đó viêm âm hộ, âm đạo và viêm
cổ tử cung đơn thuần lần lượt là 24,6; 14,5 và 34,3%. Có 26,6% viêm kết hợp cổ tử
cung - âm đạo. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn (31%),nấm (27,7%) và trùng roi
(23,9%). Các bà mẹ thiếu kiến thức về NKĐSDD, không nhận được thông tin về bệnh,
đã từng phá thai và khơng đi khám thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm khác.
Cần có kế hoạch can thiệp ngay nhằm giảm tỷ lệ mắc NKĐSDD ở phụ nữ
trong địa bàn nghiên cứu. Truyền thông, tư vấn nâng cao kiến thức cho phụ nữ về
bệnh, vận động khám phụ khoa theo khuyến nghị đồng thời vận động thực hiện tốt
KHHGD là những can thiệp cần thực hiện đối với phụ nữ H’Mông ở xã Đăk R’Măng,
huyện ĐăkGlong, tỉnh ĐăkNông.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD) là một thuật ngữ dùng để chỉ
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (NKLTQĐTD) và các loại nhiễm
khuẩn đường sinh sản khác khơng lây qua quan hệ tình dục. NKLTQĐTD nói đến
cách thức lây truyền trong khi NKĐSDD đề cập đến vị trí nhiễm khuẩn của đường
sinh dục [4].
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới là vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ, tuy nhiên
lại khó biết chính xác về tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Lý do là vì bệnh thường diễn
biến thầm lặng, nhiều phụ nữ mắc bệnh nhưng không rõ triệu chứng nên không đến cơ
sở y tế để khám. NKĐSDD không phải là bệnh cấp cứu và gây tử vong ngay cho phụ
nữ nhưng là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng đến khả năng lao động, đời
sống và sinh hoạt tình dục của người phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng
NKĐSDD nếu khơng được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng
nặng nề ở đường sinh dục như viêm tiểu khung, viêm tử cung, viêm phần phụ mạn tính
và là nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung thậm chí có thể dẫn tới vô sinh làm mất đi
thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. NKĐSDD cũng là điều kiện thuận lợi cho các
bệnh lây truyền qua đường tình dục phát triển như lậu, giang mai, HIV/AIDS, viêm
gan B [12].
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, đẻ
non. Trẻ sơ sinh có bà mẹ bị NKĐSDD có thể lây bệnh từ mẹ, bị nhiễm khuẩn từ trong
tử cung hoặc ngay từ khi ra đời. Một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tử vong
trong giai đoạn sơ sinh sớm.
Theo Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc, mỗi năm có khoảng 340 triệu phụ nữ
NKĐSDD, có nghĩa là 7 người ở tuổi sinh đẻ thì có 1 người mắc, trong đó có khoảng 1
triệu người mắc mới [32]. Chính vì vậy, các can thiệp để nâng cao hiểu biết cũng như
thực hành phòng mắc mới là chiến lược có hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn sự gia tăng
của NKĐSDD.
Tại Việt Nam, tỷ lệ NKĐSDD ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao hơn so với các
nước trong khu vực. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng tại huyện
Thới Bình - Cà Mau (2010), cho thấy tỷ lệ NKĐSDD là 47,3%, trong đó nhiễm một

tác nhân đơn thuần chiếm 96,1%. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là nhiễm tạp khuẩn,


2
chiếm 62,8% [3]. Các nghiên cứu về kiến thức và thực hành phòng NKĐSDD ở phụ
nữ cũng cho thấy còn có nhiều hạn chế về cả hiểu biết cũng như thực hành chăm sóc.
Đăk R’Măng là một xã miền núi thuộc huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nơng, có
diện tích là 22.612,96 ha. Dân số 7.036 người, với mật độ là 42 người/km². Số đồng
bào dân tộc thiểu số 5.277 người, trong đó người H’Mơng là 1.477. Số phụ nữ
H’Mơng từ 18 - 49 có chồng là 325 người [38].
Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế huyện năm 2016, tỷ lệ NKĐSDD trên
địa bàn huyện là 88,5% trên tổng số lượt khám phụ khoa của nhóm phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên các đợt khám chiến dịch này chỉ huy động được chưa đến một
nửa số phụ nữ (42,4%) đến khám. Nguyên nhân phụ nữ không đến khám là do ở quá
xa, địa bàn đi lại khó khăn, phong tục tập quán của người dân tộc, đặc biệt là người
dân tộc H’Mông họ thường ở ven núi, bìa rừng và cịn nhiều hạn chế trong tiếp cận các
dịch vụ y tế. Đó cũng là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng nhiễm
khuẩn đường sinh dục dưới và một số yếu tố liên quan của phụ nữ người H’Mơng từ
18 - 49 tuổi có chồng tại xã Đăk R’Măng, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông năm
2018” nhằm trả lời các câu hỏi 1) Thực trạng NKĐSDD của phụ nữ người H’Mông
tuổi từ 18 - 49 có chồng tại địa bàn nghiên cứu hiện nay là như thế nào? 2) Yếu tố nào
liên quan đến NKĐSDD của đối tượng nghiên cứu? Cần có những kiến nghị, giải pháp
nào để phòng bệnh NKĐSDD cho phụ nữ?


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ người H’Mông
từ 18 - 49 tuổi có chồng tại xã Đăk R’Măng - Huyện Đăk Glong - Tỉnh Đăk Nông năm
2018.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nhiễm khuẩn
đường sinh dục dưới của phụ nữ người H’Mơng từ 18 - 49 tuổi có chồng tại xã Đăk
R’Măng - Huyện Đăk Glong - Tỉnh Đăk Nông năm 2018.


4
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
Nhiễm khuẩn đường sinh dục
Là các nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục bao gồm cả nhiễm khuẩn do bệnh lây
truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) và nhiễm khuẩn khác khơng lây qua quan hệ
tình dục. NKĐSDD có thể gặp ở cả phụ nữ và nam giới nhưng ở nữ giới thường nặng
nề hơn [4].
Nhiễm khuẩn đường sinh dục trên
Là các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục trên như viêm vòi trứng, buồng trứng và
tử cung. Nguyên nhân là do biến chứng từ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới không
được điều trị kịp thời và đúng phác đồ [33].
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới là chỉ tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục
nằm ngoài phúc mạc, là nhiễm khuẩn từ âm hộ đến cổ tử cung dưới vòng bám âm đạo
gồm: viêm cổ tử cung, viêm âm hộ, viêm âm đạo và tuyến sinh dục.
Nhiễm khuẩn nội sinh
Do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong âm đạo của phụ nữ như viêm âm
đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ - âm đạo do nấm men.
Nhiễm khuẩn ngoại sinh
Là do khi các vi sinh vật phát triển và lây do các can thiệp y tế như phá thai, đặt
dụng cụ tử cung hay do kiểm soát nhiễm khuẩn kém [4].
Khí hư
Là dịch trắng như sữa, trong, hơi đặc ở cổ tử cung và âm đạo. Bình thường, khí
hư có ít, khơng chảy ra ngồi âm hộ, khơng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người

phụ nữ. Khi khí hư nhiều, chảy ra ngoài âm hộ làm người phụ nữ khó chịu là bất
thường. Nếu khí hư đục, có mùi hôi thường là do viêm NKĐSDD [33].
1.2. Nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới
Là tình trạng nhiễm khuẩn bên ngồi cơ quan sinh dục và ở các bộ phận của
đường sinh dục dưới, thường biểu hiện bằng 4 triệu chứng lâm sàng chính như khí hư,
ngứa rát, viêm loét và đau bụng dưới. Trong đó khí hư và viêm lt là hai triệu chứng
quan trọng nhất [38]. Khi bị viêm niêm mạc đường sinh dục phản ứng lại các tác nhân


5
gây bệnh bằng phản ứng viêm, khí hư chính là dịch viêm của đường sinh dục. Số
lượng, màu sắc và mùi khí hư khác nhau vì nó phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng
tác nhân gây bệnh và mức độ viêm nhiễm. Ngứa rát khó chiụ khi quan hệ tình dục hay
tự nhiên. Viêm loét đường sinh dục dưới biểu hiện lâm sàng là tình trạng tấy đỏ, ngứa
và có thể loét [4].
1.2.1. Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây viêm âm hộ thường là do vi khuẩn từ đường tiêu hóa, tiết
niệu lan sang như Coli, liên cầu, tụ cầu hoặc do vi khuẩn lậu [5]. Về viêm âm đạo
cũng do rất nhiều nguyên nhân, có thể do trùng roi (Trichomonas vaginalis), do nấm
hoặc do vi khuẩn [4].
Trong thực tế, ít khi có biểu hiện viêm âm hộ đơn thuần mà thường là kết hợp
viêm âm hộ - âm đạo. Nguyên nhân của viêm âm hộ - âm đạo thường do nhiễm khuẩn
nội sinh như nấm hoặc một số vi khuẩn đường âm đạo. Một số bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục cũng gây viêm âm đạo như trichomonias. Viêm cổ tử cung do nhiều
nguyên nhân gây ra, hay gặp nhất trong trường hợp các bệnh lây nhiễm qua đường tình
dục. Viêm CTC là một bệnh nặng hay có biến chứng gây viêm đường sinh dục trên và
những hậu quả nặng nề khác. Điều đáng lo ngại là khả năng phịng ngừa viêm CTC
cịn rất hạn chế vì rất nhiều trường hợp bị bệnh mà không biểu hiện triệu chứng lâm
sàng.
Bình thường âm đạo người phụ nữ có khả năng tự chống lại các tác nhân gây bệnh

bằng nhiều cơ chế. Dịch tiết âm đạo chứa 108 - 1012 con vi khuẩn gồm Doderlein là
chính ngồi ra cịn có các cầu trùng và trực trùng khác. Do vi khuẩn Doderlein tác
dụng với glyceren ở lớp biểu mô bề mặt âm đạo tiết ra tạo thành acidlactic làm cho PH
< 5,5 không thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ngồi ra niêm mạc âm đạo
cịn tiết ra một chất dịch dưới tác dụng của đám rối tĩnh mạch và bạch mạch có sẵn tính
bảo vệ tự nhiên. Tác nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn, virut và ký sinh trùng, các tác
nhân này có thể gây ra các nhiễm khuẩn đặc hiệu nhưng cũng có tác nhân khơng gây
ra thương tổn đặc hiệu.
Tác nhân gây nhiễm khuẩn đặc hiệu thường lây truyền qua tiếp xúc sinh dục và
gây ra các thương tổn đặc hiệu như viêm âm đạo, niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm kết
mạc, viêm nội mạc tử cung, hội chứng nhiễm khuẩn nước ối (do Neisseria
gonorhoeae, Chlamydia trachomatis) hoặc chỉ gây viêm âm đạo (Gardnerella


6
vaginalis, Trichomonas Vaginalis, nấm Candida); Gây hội chứng suy giảm miễn dịch
(AIDS); Gây bệnh viêm âm đạo, niệu đạo (Trichomonas Vaginalis); Gây bệnh viêm
âm hộ, âm đạo (Nấm Candida).
Tác nhân gây nhiễm khuẩn không đặc hiệu là mầm bệnh không gây ra thương
tổn đặc hiệu, có thể tìm thấy ở cổ tử cung - âm đạo trong trạng thái bình thường với số
lượng ít, khi mơi trường âm đạo ở trạng thái khơng bình thường các tác nhân này mới
có cơ hội gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục.
1.2.2. Triệu chứng
Biểu hiện của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới chủ yếu là ra khí hư bất thường.
Ngồi ra, triệu chứng có thể gặp là ngứa, đau rát ở bộ phận sinh dục, đau bụng, ra máu
bất thường đặc biệt là sau giao hợp [4].
Viêm âm hộ: Âm hộ đỏ, ngứa, xung huyết, phù nề, loét hoặc vết trắng âm hộ,có thể
thấy mủ màu vàng, màu xanh chảy ra từ các lỗ của tuyến Skene, tuyến Bartholin.
Viêm âm đạo: Do nhiều nguyên nhân, có thể do trùng roi (Trichomonas vaginalis).
Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục là chủ yếu, ngồi ra bệnh có thể lây qua bồn tắm,

khăn tắm ẩm ướt, ngâm hoặc giặt chung quần áo với người bị bệnh. Số lượng khí hư nhiều,
lỗng, có bọt như bọt xà phịng màu vàng xanh mùi hơi (mùi hơi khơng mất đi khi rửa). Có
thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp.
Do nấm chủ yếu là Candida albicaris, thường ngứa nhiều ở âm hộ do vậy người
bệnh thường phải gãi làm xây xước âm hộ và có thể làm nấm lan rộng ra cả tầng sinh
mơn, vùng bẹn, vùng đùi. Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, khơng hơi, số lượng
nhiều có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
Do vi khuẩn thường là viêm âm đạo không đặc hiệu do các vi khuẩn kỵ khí nội
sinh tăng sinh tại âm đạo. Biểu hiện của bệnh là ra khí hư nhiều, mùi hơi hoặc ít nhưng
khơng có biểu hiện đau, khơng có viêm âm hộ, viêm âm đạo đặc biệt đối với bệnh do
vi khuẩn là bệnh không phải lây truyền do quan hệ tình dục nên khơng cần điều trị cho
chồng hoặc bạn tình.
Viêm cổ tử cung - lộ tuyến cổ tử cung: Viêm cổ tử cung có thể cấp tính (lậu) hay các
vi khuẩn khác từ âm đạo lây lan lên nhưng hay gặp nhất là viêm cổ tử cung mạn tính phối
hợp với lộ tuyến CTC, bên cạnh đó có thể có các biểu hiện cấp tính như đái buốt, mủ chảy
ra từ lỗ niệu đạo, lỗ CTC. Mủ có màu vàng đặc hoặc vàng xanh, đau bụng dưới và đau khi
giao hợp. Khám thấy CTC đỏ, phù nề, chạm vào dễ chảy máu, mủ chảy ra từ ống CTC và


7
có thể thấy lỗ niệu đạo đỏ, mủ từ trong chảy ra hoặc có khi chỉ có dịch đục; Lộ tuyến là
một tổn thương lành tính của CTC, nhưng lộ tuyến sẽ nặng hơn nếu phối hợp với viêm
cổ tử cung.
1.2.3. Điều trị và phòng bệnh
1.2.3.1. Điều trị
Hầu hết các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới nếu được phát hiện sớm có
thể điều trị khỏi hồn tồn bằng kháng sinh uống hoặc các loại thuốc bôi tại chỗ.
Những trường hợp mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trừ HIV/AIDS đã có
các thuốc đặc trị và nếu được phát hiện điều trị sớm cùng với việc tuân thủ điều trị và
điều trị cả chồng (bạn tình), hầu hết người bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. Vấn đề

quan trọng nhất trong điều trị là bệnh nhân được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị đủ
liều ngay cả khi các triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện. Theo dõi, khám lại cũng
rất quan trọng nhằm kiểm soát vấn đề tái mắc bệnh.
Để xác định và điều trị cho chồng (bạn tình) là một nguyên tắc trong phác đồ
điều trị NKĐSDD ngay cả khi họ khơng có triệu chứng bệnh [4]. Hiện nay để làm
được việc này còn rất khó khăn do các rào cản về kỳ thị, văn hóa và sự sẵn có của các
dịch vụ y tế là hết sức cần thiết nhằm điều trị một cách triệt để cho người bệnh đồng
thời giảm lây lan tiếp cho cộng đồng.
1.2.3.2. Phòng bệnh
Như đã đề cập NKĐSDD là bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ
giới, bệnh không những ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt thể lực mà còn ảnh hưởng
đến tâm lý gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy thực hiện các
phương pháp phịng tránh bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới là hết sức cơ bản
nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng sống của phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói
chung.
Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới hồn tồn có thể phịng tránh được bằng các
nhiều phương pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả. Thực hiện đúng cách vệ sinh cá
nhân hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt…đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc
phịng bệnh là những khuyến nghị đơn giản mà ai cũng có thể làm được.
Sống chung thủy một vợ một chồng làm giảm nguy cơ gây rối loạn môi trường
âm đạo cũng như lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn. Khi có dấu hiệu bệnh cần đi khám
để được phát hiện và điều trị sớm. Nếu phụ nữ mắc bệnh, cần thiết phải khám và điều


8
trị cho cả người chồng hoặc bạn tình. Quan trọng hơn nữa là điều trị đúng phác đồ,
không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, sau điều trị nên tái khám theo đúng
thời hạn (khám phụ khoa định kỳ) để đề phịng tái nhiễm và phải có biện pháp dự
phòng tái phát.
1.3. Thực trạng và một số yếu tố liên quan về nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới

1.3.1. Thực trạng về nhiễm khuẩn đường sinh dụcdưới trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1.1. Trên thế giới
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới luôn là một vấn đề của y tế cơng cộng trên
tồn tồn cầu, là ngun nhân quan trọng gây bệnh tật và tử vong cho phụ nữ tại các
khu vực nghèo trên thế giới. Theo ước tính của cơ quan phòng chống bệnh AIDS của
Liên hiệp quốc, hàng năm có khoảng 390 triệu người mắc bệnh LTQĐTD trong đó, có
hơn 340 triệu trường hợp mắc mới [15]. Tỷ lệ mới mắc cao ở châu Phi, Mỹ La Tinh và
Caribe, Đông Nam Á, cao nhất là ở cận sa mạc Shahara - Châu Phi. Tại Bắc Mỹ, trong
nhiều năm nay số trường hợp mắc mới NKĐSDD không thay đổi, thậm chí cịn tăng
lên ở nhóm trẻ, nhóm thu nhập thấp, nhóm người đồng bào dân tộc thiểu số [54].
Bệnh NKĐSDD ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phụ nữ, nhất là ở độ tuổi
sinh sản và làm tăng gánh nặng bệnh tật của mỗi quốc gia và tồn cầu nhưng lại có
ít các nghiên cứu xác định về tỷ lệ mắc chung của mỗi Quốc gia. Tuy nhiên, kết
quả của các nghiên cứu đều khẳng định NKĐSDD ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
và phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nghiên cứu ở Camaroon cho thấy
NKĐSDD là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu làm người dân phải tìm đến với dịch
vụ y tế. Nghiên cứu ở một số nước Ấn độ, Bangladesh, Trung quốc, Lào, Ai Cập cho
kết quả về tỷ lệ mắc VNĐSDD rất cao từ 50% - 92%. Tỷ lệ nhiễm được cảnh báo là
gia tăng ở các nước phải đương đầu với đại dịch HIV [54].
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhưng do đặc điểm bệnh diễn biến âm
thầm nên kiến thức về bệnh của phụ nữ còn rất hạn chế. Trong các nghiên cứu ở Ấn
độ, Bangladesh, chỉ có khoảng gần một nửa số những phụ nữ này nhận biết được một
vài dấu hiệu biểu hiện bệnh. Đó cũng là một nguyên nhân phụ nữ mắc NKĐSDD ít
đến khám tại các cơ sở y tế. Một lý do quan trọng nữa làm cản trở việc người phụ nữ
tìm kiếm tới dịch vụ y tế là sự kỳ thị xã hội vẫn tồn tại ở một số khu vực [47]. Vì thế,
khi chưa có điều kiện để khám sàng lọc, một số nghiên cứu dùng phương pháp tự điền
thu thập các dấu hiệu, triệu chứng để ước tính tỷ lệ mắc NKĐSDD. Nghiên cứu của


9

Abraham J. và cs tiến hành với 451 phụ nữ có chồng trẻ tuổi thuộc 13 làng một xã
vùng nơng thôn tỉnh Tamil Nadu, Ấn Độ cho thấy chỉ với phiếu tự điền đã phát hiện
được 53% số chị em bị NKĐSDD [46].
Về nguyên nhân gây NKĐSDD, theo thống kê của WHO năm 2017 cho thấy trên
tồn thế giới có khoảng 357 triệu trường hợp mắc mới do 1 trong 4 nguyên nhân là
chlamydia, lậu, giang mai và nấm. Ngoài ra cịn có 290 triệu phụ nữ nhiễm human
papillomavirus (HPV), loại vi rút có thể gây ung thư cổ tử cung [52].
1.3.1.2. Tại Việt Nam
Với đặc điểm là một nước có nền kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, hơn 80% dân
số sống vùng nông thôn, trong điều kiện nước sinh hoạt chưa đảm bảo, thói quen về
sinh bộ phận sinh dục hàng ngày chưa đúng là những điều kiện thuận lợi dễ mắc
NKĐSDD.
Về tỷ lệ mắc bệnh, kết quả những nghiên cứu đã được công bố ở cả 3 miền Bắc,
Trung và Nam cho thấy dao động từ 42,6% đến 66,6% [24]; [23]; [34].Với các tỷ lệ
này đã cho thấy bức tranh về tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở
Việt nam thực sự là vấn đề của quốc gia, không chỉ riêng cho địa phương hay khu vực
nào. Phân tích kết quả từ các nghiên cứu có thể thấy tỷ lệ mắc có khác nhau tùy theo
địa bàn nghiên cứu nhưng chưa có xu hướng giảm.
Một nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến từ những năm 2000 ở 8 tỉnh đại diện
cho cả nước cho thấy tỷ lệ NKĐSDD ở phụ nữ dao động trong khoảng 45 - 65%, thấp
nhất là ở Khánh Hòa (44,6%) và cao nhất là ở Hà Tĩnh (64,6%) [7]. Các nghiên cứu
riêng lẻ khác ở khu vực phía bắc cũng cho tỷ lệ tương tự như nghiên cứu của Trần Thị
Tuyết Mai trên 106 phụ nữ ở xã Minh Khai, Hà Tây năm 2004 cho tỷ lệ là 58,3% [24],
nghiên cứu của Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành (2007) trên nhóm đối tượng phụ nữ
thuần nơng tại một số xã ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa cho kết quả là 47,9%[10].
Một nghiên cứu khác ở một xã thuần nông huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh năm 2007
là 63,7% [34]; Ở khu vực miền trung, huyện Tiên Phước, Quảng Nam năm 2007 có tỷ
lệ NKĐSDD là 37,1% [25], ở huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước năm 2008 là 56,7%.
Khu vực phía nam, kết quả nghiên cứu ở huyện Cơn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm
2007 là 62,9% [29].

Các nghiên cứu trong những năm 2010 cũng cho kết quả về tỷ lệ NKĐSDD
tương tự. Kết quả điều tra của Lê Thị Oanh - Đại học Y Hà Nội (2011) cho thấy tỷ lệ


10
mắc bệnh NKĐSDD của phụ nữ ở các khu vực Hà Nội, vùng núi Nghệ An, đồng bằng
Hải Dương và nông thôn cũng không khác, dao động từ 42% - 64% [28]. Như vậy qua
2 thập kỷ, mặc dù chưa có một đánh gía tồn diện trên qui mơ lớn trong cả nước
nhưng với kết quả từ các nghiên cứu đã thực thiện, có thể kết luận là tỷ lệ NKĐSDD ở
cả 3 miền hầu như không thay đổi.
Liên quan đến các biểu hiện bệnh, nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ
đến NKĐSDD cũng đã được rất nhiều nghiên cứu đề cập đến. NKĐSDD có thể biểu
hiện viêm âm hộ, âm đạo hay cổ tử cung đơn thuần nhưng cũng có thể kết hợp 2-3 tổn
thương. Biểu hiện bệnh đơn thuần hay kết hợp có thể do cơ địa hoặc do thời điểm chẩn
đoán.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài ở phụ nữ độ tuổi18- 49 có chồngtại huyện
Thới Bình- Cà Mau (2009),cho thấy viêm kết hợp âm đạo - viêm cổ tử cung có tỷ lệ
cao nhất (56,1%), viêm âm đạo và cổ tử cung đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp hơn (22,2 và
19,3%). Nghiên cứu của tác giả Bùi Đình Long năm 2014 tại cơng ty may tỉnh Nghệ
An, của Đoàn Thị Kim Liên năm 2011 tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long cũng cho
thấy tỷ lệ viêm âm đạo, âm hộ và cổ tử cung đơn thuần chiếm tỷ thấp mà chủ yếu là
viêm tổn thương kết hợp [20], [21].
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới chủ yếu là vi khuẩn, nấm,
trùng roi [10], các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài, Đoàn Thị Kim Liên cho
thấy nguyên nhân chủ yếu là tạp khuẩn (14 - 30%); nấm Candida (11 - 17%,);
Chlamydia (2,5%). Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài ở Cà Mau còn phát hiện có
0,2% số phụ nữ nhiễm lậu cầu [20], [39].
Nhìn chung, các nghiên cứu về NKĐSDD nhóm thu thập được chủ yếu là các
nghiên cứu cắt ngang có phân tích, có sự hỗ trợ của chẩn đốn xác định thông qua
thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Các đề tài nghiên cứu trên nhiều

đối tượng khác nhau và tìm hiểu rất nhiều vấn đề xung quanh tình trạng mắc bệnh ở
các mứcđộ khác nhau [4], [12], [23]. Từ tìm hiểu các yếu tố liên quan, đi sâu vào từng
yếu tố hay nghiên cứu về bệnh [26], [11]. Đối tượng nghiên cứu cũng rất đa dạng từ
lứa tuổi, đến ngành nghề và các thông tin cá nhân khác [7], 10]. Cũng có nhiều yếu tố
mới được đề cập như di cư, NKĐSDD ở trẻ vị thành niên…[2] và đã có những can
thiệp góp phần cải thiện tình trạng NKĐSDD [31].


11
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới
1.3.2.1. Nhóm yếu tố cá nhân
Tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất
đến tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ. Một số nghiên cứu cho
thấy các nhóm tuổi có sự nhiễm bệnh riêng biệt, các viêm âm đạo do vi khuẩn,
Trichomonas tăng lên theo tuổi. Viêm cổ tử cung cao nhất trong ở nhóm 25 - 34 tuổi.
Viêm âm đạo do vi khuẩn không đặc hiệu ở nhóm tuổi từ 45 - 55 [50].
Tiếp xúc nghề nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt tới sức khoẻ và bệnh tật. Sự khác
nhau về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thơng qua các yếu tố có tính chất nghề nghiệp như
tư thế và thời gian lao động, mơi trường tiếp xúc với tiếng ồn, bụi, hố chất, nước bẩn
vv...Các VSV từ môi trường tự nhiên xâm nhập vào qua đường âm đạo, vì vậy nghề
nghiệp ảnh hưởng càng rõ đến tỷ lệ và cơ cấu mắc. Một số nghiên cứu gần đây cho
thấy với viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis và viêm cổ tử cung thì phụ nữ nông
dân và cán bộ công chức nhà nước có tỷ lệ nhiễm cao nhất [45].
Về tiền sử sản khoa,mối liên quan giữa số lần sinh, nạo phá thai và đặt DCTC
với nhiễm khuẩn đường sinh dục/bệnh lây truyền qua đường tình dục đã chỉ ra sự cần
thiết của việc tuân thủ hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS và thực hiện tuân
theo các nguyên tắc vô khuẩn [4]. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt
Nam khi phụ nữ sử dụng DCTC và có tỷ lệ phá thai rất cao, trong khi việc quản lý
nhiễm khuẩn là rất kém tại hầu hết tất cả các cơ sở y tế. Thực hiện tốt điều này sẽ dứt
khoát giúp giảm thiểu nhiễm khuẩn đường sinh dục ngoại sinh [12].

Nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra có mối liên quan giữa NKĐSS và tình
trạng nạo phá thai [53]. Năm 2008 nghiên cứu tại Ghana còn chỉ ra yếu tố liên quan
đến NKĐSD trong hoạt động tình dục của nữ thanh niên bao gồm việc sử dụng bao
cao su để tránh thai và thảo luận về kế hoạch hóa gia đình với đối tác [48].Những phụ
nữ có tiền sử nạo hút thai nhiều lần hoạc sinhđẻ nhiều thì nguy cơ mắc NKĐSDD cao
hơn. Theo tác giả Lê Đức Nguyên (2010) nghiên cứu trên 150 phụ nữ ở bệnh viện Phụ
sản Thanh Hóa thấy số PN mắc bệnh đã sinh từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất
(44,7%) gấp 4,8 lần so với số bệnh nhân chưa có con; Số PN mắc bệnh đã nạo hút thai
từ 2 lần trở lên chiếm 52,7%. Ngoài ra, đặt dụng cụ tử cung làm tăng nguy cơ viêm
nhiễm cổ tử cung - âm đạo: Số phụ nữ áp dụng biện pháp này có tỷ lệ mắc NKĐSDD
cao nhất, chiếm 62,7% [27]. Kết luận này cũng trùng với nhận định của Lê Hoài


12
Chương khi khảo sát các yếu tố liên quan đến NKĐSDD ở PN khám phụ khoa tại
Bệnh viện phụ sản Trung ương cho thấy tiền sử đặt dụng cụ tử cung, phá thai, sinh đẻ
liên quan đến khả năng bị mắc bệnh [8].
Ngồi ra một số nghiên cứu cịn chú ý đến yếu tố đang mang thai, tiền sử viêm
nhiễm, uống thuốc tránh thai kéo dài…hoặc trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp của
người chồng đối tượng có liên quan đến bệnh NKĐSDD [3].
1.3.2.2. Nhóm yếu tố kiến thức, thực hành phòng tránh nhiễm khuẩn đường sinh
dục dưới
Tỷ lệ NKĐSDD cao ở khắp các vùng miền trong cả nước nhưng cũng như tình
hình của nhiều nước phát triển khác là kiến thức về bệnh còn hạn chế. Trong nghiên
cứu của Trần Thị Trung Chiến, có đến 22,3 % các phụ nữ không biết bất kỳ một triệu
chứng nào và 31,6% khơng biết bất kỳ một ngun nhân nào có thể gây ra NKĐSDD
[7]. Nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai trên 106 phụ nữ ở xã Minh Khai, Hà Tây năm
2004 cũng cho thấy 44,8% ĐTNC là phụ nữ không đạt tiêu chuẩn về kiến thức [24].
Ngay cả địa bàn thủ đơ, nơi có trình độ học vấn cao hơn các tỉnh thành khác nhưng
cũng chỉ có 57,8% ĐTNC có kiến thức, hiểu biết về bệnh đạt yêu cầu, trong đó tỷ lệ

đạt về triệu chứng của bệnh là 35,5% [34].
Kết quả một nghiên cứu năm 2007 mô tả cắt ngang trên 1.459 cặp vợ chồng và
1.464 vị thành niên tại 7 tỉnh trong toàn quốc để xác định hiểu biết của người dân về
bệnh NKĐSDD cũng như hậu quả và điều trị các bệnh này. Kết quả: Kiến thức hiểu
biết của người dân về các bệnh NKĐSDD, hậu quả của bệnh và điều trị các bệnh này
thấp, tất cả đều đạt dưới 60%, bên cạnh đó hạn chế về kiến thức NKĐSDD không chỉ
ở phụ nữ mà ở nam giới, có đến 31,5% phụ nữ và 21,5% nam giới không kể được một
hậu quả nào của bệnh NKĐSDD[36].
Liên quan của thực hành chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân ảnh hưởng đến
NKĐSDD cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Hạn chế về kiến thức là nguyên
nhân chính dẫn đến thực hành chăm sóc phịng NKĐSDD khơng đạt theo khuyến
nghị.Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan tại Đăk Nơng năm 2013 trên nhóm đối
tượng 15 - 49 tuổi có chồng cho thấy chỉ có hơn một nữa số phụ nữ đi khám phụ
khoa 02 lần/năm. Các dấu hiệu để nhận biết và quan tâm của phụ nữ là ra nhiều khí
hư, khí hư có mùi hơi, đục và ngứa. Bên cạnh đó nguồn thơng tin mà phụ nữ thường
cập nhật được chủ yếu là tham dự các buổi nói chuyện của y tế/dân số chiếm 43,2%.


13
Tiếp đến qua phương tiện thông tin đại chúng 29,8% và các buổi sinh hoạt phụ nữ
24% [19].
Sử dụng các biện pháp tránh thai liên quan đến việc mắc NKĐSDD đã được
chứng minh qua đề tài của Đoàn Huy Hậu (2007). Nghiên cứu tiến hành trên 634 PN
vạn chài mắc các triệu chứng bệnh NKĐSDD cho thấy thực hành vệ sinh và đi khám
phụ khoa rất thấp [14].
Sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh trong tắm giặt, vệ sinh hàng ngày và vệ
sinh kinh nguyệt là hình thức thực hiện vệ sinh cần thiết đối với phụ nữ. Đánh giá thực
hành về cách phòng chống bệnh của PN 15 - 49 tuổi tại Hải Phịng về NKĐSDD có vẻ
khả quan hơn khi có 70% trả lời để phịng bệnh phải vệ sinh bộ phận sinh dục; 64% trả
lời dùng nước sạch; trên 54% trả lời cần khám phụ khoa định kỳ và trên 44% trả lời

cần phải vệ sinh kinh nguyệt [13].
Ngồi ra, một nghiên cứu khác cịn cho thấy thói quen thụt rửa âm đạo, âm hộ
bằng dung dịch sát khuẩn; quan hệ tình dục khi bị viêm âm đạo có liên quan đến thực
hành phịng bệnh viêm âm đạo [25]. Theo Hoàng Minh Hằng, nghiên cứu trên 800 PN
15 - 49 tuổi tại Hải Phịng có chồng hoặc đã quan hệ tình dục, nguy cơ mắc bệnh
NKĐSDD chủ yếu là do thiếu vệ sinh kinh nguyệt (65,2% nhóm viêm và 69,0% nhóm
khơng viêm) [13]. Điều này cũng được khẳng định qua đề tài của bệnh viện Phụ sản
Trung ương khi kết luận thói quen vệ sinh PN có liên quan đến tình trạng NKĐSDD ở
PN [8]. Điều đó càng khẳng định vệ sinh là yếu tố rất quan trọng để gây ra bệnh,
nhưng cũng có thể hạn chế bệnh nếu thực hành đúng.
1.3.2.3. Nhóm yếu tố mơi trường, văn hóa xã hội
Sự đói nghèo, địa vị thấp của người phụ nữ, phân biệt đối xử về giới, phong tục
tập quán, di dân…làm tăng các hành vi tình dục có nguy cơ cao và sự lan truyền cũng
như mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục. Đối với đặc thù của người đồng bào
dân tộc thiểu số, vai trò của người chồng rất quan trọng, họ sẽ quyết định tất cả đối với
vợ của mình kể cả việc tiếp cận được với dịch vụ y tế nên sự hiểu biết và tác động của
người chồng góp phần vào việc giảm tỷ lệ NKĐSDD cho phụ nữ nói chung và người
H’Mơng nói riêng.
Nguồn nước sinh hoạt, các cơng trình vệ sinh như nhà tắm, nhà xí đều ảnh
hưởng đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ. Năm 2009, Nguyễn Trọng Bài
và Võ Văn Thắng chỉ ra một số yếu tố liên quan đến VNĐSDD ở PN 18 - 49 tuổi có


14
chồng tại huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau. Trong đó, có nguồn nước tắm, giặt, nếu
dùng nước giếng tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với dùng nước máy [3]. Với PN di cư
làm việc tại khu công nghiệp Sài Đồng Gia Lâm năm 2011 hầu hết còn trẻ và chưa lập
gia đình, thì điều kiện sống cịn hạn chế: 25,8% sử dụng nước giếngkhoan và 25, 4%
sử dụng chung nhà vệ sinh. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quốc tại huyện
Khoái Châu, Hưng Yên của chỉ ra rằng những gia đình có nhà tắm gần với nơi nhà ở,

hoặc có nhà tắm khép kín ở trong nhà thì sẽ có tỷ lệ thực hành vệ sinh phịng chống
NKĐSDD đạt cao hơn [30].
1.3.2.4. Nhóm yếu tố về tiếp cận và chất lượng dịch vụ y tế
Bao gồm khả năng tiếp cận dịch vụ khám, tư vấn và điều trị. Nghiên cứu ở 8
vùng sinh thái khác nhau trên cả nước cho thấy việc tư vấn các bệnh NKĐSDD được
thực hiện tại 14/24 cơ sở y tế nhưng chỉ có 10/14 cơ sở y tế có khả năng chẩn đốn và
điều trị bệnh và tỷ lệ này nhìn chung vẫn còn thấp [7]. Một nghiên cứu khác với đối
tượng là PN di cư làm việc tại khu công nghiệp Sài Đồng Gia Lâm năm 2011 hầu hết
họ còn trẻ và chưa lập gia đình, thì chỉ có 19,0% đối tượng có sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh NKĐSDD tại các cơ sở y tế. Việc sử dụng dịch vụ này liên quan đến 1 số
yếu tố như tự đánh giá bản thân mình có mắc NKĐSDD khơng và việc biết được các
cơ sở y tế có dịch vụ khám chữa NKĐSDD tại Hà Nội, cũng như sự e ngại khi đi
khám phụ khoa [2].
Riêng đối với phụ nữ đồng bào dân tộc H’Mơng - tỉnh Hà Giang, có nhiều nhân
tố tác động đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSKSS, trong đó có cơng tác
khám chữa các bệnh NKĐSDD, bao gồm: Các nhân tố về văn hố xã hội (giáo dục,
tơn giáo, tập tục, truyền thơng, mạng lưới cộng đồng) và các nhân tố liên quan đến
dịch vụ (khoảng cách/giao thông đi lại, bất đồng ngôn ngữ, thái độ kỳ thị của nhân
viên y tế, thiếu trang thiết bị và thuốc, các vấn đề về chẩn đốn và kê đơn, chi phí gián
tiếp) [42]. Ngồi ra, yếu tố kinh tế cũng góp phần tác động đến việc tiếp cận dịch vụ
khám chữa bệnh NKĐSD [35].
Về truyền thông, đề tài mô tả cắt ngang trên 1.459 cặp vợ chồng tuổi từ 15 - 49 tại
7 tỉnh trong toàn quốc để xác định hiểu biết của người dân về các bệnh NKĐSDD, hậu
quả và điều trị các bệnh này. Kết quả: Các nguồn cung cấp thông tin cho người dân
chủ yếu là ti vi chiếm 71,3%, tiếp theo là từ đội ngũ cộng tác viên dân số và y tế thơn,
bản (60,6%), cịn lại các nguồn thơng tin khác chiếm tỷ lệ thấp dưới 50% như phim


15
ảnh, họ hàng, bạn bè và các tổ chức quần chúng. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định

sự hiểu biết của khách hàng có tầm quan trọng trong việc phịng và điều trị bệnh.
Những khách hàng có hiểu biết thường đến các Trung tâm Y tế để khám bệnh và tư
vấn. Vai trị của truyền thơng qua thơng tin đại chúng và cơ sở y tế là rất quan trọng.
Đặc biệt, tư vấn trực tiếp cho khách hàng có hiệu quả cao hơn so với các phương pháp
khác. Nghiên cứu cũng đề xuất việc tuyên truyền giáo dục SKSS, nhất là truyền thông
thay đổi hành vi cho người dân rất quan trọng trong việc dự phòng và điều trị
NKĐSDD [31].
1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Hình 1.2. Bản đồ xã Đăk R’Măng, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người H’Mơng là tộc người thiểu số
bản địa thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơme, một cộng đồng người có nhiều nét văn
hóa đặc sắc, họ đã đặt chân đến Việt Nam từ hằng trăm năm nay và đã cùng với các
dân tộc khác trên đất nước ta chiến đấu, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Có
thể coi Hà Giang là nơi chôn nhau cắt rốn của người H’Mông ở Việt Nam, họ đã từng
tạo dựng và bám sâu nơi đây để cùng làm ăn sinh sống với các dân tộc khác...Từ sau
ngày đất nước hồn tồn giải phóng, đặc biệt từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại


×