Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.31 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
1
<b>CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>
<b>1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>
Âm nhạc (ÂN) là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh, tiết tấu để diễn đạt tư tưởng,
tình cảm của con người. Nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ làm cho con
người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. ÂN trực tiếp tác động vào tâm hồn, ý thức con
người, được con người cảm thụ tinh tế theo từng hoàn cảnh, từng lứa tuổi. Nó tồn tại
trong suốt q trình phát triển xã hội và gắn bó với con người từ khi chào đời cho đến
khi chết.
ÂN nói chung hay ÂN dân gian nói riêng (trong đó có đồng dao) là món ăn tinh
thần, là nhu cầu của cuộc sống không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc
biệt là ÂN dân gian với sự chứa đựng những truyền thống văn hoá, tinh thần, phong tục
tập quán,… của một dân tộc lại càng quan trọng trong đời sống con người. Nó là sự lưu
truyền, tiếp biến những giá trị, giúp giữ lại cội rễ của một dân tộc trong xã hội ngày
càng phát triển.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất nhạy cảm với ÂN. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú
tham gia vào các hoạt động ÂN. Mục đích của giáo dục ÂN là giáo dục tình cảm đạo
đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục ÂN hình thành cho trẻ lịng u thiên nhiên, tổ quốc,
tình u thương con người. Khơng chỉ vậy, ÂN cịn là phương tiện nâng cao trí tuệ,
phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức của trẻ thông
qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động ÂN sẽ hình thành ở trẻ những
yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo
đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục ÂN cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô
cùng quan trọng.
2
giới tự nhiên, môi trường, xã hội và cộng đồng một cách tự nhiên mà sâu sắc. Đồng
thời, bồi dưỡng trí tuệ, giúp trẻ em kế thừa và phát huy những truyền thống đạo đức tốt
đẹp. Mục đích giáo dục của đồng dao là mang đến cho trẻ những hoạt động vui chơi
phù hợp với độ tuổi, góp phần giáo dục và bồi dưỡng đời sống tinh thần của mỗi đứa
trẻ, hình thành và giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, góp phần quan trọng vào
sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tuy nhiên dưới sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin cùng những trò
chơi hiện đại, những bài hát đồng dao kèm trò chơi dân gian trong xã hội hiện nay
không còn phổ biến và dần trở nên xa lạ với trẻ em. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn
chưa có nhiều những cơng trình nghiên cứu chun sâu về khai thác, ứng dụng, kế thừa
và phát huy những giá trị độc đáo của đồng dao để đưa vào giảng dạy môn ÂN cho trẻ
mẫu giáo mà cụ thể là tại trường mầm non xã An Phú Tân. Đóng góp vào việc giáo
dục, bồi dưỡng đời sống tinh thần cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lớn (MGL) ở các
trường mẫu giáo, trước hết là trường mầm non xã An Phú Tân, để rồi các em sẽ là
người gìn giữ, kế thừa và phát huy những giá trị tinh thần, di sản văn hóa q báu này.
<i>Chính vì lí do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu “Đưa đồng dao vào chương trình dạy </i>
<i>nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non xã An Phú Tân”. </i>
<b>1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Sưu tầm những bài hát đồng dao và nghiên cứu đưa vào chương trình dạy nhạc cho
trẻ MGL tại trường mầm non xã An Phú Tân.
<b>1.2.2. Phạm vi nghiên cứu </b>
<b>Trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non xã An Phú Tân. </b>
<b>1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN </b>
3
hiệu quả giáo dục, góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, kế thừa
phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tích lũy những thông tin và tư liệu phục
vụ cho công việc giảng dạy của giáo viên nhà trường.
Bổ sung và làm phong phú nội dung các hoạt động giáo dục ÂN cho trẻ.
<i><b>1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b></i>
<b>1.4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>
Đồng dao kèm các trị chơi dân gian
Chương trình giáo dục âm nhạc dành cho trẻ MGL
<b>1.4.2. Phương pháp nghiên cứu </b>
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp quan sát
4
<b>CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÍ LUẬN </b>
<b>2.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>
5
đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học, tiêu biểu là Phó Giáo sư - Tiến
Qua quá trình tìm hiểu về đồng dao, tơi đã tiếp cận được các cơng trình nghiên cứu
về đồng dao như:
<i>Tác giả Nguyễn Nghĩa Dân với quyển Đồng dao và ca dao cho trẻ em, Nhà xuất bản </i>
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. Tác giả đã đề cập khá sâu về khái niệm, nội dung
cũng như nghệ thuật của đồng dao, qua đó làm rõ tác dụng của đồng dao đối với trẻ thơ
và sưu tầm nhiều bài đồng dao với các thể loại: Đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em
chơi, đố vui, ca dao…
<i>Tác giả Trần Gia Linh với Kho tàng đồng dao Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, </i>
năm 2011. Hay tác giả Triều Nguyên cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về đồng dao qua
<i>quyển Đồng dao người Việt, Nhà xuất bản Lao động, năm 2011. </i>
<i>Lê Xuân Mậu trong cuốn Văn học dân gian, cái hay vẻ đẹp đã gọi đồng dao là </i>
những câu hát thuận miệng. Tác giả cho rằng những câu hát thuận miệng ấy hình thanh
trên cơ sở cấu tứ ngẫu nhiên, tản mạn, không thể hiện một đề tài, một chủ đề nhất định.
Những bài hát như vậy thể hiện tình cảm chất phác trước những hiện tượng trong thiên
nhiên và xã hội. [10]
<i>Một số cơng trình khác như: Mấy điều ghi nhận về đồng dao của Vũ Ngọc Khánh, </i>
<i>tạp chí văn học, số 4 năm 1974. Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em của </i>
<i>tác giản Phan Đăng Nhật, Tạp chí Giáo dục mầm non, số 3 năm 1992. Đồng dao và trò </i>
<i>chơi trẻ em của tác giả: Trần Thị Ngân, Nguyễn Thị Thu… </i>
6
sống trẻ thơ. Qua đó nhấn mạnh vai trò của đồng dao đến sự phát triển của trẻ, đồng
dao vừa là phương tiện, vừa là điều kiện phát triển ngơn ngữ, thể chất, trí tuệ, đạo đức
và định hướng thẩm mỹ cho trẻ.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con
<i>Người Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu của Nghị quyết là định hướng “xây dựng và phát </i>
<i>triển văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – </i>
<i>mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thật sự trở </i>
<i>thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo </i>
<i>đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu nước </i>
<i>mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” [11] </i>
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nhiều cơng trình được công bố
nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp đưa đồng dao vào chương trình dạy nhạc cho
trẻ mẫu giáo, để qua đó góp phần giáo dục và giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhận thấy
<i>tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đưa đồng dao vào </i>
<i>chương trình dạy nhạc cho trẻ MGL tại trường mầm non xã An Phú Tân”. </i>
<b>2.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN </b>
<b>2.2.1. Khái niệm đồng dao </b>
Hiện nay, tồn tại rất nhiều khái niệm về đồng dao. Dựa vào những mặt khác nhau
mà các nhà nghiên cứu có những khái niệm khác nhau, tuy nhiên họ đều thống nhất
<i>rằng “đồng dao là lời hát của nhi đồng”. </i>
7
<i>trò chơi, lời ca và ÂN”… Như vậy về yếu tố cấu thành thì đồng dao có lời hát và trị </i>
chơi; cịn về thể loại, đồng dao có quan hệ với ca dao, hát ru như Nguyễn Hữu đã nêu.
Từ những ý kiến nêu trên, theo chúng tôi: Đồng dao Việt Nam là những bài hát dân
gian của trẻ em, với lời ca mộc mạc, giản dị, hồn nhiên, mang đậm hơi ấm của làng quê
và con người Việt Nam. Là những lời hát có vần, được trẻ em truyền miệng cho nhau
hoặc hát đồng thanh theo nhịp điệu đơn giản, có thể kèm trị chơi hoặc khơng có trị
chơi. Nội dung và hình thức của đồng dao đều mang tính chất hồn nhiên, chất phác phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, giúp các em tiếp xúc với môi trường tự nhiên, xã
hội, đời sống gần gũi quanh các em, đem lại những cảm xúc tốt đẹp, vui tươi, thỏa mãn
nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em.
<b>2.2.2. Ngơn ngữ của đồng dao </b>
<i>Theo“Đồng dao và ca dao nhi đồng” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân, nhà xuất bản </i>
Đại học Quốc gia Hà Nội, thì ngơn ngữ đồng dao có những đặc trưng sau:
Ngơn ngữ đồng dao gồm từ vựng cụ thể về tự nhiên và xã hội gần gũi với
đời sống, sinh hoạt hằng ngày của trẻ em. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý tuổi
thơ. Có thể đó là những người gần với trẻ như mẹ, bà...; là những bộ phận trên người
như tay, chân, tai, mắt...; là các vật nuôi trong nhà như chó, mèo, gà, lợn...; xa hơn là
chim, cá với các tên chim, cá cụ thể, hoa, trái với tên hoa, tên trái cụ thể...; rồi đến thời
gian cụ thể: buổi sáng, buổi tối, ngày đêm, chiều... đến không gian cụ thể: trời, trăng,
sao. Các hiện tượng thiên nhiên cụ thể: mưa, nắng, gió...
Ngôn ngữ đồng dao tuy giản dị, mộc mạc nhưng cũng giàu âm thanh đặc
biệt trong khả năng bắt chước, mô phỏng âm thanh phát ra từ đồ vật hoặc động vật.
8
<i>là giản dị, mộc mạc, hồn nhiên sinh động, gợi trí thơng minh, óc tìm tịi của trẻ. [1, </i>
tr.55 - 58].
Tóm lại, ngôn ngữ của đồng dao thực sự là ngôn ngữ dành riêng cho trẻ. Nó mơ tả
một cách sinh động, đơn giản nhất những sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh cuộc
sống của trẻ. Tuy mộc mạc, giản dị, nhưng không kém phần sinh động, vui tươi, ngộ
nghĩnh, góp phần rất lớn vào việc phát triển vốn hiểu biết và ngôn ngữ mạch lạc của
trẻ.
<b>2.2.3. Kết cấu </b>
Nhìn chung đồng dao trẻ em hát, trẻ em chơi có kết cấu đa dạng, đơn giản,
tự nhiên, vần vè nhằm mục đích vui chơi, kết hợp phần nào với cảm nhận theo tư duy
tưởng tượng của trẻ thơ. Có thể thấy những biểu hiện sau đây:
Kết cấu "dắt dây” từ vật này chuyển sang vật khác, từ chuyện này chuyển
sang chuyện khác, liên kết với nhau bằng vần của ngôn ngữ.
Kết cấu "xâu chuỗi " kết các vật hoặc sự kiện cùng loại với nhau, có liên kết
nhưng lỏng lẻo, “tiện đâu xâu đấy”, tuy nhiên nói, hát theo một đề tài. Chẳng hạn như
vè hoa, trái, cá, bánh... hoặc vè thằng nhác (lười), vè thằng Bờm...
Kết cấu “đối đáp" nôm na là hỏi và trả lời, cũng thường gặp trong đồng dao
nhất là đồng dao trẻ em hát trong lúc chơi trò chơi dân gian. Trò chơi “Xỉa cá mè" là
đối đáp trong “bn men", trị chơi “Rồng rắn lên mây" là đối đáp giữa “rồng rắn" và
“thầy thuốc" … kết hợp hỏi và đố kích thích óc tìm tịi của trẻ qua quan sát hơn là đòi
hỏi trẻ phải liên hệ nhiều mặt như giải một câu đố vui.
Kết cấu "xi ngược” có hai chiều "nói xi" và "nói ngược" được liên kết
bằng một ngun nhân để chuyển nội dung “xuôi" thành nội dung “ngược".
9
Kết cấu "nói ngược" cũng thường hay gặp trong đồng dao trẻ em hát. "Nói
ngược" trước hết gây hứng thú cho trẻ đồng thời lấy "điều phản tự nhiên" để khẳng
định “điều tự nhiên”.
Kết cấu đơn giản và tự nhiên là điểm nổi bật của chùm đồng dao "Gọi
nghé", đơn giản và tự nhiên như công việc lao động mà trẻ em thôn quê nước ta cùng
chia sẻ với cha mẹ; đơn giản và tự nhiên như tình cảm của các em đối với con bê, con
<i>nghé vui tươi, nhí nhảnh chạy theo bò mẹ, trâu mẹ. [ 1, tr.64 - 70] </i>
Với sự đa dạng trong các hình thức kết cấu, đồng dao đáp ứng tốt nhu cầu ham học
hỏi, thích tìm tịi khám phá những cái mới của trẻ MGL. Kết cấu tuy đa dạng nhưng
<i>đơn giản, tự nhiên, ngôn ngữ được kết hợp với nhau bằng vần nên trẻ dễ thuộc, dễ nhớ </i>
và gây được sự hứng thú cho trẻ.
<b>2.2.4. Nội dung </b>
Nhìn tổng quát, hệ thống đồng dao Việt Nam dựng lên một cuốn phim hiện
thực của thiên nhiên và xã hội Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời mà tác giả
và đạo diễn, người ca hát và diễn xuất là tập thể trẻ em, với cảm nghĩ vô tư, hồn nhiên,
tư duy ngộ nghĩnh nhưng giàu tưởng tượng, thông minh và sáng tạo. Biết bao màu sắc
tươi sáng của đất trời, cây cỏ hoa lá, đồng ruộng, sông hồ, biết bao âm thanh vui tai của
chim mng hịa lẫn với lời ru êm dịu của mẹ hiền, biết bao hoạt động sản xuất nông
nghiệp, những thuần phong mỹ tục, những lễ hội tưng bừng... qua cảm nhận ấu thơ, đã
đi vào lời hát, trò chơi của các em như những dòng suối trong lành bắt nguồn từ truyền
thống lao động, truyền thống nhân đạo lâu đời của dân tộc góp phần hình thành và phát
triển nhân cách con người Việt Nam từ tấm bé đến tuổi thanh niên. Hệ thống đồng dao
Việt Nam tuy có nhiều bộ phận cấu thành nhưng rất thống nhất về nội dung, biểu hiện
<i><b>Một thiên nhiên tươi đẹp sinh động dưới đôi mắt trẻ thơ: </b></i>
10
tưởng tượng, cây cối hoa lá bỗng nhiên thành anh em, bè bạn với các em, cùng hát với
các em, cùng vui với các em. Đó là cách nhìn thiên nhiên của các em trong những lời
<i><b>hát đồng dao. [1, tr.22 - 24] </b></i>
Trong đồng dao hình như khơng có sự cách biệt giữa thiên nhiên và trẻ em. Bầu trời
và mặt đất là chỗ vui chơi đầy hấp dẫn. Tâm hồn trẻ thơ dường như có sự giao cảm đặc
biệt với trời, mây, non, nước. Đồng dao hiện lên trong mắt trẻ là một thế giới tự nhiên
vô cùng bao la và kì diệu. Đó là sự phong phú, đa dạng của các sự vật hiện tượng. Chỉ
là hoa thôi nhưng có rất nhiều loại với màu sắc, tên gọi khác nhau như “vè hoa”, rồi
khơng biết có bao nhiêu loài cá, nhưng trẻ đã có được một bộ sưu tập qua “vè cá”.
Đồng dao còn là một vườn bách thú với voi, hổ, hươu, nai, với rùa, rắn, ba ba, phượng
hồng, bồ nơng,... Rồi nào là trời cao, mây trắng, ánh nắng chan hòa, trăng thanh gió
mát hay sấm sét đùng dùng,… Tất cả là những bức tranh thiên nhiên sinh động và vô
cùng tươi đẹp.
<i><b>Một xã hội nông nghiệp gần gũi thân thương với trẻ em: </b></i>
Có thể nói mơi trường nơng nghiệp, địa bàn nơng thơn là nơi sản sinh, nơi
<i>ca hát vui chơi diễn xướng đồng dao. [1, tr.28] </i>
Khơng khó để bắt gặp hình ảnh về cậu bé chăn trâu, mò cua, bắt cá, hái rau, chăn gà
vịt… trong các bài đồng dao. Làm quen với hoạt động nông nghiệp từ thuở nhỏ, với
tâm trạng vui tươi, hồn nhiên, trong sáng… Các em sáng tạo những bài đồng dao phục
vụ trị chơi của mình, thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình, những lời ca để cầu trời
11
sinh hoạt văn hóa, phản ánh khá phong phú và sinh động mối quan hệ giữa người với
thiên nhiên, với xã hội. Đối với trẻ em, trị chơi dân gian kích thích trẻ vừa chơi vừa
rèn luyện tồn diện từ cơ thể đến trí thơng minh, sáng tạo, phát triển trí tuệ. Đồng dao
có nội dung rất đa dạng, phong phú, có đến hàng nghìn lời. Khi chơi, các em vui đâu
hát đó, nhớ đâu hát đó: có thể là những đồng dao về thiên nhiên, về loài vật, cây cỏ,
hoa trái, có thể là bầu trời với ơng trăng, ơng sao; có thể là sinh hoạt xã hội, sản xuất,
chăn trâu bắt cá, cũng có thể là bài vè nói ngược, nói láo; những đồng dao “vịng trịn"
hát mãi khơng chán hoặc các câu hát đố vui và tìm ở đây những mối liên hệ, liên tưởng
máy móc nghĩ mãi khơng ra nhưng khi được giải đáp thì cảm giác đầu tiên là rất vui.
Cũng trong liên hệ với đồng dao, trò chơi dân gian của trẻ em có loại trị chơi khơng
hát và loại trị chơi có kèm lời hát đồng dao. Những trị chơi của trẻ em như: “Chim
bay”, “Chọi cỏ gà”, “Chìm nổi”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy ơ đầm”, “Lị cị ơ thỏ”, “Ném
thia thia”, “Cướp cờ”, “Nhảy cừu”, “Chạy chong chóng”... là những trị chơi dân gian
trẻ em khơng có hát đồng dao kèm theo.<sub>. Một số trị chơi có kèm đồng dao chỉ mượn </sub>
<i>trị chơi để vừa chơi trò chơi này nhưng lại vừa học nội dung khác. [1, tr.32 - 33] </i>
Chính vì thế có thể kết luận đồng dao là mơi trường văn hóa, văn nghệ trẻ em vừa
hát, vừa chơi, vừa chơi vừa học trong tuổi thiếu nhi.
<i><b>Nơi khởi nguồn của tình mẫu tử, lịng thương người, mơi trường hình thành, bồi </b></i>
Tiếp xúc với ÂN từ rất sớm, qua những khúc hát đồng dao, lời ru tình cảm, mượt mà
của mẹ, của bà, và của chị từ thuở nằm nôi. Với những cảm nhận đầu tiên về âm thanh,
về nhịp điệu, có thể trẻ chưa hiểu nội dung lời ru, lời hát nhưng đó tình thương, là
mong ước của mẹ, của chị, của bà về các em và đó cũng là “hồi ức” về thời thơ ấu hoặc
những hoàn cảnh nhiều buồn hơn vui; là “hồi âm”, là khúc tâm tình của mẹ, của bà từ
thuở nào.. Qua đó, bồi đắp tình mẫu tử thiêng liêng cho trẻ từ ngày ấu thơ.
68
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>Sách, Giáo trình </b>
<i>1. Nguyễn Nghĩa Dân (2010), Đồng dao và ca dao cho trẻ em, Nhà xuất bản Đại </i>
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
<i>2. Phạm Thị Hòa (2013), Giáo dục âm nhạc tập 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, </i>
Hà Nội.
<i>3. Trần Gia Linh (2011), Kho tàng đồng dao Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, </i>
Hà Nội.
<i><b>4. Triều Nguyên (2011), Đồng dao người Việt, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. </b></i>
<i>5. Nguyễn Thị Hồng Yến (2014), Giáo trình tâm lí học trẻ em 2, Trường Đại học </i>
Trà Vinh, Trà Vinh.
<b>Tài liệu internet </b>
<i>6. Vai trò của âm nhạc, truy cập ngày </i>
<i>7. Tâm lý trẻ em, </i>
<i> /><i>ly-hoc-tre-em-b2966/chuong-9-bai-8-dac-diem-phat-trien-tam-ly-tre-tuoi-mau-giao-lon-ti9, truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2018. </i>
8. Đồng dao nu na nu nống, Đồng dao dung dăng dung dẻ,
<i> truy cập ngày 01 </i>
tháng 05 năm 2018.
9. Tài liệu đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với
<i>học sinh tiểu học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, </i>
<i> /><i>lieu/dong-dao-trong-tro-choi-dan-gian-va-tac-dung-giao-duc-cua-no-doi-voi-hoc-sinh-tieu-hoc-1283235.html, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2018. </i>
10. Tổ chức trò chơi dân gian gắn với trò chơi đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội,
69
11. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,
<i>con người Việt Nam, </i>
<i> /><i>uong-9-khoa-xi-ve-xay-dung-va-phat-trien-van-hoa-con-nguoi-viet-nam-201406111848A09787.htm, truy cập ngày 09 tháng 05 năm 2018. </i>
12. Công ước cửa Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em,
<i> /><i>9.pdf, truy cập ngày 09 tháng 05 năm 2018. </i>
13. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – Bộ Tư pháp,
<i> /><i>mid=19497, truy cập ngày 09 tháng 05 năm 2018. </i>
<i>14. Các bài đồng dao, </i>
<i> truy cập ngày 13 tháng 05 năm 2018. </i>
<i>15. Luật Giáo dục, </i>
<i> />
1
<b>DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC </b>
1. Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho phụ huynh về các hoạt động giải trí của trẻ ngồi
giờ học.
2. Phụ lục 2: Bảng khảo sát nhận thức và thực trạng việc sử dụng đồng dao trong
giảng dạy của giáo viên MN.
3. Phụ lục 3: Các bài đồng dao đã sử dụng trong khóa luận.
4. Phụ lục 4: Phiếu khảo sát sau thực nghiệm.