Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế và các yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec times city năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN HỒI THU

THỰC TRẠNG TN THỦ QUY TRÌNH VỆ SINH TAY
NGOẠI KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
VINMEC TIMES CITY NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN HỒI THU

THỰC TRẠNG TN THỦ QUY TRÌNH VỆ SINH TAY
NGOẠI KHOA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
VINMEC TIMES CITY NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN QUANG HUY



HÀ NỘI, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của q
thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ban giám hiệu, Phịng
đào tạo sau đại học, các thầy cơ giáo Trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ em trong khóa học này.
Với tất cả tình cảm sâu sắc, tơi bày tỏ lịng biết ơn đến TS Trần Quang Huyhướng dẫn khoa học và ThS Bùi Thị Mỹ Anh- hướng dẫn hỗ trợ đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tơi từ khi xác định vấn đề đến khi hồn thiện Luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ phòng ban Bệnh viện
Đa khoa quốc tế Vinmec Times City đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè trong lớp Cao học Quản lý
bệnh viện khóa 10 đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp đã dành tình cảm, động viên, giúp đỡ tơi trong cuộc sống và trong
quá trình học tập vừa qua.


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi

MỤC LỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................... vii
TÓM TẮT NGHÊN CỨU .................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu....................... 4
1.2. Các phương pháp giám sát, đánh giá thực hành vệ sinh tay ngoại khoa ............. 6
1.3. Tình hình vệ sinh tay ngoại khoa trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 8
1.3.1. Trên Thế giới ......................................................................................... 8
1.3.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 11
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa ............................. 12
1.4.1. Các yếu tố cá nhân ............................................................................... 13
1.4.2. Các yếu tố quy trình quy định và các phương tiện vệ sinh tay .............. 14
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 16
1.6. Khung lý thuyết .............................................................................................. 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 20
2.1.1. Nghiên cứu định lượng......................................................................... 20
2.1.2. Nghiên cứu định tính............................................................................ 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 20


iii

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................... 21
2.4.1. Nghiên cứu định lượng......................................................................... 21
2.4.2. Nghiên cứu định tính............................................................................ 22
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 22
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ....................................................................... 22
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 24
2.6. Nhóm biến số nghiên cứu.............................................................................. 25

2.6.1. Các biến số nghiên cứu định lượng ...................................................... 25
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính, các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy
trình vệ sinh tay ngoại khoa ........................................................................... 25
2.7. Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ................... 25
2.8. Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 26
2.8.1. Số liệu định lượng ................................................................................ 26
2.8.2. Số liệu định tính ................................................................................... 27
2.9. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 28
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 28
3.2. Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa ...................................... 29
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình VST ngoại khoa của nhân viên
y tế tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vimec Times City năm 2019 ........................... 40
3.3.1. Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến thực hành VST ngoại khoa của NVYT. 41
3.3.2. Yếu tố chính sách, quy định ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ quy trình
VST ngoại khoa của NVYT ........................................................................... 43
3.3.3. Yếu tố phương tiện vệ sinh tay ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ quy


iv

trình VST ngoại khoa của NVYT................................................................... 46
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 48
4.1. Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế tại khu
phẫu thuật bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2019 .................... 48
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của nhân
viên y tế tại khu phẫu thuật bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm
2019

................................................................................................................. 52

4.2.1. Yếu tố cá nhân ..................................................................................... 52
4.2.2. Yếu tố chính sách, quy định ................................................................. 56
4.2.3. Yếu tố phương tiện vệ sinh tay ............................................................. 58

4.3. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ........................................................... 59
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 61
1. Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế tại khu
phẫu thuật bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City ..................................... 61
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của
nhân viên y tế tại khu phẫu thuật bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City .. 61
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 62
1. Đối với bệnh viện .............................................................................................. 62
2. Đối với khoa phịng có NVYT thực hành VST ngoại khoa ................................ 62
3. Đối với NVYT thực hành vệ sinh tay ngoại khoa............................................... 62
4. Đối với nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 63
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 68
PHỤ LỤC 1 : SỐ LIỆU THỨ CẤP VỀ THÔNG TIN CÁ NHÂN ......................... 68


v

PHỤ LỤC 2: BẢNG KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VST
NGOẠI KHOA ..................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 3: BẢNG KIỂM QUY TRÌNH RỬA TAY NGOẠI KHOA BẰNG XÀ
PHỊNG KHỬ KHUẨN ( Chlorhexidine 4%) ....................................................... 70
PHỤ LỤC 4: BẢNG KIỂM QUY TRÌNH RỬA TAY NGOẠI KHOA BẰNG CHẾ
PHẨM CHỨA CỒN ( Ethanol và Chlorhexidine 0,5%) ........................................ 72
PHỤ LỤC 5: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG ................ 75
PHỤ LỤC 6: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU TRƯỞNG KHOA KIỂM SOÁT

NHIỄM KHUẨN .................................................................................................. 76
PHỤ LỤC 7: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHỎNG VẤN TRƯỞNG KHOA/ ĐIỀU
DƯỠNG TRƯỞNG KHOA GÂY MÊ GIẢM ĐAU .............................................. 78
PHỤ LỤC 8. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU BÁC SỸ PHẪU THUẬT/ ĐIỀU
DƯỠNG DỤNG CỤ VỀ TUÂN THỦ QUY TRÌNH VỆ SINH TAY NGOẠI
KHOA ................................................................................................................... 80
PHỤ LỤC 9. QUY TRÌNH VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA ................................. 82
PHỤ LỤC 10. HÌNH ẢNH VST NGOẠI KHOA TRÍCH XUẤT QUA CAMERA ...
................................................................................................................. 87
PHỤ LỤC 11. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ............................................................... 87


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNNK

:

Bệnh nhân nhiễm khuẩn

BS

:

Bác sỹ

BV

:


Bệnh viện

BYT

:

Bộ Y Tế

CDC

:

Trung tâm phịng ngừa và kiểm sốt bệnh tật Hoa Kỳ

ĐD

:

Điều dưỡng

ĐDT

:

Điều dưỡng trưởng

ĐTV

:


Điều tra viên

GMGĐ

:

Gây mê giảm đau

JCI

:

Joint Commission Internationner
(Tổ chức quản lý chất lượng quốc tế)

KCB

:

Khám chữa bệnh

KSNK

:

Kiểm soát nhiễm khuẩn

KTV


:

Kỹ thuật viên

NCV

:

Nghiên cứu viên

NKBV

:

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NKVM

:

Nhiễm khuẩn vết mổ

NVYT

:

Nhân viên y tế

PTV


:

Phẫu thuật viên

PVS

:

Phỏng vấn sâu

RTTQ

:

Rửa tay thường quy

VST

:

Vệ sinh tay

VSTNK

:

Vệ sinh tay ngoại khoa

VSV


:

Vi sinh vật

WHO

:

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


vii

MỤC LỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 3. 1. Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu (n=70) ................................. 28
Bảng 3. 2. Phân bố sự tuân thủ VST ngoại khoa theo từng đối tượng khoa phòng
làm việc ................................................................................................................. 30
Bảng 3. 3. Tỷ lệ tuân thủ VST ngoại khoa đúng quy trình của nhân viên y tế ........ 30
Bảng 3. 4. Số lượt quan sát các quy trình VST ngoại khoa..................................... 30
Bảng 3. 5. Tỷ lệ tuân thủ từng thao tác trong bước 1 của quy trình VST ngoại khoa
bằng chế phẩm cồn của nhân viên y tế (n = 18) ..................................................... 33
Bảng 3. 6. Tỷ lệ tuân thủ từng thao tác trong bước 2 của quy trình VST ngoại khoa
bằng chế phẩm cồn của nhân viên y tế (n = 18) ..................................................... 33
Bảng 3. 7. Tỷ lệ tuân thủ từng thao tác trong bước 3 của quy trình VST ngoại khoa
bằng chế phẩm cồn của nhân viên y tế (n=18) ....................................................... 34
Bảng 3. 8. Tỷ lệ tuân thủ từng thao tác trong bước 2 của quy trình VST ngoại khoa
bằng xà phòng khử khuẩn (n=122) ........................................................................ 36
Bảng 3. 9. Tỷ lệ tuân thủ từng thao tác trong bước 3 của quy trình VST ngoại khoa
bằng xà phịng khử khuẩn (n=122) ........................................................................ 37
Bảng 3. 10. Tỷ lệ tuân thủ chung theo quy trình VST ngoại khoa .......................... 38

Bảng 3. 11. Tỷ lệ tuân thủ VST ngoại khoa đúng quy trình của nhân viên y tế theo
từng bước .............................................................................................................. 39

Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ tuân thủ công tác chuẩn bị trước khi thực hiện vệ sinh tay ngoại
khoa (n=140) ......................................................................................................... 29
Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ tuân thủ từng thao tác trong bước 1 của quy trình VST ngoại
khoa bằng xà phòng khử khuẩn (n=122) ................................................................ 35
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ tuân thủ VST ngoại khoa chung của nghiên cứu ...................... 39


viii

TÓM TẮT NGHÊN CỨU
Các vi sinh vật gây ra nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật đến từ nhiều nguồn khác
nhau bao gồm cả bàn tay của đội phẫu thuật. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Times City đã xây dựng quy trình về vệ sinh tay ngoại khoa bằng xà phịng khử khuẩn
và chế phẩm chứa cồn, nhưng chưa có nghiên cứu nào về đề tài này. Trước tình hình
đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại
khoa của nhân viên y tế và các yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Times City năm 2019”. Với mục tiêu (1) Mơ tả thực trạng tn thủ quy trình và (2)
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa
của nhân viên y tế
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng với định tính. Quan sát
bằng bảng kiểm 70 nhân viên y tế thực hiện quy trình trên 140 cơ hội vệ sinh tay
ngoại khoa và 07 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo khoa liên quan và nhân viên y tế.
Thời gian thu thập từ tháng 4 – 6/2019 tại bệnh viện Vinmec Times City.
Kết quả tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa chung của nghiên cứu là 79,3%.
Với tỷ lệ tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa bằng xà phòng là 82,8%, chế
phẩm chứa cồn là 55,6%. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của điều dưỡng là 86,1%, trong
khi tỷ lệ này ở phẫu thuật viên khoa Ngoại và phẫu thuật viên khoa Sản là 79,6%,

và 74,0%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay bao gồm: trình độ học vấn,
thâm niên làm việc, kiến thức đúng, thái độ tích cực của nhân viên. Nhân viên y tế
làm việc bán thời gian thì có nguy cơ khơng tn thủ thực hành cao hơn. Yếu tố
chính sách, quy định: Bệnh viện có quy trình, quy định hướng dẫn nhưng các quy
trình quy định mới chưa cập nhất đến hết tất cả nhân viên y tế, phát hành dạng văn
bản chưa kèm hình ảnh nên cũng là yếu tố gây ra tỷ lệ tuân thủ thực hành chưa cao.
Bệnh viện có chế độ đào tạo nhưng không thường xuyên đào tạo, tập huấn cho nhân
viên y tế; Có ban kiểm tra, có kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên
nhưng chưa có chế độ khen thưởng - xử phạt phù hợp; Chất lượng vệ sinh tay ngoại


ix

khoa chưa cao sai sót chủ yếu là các bước đánh kẽ móng tay bằng bàn chải, xoay
ngón tay cái bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại, xoay lần lượt từ cổ tay
lên đến khuỷu tay trong quy trình vệ sinh tay bằng xà phịng khử khuẩn hay nhúng
cả 5 ngón tay vào cồn. Tổng thời gian vệ sinh tay chưa đủ 3 phút cũng là yếu tố
khiến tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y tế không cao.
Khuyến nghị: Bệnh viện cần duy trì cơng tác đào tạo, cập nhật kiến thức cho
nhân viên y tế và giám sát định kỳ vệ sinh tay ngoại khoa qua camera.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là hậu quả của nhiều yếu tố rủi ro liên quan
đến bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật và mơi trường chăm sóc sức khỏe. Các vi sinh vật
gây ra nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật đến từ nhiều nguồn khác nhau như bàn tay
của đội phẫu thuật. Trong lịch sử, chuẩn bị bàn tay phẫu thuật đã được sử dụng để

phòng ngừa NKVM [41], [25].
Nhiều nghiên cứu cho thấy bàn tay NVYT là nguyên nhân chủ yếu nhất gây nên
NKBV [33]. Vệ sinh tay (VST) ngoại khoa giúp loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và
định cư có trên da bàn tay, cổ tay, cẳng tay và khuỷu tay nhằm ngăn ngừa lan truyền
tác nhân gây bệnh từ tay NVYT vào vết mổ trong quá trình phẫu thuật [7].
Tại Việt Nam, năm 2017, Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày
28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế trong đó có đề cập đến tầm quan trọng của VST
ngoại khoa và kỹ thuật quy trình vệ sinh tay ngoại khoa [7].
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (VMTC) quy mô 600 giường,
khu phẫu thuật với 12 phòng mổ riêng biệt và chuyên biệt. Hàng ngày tiếp nhận từ 2530 ca phẫu thuật/thủ thuật với các chuyên khoa khác nhau, trong đó số ca phẫu thuật
theo kế hoạch vào giờ hành chính chiếm 90% [1]. Tại khu phẫu thuật, thành viên tham
gia phẫu thuật/thủ thuật với tổng số gần 100 người [1].
Mặt khác, theo báo cáo giám sát chất lượng dịch vụ 6 tháng đầu năm 2018 của
bệnh viện ghi nhận 56 trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó nhiễm khuẩn vết
mổ chiếm 7,14% [2]. Bệnh viện đã xây dựng quy trình hướng dẫn kỹ thuật và bảng
kiểm đánh giá cụ thể về vệ sinh tay ngoại khoa bằng xà phòng khử khuẩn và chế phẩm
chứa cồn, nhưng chưa có nghiên cứu nào về đề tài này [3]. Trước tình hình đó chúng
tơi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của
nhân viên y tế và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times
City năm 2019”. Với hệ thống camera bao phủ tồn bệnh viện và thơng qua hoạt động
kiểm tra, giám sát qua quan sát gián tiếp qua camera, chúng tôi đã thu được kết quả
trung thực nhất về tình hình tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y


2

tế. Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp Ban lãnh đạo bệnh viện và các nhà quản lý có bức
tranh tồn cảnh về tình hình vệ sinh tay ngoại khoa , từ đó có các biện pháp can thiệp
nâng cao chất lượng bệnh viện.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa của nhân viên y
tế tại khu phẫu thuật bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ quy trình vệ sinh tay
ngoại khoa của nhân viên y tế tại khu phẫu thuật bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Times City năm 2019.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Định nghĩa
Vệ sinh tay (hand hygiene): Thuật ngữ chung để chỉ rửa tay bằng xà phòng và
chà tay khử khuẩn bằng một dung dịch chứa cồn hoặc rửa tay ngoại khoa [4].
Vệ sinh tay ngoại khoa (Surgical hand hygiene): Là rửa tay khử khuẩn hoặc
chà tay khử khuẩn được kíp phẫu thuật thực hiện trước mọi phẫu thuật nhằm loại bỏ
phổ vi khuẩn vãng lai và định cư trên tay (từ bàn tay tới khuỷu tay) [7]. Trong
nghiên cứu của chúng tơi sử dụng quy trình vệ sinh tay ngoại khoa được quy định
trong “Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”
theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017 [7].
Chà tay khử khuẩn (Antiseptic handrub): Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung
dịch vệ sinh tay chứa cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có
trên bàn tay. Những chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn thường chứa 60% đến 90% cồn
ethanol hoặc isopropanol hoặc kết hợp các loại cồn trên với một chất khử khuẩn
khác [7].

1.1.2. Vai trò vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo WHO, rửa tay được coi là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện,
hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người[34], [41]. Những
năm gần đây, BYT đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh viện và cộng
đồng, đồng thời BYT cũng đưa ra quy định tại thông tư 18/2009/TT-BYT: “Thầy
thuốc, nhân viên y tế, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh
phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định và đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của BYT” [2].
Phổ vi sinh vật vãng lai gồm những sinh vật có mặt trong mơi trường bệnh
viện, nhưng thường gặp là: Liên cầu, E.coli, trực khuẩn mũ xanh. Vi khuẩn vãng lai
là thủ phạm chính gây NKBV, do vậy RTTQ trước và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh
nhân là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong phòng ngừa NKBV [20].


5

1.1.3. Hóa chất sử dụng trong vệ sinh tay ngoại khoa
Xà phịng khử khuẩn
Xà phịng khử khuẩn có nhiều dạng khác nhau: Dạng bánh, dạng dung dịch.
Trong dung dịch xà phịng khử khuẩn chứa chlorhexidine 4% đựng trong bình kín,
có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt [7].
Trong các dạng dung dịch chlorhexidine có nồng độ khác nhau, dung dịch
chlorhexidine 4% dễ gây viêm da kích ứng nhất khi sử dụng thường xuyên. Mặc dù
rất hiếm nhưng thực tế đã xảy ra một vài vụ dịch NKBV do dung dịch VST chứa
chlorhexidine bị ô nhiễm [7].
Cồn khử khuẩn tay
Chế phẩm VST chứa cồn thường ở dạng dung dịch, dạng gel hoặc dạng bọt.
Phần lớn sản phẩm cồn VST chứa isopropanol, ethanol hoặc n-propanol, hoặc kết
hợp hai trong những thành phần này. Một số hóa chất VST chứa cồn kết hợp giữa
một loại cồn trên với povidine iodine, triclosan hoặc chlorhexidine gluconate [7].
Sử dụng thường xun cồn VST có thể gây ra khơ da trừ khi chế phẩm VST

chứa cồn được bổ sung thêm chất làm mềm da hoặc chất dưỡng da khác. Để khắc
phục điểm hạn chế này, chế phẩm VST chứa cồn cần được bổ sung thêm dung dịch
glycerol 1%-3% hoặc chất dưỡng da khác. Dung dịch VST chứa cồn có chất dưỡng
da ít gây kích ứng da và khơ da hơn xà phòng thường hoặc dung dịch rửa tay khử
khuẩn khác. Ngồi cảm giác nhức và sót khi sử dụng ở vùng da tay bị trầy xước,
dung dịch VST chứa cồn rất hiếm khi gây viêm da dị ứng hoặc chứng mày đay do
tiếp xúc [7].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy VST ngoại khoa theo 2 giai đoạn: Rửa
bằng xà phịng thường sau đó chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn là một phương
pháp VST ngoại khoa rất có hiệu quả [7].


6

1.2. Các phương pháp giám sát, đánh giá thực hành vệ sinh tay ngoại khoa
1.2.1. Cách tính chỉ số tỷ lệ tuân thủ quy trình vệ sinh tay ngoại khoa từ các
nghiên cứu khác
Theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Liễn (2018) quan sát trực tiếp 34 NVYT với
3 cơ hội vệ sinh tay ngoại khoa, tỷ lệ tuân thủ của NVYT được tính bằng số lần
thực hành đạt trên tổng số lần quan sát và quy trình thực hiện đạt khi thực hiện đúng
tuần tự, thời gian chà tay bằng bàn chải tối thiểu 30 giây, và 2 lần rửa tay bằng xà
phịng vơ khuẩn, thời gian tối thiểu 3 phút [12].
Các nghiên cứu khác cũng tính tỷ lệ tuân thủ quy trình VST theo hướng dẫn
của Bộ y tế và tỷ lệ tuân thủ VST được tính bằng số lần quan sát thực hành đúng
quy trình trên tổng số lần quan sát [7], [9], [13].
1.2.2. Phương pháp quan sát trực tiếp và những hạn chế
Quan sát trực tiếp liên quan đến việc quan sát của con người, con người chỉ
đơn giản quan sát các tình huống khác nhau và ghi lại các hành động mà họ chứng
kiến. Thường được tiến hành thủ công bằng cách sử dụng giấy và bút trên các bảng
kiểm, khơng có q trình điện tử hoặc máy vi tính liên quan.

Ưu điểm: quan sát trực tiếp là một kỹ thuật miễn phí.
Nhược điểm:
Tốn nhân lực thực hiện
Dẫn đến sai số: Hiệu ứng Hawthorne - Các cá nhân sẽ thể hiện hành vi khác
nhau khi họ biết họ đang bị theo dõi, đơn giản bởi vì họ nhận thức được sự quan sát
đang được tiến hành trong sự hiện diện của họ. Điều này dẫn đến tỷ lệ tuân thủ cao
giả tạo [23]. Người quan sát, cá nhân tiến hành một nghiên cứu có thể khơng được
huấn luyện đúng cách trong các kỹ thuật quan sát chuẩn. Ngồi ra, quan sát viên có
thể thiên vị hoặc là tiêu cực hoặc tích cực đối với người đang quan sát [23].
Cỡ mẫu nhỏ - Do người quan sát không thể theo dõi tất cả các ca phẫu thuật
của tất cả NVYT tham gia phẫu thuật tại bệnh viện 24 giờ một ngày, bảy ngày một
tuần, người ta ước tính rằng quan sát trực tiếp chỉ chiếm 1,2 đến 3,5% mọi cơ hội


7

RTTQ, theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Iowa. Kết quả là, độ tin cậy
thống kê của quan sát trực tiếp là rất thấp [23].
Chi phí cao - Phương pháp quan sát trực tiếp cực kỳ tốn kém, tốn thời gian và
tốn nhiều tài nguyên [23].
Không đủ tính kịp thời: do tính chất thủ cơng của quan sát trực tiếp, các báo
cáo thường không được cung cấp đủ kịp thời để giúp thay đổi hành vi [23].
1.2.3. Phương pháp giám sát bằng các thiết bị điện tử
Phương pháp quan sát qua các thiết bị điện từ thì loại bỏ được các nhược điểm
trên nhưng có thể có hạn chế là có góc khuất, hoặc nếu vị trí người đứng mà che
camera thì có thể khơng quan sát được hết các bước rửa tay của đối tượng ... Giám
sát điện tử loại bỏ sự cần thiết phải hướng dẫn sử dụng, theo dõi con người bằng
cách kết hợp công nghệ điện tử và theo dõi 100% tất cả các sự kiện RTTQ [23]. Tuy
nhiên, điểm mấu chốt là giám sát điện tử là đáng tin cậy hơn quan sát trực tiếp, nắm
bắt 100 phần trăm các sự kiện RTTQ và cung cấp một khả năng lớn hơn để tăng sự

tuân thủ [23]. Bằng chứng nêu bật những sai sót và hạn chế của quan sát trực tiếp
tiếp tục phát triển, điều này sẽ tiếp tục cung cấp thêm nhận thức và giáo dục cho
nhân viên bệnh viện chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ RTTQ, khuyến khích họ
điều tra các giải pháp thay thế.
Xu hướng hiện nay đang được áp dụng trên thế giới là sử dụng các thiết bị
điện tử để tăng cường tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu từ
Brazil và Hoa Kỳ so sánh ba phương pháp đo lường tuân thủ RTTQ - quan sát trực
tiếp, sử dụng sản phẩm và dữ liệu thu thập từ các thiết bị giám sát điện tử - trong
khoảng thời gian 12 tuần trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt một bệnh viện chăm
sóc đại học tư nhân [32]. Có 2.249 cơ hội cho RTTQ được quan sát, và tỷ lệ tuân
thủ RTTQ tổng thể là 62,3%. Tổng cộng có 76.389 lượt phân phát được ghi lại bởi
các thiết bị điện tử. Số lượng phân phối trung bình cho mỗi ngày bệnh nhân là
53,8. Có 64,1 ml nước chà tay có cồn được sử dụng cho mỗi ngày bệnh nhân (chiếm
65,5% tổng sản phẩm được sử dụng) và 33,8 mL chlorhexidine được sử dụng cho
mỗi bệnh nhân mỗi ngày (chiếm 34,5%). Khơng có mối tương quan đáng kể giữa


8

tuân thủ RTTQ và tổng sản phẩm được sử dụng cho mỗi ngày bệnh nhân (r = 0,18;
p = 0,59)[32]. Kết luận của nghiên cứu rất rõ ràng: “Các phương tiện khác để theo
dõi sự tuân thủ rửa tay thường quy, chẳng hạn như các thiết bị điện tử và đo lường
sử dụng sản phẩm, cần được cân nhắc” [23].
Tại Việt Nam, việc sử dụng các thiết bị điện tử như camera để quan sát, đánh
giá tuân thủ các quy trình trên thực tế cũng đang được thực hiện, có xu hướng phát
triển tuy nhiên chỉ tập trung tại các cơ sở, đơn vị lớn như bệnh viện Tim Hà Nội,
các Bệnh viện tư nhân, Bệnh viện Quốc tế,… đa số các bệnh viện vẫn tiếp tục sử
dụng các phương pháp quan sát trực tiếp để đo lường RTTQ, VST ngoại khoa và
các vấn đề tuân thủ khác. Ngoài ra, các lãnh đạo bệnh viện thường coi việc giám sát
trực tiếp có lẽ quan trọng nhất, quản trị viên bệnh viện và cán bộ chất lượng thường

không biết về các giải pháp thay thế để quan sát trực tiếp, chẳng hạn như giám sát
điện tử
Vì vậy, với điều kiện là bệnh viện quốc tế có đầy đủ các trang thiết bị nên
trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát giám sát qua các
thiết bị điện tử cụ thể là các camera được lắp đặt sẵn, với nhiều vị trí để đảm bảo
thu được kết quả nghiên cứu tốt nhất.
1.3. Tình hình vệ sinh tay ngoại khoa trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên Thế giới
Năm 1910, Bác sỹ Rosephine Baker (Hoa kỳ) đã tổ chức khóa tập huấn đầu
tiên giảng dạy về VST cho cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân nhi. Năm 1988, Hiệp
hội KSNK Hoa Kỳ (APIC) xuất bản cuốn hướng dẫn về rửa tay và khử khuẩn tay.
Chỉ định về rửa tay trong hướng dẫn này tương tự như trong hướng dẫn của CDC
[24]. Lần đầu tại Hoa Kỳ, biện pháp khử khuẩn bằng dung dịch chứa cồn được
khuyến khích áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế. Năm 2002 tại Hoa Kỳ CDC yêu cầu
các bệnh viện khuyến khích NVYT khử khuẩn tay bằng cồn trong mọi thao tác
chăm sóc, điều trị người bệnh [40].
Năm 2009, WHO ban hành “Hướng dẫn của WHO về vệ sinh tay trong chăm
sóc sức khỏe” [41] và đến năm 2016, WHO bổ sung, chỉnh sửa ban hành “Hướng


9

dẫn tồn cầu về phịng ngừa nhiễm trùng vết mổ” [42]. Cả 2 nội dung đều có đề cập
đến vệ sinh tay ngoại khoa, tầm quan trọng của vệ sinh tay ngoại khoa, văn bản năm
2016 đã đưa ra quy trình vệ sinh tay ngoại khoa cụ thể và chi tiết hơn. Điều này,
cung cấp cho nhân viên y tế (NVYT), lãnh đạo bệnh viện và cơ quan y tế xem xét
kỹ lưỡng bằng chứng về vệ sinh tay trong chăm sóc sức khỏe và các khuyến nghị cụ
thể để cải thiện thực hành và giảm truyền vi sinh vật gây bệnh cho bệnh nhân và
NVYT [42].
Khơng có nhiều nghiên cứu về vệ sinh tay ngoại khoa và tác dụng của nó

trong việc giảm sự xâm nhập của vi khuẩn [39]. Chủ yếu là các nghiên cứu về VST
thường quy và các dung dịch VST trong thực hành VST ngoại khoa.
Nghiên cứu tại Đại học Y, Đại học Khoa học Y khoa Arkansas, Little Rock,
Hoa Kỳ, với mục đích xác định xem liệu thực hành chà tay phẫu thuật giữa các bác
sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giảng viên, cư dân và y tá có đáp ứng chính sách chà 5
phút được đề nghị của tổ chức và tần suất sử dụng chà tay phẫu thuật trong 2
phút. Bốn mươi tám lần chà tay của đối tượng được ghi lại kín đáo trong tổng số
125 quan sát. Tất cả các cá nhân được cọ rửa trong khoảng thời gian trung bình là
2,54 phút và tất cả các lần cọ sát ít hơn chính sách khuyến nghị 5 phút về mặt thể
chế. Chúng tôi thấy rằng 35,2% được chà dưới 2 phút và 64,8% được chà lớn hơn 2
phút. Các đối tượng nghiên cứu đã được thăm dò để xác định xem họ có biết chính
sách chà, thời gian chà hiệu quả tối thiểu và nhận thức của họ về thời gian họ
chà. Ba trong số 16 người được hỏi trả lời đúng câu hỏi liên quan đến bệnh viện
' Chính sách khuyến nghị về thời gian chà là 5 phút. Tất cả đều tuyên bố họ nghĩ
rằng họ đã chà ít nhất 2 phút và tất cả đều đồng ý rằng nên thực hiện ít nhất 2 phút
[28].
Theo nghiên cứu điều tra thực hành sát trùng tay phẫu thuật của Adriana
Cristina de Oliveira thực hiện tại một bệnh viện đại học ở Belo Horizonte cho thấy
Chỉ có 16% bác sĩ phẫu thuật tuân thủ kỹ thuật và thời gian được khuyến nghị cho
thực hành sát trùng tay phẫu thuật [36]. Nghiên cứu của Adeodatus Yuda Handaya
và cộng sự (2019), qua quan sát trực tiếp cũng cho biết tỷ lệ tuân thủ của bác sỹ là


10

cao nhất chiếm 86,39%, khơng có sự khác biệt về điểm trung bình giữa các nhân
viên y tế (p=0,091) [19]. Tuy nhiên nghiên cứu của AC Krediet và cộng sự (2011),
tại Trung tâm Y tế Đại học Utrecht (UMCU), Hà Lan quan sát trực tiếp trên 226
nhân viên có 06 trường hợp còn đeo nhẫn hoặc đồng hồ (2,7%). Quan sát trực tiếp
363 cơ hội VST, tỷ lệ tuân thủ VST khi vào phòng phẫu thuật là 2%, ra khỏi phòng

phẫu thuật là 8%. Việc tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh tay của nhân viên phòng mổ
là cực kỳ thấp. Điều này có khả năng khiến bệnh nhân lây truyền vi khuẩn và gây
hại cho bệnh nhân [27].
Nghiên cứu của Adeodatus Yuda Handaya và cộng sự, qua quan sát trực tiếp
cũng đã chỉ ra những bước chưa thực hiện đầy đủ như, trong quy trình chà tay, chà
móng tay và lòng bàn tay bằng bàn chải và da tay và cánh tay bằng mặt xốp, ở cả
hai tay có điểm trung bình thấp nhất (1,82 ± 1,52 điểm tối đa 4). Trong khi làm thủ
tục mặc áo choàng, lấy và mở ra áo chồng vơ trùng có điểm trung bình thấp nhất
(1,97 ± 0,158 điểm tối đa là 2) [19]. Nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất cần tiến hành
thực hiện nghiên cứu trên quy mô lớn hơn với số lượng mẫu lớn hơn, thời gian
nghiên cứu dài hơn và qua sát qua camera để đạt được kết quả tốt nhất.
Nghiên cứu của Ambreen Khan và Sidrahhen (2017), nghiên cứu về “Đánh giá
sự tuân thủ của việc Vệ sinh tay ngoại khoa phẫu thuật với phản hồi định kỳ.
Nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Aga Khan,
Pakistan, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2014. Một hệ thống kiểm toán video từ xa bao
gồm các kiểm toán viên người đã được sử dụng để đánh giá sự tuân thủ rửa tay
phẫu thuật của nhóm phẫu thuật. Thiết bị, sử dụng cảm biến chuyển động, được lắp
đặt trong tường khu vực vệ sinh tay, chỉ hiển thị bồn rửa tay. Một chiếc đồng hồ đã
được hiển thị cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ đảm bảo rửa tay
trong hai phút. Tất cả các bác sĩ phẫu thuật, kỹ thuật viên và trợ lý phẫu thuật đã
được đưa vào nghiên cứu. VST ngoại khoa được đo trong khoảng thời gian 4 tuần
bằng cách kiểm tra video từ xa và thời gian 12 tuần với phản hồi. Kết quả: Trong
số 534 quan sát, 150 (28%) đã được thực hiện trong giai đoạn trước can thiệp và
384 (71,9%) trong giai đoạn sau can thiệp. Trong 4 tuần đầu tiên, sự tuân thủ tổng


11

thể là 22 (14,6%). Tỷ lệ tuân thủ tăng lên 310 (80,7%) trong thời gian 12 tuần sau
can thiệp. Nghiên cứu cho thấy giám sát video với phản hồi để rửa tay được tìm

thấy là một cơng cụ hiệu quả để đo vệ sinh tay và cải thiện sự tuân thủ [29].
Chà tay phẫu thuật là một thực hành quan trọng hình thành nên cơ sở trong
phịng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng vết mổ. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá
sự tuân thủ của chà tay phẫu thuật giữa các nhóm phẫu thuật tại phịng mổ của Bệnh
viện Y khoa Chitwan. Thiết kế cắt ngang mô tả đã được sử dụng. Công cụ thu thập
dữ liệu (một danh sách kiểm tra) được phát triển dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và
quốc tế về chà tay phẫu thuật. Dữ liệu được thu thập bằng cách quan sát trước khi
tiến hành các thủ tục phẫu thuật. Kết quả: Tuân thủ các tiêu chuẩn cho các điều kiện
tiên quyết trong phẫu thuật (70%), quy trình chà (81,53%), thời gian chà (27%) và
tuân thủ tổng thể (75,95%) được quan sát. Tổng số điểm tuân thủ tiêu chuẩn chỉ là
13%. Các vấn đề chính được tìm thấy trong nghiên cứu là khơng đeo đúng nắp và
mặt nạ phẫu thuật (44,9%), sử dụng đồng hồ bấm giờ / đồng hồ treo tường trước khi
bắt đầu chà (91,3%), không đúng cách tiếp tục hành động xoay xuống cánh tay đối
diện làm việc với khuỷu tay trong một phút (53,6%) và lặp đi lặp lại làm khô vùng
da sau khi thực hiện (30,4%) [38]
1.3.2. Tại Việt Nam
Vệ sinh tay ngoại khoa được áp dụng bắt buộc cho phẫu thuật viên và người
phụ mổ trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hay thực hiện
các chăm sóc đặc biệt [7].
Hiện nay tại Việt Nam những nghiên cứu về VST ngoại khoa rất ít, chủ yếu là
các nghiên cứu về VST thường quy.
Nghiên cứu của Huỳnh Phước và cộng sự (2011) về “Đánh giá các sai sót hay
gặp trong các phương pháp rửa tay ngoại khoa theo qui định của Bộ Y tế”, nghiên
cứu được thực hiện trên 80 NVYT tại Phòng mổ ngoại, Khoa Gây mê hồi sức B,
Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả cho thấy rằng lần thứ nhất quan sát thì có 41%
tn thủ quy trình, lần thứ 2 thì tỷ lệ tuân thủ tăng lên 93% tuân thủ qui trình rửa tay
ngoại khoa sau khi được nhóm nghiên cứu nhắc nhở [14].


12


Năm 2014, Nghiên cứu về “Đánh giá tình hình vệ sinh tay ngoại khoa tại
Phòng mổ, Bệnh viện Việt Đức năm 2014” của Bùi Thị Hồng và cộng sự trên 37
nhân viên y tế quan sát theo bảng kiểm theo 3 bước: Bước 1, rửa tay không bàn
chải; Bước 2, rửa tay bằng bàn chải; Bước 3, rửa tay không bàn chải. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra có 13,5% nhân viên VST đúng quy trình[9].
Năm 2015, nghiên cứu về “Khảo sát sơ bộ tuân thủ thực hành vệ sinh tay
ngoại khoa của nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Huế 2015” được thực hiện
trên 169 lượt NVYT được giám sát trực tiếp thông qua bảng kiểm được xây dựng
theo “Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn cho tuyến y tế cơ sở” ban hành theo
quyết định số:5771/BYT-K2ĐT ngày 30/8/2012 của Bộ Y tế [5]. Kết quả Thực
hành vệ sinh tay ngoại khoa bằng phương pháp cổ điển đánh tay bằng bàn chải chỉ
thực hiện đúng 28,4%. Đa số NVYT đánh chải tay sai kỹ thuật và sai trật tự theo
hướng dẫn. Làm sạch tay sau khi rửa của NVYT đạt 79,9%, tham gia phẫu thuật có
có 18/169 không rửa tay phẫu thuật đúng qui định chiếm 10,7% trong đó chủ yếu
dụng cụ viên 12/49= 24,5% Gây mê 5/15=33,3% [13].
Nghiên cứu của Đặng Ngọc Liễn (2018) về “ Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay
của phẫu thuật viên mổ đẻ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận”, nghiên cứu
được tiến hành trên 34 phẫu thuật viên mổ đẻ cho thấy 18% PTV chưa thực hiện
VST ngoại khoa đúng cách, trong đó thấp nhất là tỷ lệ thực hiện bước tráng tay dưới
vịi nước chảy theo trình tự đầu ngón tay tới khuỷu tay(74,6%) và cách sử dụng
khăn tay vô khuẩn lau tay trước khi đi găng phẫu thuật [12].
Nghiên cứu đưa ra đề xuất về đào tạo, tập huấn và kiểm tra, giám sát vệ sinh
tay ngoại khoa một cách thường xuyên [9]. Nghiên cứu cũng khuyến nghị cần xây
dựng hướng dẫn cụ thể về thực hành vệ sinh tay ngoại khoa và đưa ngay vào đào
tạo tại các trường Y thống nhất trong cả nước và áp dụng ngay tại các bệnh viện.
Cần chuẩn hóa các điều kiện để thực hành vệ sinh tay ngoại khoa hiệu quả, an tồn
đúng u cầu vơ khuẩn khi tham gia phẫu thuật. Cần có giải pháp giám sát tuân thủ
vệ sinh tay chặt chẽ trong các bệnh viện [13].
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa



13

1.4.1. Các yếu tố cá nhân
Nghiên cứu “Đánh giá kiến thức và khảo sát sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân
viên y tế tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Quân Y 103” (2013). Đánh giá tại 5
thời điểm RTTQ trước khi tiếp xúc người bệnh, sau khi tiếp xúc bề mặt các vật
dụng trong buồng bệnh, sau khi tiếp xúc với người bệnh, trước khi làm thủ thuật vô
khuẩn và sau khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Kết quả nghiên cứu này cho
thấy tỷ lệ tuân thủ RTTQ tại 5 thời điểm theo quy định của Bộ Y Tế là không đều
nhau [8].
Trong nghiên cứu này, thấy rằng sự tuân thủ vệ sinh tay của bác sĩ trước khi
tiếp xúc với bệnh nhân có thể được cải thiện đáng kể bằng cách tập huấn. Chúng tơi
nhận xét rằng bác sĩ có thể đạt được nhận thức rửa tay thường quy một cách dễ
dàng. Trong hầu hết các nghiên cứu, sự tuân thủ vệ sinh tay của bác sĩ trước khi tiếp
xúc với bệnh nhân được cho thấy là thấp [26]. Trong một nghiên cứu tương tự, sự
gia tăng tuân thủ VST của bác sĩ bằng cách huấn luyện rõ ràng hơn so với các nhân
viên y tế khác [30]. Trình độ học vấn của bác sỹ trước khi bắt đầu nghề nghiệp có
thể có vai trò trong việc áp dụng hơn. Các bác sỹ được đào tạo có thể trở nên gắn bó
hơn vì lý do này. Cũng theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Liễn cho thấy nhân viên
nam có tỷ lệ tuân thủ cao hơn nữ (85,4% so với 80,6%); trình độ học vấn cao hơn
có tỷ lệ tuân thủ cao hơn cụ thể bác sỹ đạt gần 90%, điều dưỡng, nữ hộ sinh 75%
[12].
Một nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010 tại một bệnh
viện tư ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của các bác sĩ được đào tạo
cao hơn so với những người không được đào tạo trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
và sau khi tiếp xúc với môi trường [48% (35/73) so với 82% (92/113) p <0,05 và
23% (5/22) so với 76% (37/49) p <0,05 tương ứng]. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của
các y tá được đào tạo cao hơn so với những người không được huấn luyện trước khi

tiếp xúc với bệnh nhân [63% (50/79) so với 76% (37/49) p <0,05] [37].
Các lý do không tuân thủ VST đã được điều tra, người ta nhận thấy rằng các
yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ là: Thiếu đào tạo và kinh nghiệm, bác sỹ tuân thủ


14

kém hơn điều dưỡng, là nam tuân thủ kém hơn so với nữ, do thiếu hụt nhân viên, do
khơng có thói quen, sử dụng găng tay, qn hoặc khơng thể nhớ, thiếu kiến thức về
tầm quan trọng của việc VST trong việc giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện, thiếu các
biện pháp trừng phạt hoặc khen thưởng ở cấp độ cá nhân và tổ chức, thiếu hướng
dẫn bằng văn bản của quy trình, cũng như NVYT khơng nhận thức được các hướng
dẫn vệ sinh tay [21], [37].
1.4.2. Các yếu tố quy trình quy định và các phương tiện vệ sinh tay
1.4.2.1. Phương tiện VST
Trang bị phương tiện rửa tay thường quy (bồn nước, xà phòng, khăn lau tay sử
dụng 1 lần) tại buồng bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực tuân thủ rửa
tay thường quy ở NVYT. Trang bị bình cồn tại buồng bệnh sẽ tiết kiệm được 2/3 thời
gian rửa tay thường quy, giúp NVYT tuân thủ rửa tay thường quy tốt hơn [40].
Tại Việt Nam, buồng bệnh có bồn rửa tay chỉ đạt 37,6%, hầu hết bồn rửa tay
khơng có khăn lau tay sử dụng một lần, ảnh hưởng đến thực hành rửa tay thường quy ở
NVYT. Theo Trương Anh Thư, số lần VST trung bình/NVYT/ngày khi sử dụng cồn
(7,9 lần), khi rửa tay bằng xà phòng chỉ là 5,0 lần [16].
Theo Nguyễn Việt Hùng và cộng sự, qua khảo sát tại 10 bệnh viện khu vực
phía Bắc năm 2008, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT giao động từ
0% đến 32,1%. Tỷ lệ tuân thủ VST chỉ ở mức thấp do thiếu phương tiện rửa tay
thường quy, trung bình chỉ có 9,8 vị trí rửa tay thường quy/100 giường bệnh [11].
Khơng có hoặc thiếu phương tiện rửa tay thường quy (bồn nước, xà phòng,
khăn lau tay sử dụng 1 lần) là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc
tuân thủ VST tại bệnh viện và ngược lại.

Trang bị phương tiện rửa tay thường quy (bồn nước, xà phòng, khăn lau tay sử
dụng 1 lần) tại buồng bệnh giúp cải thiện tuân thủ VST ở NVYT. Trang bị bình cồn
tại buồng bệnh sẽ tiết kiệm được 2/3 thời gian VST, giúp NVYT tuân thủ VST tốt
hơn [40].


×